Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề Cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.7 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Bộ môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lớp tư tưởng Hồ Chí Minh_21

BÀI TẬP LỚN
Đề bài:
Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề cương bài tập lớn:
Lời mở đầu giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
1. Lí luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin.
1.1.Theo Mác:
1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất => Đi
từ thống nhất đến khác biệt và đối lập, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai
mặt của phương thức sản xuất. => Lực lượng sản xuất được xã hội hóa, chuyên môn
hóa càng cao, quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất phát triển phù
hợp với lực lượng sản xuất => Khi có sự tiến bộ về tư liệu sản xuất => Phát triển về
quan hệ sản xuất thông qua chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
1.1.2. Quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất.
=> xã hội cũ bị thay thế bằng xã hội mới => Nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện
tượng xã hội => Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội..
1.1.3. Theo Mác đi lên CNXH là quá trình trực tiếp từ các nền TBCN ở trình độ
cao, không trải qua thời kì quá độ=> phản ánh trình độ tuần tự=>quá trình ngắn và
trực tiếp.
1.2. Theo Lê-nin.
1.2.1. Từ xã hội cũ thành xã hội mới => Gián tiếp từ nước chậm phát triển (các
nước tiền tư bản) bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội => Thời kì
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.


1.2.2. Sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội => trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ có sự xen kẽ của
những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội => Nền kinh tế trong thời kỳ
quá độ vẫn tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
2. Kinh nghiệm thế giới.
2.1. Kinh nghiệm ở Liên Xô.
2.1.1. Hoàn cảnh chính sách kinh tế NEP:Cuối năm 1920 nội chiến kết thúc
=> Thời kì kiến thiết hòa bình nên chính sách kinh tế cộng sản thời chiến(trưng thu
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lương thực thừa) không phù hợp => Kinh tế khủng hoảng => Chính sách kinh tế mới
NEP=>bãi bỏ trưng thu,tự do mua bán,mở đường cho thương nghiệp=>áp dụng các
hình thức khác nhau của chủ nghĩa TB=>quan hệ hàng hóa-tiền tệ=>điện khí hóa đất
nước=>tăng cường củng cố chính quyền và mối liên minh công nông về chính trị.
2.1.2.Sự thành công của chính sách kinh tế mới.=> Khôi phục nhanh
chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị.
=>bài học:hoàn cảnh đất nước tương tự(xuất phát điểm thấp, có chiến
tranh) cho thấy một mô hình đầu tiên, những công việc cần làm khi bước và thời kì
quá độ.
3. Thực tiễn Việt Nam.
3.1. Hoàn cảnh Việt Nam: nền nông nghiệp lạc hậu,tiến lên XHCN không qua
giai đoạn TBCN=>mẫu thuẫn, khó khăn, phức tạp, thể hiện trong tất cả các mặt của
đời sống KT-XH.
HCM chú trọng tới mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độ: mâu thuẫn giữa nhu
cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng KT-XH quá thấp
kém của đất nước
3.2. Nhiệm vụ cấp thiết của thời kì quá độ đi lên CNXH là một quá trình dần
dần, khó khăn và dài lâu. Bao gồm 2 nội dung:
xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về
KT-XH-VH-tư tưởng..

cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng trong đó lấy
xây dựng làm trọng tâm, làm cốt yêu, chủ chốt, lâu dài.
4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
4.1. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần
HCM nhận thức rõ phải xây dựng nền KT nhiều thành phần trong thời kì kháng
chiến chống Pháp=> đường lối”toàn dân, toàn diện, trường kì tự lực cánh sinh”=>tạo
ra nhiều sản phẩm vật chất phục vụ cho cuộc chiến còn dài lâu và để đoàn kết toàn
dân.

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.2 Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần (nội dung).
Người chỉ rõ 6 thành phần kinh tế trong nền KT nhiều thành phần.
Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh
tế => Hồ Chí Minh còn rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế => Nền
kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh là trọng tâm => Định hướng
chủ nghĩa xã hội
5.Tính đúng đắn của chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần của
Hồ Chí Minh (thực tiễn chứng minh)=> sự kiện đánh dấu đổi mới:đại hội đại
biểu toàn quốc lần VI(tháng 12/1986).
5.1.Kinh tế Việt Nam trước đổi mới.
5.2.Kinh tế Việt Nam sau đổi mới.
Kết luận.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở
thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản và của dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ trương ấy của Người
là hoàn toàn đúng đắn, thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam đã chứng minh điều
ấy.

1. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
1.1Theo Mác
1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,
chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng,
tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát
triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản
xuất, trước hết là công cụ lao động.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh
phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất
biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao
động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng
dụng khoa học vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất.
Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên
tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động
kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt
tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản
xuất có tính xã hội hóa.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất
là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của
quan hệ sản xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó
có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng
của nó.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ
sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm
hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng
sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù
hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản
xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới
cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời
thay thế. C.Mác đã viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực
lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có…
trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những
hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng
xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã
hội”. Nhưng rồi quan hệ sản xuất mới này sẽ lại trở nên không còn phù hợp với lực
lượng sản xuất đã phát triển hơn nữa, sự thay thế phương thức sản xuất lại diễn ra.
Quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con
người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển
và ứng dụng khoa học và công nghệ,… và do đó tác động đến sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất

lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản
xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ
sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên,
việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải
giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và vận động cải tạo xã hội của con người.
Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã
hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế,
phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm
hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương
lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
1.1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm của Mác quá độ lên chủ nghĩa xã hội là loại hình quá độ trực tiếp
từ các nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Đây là loại quá độ phản ánh quá trình
6

×