Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Cụm di tích đình miếu hạ yên quyết (hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.96 MB, 255 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU THỊ DUNG

CỤM DI TÍCH ĐÌNH - MIẾU
HẠ YÊN QUYẾT (HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Hồng Sơn

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯU THỊ DUNG

CỤM DI TÍCH ĐÌNH - MIẾU
HẠ YÊN QUYẾT (HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Hồng Sơn

Hà Nội - 2015



LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả nhỏ bé đánh dấu một bước thay đổi trên con đường học
tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời là kết quả biểu hiện cho quá trình hợp tác,
giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân.
Tâm thành, tôi cảm ơn quá trình dạy dỗ, chỉ bảo và nâng đỡ của các thày cô
Khoa Lịch sử và Bộ môn Khảo cổ học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm về cách tư duy khoa học cũng
như trong cách hành văn và những giúp đỡ về mặt kĩ thuật của TS. Đặng Hồng Sơn
người thầy hướng dẫn khoa học của tôi!
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự dạy bảo, giúp đỡ về phần kiến trúc cổ cùng với
những góp ý khoa học và những trao đổi ý tưởng cuả TS. Nguyễn Hồng Kiên người
thầy đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn!
Xin chân thành cảm ơn UBND phường Yên Hòa, Tiểu ban Quản lý Di tích
và Danh thắng làng Hạ Yên Quyết, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội,
Viện Bảo tồn Di tích, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm
ơn đến các cá nhân là Bác Vũ Xuân Yêm, Bác Nguyễn Quốc Long, Bác Nguyễn
Tâm Phúc cùng các ông thủ từ đình, ba miếu và bà con nhân dân làng Hạ Yên
Quyết đã tận tình giúp đỡ tôi tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác tư liệu.
Xin cảm Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, Bảo tàng Nhân học, Phòng Tư liệu
Viện Khảo cổ học đã giúp đỡ tôi tìm hiểu và cung cấp tư liệu!
Tôi bày tỏ lòng tri ân tới các nhà nghiên cứu bậc thầy, các đàn anh đi trước
và bạn bè đồng học… đã giúp đỡ và động viên khích lệ!
Và cuối cùng là gia đình tôi, cha mẹ, chồng, con cùng các anh, chị, em chính
là chỗ dựa tinh thần vô giá với cả đời tôi!
Xin Trân Trọng!
Từ những hạn chế về khả năng và cách nhìn nhận vấn đề, luận văn không
tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của
các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để nhận thức trên con đường
học tập và nghiên cứu của tác giả thêm sâu rộng!

Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Học viên
Lưu Thị Dung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu khoa học
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Hồng Sơn. Các tài
liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và được trích nguồn rõ
ràng. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lưu Thị Dung

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH....................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 15
1.1. Làng Hạ Yên Quyết và cụm di tích đình - miếu ............................. 15

1.1.1. Làng Hạ Yên Quyết diên cách và lịch sử văn hóa ........................ 15
1.1.1.1. Diên cách làng Hạ Yên Quyết ............................................... 15
1.1.1.2. Lịch sử văn hóa làng hạ Yên Quyết....................................... 17
1.1.2. Cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết ................................. 23
1.2. Tư liệu lịch sử về đình - miếu Hạ Yên Quyết .................................. 26
1.2.1. Tư liệu văn tự ................................................................................ 26
1.2.1.1. Thần tích và thần sắc.............................................................. 26
1.2.1.2. Văn bia ................................................................................... 30
1.2.1.3. Tư liệu hoành phi câu đối ...................................................... 34
1.2.1.4. Địa phương chí....................................................................... 42
1.2.2. Tư liệu văn vật............................................................................... 44
1.2.2.1. Tượng thờ............................................................................... 44
1.2.2.2. Hệ thống đồ thờ...................................................................... 45
1.3. Lịch sử nghiên cứu cụm đình - miếu Hạ Yên Quyết ...................... 48
1.4. Tiểu kết chương 1............................................................................... 49
CHƯƠNG 2. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ................................................. 50
ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT ......................................................... 50
2.1. Kiến trúc và điêu khắc đình Hạ Yên Quyết .................................... 50
2.1.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 50
2.1.1.1. Bình phong ............................................................................. 50
2.1.1.2. Nghi môn................................................................................ 51
2.1.1.3. Đại đình.................................................................................. 53
2


2.1.1.4. Ống muống............................................................................. 56
2.1.1.5. Hậu cung ................................................................................ 56
2.1.2. Trang trí kiến trúc ......................................................................... 58
2.1.2.1. Trang trí thành bậc ................................................................. 58
2.1.2.2. Điêu khắc trang trí trên bộ khung gỗ ..................................... 58

2.1.2.3. Trang trí mái........................................................................... 66
2.1.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 66
2.1.3.1. Đồ gỗ...................................................................................... 66
2.1.3.2. Đồ đồng.................................................................................. 70
2.1.3.3. Đồ gốm................................................................................... 70
2.1.4. Niên đại xây dựng đình Hạ Yên Quyết.......................................... 71
2.2. Kiến trúc và trang trí miếu Chợ ....................................................... 72
2.2.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 72
2.2.1.1. Tiền đường hiện nay .............................................................. 73
2.2.1.2. Tiền đường gốc ...................................................................... 74
2.2.1.3. Hậu cung miếu Chợ hiện nay................................................. 76
2.2.2. Trang trí và điêu khắc................................................................... 76
2.2.2.1. Trang trí, điêu khắc bộ khung gỗ ........................................... 76
2.2.2.2. Trang trí bộ mái...................................................................... 78
2.2.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 78
2.2.4. Niên đại xây dựng miếu Chợ......................................................... 79
2.3. Kiến trúc và trang trí miếu Cả ......................................................... 80
2.3.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 80
2.3.1.1. Nghi môn................................................................................ 81
2.3.1.2. Tiền đường ............................................................................. 81
2.3.1.3. Hậu cung ................................................................................ 82
2.3.2. Trang trí kiến trúc ......................................................................... 83
2.3.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 83
2.3.4. Niên đại xây dựng miếu Cả........................................................... 84
3


