Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

sự phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN TRUNG HIẾU

SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI GIAI ĐOẠN 1995 - 2013

Chuyên ngành:

Kinh tế học

Mã số chuyên ngành:

60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. VÕ HỒNG ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

TÓM TẮT


Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa phát
triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi giai đoạn
1995 – 2013. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm một bằng chứng khoa học
định lượng giúp cho các quốc gia có một cái nhìn tổng quát hơn về vai trò của thị
trường tài chính đối với quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Trên cơ sở các lý thuyết
nền tảng cũng như các nghiên cứu định lượng đã được thực hiện về mối quan hệ giữa
thị trường tài chính với tăng trưởng kinh tế, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng
cho nghiên cứu này. Các phương pháp kinh tế lượng khác nhau, bao gồm phương pháp
bình phương bé nhất (OLS), phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp tác
động ngẫu nhiên (REM) đã được sử dụng trên mẫu nghiên cứu bao gồm 22 quốc gia
mới nổi theo phân loại của các Tổ chức kinh tế Thế giới như: Ngân hàng thế giới, Quỹ
tiền tệ thế giới, The Economist, Morgan Stanley Capital International (MSCI). Thông
qua kiểm định lựa chọn giữa các mô hình, kết quả cho thấy phương pháp FEM là lựa
chọn tối ưu nhất so với hai phương pháp còn lại, tác giả cũng đã tiến hành kiểm tra
hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình và kiểm soát, khắc phục hiện
tượng này bằng phương pháp Panel EGLS (Cross-section weights) để đảm bảo tính
chính xác và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.
Thông qua kết quả ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy đã
xác định được năm yếu tố tài chính có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế:
(i) Tỷ lệ nợ thanh khoản trên GDP; (ii) Tỷ lệ tín dụng cá nhân trên GDP; (iii) Tỷ lệ
tiền gửi tại hệ thống tài chính trên GDP; (iv) Tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng thương mại
trong tổng số tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng trên GDP; và (v) Tỷ lệ vốn hóa thị
trường chứng khoán trên GDP. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này ủng hộ quan điểm
cho rằng sự phát triển của thị trường tài chính có tác động tích cực đối với tăng trưởng
kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi thông qua việc phân bổ nguồn vốn và đẩy nhanh quá
trình đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tác động
tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vấn đề đầu tư cho giáo
dục là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định, có ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng kinh tế trong tương lai.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang iii


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

Dựa trên kết quả của nghiên cứu này và một số nghiên cứu trước, các hàm ý
chính sách được đưa ra nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, góp
phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, để gia tăng hiệu quả hoạt động
của các tổ chức tài chính, bốn chính sách quan trọng cần phải được thực hiện một cách
nhất quán. Thứ nhất là cần hoàn thiện cơ chế thị trường và hệ thống pháp luật. Thứ hai
là cần phải có chính sách phát triển đồng bộ thị trường tài chính, trung gian tài chính
và các tổ chức tài chính. Thứ ba là cần tập trung hỗ trợ và giám sát hoạt động của hệ
thống tài chính thông qua các quy định về giám sát. Thứ tư là cần đầu tư và áp dụng
công nghệ hiện đại vào hoạt động tài chính.
Hơn thế nữa, kết quả của nghiên cứu này còn mở ra một hướng nghiên cứu mới
về sự khác biệt giữa cấu trúc tài chính tại các nhóm quốc gia trong thời gian tới.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang iv


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................4
1.7. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................5
1.8. Kết cấu của nghiên cứu .........................................................................................5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................... 6
2.1. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................6
2.1.1. Thị trường tài chính ........................................................................................6
2.1.2. Phát triển thị trường tài chính ........................................................................7
2.1.3. Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ............................8
2.2. Các nghiên cứu trước ..........................................................................................16
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 22
3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ....................................................23
3.2.1. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) .................................................24
3.2.2. Phương pháp tác động cố định (FEM) .........................................................25
3.2.3. Phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) ...................................................26
3.2.4. Kiểm định lựa chọn mô hình .........................................................................27
3.2.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..............................................................28


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang v


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................28
3.3.1. Các chỉ số đo lường sự phát triển tài chính. ................................................29
3.3.2. Các yếu tố quyết định tăng trưởng. ..............................................................32
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................36
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 38
4.1. Tổng quan về các nền kinh tế mới nổi. ...............................................................38
4.2. Tổng quan kết quả mẫu nghiên cứu. ...................................................................43
4.2.1. Phân tích chung các chỉ số nghiên cứu. .......................................................43
4.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính. ......................................................................44
4.3. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................47
4.3.1. Kết quả mô hình nghiên cứu .........................................................................47
4.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu .......................................................................55
4.3.3. Ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đối với tăng trưởng .............................56
4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố quyết định tăng trưởng.......................................58
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................. 60
5.1. Kết luận ...............................................................................................................60
5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................61
5.3. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam .................................................63
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 66
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 71
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 73
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... 77
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................... 90
PHỤ LỤC 7 ................................................................................................................... 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang vi


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính ............................. 7
Hình 2.2. Vai trò của phát triển thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ...... 15
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................... 23
Hình 4.1. GDP bình quân đầu người ở các nhóm quốc gia ........................................ 39
Hình 4.2. Chỉ số tài chính của các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 - 2013 .......... 40
Hình 4.3. Chỉ số kinh tế của các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 - 2013 ............. 42
Hình 4.4. Chỉ số tài chính phân theo nhóm quốc gia .................................................. 44
Hình 4.5. Các chỉ số tài chính ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người ở mức trung bình thấp .............................................. 45
Hình 4.6. Các chỉ số tài chính ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người ở mức trung bình cao ................................................ 46

