Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

6 nguyên tắc giao tiếp tạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.01 KB, 15 trang )

Ảnh: wordpress.com
6 nguyên tắc giao tiếp tạo thành công
TTO - Theo thống kê hằng năm của Hiệp hội các trường học và nhà tuyển dụng Mỹ, kỹ
năng số 1 nhà tuyển dụng tìm kiếm trong năm 2013 là “khả năng giao tiếp với mọi người
trong và ngoài tổ chức”.
Chuyên gia giao tiếp Marvin Brown - tác giả cuốn sách Làm thế nào để bắt chuyện với
mọi người mọi lúc mọi nơi?, khẳng định giao tiếp là chìa khóa của thành công: “Công
việc chính là về mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp, khách hàng và đối tác. Để xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp, bạn cần xây dựng niềm tin, là người biết lắng nghe, thân thiện và cởi
mở”.
Có nhiều cách để tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp và nâng tầm quan trọng của bạn trong mắt
sếp và đồng nghiệp. Brown nhấn mạnh 6 điểm chủ chốt giúp bạn giao tiếp thành công
trong công việc:
Giao tiếp có mục đích
Đừng lười biếng khi nói. Dù với những cuộc giao tiếp ngắn như nhắn tin, bạn cũng nên
dành thời gian và cố gắng để giao tiếp một cách chi tiết, đảm bảo điều mình nói không
bao gồm những từ khó hiểu, thiếu chi tiết như “điều gì đó” hay những từ chúng ta lặp lại
thường xuyên đến nỗi bản thân không nhận ra như “anh biết đấy’, “kiểu như”, “đại loại
thế”…
Brown đưa ra lời khuyên: “Hãy suy nghĩ trước khi nói. Thay thế những từ mơ hồ bằng từ
mô tả. Cố gắng lắng nghe bản thân để từ ngữ của bạn có giá trị và ý tưởng của bạn có nội
dung. Mọi người sẽ chú ý hơn tới ý tưởng của bạn nếu bạn trình bày nó tốt”.
Không bỏ qua cơ hội tạo sự liên kết
Bạn không thể đoán trước cuộc nói chuyện nào có thể mang đến một cơ hội tốt. Vì vậy,
đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để kết nối với mọi người trong công việc. “Chẳng hạn, nếu
bạn ở trong thang máy với sếp và cô ấy nói gì về thời tiết, đó là một cơ hội mở để giao
tiếp”, Brown nói.
Hãy thể hiện rằng bạn có thể phát triển một cuộc nói chuyện. Hãy liên lạc qua ánh mắt và
nói điều gì đó thật thông minh. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tương tác với những người
mới mỗi ngày trong môi trường làm việc. Hãy sẵn sàng phản hồi khi ai đó chú ý nói