2.4. Kiến trúc và trang trí miếu Chùa..................................................... 84
2.4.1. Bố cục mặt bằng............................................................................ 84
2.4.1.1. Nghi môn................................................................................ 85

2.4.1.2. Tiền đường ............................................................................. 85
2.4.1.3. Hậu cung ................................................................................ 85
2.4.2. Trang trí ........................................................................................ 86
2.4.3. Một số di vật tiêu biểu................................................................... 86
2.4.4. Niên đại xây dựng miếu Chùa....................................................... 87
2.5. Tiểu kết chương 2............................................................................... 87
CHƯƠNG 3. ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT VÀ VẤN ĐỀ
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ................................................... 89
3.1. Vấn đề bảo tồn di tích, di vật cụm di tích đình - miếu làng Hạ
Yên Quyết................................................................................................... 89
3.1.1. Thực trạng bảo tồn, tôn tạo cụm di tích đình - miếu làng hạ
Yên Quyết ................................................................................................ 89
3.1.2. Những quy định về bảo tồn, phát huy giá trị di tích ..................... 92
3.1.3. Những nguyên tắc cơ bản để bảo quản, tu bổ và phát huy giá
trị cụm di tích đình - miếu Hạ Yên Quyết ............................................... 94
3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội làng Hạ Yên Quyết
trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 96
3.2.1. Lễ hội đình - miếu làng Hạ Yên Quyết.......................................... 96
3.2.2. Thực trạng lễ hội........................................................................... 97
3.2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội................................................ 100
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 109
PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ ......................................................................................................115
PHỤ LỤC 2: BẢN VẼ ...................................................................................................117
PHỤ LỤC 3: BẢN ẢNH................................................................................................134
PHỤ LỤC 4: KHẢO TẢ LỄ HỘI ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT......238

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DSVH

Di sản văn hóa

KCH

Khảo cổ học

KHXH

Khoa học Xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sư

PCNT

Phong cách nghệ thuật

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


T/c

Tạp chí

TK

thế kỷ

tr.

trang

TS

Tiến sỹ

VHDT

Văn hóa dân tộc

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT


Văn hóa thông tin

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH
CỤM DI TÍCH ĐÌNH - MIẾU LÀNG HẠ YÊN QUYẾT (HÀ NỘI)
I. DANH MỤC SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1: Phường Yên Hòa [Nguồn: Google Maps ngày 14/01/2015]
Sơ đồ 2: Phường Yên Hòa và cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Google Maps ngày 04/08/2015]
II. DANH MỤC BẢN VẼ:
Bản vẽ 1: Mặt bằng đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Bản vẽ 2: Mặt đứng đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Bản vẽ 3: Mặt cắt đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Bản vẽ 4: Mặt bằng đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005
[Nguồn: UBND phường Yên Hòa]
Bản vẽ 5: Mặt bằng cột đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005
[Nguồn: UBND phường Yên Hòa]
Bản vẽ 6: Mặt đứng phía đông đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005
[Nguồn: UBND phường Yên Hòa]
Bản vẽ 7: Mặt cắt đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005
[Nguồn: UBND phường Yên Hòa]
Bản vẽ 8: Mặt cắt vì gian Giữa đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005
[Nguồn: UBND phường Yên Hòa]
Bản vẽ 9: Mặt cắt vì gian Đông đình Hạ Yên Quyết sau trùng tu 2005
[Nguồn: UBND phường Yên Hòa]
Bản vẽ 10: Mặt tổng thể miếu Chợ [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]
Bản vẽ 11: Mặt bằng miếu Chợ [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]
Bản vẽ 12: Mặt đứng miếu Chợ trục D - A [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]

Bản vẽ 13: Mặt đứng miếu Chợ trục 1 - 7 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]
Bản vẽ 14: Mặt cắt miếu Chợ trục 1 - 1 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]
Bản vẽ 15: Mặt cắt miếu Chợ trục 2 - 2 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]
Bản vẽ 16: Mặt cắt miếu Chợ trục 3 - 3 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]
Bản vẽ 17: Mặt cắt miếu Chợ trục 4 - 4 [Nguồn: Nguyễn Doãn Tuân (2013)]

6


III. DANH MỤC BẢN ẢNH:
Ảnh kiến trúc, điêu khắc và di vật đình Hạ Yên Quyết
Ảnh 1: Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đình Hạ Yên Quyết năm 1994
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 2: Đình Hạ Yên Quyết năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Ảnh 3: Đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đăng Định, />Ảnh 4: Bình phong đình Hạ Yên Quyết làm năm 2004 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 5: Ao đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 6: Nghi môn đình Hạ Yên Quyết năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Ảnh 7: Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 8-9: Cổng Đông Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 10-11: Cổng Tây Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 12-13: Trụ giữa Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 14-17: Tứ linh trên trụ giữa Nghi môn đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 18-20: Trụ bên Nghi môn đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 21-22: Trụ biểu trước sân đình, dựng năm 2005 [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 23-24: Thành bậc chạm rồng đá lên sân đình, dựng năm 2005 [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 25: Đại đình đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 26: Đầu kìm và con sô trên mái Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 27-29: Trang trí trên mái Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]

Ảnh 30: Kẻ hiên Đại đình năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Ảnh 31: Kẻ hiên Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 32: Bẩy hiên Đại đình năm 1993 [Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Ảnh 33: Cửa chính Đại đình [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 34-35: Đại đình nhìn từ hai phía Đông và Tây [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 36-37: Trang trí vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 38-39: Trang trí vì Đông của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 40: Minh văn khắc trên Quá giang vì Đông của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 41-44: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 45-56: Trang trí mặt tây vì Nách trước thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 57-64: Trang trí mặt đông vì Nách sau thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình
7


