Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phương Pháp Dạy Học Vật Lý trung học cơ sở Bằng Thực Nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.33 KB, 10 trang )

Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm

PHẦN MỞ ĐẤU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết của Quốc hội khoá X (kì họp thứ 8 ) về đổi mới giáo dục phổ thông với
mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông
đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền
thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và
trên thế giới.
Với việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Trong đó giáo viên đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn học
sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải luôn học tập, tìm tòi vận
dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy hết các khả năng nói trên của học
sinh.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay nhất là đối với việc giảng dạy các kiến thức vật lý.
Hầu hết các kiến thức vật lý mà học sinh THCS lĩnh hội chủ yếu dựa vào việc hình thành các
giả thuyết sau đó dùng các thực nghiệm để chứng minh giả thuyết đó là đúng để hình thành các
khái niệm, định luật vật lý ... hoặc từ các thí nghiệm vật lý để rút ra các chân lý của bài học và
xây dựng các khái niệm và định luật vật lý. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Phương pháp giảng dạy vật lý THCS bằng thực nghiệm”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu về phương pháp dạy học bằng thực nghiệm.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phương pháp dạy học bằng thực nghiệm.
Các biện pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả giảng dạy nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Từ thực tế giảng dạy của bản thân và khả năng nhận thức của học sinh để rút ra kết


luận.
Dự giờ đồng nghiệp và tham gia hội thảo các chuyên đề có liên quan đế vấn đề
nghiên cứu.
Trao đổi với giáo viên bộ môn và tổng kết kinh nghiệm của giáo viên.
Tham khảo SGK, SGV, Sách hướng hẫn làm thí nghiệm của chương trình Vật lý,
Hoá học, Sinh học ở bậc THCS hiện hành.

1


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm

PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở thực tiễn
Bản chất của quá trình dạy học là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh nhằm
đạt được mục tiêu giáo dục. Việc lĩnh hội tri thức của học sinh là đi từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn (Quan điểm Mác – Lê Nin). Như vậy, quá
trình nhận thức là sự thống nhất giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng, với sự thâm
nhập vào thực tiễn.
2. Cơ sở tâm sinh lý học
Quá trình nhận thực chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nhận thức cảm tính.
- Giai đoạn nhận thức lý tính
- Giai đoạn tái sinh cái cụ thể trong tư duy.
+ Giai đoạn nhận thức cảm tính nảy sinh do kết quả tác động trực tiếp của sự vật, hiện
tượng lên giác quan của con người.
+ Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh trừu tượng, khái quát hoá dưới dạng
những khái niệm, định luật, học thuyết.
+ Giai đoạn tái sinh cái cụ thể trong tư duy là sự kiểm tra, vận dụng tri thức mới vào

tình huống mới.
+ Trong dạy học, để tổ chức quá trình nhận thức cảm tính được thuận lợi, người ta sử
dụng rộng rãi các phương tiện dạy học. Ở giai đoạn này cần tạo điều kiện cho học sinh thu thập
được nhiều tư liệu cảm tính làm phong phú sự trừu tượng hoá.
3. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
Đảng và nhà nước coi trọng việc giáo dục, sở giáo dục đã đầu tư kịp thời những dụng cụ
giảng dạy phù hợp với phương pháp đổi mới ở các trường học, đã tập huấn cho giáo viên sử
dụng thành thảo các dụng cụ và đồ dùng dạy học.
Giáo viên hưởng ứng phương pháp dạy học tích cực.
Đa số quần chúng nhân dân đã và đang coi trọng vấn đề học vấn.
b. Khó khăn
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được chương trình đổi mới như: Thiếu
phòng bộ môn, dụng cụ thí nghiệm còn hạn chế và chất lượng còn chưa đạt yêu cầu.
Sĩ số học sinh mỗi lớp đông, trình độ nhận thức của học sinh không đồng dều.
II. QUAN NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là hệ thống và trình tự các hoạt động
giữa giáo viên và học sinh, được giáo viên sử dụng để tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn học sinh
tự lực và tích cực đạt tới kiến thức, rèn luyện về phẩm chất nhân cách mà mục tiêu dạy học đề
ra.

