DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Giá trị gia tăng
Tài khoản
Nguyên vật liệu
Trách nhiệm hữu hạn
Tài khoản đối ứng
Chứng từ ghi sổ
Chiết khấu thương mại
Xác định kết quả
Hàng hoá dịch vụ
Tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh
Doanh thu
Kết chuyển giá vốn
Nhân viên quản lý
Chi phí
Doanh thu taxi tiền mặt
Doanh thu vé taxi
…………………………Sổ ĐKCTGS
….…………………..Bảng TH chi tiết
……..………………………….GTGT
…….………………………………TK
…………………………………..NVL
…………………………………TNHH
…………………………………TKĐƯ
………………………………….CTGS
…………………………………CKTM
…………………………………XĐKQ
…………………………………HHDV
………………………………….TSCĐ
………………………………….SXKD
………………………………………DT
…………………………………..KCGV
………………………………....NV QL
………………………………………CP
……………………………..DT taxi TM
……………………………DT vé taxi
Lời nói đầu
Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh
nghiệp theo đuổi.Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ tổ chức quản lý đến sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ... Do vậy, tổ chức quá trình sản xuất tiêu thụ hợp lý, hiệu quả đã và đang
1
trở thành một vấn đề bao trùm toàn bộ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
Cũng như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty cổ
phần đầu tư và thương mại tổng hợp Việt Nam luôn quan tâm tới việc tổ chức
sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Là một công ty
thương mại dịch vụ chuyên kinh doanh các dịch vụ vận chuyển hành khách thì
kinh doanh tìm kiếm doanh thu là một trong những khâu quan trọng nhất. Xuất
phát từ cách nhìn như vậy kế toán doanh thu cần phải được tổ chức một cách
khoa học, hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Kế toán th tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại
tổng hợp Việt Nam
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và thương mại tổng hợp
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại tổng hợp Việt
Nam
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư
và thương mại tổng hợp Việt Nam
Em xin chân thành cám ơn Phòng kế toán, các phòng ban chức năng của
Công ty và Cô giáo Nguyễn Bảo Ngọc đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp.
2
Chương 1
Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và thương mại tổng
hợp Việt Nam
I. Tổng quan về Công ty cổ phần đàu tư và thương mại tổng hợp Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Cổ Phần Đầu Tư & Thương Mại Tổng Hợp Việt Nam
3
- Tên giao dịch: Viet Nam general trading & investment joint stock
company
- Tên viết tắt: Vinataco
- Địa chỉ trụ sở chính: E2-Trung Kính-Yên Hoà-Cầu Giấy-Hà Nội
- Điện thoại: 04.3. 52.52.52
Fax: 047 821 233
- Website: www.vina86.com.vn
- Ngành, nghề kinh doanh:
+ Vận chuyển hành khách đường bộ bằng taxi
+ Cho thuê xe tự lái
+ Sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, phương tiện vận tải
+ Lữ hành nội địa
+ Đại lý và mua bán ôtô
+ Đào tạo và cấp giấy phép lái xe ôtô
( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh các ngành nghề có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật)
+ Kinh doanh bất động sản
- Vốn điều lệ : 9.800.000.000 ( Chín tỷ tám trăm triệu đồng VN)
- Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: Đỗ Văn Dũng
Sinh ngày: 20/11/1978
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh thư nhân dân số: 164045725
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn Khả Lương- Xã Ninh ThắngHuyện Hoa Lư- Ninh Bình
Chỗ ở hiện tại: E2- Trung Kính- Yên Hoà-Cầu Giấy-Hà Nội
Thành lập năm 2007 quãng đường hơn 3 năm chưa phải là thời gian đủ để một
doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển ổn định, với tôn chỉ hoạt động:
Chất lượng, lòng tin và thương hiệu của mình trên thị trường cạnh tranh khốc
liệt trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực. Với phương
4
châm: “ Niềm Tin Việt”, sự xuất hiện của công ty đã góp phần không nhỏ trong
việc vận chuyển hành khách và hang hoá đưa lại niềm tin đến cho người Việt
Nam đến người Việt Nam và bạn bè thế giới.