[Nguồn: Đặng Hồng Sơn; Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Ảnh 65-74: Trang trí mặt tây vì Nách sau thuộc vì Đông của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 75-76: Trang trí vì Tây của gian Giữa Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 77-79: Trang trí vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 80: Minh văn khắc trên Quá giang vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 81-82: Trang trí mặt tây vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 83-84: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 85-86: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình

[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 87-88: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 89-90: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 91-92: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 93-94: Trang trí mặt đông vì Nách trước thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 95: Trang trí mặt tây vì Nách sau thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
Ảnh 96-101: Trang trí mặt đông vì Nách sau thuộc vì Tây của gian Giữa Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 105-106: Trang trí vì Đông của gian Đông Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 107-108: Trang trí đầu Dư vì Đông của gian Đông Đại đình làm năm 2005
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 109-110: Trang trí vì Tây của gian Tây Đại đình
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn; Nguyễn Thị Thủy (1993)]
Ảnh 111-112: Trang trí vì Tây của gian Tây Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 113-119: Trang trí vì Đông của chái Đông Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 120-122: Trang trí vì Tây của chái Tây Đại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 123-129: Ống muống đình Hạ Yên Quyết [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 130-131: Trang trí vì Nách Tây sát Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn]
8


Ảnh 132-133: Trang trí vì Nách Đông sát Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 134-137: Trang trí vì Đông của gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]

Ảnh 138-140: Trang trí vì Tây của gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 141: Trang trí gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 142: Trang trí vì Nóc gian Giữa Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 143-144: Trang trí gian Đông Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 145-147: Trang trí gian Tây Hậu cung đình Hạ Yên Quyết
[Nguồn: Nguyễn Thị Thủy (1993); Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 148-149: Kết cấu khung gỗ góc Hậu cung [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 150: Bia Khải Định Tân Dậu lục niên tam nguyệt cát nhật tạo lập năm 1921
đặt tại đình [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 151: Bản dập bia Khải Định Tân Dậu lục niên tam nguyệt cát nhật tạo lập năm
1921 đặt tại đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 152: Bia Hoàng triều Bảo Đại bát niên xuân lập năm 1932
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 153: Bản dập Hoàng triều Bảo Đại bát niên xuân lập năm 1932
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 154: Cửa võng nửa đầu thế kỷ 19 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 155: Hoành phi niên đại 1897 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 156: Hoành phi niên đại 1931 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 157-168: Câu đối thời Nguyễn trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 169: Kiệu Bát cống thế kỷ 17 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 170: Kiệu Bát cống nửa đầu thế kỷ 19 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di
tích]
Ảnh 171: Kiệu Bát cống nửa đầu thế kỷ 20 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di
tích]
Ảnh 172: Kiệu mui luyện nửa đầu thế kỷ 20 trong đình
[Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]

Ảnh 173: Bảng văn gỗ cuối thế kỷ 18 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 174: Sập thờ gỗ nửa đầu thế kỷ 20 trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
9


Ảnh 175-178: Đồ thờ gỗ thời Nguyễn trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh 179-184: Đồ thờ thời Nguyễn trong đình [Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích]
Ảnh kiến trúc miếu Chợ
Ảnh 185: Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 186-187: Vì nóc Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 187: Vì nóc Tiền đường miếu Chợ cũ [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 188-189: Vì nách Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 189: Vì nách Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 190: Kết cấu góc Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 191: Kết cấu góc Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 192: Trang trí nối xà trung và xà hạ Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 193-194: Ván mê Tiền đường miếu Chợ gốc [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 195-196: Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 197: Trang trí trên mái Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 198: Vì Nóc Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 199: Vì Nách Tiền đường miếu Chợ hiện nay [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 200: Ngai thờ thế kỷ 20 tại miếu Chợ [Nguồn: Tác giả]
Ảnh kiến trúc miếu Cả
Ảnh 201: Nghi môn miếu Cả [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 202-203: Nghi môn miếu Cả trong khu đất dân cư [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 204: Tiền đường miếu Cả [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 205: Kết cấu bộ vì Tiền đường miếu Cả [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 206-207: Hậu cung miếu Cả [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 208: Nhang án và cửa võng miếu Cả [Nguồn: Tác giả]
Ảnh kiến trúc miếu Chùa

Ảnh 209: Nghi môn miếu Chùa [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 210: Giếng miếu Chùa [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 211-213: Tiền đường miếu Chùa và trang trí trên mái [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 214: Kết cấu bộ vì Tiền đường miếu Chùa [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 215: Ngai thờ thế kỷ 20 tại miếu Chùa [Nguồn: Tác giả]

10


Ảnh lễ hội đình - miếu làng Hạ Yên Quyết
Ảnh 216: Đội nữ tế và mâm lễ ngày phong áo Thánh [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 217: Phong áo Thánh tại miếu Chợ [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 218-236: Đoàn rước kiệu Thánh [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 237: Đoàn rước về đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 238: Kiệu rước để tại sân đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 239: Rước ngai Thánh vào Hậu cung đình [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 240: Ông chủ tế làm lễ tế Thánh [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 241: Đội dâng hương nữ thực hiện nghi lễ [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 242-247: Hàng người chui kiệu ngày rước Thánh [Nguồn: Đặng Hồng Sơn]
Ảnh 248-250: Mâm lễ của người dân bên đường ngày rước Thánh
[Nguồn: Đặng Hồng Sơn; Tác giả]
Ảnh 251: Người dân dâng tiền lên hương án [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 252: Người dân đến dự lễ ngày chính hội [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 2533: Dòng họ vào đình lễ Thánh ngày chính hội [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 254: Người dân vào lễ Thánh ngày chính hội [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 255: Người dân đội lễ vật dâng Thánh ngày chính hội [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 256: Múa lân trong ngày chính hội [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 257: Bắt vịt trong ngày chính hội [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 258: Ngày hội rước giã [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 259: Rước Thánh từ đình về miếu [Nguồn: Tác giả]