2


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC NGHIỆM
1. Nội dung phương pháp thực nghiệm:
Vật lý học ở trường phổ thông hiện nay chủ yếu là vật lý học thực nghiệm. Phương pháp
nhận thức do Galile sáng lập ra và được các nhà khoa học hoàn chỉnh. Spaski đã nêu lên thực
chất của phương pháp thực nghiệm như sau:

“ Xuất phát từ sự quan sát và thực nghiệm, nhà khoa học xây dựng một giả thuyết (dự
đoán). Giả thuyết đó không chỉ đơn thuần là sự tổng quát hóa các sự kiện thực nghiệm đã làm.
Nó còn chứa đựng một cái gì mới mẻ, không có sẵn trong từng thí nghiệm cụ thể. Bằng phép
suy luận lôgic và bằng toán học, các nhà khoa học có thể từ giả thuyết đó mà rút ra một hệ quả,
tiên đoán một số sự kiện mới trước đó chưa biết đến. những hệ quả và sự kiện mới đó lại có thể
dùng thực nghiệm mà kiểm tra lại được , và nếu sự kiểm tra đó thành công, nó khẳng định một
giả thuyết, biến giả thuyết thành định luật vật lý chính xác”.
Như vậy, phương pháp thực nghiệm không phải là làm thí nghiệm đơn thuần, không
phải là sự quy nạp đơn giản mà là sự phân tích sâu sắc các sự kiện thực nghiệm. Tổng quát hóa
nâng lên mức lý thuyết và phát hiện ra bản chất của sự vật. Đó là sự thống nhất giữa thí nghiệm
và lý thuyết nhằm mục đích nhận thức thiên nhiên.
Phương pháp thực nghiệm hiểu theo nghĩa trên là bao gồm cả quá trình tìm tòi từ ý
tưởng ban đầu đến kết luận cuối cùng. Nhưng trong sự phát triển của vật lý học, có khi quá
trình phát sinh ra một định luật rất lâu dài và rất phức tạp, mỗi nhà bác học chỉ thực hiện một
khâu trong quá trình đó. Thí dụ như: Maikenxơn trong hơn 20 năm làm thí nghiệm đo vận tốc
ánh sáng truyền theo chiều quay của Trái đất và theo chiều ngược lại cốt để kiểm tra lại giả
thuyết về “ gió ête” đã có từ trước. Ông nổi tiếng là nhà vật lý thực nghiệm vì thiết bị thí
nghiệm do ông chế tạo ra (giao thoa kế) đã đạt mức độ chính xác cao. Anhstanh đã tin tưởng ở
kết quả thí nghiệm đó và dùng nó làm tiên đề cho thuyết tương đối của ông. Bởi thế, ngày nay
có thể hiểu phương pháp thực nghiệm theo ngnhĩa hẹp chỉ bao gồm hai giai đoạn sau: “Từ giả
thuyết rút ra hệ quả và dùng thí nghiệm để kiểm tra lại hệ quả đó”.
2. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm
Để giúp học sinh có thể bằng hoạt động của bản thân mình mà tái tạo, chiếm lĩnh được
các kiến thức vật lý thực nghiệm thì tốt nhất là giáo viên tổ chức cho họ trải qua các giai đoạn
của phương pháp thực nghiệm như sau:
Giai đoạn 1:
Giáo viên mô tả một hoàn cảnh thực tiễn, hay biểu diễn một vài thí nghiệm và yêu cầu
các em dự đoán diễn biến của hiện tượng, tìm nguyên nhân xác lập một mối quan hệ nào đó;
tóm lại là nêu lên một câu hỏi mà học sinh chưa biết câu trả lời, cần phải suy nghĩ tìm tòi mới
trả lời được.