Hình 4.7. Các chỉ số tài chính ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người ở mức cao ................................................................. 47
Hình 5.1. Các chỉ số tài chính của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2013 ......................... 63

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang vii


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ............... 35
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến................................................................. 43
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................................... 48
Bảng 4.3. Kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp ................................... 50
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy của năm mô hình .............................................................. 51
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................ 52
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy hiệu chỉnh sau khi khắc phục hiện tượng
phương sai sai số thay đổi .......................................................................... 54
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê ................................. 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang viii


TRẦN TRUNG HIẾU


Lớp: ME06A

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ctg

Các tác giả

FEM

Phương pháp tác động cố định

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GDPpc

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

REM


Phương pháp tác động ngẫu nhiên

WB

Ngân hàng thế giới

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang ix


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong Chương đầu tiên này, một số vấn đề sẽ được trình bày, bao gồm: đặt vấn
đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và kết
cấu của nghiên cứu.
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, phát triển kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng không chỉ
trong phạm vi các quốc gia, mà cả thế giới đều hết sức quan tâm. Sự cạnh tranh về
kinh tế ngày càng gay gắt hơn khi quá trình hội nhập toàn cầu đã và đang diễn ra trên
toàn thế giới. Chính vì vậy, bài toán về tăng trưởng kinh tế luôn là đề tài thu hút nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đã
có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng
kinh tế với nhiều khía cạnh khác nhau. McKinnon và Shaw (1973) đã có những đóng

góp to lớn cho việc giải thích vai trò của thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh
tế. Tiếp sau đó, nhiều nghiên cứu khác cũng được ra đời để chứng minh cho mối quan
hệ này. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu lại đi theo hai chiều hướng khác nhau.
Aghion và Howitt (1988), Saint-Paul (1992), Singh (1997) cho rằng tồn tại mối quan
hệ đồng biến giữa sự phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán
đối với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Robinson (1953), Lucas Jr. (1988) và Zbigniew
(2003) lại cho rằng phát triển thị trường tài chính không hẳn là nhân tố quyết định đối
với tăng trưởng kinh tế, nếu không phát triển theo đúng hướng thậm chí còn cản trở
tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển – nơi mà nền kinh tế
còn nhiều bất cập và non yếu. Từ hai hướng kết quả trên cho thấy, dù cùng đối tượng
nghiên cứu nhưng kết quả có thể khác nhau, tác giả nhận thấy vấn đề này có thể là do
sự khác biệt về đặc tính của phạm vi, khu vực nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu hay
việc lựa chọn các biến đo lường cho sự phát triển của thị trường tài chính. Do vậy, tài
chính và tăng trưởng kinh tế luôn là một chủ đề thú vị để nghiên cứu. Từ thực tế trên
cho thấy, để biết được thị trường tài chính của một khu vực, quốc gia nào đó tác động
như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế thì không còn cách nào khác chính xác hơn
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 1


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

việc nghiên cứu thực nghiệm tại chính khu vực, quốc gia đó trong một khoảng thời
gian cụ thể.
Hiện nay, để phát triển kinh tế, các quốc gia trên thế giới không chỉ tập trung
vào phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ mà còn mở rộng sự phát
triển của lĩnh vực tài chính thông qua việc thành lập các trung tâm tài chính, hệ thống

ngân hàng, thị trường chứng khoán và rõ ràng không thể phủ nhận tác động của thị
trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu đã được thực hiện cho thấy vai trò cũng như những đóng góp của thị trường tài
chính cho tăng trưởng kinh tế.
Levine và Zervose (1996) đã nghiên cứu ở 42 quốc gia trong giai đoạn 19761993 cho rằng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và các ngân hàng tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Calderon và Liu (2003) nghiên cứu ở 109 nước công
nghiệp trong giai đoạn 1965-1994, cho rằng sự đóng góp của phát triển tài chính đối
với tăng trưởng ở các nước công nghiệp cao hơn ở những nước đang phát triển, nghiên
cứu này cũng ủng hộ quan điểm cho rằng sự phát triển tài chính có thể thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua việc tích lũy vốn nhanh chóng và thay đổi công nghệ. Beck
và ctg (2000) nghiên cứu ở 77 quốc gia giai đoạn 1960-1995 cho rằng phát triển tài
chính tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng tích lũy đầu tư và tiết kiệm
không đóng góp cho các kênh chuyển từ tài chính đến tăng trưởng hay Leitao (2010)
nhận thấy vai trò quan trọng của phát triển khu vực tài chính trong tăng trưởng kinh tế
khi nghiên cứu dữ liệu bảng của các nước Liên minh châu Âu và Brazil, Nga, Ấn Độ
và Trung Quốc trong giai đoạn 1980 – 2006.
Phần lớn các nghiên cứu trước đây đều có quy mô lớn với nhiều quốc gia ở từng
khu vực khác nhau, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, với những phương pháp
khác nhau và dường như trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu tập trung phân
tích mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nền
kinh tế mới nổi – nơi mà các quốc gia đang có tốc độ phát triển vượt bậc, ngày càng
khẳng định vai trò và vị trí của mình trên đấu trường kinh tế thế giới, nơi mà các quốc
gia đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn đến một vị trí ngang tầm với các cường
quốc kinh tế. Đây chính là lý do nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về mối
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 2