Ảnh 260: Kiệu quay trong ngày rước giã [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 261: Rước Thánh về miếu Chợ [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 262: Đội tế ông nghênh Thánh về miếu Chùa [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 263: Đưa kiệu về đình ngày rước giã [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 264: Hàng người chui kiệu ngày rước giã [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 265: Mâm lễ của người dân bên đường ngày rước giã [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 266: Đoàn rước giã [Nguồn: Tác giả]
Ảnh 267: Múa rồng ngày rước giã [Nguồn: Tác giả]

11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Đình, miếu là những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng gắn
bó với ngôi làng Việt bao đời nay. Với đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa
nước định canh, người dân Việt định cư trong các làng xã và họ đã hình thành
nên những yếu tố văn hóa xã hội đặc trưng. Từ xa xưa người Việt đã có ý
thức tâm linh trong việc thờ cúng vạn vật hữu linh và những vị thần có công
phù trợ cho làng xã. Đến thời trung đại và cận đại hầu hết các làng xã Việt đã
xuất hiện các trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc trong đó có
ĐÌNH, MIẾU. Cho đến ngày nay những ngôi đình, ngôi miếu vẫn luôn giữ
một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của mỗi người Việt và
nó đã góp phần tạo nên những giá trị di sản văn hóa của người Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cùng với không khí đổi mới đất nước trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, các giá trị tiêu biểu của nền văn
hóa truyền thống Việt Nam cũng dần dần đổi thay. Tìm hiểu nghiên cứu về
các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là đình và miếu làng sẽ góp phần giúp mỗi
người Việt chúng ta thêm trân trọng những giá trị di sản văn hóa, có cái nhìn
chân thực và cận cảnh hơn về một đặc trưng văn hóa dân tộc, cũng như sự

thay đổi của các giá trị này trong đời sống văn hóa đương đại.
1.2. Hà Nội, đất thiêng ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều tinh hoa
văn hóa của dân tộc cũng là nơi có nhiều các công trình tôn giáo tín ngưỡng.
Làng Hạ Yên Quyết thuộc phường Yên Hòa quận Cầu Giấy Thành phố Hà
Nội, nơi nổi tiếng là mảnh đất khoa bảng của truyền thống hiếu học. Đặc biệt
trong làng có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị như đình, miếu
và chùa. Mặc dù vậy đến nay mới chỉ có một khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên Đại học Văn hóa tìm hiểu về đình Hạ Yên Quyết, còn toàn bộ cụm di
tích có quan hệ hữu cơ với nhau gồm một đình và ba miếu làng Hạ Yên Quyết
vẫn chưa được khảo cứu đầy đủ, cụ thể và toàn diện.

12


1.3. Với cơ duyên được ở, học tập tại làng Hạ Yên Quyết. Từ thời sinh
viên đình Hạ Yên Quyết là nơi tôi hay tìm tới nghiên cứu, tìm hiểu và chọn
làm các bài tiểu luận của mình và cũng từng có hướng chọn đình để làm khóa
luận tốt nghiệp song chưa thực hiện được. Đến nay có cơ hội được làm về
mảng di tích và được sự đồng ý của thầy hướng dẫn nên tôi chọn cụm di tích
đình - miếu làng Hạ Yên Quyết làm đề tài cho luận văn thạc sĩ Lịch sử,
chuyên ngành Khảo cổ học.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2.1. Phân tích cụ thể về cảnh quan, môi trường làng Hạ Yên Quyết; về
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở các di tích đình, miếu làng Hạ Yên Quyết.
2.2. Nhìn nhận đánh giá một số vấn đề về kiến trúc cổ và điêu khắc
trang trí thuộc phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 tại cụm di tích đình - miếu
làng Hạ Yên Quyết.
2.3. Trên cơ sở thực trạng của di tích, đề xuất những giải pháp bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị của cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết
trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Cụm di tích đình - miếu làng
Hạ Yên Quyết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn còn mở rộng phần nào để làm cơ
sở so sánh đánh giá (một số ngôi đình, miếu ở các làng khác).
Ngoài ra để có thêm tài liệu nghiên cứu đối sánh về các trang trí điêu
khắc, chúng tôi sẽ sử dụng cả các tư liệu mỹ thuật cổ (điêu khắc và đồ họa)
trên các chất liệu khác nhau. Đó là những đồ án trang trí trên đồ đá, gạch ngói
và đồ gốm trang trí kiến trúc được xác định có niên đại thế kỷ 19.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong khảo
sát, điền dã thực địa và các thao tác lấy tư liệu bằng: đo vẽ, chụp ảnh, dập thác

13


bản hoa văn và văn bia. Trong nghiên cứu là cách khảo tả, so sánh, phân tích
và tổng hợp về nghệ thuật, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí.
4.2. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: sử học, mỹ
học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa dân gian. Trong luận văn còn sử dụng
các phương pháp của Hán Nôm học, nghệ thuật học, kiến trúc học.
4.3. Luận văn còn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để xem xét, nhìn nhận các sự việc hiện tượng và sự kiện lịch sử.
5. Những kết quả và đóng góp của luận văn
5.1. Hệ thống hóa tư liệu về cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên
Quyết.
5.2. Phân tích, nêu bật các giá trị về kiến trúc, điêu khắc trang trí của
cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết.
5.3. Từ nguồn tư liệu thu thập được tiến hành xác định niên đại khởi
dựng của cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên Quyết.

