Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu 7 nguyên tắc cơ bản của thành công doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.19 KB, 6 trang )

7 nguyên tắc cơ bản của thành công

Mọi người đều thừa nhận rằng trong kinh doanh, khả năng suy nghĩ logic, phân
tích khách quan và ra quyết định hợp lý của bạn chính là chiếc chìa khoá mở cánh cửa
hướng tới lợi nhuận và phát triển. Tuy vậy, không phải không tồn tại những nguyên
tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến tình hình thực tế liên quan đến các vấn đề cụ
thể về sản phẩm hay hoạt động bán hàng. Vậy thì nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng với
kết quả kinh doanh của mình, bạn nên quan tâm tới những yếu tố này.
Mời bạn tham khảo 7 nguyên tắc cơ bản mà mọi hoạt động kinh doanh thành
công đều cần phải có:
1. Sản phẩm phải thoả mãn các nhu cầu trực tiếp và tức thì.
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên liên quan đến việc lựa chọn đúng đắn một sản phẩm
hay dịch vụ mới. Muốn làm được việc này, bạn cần xác định xem sản phẩm/dịch vụ đó
có thích hợp hay không, có phù hợp với các nhu cầu hiện tại của khách hàng hay
không. Một sản phẩm/dịch vụ mới phải giải quyết một vấn đề nào đó cho khách hàng
hay khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn với mức chi phí thấp hơn. Ngay từ trước
khi đưa sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng, bạn đã phải nắm bắt thật rõ ràng và
chính xác về việc sản phẩm/dịch vụ đó sẽ đem lại những lợi ích gì nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống hay công việc cho khách hàng.
2. Đưa ra sản phẩm/dịch vụ với chất lượng tốt và giá thành phải chăng.
Nguyên tắc thứ hai cho thành công trong kinh doanh đối với bất kỳ sản
phẩm/dịch vụ nào là phải đảm bảo chất lượng tốt ở một mức giá hợp lý. Nếu sản
phẩm/dịch vụ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ trên thị trường, nó phải có cái
gọi là Yếu tố bán hàng đơn nhất – nghĩa là một hay một vài đặc điểm, lợi ích khiến
cho sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên duy nhất, độc đáo, khác biệt so với bất kỳ sản
phẩm/dịch vụ nào của các đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trên thị trường.
Sự đơn nhất luôn là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Không một
sản phẩm/dịch vụ nào có thể vượt qua đối thủ, trừ khi bằng cách này hay cách khác, nó
chứng minh được sự nổi trội so với các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh. Sẽ rất hiếm cơ
hội để vươn tới thành công nếu bạn đưa ra một sản phẩm được xem là tương đồng và
không có gì khác biệt so với các sản phẩm/dịch vụ sẵn có khác. Có chăng, điểm khác


