Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

một số giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức năng tại bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 76 trang )

Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tình hình kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay, việc phát triển nền kinh

tế là một điều tất yếu phải thực hiện và kết quả cho ra đời hàng loạt ngành nghề lao
động phục vụ cho việc xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện tại
chúng ta đang có. Kinh tế phát triển làm cho mức sống của người dân tăng lên kéo theo
nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên rõ rệt, nhất là trong tình hình hiện nay
thường xuất hiện các loại bệnh mới, khó xử lý.
Theo thống kê cho thấy có đến hơn 80% các ca chấn thương hoặc phẫu thuật đại
thể cần đến công tác điều dưỡng phục hồi chức năng, nó trở thành một hoạt động cần
thiết và không thể tách rời khỏi các hoạt động điều trị của bệnh viện.
Ngoài ra việc điều trị phục hồi chức năng còn là một hoạt động điều trị tiếp tục
cho bệnh nhân sau khi qua cơn nguy kịch, vì thường bác sĩ chỉ điều trị nhằm mục đích
cứu sống bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu còn sau quá trình đó bệnh nhân tự hồi phục mà
không có bất kỳ một sự can thiệp nào khác. Mặc dù xuất hiện từ rất lâu trên thế giới
nhưng điều dưỡng phục hồi chức năng chỉ mới được chú trọng ở nước ta trong thời
gian gần đây và chính bản thân của ngành này cũng đã khẳng định được vai trò và tầm
quan trọng của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong hệ thống các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tại Việt Nam phải
kể đến bệnh viện Điều dưỡng - Phục Hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp tại TP.
Hồ Chí Minh. Được thành lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1977 với tên gọi Viện Điều
Dưỡng Thành phố trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh đến nay, bệnh viện với


quá trình phát triển không ngừng về nhân sự, chuyên môn và cơ sở vật chất nhằm đáp
ứng cho nhu cầu phục vụ bệnh nhân ngày càng cao đặc biệt là về điều dưỡng - phục
hồi chức năng cho người bệnh.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp

Mặc dù được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng nhiều công nghệ chữa trị tiên tiến
nhưng hiện nay bệnh viện vẫn chưa có định hướng đầy đủ cho việc phát triển các dịch
vụ dịch vụ điều dưỡng - phục hồi chức năng trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe sau
điều trị và trong quá trình điều trị ngày càng tăng cao.
Với mục đích phát huy hết những khả năng về điều dưỡng - phục hồi chức năng
theo định hướng chung của bệnh viện từ đây đến năm 2025. Trong khuôn khổ nghiên
cứu hạn hẹp, đề tài xin nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ điều
dưỡng - phục hồi chức năng tại bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị
bệnh nghề nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.
2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát:
- Khái quát lại các yếu tố cần thiết và có ảnh hưởng đến hình thành và hoạt động


của dịch vụ y tế theo các chủ trương, chính sách của nhà nước.
- Đưa ra các giải pháp, đề xuất phát triển dịch vụ của bệnh viện trong bối cảnh
nhu cầu ngày càng tăng cao của bệnh nhân.
Mục tiêu cụ thể:
- Đề ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức năng
của bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi Chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp.
- Các giải pháp phát huy ưu điểm của dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức năng.
- Các giải pháp khắc phục nhược điểm của dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức
năng.
- Các kiến nghị đối với bệnh viện và Sở Y tế
3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp

Các yếu tố có ảnh hưởng đến dịch vụ điều dưỡng - phục hồi chức năng và mô
hình phục hồi chức năng của bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi Chức năng - Điều trị
bệnh nghề nghiệp (số 125/61 đường Âu Dương Lân Phường 2 – Quận 8 – thành phố
Hồ Chí Minh).

Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: phạm vi thời gian đề tài nghiên cứu này thực hiện trong giai đoạn
2009 – 2011.
Không gian: Đề tài khảo sát và nghiên cứu thực tế được thực hiện tại bệnh viện
viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp, tập trung nhiều
nhất tại khoa Điều dưỡng và Phục hồi tổn thương tủy sống vì đây là nơi có thể phát
triển nhiều dịch vụ và thu hút bệnh nhân nhiều nhất của bệnh viện.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
- Phương pháp kết hợp lý thuyết và thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh .
- Quan sát, phỏng vấn, đánh giá

5.

NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng dịch vụ điều dưỡng tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục

hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ điều dưỡng tại Bệnh
viện Điều dưỡng - Phục hồi Chức năng - Điều trị Bệnh Nghề nghiệp

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857



Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1.

Khái niệm về dịch vụ

Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm
thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng
giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vụ. Dịch vụ có các đặc tính sau:
-

Tính đồng thời (Simultaneity): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời.

-

Tính không thể tách rời (Inseparability): sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không

thể tách rời, thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia.
-


Tính chất không đồng nhất (Variability):không có chất lượng đồng nhất.