1.2. Nhiệm vụ của công ty.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá phương
pháp phương pháp phục vụ, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn
cao đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện mới, đáp
ứng được nhu cầu đi lại của con người, đem lại sự hài lòng cho khách hàng và
khẳng định uy tín của công ty trên đà phát triển
Từng bước mở rộng mối quan hệ, phát triển thị trường, đảm bảo cân bằng thu
chi, hoàn thành nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người
lao động để nâng cao đời sống con người lên tầm cao mới, sánh ngang với các
cường quốc trên thế giới.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Do đặc trưng của ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ vận chuyển
nói riêng, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại tổng
hợp Việt Nam rất đa dạng bao gồm nhiều hoạt động trong đó hoạt động chủ yếu
là vận chuyển khách và hàng hoá.
Công ty còn cộng tác với các đơn vị hoạt động trong các ngành như dịch
vu công cộng, du lịch…. Điều này giúp cho Công ty có được nguồn khách
thường xuyên, ổn định và góp phần tăng nhanh doanh thu dịch vụ của Công ty.
Công ty đã thực sự đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách hàng
và tạo dựng vị thế của mình trên thị trường.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh.
2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại tổng hợp việt nam tổ chức quản lý theo
mô hình một thủ trưởng theo kiểu “ trực tiếp chức năng ” bộ máy quản lý của
5
công ty được bố trí chặt chẽ và khoa học, tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý và
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần đầu tư và thưong mại tổng hợp việt nam có bộ máy quản lý
như sau:
Sơ đồ 1-1
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
6
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng tổ
chức quản
lý nhân sự
Phòng
kinh
doanh tiếp
thị
Phòng kế
toán tài
chính
Tổng đài
công ty
Tổng đài
VN taxi
Phòng
quản lý
điều hành
Taxi
Đội
VN
taxi
Đội
M
taxi
Tổng đài
M taxi
Toàn thể công ty bao gồm 22 cán bộ văn phòng và hơn 500 cán bộ nhân viên
khác.
- Giám đốc: Là người giữ vai trò quan trọng nhất trong công ty, là người đại
diện theo pháp luật của công ty, giữ vai trò chỉ đạo chung trong toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc cũng là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng
thời giám đốc còn là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân
viên trong công ty.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc điều hành một số lĩnh vực
theo sự phân công của Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nhiệm vụ được giám đốc phân công.
- Phòng tổ chức nhân sự:
Tổ chức bộ máy hành chính nhân sự của công ty, soạn thảo và trình
Giám đốc ký các Hợp đồng lao động, tham gia đề xuất ý kiến bổ nhiệm, bãi
miễn cán bộ nhân viên công ty theo thẩm quyền.
7
Lập kế hoạch chi tiêu, mua sắm thiết bị phục vụ công tác kinh doanh,
định mức chi phí văn phòng phẩm, định mức xăng xe trình Giám đốc.
Tổ chức định biên lao động, xây dựng thang bảng lương cho toàn công
ty.
- Phòng kế toán tài chính:
Tổ chức triển khai các công việc quản lý tài chính của công ty theo
phân cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chỉ đạo thức hiện các công việc về lĩnh vực kế toán, thống kê theo quy
chế tài chính đảm bảo chính xác, kịp thời, trung thực.
Thực hiện kiểm tra các hợp đồng kinh tế.
Thực hiện quản lý chế độ chính sách tài chính của Công ty và chế độ
chính sách với người lao động trong Công ty theo quy định hiện hành.
Tổng hợp số liệu báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm của Công ty
theo quy định của Công ty và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài
chính.