biệt duy nhất là chính bạn, người bán sản phẩm/dịch vụ mà thôi.
Chiến lược kinh doanh an toàn nhất là hãy bắt đầu với một sản phẩm đã được
chấp nhận rộng rãi trên thị trường rồi sau đó tìm cách thức nào đó để cải thiện sản
phẩm dựa trên một số đặc tính nhất định, chẳng hạn như giao nhận nhanh hơn, sản
phẩm có chất lượng tốt hơn, hiệu suất cao hơn, giá thành rẻ hơn… Thay vì cố gắng
phát minh ra một ngành kinh doanh hay lĩnh vực công nghiệp mới, bạn nên bắt đầu với
một sản phẩm/dịch vụ mà mọi người đã và đang sử dụng quen thuộc, sau đó tìm ra các
cách thức khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.
3. Cẩn thận với tiền bạc của bạn.
Nguyên tắc thứ ba là kiểm soát ngân quỹ một cách chặt chẽ, đảm bảo các hoạt
động tài chính trong công ty được minh bạch và lành mạnh. Những công ty thành công
luôn sử dụng hệ thống sổ sách kế toán hợp lý và họ áp dụng hệ thống này ngay từ khi
triển khai kinh doanh và giám sát cẩn thận hiệu quả của mỗi đồng tiền chi tiêu.
Thậm chí cả những công ty đa quốc gia lớn với doanh thu hàng tỷ USD mỗi
năm cũng luôn thận trọng trong các khoản chi phí của mình. Các công ty này không
ngừng tìm kiếm những cách thức khác nhau để cắt giảm chi phí, đồng thời vẫn duy trì
chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định ở mức tốt nhất. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy họ
tập trung vào sự căn cơ, tiết kiệm tại mọi thời điểm.
4. Lưu lượng tiền mặt là thiết yếu.
Trong công ty nhỏ của mình, bạn cần phải bám sát và theo dõi chặt chẽ các
khoản tiền mặt giống như một người mới học bơi phải bám chặt lấy thân cây trôi nổi
trên sông. Tiền bạc đối với doanh nghiệp có thể so sánh với máu huyết của một cơ thể
sống và lưu lượng tiền mặt là một trong những cách thức chủ yếu đánh giá và xác định
thành công trong kinh doanh của bạn. Tất cả các chủ doanh nghiệp thành công đều
thiết lập những hệ thống kiểm soát và giám sát chặt chẽ lưu lượng tiền mặt của mình ở
mọi thời điểm. Họ quan tâm sát sao tới mọi chi phí phát sinh, dành nhiều thời gian để
phân tích mục đích sử dụng của từng đồng vốn, làm việc trên cơ sở những khoản thu
chi tài chính chi tiết và họ xem xét lại các thu chi này theo định kỳ từng tuần và từng
tháng.
Quy tắc cơ bản đem lại thành công của các chủ doanh nghiệp chính là ở đây:

chỉ tiêu tiền để kiếm tiền. Trên thương trường chỉ tồn tại hai khái niệm là lợi nhuận và
cho phí, vì thế quy tắc cơ bản để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của bạn
sẽ là: “Nếu đó không phải là lợi nhuận, thì đó là chi phí”.
5. Bảo vệ cẩn thận tiền bạc của bạn.
Muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì bạn phải luôn ghi nhớ nguyên tắc căn bản
là “Căn cơ, căn cơ, căn cơ”. Chắc bạn đã từng nghe nói về những người khởi sự kinh
doanh khi trong túi không có nổi 100 USD và đã xây dựng được nên các công ty đa
quốc gia khổng lồ với doanh số hàng năm lên đến hàng tỷ USD. Tuy vậy có thể bạn sẽ
ngạc nhiên khi thấy các nhà triệu phú thường xuyên ăn trưa tại những quán cơm nhỏ ở
một góc phố khiêm tốn cạnh văn phòng làm việc và lái chiếc xe bình dân đã qua sử
dụng. Họ đều cảm thấy hạnh phúc với việc tiết kiệm tiền bạc.
Người sáng lập nên tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, Sam Walton, khi đã có trong tay
khối tài sản trị giá 25 tỷ USD vẫn đi làm trên một chiếc xe tải nhẹ kiểu cũ. Tính cách
đơn giản và tiết kiệm này của vị chủ tịch được thể hiện trong mọi mặt hoạt động kinh
doanh của Wal-mart, từ các nhân viên bán hàng cho đến mọi phòng ban trong tập
đoàn. Chính thói quen căn cơ, tiết kiệm này đã đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh
luôn đem lại lợi nhuận từ năm này qua năm khác.
6. Tối đa hoá hoạt động tiếp thị của bạn.
Có lẽ một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đem lại thành công trong
kinh doanh là xung lượng hoạt động mạnh mẽ của bộ phận bán hàng. Điều này yêu
cầu bạn cần nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp thị tới toàn thể công ty. Tất cả các
nhân viên trong công ty đều phải suy nghĩ và quan tâm tới công việc bán hàng và làm
thoả mãn khách hàng vào mọi thời điểm trong ngày.
Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Một số người nói rằng đó là “tìm kiếm lợi
nhuận”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Mục đích thực sự của kinh doanh
phải là “tạo ra khách hàng và giữ chân họ lại với mình”. Lợi nhuận là kết quả của công
việc tạo ra và níu giữ một số lượng khách hàng vừa đủ theo một cách thức tiết kiệm
chi phí. Tất cả mọi hoạt động, công việc của công ty đều phải hướng tới mục tiêu này.
7. Bán hàng là kỹ năng cốt lõi đem lại thành công.

×