TRẦN TRUNG HIẾU


Lớp: ME06A

quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới
nổi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa phát triển thị trường
tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi giai đoạn 1995 – 2013.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Một số các câu hỏi sau đây đã được đặt ra trong nghiên cứu này:
 Các chỉ số đo lường sự phát triển của thị trường tài chính?
 Có tồn tại mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia mới nổi hay không? Mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến?
 Một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính ở các nền kinh tế
mới nổi?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển thị trường tài
chính ở các quốc gia mới nổi.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Với mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả muốn xem xét mối
quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế mới
nổi. Nhằm đạt được kết quả nghiên cứu thể hiện một cách khách quan nhất, tác giả đặt
nghiên cứu này trong giai đoạn 1995 – 2013 – giai đoạn có nhiều biến động do các cuộc
khủng hoảng Châu Mỹ Latinh năm 1995, kinh tế - tài chính châu Á năm 1997 – 1998,
Nga và Brazil năm 1998, Argentina năm 2000, Turkey năm 2001 và khủng hoảng kinh
tế toàn cầu 2008 – 2009.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu dữ liệu các nền
kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu, chỉ có 22 quốc
gia đảm bảo có đầy đủ số liệu đáp ứng cho bộ dữ liệu bảng cân bằng trong giai đoạn

1995 – 2013. Các quốc gia đó là: Argentina, Bangladesh, Brazil, China, Colombia,
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 3


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

Czech Republic, Egypt. Arab Rep, Greece, Hungary, India, Indonesia, Israel,
Malaysia, Morocco, Nigeria, Pakistan, Philippines, Poland, Russian Federation, South
Africa, Thailand, Turkey.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng thông qua xử lý dữ
liệu trên phần mềm Eviews 8.0. Quá trình phân tích có thể được cụ thể hóa như sau.


Trước hết, các mô hình lý thuyết tổng quát từ các nghiên cứu trước được
tìm hiểu, kết hợp với đặc điểm của các nền kinh tế mới nổi nhằm xác định
các chỉ số đo lường sự phát triển của thị trường tài chính và biến số đo
lường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, mô hình, các biến số và
phương pháp phù hợp cho nghiên cứu này được lựa chọn. Từ đó, dữ liệu từ
các nguồn đáng tin cậy như WB, IMF để kiểm chứng mô hình được thu
thập.



Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp, kiểm tra và làm sạch bảng dữ liệu đã
được thu thập trước khi tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm

Eviews 8.0. Các bước thực hiện bao gồm: thống kê mô tả, ước lượng mô
hình hồi quy bằng các phương pháp bình phương bé nhất (OLS), tác động
cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) để xác định tác động của phát
triển thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi
và cuối cùng là thực hiện một số kiểm định để chắc rằng kết quả mô hình
đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy trong nghiên cứu.

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự phát triển thị trường tài chính và tăng
trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi trong giai đoạn 1995 – 2013 sẽ cung cấp thêm
một bằng chứng khoa học định lượng nhằm ủng hộ hay bác bỏ về mối quan hệ (mối
quan hệ đồng biến hay nghịch biến) này. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng với dữ liệu
thực của các quốc gia là một minh chứng giúp cho các quốc gia này có một cái nhìn
tổng quát và chính xác hơn về vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế của họ,
từ đó tạo tiền đề cho việc hoạch định chính sách, giải pháp nhằm định hướng và thúc
đẩy quá trình phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 4


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

1.7. Hạn chế của nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá hẹp, chỉ trong 22 nền kinh tế mới nổi, thời
gian nghiên cứu khá ngắn, chỉ trong giai đoạn 1995 - 2013, một số biến đo lường phát
triển thị trường tài chính dựa vào nền tảng của các nghiên cứu trước và đặc điểm của
các quốc gia trong khu vực để phân tích, nên kết quả không mang tính đại diện cho

nhiều khu vực khác trên thế giới.
1.8. Kết cấu của nghiên cứu
Kết cấu của nghiên cứu gồm 5 chương, chưa bao gồm phụ lục và tài liệu tham khảo:
Chương 1:

Tổng quan về nghiên cứu

Chương 1 trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và kết
cấu của nghiên cứu.
Chương 2:

Cơ sở lý thuyết

Chương 2 giới thiệu về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về vai trò và
mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Chương 3:

Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này, tác giả giới thiệu về quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu, các chỉ số đo lường các biến và phương pháp nghiên cứu được áp dụng.
Chương 4:

Kết quả nghiên cứu

Chương 4 sẽ là một bức tranh thật chi tiết phản ánh mối liên hệ giữa sự phát
triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế thông qua thống kê mô tả và ước lượng
mô hình hồi quy.

Chương 5:

Kết luận và hàm ý chính sách

Chương 5 là phần tóm tắt kết quả nghiên cứu từ các phần trước, thông qua đó
đề xuất một số khuyến nghị và các chính sách liên quan.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 5


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, 2 phần chính sẽ được tập trung trình bày: (i) lý thuyết nền
tảng về vai trò của phát triển thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế; và (ii)
tóm tắt các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và giả thuyết cho
nghiên cứu này.
2.1. Lý thuyết nghiên cứu
2.1.1. Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính. Các loại
tài sản tài chính có thể kể đến như tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và cả những công cụ
tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau và
hợp đồng quyền chọn. Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao
gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là
những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính – hàng hoá của thị trường

tài chính (Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều, 2011).
Cấu trúc thị trường tài chính: Dựa vào thời hạn và tính chất của các công cụ tài
chính giao dịch, người ta có thể chia thị trường tài chính chính thức ra thành hai loại
chính: thị trường tiền tệ (là nơi diễn ra giao dịch mua bán các công cụ nợ ngắn hạn và
thường có thời gian đáo hạn ít hơn một năm), và thị trường vốn (là nơi diễn ra giao
dịch mua bán các loại tài sản tài chính hoặc công cụ nợ trung hoặc dài hạn). Thị
trường tiền tệ lại bao gồm thị trường cho vay ngắn hạn, thị trường liên ngân hàng, và
thị trường hối đoái. Thị trường vốn có thể chia thành thị trường cho vay dài hạn có thế
chấp bất động sản, thị trường tín dụng thuê mua (leasing), và thị trường chứng khoán.
Vai trò của thị trường tài chính: Trong suốt quá trình hoạt động, bất cứ đơn vị
nào cũng có lúc tạm thời thặng dư nhưng cũng có lúc tạm thời thiếu hụt vốn. Lúc tạm
thời thặng dư, đơn vị cần tìm nơi đầu tư để vốn sinh lợi, giúp tăng hiệu suất sử dụng
vốn. Lúc tạm thời thiếu hụt vốn, đơn vị cần tìm nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt nhằm
đảm bảo cho hoạt động được liên tục và hiệu quả hơn. Trong những trường hợp này,
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 6