chuyện với bạn và đừng sợ tiếp cận những người khác với một câu hỏi thân thiện hoặc lời
bình luận hài hước.
Là chính mình
Bạn đã từng nghe lời khuyên này nhiều lần nhưng có thể bạn không bao giờ tin rằng nó
có tác dụng lớn. Cố gắng bắt chước để trở thành một người khác là điều sai lầm, do đó lời
khuyên tốt nhất là hãy chứng tỏ bản thân một cách tốt nhất trong công việc. "Nhân viên
mới thường cố gắng gây ấn tượng bằng cách tỏ ra hấp dẫn một cách quá mức. Họ cảm
thấy cần phải nói đùa, nói ra những từ hoa mỹ và trở thành trung tâm của cuộc sống công
sở", Brown nói. Ông cảnh báo hành động này có thể gây hiệu quả ngược: "Hãy quên đi
việc tỏ ra mình là người hùng biện, nhà thông thái hay khoe khoang. Hãy đơn giản và
trực tiếp. Sự giả tạo trong lời nói và hành động sẽ khiến bạn dễ bị ghét".
Tận dụng những tín hiệu phi ngôn ngữ
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng như lời nói khi bạn đang cố gắng tạo ấn tượng đầu tiên
tốt đẹp, tạo ảnh hưởng cho thông điệp và đạt được niềm tin của mọi người. Theo Brown,
khi chào hỏi trong công việc, hãy tìm hiểu công việc của đối phương, nói những điều liên
quan, liên lạc qua ánh mắt và mỉm cười. Dù liên lạc qua ánh mắt hay cử chỉ, hãy cố gắng
nâng tầm quan trọng của người đối diện - điều này góp phần không nhỏ vào thành công
của cuộc nói chuyện.
Ghi nhớ tên người bạn gặp
Brown đề nghị: “Khi gặp ai đó lần đầu tiên, hãy nói tên mình lúc bắt tay. Nghiên cứu chỉ
ra rằng việc này làm tăng 75% khả năng họ sẽ nhớ tên bạn”. Ngoài ra, hãy cố gắng nhớ
tên của mọi người bạn gặp. Đừng đánh giá thấp ấn tượng của việc nhớ tên người khác.
Nếu có thể, hãy ghi nhớ một số thông tin cơ bản về họ như việc họ đang làm, công ty, sở
thích…
Chấp nhận lời chỉ trích một cách cởi mở
Hãy cởi mở với những góp ý mang tính xây dựng. Không có gì tồi tệ hơn một nhân viên/
đồng nghiệp không lắng nghe ý kiến của người khác, luôn phản ứng một cách tiêu cực,
dẫn đến cản trở công việc của tập thể. “Hãy cố gắng lắng nghe những điều người khác
nói về công việc của bạn và cố gắng không coi nó như một sự thù địch hay ganh ghét

nhằm vào bạn. Bạn nên phản ứng một cách cởi mở: Cảm ơn vì đã chỉ ra sai sót đó của
tôi, hoặc Điều đó rất hữu ích. Cảm ơn vì đã chia sẻ với tôi", Brown nói.
Hãy cẩn trọng với lời nói, ngôn ngữ cử chỉ và tính cách cá nhân của bạn khi cố gắng thân
thiết hay tránh xa ai đó trong công việc. Kỹ năng giao tiếp của bạn càng tốt, bạn càng
thành công trong công sở.
VŨ HUYỀN (Theo Usnews)


Nghệ thuật giao tiếp : Chìa khóa để thành công?
Thứ hai, 17 Tháng 1 2011 01:08

Có một thống kê đã nói rằng, trong số những người thành công thì có tới 85% là nhờ vào
mối quan hệ, giao tiếp, chỉ 15 % là do năng lực chuyên môn. Tôi không biết đó có phải là
kết quả chính xác không, nhưng nó cũng đáng để cho chúng ta suy nghĩ lắm chứ.
Con người sống trong xã hội , chắc chắn không tránh khỏi việc phải giao tiếp, quan hệ.
Đó có thể nói là công việc chúng ta vẫn làm hằng ngày. Vậy thì, nếu như nói giao tiếp
chính là cánh của quan trọng để dẫn tới thành công tôi nghĩ cũng không quá đáng. Tại sao
ư?
Sống trong xã hội chắc hẳn có lúc bạn không tránh khỏi phải nhờ người này người kia.
Nếu như nói, suốt cuộc đời tôi sống không nhờ vào ai, thì quả thật tôi nghĩ người đó hết
sức sai lầm. Bạn có dám chắc rằng cả cuộc đời bạn không có khi nào bị bệnh không? Và
khi đó, bạn sẽ làm gì? Ồ, phải nhờ vào thầy thuốc thôi. Bạn có dám tự tin rằng tự mình có
thể biết được các kiến thức hay không? Chắc không, phải có người truyền thụ cho bạn.
Nếu như bạn đồng ý tôi, tức là bạn đã khẳng định cuộc sống không thể tránh khỏi giao
tiếp.
Nếu có năng lực chuyên môn, đó là một lợi thế của bạn, nhưng nếu không có một mối
quan hệ giao tiếp tốt, cơ hội thành công của bạn cũng không cao. Chắc bạn cũng không
phủ nhận với tôi rằng, có rất nhiều người mặc dù có tài, nhưng không tìm nổi cho mình



