Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI TẬP NHÓM Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.7 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

--------

BÀI TẬP NHÓM
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Thành viên:
1/ Vũ Thu Thảo (NT)
2/ Khương Quý Tài
3/ Phạm Thị Xuyến
4/ Hoàng Thị Mai Phương
5/ Nguyễn Thu Trang
6/ Nguyễn Thị Thùy Trang
7/ Nguyễn Thị Hải Yến

Hà Nội, tháng 3 - 2015
Chủ đề:

1


Cho đoạn trích “ Cách mệnh phải có gì? phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận
động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với nhân dân bị áp bức, và vô sản
giai cấp mọi nơi, Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm
lái có vững thì thuyền mới chạy.” (SGK, tr 32)
Hãy phân tích, chứng minh và vận dụng vào thực tiễn CMVN hiện nay.

BÀI LÀM
I/ Phân tích
1/ Định nghĩa


 Cách mệnh là gì?
2


"Sổ tay từ Hán Việt" (NXB Giáo dục VN, 1989) viết: "Cách mạng là một biến đổi
và căn bản lớn trong quan hệ xã hội, chính trị, thực hiện thông qua đấu tranh giai
cấp. Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoặc biến đổi về căn bản. Quá trình thay đổi
lớn về căn bản theo hướng tiến bộ".
“ Từ điển chính trị bỏ túi” (bản tiếng Việt) của NXB Novoxti, Liên Xô, 1983, tr.6,
định nghĩa "Cách mạng":
a. Biến chuyển sâu sắc về mặt xã hội, giải quyết những mâu thuẫn giữa

lực lượng sản xuất đã lớn mạnh và quan hệ sản xuất lỗi thời, làm thay
đổi tận gốc rễ chế độ xã hội và được giai cấp xã hội mới tiến lên nắm
chính quyền.
b. Việc chuyển từ trạng thái chất lượng này sang trạng thái chất lượng

khác, những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực, phạm vi nào đó".
Những định nghĩa trên, tuy ý tứ có đôi chút chưa "nhập" vào nhau chặt chẽ, đều có
mặt "thay đổi, tiến bộ" nhưng ít nhiều mang màu sắc giai cấp đấu tranh của chủ
nghĩa Mác ở Châu Âu (mà Châu Âu chưa phải toàn thế giới) - Nguyễn Ái Quốc
viết vào năm 1924 - chứ không phải ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đã đi đến một định nghĩa (một lý
luận) về "cách mạng", để từ lý luận đó trở thành lý luận cách mạng cho cách mạng
Việt Nam; "không có lý luận cách mạng Việt Nam thì không có vận động cách
mạng Việt Nam".
Vậy Nguyễn Ái Quốc đã định nghĩa như thế nào về "cách mệnh"?
Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt
Ví dụ: ông Ga-li-lê là nhà khoa học cách mệnh. Ngày xưa ai cũng tưởng rằng trời
tròn đất vuông, ông ấy quyết định rằng Trái Đất tròn và chạy xung quanh mặt trời.


3


Ông Đác-uyn là nhà sinh vật cách mệnh. Ngày xưa không ai hiểu rõ sự sinh hóa
của vạn vật, ông ấy mới mới nghiên cứu ra vì sao có sự sinh hóa ấy.
2/ “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh”

HCM khẳng định “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh”: Cách mệnh
trước phải làm cho dân giác ngộ,phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân
hiểu,phải hiểu phong trào thế giới,phải bày sách lược cho dân…Vậy nên sức cách
mệnh phải tập trung phải có Đảng cách mệnh. HCM khẳng định vai trò quan trọng
của Đảng :
-Đảng ra đời đảm nhận sứ mệnh lịch sử chèo lái con thuyền cách mạng. Sự lãnh
đạo của Đảng là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng . Có Đảng
lãnh đạo đất nước mới vững mạnh, cách mạng mới thành công.
-Đảng ra đời chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối và tổ chức lãnh đạo, đáp
ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn cách mạng.
3/ Vận động và tổ chức dân chúng trong nước, liên lạc với dân tộc bị áp bức
-

và vô sản giai cấp mọi nơi
Thấm nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng của giai cấp vô
sản, Hồ Chí Minh khẳng định: trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai
cấp duy nhất và độc nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Và trong cuộc đấu tranh giải phóng, dù là lực lượng cách mạng to lớn, nhưng do
những hạn chế về mặt giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể tự mình lãnh đạo
cách mạng, mà phải liên minh với giai cấp công nhân, là đồng minh tin cậy của
giai cấp công nhân.