5.4. Trên cơ sở giá trị và thực trạng di tích, luận văn sẽ đề cập đến các
phương án bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích đình - miếu làng Hạ Yên
Quyết.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục minh họa, nội dung chính của
luận văn sẽ gồm ba chương.
Chương 1: Tổng quan tài liệu.
Chương 2: Kiến trúc và điêu khắc đình - miếu làng Hạ Yên Quyết.
Chương 3: Đình - miếu làng Hạ Yên Quyết và vấn đề bảo tồn, phát huy
giá trị di tích.

14


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Làng Hạ Yên Quyết và cụm di tích đình - miếu
1.1.1. Làng Hạ Yên Quyết diên cách và lịch sử văn hóa
1.1.1.1. Diên cách làng Hạ Yên Quyết
Làng Hạ Yên Quyết nay thuộc Phường Yên Hòa. Ngày nay Phường Yên
Hòa là một trong tám phường thuộc quận Cầu Giấy (Thành phố Hà Nội) được
thành lập theo Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, với diện
tích tự nhiên 206,15ha, nằm trải dài theo sông Tô Lịch. Địa giới của phường:
phía đông giáp phường Láng Thượng (quận Đống Đa) phía tây giáp với xã Mỹ
Đình, Mỹ Trì (huyện Từ Liêm), phía nam giáp phường Trung Hòa, phía bắc
giáp phường Quan Hoa [1, tr. 9]. Dân số khoảng 35.000 người (2015).
Làng Hạ Yên Quyết, thường gọi là làng Cót hay Kẻ Cót, vốn là một
vùng đất cổ. Làng Hạ Yên Quyết còn có tên là xã Bạch Liên Hoa hay xã Bạch
Liên. Trong sách Bạch Liên khảo ký của Huệ Phủ Nguyễn Quang Địch tri phủ
Kiến An dưới triều Minh Mạng (1820-1840), có nói về nguồn gốc của làng

như sau:
“Nguyên khảo sự tích bản xã vì xưa có "Bạch Liên Hoa xã" là một tên
đẹp mà làng ta phía nam có hồ sen, phía tây có giếng sen nên gọi tên là "Bạch
Liên xã". Đến thời Mục Tông nhà Đường (821-825) đô hộ, Cao Biền đắp Đại
La Thành, đào sông Tô Lịch, sắp xếp cư dân ở phụ vào gần đó, bấy giờ làng
ta mới được yên chỗ ở.
Mạch đất làng ta là một nhánh gốc từ núi Tản Viên. Mạch đất nước ta
có ba nhánh lớn: Long Đồ là một nhánh vừa đi đến Tây Hồ (tức vết chân của
Trâu vàng ở hồ Dâm Đàm) chạy theo dải sông Tô, chữ "Kiền Hợi" chuyển
sang chữ "Càn" kéo đến nhánh chính khi đến các Gò Đống khí thiêng được tụ
lại nhiều. Phía trước có hồ sen là một cái "Minh Đường" như tấm gương mở
ra. Nước tuy không sâu nhưng trong sáng và kéo dài ôm quanh lấy có vẻ đáng
15


yêu lại có gò Kim Quy (tục gọi là Đống Già) các gò hình cái bút, cái bảng la
liệt ở phía trước. Sau lưng có gò "Thất Tinh": gò tròn và đẹp như những bình
phong bầy ra, lại có các bãi "Sa" như bãi hình "người tiên" và bãi "chim
phượng hoàng" chầu ở phía sau. Tay long bên phải thì chạy theo ven sông Tô
viền quanh các mỏm đất ở rìa làng rồi quay đầu lại. Tay hổ ở bên hữu thì theo
từng bãi sa sẽ xuống như hình kho đụn đến chỗ cao của nền chùa cổ thì cũng
ngoặt lên như hình cái móc treo. Những cái tốt, cái hay chỗ đất ở của làng ta
đều tựa vào đây. Do đó dân làng cư tụ, sinh sôi ngày càng đông đúc.
Ban đầu mới có họ Nguyễn, họ Hoàng, họ Quản, họ Doãn sau thêm vào
nữa là họ Trần, họ Phạm, họ Lê, họ Ngô, liệt vào tám giáp ở bên Đông và bên
Đoài. Trong những việc quân, hôn tang, tế thù tạc, giao tiếp biết chuộng theo
lễ văn. Bây giờ miếu, đình, chùa, đền và văn chỉ mới bắt đầu kiến lập. Suốt từ
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê thời thế có chuyển biến thay đổi, dân bạ
làng ta không tránh có sự tăng giảm, Phật tự cộng 50 mẫu, ruộng tư và ruộng
kỳ tại công 470 mẫu linh. Người cày ruộng, kẻ học trò ai nấy mỗi nơi, không

từ bỏ nghề nghiệp mình tứ dân” [20, tr. 2-3].
Như vậy làng Hạ Yên Quyết đã có từ lâu đời với sự thay đổi địa danh
của các thời kỳ như sau:
Thời Lê Sơ, xã Bạch Liên được đổi thành xã Yên Quyết với hai thôn
Thượng và Hạ thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai xứ Sơn Tây và cái tên
"Làng Cót" hay "Kẻ Cót" có từ đây.
Đầu thế kỷ 16, theo sự phát triển tự nhiên về dân số và xã hội, xã Yên
Quyết được tách thành hai, xã Thượng Yên Quyết (còn gọi là Làng Giấy) và
xã Hạ Yên Quyết (còn gọi là Làng Cót). Từ cuối thời Lê đến đầu nhà Nguyễn,
cả hai xã Thượng Yên Quyết và Hạ Yên Quyết đều thuộc về huyện Từ Liêm
phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây [60, tr. 36].
Năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, chia nước ta thành 29
tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, hai xã Thượng Yên Quyết và
Hạ Yên Quyết lúc bấy giờ thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội. Năm 1915, khi
16