một công việc như ý. Có những kẻ chẳng ra gì, lại làm nên ông nọ bà kia. Đó là nhờ đâu?
Quan hệ giao tiếp tốt.
Vậy bạn phải làm gì để có một mối quan hệ giao tiếp tốt?
Nếu bạn đã từng đọc qua cuốn sách ” Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie, chắc hẳn bạn
sẽ thừa nhận với tôi rằng, đó là một cuốn sách tập hợp những bí quyết giao tiếp cho tất cả
mọi người. Nếu như chưa đọc nó, tôi khuyên bạn nên tìm đọc, không phải ngẫu nhiên mà
nó là cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại đâu. Nó là bí kíp cho những người mong
muốn có cuộc sống thành công.
Vậy những bí quyết giao tiếp ở đó là gì? Tôi xin chia sẻ với bạn những điều tôi cảm nhận
khi đọc xong ĐẮC NHÂN TÂM, đó là, bạn cần nhớ 30 quy tắc giao tiếp sau :
1. Muốn lấy mật đừng phá tổ ong. ” Không phê phán, không kết tội, không than phiền “.
2. Hãy khen ngợi người khác một cách trung thực và thật lòng.
3. Gợi lên ý thích làm điều chính bạn đề nghị.
4. Để đi đến đâu cũng được đón tiếp niềm nở : ” Hãy thực lòng quan tâm đến người
khác”.
5. Để đây thiện cảm ban đầu, bạn nên luôn nở nụ cười.
6. Bạn nên nhớ tên một người vì nó có tầm quan trọng lớn đối với người đó.
7. Bạn nên lắng nghe, khích lệ người khác nói về bản thân họ.
8. Hãy nói với người đối thoại về điều mà họ quan tâm.
9. Làm cho người khác thấy tầm quan trọng của họ và làm điều ấy thật lòng.
10. Trành những cuộc cãi cọ là cách duy nhất để chiến thắng.
11. Hãy tôn trọng ý kiến người đối thoại.
12. Nếu bạn có sai lầm, hãy sẵn sàng và dũng cảm nhận sai lầm.
13. Bạn hãy mở đầu giao tiếp một cách thân mật.
14. Nêu lên những câu hỏi làm người ta trả lời ngay là đúng.
15. Hãy để người đối thoại của bạn nói thật thoải mái.
16. Hãy để người đối thoại nghĩ rằng ý kiến nêu ra là của họ.
17. Thực lòng nhìn sự việc trên quan điểm của người khác.
18. Hãy vui vẻ tiếp nhận những ý kiến và ý muốn của người khác.
19. Hãy gợi lên tình cảm cao thượng của người đối thoại.

20. Hãy trình bày những ý kiến của mình bằng hình ảnh nêu bật vào trí tưởng tượng của
người khác.
21. Để khơi dậy một quyết tâm : “Hãy đưa ra một lời thách thức”
22. Nếu cần sửa chữa lỗi lầm thì hãy bắt đầu bằng những lời khen thật lòng
23. Để sửa chữa người khác mà họ không ghét mình : ” Hãy nhận xét sai sót, lỗi lầm một
cách gián tiếp”.
24. Nêu sai lầm của mình trước khi sửa chữa sai lầm của người khác.
25. Gợi ra những vấn đề thay cho mệnh lệnh trực tiếp.
26. Khích lệ lòng tự trọng của người đối thoại: “Hãy để cho người đối thoại mát mặt”.
27. Khích lệ người khác bằng cách :” Khen ngợi sự tiến bộ nhỏ nhất và mọi sự tiến bộ,
Hãy nhiệt tình và đừng dè sẻn lời khen.”
28. Động viên người khác vươn lên bằng cách tặng người ta một tiếng tốt đáng có.