Tổ chức thực hiện các thủ tục quản lý thanh toán nội bộ, thanh quyết
toán các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi Công ty được phân cấp quản lý.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý tài chính của
Công ty, báo cáo với Giám đốc mọi phát sinh thường kỳ hoặc bất thường trong
mọi hoạt động của Công ty để có biện pháp quản lý và điều chỉnh kịp thời, hợp
lý nhằm giảm thiểu thất thoát và thiệt hại cho Công ty. Tuân thủ đúng quy định
của Nhà nước về thể lệ kế toán và sổ sách chứng từ, thực hiện đúng và đủ những
khoản thuế theo luật định, báo cáo kịp thời đến Giám đốc những thay đổi của
Nhà nước và quản lý tài chính kế toán để có chủ trương phù hợp.
- Phòng Kinh doanh tiếp thị:
Đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty và lập kế hoạch mới cho
thời gian tiếp theo.
Phòng kinh doanh tiếp thị bao gồm cả tổng đài Công ty, tổng đài công
ty gồm hai bộ phận là tổng đài VN Taxi và M Taxi. Tổng đài VN taxi phụ trách
đội VN còn tổng đài M taxi phụ trách đội M.
8
Các tổng đài có nhiêm vụ liên lạc giữa khách hàng và đơn vị vận tải
của Công ty. Đồng thời tổng đài có nhiệm vụ ban hành các chỉ thị từ phòng quản
lý và điều hành taxi để điều phối công việc cho các lái xe taxi.
- Phòng quản lý và điều hành taxi:
Trưởng phòng quản lý và điều hành taxi do phó giám đốc công ty kiêm
nhiệm. Phòng quản lý và điều hành taxi gồm hai đội VN taxi và M taxi. Mỗi đội
có trên dưới 250 đầu xe và thành viên mỗi đội bao gồm: cán bộ đội, kỹ thuật
đội, thu ngân và checker
Cán bộ đội gồm trên dưới 500 tài xế họ chịu sự quản lý và điều hành
của các đội trưởng mỗi đội.
Kỹ thuật đội chịu trách nhiệm sửa chữa bảo dưỡng các đầu xe của
Công ty.
Thu ngân chịu trách nhiệm tập hợp doanh thu, hạch toán thu chi từ các
cán bộ đội sau mỗi ca làm việc và chuyển doanh thu đó về Công ty và cuối
ngày, riêng chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được chuyển về sau mỗi
tháng.
Checker có nhiệm vụ kiểm tra và ghi chép các số liệu trong hệ thống
thông báo giờ, km để thu ngân có được số liệu chính xác hợp lý cho các báo cáo
doanh thu ngày.
2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
Do đặc trưng của ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ vận chuyển
nói riêng, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại tổng
hợp Việt Nam rất đa dạng bao gồm nhiều hoạt động trong đó hoạt động chủ yếu
là vận chuyển khách và hàng hoá.
Công ty còn cộng tác với các đơn vị hoạt động trong ngành dịch vụ công cộng,
du lịch…Điều này giúp cho công ty có được nguồn khách thường xuyên, ổn
định và góp phần tăng nhanh doanh thu dịch vụ của công ty.
Công ty đã thực sự đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách hàng
và tạo dựng được vị thế của mình trên thị trường
3. Đặc điểm của công tác kế toán
9
3.1 c im t chc b mỏy k toỏn
B mỏy k toỏn ca Cụng ty c phn u t v thng mi tng hp Vit
Nam c t chc theo hỡnh thc tp trung phự hp vi c im, tỡnh hỡnh
sn xut kinh doanh v t chc qun lý phự hp vi trỡnh qun lý v iu
hnh cụng vic ca Cụng ty. Mi cụng vic ca k toỏn u c thc hin
phũng k toỏn (chu s kim soỏt ca k toỏn trng).
S 1-2.