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

thị trường tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nơi gặp gỡ giữa các nhà
đầu tư để quyết định giá cả tài sản tài chính, cung cấp cho nhà đầu tư khả năng giải
quyết vấn đề thanh khoản khi nhà đầu tư muốn bán lại tài sản tài chính, thông qua đó
tiết kiệm được chi phí thông tin, nâng cao hiệu quả giao dịch (Bùi Kim Yến và
Nguyễn Minh Kiều, 2011).
Hình 2.1.


Vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính

Thị trường tài chính
Tổ chức tài chính
trung gian






Hộ gia đình
Các nhà đầu tư
Các doanh nghiệp
Chính phủ
Nhà đầu tư nước
ngoài

• Huy động vốn
• Phân bổ vốn

Đơn vị thặng dư vốn







Hộ gia đình

Các nhà đầu tư
Các doanh nghiệp
Chính phủ
Nhà đầu tư nước
ngoài

Đơn vị thiếu hụt vốn

Nguồn:Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011)

2.1.2. Phát triển thị trường tài chính
Phát triển thị trường tài chính được xem như là một sự cải tiến về chất lượng, số
lượng và hiệu quả của hệ thống tài chính. Từ một quan điểm kinh tế cơ bản, Levine
(1997) cho rằng sự phát triển của thị trường tài chính là do sự tồn tại của những rào
cản thị trường trong các hình thức giao dịch và chi phí thông tin, điều này đã tạo ra
động lực cho sự xuất hiện của thị trường tài chính, các tổ chức tài chính và trung gian
tài chính, thông qua đó góp phần làm giảm các chi phí có liên quan đến tiết kiệm và
quyết định đầu tư, nâng cao hiệu quả việc phân bổ các nguồn tài nguyên có sẵn, từ đó
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quá trình này bao gồm sự kết hợp của nhiều hoạt động
và tổ chức, xảy ra khi các công cụ tài chính, thị trường và các trung gian được cải thiện
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 7


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

tốt hơn, sau đó chúng ảnh hưởng đến chi phí thông tin, chi phí thực hiện và chi phí

giao dịch (Levine, 2005). Do đó, phát triển tài chính bao gồm các cải tiến trong việc
phân bổ nguồn lực, giám sát đầu tư, huy động tiết kiệm, đa dạng hóa và quản lý rủi ro.
Song song đó, việc tăng cường kiểm soát, quản lý, giám sát các doanh nghiệp sau khi
cung cấp các dịch vụ tài chính và các điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa dịch vụ cũng là chất kích thích để phát triển tài chính.
2.1.3. Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính
đã được biết đến như một đỉnh cao trong những thập kỷ qua. Schumpeter (1911) lập
luận rằng các dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian tài chính giúp cho việc huy
động nguồn tiết kiệm, đánh giá dự án, quản lý rủi ro, giám sát quản lý đối với các
doanh nghiệp được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch, góp
phần đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế. Sau này, các nghiên
cứu của Goldsmith (1969), Mckinnon (1973) và Shaw (1973) đưa ra giả thuyết cho
rằng tự do hóa tài chính và sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua tác động lên tốc độ tăng trưởng của tiết kiệm, đầu tư. Mối
quan hệ này càng được làm rõ hơn khi nghiên cứu của King và Levine (1993) ra đời,
cho rằng thị trường tài chính và các trung gian tài chính có khả năng thúc đẩy quá trình
tích lũy vốn và các yếu tố tăng trưởng năng suất, là một chìa khóa quan trọng dẫn đến
tăng trưởng kinh tế.
Niềm tin về sự phát triển tài chính là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng
kinh tế ngày càng được củng cố khi Boyd và Prescott (1986), Greenwood và
Jovanovic (1990) cho rằng thông qua việc cung cấp các thông tin chính xác hơn về
công nghệ sản xuất cũng như các hoạt động kiểm soát gắt gao về quá trình hợp tác
giữa các nhà đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn lực và thúc
đẩy quá trình tăng trưởng. Bên cạnh đó, thông qua việc chuẩn bị tốt cho các hoạt động
quản lí rủi ro, cải thiện tính thanh khoản cho các nhà đầu tư, thị trường tài chính và các
trung gian tài chính có thể thúc đẩy quá trình đầu tư với mức lợi nhuận cao hơn
(Bencivenga và Smith, 1991; Greenwood và Smith, 1997).