-

Vô hình (Intangibility):không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu

dùng.
-

Không lưu trữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ như hàng hóa

được.
Trong thực tế, sản phẩm chào bán của một doanh nghiệp có thể trải rộng từ một
mặt hàng thuần túy cho đến một dịch vụ thuần túy. Với mặt hàng cụ thể thuần túy như
xà phòng, kem đánh răng hay muối ăn, thì không cần có dịch vụ đi kèm. Một mặt hàng
cụ thể kèm dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ để tăng khả năng thu
hút khách mua, nhất là đối với các sản phẩm hữu hình có công nghệ chế tạo và sử dụng
phức tạp. Ví dụ, nhà sản xuất xe hơi bán xe hơi kèm theo dịch vụ bảo hành, chỉ dẫn sử
dụng và bảo trì, giao hàng theo ý khách mua.
Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gian
chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theo những

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

mặt hàng và dịch vụ nhỏ hơn. Ví dụ, khách đi máy bay là mua một dịch vụ chuyên chở,
nhưng chuyến đi còn bao hàm một số món hàng cụ thể, như thức ăn, đồ uống và một
tạp chí của hãng hàng không.
Sau cùng một mặt hàng có thể là một dịch vụ thuần túy. Ví dụ một cuộc tâm lý trị
liệu hay uốn tóc. Nhà tâm lý trị liệu chỉ cung cấp một dịch vụ đơn thuần, và những thứ
cụ thể duy nhất là phòng mạch hay một cái máy xoa bóp. Như vậy sản phẩm của một
doanh nghiệp có thể là mặt hàng cụ thể hay dịch vụ, có thể có cả những dịch vụ bổ
sung.
1.1.2.

Khái niệm về dịch vụ điều dưỡng

Dịch vụ điều dưỡng là các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc đến với "khách
hàng" (hoặc người bệnh). Trong đó, người điều dưỡng xây dựng kế hoạch chăm sóc
đối với từng người bệnh cụ thể bằng cách sử dụng quy trình điều dưỡng. Nó bao gồm
nhiều bước dựa trên một quy trình khoa học ứng dụng các lý thuyết điều dưỡng, các
kết quả của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Cùng với sự phát triển của nền y học thế giới, ngày nay điều dưỡng cũng được
phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn theo từng lĩnh vực trong hệ thống y tế. Sự
phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho người bệnh theo từng
lĩnh vực chuyên sâu. Song hành cùng các chuyên ngành trong hệ thống y tế thì tại các
trường đào tạo cũng đã xây dựng những chương trình đào tạo riêng biệt để đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực cho từng lĩnh vực đó.
Hiện tại chương trình đào tạo điều dưỡng đa khoa là phổ biến nhất, sau khi người
điều dưỡng tốt nghiệp chương trình này có thể tham gia các khóa học đào tạo chuyên
môn cho từng lĩnh vực để trở thành các điều dưỡng chuyên ngành, như điều dưỡng
răng hàm mặt, điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng mắt, điều dưỡng phục hồi chức

năng, ...

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

1.1.3.

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp

Khái niệm về dịch vụ phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng (PHCN) được coi là loại hình chữa bệnh không dùng thuốc
hoặc điều trị những bệnh mà dùng thuốc không hiệu quả, điều trị từ bên trong những
chấn thương ở hệ thống khớp, cơ, và dây thần kinh. Dịch vụ này áp dụng những kỹ
thuật không dùng thuốc giúp bệnh nhân giảm đau, phục hồi các chức năng vận động và
ngăn chặn các vấn đề sức khỏe khác trong các trường hợp:
-

Chấn thương do các yếu tố tai nạn, hoặc bị tai biến dẫn đến mất chức năng vận

động.
-

Mất chức năng của các bộ phận sau khi phẫu thuật.


-

Mất hoặc rối loạn chức năng vận động do san chấn tâm lý.

Phạm vi hoạt động của dịch vụ phục hồi chức năng tương đối rộng bao gồm bệnh
nhân nội trú và ngoại trú, phối hợp với các khoa khác trong bệnh viện điều trị kết hợp
phòng ngừa các biến chứng trong và sau điều trị ngoại khoa.
1.2.

CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỊCH VỤ ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC

HỒI CHỨC NĂNG
1.2.1.

Nội dung của dịch vụ điều dưỡng

1.2.1.1. Chăm sóc cấp một :
- Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều
dưỡng).
- Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy
tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn,
tình trạng và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857



Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp

+ Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu
tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động
trị liệu, an ủi động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm nghèo.
1.2.1.2. Chăm sóc cấp hai:
- Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh.
- Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt
động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức năng hô
hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
- Nội dung chăm sóc :
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận
động tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, giáo dục sức khoẻ khuyến khích người bệnh
cùng phối hợp điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.
1.2.1.3. Chăm sóc cấp ba :
- Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.
- Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ.
- Nội dung chăm sóc:
+ Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức
khoẻ, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối
hợp điều trị.


SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

1.2.2.