S b mỏy k toỏn ca Cụng ty
Kế toỏn
toántrng
trởng
K
Thủ quỹ
Th
qu
KT
KT
tiền
tin
mặt
mt
KT
KT
ngân
Ngõn
hàng
hng
Kế toỏn
toántng
tổnghp
hợp
K
KT
KT
doanh
doanh
thu
thu
KT
KT
tiền
tin l
ơng
lng
KT
KT
lập
lp
bảng
bng
kê
kờ
TQ
TQ
-
KT
KT
doanh
doanh
thu
thu
ngày
ngy
KT
KT
công
cụng
nợ
n
TL
TL
KT
KT
xử
x
lý
lý
tai
tai
nạn
nn
- K toỏn trng:
Kim tra, giỏm sỏt vic thu chi ti chớnh ca Cụng ty theo ỳng ch
ti chớnh ca Nh nc v quy nh ca Cụng ty.
T chc b mỏy ti chớnh k toỏn ton Cụng ty, phõn cp ch o cỏc
cụng vic trong phũng m bo thc hin nghiờm chnh cỏc quy nh ca Nh
nc v ca Cụng ty.
Lp k hoch ti chớnh xut v iu chnh kp thi cho phự hp vi
tỡnh hỡnh thc t ca Cụng ty v th trng.
10
Hướng dẫn các cán bộ kế toán thực hiện nghiệp vụ kế toán theo đúng
quy định của Nhà nước.
Kiểm tra công việc đã giao cho các cán bộ kế toán xem có hoàn thành
đúng quy định không và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sự trung thực của
số liệu báo cáo.
Phối hợp với các phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh và các phòng chức
năng khác trong phương án phân phối tiền lương, tiền thưởng, phân phối lợi
nhuận theo quy định của Công ty.
- Kế toán tổng hợp
Chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ mọi hoạt động phát sinh trong kỳ,
chịu trách nhiệm làm báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý và báo cáo năm.
Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của chứng từ kế toán.
Kết hợp kiểm tra thẻ TXC với bảng kê.
- Thủ quỹ
Đối với quỹ tiền mặt: thủ quỹ có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, nộp tiền,
rút tiền ngân hàng, kiểm kê quỹ hàng tuần.
Quản lý thẻ TXC, Coupon, Voucher: nhập xuất thẻ trắng ( TXC,
Coupon, Voucher); yêu cầu in thẻ TXC, Coupon, Voucher; kiểm tra thẻ TXC,
Coupon, Voucher hàng ngày.
Quản lý số cổ phần, cổ phiếu.
Kết hợp kiểm tra thẻ Taxi hàng ngày
- Kế toán tiền mặt
Lập phiếu thu, kiểm soát, hạch toán thu tiền mặt.
Lập phiếu chi, kiểm soát, hạch toán chi tiền mặt.
Lập sổ quỹ tiền mặt.
Đối chiếu sổ quỹ với thủ quỹ
Cập nhập hàng ngày số liệu thu chi vào sổ kế toán.
Lập báo cáo quỹ tiền mặt.
Lưu hồ sơ thu, chi, nhật trình xe.
- Kế toán ngân hàng
11
Giao dịch với ngân hàng: uỷ nhiệm chi, hạch toán thu chi ngân hàng, sổ
cái, sổ phụ ngân hàng và các công việc khác liên quan đến ngân hàng.
Theo dõi các khoản phải thu khách hàng: theo dõi tiến độ thu tiền
khách hàng, kiểm tra phiếu thu phát ra.
Cập nhập số liệu các khoản phải thu hàng ngày, báo cáo các khoản
phải thu, các khoản thu được trong tuần, trong tháng.
Tập hợp và tính lương tiếp thị hàng ngày
Theo dõi và hạch toán các khoản trả gốc và lãi vay của các hợp đồng
vay ngân hàng, vay cá nhân.
- Kế toán doanh thu
Doanh thu: Hợp đồng TXC, MCC; nhập và kiểm tra thẻ VTX từ ngày
12 đến ngày 16 hàng tháng (xong trước ngày 26 hàng tháng); kiểm tra bảng kê
(hạn cuối cùng ngày 2 hàng tháng); xuất hoá đơn (xong trước ngày 8 hàng
tháng); bảng kê hoá đơn bán ra (xong trước ngày 9 hàng tháng); file bảng kê
VTX.