29. Tạo điều kiện để người khác tiến bộ bằng cách khuyến khích . Hảy làm như sai sót có
vẻ như dễ sửa chữa.
30. Làm cho người khác vui sướng thực hiện điều bạn gợi ý.
Trên đây là 30 nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống, hy vọng nó sẽ giúp cho bạn ngày
càng có nhiều mối quan hệ hơn.

Bí quyết của người giao tiếp thành công
1956
Bạn đọc thích bài này
In bài viết
Sự thành công của một nhân viên không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và sự
siêng năng làm việc mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ.
Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong
giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối
tượng giao tiếp.
Theo các kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải do khác biệt văn

hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp với cấp trên
hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng một thứ tiếng và có chung một nền văn hóa.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và
thấu hiểu lẫn nhau.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình:
Chú ý vào “nội dung trao đổi” chứ không phải “người phát ngôn”.
Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu

rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt.
Nếu bạn đã có thành kiến về một đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe
thông tin mà họ chia sẻ. Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối
thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất
cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay
không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng “quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai”!


“Tại sao” chứ không chỉ là “Cái gì”?
Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu vì sao người ta
trao đổi vấn đề đó với bạn. Ví dụ: sếp bạn ra thông báo kể từ đầu năm nay, công ty áp
dụng giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ đến 9 giờ và không quá 9 giờ. Nếu chỉ chăm
chăm vào nội dung thông tin, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu tự đặt
câu hỏi “tại sao” bạn sẽ hiểu thêm và thấy được lợi ích của quy định này. Giờ làm việc
như vậy sẽ giúp bạn linh động về thời gian làm việc hơn và thử nghĩ xem, lỡ có bị kẹt xe
thì bạn cũng sẽ tránh được việc đi làm trễ giờ.
Lắng nghe rồi mới đánh giá.
Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm của người phát ngôn
trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi
mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá,
quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.
Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được.

Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập
trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ
trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt
bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.
Thông tin đơn giản và dễ hiểu.
Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa,
chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ,
chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối
thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp.
Tiếp nhận phản hồi.
Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả
người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn
biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có
hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng,
tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau.
Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu
quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng
thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và
tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.
Cấp bậc trong giao tiếp.
Bạn cũng nên lưu ý thêm yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng giao tiếp. Các chuyên gia
tư vấn khuyên rằng: nếu nói chuyện với cấp trên, bạn nên làm rõ các điểm, ý chính, trao
đổi chính xác và chú ý lắng nghe/ghi chép những nhận xét của cấp trên. Còn nếu bạn nói
chuyện với cấp dưới, luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên
cấp dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vần đề đó.


20 bí quyết thành công trong giao tiếp
Tags: Wall Street Jounal, không bao giờ, thành công, giao tiếp, kỹ năng, nói về, người

khác, của bạn, mình, 20, lỗi, nhận, quan
20 lời khuyên quý giá này được rút ra từ cuộc khảo
sát trên Wall Street Jounal của hơn 2.000 nhà tuyển
dụng với chủ đề “Giao tiếp giữa cá nhân với nhau và
những kỹ năng thông thường mà nhà tuyển dụng ao
ước nhất”.