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp

Nội dung của dịch vụ phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một dịch vụ tổng thể về phục hồi và điều trị các tổn thương
về chức năng của người bệnh, trên mỗi cơ thể tất cả các bộ phận có nhiều chức năng
khác nhau tuy nhiên hiện nay phục hồi chức năng thường có những nhóm chính như
sau:
1.2.2.1. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
Trong điều trị có liên quan đến phẫu thuật, ngoại trừ các loại bệnh sử dụng tiểu
phẫu thì hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật đại thể thường ít nhiều bị suy yếu một
chức năng của cơ thể liên quan đến bệnh. Thứ 2 do đại phẫu thường kéo dài và mức độ
tác động đến cơ thể rất lớn nên sau khi phẫu thuật cơ thể chưa hồi phục kịp thời các
chức năng. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thường có các hình thức sau:
- Phục hồi hệ cơ xương khớp
- Phục hồi dáng di
- Phục hồi hoạt động của các chi
- Phục hồi sau chấn thương sọ não

- Phục hồi tủy sống
1.2.2.2. Phục hồi chức năng sau tai biến
Thường bệnh nhân dạng này sẽ có thời gian điều trị kéo dài và khả năng phục hồi
hoàn toàn là rất nhỏ vì các tai biến thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh
nhân, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng mà còn gây ra các san chấn tâm lý lâu dài
trên người bệnh. Phục hồi chức năng sau tai biến hiện nay bao gồm các hoạt động nhu
sau:
- Phục hồi sau tai biến mạch máu não
- Phục hồi tim mạch
- Phục hồi hoạt động do bị san chấn tâm lý

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

1.3.

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC

HỒI CHỨC NĂNG
1.3.1.

Yếu tố bên trong


1.3.1.1. Yếu tố nhân sự
Nhân lực y tế quyết định toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các hoạt động y
tế. Nếu thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thì các nguồn nhân lực khác giành
cho y tế không thể sử dụng có hiệu quả được.
Hơn nữa nhân lực dùng cho y tế hay bất kỳ một hình thức kinh doanh nào khác
như một đòn bẩy cho bệnh viện. Một bác sĩ giỏi về chuyên môn và kỹ năng, một
chuyên viên giỏi về kỹ thuật và thái độ ứng xử tốt sẽ làm bệnh nhân hài lòng và thậm
chí họ sẽ sẵn sàng giới thiệu cho người thân, bạn bè của họ khi có nhu cầu.
Yếu tố quan trọng nhất trong nguồn lực con người không phải là số lượng, mà là
chất lượng nguồn lực con người. Đây mới chính là yếu tố quyết định đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của cơ sở y tế nói riêng. Nói đến chất
lượng của nguồn lực con người là nói đến hàm lượng trí tuệ ở trong đó, nói tới “người
lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi
dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công
nghệ hiện đại”. Sở dĩ người ta nói đến tính vô tận, tính không bị cạn kiệt, tính khai
thác không bao giờ hết của nguồn lực con người chính là nói tới yếu tố trí tuệ. Trí tuệ
của con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ và
phát triển xã hội. Nhà tương lai học Alvin Toffler khẳng định rằng, mọi nguồn lực tự
nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt
và “tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”.
1.3.1.2.

Yếu tố trang thiết bị

Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận
chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng

SVTH: Huỳnh Thanh Trực


MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp

với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá,
hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng
ngày càng cao.
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất
lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng
bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả
về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Để đảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế. hiện
nay từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về
trang thiết bị y tế ngang tầm các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Ðào tạo đội
ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm
chuẩn trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm nâng cao dần
tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.
1.3.1.3.

Yếu tố cơ sở vật chất

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ điều dưỡng - phục hồi
chức năng phải kể đến cơ sở vật chất của bệnh viện; vì đội ngũ y bác sĩ giỏi và trang
thiết bị tốt thôi là chưa đủ, mà cần phải có một vị trí thích hợp và cơ sở hạ tầng hợp lý

cho việc thực hiện các hoạt động điêu dưỡng - phục hồi chức năng.
Đòi hỏi phải có phòng ốc, sân bãi, văn phòng, các phòng chức năng dược thiết kế
theo đúng tiêu chuẩn của ngành y tế; đặc biệt dối với dịch vụ điều dưỡng - phục hồi
chức năng thì phải có yếu tố môi trường có mảng xanh, thân thiện với người bệnh.
1.3.1.4. Yếu tố công nghệ
Trong ngành y tế nói chung và các dịch vụ y tế nói riêng việc điều trị cho bệnh
nhân không chỉ đòi hòi ở một đội ngũ thầy thuốc giỏi, trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp

chất tốt mà phương pháp điều trị và các kỹ thuật cao trong điều trị cũng hết sức quan
trọng.
Kỹ thuật điều trị đóng vai trò như một chiếc cầu nối, một công cụ đắc lực cho
người thầy thuốc; gúp bệnh nhân mau lành bệnh tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và
tiền của cho việc điều trị đồng thời giúp cho việc chăm sóc sức khỏe của con người
ngày càng hoàn thiện hơn.
1.3.2.