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC


Trang 8


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

Một số mô hình lý thuyết đã được điều tra và làm rõ về vai trò của phát triển thị
trường tài chính trong tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng
nội sinh là một hàm ý cho vai trò cụ thể của các trung gian tài chính đối với tăng
trưởng kinh tế. Tác động này được thể hiện rõ nét qua mô hình của Pagano (1993) –
mô hình “AK”:
Yt = AKt

(2.1)

Trong đó Y là tổng sản lượng (aggregate output), K là tổng quỹ vốn (aggregate
capital stock), A là năng suất xã hội của vốn (social productivity of capital).
Giả định năng suất xã hội của vốn (A) là không đổi, lúc này sự gia tăng của
tổng sản lượng (Y) phụ thuộc vào tổng quỹ vốn (K) (bao gồm nguồn vốn vật chất và
vốn con người). Để đơn giản, mô hình giả định rằng không có sự tăng trưởng dân số
và chỉ sản xuất một loại hàng hóa. Chắc chắn rằng, hàng hóa này chỉ có thể sử dụng để
đầu tư hoặc tiêu dùng, nếu hàng hóa này được sử dụng để đầu tư với tỷ lệ khấu hao là
δ thì tổng mức đầu tư là:
It = Kt+1 – (1-δ)Kt

(2.2)

Trong một nền kinh tế khép kín, không có chính phủ, thị trường cân bằng đòi
hỏi tổng tiết kiệm St bằng với tổng đầu tư It. Thông qua các tổ chức tài chính, tiết kiệm

được chuyển giao cho các khoản đầu tư, nếu
thì

là giá trị một đồng được giữ lại đầu tư

là giá trị bị giữ lại bởi các tổ chức tài chính:

St = It.

(2.3)

Từ biểu thức (2.1), tốc độ tăng trưởng ở thời điểm t + l là:
gt+1 = (Yt+1 / Yt) – 1 = (Kt+1/ Kt) – 1.

(2.4)

Sử dụng biểu thức (2.2), (2.3) và một số thuật toán biến đổi, tốc độ tăng trưởng
ổn định được viết như sau:
g = A*(I/Y) – δ = A s – δ.
Trong đó,

(2.5)

là tỷ lệ đầu tư trên tiết kiệm I/S, s là tỷ lệ tiết kiệm S/Y, g là tốc độ

tăng trưởng ổn định, δ là tỷ lệ khấu hao hàng năm. Như vậy, thị trường tài chính có thể
tác động tới các yếu tố

A, s để làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc


gia theo các cách làm giảm tỷ lệ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

làm tăng tỷ lệ chuyển tiết kiệm sang đầu tư
Trang 9


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

hoặc cũng có thể làm tăng năng suất xã hội của vốn (A) thông qua việc phân bổ nguồn
vốn cho các dự án có mức sinh lời cao nhất, góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng
(Panago, 1993).
Trong các mô hình nghiên cứu của Paul Romer (1986), Lucas (1988), Rebelo
(1991) cho rằng chức năng hoạt động của hệ thống tài chính ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng một cách ổn định thông qua sự tác động lên tốc độ hình thành vốn. Hệ thống tài
chính ảnh hưởng đến sự tích lũy vốn bằng cách thay đổi tỷ lệ tiết kiệm hoặc phân bổ
quá trình tiết kiệm thông qua các nguồn vốn. Trong khi đó, Merton và Bodie (1995) lại
cho rằng hệ thống tài chính chỉ phục vụ cho một chức năng cơ bản trong việc cải thiện
quá trình giao dịch và các chi phí về thông tin đó là tạo điều kiện cho việc phân bổ các
nguồn lực theo không gian và thời gian trong một môi trường không ổn định. Dựa trên
nền tảng của lý thuyết này, Levine (1997) chia chức năng chính này thành năm chức
năng cơ bản khác nhau, đó là: (1) tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh
thông qua việc cải thiện và quản lý rủi ro, (2) tiếp thu thông tin về đầu tư và phân bổ
nguồn lực, (3) quản lý, giám sát và kiểm soát doanh nghiệp, (4) huy động tiết kiệm, (5)
tạo điều kiện cho quá trình giao dịch. Sau đây là phần phân tích về cách mà năm chức
năng này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
(1)


Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện và quản lý rủi ro
Theo Levine (1997), trong một môi trường mà thông tin và chi phí giao dịch

luôn cụ thể thì thị trường tài chính và các tổ chức tài chính phát triển có thể giảm bớt
các rủi ro về kinh doanh, bảo hiểm và tổng hợp các rủi ro. Rủi ro được đề cập ở đây
chủ yếu là rủi ro thanh khoản và rủi ro có tính riêng biệt.
Rủi ro thanh khoản phát sinh do sự bất ổn liên quan đến việc chuyển tài sản vào
một phương tiện trao đổi. Bên cạnh đó, thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch có
thể kiềm hãm tính thanh khoản và làm tăng rủi ro thanh khoản, điều này tạo ra động
lực cho sự xuất hiện của các thị trường tài chính và các tổ chức nhằm làm tăng thêm
tính thanh khoản. Thị trường vốn thanh khoản là thị trường tương đối tốn ít chi phí để
giao dịch so với các thị trường khác và là nơi chắc chắn về thời gian và các thỏa thuận
giao dịch. Mặc khác, đối với một số dự án có doanh thu cao đòi hỏi một cam kết dài
hạn của nguồn vốn, nhưng những người gửi tiết kiệm không thích gửi toàn bộ khoản
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 10