Hoá đơn và các chứng từ doanh thu khác: hoá đơn GTGT; vé taxi
(VTX, MCC, ACB, coupon, Voucher; lập báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
(tháng, quý, năm); in và đăng ký lưu hành hoá đơn đặc thù; lập sổ đăng ký hoá
đơn.
Theo dõi hoa hồng, khuyến mại: kiểm soát chi tiền hoa hồng, khuyến
mại, quảng cáo; hạch toán chi phí hoa hồng, khuyến mại, quảng cáo (trước ngày
10 hàng tháng); tổng hợp chi phí hoa hồng, khuyến mại, quảng cáo.
- Kế toán lương
Tính, hạch toán lương và tạm ứng lương của các lái xe.
Tính và hạch toán lương và tạm ứng lương của nhân viên văn phòng.
Lập bảng kê hàng hoá mua vào (trước ngày 9 hàng tháng).
Nhập và đối chiếu xăng.
- Kế toán lập bảng kê tổng quát
Lập bảng kê doanh thu thương quyền hàng ngày.
Nhập taxi card và kiểm tra đối chiếu với bảng kê.
12
- Kế toán doanh thu ngày
Lập báo cáo doanh thu ngày
Nhập thẻ VTX: nhập và kiểm tra vé; xếp vé từ 4110 đến 4116; kiểm tra
đối chiếu bảng kê.
- Kế toán công nợ tiền lương:
Hạch toán các khoản phải thu, phải trả lái xe.
Lập báo cáo công nợ lái xe
Chi tạm ứng xử lý tai nạn, tạm ứng công tác, tạm ứng khác.
Sổ phụ các khoản tạm ứng.
Lập báo cáo tạm ứng.
Nhập vé taxi từ ngày 5 đến ngày 11 hàng tháng (xong trước ngày 13
hàng tháng)
- Kế toán xử lý tai nạn
Theo dõi và xử lý các vụ tai nạn, lập hồ sơ bảo hiểm, cập nhập số liệu
các vụ tai nạn.
Theo dõi việc tăng giảm cổ phần, cổ phiếu của các cổ đông trong công
ty.
Kiểm soát các khoản phải trả
Lập kế hoạch thanh toán các khoản phải trả hàng ngày và hàng tháng.
Hạch toán các khoản chi phí phải trả hàng ngày
Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hạch toán trích khấu hao
tài sản cố định.
Theo dõi ký quỹ lái xe, lập báo cáo tình hình thu và nợ ký quỹ lái xe.
3.2 Đặc điểm hình thức sổ kế toán
Với đặc điểm là công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nên để thuận
tiện cho việc ghi chép sổ sách một cách chính xác, hiệu quả nên công ty đã áp
dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Theo hình thức kế toán này, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản
ánh ở chứng từ gốc, tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tiến hành tách rời việc ghi theo thứ tự thời
13
gian và ghi theo hệ thống tách rời với việc ghi sổ kế toán tổng hợp với sổ kế
toán chi tiết.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý, Công ty đang thực hiện
tổ chức và vận dụng hình thức “chứng từ ghi sổ”, các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều được thực hiện trên máy vi tính. Việc hiện đại hoá công tác kế toán của
Công ty được thể hiện bằng việc tăng số lượng máy vi tính ở các phòng. Riêng
phòng kế toán hiện nay có 11 máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán của
Công ty. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nâng cao hiệu quả quản lý của công tác kế toán, tăng tốc độ xử lý thông tin
tạo điều kiện cho việc đối chiếu lên bảng biểu và in sổ sách kế toán một cách
nhanh chóng, thuận tiện.
Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong Công ty
* Sổ tổng hợp:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát triển theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để
đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm
tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong niên độ kế toán theo các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một hay một số
trang liên tiếp trong toàn niên độ.