Có được những kỹ năng đối nhân xử thế này, bạn sẽ thành công hơn trong sự nghiệp
cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy thử ngẫm nghĩ, thực hành và thử nghiệm
nhé.
1. Đừng phàn nàn
80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không quan tâm. 20% còn lại nghĩ bạn
xứng đáng với những gì bạn đạt được! Như vậy, rõ ràng phàn nàn chả đem lại lợi lộc gì,
nếu không muốn nói là rất có hại. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn. Thay vào
đó, hãy đưa ra cách giải quyết vấn đề.
2. Cười thật nhiều
Cách thể hiện của bạn nói với cả thế giới rằng bạn là người thế nào. Nếu bạn luôn tươi
cười, vui vẻ, mọi người sẽ thấy cuộc sống của bạn thật dễ chịu, và họ tin rằng bạn luôn
thành công. Nếu bạn luôn cười, bạn cũng luôn nhận được những nụ cười đáp lại.
3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình
Khi còn đi học, ông tôi thường nói với tôi: “Con lắng nghe nhưng không chú ý!”. Ông
nói đúng, tôi có thể lặp lại như vẹt những gì ông nói, nhưng tôi không hiểu lắm.
Khi bạn giao tiếp làm ăn, chỉ cần đối tác phát hiện ra bạn đang vờ nghe họ nói, mọi nỗ
lực kinh doanh của bạn với người đó sẽ thất bại.
4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng
Ai cũng yêu quý bản thân mình, vì vậy, nếu bạn cũng tỏ ra yêu quý họ, cho họ thấy rằng
họ đáng quý biết chừng nào, thì họ sẽ rất ưng làm ăn với bạn.
5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn
Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lòng biết



ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, không có họ, bạn khó có được thành công
này.
Hãy cảm ơn cả người phục dịch văn phòng vì hàng ngày họ đã rửa chén, đổ rác cho bạn.
Cảm ơn chị lễ tân vì hàng ngày chị vẫn chuyển điện thoại cho bạn,…
6. Hãy nói về sở thích của họ
Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, bên cạnh việc nói về mình,
hãy lắng nghe người khác nói về họ. Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo in hình một ngôi
sao ca nhạc, hãy nói về ngôi sao đó. Nếu người kia hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được
một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn với người đó. Nếu thấy đối tác không phản
ứng, tức là họ còn đang dè chừng hoặc họ quá khó tính, chỉ thích nói đến công việc thôi.
7. Hãy ghi nhớ từng cái tên
Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Nếu bạn không có khả năng đó, hãy tìm
cách khác: “Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng anh đến đây… Chính anh
là người đã giúp tôi hoàn thành dự án đó. Tôi không bao giờ quên…”.
Cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay
bằng những từ ngọt ngào khác.
8. Hy sinh vì họ
Hy sinh vì mọi người tức là cách để người khác nhớ ơn bạn, và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi
bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng, đừng chờ đợi người khác làm tốt cho mình trước.
9. Dùng những câu bông đùa tự làm giảm giá trị bản thân
Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng
thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn có thể ngay tức thì khiến bạn trở nên
thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất
nhưng không làm ai bị sốc. Và sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó của
nhân viên.
10. Tạo sự tương đồng
Nếu giữa bạn và đối tác có những điểm tương đồng, tự khắc mối quan hệ giữa hai người
trở nên khăng khít hơn, cuộc đàm phán làm ăn cũng nhờ thế đi theo chiều hướng tốt đẹp
hơn. Chẳng hạn cùng quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,…

11. Tạo “sự thư giãn thân mật”
Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, mời họ một ly trà nóng, khéo léo gợi những câu


chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hoả” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.
12. Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác
Nhận lỗi về mình trước là một hành vi văn minh, dễ khiến người khác tha thứ nhất.
13. Đừng bảo thủ
Khi bạn đã chấp nhận nhận lỗi về mình, thì có lý do gì để bạn phải bảo thủ, khăng khăng
mình đúng. Hầu hết mọi người đều ghét làm việc với người luôn cho rằng ý kiến của
mình là “tối cao”.
14. Xin lỗi
“Tôi sai rồi. Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói.
Đừng dại dột nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn không biết các cư xử và
không muốn làm ăn chung.
15. Không nói chuyện phiếm khi bàn công việc
Đó là cách để bạn ngầm khẳng định rằng: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm,
chơi ra chơi.
16. Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ
Hành động đó làm nhiều người tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi bất lịch sự đó, hãy
đọc lại lời khuyên thứ 3 nhé.
17. Không bao giờ nói “Bạn sai rồi”
Có nhiều cách để nói về lỗi của một người, nhưng một câu phủ nhận thẳng tưng như thế
thật không hay chút nào.
18. Đừng trò chuyện khi đang giận
Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ được lời nói và trình bày quan điểm của mình.
Tương tự như vậy, đừng đến và làm phiền mọi người khi họ đang không vui.
19. Hãy tự kiểm tra thói quen
Tôi có dùng những kỹ năng này hàng ngày không? Tôi có thể trau dồi chúng ở đâu? Kỹ
năng nào hoạt động, kỹ năng nào không? Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào, bạn