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

tiền của họ trong thời gian dài, như vậy, nếu hệ thống tài chính không làm tăng thêm
tính thanh khoản của các khoản đầu tư dài hạn, thì việc đầu tư vào những dự án có
doanh thu cao ít có khả năng xảy ra. Đồng quan điểm với Levine (1997), Hicks (1969)
lập luận rằng những cải thiện thị trường vốn sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản.
Bên cạnh thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính trung gian còn có thể
làm tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro thanh khoản bằng cách cung cấp các dịch vụ
tiền gửi có kỳ hạn thông qua việc chọn một hỗn hợp thích hợp giữa các khoản đầu tư

có tính thanh khoản thấp, lợi nhuận cao và các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao,
lợi nhuận thấp cho người gửi tiết kiệm, nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản, đồng thời
tạo thuận lợi cho đầu tư dài hạn vào các dự án có lợi nhuận cao và thúc đẩy quá trình
tăng trưởng (Bencivenga và Smith 1991).
Levine (1997) nhận định rằng ngoài việc giảm rủi ro thanh khoản, hệ thống tổ
chức tài chính cũng có thể giảm thiểu các rủi ro có tính riêng biệt, liên quan đến các dự
án cá nhân, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, khu vực, quốc gia,… Các ngân
hàng, các quỹ tương hỗ và thị trường chứng khoán cung cấp tất cả các loại công cụ,
phương tiện kinh doanh để tổng hợp, đa dạng hóa rủi ro, tạo ra chiều hướng thay đổi
danh mục đầu tư từ các dự án có mức lợi nhuận kỳ vọng thấp sang các dự án có mức
lợi nhuận kỳ vọng cao, điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến tăng trưởng kinh tế bằng
cách thay đổi sự phân bổ nguồn lực và lãi suất tiết kiệm, vấn đề cơ bản cần lưu ý là
phải có tính minh bạch (Saint-Paul, 1992).
(2)

Tiếp thu thông tin về đầu tư và phân bổ nguồn lực
Thật là khó khăn và tốn kém để đánh giá các doanh nghiệp, các nhà quản lý và

các điều kiện kinh tế thị trường (Carosso, 1970) do không thể có đủ thời gian, năng lực,
phương tiện để thu thập và xử lý thông tin trên một mảng rộng của các doanh nghiệp,
các nhà quản lý, và điều kiện kinh tế. Một điều chắc chắn rằng các nhà đầu tư sẽ không
muốn đầu tư vào các hoạt động, dự án mà có ít thông tin đáng tin cậy. Do đó, chi phí
mua lại thông tin là rất cao, điều đã tạo ra động lực cho các trung gian tài chính phát
triển (Diamond, 1984; Boyd và Prescott, 1986). Giả sử rằng có một chi phí cố định để
thu thập thông tin về một công nghệ sản xuất, khi không có hệ thống tài chính và các tổ
chức trung gian tài chính, mỗi nhà đầu tư phải trả các chi phí cố định để sở hữu thông tin
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 11



TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

này. Tuy nhiên, các trung gian tài chính có thể làm tốt điều này giúp tiết kiệm chi phí
của việc mua và xử lý thông tin về các khoản đầu tư, thay vì mỗi nhà đầu tư phải thực
hiện. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc mua lại các thông tin về các cơ hội đầu tư và do
đó cải thiện việc phân bổ nguồn lực.
Khả năng tiếp thu và xử lý thông tin có thể có những tác động quan trọng đến
tăng trưởng. Trong trường hợp có nhiều công ty và doanh nghiệp cần vốn đầu tư,
thông qua việc nắm bắt được các thông tin, các tổ chức tài chính, trung gian tài chính
có thể lựa chọn các doanh nghiệp có triển vọng nhất, tạo ra một sự phân bổ hiệu quả
hơn về vốn và tăng trưởng nhanh hơn (Greenwood và Jovanovic, 1990).
Với chức năng này, bên cạnh việc xác định các công nghệ sản xuất tốt nhất,
trung gian tài chính cũng có thể đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ bằng cách xác
định những doanh nghiệp có cơ hội nhất để bắt đầu những quy trình sản xuất công
nghệ mới (King và Levine, 1993 c, Schumpeter, 1912).
(3)

Quản lý, giám sát và kiểm soát doanh nghiệp
Theo Levine (1997), bên cạnh việc giảm chi phí thu thập thông tin, sự phát triển

của thị trường tài chính và các trung gian tài chính làm giảm thiểu việc mua lại các
thông tin và thực thi việc giám sát, quản lý và kiểm soát doanh nghiệp, sau khi tính
toán các chi phí tài chính của các công ty. Giả sử, chủ sở hữu công ty sẽ sắp xếp lại
các danh mục đầu tư, mà điều này bắt buộc các nhà quản lý công ty phải quản lý công
ty của họ nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu. Ngoài ra, các chủ nợ bên ngoài
như: ngân hàng, cổ đông, và trái chủ sẽ không quản lý doanh nghiệp theo từng ngày
một mà họ buộc chủ sở hữu và các nhà quản lý bên trong điều hành các doanh nghiệp

nhằm phù hợp với lợi ích của họ. Việc không sử dụng các thỏa thuận tài chính nhằm
tăng cường kiểm soát các công ty có thể cản trở việc huy động tiết kiệm từ các chủ thể
doanh nghiệp khác nhau và từ đó có thể kiềm hãm nguồn vốn luân chuyển vào các dự
án đầu tư có lợi nhuận (Stiglitz và Weiss 1981, 1983). Vấn đề cần lưu ý là cách mà các
hợp đồng tài chính, thị trường, và các tổ chức tài chính nâng cao giám sát và kiểm soát
doanh nghiệp, cũng như đánh giá những thỏa thuận tài chính này ảnh hưởng như thế nào
đến quá trình tích lũy vốn, phân bổ nguồn lực, và tăng trưởng dài hạn (Gertler, 1988).