chính quyền Pháp đổi tên “khu vực ngoại thành Hà Nội” thành Huyện Hoàn
Long trực thuộc tỉnh Hà Đông, cả hai xã Thượng Yên Quyết và Hạ Yên
Quyết đều thuộc về Hà Đông. Đến tháng 12/1942, hai xã lại được đưa về đại
lý đặc biệt của Hà Nội, đại lý Hoàn Long, phủ lỵ tại ấp Thái Hà.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng tổ chức
lại các đơn vị hành chính của Hà Nội gồm 17 khu phố và năm quận ngoại
thành (Đống Đa, Lãng Bạc, Đại La, Lê Linh và Đề Thám), thì Hạ Yên Quyết
và An Hòa thuộc quận Đại La. Đến tháng 5/1948 sau khi Hà Nội bị giặc Pháp
chiếm đóng, sát nhập hai tỉnh Hà Nội và Hà Đông thành liên tỉnh Lưỡng Hà.
Hà Nội chia thành hai huyện Trấn Tây Thành và Trấn Nam Thành. Hai xã Hạ
Yên Quyết và An Hòa được gọi là liên xã Song Yên, thuộc về Trấn Tây Thành.
Năm 1956, hai xã được sáp nhập gọi là xã Yên Hòa thuộc quận 6 của Hà Nội.
Ngày 20/04/1961 Quốc Hội khóa II, kỳ họp thứ hai phê chuẩn Nghị

quyết của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thành phố Hà Nội, chia làm
bốn khu nội thành và bốn huyện ngoại thành, trong đó có huyện Từ Liêm được
hình thành trên cơ sở địa bàn của Từ Liêm cũ, riêng Yên Hòa cắt nửa phố Cầu
Giấy phía đông thuộc về khu Ba Đình, phần còn lại thuộc về huyện Từ Liêm.
Năm 1982, một phần đất của xã Yên Hòa gồm phố Cầu Giấy, xóm
Quan Hoa được tách ra để thành lập thị trấn Cầu Giấy theo Nghị định 173
ngày 01/10/1982 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
Năm 1997, thực hiện Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về
việc thành lập quận Cầu Giấy, ngày 01/09/1997 xã Yên Hòa chính thức trở thành
phường Yên Hòa, một đơn vị hành chính của quận Cầu Giấy [3, tr. 10,12].
1.1.1.2. Lịch sử văn hóa làng hạ Yên Quyết
Làng Cót là một vùng đất cổ, nơi đây từng phát hiện được dấu tích cư
trú của các thời đại khác nhau.
Tháng 3 năm 1978, trong quá trình nạo vét sông Tô Lịch ở địa phận
làng Cót, đã phát hiện một ngôi mộ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà
17


khảo cổ học, đây là một ngôi mộ thuyền nằm theo hướng tây bắc - đông nam,
đầu hướng đông nam. Quan tài có phần đầu lớn hơn phần đuôi, mặt ngoài giữ
nguyên lớp gỗ ngoài của thân cây, hai đầu cắt thẳng, không đẽo nhọn hoặc
vát. Quan tài dài 1,97m, rộng 40-50cm, sâu lòng 12cm. Trong quan tài phát
hiện 1 đinh sắt rỉ hình chữ U. Cạnh mộ tìm thấy một đám bã sơ thực vật, có
thể là vết tích của trầu cau. Theo những người trực tiếp phát hiện và xử lý mộ,
thì khi mới phát hiện còn tìm thấy gốm thô ở bên ngoài quan tài và miếng bã
trầu bên trong mộ, nhưng khi cán bộ chuyên môn tới thì những di vật trên đã
thất lạc. Mộ không còn nguyên vẹn, quan tài bị phá vỡ nhiều chỗ, nắp quan tài
hiện không còn. Xương cốt trong mộ cũng đã vỡ nát, chỉ còn lại một số mảnh
sọ, mảnh xương hàm dưới, răng đen, xương cánh tay và xương sườn… là

những gì còn sót lại từ di cốt của một người phụ nữ khoảng 25 tuổi. Đây là
ngôi mộ thuyền văn hóa Đông Sơn muộn, có niên đại vào khoảng đầu Công
nguyên [33, tr. 56-57;16, tr. 303-305]. Điều đó chứng minh người Việt cổ đã
có mặt ở đây để xây dựng xóm làng, sinh cơ lập nghiệp.
Làng Yên Quyết, với cái tên Kẻ Cót vốn xưa chỉ là một và có từ lâu
đời, đến thời nhà Lý, làng Yên Quyết gắn liền với câu truyện lịch sử nhuốm
màu huyền thoại, đó là cuộc thi đấu pháp thuật, ân oán giữa hai pháp sư (thiền
sư và đạo sĩ) Từ Đạo Hạnh (người làng Láng (Yên Lãng), nhưng quê mẹ làng
Cót (Yên Quyết) và Lê Đại Điên (người làng Yên Quyết), trong việc đầu thai
làm thái tử nhà Lý [30, tr. 140-149].
Đến thế kỷ 13, thời Lý - Trần, cùng với việc du nhập nghề làm giấy,
làng Cót tức làng Yên Quyết phát triển thành hai vùng với sự phân công lao
động trong nghề giấy truyền thống. Nửa trên của làng về phía bắc gần cầu
Giấy chuyên nghề làm giấy từ nguyên liệu là vỏ cây dó. Nửa làng dưới nằm ở
phía Nam bắt đầu từ cầu Cót trở xuống chuyên làm một thứ sản phẩm là đầu
ra của nghề giấy, đó là nghề làm vàng mã. Dần dần, từ một làng Yên Quyết Kẻ Cót, tách thành hai làng Thượng Yên Quyết (Cót Thượng sau gọi là làng
Giấy) và Hạ Yên Quyết (Cót Hạ vẫn được giữ tên gọi là làng Cót).
18