cần thường xuyên ghi nhận sự tiến hộ hay thụt lùi của mình. Hãy suy nghĩ lại về cách bạn
đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu.


20. Tập luyện những bài thực hành này
Kỹ năng đối nhân xử thế giống như các kỹ năng khác. Càng sử dụng nhiều bạn càng
thông thạo. Sẽ không có con đường tắt đâu bạn à, chỉ có tập luyện con người mới trở nên
hoàn hảo. Chúc các bạn ngày càng thành công trong sự nghiệp.
Theo Jobvn/VN8x.com
Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau để truyền đạt những điều cần thiết. Nhưng
không phải cuộc giao tiếp nào cũng thành công như mong đợi. Nhiều lúc chúng ta
gặp những tình huống cười ra nước mắt hay chán nản đến độ không muốn nói
chuyện lần thứ hai. Vậy làm thế nào để truyển tải được điều mình muốn nói mà
không gây ra những “phản ứng phụ”?

Bình thường, chúng ta không quan trọng những cuộc giao tiếp xã giao với bạn bè, hay
người thân. Bởi vì những lúc ấy chúng ta thường trò chuyện để giải tỏa căng thẳng và kết
nối lại với nhau. Tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp nhiều người, với những mục
tiêu và dự tính khác nhau. Dựa vào họ ta có nhưng kế hoạch mới cho mình. Khi đó, giao
tiếp trở thành phương tiện để chúng ta đạt được điều mình muốn.
Làm thế nào để có được sự thành công trong giao tiếp, điều này tuy rất quan trọng nhưng
ít người chúng ta chú trọng tới nó. Đầu tiên chúng ta phải xác định được họ là ai? Họ sẽ
nói đến vấn đề gì và yêu cầu của họ với mình như thế nào? Để có những dự tính trước
cho những điều đó.
Thường thì, sự chuẩn bị nào cũng không uổng phí, thế nên trước khi bạn bắt đầu mỗi
cuộc giao tiếp hãy nghiên cứu thật kỹ đối tượng của bạn! Những vấn đề bạn cần đạt được
trong thương thuyết và bạn có thể thỏa thuận để đạt được điều gì đó! Thành công của
cuộc giao tiếp không phải là đạt được điều bạn muốn mà cả hai bên đều hài lòng với



những gì họ đạt được. Nếu bạn chỉ chú ý đến điều bạn muốn thì rất có thể bạn sẽ chẳng
làm được điều đó. Bởi đối phương không dễ nhường nhịn bạn như vậy.
Điều quan trọng của cuộc giao tiếp đó là bạn phải chuyển tải hết được lượng thông tin
cần thiết đến người nghe nhưng khi họ không còn muốn nghe bạn nói nữa, hãy biết im
lặng và lắng nghe những gì họ nói. Nếu cả hai đều không thể đi đến thỏa thuận cuối cùng
chúng ta có thể sắp xếp một cuộc gặp gỡ khác. Nếu chỉ chăm chú đến mình mà không
chú ý đến đối phương bạn đã làm cuộc giao tiếp thất bại.
Không phải ai trong chúng ta đều nắm được những điểm cần lưu ý trong khi giao tiếp với
đồng nghiệp, khách hàng hay người lạ. Thế nên, muốn mở rộng các mối quan hệ bạn phải
biết nghệ thuật giao tiếp. Đó là cách thu phục nhân tâm, học cách thuyết phục và lôi kéo
người đối diện. Hãy cho họ biết bạn có thể đem đến cho họ điều gì và ngược lại. Để giao
tiếp thành công, bạn phải biết được đối tượng của mình là ai, họ có thế mạnh và điểm yếu
gì? Sau khi biết được điều đó, bạn mới có thế có được điều mà bạn muốn. Đó là truyền
đạt thông tin đến họ.
Cuối cùng chúc bạn học được nghệ thuật giao tiếp và kỹ năng ứng xử để có thể thuyết
phục được những người quanh bạn. Đồng thời biết cách để bạn đạt đến thành công nhanh
chóng và dễ dàng hơn.
Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn

Để giao tiếp và ứng xử thành công
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao
tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì
nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn
khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như
bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc.

Để giao tiếp, ứng xử thành công hơn bạn nên chú ý những nguyên tắc sau:
I. Nguyên tắc ứng xử:
1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:



Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị
những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương
đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn,
hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ
bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm
trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với
con người ở góc độ không tốt, không xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm
chia thành các bước sau:






Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái
mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác,
tương lai của sự cộng tác đó.
Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.

2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những mặt
mạnh, những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt yếu,
những khuyết điểm...) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có
thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối
"dấu trừ" và phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có thể dự đoán

được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất
mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng".
Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản
ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống còn 1
(-).
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với
nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với
mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc
cuộc nói chuyện. Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé.
1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu
hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông
tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.
2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu
tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.


3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.
4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy
đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?”. Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem
họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.
5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu
chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ
đang nói.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.
7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu
chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…?", "Bạn đã
bao giờ nghe…". Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi
vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu
chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm
bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào
trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.
10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy,
dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự
tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.
11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của
đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.


12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ: "Xin lỗi, tôi
có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!".
Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy
trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi
tình huống, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.
ĐỂ GIAO TIẾP THÀNH CÔNG
15/08/2012 08:25

Đã bao giờ bạn nói hay làm điều gì với động cơ tốt nhưng lại bị hiểu
lầm? Nếu có ai hiểu lầm bạn thì trước tiên đó là lỗi của bạn, từ sự khiếm khuyết
về kỹ năng giao tiếp. Dù động cơ có quan trọng đến đâu thì trước tiên người ta
nghĩ về bạn qua những gì họ trực tiếp nghe, thấy và đọc được từ bạn.
Mục tiêu của giao tiếp là giúp đối tác hiểu những dự định của mình và
có được sự phản hồi tích cực từ đối tác nhằm: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
đối tác; truyển tải thông điệp sao cho không bị trục trặc do có thể bị hiểu sai; giải
quyết tốt những mâu thuẫn,tồn tại phát sinh; thuyết phục đối tác; đưa cuộc đàm
phán, thương thảo đến thành công. Những mục tiêu nói trên chỉ có thể đạt được
khi con người có kỹ năng giao tiếp tốt. Ai cũng có người thương, kẻ ghét. Kỹ

năng giao tiếp giúp thu hẹp số người ghét và mở rộng số người sẵn sàng ủng
hộ mình. Kỹ năng giao tiếp là yêu cầu thiết yếu đối với mọi người, dù ở lứa tuổi
nào. Cố tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt cho rằng “ Thành tố quan trọng
nhất trong công thức thành công là biết cách sống cùng người khác."
Thông điệp trong giao tiếp luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm. Kỹ năng
giao tiếp đòi hỏi sự chân thành và sự nhạy cảm với cảm xúc của người khác.
Yếu tố trí tuệ giúp xem xét tính hợp lý và yếu tố tình cảm có thể tạo những cuốn
hút tình cảm làm thay đổi được suy nghĩ và hành động của đối tác.Trong cuộc
sống không chỉ cần biết làm, mà còn phải biết cách ăn nói, ứng xử. Một việc dù
nhỏ bé, tầm thường, nhưng do trình độ ăn nói, ứng xử khác nhau, sẽ thu được