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 12


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

Bên cạnh đó, các trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí thông tin bằng
cách huy động các khoản tiết kiệm của nhiều cá nhân và cho vay các nguồn lực để làm
chủ dự án. Sự phân quyền quản lý sẽ tiết kiệm hóa chi phí giám sát tổng hợp vì một
người vay chỉ được theo dõi bởi các trung gian tài chính, không phải tất cả người gửi
tiết kiệm cá nhân (Diamond, 1984), làm giảm các hoạt động giám sát trùng lặp, tạo
điều kiện cho việc kiểm soát doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn. Nói tóm lại, xét về tăng
trưởng dài hạn, các thỏa thuận tài chính nhằm cải thiện kiểm soát doanh nghiệp có xu
hướng thúc đẩy tích lũy vốn và tăng trưởng nhanh hơn bằng cách cải thiện việc phân
bổ nguồn vốn (Bencivenga và Smith, 1993).
(4)

Huy động tiết kiệm
Nhằm giải quyết các chi phí giao dịch và các thông tin liên quan đến huy động


tiết kiệm từ nhiều doanh nghiệp, cá nhân, nhiều thỏa thuận tài chính có thể phát sinh
để giảm thiểu những rủi ro và tạo điều kiện cho quá trình huy động vốn (Levine,
1997). Hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả giúp cho việc huy động các khoản tiết
kiệm của cá nhân từ khắp mọi nơi được dễ dàng hơn, qua đó có thể ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp của quá trình huy động vốn tốt
hơn vào sự tích lũy vốn, ngoài ra còn có thể cải thiện phân bổ nguồn lực và thúc đẩy
đổi mới công nghệ (Bagehot, 1873).
Theo Pagano (1993), thị trường tài chính phát triển góp phần làm tăng tỷ lệ
chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Trong khi chuyển tiết kiệm thành đầu tư, các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng sử dụng một phần nguồn lực tài chính (1-

, thể hiện dưới

dạng chi phí giao dịch, hoa hồng, lệ phí... Chính vì vậy mà giá trị một đồng được tiết
kiệm từ các hộ gia đình tạo ra ít hơn 1 đồng giá trị đầu tư ( ), phần giữ lại (1-

bởi

các trung gian tài chính này như là phần thưởng cho các dịch vụ được cung cấp, qua
đó cũng thể hiện sự kém hiệu quả của các trung gian tài chính (biểu thức 2.5). Thị
trường tài chính kém phát triển làm cho những đơn vị thặng dư vốn chưa thật sự tin
tưởng vào hệ thống tài chính, vì vậy một phần rất lớn tiết kiệm không được sử dụng,
nằm dưới dạng vàng, ngoại tệ tích trữ. Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện
để giảm tỷ lệ phí trung gian (1-

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

chi phí giao dịch, tăng tỷ lệ đầu tư trên tiết


Trang 13


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

kiệm đồng thời khuyến khích xã hội chuyển khoản tiết kiệm của mình vào đầu tư, làm
tăng tốc độ tăng trưởng.
Nguyễn Đình Thọ và ctg (2008) cho rằng, thị trường tài chính phát triển, sẽ tạo
ra những hàng hóa mới. Đa dạng hóa các sản phẩm tài chính sẽ tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư hiệu quả hơn, lợi suất thu được từ tiền tiết kiệm
cũng cao hơn, và tính thanh khoản của các loại sản phẩm tài chính khác nhau cũng
tăng lên. Khi lợi suất đối với các khoản tiết kiệm của dân chúng tăng lên, thì người dân
sẽ sử dụng tối đa các đồng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các tài sản sinh lời vì thế làm
tăng tỷ lệ tiết kiệm.
(5)

Tạo điều kiện cho quá trình giao dịch.
Theo Levine (1997), bên cạnh việc huy động tiết kiệm, từ đó mở rộng tiến bộ

công nghệ sản xuất có sẵn cho một nền kinh tế, các thỏa thuận tài chính có chi phí giao
dịch thấp hơn có thể thúc đẩy chuyên môn hoá, đổi mới công nghệ, và tăng trưởng.
Các liên kết giữa việc tạo thuận lợi cho các giao dịch, chuyên môn hóa, đổi mới và
tăng trưởng kinh tế là yếu tố cốt lõi của tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” của
Adam Smith năm 1776. Adam Smith lập luận rằng chi phí giao dịch thấp hơn sẽ cho
phép chuyên môn hóa cao hơn vì nó đòi hỏi giao dịch nhiều hơn so với một môi
trường tự cung tự cấp, vì vậy sự phát triển tài chính và các thể chế có thể đẩy mạnh
quá trình chuyên môn hóa và quá trình đổi mới thông qua các kênh mà được vận hành
theo học thuyết của Adam Smith (Adam Smith, 1776; trích bởi Levine, 1997).

Lý luận hiện đại đã cố gắng làm rõ hơn và chính xác hơn về các mối quan hệ
giữa trao đổi, chuyên môn hóa, và đổi mới (Greenwood và Smith 1997). Nhiều sự
chuyên môn hóa đòi hỏi nhiều giao dịch hơn. Bởi vì mỗi lần giao dịch là rất tốn kém,
các thỏa thuận tài chính sẽ làm cho chi phí giao dịch thấp hơn và tạo điều kiện chuyên
môn hóa hơn. Bằng cách này, thị trường sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi và khuyến khích
tăng năng suất. Dựa vào nền tảng các cơ sở lý thuyết đã được trình bày, tác giả tóm tắt
vai trò của sự phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế thông qua Hình 2.2.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 14


TRẦN TRUNG HIẾU

Hình 2.2.