Yếu tố bên ngoài

1.3.2.1. Môi trường vĩ mô

Dân số
Dân số là khía cạnh cần được quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến
con người và con người chính là khách hàng (bệnh nhân) sử dụng các dịch vụ khám
chữa bệnh của bệnh viện.
Những biến động về dân số có thể làm thay đổi qui mô thị trường hay qui mô
khám chữa bệnh của bệnh viện được thiết kế (qui mô dân số tăng hoặc giảm sẽ kéo
theo qui mô cung ứng của bệnh viện được thiết kế cũng tăng hay giảm theo).
Cấu trúc dân số cũng có ảnh hưởng rất lớn (tuổi trung bình cao hơn trong cơ cấu
dân số sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng dân chúng).
Sự nâng cao về đời sống kinh tế, văn hóa và giáo dục tạo ra một tỉ lệ lớn dân số
co trình độ văn hóa cao, đồng thời nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải cao hơn.
Kinh tế
Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình sẽ tạo ra khả năng chi tiêu nhiều
hơn và đặc biệt việc chi tiêu cho vấn đề chăm sóc sức khỏe sẽ cao hơn.
Sự phân bổ thu nhập có nhiều phân hóa sẽ làm đa dạng hơn về nhu cầu và
mong muốn của người sử dụng dịch vụ tạo ra nhiều phân khúc thị trường khác biệt.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp

Tự nhiên

Đối với một bệnh viện việc lựa chon một vị trí xây dựng thích hợp là một phần
trong chiến lược phát triển chung của bẹnh viện đó. Vị trí xây dựng cho thấy được
nguồn khách hàng mà bệnh viện đó muốn hướng đến theo từng khu vực; bên cạnh đó
việc có vị trí thuận tiện cho di chuyển, tránh xa được các nguồn ô nhiễm cũng là một
lợi thế rất lớn cho bệnh viện trong việc thu hút bệnh nhân và công tác điều trị chuyên
môn, nhất là đối với loại hình bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng cần một
không gian đẹp, yên tình và hạn chế tối đa các ô nhiễm.
Công nghệ
Việc áp dụng công nghệ mới trong y học giúp các bệnh viện và cơ sở y tế tạo ra
được những bước đột phá trong điều trị cho bệnh nhân, rút ngăn thời gian điều trị và
tăng hiệu suất khai thác của bệnh viện. Từ đó tạo ra sự thu hút đối với bệnh nhân và
tăng sức cạnh tranh trong môi trường hiện nay.
Pháp luật
Môi trường pháp luật - chính trị trước hết để bảo vệ quyền lợi của các đơn vị
tham gia trong nền kinh tế. Thứ hai là để bảo vệ khách hàng (bệnh nhân) khi sử dụng
các dịch vụ do bệnh viện cung cấp. Thứ 3 là để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, tránh
được các hành vi kinh doanh không lành mạnh hoặc các hoạt động trái với chuẩn mực
đạo đức và quy tắc của ngành y tế.
1.3.2.2. Môi trường vi mô
Bệnh viện
Tất cả các các bộ phận của bệnh viện kết hợp lại với nhau để tạo thành một tổng
thể chung và hình thành một môi trường nội bộ của bệnh viện. tổng thể này chịu sự
điều hành chung của ban giám đốc, là người có trách nhiệm vạch ra hướng đi chung
cho cả bệnh viện, và chuẩn bị đủ nguồn lực phát triển cũng như khả năng chống chọi
khi có sự thay đổi từ môi trường bên ngoài.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857



Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp

Nhà cung ứng
Là cá nhân hoặc tổ chức cung ứng nguồn vật tư, trang thiết bị cần thiết cho các
hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Nếu các nguồn này khan hiến hoặc có sự
biến động về giá cả sẽ gây ra không ít khó khăn cho bệnh viện vì các loại nguyên liệu
sử dụng cho y tế thường là đặc thù và sản xuất chỉ phục vụ cho một mục đích nhất
định.
Bệnh nhân
Đây là đối tượng mang lại doanh thu cho bệnh viện nên cần phải tìm hiểu kỹ về
khách hàng của mình nhằm đưa ra những dịch vụ thích hợp nhằm thỏa mãn cao nhất
nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người bệnh.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC HỒI CHỨC
NĂNG TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG - PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG - ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
2.1.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC

NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
2.1.1.

Sự hình thành Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi Chức năng và Điều

trị Bệnh Nghề nghiệp
-

Bệnh viện được thành lập từ ngày 22/07/1977 với tên gọi Viện Điều Dưỡng

Thành phố trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10/03/1998 được đổi
tên thành Bệnh viện Điều Dưỡng – Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp.
Từ khi thành lập đến nay, bệnh viện với quá trình phát triển không ngừng về nhân sự,
chuyên môn và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phục vụ bệnh nhân ngày
càng cao.
-

Chức năng nhiệm vụ chính trị được giao của bệnh viện là điều dưỡng, phục hồi

chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. Ngoài phục vụ đối tượng chính sách theo
nhiệm vụ được giao trước đây, bệnh viện còn phục vụ nhân dân trên địa bàn Quận 8 và
các quận lân cận. Bên cạnh đó, để phát triển chuyên môn, bệnh viện đã xin ý kiến chỉ
đạo của Sở Y Tế để hợp tác với Bệnh viện Chợ Rẫy, BV Chấn thương chỉnh hình và

BV 115 trong việc nhận bệnh của khoa Ngoại thần kinh, Ngoại niệu, Chấn thương
chỉnh hình, Tim mạch can thiệp và Phẫu thuật tim mạch.
-

Hiện nay bệnh viện đã được Bộ Y Tế đánh giá là một bệnh viện có mô hình

phục hồi chức năng tốt và hiện đại theo mô hình quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, là
khuôn mẫu để các bệnh viện phục hồi chức năng trong cả nước học tập.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

2.1.2.