Giai đoạn 2:
Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh xây dựng một câu dự đoán ban đầu, đưa vào sự
quan sát tỉ mỉ, kỹ lượng, vào kinh nghiệm bản thân, vào những kiến thứ đã có … (Ta gọi là xây
dựng giả thuyết). Những dự đoán này có thể còn thô sơ, có vẻ hợp lý nhưng chưa chắc chắn.
Giai đoạn 3:

3


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
Kiểm tra giả thuyết . Có hai trường hợp có thể xảy ra:
a. Kiểm tra trực tiếp:
Từ giả thuyết có thể đi thẳng đến một biểu hiện của nó có thể quan sát đựơc trong thực
tế không cần phải thông qua một lập luận lôgic hay toán học nào cả.Ví dụ như khi khảo sát
hiện tượng phản xạ ánh sáng ta dự đoán rằng góc tới bằng góc phản xạ. Có thể kiểm tra trực
tiếp dự đoán này bằng cách cho góc tới một giá trị bất kỳ và đo góc phản xạ tương ứng.
b. Kiểm tra gián tiếp:
Dùng suy luận lôgic hay suy luận toán học, suy luận một hệ quả: Dự đoán một hiện
tượng trong thực tiễn, một mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý.
Xây dựng và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra lại hệ quả dự đoán ở trên
có phù hợp với kết quả thực nghiệm không. Nếu phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lý,
nếu không phù hợp thì phải xây dựng một giả thuyết mới.
Giai đoạn 4:
Ứng dụng kiến thức. Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích hay dự đoán một hiện
tượng đơn giản trong thực tiễn dước hình thức các bài tập. Thông qua đó, trong một số trường
hợp, sẽ đi tới giới hạn áp dụng của kiến thức và xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mới cần giải
quyết.
3. Các mức độ sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý
Trong nhiều trường hợp, học sinh gặp khó khăn không thể vượt qua đựơc thì có thể sử
dụng phương pháp thực nghiệm ở các mức độ khác nhau, thể hiện ở mức độ học sinh tham gia

vào các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm. Dưới đây là những mức độ tham gia khác
nhau của học sinh trong mỗi giai đoạn của phương pháp thực nghiệm:
Giai đoạn 1: Phát hiện, đề xuất vấn đề.
Mức độ 1: Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề. Học sinh tự lực quan sát, phát hiện
vấn đề mới cần nghiên cứu và phát biểu thành lời.
Mức độ 2: Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh chú ý vào
những sự kiện, hiện tượng mới xuất hiện, học sinh tự lực nêu câu hỏi phát hiện vấn đề cần
nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Xây dựng dự đoán.
Mức độ 1: Học sinh tự lực, dựa vào kinh nghiệm của mình để đưa ra những dự đoán.
Giáo viên giúp đỡ học sinh sơ bộ loại bớt những dự đoán không hợp lí hoăc không thể thực
hiện được.
Mức độ 2: Giáo viên tạo ra một tình huống làm cho học sinh chú ý đến những hiện
tượng xảy ra đồng thời hay liên tiếp có thể là nguyên nhân hay hệ quả của nhau, có quan hệ với
nhau. Dựa trên quan sát những hiện tượng đó mà để đưa ra dự đoán về nguyên nhân hay về mối
quan hệ giữa các hiện tượng.
Mức độ 3: Giáo viên đưa ra dự đoán, học sinh tìm hiểui nội dung của dự đoán.

Giai đoạn 3: Kiểm tra dự đoán

4


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
Mức độ 1: Học sinh tự dựa vào kinh nghiệm của mình mà đề xuất phương án thí nghiệm
kiểm tra dự đoán.
Mức độ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng suy luận lôgic hay toán học để suy ra
một hệ quả có thể nhận biết trong thực tiễn. Học sinh đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra và
thực hiện thí nghiệm đó.
Mức độ 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng suy luận lôgic hay toán học để suy ra