Lớp: ME06A

Vai trò của phát triển thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế

Thông tin bất cân xứng

Chi phí giao dịch,
chi phí thông tin cao

Hạn chế của
thị trường

Các rủi ro về đầu tư


Thị trường tài chính,
Các tổ chức tài chính,
Trung gian tài chính

Thuận lợi cho việc cải
thiện và quản lý rủi ro

Huy động tiết kiệm

Tiếp nhận thông tin
về đầu tư và
phân bổ nguồn lực
Quản lý, giám sát và
kiểm soát doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình giao dịch

Thị trường tài chính,
Các tổ chức tài chính,
Trung gian tài chính
Tăng hiệu suất
sử dụng vốn

Thúc đẩy
cải tiến công nghệ

Tăng trưởng
kinh tế


Nguồn: Tác giả tổng hợp
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 15


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

2.2. Các nghiên cứu trước
Như đã được đề cập, mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và tăng
trưởng kinh tế luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế
từ những thập niên trước. Nhiều nghiên cứu đã ra đời mà cho đến nay những nghiên cứu
này trở thành nền tảng lý thuyết, là cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu về sau.
Một trong những đóng góp to lớn ủng hộ quan điểm cho rằng phát triển tài chính
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế chính là King và Levine (1993a), nghiên cứu
của hai tác giả được thực hiện trên một mẫu dữ liệu hơn 80 quốc gia trong giai đoạn
1960 - 1989, nghiên cứu này giới thiệu các biện pháp khác nhau để đo lường mức độ
phát triển thị trường tài chính và kiểm tra tác động của nó đối với tăng trưởng GDP bình
quân đầu người thực tế, tỷ lệ tích lũy vốn vật chất, và cải thiện hiệu quả quá trình phân
bổ vốn. Các kết quả thực nghiệm thu được cho thấy một mối quan hệ đồng biến giữa các
chỉ số phát triển tài chính và tăng trưởng. Hơn nữa, kết quả hồi quy chỉ ra rằng dựa vào
mức độ phát triển tài chính có thể dự báo một cách chính xác về tốc độ tăng trưởng kinh
tế và việc cải thiện hiệu quả kinh tế trong tương lai. Đồng quan điểm với nghiên cứu
này, Rajan và Zingales (1998) nhận định rằng phát triển tài chính tạo điều kiện cho tăng
trưởng kinh tế thông qua việc giảm chi phí tài chính bên ngoài đối với các doanh nghiệp
khi nghiên cứu tại 41 quốc gia vào năm 1980.
Beck và ctg (2000) xem xét tác động của phát triển thị trường tài chính đối với

tăng trưởng kinh tế thông qua hai phương pháp. Thứ nhất, để đánh giá tác động của
các yếu tố ngoại sinh và sự phát triển của trung gian tài chính trên các nguồn lực tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn, các tác giả đã sử dụng một mẫu dữ liệu chéo của 63 quốc
gia trong giai đoạn 1960-1995. Thứ hai, để khai thác tính chất chuỗi thời gian của dữ
liệu, các tác giả đã tập hợp một bộ dữ liệu bảng của 77 quốc gia trong giai đoạn 19601995 và sử dụng phương pháp GMM để tiến hành phân tích. Kết quả nghiên cứu này
tuy nhiên không chỉ ra những đóng góp của phát triển thị trường tài chính đối với tăng
trưởng thông qua hai kênh tích lũy vốn vật chất và tiết kiệm, nhưng nghiên cứu này
ủng hộ quan điểm cho rằng hoạt động của trung gian tài chính có hiệu quả góp phần
cải thiện phân bổ nguồn lực và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Bên cạnh đó, Beck và Levine (2004) cũng tiến hành điều tra tác động của thị trường
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 16


TRẦN TRUNG HIẾU

Lớp: ME06A

chứng khoán và ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại 40 quốc gia trong giai đoạn
1976 – 1998, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển của thị trường chứng
khoán và các ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và những phát
hiện này là đáng tin cậy, không phải do sai số trong mô hình gây ra bởi việc bỏ xót các
biến hoặc những tác động riêng biệt, tiềm ẩn của mỗi quốc gia.
Leitao (2010) thực hiện nghiên cứu với bộ dữ liệu bao gồm các nước Liên minh
châu Âu (EU – 27), Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trong giai đoạn 1980 - 2006.
Bằng cách sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp tác động cố định FEM
(xem xét dữ liệu ở trạng thái tĩnh) và phương pháp hồi quy GMM (xem xét dữ liệu ở
trạng thái động). Kết quả nghiên cứu từ hai phương pháp này chứng minh rằng sự phát
triển của thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho thấy tác động tích cực của yếu tố thương mại
đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, nghiên cứu thực nghiệm của Rachdi và
Mbarek (2011) tại 10 quốc gia trong giai đoạn từ 1990 – 2006 (6 quốc gia thuộc khu
vực OECD và 4 quốc gia thuộc khu vực MENA), sử dụng dữ liệu bảng và phương
pháp GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối liên kết chặt chẽ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, cụ thể hơn là mối tương quan đồng biến giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, vấn đề cần
lưu ý trong nghiên cứu này là sự khác biệt về mối quan hệ nhân quả giữa các quốc gia
thuộc khu vực OECD và các quốc gia thuộc khu vực MENA, theo đó, tồn tại mối quan
hệ nhân quả hai chiều ở các quốc gia OECD và một chiều cho các quốc gia MENA,
tức là tăng trưởng kinh tế kích thích sự phát triển tài chính.
Một nghiên cứu khác của Najia (2013) phân tích các tác động của sự phát triển
và hiệu quả của lĩnh vực tài chính đối với tăng trưởng kinh tế tại 50 nước đang phát
triển trong giai đoạn 2005-2009. Kết quả cho thấy rằng hoạt động có hiệu quả của lĩnh
vực tài chính có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát
triển. Gần đây nhất, Trần Thanh Giang (2014) ước tính tác động của phát triển tài
chính đối với tăng trưởng kinh tế ở 33 quốc gia châu Á trong thời gian từ năm 2000 –
2011, dựa trên bộ dữ liệu bảng không cân bằng, tác động này được kiểm tra bằng
phương pháp FEM và GMM. Môt cách tổng thể, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự
phát triển tài chính có tác động đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trên cả hai phương
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Trang 17


×