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp

Chức năng nhiệm vụ Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi Chức năng và

Điều trị Bệnh Nghề nghiệp
2.1.2.1.

Khám, cấp cứu và chữa bệnh

Bệnh Viện Điều ưỡng – Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp được

Ủy Ban nhân dân Thành Phố và Sở Y Tế giao nhiệm vụ phục vụ các đối tượng bệnh
nhân, trong đó đa số là bệnh nhân thuộc diện đối tượng chính sách có công, cán bộ lão
thành cách mạng và các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đây là nhiệm vụ của bệnh viện từ
lúc còn là Viện Điều dưỡng đến nay. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của chính
sách đền ơn đáp nghĩa của Nhà nước ta, Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ viên chức
bệnh viện luôn cố gắng hết sức mình, nâng cao tinh thần phục vụ bệnh nhân, tận tình
chăm sóc bệnh nhân.
Ngoài ra, Bệnh viện còn dành riêng khu nhà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng
với đầy đủ phương tiện sinh hoạt cần thiết. Ở đây các mẹ Việt Nam anh hùng được
chăm sóc chu đáo và điều trị miễn phí hoàn toàn. Bên cạnh công tác chuyên môn và
các bộ phận khác đảm bảo ngày càng được nâng cao chất lượng, phần lớn cán bộ viên
chức được khen ngợi về tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân.
Bệnh viện đã tổ chức nhiều đợt khám sức khỏe cho các đối tượng chính sách như:
tổ chức khám, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đối tượng chính sách, mẹ Việt Nam
anh hùng xã Tân Xuân huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre (500 người với tổng số tiền khoảng
26 triệu đồng), cứu trợ lũ lụt ở xã Nhơn Hòa, Huyện Tân Thạch, Tỉnh Long An (150
người với tổng số tiền khoảng 15 triệu đồng). Tổ chức khám sức khỏe từ thiện cho 197
người nghèo và gia đình chính sách ở xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ. Phối hợp với
báo Tuổi trẻ khám và phát thuốc miễn phí cho 500 người ở xã Mỹ Thạnh Tây - Tỉnh
Long An. Đoàn thanh niên bệnh viện đã tổ chức thăm tặng quà cho các trẻ em nghèo
khuyết tật ở nhà thờ Vinh Sơn Quận 8 và trẻ em nghèo khuyết tật ở Bến Sắn Bình

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

Dương. Tổ chức đi khám bệnh và cấp thuốc cho nhân dân nghèo tại Trà Vinh và tặng
02 căn nhà tình thương cho diện chính sách nghèo tại đây.
Hàng năm, bệnh viện đều vận động cán bộ viên chức tham gia hiến máu nhân
đạo.
Bệnh viện đã thực hiện miễn giảm viện phí cho diện chính sách và người nghèo
với tổng chi phí (từ năm 2002 – 2007) : 296.490.500đ
Phát triển chuyên môn về vật lý trị liệu – PHCN : được đẩy mạnh cả về số lượng
nội trú và ngoại trú với hiệu quả ngày càng cao, được bệnh nhân tin tưởng.
Tháng 01 năm 2003 khoa Khám bệnh được sửa chữa để tiếp nhận khám bệnh và
cấp cứu phục vụ nhân dân trong khu vực Quận 8 và các quận lân cận. Khoa Khám
bệnh ngoài các phòng khám nội, còn có phòng khám mắt, tai mũi họng, phòng nha,
phòng tiểu phẫu. Bệnh viện còn triển khai khám sức khỏe cho các xí nghiệp, cơ quan,
đơn vị nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, có triển khai thêm phòng tư vấn về sức
khỏe miễn phí cho người cao tuổi.
Về nhiệm vụ điều trị bệnh nghề nghiệp : bệnh viện đã nhận điều trị bệnh nhân
nhiễm độc chì, nhiễm độc Nicotin, hợp tác với Viện Vệ sinh y tế công cộng khám bệnh
nghề nghiệp và đo hô hấp ký cho công ty Xi măng Tỉnh Kiên Giang.
2.1.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học
- Có 09 đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu và 12 đề tài đang được thực hiện
-

Có 22 sáng kiến cải tiến tiết kiệm. Từ năm 2003 – 2006, tổng số tiền tiết

kiệm thực hiện : 134.538.000đ
- Tham dự báo cáo các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. (hội
nghị ASCoN 2004 tại Nepal, hội nghị ASCoN 2005 tại bệnh viện)
2.1.2.3. Công tác huấn luyện đào tạo