một hệ quả có thể nhận biết được trong thực tế, đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả
rồi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm tra.
Giai đoạn 4: Ứng dụng vào thực tiễn.
Mức độ 1: Giáo viên đưa ra một số bài tập có nội dung thực tế và yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức mới thu được để giải (phần nhiều là bài tập định tính yêu cầu học sinh phải giải
thích hiện tượng hoặc tiên đoán hiện tượng).
Mức độ 2: Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào kiến thức vừa học thiết kế một dụng
cụ để thực hiện một công việc do thực tế đặt ra.
Mức độ 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu một ứng dụng quan trọng trong kĩ
thuật.
4. Ví dụ về phương pháp giảng dạy.
Ví dụ 1: Bài học về: “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn” , Vật lý lớp 6.
1. Đặt vấn đề: Tháp Épphen (Eiffel ) ở Pari, thủ đô nước
Pháp làm bằng thép, nổi tiếng thế giới. Các phép đo chiều cao
tháp vào ngày 01/01/1890 và ngày 01/07/1890 cho tháy, trong
vòng 6 tháng tháp cao thêm hơn 10 cm. Vậy tại sao lại có sự lạ
kỳ này? Chả lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được
hay sao?
Đây là một câu hỏi tương đối khó mà học sinh không
thể trả lời ngay được. Câu trả lời ở đây là do sự nở ra vì nhiệt của
thép vì vào thời gian này ở nước Pháp đang là mùa hè ( mùa
nắng nóng). Như vậy, Vấn đề được đặt ra ở đây là: Dước tác
dụng của nhiệt độ, khi nào chất rắn nở ra và co lại?
2. Xây dựng giả thuyết: Giáo viên yêu cầu học dự đóan về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
Hoặc giáo viên đưa ra giả thuyết: Dưới tác dụng củ nhiệt độ, chất rắn nở ra khi nóng lên và co
lại khi lạnh đi. Hiện tượng đó gọi là sự nở vì nhiệt của chất rắn.
3. Từ giả thuyết trên ta có thể suy ra rằng mọi chất rắn đều nở ra vì nhiệt.
4. Thí nghiệm kiểm tra: Dùng dụng cụ thí nghiệm
như hình vẽ ( hình 8.1 SGK vật lý 6 ).
5. Trước khi hơ nóng quả cầu bằng kim loại, thử thả

xem quả cầu có lọt qua vòng kim loại hay không? Nhận xét.
6. Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3
phút, rồi thả xem quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại
không? Nhận xét.
7. Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh, rồi thử
thả cho nó lọt qua vàng kim loại. Nhận xét.
Nhận xét: Sau khi tiến hành thí nghiệm ta nhận thấy rằng: Khi quả cầu chưa bị đốt nóng
thì quả cầu lọt qua vòng kim loại. Sau khi bị hơ nóng thì quả cầu không lọt qau vòng kim loại.

5


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
Nhúng quả cầu đã đốt nóng vào nước lạnh thì quả cầu lại lọt qau vòng kim loại. Điều này
chứng tỏ rằng quả cầu nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Từ đó ta có thể khái quát: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đị. Đó chính là
kiến thức mà học sinh cần chiếm lĩnh.
Ví dụ 2: Bài: “Áp suất khí quyển”. Vật lý lớp 8.
1. Đầu tiên giáo viên nhắc lại kiến thức cụ: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương:
“Lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó”.
Từ đó giáo viên đặt câu hỏi: Vậy đối với chất khí thì sao? Có tồn tại áp suất chất khí hay
không? Nếu tồn tại thì áp suất chất khí gây ra có gì giống và khác so với áp suất chất lỏng?
Về mặt hình thức học sinh có thể trả lời được câu hỏi trên nhờ vào kiến thức đã học ở
các bài trước nhưng chỉ ở mức độ định tính.
2. Xây dựng giả thuyết: Vì bao xung quanh Trái Đất là lớp không khí dày hàng ngàn
mét nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
Giả thuyết: Áp suất khí quyển chỉ tác dụng lên Trái Đất và các vật trên Trái Đất theo
phương thẳng đứng từ trên xuống.
3. Thí nghiệm kiểm tra: Dùng miếng cao su dính tường làm thí nghiệm để kiểm tra sự
đúng sai của giả thuyết trên.