4


Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở liên minhcông
nông:
- Chủ nghĩa Mác Lê Nin khẳng định Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân
dân,nhân dân lao động là người sáng tạo và quyết định sự phát triển lịch sử.Người
chủ trương đưa Cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng vô sản,
nhưngchưa làm ngay Cách mạng vô sản, mà thực hiện Cách mạng giải phóng dân
tộc, giải quyếtmâu thuẫn dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai. Mục tiêu là
giành độclập dân tộc. Vì vậy Cách mạng là đoàn kết dân tộc, không phân biệt thợ
thuyền, dâncày, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản bản xứ,... ai có lòng yêu
nướcthương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu gom toàn lực đem tất cảra
giành độc lập tự do, đánh tan giặc Pháp Nhật xâm lược nước ta. Tập trung mọi lực
lượng trong mặt trận để chống cường quyền, nhưng phảilấy công nông làm gốc.
Đây là lực lượng đông đảo, nhưng lại bị 2, 3 tầng ápbức, là lực lượng có tinh thần
Cách mạng triệt để nhất.
* Khác Phan Bội Châu tập hợp 10 hạng người: phú hào, quý tộc, sĩ phu, duđồ, hội
đảng, nhi nữ, anh sỹ, thông ngôn, ký lục, bồi bếp mà không có công, nông.
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khảnăng giành thắng lợi trước Cách mạng vô sản chính quốc.
Khi CN Đế quốc xâm lược thuộc địa, Cách mạng giải phóng dân tộc có
khuynhhướng phát triển, nhưng lúc đó quốc tế Cộng sản lại đánh giá thấp Cách
mạng giải phóngthuộc địa.
-

Nghiên cứu luận cương của Lê Nin về CM thuộc địa và xuất phát từ áp
bứccủa CN Đế quốc với thuộc địa, Hồ Chí Minh lập luận về nguyên nhân
củaCM thuộc địa : " Người Đông Dương không được học, nhưng đau khổ,
đóinghèo và sự bạo ngược của Chủ nghĩa Thực Dân là người thầy dạy mầu

5


nhiệm của họ; người Đông Dương sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng khi thời
cơcho phép và họ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy dạy củahọ.", “
Không, người Đông Dương không chết, người Đông Duơng sống mãi”. “
Bên cạnh sự phục tùng tiêu cực, Người Đông Dương sống âm ỷ và sẽ
-

bùngnổ mãnh liệt khi thời cơ đến.”
Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (6/1924): Nguyễn Ái Quốc lập luận
về vai trò của CMthuộc địa: "Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các chính
quốc gắn chặt với vậnmệnh các giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Nọc độc
và sức sống của rắnđộc TBCN đang tập trung ở các thuộc địa, nếu khinh
thường Cách mạng thuộc địalà muốn đánh rắn chết đằng đuôi."(CM thuộc
địa đánh dập đầu rắn độc TBCN).Hồ Chí Minh chỉ rõ tính chủ động của CM
thuộc địa: Thuộc địa là mắt xíchyếu nhất trong hệ thống CNĐQ, trong khi
đó nhân dân thuộc địa luôn có tinhthần yêu nước, căm thù xâm lược, họ sẽ
vùng lên khi thời cơ đến. Vì vậy,năm 1924 Nguyễn Ái Quốc khẳng định:
CM thuộc địa không những khôngphụ thuộc vào Cách mạng vô sản chính
quốc mà có thể nổ ra và giành thắng lợi trước.

CM chính quốc khi hoàn thành CM thuộc địa họ có thể giúp đỡ giai cấpvô sản
chính quốc phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.CM thuộc địa phải
chủ động giành thắng lợi trước CMVS chính quốc, CMthuộc địa chỉ có thể dựa vào
sự nỗ lực của nhân dân thuộc địa, phải đemsức ta tự giải phóng cho ta.
-

CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kếthợp lực
lượng chính trị của quần chúng với lực lượng nhân dân:Theo CN Mác Lê Nin, có

nhiều phương pháp giành chính quyền từ tay giaicấp thống trị. Những kẻ thù
không bao giờ tự nguyện giao chính quyền chonhân dân. Vì vậy CM muốn thắng
lợi phải dùng bạo lực của quần chúngnhân dân để giành chính quyền.Hồ Chí Minh
khẳng định: Ở các nước thuộc địa, CN thực dân dùng bạo lựcphản CM đàn áp các
6