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ :
thường xuyên cử cán bộ, nhân viên chuyên môn đi đào tạo trong và ngoài nước cũng

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp

như tổ chức bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu
phục vụ bệnh nhân ngày càng hiệu quả hơn.
2.1.2.4. Công tác chỉ đạo tuyến
Phòng chỉ đạo tuyến là phòng chức năng được thành lập vào năm 2003 với
biên chế 01 cán bộ chuyên trách.
Đảm bảo cập nhật liên tục các chủ trương, chính sách công của nhà nước về
ngành y tế, phối hợp với các đơn vị khám chữa bệnh thực hiện công tác trao đổi
phương pháp điều trị bệnh tiên tiến.
Đặc biệt là chương trình thực hiện đề án 1816 của Bộ y tế về hỗ trợ chuyển
giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, nay đổi tên là Chương trình giảm tải cho
bệnh viện tuyến dưới.
Chỉ đạo nghiệp vụ tuyến dưới về phục hồi chức năng đối với 24 bệnh viện đa
khoa và 24 trung tâm y tế dự phòng quận/ huyện trong thành phố.
Tập huấn chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật về phục hồi chức năng tổn thương tủy
sống cho bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện phục hồi chức năng Bắc Giang, Khánh
Hòa, Đà Nẵng, Phú Yên. Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng cho

các quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện cũng nhận sinh viên đến thực tập tại bệnh viện gồm Bác sĩ, cử nhân
VLTL, y sĩ, điều dưỡng của Trường Đại học Y Dược và các bệnh viện PHCN của các
tỉnh.
Đẩy mạnh PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Theo dõi tình hình khuyết tật và bệnh nghề nghiệp để có định hướng cho phát
triển của bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho các đối tượng trên.
2.1.2.5. Hoạt động hợp tác quốc tế :
Hợp tác với Tổ chức quốc tế Handicap International (HI) xây dựng khoa Phục
hồi chức năng tổn thương tủy sống và Xưởng dụng cụ chỉnh hình đã hoạt động hiệu

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp

quả theo mô hình hiện đại quốc tế và đã chuyển giao kỹ thuật cho 06 tỉnh. Đưa vào
hoạt động sân thể thao đa năng dành cho người khuyết tật chơi bóng chuyền, bóng rỗ,
tennis, cầu lông với diện tích 1.600m 2 và sân bắn cung cho bệnh nhân liệt hạ chi. Ngày
03/12/2007 đã tổ chức thành công lễ đóng dự án.
Tháng 12/2005 tổ chức thành công Hội nghị quốc tế ASCoN với sự tham gia
của 300 đại biểu, trong đó có gần 100 đại biểu nước ngoài.
Tổ chức thành công Hội nghị hội PHCN Thành phố và Hội nghị các bệnh viện
PHCN toàn quốc năm 2006 do Bộ Y Tế phân công.

2.1.2.6. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
Từ năm 2007, bệnh viện Điều Dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh
nghề nghiệp thực hiện quản lý kinh tế theo nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày
25/04/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Là một đơn vị sự
nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.
Kế toán bệnh viện áp dụng theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp có
thu theo quyết định số 19/2006/ QĐ – BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính.
Toàn bộ hoạt động thu chi bệnh viện thực hiện căn cứ vào dự toán bệnh viện
lập hằng năm và quy chế chi tiêu nội bộ.
2.1.3.

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi Chức năng - Điều

trị Bệnh Nghề nghiệp.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh
nghề nghiệp.


SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp

- Chỉ tiêu giường bệnh nội trú : 400 giường
- Tổ chức bộ máy:
+ Ban Giám Đốc
+ Các phòng chức năng: 07


Phòng Kế hoạch tổng hợp



Phòng Tổ chức cán bộ



Phòng Tài chính kế tốn




Phòng Quản trị



Phòng Vật tư – Thiết bị y tế



Phòng Điều dưỡng



Phòng Chỉ đạo tuyến

+ Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng: 10


Khoa Khám bệnh



Khoa Nội tổng hợp



Khoa Ngoại tổng hợp 1



Khoa Ngoại tổng hợp 2




Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng



Khoa Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống



Khoa Thăm dò chức năng – cận lâm sàng



Tổ Chống nhiễm khuẩn



Khoa Dược



Khoa Dinh dưỡng

- Nhân lực
+ Biên chế

: 172


+ Hợp đồng theo Nghị định 68

: 69

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 21

+ Hợp đồng

: 67

+ Hợp đồng khoán

: 03

Khóa luận tốt nghiệp

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật :
• Thạc sĩ

: 03

• Chuyên khoa I


: 14

• Đại học

: 31

• Cao đẳng

: 04

• Trung cấp

: 160

2.1.4.