Tiến hành thí nghiệm: Áp miếng cao su lên bìa một cuốn tập và sau đó cầm cuốn tập đó
xoay đi theo nhiều hướng khác nhau. Quan sát và nhận xét.

Kết quả: Dù chúng ta xoay cuốn tập đi nhiều hướng khác nhau nhưng miếng cao su cũng không
rơi ra khỏi bìa cuốn tập. Điều này chứng tỏ rằng giả thuyết trên là sai. Vậy áp suất chất khí tác
dụng theo mọi hướng.
Từ đó ta rút ra: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí
quyển theo mọi phương.
Ví dụ 3: Bài: “Sự nhiễm điện do cọ xát”, Vật lý lớp 7.
1. Giả thuyết: Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác, có thể làm vật nhiệm điện
bằng cách cọ xát.
2. Thí nghiệm kiểm tra:
Thí nghiệm 1:

6


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
- Đưa một đầu thước nhựa và thanh thuỷ tinh chưa cọ xát lại gần càc vụn giấy, vụn nilông hay
một quả cầu bằng nhựa xốp nhỏ được treo bằng sợi chỉ mảnh (hình vẽ). Quan sát xem có hiện
tượng gì xảy ra hay không.

- Sau đó dùng miếng vải khô cọ xát lần lượt vào thước nhựa và thanh tuỷ tinh rồi lần lượt làm
như trên. Có hiện tượng gì xảy ra đối với các mẫu giấy và quả cầu?
Kết quả thí nghiệm 1:
Trước khi chưa cọ xát thước nhựa và thanh thuỷ tinh thì không có hiện tượng gì xảy ra.
Sau khi cọ xát thì thước nhựa và thanh thuỷ tinh thì thấy chúng hút các vụn giấy, vụn
nilông và quả cầu.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra kết luận: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các
vật khác.

Thí nghiệm 2:
Thoạt đầu, chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa cọ xát, sao cho khi chạm bút thử điện
vào mảnh tôn phẳng được bố trí như hình vẽ thì đèn của bút không sáng.
Sau đó dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa này nhiều lần và quan sát kĩ đèn của bút
thử điện khi chảm bút vào mảnh tôn.
Tiến hành thí nghiệm như trên, nhưng thay mảnh phim nhựa bằng thước nhựa dẹt.
Kết quả : Ta thấy bóng đèn của bút thử điện sáng lên.
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm phát sáng bóng đèn bút thử
điện.
Từ hai thí nghiệm trên ta có thể khái quát: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất đã nêu
trong các kết luận trên được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Như vậy, giả thuyết đưa ra là đúng.
3. Vận dụng: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trên dể giải thích các hiện tượng
thực tế sau:
Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời
gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt là ở mép cánh quạt chém vào không khí?
Khi lau cửa kính bằng bông, ta lau mãi mà vận không sạch hết bụi?
Bằng kiến thức đã học, học sinh giải thích được các hiện tượng trên. Đó là do vật bị cọ
xát nên trở thành vật nhiễm điện và hút các vật khác.
Ví dụ 4: bai: “Lực điện từ”, Vật lý lớp 9.

7


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
1. Đặt vấn đề: Thí nghiệm Ơ-xtét cho thấy dòng điện tác dụng lên kim nam châm.
Ngược lại, liệu nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không?
Để biết câu trả lời ta đi tiến hành làm thí nghiệm.
2. Thí nghiệm:
Mắc mạch điện như hình vẽ.

Đoạn dây thằng AB nằm trong từ trường của một
nam châm.
Đóng công tắc K. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy
ra với đoạn dây dẫn AB.
• Kết quả: Đoạn dây AB biến đổi chuyển động
khi đóng công tắc K. Điều này chứng tở có lực tác dụng vào
đoạn dây AB làm nó biến đổi chuyển động hay nói cách
khác từ trường đã tác dụng lực lên đoạn dây AB làm cho nó
biến đổi chuyển động.
• Từ đó ta kết luận rằng: Từ trường tác dụng lực
lên đoạn dây AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Lực đó gọi là lực điện từ.
IV.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi áp dụng phương pháp thực nghiệm vào giảng dạy ở Trường THCS Lý Thường
Kiệt, tôi đã đạt được kết quả như sau:
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP

Lớp
3

6A
7A5
8A5
9A7

Sĩ số
40
42
39
40


Giỏi
4
3
2
3

Khá
11
13
10
13

Kết quả
T.Bình
18
18
22
16

Yếu
7
8
5
8

SAU KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP

Lớp
3


6A
7A5
8A5
9A7

Sĩ số
40
42
39
40

Giỏi
9
7
6
8

Khá
20
18
15
19

Kết quả
T.Bình
11
15
17
12


Yếu
0
2
1
1

PHẦN BA: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
8


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm
I. Kết luận:
Để đạt kết quả tốt trong giáo dục nói chung và trong công tác giảng dạy nói riêng. Đòi
hỏi mỗi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn cũng
như đới với từng đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học chính là những khả năng chuyên
môn của giáo viên, là phương tiện để người giáo viên thông qua đó hướng dẫn và giúp đỡ học
sinh chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, mỗi phương pháp nói chung và phương pháp giáo dục nói
riêng đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do vậy, để có thể hướng dẫn và giúp đỡ
học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, đúng đắn thì mỗi giáo viên phải biết lữa chọn và
phối một cách hợp lý và linh hoạt các phương pháp giáo dục.
Qua nghiên cứu chương trình Vật lý THCS hiện hành và qua quá trình giảng dạy thực tế
của bản thân. Tôi đã rút ra bài học đáng kể cho công tác giảng dạy của mình. Đó là: Trong
công tác giảng dạy nhất là đối với giảng dạy bộ môn vật lý chúng ta không thể không sử dụng
phương pháp thực nghiệm. Đây là phương pháp dạy học phù hợp với việc đổi mới chương trình
sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Đồng thời phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác giáo dục cũng như vận dụng một cách hợp lý các
phương pháp giáo dục vào giảng dạy, giáo viên nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học tập để nang cao trình độ chuyên môn.

- Luôn chuẩn bị tốt và áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục vào giảng dạy.
- Nghiên cứu kĩ chương trình, qua đó giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài
và từng đối tượng học sinh để có phương pháp dạy phù hợp.
- Vận dụng thành thảo các kĩ năng giảng dạy.
II. Kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu và thực tế của nhà trường , nên tôi có một số kiến nghị sau:
1. Đối với nhà trường:
- Xây dựng phòng học bộ môn.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng học tập cho bộ môn.
- Tổ chức nhiều chuyên đề, dạy mậu và thảo luận ở tổ chuyên môn cho giao viên tham
gia, học hỏi kinh nghiệm.
2. Đối với học sinh:
- Học sinh phải có ý thức học tập tốt. Tích cực chủ động trong học tập nhất là trong quá
trình làm thí nghiệm.
Những vấn đề nêu trên là công việc của tôi đã làm và thực nghiệm về “ Phương pháp
dạy học vật lý THCS bằng thực nghiệm” ở Trường THCS Lý Thường Kiệt. Với tài liệu này tôi
mong quý thầy cô cùng tham khảo để từ đó rút ra phương pháp gảng dạy riêng cho mình. Và
rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô để tôi có hướng khắc phục trong quá trình giảng
dạy sau này của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Định quán, ngày 25 tháng 10 năm 2008.
Người thực hiện

Phạm Đăng Cường

9


Phương Pháp Dạy Học Vật Lý THCS Bằng Thực Nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa và sách giáo viên Vật lý 6, 7, 8, 9.
- Giáo trình phương pháp dạy học vật lý của trường Đại Học Huế

( Tác giả:Nguyễn Đức Thâm – Chủ biên, Nguyễn Trọng Hưng).
- Tổ chức hoạt động thí nghiệm vật lý tự làm ở trường trung học
cơ sở. Nhà Xuất Bản Giáo Dục (Tác giả: Hà Văn Hùng – Lê Cao
Phan).

10



×