phong trào yêu nước. CM giải phóng dân tộc muốnthắng lợi thì phải dùng bạo lực
CM chống lại bạo lực phản CM. “ Bạo lựcphản CM” là bạo lực của quần chúng
gồm lực lượng "chính trị" của quầnchúng và lực lượng "vũ trang" với 2 hình thức
đấu tranh chính trị và vũ trangkết hợp với nhau.Để giành chính quyền phải bằng
bạo lực, trước hết là khởi nghĩa vũ trangcủa quần chúng. Trong thời đại mới, thời
đại CM vô sản thì cuộc khởi nghĩavũ trang phải có sự ủng hộ của CM vô sản thế
giới, CM Nga, thậm chí vớiCM vô sản Pháp.
 “ Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì
-

thuyền mới chạy”
Sở dĩ Đảng có vinh dự giữ trọng trách to lớn đó là bởi mục đích của Đảng không
có gì khác là “ lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư
bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Vì vậy, “ Đảng không
phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” và “ Đảng ta chỉ có
một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác”. Do đó Đảng được “dân

-

tin, dân phục, dân yêu”.
Để hoàn thành được sứ mệnh cao cả đó, Đảng phải có được sức mạnh tương ứng.

Như chúng ta biết, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước nông nghiệp lạc
hậu, trong bão táp của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và của cả dân tộc,
nên sức mạnh của Đảng không phải là sức mạnh của tiềm lực quân sự hùng mạnh
hay tiềm năng kinh tế giàu có mà sức mạnh của Đảng lúc này chỉ có thể là sức
mạnh ý chí, tinh thần – sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hồ Chí minh chỉ rõ: “Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân địch giành độc
lập thống nhất là sự đoàn kết”, “ Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta
đoàn kết đều làm được hết cả”, “ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành

7


công”. Vì vậy, Đảng phải trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết để đoàn kết
dân tộc, đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế.
Trong “ Sách lược vắn tắt của Đảng” Hồ chí Minh chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong
của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.
Để hiện thực hóa tư tưởng đó, làm cho nó có sức mạnh vật chất, thành lực lượng
vật chất có tổ chức – Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập và Đảng Cộng
sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo
Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Quyền lãnh
đạo Mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân tự giác
thừa nhận. Điều này đã được Hồ Chí Minh phân tích rất cặn kẽ: “Đảng không thể
đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận
trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác
hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực
lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.
Thực tế cho thấy Đảng đã xác định được chính sách Mặt trận đúng đắn nên đã phát
huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta và Đảng
cũng đã thể hiện được năng lực lãnh đạo trong thực tế. Hồ Chí Minh căn dặn cán

bộ, đảng viên về công tác Mặt trận: “Phải thành thực lắng nghe ý kiến của người
ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi
hơn mọi người,trái lại phải học hỏi điều hay, điều tốt ở mọi người”. Muốn lãnh đạo
Mặt trận, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải thực sự đoàn kết
nhất trí. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Đảng ta là một Đảng lãnh đạo. Tất cả cán bộ và
đảng viên dù ở cương vị khác nhau, cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làm tròn
nhiệm vụ của Đảng giao cho”. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và phát huy sức
8


mạnh bên trong của đoàn kết bằng việc xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, đoàn
kết toàn dân mà còn phải tranh thủ và huy động sức mạnh bên ngoài của đoàn kết
bằng chính sách đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Nghĩa là,
Đảng phải biết cách giải quyết các vấn đề dân tộc theo giá trị và chuẩn mực nhân
loại; cách mạng Việt Nam chỉ có thể giành thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với
phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Hồ Chí Minh trong suốt quá trình ra đi tìm
đường cứu nước đã hướng về nhân loại và tìm thấy “hình của nước” trong tấm
gương nhân loại. Nhờ vậy Người được nhân loại yêu mến, khâm phục, giúp đỡ.
Như vậy là từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết
dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đại đoàn két quốc tế. Đó là bài học của đại
đoàn kết vì thế, nó là bài học của đại thành công.

II/ Chứng minh
Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp
bức hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và hàng trăm năm của chế độ phong
kiến thối nát. Biết bao cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta đã liên
tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu một đường lối chính trị đúng đắn soi
đường. Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của các sĩ phu yêu nước lãnh đạo cùng
với các cuộc khởi nghĩa nông dân lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng đã tỏ ra
lỗi thời, bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử. Các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ

của giai cấp tư sản dân tộc cũng nhanh chóng lộ rõ sự yếu hèn, thất bại trước các
nhiệm vụ lịch sử.
Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai
cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng
9


sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu
đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành được những
thắng lợi vẻ vang.
Sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua gắn liền
với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh. Từ một người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng
Tháng Mười Nga, Người đã sớm nhận ra rằng, “ Đó chính là chủ nghĩa Mác Lênin, một học thuyết cách mạng và khoa học nhất về con đường giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.” Ngay từ những năm đầu thập niên
20, thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có sự lựa chọn đúng đắn khẳng định con đường đi
đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trải qua thực tiễn cuộc sống, hoạt động
cách mạng phong phú và tiếp thu chân lý khoa học, Người đã đi đến kết luận chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái
đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc.
Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu
tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận
mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ
mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách
mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác
10


thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của
giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường".
Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với
nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên
nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hội nghị Trung ương lần thứ
tám của Đảng (10/5 - 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấu
tranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân
tộc Việt Nam đoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân
tộc. Sau khi phát-xít Đức, Ý bại trận, phát-xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945), Hồ
Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơ cách mạng đang đến gần và nhắc nhở
các đồng chí Trung ương: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó
trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Trong cuộc kháng
chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ đã đề ra
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo: kháng chiến đi đôi với kiến quốc để
kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Qua đó, làm chuyển hóa thế trận,
thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng bước tiến lên giành
thắng lợi hoàn toàn.
Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn tạm
thời bị Mỹ, ngụy chiếm đóng. Trên cơ sở phân tích tình hình, nhận thức rõ những
mâu thuẫn khác nhau ở mỗi miền Nam, Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định
đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là vừa tích cực xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để cách mạng giải phóng
11


dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc trong cả nước, đưa cả
nước lên chủ nghĩa xã hội. Điều đáng chú ý là cả hai cuộc cách mạng đó đều được
xác định nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau không thể tách rời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Hiện nay nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân ta là gì? Là xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội để làm cơ sở
vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất
nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã
hội". Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước không được phép lơi
lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng chiến lược xuyên suốt của cách mạng
Việt Nam.
Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam giành được
trong hơn 7 thập kỷ qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố hàng đầu
quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta- Đảng Cộng sản Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện - một Đảng cách mạng thực
sự vì nước, vì dân, ngoài lợi ích đó Đảng không có lợi ích nào khác. Giành độc lập
cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vì vậy,
vượt lên mọi thách thức, trong phong ba bão táp, Đảng ta vẫn kiên định vững vàng
không xa rời mục tiêu lý tưởng, không run sợ trước kẻ thù, không nhụt chí trước
những khó khăn chồng chất, không hạ thấp vị trí tiên phong chiến đấu và trách
nhiệm của người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng, một lòng
một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
III)VẬN DỤNG THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực tiễn đã qua cho thấy vai trò quan trọng của Đảng trong quá trình xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
1.


Đưa đất nước tiến nhanh lên CNXH Đảng là người lãnh đạo trực tiếp để
đưa đất nước ta từng bước tiến lên XHCN
12




Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp, cải tạo với xây



dựng, lấy xây dựng làm chính.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực



hiện thắng lợi kế hoạch.
Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết đinh, lâu dài trong xây

2.


dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân
Phát triển đất nước theo hướng CNH-HĐH
Phát triển kinh tế và công nghiệp phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước



nhảy vọt
Phát huy những lợi thế của đất nước, gắn CNH với HĐH, từng bước phát triển

kinh tế tri thức, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công
nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH – HĐH

Tiến hành CNH tron g một nền kinh tế mở, hướng ngoại

Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao
3.

năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế
quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ vững



chắc tổ quốc Việt Nam XHCN
Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật,đảm bảo cho nền kinh tế



phát triển thuận lợi
Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự



nghiệp công nghiệp hóa .
Đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước,



từng bước hội nhập với thị trường khu vực và thế giới

Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn



hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lí nhà nước và phát huy tốt
vai trò của các tổ chức mặt trận, đoàn thể trong tổ chức kinh tế xã hội

Bên cạnh việc tập trung xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, Đảng và các tổ chức
quân đội luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó, cảnh giác cao độ với các thế lực thù
địch luôn âm mưu dùng mọi thủ đoạn chống phá nước ta. Sự việc Trung Quốc hạ
13


đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của
nước ta tháng 5/ 2014 là bằng chứng rõ nhất cho thấy những âm mưu , thủ đoạn
nham hiểm khôn lường của chúng. Trước tình hình an ninh thế giới cũng như khu
vực có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi Đảng và các tổ chức lãnh đạo phải kịp thời
đưa ra những biện pháp, chiến lược hợp lý nhằm phá tan âm mưu chống phá của kẻ
thù, giữ vững nền độc lập dân tộc mà cha ông ta đã mất công giữ gìn.

14



×