Kết quả hoạt động của Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi Chức năng

- Điều trị Bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2009 – 2011
2.1.4.1. Công tác chuyên môn:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn được giao trong 03 năm :
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn được giao từ năm 2009 đến năm
2011
CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN
1. Nội trú:
Giường bệnh
(thực tế/ quy mô)
Tổng số người điều trị
2. Ngoại trú:
Giường bệnh

(thực tế/ quy mô)
Tổng số người điều trị
3. Lượt khám toàn BV
(Chỉ tiêu 50.000 lượt)
4. Bệnh nhân được miễn giảm

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

NĂM 2009

NĂM 2010

NĂM 2011

382/350
109,12%

374/400
93,50%

326 /400
81,50%

7.657

7.005

5.444

146/80

183%

174/85
204,93%

168/85
197,65%

1.713

2.256

2.419

43.144
86%
42

52.872
105,74%
70

57.089
114,78%
78

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện


5. Số đề tài Nghiên cứu Khoa
học
6. Số người bệnh tử vong

Khóa luận tốt nghiệp

Trang 22

5
3

3

6

3
2
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp

Trong các năm qua Bệnh Viện Điều Dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều Trị
Bệnh Nghề Nghiệp được Ủy Ban nhân dân Thành Phố và Sở Y Tế giao nhiệm vụ phục
vụ các đối tượng bệnh nhân, trong đó đa số là bệnh nhân thuộc diện đối tượng chính
sách có công, cán bộ lão thành cách mạng và các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của chính sách đền ơn đáp nghĩa của Nhà
nước ta, Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ viên chức bệnh viện luôn cố gắng hết sức
mình, nâng cao tinh thần phục vụ bệnh nhân, tận tình chăm sóc bệnh nhân. Bệnh viện
thường xuyên cải tạo lại khuôn viên bệnh viện theo hướng xanh – sạch – đẹp; bệnh
viện trong công viên, trồng nhiều cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường và tạo được
một môi trường, không khí trong lành với giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe, nâng

cấp phòng bệnh và trang bị đúng chuẩn giường bệnh cho các khoa nhằm đáp ứng kịp
thời và đầy đủ cho nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân.
Nhìn chung, trong 03 năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn
được thực hiện tốt. Về giường nội trú, năm 2009 bệnh viện được giao chỉ tiêu là 300
giường bệnh, nhưng từ năm 2010 đến nay, chỉ tiêu giường bệnh đã tăng lên 400
giường. Bên cạnh đó, để giảm quá tải, bệnh viện đã tăng cường điều trị ngoại trú từ
140 giường bệnh năm 2009 và đã tăng dần đến năm 2011 là 168 giường. Tổng số
người điều trị ngoại trú cũng ngày càng tăng, năm 2009 là 1.608 người, đến năm 2011
là 2.419 người. Lượt khám toàn bệnh viện cũng tăng lên rõ rệt: năm 2009 là 51.842
lượt người, năm 2011 là 57.089 lượt người.
Song song với tăng cường khám chữa bệnh ngoại trú, bệnh viện cũng đã tăng
chất lượng khám chữa bệnh thông qua việc cải cách thủ tục hành chính giúp bệnh nhân

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp

thuận tiện trong việc khám và điều trị bệnh, thực hiện quy tắc ứng xử, đa dạng các loại
hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người bệnh, đa dạng các kỹ thuật phục hồi chức
năng, đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên Y tế…
Với nhiệm vụ phục vụ các đối tượng thuộc diện chính sách có công, cán bộ lão
thành cách mạng và các Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, bệnh viện cũng đã thực hiện việc
miễn giảm: miễn phí hoàn toàn cho mẹ Việt Nam Anh Hùng, ưu tiên cho Cán bộ hưu

trí, bệnh viện cũng tăng cường miễn giảm cho bệnh nhân nghèo, năm 2009 số bệnh
nhân được miễn giảm là 39 người, đến năm 2011 là 78 người.
Bện cạnh đó để phục vụ tốt cho công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân,
hằng năm bệnh viện đều có các đề tài nghiên cứu của các bác sĩ nhằm rút ra các kinh
nghiệm trong công tác khám và điều trị bệnh, cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác
điều trị. Các đề tài đã được ứng dụng thực tế trên lâm sàng như chống nhiễm khuẩn
bệnh viện, đánh giá đề kháng kháng sinh, hiệu quả của mô hình phục hồi chức năng tổn
thương tủy sống theo mô hình quốc tế …
Trong hệ thống riêng của chuyên ngành về phục hồi chức năng toàn quốc, bệnh
viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp trong 10 năm qua
luôn dẫn đầu về các chỉ tiêu chuyên môn và có nhiều đóng góp trong công tác phục hồi
chức năng cũng như đã có mô hình phục hồi chức năng đa chuyên ngành phục vụ cho
từng khoa được Bộ Y tế và các chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Là bệnh viện đầu tiên
trong cả nước có Khoa Phục hồi chức năng Tổn thương tủy sống theo mô hình quốc tế
từ dự án hợp tác với tổ chức Handicap International Bỉ, từ đó bệnh viện đã nhân rộng
mô hình này cho cả nước. Ngoài ra, Bệnh viện cón đi đầu trong các lĩnh vực phát triển
mới của ngành phục hồi chức năng như: hoạt động trị liệu (người lớn và trẻ em), thủy
trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, hướng nghiệp trị liệu, thể dục thể thao trị liệu,
phục hồi chức năng hô hấp, phục hồi chức năng tim mạch.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp


Công tác điều dưỡng và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn luôn được bệnh viện
quan tâm, được thực hiện và kiểm tra, giám sát tốt. Khoa dinh dưỡng phục vụ tốt chế
độ ăn cho bệnh nhân theo bệnh lý. Bệnh viện ký kết hợp tác với Viện vệ sinh Y tế
Công cộng trong khám và điều trị bệnh nghề nghiệp. Triển khai các quy định về dinh
dưỡng tiết chế trong bệnh viện. Triển khai mã chế độ ăn mới theo quy định của Bộ Y
tế. Bệnh viện luôn đa dạng hóa các sản phẩm chỉnh hình để phục vụ bệnh nhân tàn tật.
Bệnh viện đã thực hiện tốt công tác chăm sóc tốt đối tượng bảo hiểm Y tế, Hướng
nghiệp, giúp người tàn tật chuẩn bị hòa nhập cộng đồng.
Bệnh viện không ngừng phát triển chuyên môn về vật lý trị liệu – phục hồi chức
năng : được đẩy mạnh cả về số lượng nội trú và ngoại trú với hiệu quả ngày càng cao,
được bệnh nhân tin tưởng. Phát triển chuyên sâu về phục hồi chức năng, triển khai sâu
vào mảng ngôn ngữ trị liệu, Thủy trị liệu, Hoạt động trị liệu … Đa dạng hóa các sản
phẩm chỉnh hình. Xây dựng bệnh viện phục hồi chức năng theo mô hình quốc tế để
theo kịp các nước trong khu vực. Được các chuyên gia phục hồi chức năng của thế giới
đánh giá cao về mô hình. Giúp bệnh nhân tàn tật phục hồi và hòa nhập cộng đồng,
hướng nghiệp … được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về mô hình này. Được Bộ Y tế
đánh giá là bệnh viện có mô hình phục hồi chức năng tốt, phục hồi chức năng Tổn
thương tủy sống theo mô hình quốc tế so với cả nước, đã được các tỉnh trong nước và
các chuyên gia Quốc tế về phục hồi chức năng đến tham quan học tập
2.1.4.2. Công tác thực hiện đề án 1816
Bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ Chỉ đạo tuyến các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long về phục hồi chức năng. Bệnh viện đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho 8
tỉnh trong cả nước: Hà Nội, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Yên, Tây Ninh,
Bình Dương, Bến Tre…, hoạt động này đã đem lại hiệu quả đáng kể cho các hoạt động
chuyên môn của các bệnh viện tuyến Tỉnh, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857



Khoa Quản trị Bệnh viện

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp

Luân chuyển cán bộ hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Y học cổ truyền Bến Tre
và Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Tây Ninh: Chuyển giao kỹ thuật phục
hồi chức năng tổn thương tủy sống cho Bệnh viện Y học cổ truyền Bến Tre và chuyển
giao kỹ thuật phục hồi chức năng trẻ bại não cho Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức
năng Tây Ninh. .. Trong 03 năm qua, đã được Bằng khen của Bộ Y tế về công tác thực
hiện đề án 1816.
2.1.4.3. Công tác nghiên cứu khoa học
Hằng năm, bệnh viện đều có các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với nhiệm vụ
chuyên môn của bệnh viện. Trong quá trình công tác, các bác sĩ, điều dưỡng đã không
ngừng nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng trong công tác
khám và điều trị cho bệnh nhân. Đã nghiệm thu và công nhận 38 đề tài cấp cơ sở. Các
đề tài đã thực sự đem lại hiệu quả trong công tác chuyên môn cho các bác sĩ. Hằng năm
bệnh viện đều có tổ chức Hội nghị phục hồi chức năng tại bệnh viện và tham gia báo
cáo trong Hội nghị Hội phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4.4. Công tác tài chính
Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp Quận 8 là
bệnh viện được cấp một phần kinh phí hoạt động. Năm 2007, bệnh viện bắt đầu thực
hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về
quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính. Bệnh viện đã xây dựng Quy chế chi tiêu
nội bộ gắn với tình hình thực tế của bệnh viện. Từ khi thực hiện nghị định 43 đến nay,
nguồn thu viện phí của bệnh viện tăng từ 37,998 tỷ (năm 2009) lên 42,603 tỷ (năm
2010) và lên 44,712 tỷ (năm 2011).

Tiết kiệm chi, tạo thu nhập tăng thêm cải thiện đời sống của cán bộ viên chức và
người lao động với hệ số thu nhập tăng thêm 1,5 lần, tiết kiệm kinh phí hoạt động
thường xuyên 22.665 triệu đồng, tỷ lệ kinh phí tiết kiệm được so với dự toán là 35%

SVTH: Huỳnh Thanh Trực

MSSV: 854021857


×