hiệu quả khác nhau. Hiệu quả giao tiếp gắn liền với cách dùng ngôn từ tích cực,
dễ nghe và cách biểu hiện phi ngôn ngữ lịch sự, tế nhị. Cần nhớ là có những
điều ta chỉ làm trong khoảnh khắc, nhưng lại làm người khác đau lâu dài. Ta đối
xử với người khác thế nào, họ sẽ đối xử lại với ta như vậy. Điều gì mình không
thích thì đừng làm đối với người khác. Trước tiên phải xem mình đối xử với
người khác ra sao rồi hãy trách cách họ đối xử với mình.
Muốn giao tiếp thành công, không nên áp đặt quan điểm của mình mà cần thảo
luận để hiểu rõ quan điểm của nhau để đi đến sự hiểu biết và thống nhất. Hãy đặt
mình vào hoàn cảnh của họ để suy xét và thấy được rằng rất có thể nếu trong tình
cảnh ấy, không chừng mình cũng hành động như vậy. Nhà văn Henry James xem
“Quy tắc thứ nhất trong giao tiếp với mọi người là để cho họ được sung sướng theo
quan niệm của họ”. Ý muốn chiến thắng bằng mọi giá trong giao tiếp sẽ làm phát sinh
nhiều vấn đề mà sau đó phải tốn nhiều công sức để giải quyết. Để đạt hiệu quả, giao
tiếp phải chạm tới trái tim, tâm trí và ý muốn của đối tượng. Nắm chắc những gì mình
nói và cảm nhận được điều mà đối tượng cảm nhận. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp thiết
lập các mối quan hệ, tăng khả năng thuyết phục và thương lượng. Kỹ năng giao tiếp
thể hiện nhân cách của con người.
Chất lượng các mối quan hệ cả trong gia đình và ngoài xã hội đều phụ

thuộc vào chất lượng giao tiếp. Thông qua giao tiếp chúng ta cần được thấu
hiểu và thấu hiểu người khác. Trong cuộc sồng thường xảy ra trường hợp mình
và đối tác không hiểu hoàn cảnh của nhau, dẫn đến những tình huống khó xử,
Trong trường hợp đó cần bình tĩnh tìm hiểu, quan sát nhiều hơn để có cách ứng
xử khéo léo phù hợp. Vì vậy, câu hỏi luôn cần đặt ra là: làm gì để người khác
hiểu rõ mình và làm cách nào để mình hiểu rõ người khác? Người chỉ nghĩ đền
bản thân, việc gì cũng chỉ vì lợi ích của mình thì không thể nào có được mối
quan hệ tốt đẹp.
Ba yếu tố chính trong giao tiếp là:
- Nghe – lắng nghe thực tâm để hiểu đúng và tìm ra những điểm
chung với đối tác. Lắng nghe tích cực là tỏ thái độ tôn trọng đối tác. Có câu:
khôn ngoan đến với sự lắng nghe, hối hận đến với sự ba hoa.
- Diễn đạt – dùng lời lẽ nhẹ nhàng, dễ nghe, giản dị cùng với
những cử chỉ thích hợp thể hiện sự thành tâm của mình. Có câu: lưỡi tuy mềm
nhưng dễ làm tổn thương người khác. Ông bà ta thường dạy: “Uốn lưỡi bảy
lần trước khi nói”.
- Ứng xử - từ tốn, tế nhị, tỏ rõ sự tôn trong ngay cả đối với người
mình không ưa thích.
Nền tảng của ba yếu tố trên là kỹ năng quản lý xúc cảm trong giao
tiếp, điều đó liên quan đến trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence-EQ), yếu tố
quyết định sự thành đạt trong cuộc sống.



×