Làng Cót còn gọi là Kẻ Cót, nằm trong hệ thống làng cổ của huyện Từ
Liêm xưa, như “Kẻ La”, “Kẻ Mỗ”, “Kẻ Vòng”, “Kẻ Bưởi”, “Kẻ Canh”, “Kẻ
Mọc”, “Kẻ Vẽ”… điều đó càng cho thấy làng Hạ Yên Quyết có lịch sử lâu
đời. Đó là vùng đất trù phú với cơ cấu đầy đủ thành phần sĩ, nông, công,
thương. Theo thống kê trong Hương ước làng Hạ Yên Quyết năm 1917 thì
ruộng đất của cả xã Yên Hòa có hơn 500 mẫu dùng để canh tác, tổng số ruộng
công của cả hai làng trên 130 mẫu dùng vào việc tế thần, phật, ruộng học,
ruộng chăm sóc người già, ruộng dùng cho công việc hành chính, ruộng cấp
cho người đi lính (mỗi suất một mẫu), ruộng cầy cấy để lấy thóc đóng đinh,
đóng thuế… điều này được quy định rất rõ trong hương ước của làng Hạ Yên

Quyết mà mọi thành viên trong làng đều phải tuân theo. Số ruộng tư còn hơn
200 mẫu nằm trong tay các hộ, gia đình nhiều ruộng nhất cũng chỉ có 12 mẫu
(loại này cũng chỉ có một hai gia đình mà thôi), loại khá trong làng thường có
3-5 mẫu, loại trung thường có 1-2 mẫu, còn phổ biến có 2-5 sào, cũng có
nhiều gia đình không có ruộng buộc phải làm nghề khác để sinh sống [3, tr.
13]. Chính đó lại là những yếu tố làm nên nét đặc trưng kinh tế đa thành phần
của làng Cót xưa và nay, luôn lao động sáng tạo tìm tòi mọi cách để sinh nhai,
người dân ở đây rất cần cù chịu khó, không chỉ thuần nông họ còn giỏi trong
làm các nghề tiểu thủ công nghiệp khác làm nên thương hiệu của làng Cót
như nghề làm hàng mã, làm vàng thoi, nhuộm giấy mầu rồi làm hàng quà như
bánh rán, bánh cuốn… Ban đầu cũng chỉ là các nghề làm vào thời gian nông
nhàn, tăng thêm thu nhập cho gia đình, sau do nhu cầu xã hội ngày càng tăng
nhiều gia đình đã chuyển thành nghề chính để sinh sống. Các mặt hàng vàng
lá, giấy mầu để trang trí và cắt khẩu hiệu của làng Cót không những chỉ được
người dân Hà Nội mà cả Huế, Sài Gòn ưa chuộng vì thế đã trở thành mặt
hàng được lưu thông trong cả nước, có thời điểm còn được đặt hàng xuất sang
cả Vân Nam và Hồng Kông (Trung Quốc). Ngoài ra làng Cót còn có nghề làm
hương xạ dùng trong các ngày lễ tết, nghề hàng mã, nghề làm đồ chơi cho trẻ
em cũng có vài nhà làm ở phố Cầu Giấy [3, tr. 20].
19


Chính những nghề thủ công truyền thống này đã làm nên danh tiếng
của Kẻ Cót trong hệ thống các làng đa ngành nghề nông-thủ công-thương
nghiệp của vùng Từ Liêm xưa, mà dân gian đã đúc kết Nhất Mỗ nhì La thứ ba
Canh, Cót. Và trong các nghề thủ công của Kẻ Cót, vai trò nổi bật nhất vẫn là
vai trò của người phụ nữ, họ là những người siêng năng, chịu khó tìm tòi học
hỏi, do đó các nghề được du nhập vào làng ngày càng được hoàn thiện, trở
nên tinh xảo, có giá trị trên thị trường. Sinh ra trên mảnh đất mang đậm phong
thái Thăng Long, người phụ nữ ở đây có những nét duyên dáng thanh lịch đặc

trưng, họ thường giữ vai trò giao dịch, mua bán giao dịch với khách hàng của
các tỉnh thành trong và ngoài nước. Câu ca Đàn ông Kẻ La, đàn bà Kẻ Cót
của vùng Từ Liêm đã nói lên sự đảm đang tháo vát của người phụ nữ làng Cót
mà khắp kinh thành Thăng Long - Hà Nội xưa/nay đều biết tiếng. Họ cũng
chính là người quán xuyến nghề nghiệp cũng như kinh tế, duy trì cuộc sống
ổn định của gia đình và quê nhà làng Cót.
Kẻ Cót là một làng nổi tiếng với các vị tiên hiền đỗ đạt cao thời phong
kiến. Điều này từng được ca ngợi trong mục Sổ tư văn [81] của làng, “Làng ta
vốn là một làng văn hiến, phong cảnh thật kỳ thú tươi đẹp; kẻ sĩ sinh ra ở nơi
đây, đều có đức nghiệp văn chương nổi tiếng. Đó chính là vốn quý của nước
nhà, và cũng là do phong thủy nơi đây hun đúc nên”.
Truyền thống hiếu học và khoa bảng của Kẻ Cót nằm trong Tứ danh
hương gồm Mỗ, La, Canh, Cót của huyện Từ Liêm xưa. Từ xa xưa khuyến học
được coi là một trong những công việc trọng đại của cộng đồng làng xã, quê
hương. Theo hương ước năm 1917 của làng Hạ Yên Quyết, trong xã có “quan
Văn chưởng” trông nom việc học hành, có “Văn chỉ” để thờ Nho học, có “Độc
thư điền” là loại ruộng để biếu người đỗ đạt. Hương ước làng Hạ Yên Quyết
ghi rõ trong mục chia ruộng công: “Ba mẫu hai sào giải ông Tiến sĩ… Xuân
thu làm lễ Văn chỉ… Trong chức sắc, một mẫu tám sào, biếu quan Văn chưởng
hai sào, quan Thứ chỉ một sào, ông Tây Nam cử nhân hai sào, ông Tây Nam tú
tài một sào rưỡi, phẩm hàm sào rưỡi” [82, tr. 8]. Chính truyền thống trọng học
20


và khoa bảng được toàn xã hội quan tâm chăm lo, trong làng có nhiều vị đã đỗ
đạt cao qua các triều đại, nhiều dòng họ khoa bảng.
Triều Trần, đời vua Quang Thái (1388-1398) có Hoàng Quán Chi đỗ
Đệ Nhất khoa Thái học sinh, làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình ở Thẩm
hình viện, được phong tặng Thượng thư bộ Lễ, là cụ tổ đời thứ sáu của Tiến sĩ
Hoàng Bồi (người đỗ Tiến sĩ đầu tiên của huyện Từ Liêm); có Nguyễn Quang

Minh đỗ Thái học sinh, làm quan đến chức Tam giang Đô đại doãn Nội thị
hành khiển.
Triều Lê, đời vua Quang Thuận (1460-1469) có Nguyễn Như Uyên làm
quan đến chức Thượng thư bộ Lại, Trưởng lục bộ sự kiêm Quốc Tử Giám Tế
tửu (Hiệu trưởng); Nguyễn Xuân Nghiêm (là cháu gọi Nguyễn Như Uyên
bằng chú) làm quan đến chức Thừa sứ; Nguyễn Khiêm Quang thi đỗ giải
Nguyên, làm quan đến chức Tham chính, là cụ tổ của Nhật Trang và là cao tổ
của Vinh Thịnh.
Triều Mạc, có Nguyễn Quang Huệ thi đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức
Thị lang và được phong tước Tử; có Nguyễn Huy thi đỗ Tiến sĩ và làm quan
đến chức Thượng thư bộ Công, được phong tước Bá; có Hoàng Bồi thi đỗ
Tiến sĩ năm 1568 và làm quan đến chức Chấp sự trung Công khoa, chuyển
làm Tham chính đạo Hưng Hóa 7 năm, được thăng chức Thừa Tuyên sứ
Hưng Hóa 3 năm, lại thăng đến chức Tả Thị lang bộ Lễ, Tri chiếu văn quán
Tú Lâm cục, được phong tước Triều liệt Đại phu, tặng phong ấn tước cho cha
mẹ và vợ con.
Triều Lê Trung Hưng có Nguyễn Nhật Trung đỗ Hội nguyên và làm
quan đến chức Kiệt tiết Tá lý Công thần Lại khoa Cấp sự trung, là cháu cụ
Khiêm Quang và là tằng tổ của Vinh Thịnh; có Nguyễn Dụng Triêm thi đỗ Đệ
tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Dần và làm quan đến chức Hộ
khoa Đô cấp sự trung, sau bị biếm xuống chức Kinh lịch. Ông là người có
thân hình to lớn, khôi ngô tuấn tú; từng được cử đi sứ nhưng chưa kịp lên
đường; có Nguyễn Vinh Thịnh làm Tri huyện thu thóc xã Nghĩa Đô, thi đỗ
21


Tiến sĩ và làm quan đến chức Đề hình, là cháu xa của cụ Khiêm Quang, cháu
đời thứ tư của cụ Nhật Trang, quê Tổ vốn ở xã Hạ Yên Quyết.
Triều Nguyễn có Hoàng Thời Bình đỗ Cử nhân năm 1807, làm quan
đến chức Tri huyện Nghi Dương, Tri phủ Từ Sơn; Đốc học ba tỉnh Bình

Thuận, Vĩnh Long và Thanh Hóa, kiêm chức Thị độc Học sĩ Hàn Lâm viện
[81, tr. 1-3].
Tên tuổi các vị tiến sĩ của làng Hạ Yên Quyết đã làm dạng rỡ quê
hương, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Với 11 tiến sĩ qua các triều đại
làng Hạ Yên Quyết đã vinh danh trở thành một trong hai mươi Làng khoa
bảng của Việt Nam thời phong kiến và là một trong năm Làng khoa bảng tiêu
biểu của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến [3, tr. 27]. Những ngôi nhà thờ của
dòng họ các tiến sĩ Hoàng Quán Chi, Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Xuân
Nham… luôn là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và khoa bảng của con
dân các dòng họ ở làng Cót.
Làng Cót tức làng Hạ Yên Quyết, còn là một làng cổ giầu truyền thống
văn hóa với những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu mà ai sinh ra ở làng Cót
cũng phải tự hào như cụm di tích đình - miếu, chùa, cùng các nhà thờ dòng họ
trong làng. Di tích Đình Hạ Yên Quyết sau nhiều lần di chuyển, đến năm 1831
đời vua Minh Mạng thứ 12, chức sắc cùng tám giáp nhân dân Thượng và Hạ
hiệp sức xây dựng đình tại khu “Vườn Đồng”, tức vị trí đình làng hiện nay, do
hai ông Nguyễn Hữu Chương và Nguyễn Kim Giản là những người thợ giỏi
trông nom việc xây dựng. Năm 1994 đình đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp
hạng là di tích lịch sử văn hóa (Ảnh 1) và là nơi thờ vọng năm vị Thành hoàng
của làng. Nơi thờ chính lại ở ba ngôi miếu: miếu Chợ (thờ thần Cao Sơn đại
vương), (đây cũng là di tích vừa được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn
hóa vào năm 2014); miếu Cả thờ Diêm La đại vương và Thánh Bà bản thổ
hoàng cung Chinh Thục phu nhân; miếu Chùa thờ Mộc Đức Tinh Quân đại
vương và Tràng Hám đại tướng quân. Ngoài ra, trong làng còn có chùa Ngọc
Quán, hiện còn quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ tám (1800).
22


×