Sổ cái cung cấp thông tin về ngày tháng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số
hiệu và ngày tháng của chứng từ, nội dung các nghiệp vụ, trang sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này, số tiền phát sinh nợ
có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đầu kì, kế toán tổng hợp phải đưa số dư của tài khoản này vào sổ cái, cuối
trang sổ cái phải cộng chuyển mang sang trang sau, đầu trang sau phải ghi sổ
tổng cộng của trang trước. Cơ sở để ghi là thông tin trên Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ và nhật ký đặc biệt cuối kỳ cộng lấy sổ tổng cộng để chuyển sang bảng
cân đối số phát sinh.
14
Bảng cân đối số phát sinh: Là bảng kiểm tra tính chính xác trong việc ghi
sổ của kế toán thông qua việc kiểm tra tính cân đối của các cặp số liệu trên
bảng. Cơ sở để lập là các số phát sinh là số dư cuối kỳ từ các sổ cái.
* Sổ chi tiết: Sổ chi tiết thường được lập tuỳ thuộc vào nhu cầu quản lý
cũng như sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Với hình thức ghi sổ “ Chứng từ
ghi sổ”, đơn vị hiện nay đang sử dụng các sổ chi tiết như sau:
Sổ quỹ tiền mặt : theo dõi thu chi tồn quỹ hàng ngày.
Sổ chi tiết vật tư : được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất của từng loại
NVL. Được mở chi tiết cho từng loại vật tư xác định.
Sổ chi tiết tài sản cố định: được mở để theo dõi tình hình tăng giảm tài
sản cố định.
Sổ chi tiết công nợ phải trả: được mở để theo dõi tình hình công nợ của
đơn vị với các khách hàng và nhà cung cấp , mở chi tiết cho từng khách hàng và
nhà cung cấp.
Sổ chi tiết các tài khoản thanh toán với công nhân viên: được mở để theo
dõi các khoản thanh toán với công nhân viên tại Công ty.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh được mở để theo dõi tình hình phát sinh
chi phí của từng đối tượng theo dõi tính giá thành.
Mỗi tài khoản 621, 622, 627 được mở riêng một sổ, chi tiết theo nơi phát
sinh chi phí .
Số liệu từ các sổ chi tiết trên được tập hợp chuyển về sổ chi tiết tài khoản
154, và số liệu trên tài khoản 154 được dùng để lập bảng tính giá thành sản
phẩm.
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán: được mở để theo dõi giá vốn hàng đã tiêu
thụ, sổ được mở chi tiết cho từng mặt hàng tiêu thụ. Cơ sở để ghi vào sổ này là
các phiếu xuất kho, hoá đơn, và các chứng từ khác liên quan.
15
Sổ chi tiết doanh thu: sổ này được mở chi tiết cho từng loại hàng bán. Cơ
sở để ghi chép là các hoá đơn bán hàng, và các chứng từ ghi giảm doanh thu.
Sổ tổng hợp chi tiết hàng bán.
Bảng kê chừng từ phát sinh theo ngày, theo mã khách hàng , theo vụ việc
hợp đồng, theo kho, theo vật tư ... Được mở cho từng tháng để theo dõi cho kế
toán quản trị doanh nghiệp.
Trên cơ sở các sổ kế toán được mở, đến kỳ báo cáo kế toán tiến hành kiểm
tra, đối chiếu, lập báo cáo tài chính có liên quan phục vụ cho công tác quản lý
của Công ty và tổng hợp số liệu kế toán toàn Công ty để nộp cấp trên.
Sơ đồ 1-3.
Trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ ĐKCTGS
Sổ cái
Sổ chi tiết
Bảng TH chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Báo cáo tài chính
Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được ghi vào chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế
toán các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái theo từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên tất cả các định khoản phức tạp và tạo lập
sổ sách đều được thực hiện trên máy vi tính theo chu trình sau:
16
Sơ đồ 1-4.
Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy
Nghiệp vụ phát sinh
Xử lý nghiệp vụ
Nhập chứng từ
Máy thực hiện in các sổ sách liên quan :
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái, sổ chi tiết
- Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo tài chính, thuế
In tài liệu và lưu giữ
Khoá sổ kết chuyển kỳ sau
Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ,
định khoản (xử lý nghiệp vụ) sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế
toán được xử lý tự động trên máy: sổ nhật ký, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài
khoản, sổ tổng hợp tài khoản, bảng kê và các báo cáo kế toán.
3.3 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng:
a, Sổ tổng hợp:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian . Sổ này vừa
dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ,
vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
17
+ Sổ cái: Là sổ tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong niên độ kế toán theo các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở 1 hoặc 1
số trang liên tiếp trong toàn niên độ.
Sổ cái cung cấp thông tin về ngày tháng nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
số hiệu ngày, tháng của chứng từ, nội dung của các nghiệp vụ, trang sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này. Số
tiền nợ, có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Đầu kỳ, kế toán tổng hợp phải đưa số dư tài khoản này vào sổ cái ,
cuối trang sổ này phải cộng sang trang sau , đầu trang sau phải ghi số tổng
cộng của trang trước. Cơ sở để ghi là thông tin trên Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ và nhật ký đặc biệt. Cuối kỳ, cộng lấy số tổng cộng để chuyển sang
bảng cân đối số phát sinh.
+ Bảng cân đối số phát sinh: Là bảng kiểm tra tính chính xác trong
việc ghi sổ của kế toán thông qua việc kiểm tra tính cân đối của các cặp số
liệu trên bảng. Cơ sở để lập là các số phát sinh, là số dư cuối kỳ từ các sổ
cái
b, Sổ chi tiết: Được lập tuỳ thuộc vào nhu cầu quản lý cũng như sử
dụng thông tin của các doanh nghiệp. Với hình thức ghi sổ “ Chứng từ ghi
sổ”, đơn vị hiện nay đang sử dụng các sổ chi tiết sau:
+ Sổ quỹ tiền mặt: Dùng để theo dõi thu, chi, tồn quỹ hàng ngày
+ Sổ chi tiết vật tư: Dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất của từng
loại NVL, được mở chi tiết cho từng loại vật tư xác định
+ Sổ chi tiết TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ
+ Sổ chi tiết công nợ phải trả: Được mở để theo dõi tình hình công nợ
của đơn vị với các khách hàng và nhà cung cấp, mở chi tiết cho từng
khách hàng và nhà cung cấp.
+ Sổ chi tiết tài khoản thanh toán với công nhân viên: Được mở để
theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên tại công ty
18
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh: Được mở để theo dõi tình
hình phát sinh chi phí của từng đối tượng theo dõi chi phí tính giá thành
Mỗi tài khoản 621, 622, 627 được mở riêng 1 sổ, chi tiết theo nơi phát
sinh chi phí.
Số liệu của các sổ trên được tập hợp chuyển về sổ chi tiết tài khoản 154
và số liệu trên tài khoản 154 được dùng để lập bảng tính giá thành sản
phẩm
+ Sổ chi tiết giá vốn hàng bán: Được mở để theo dõi giá vốn hàng bán
đã tiêu thụ, sổ được mở chi tiết cho từng mặt hàng tiêu thụ. Cơ sở để ghi
vào sổ này là phiếu xuất kho, hoá đơn , các chứng từ khác có liên quan
+ Sổ chi tiết doanh thu: Được mở chi tiết cho từng loại hàng bán. Cơ
sở để ghi chép là các hoá đơn bán hàng và các chứng từ ghi giảm doanh
thu.
+ Bảng kê chứng từ phát sinh theo ngày, theo mã khách hàng, theo vụ
việc hợp đồng, theo kho, theo vật tư,… Được mở cho từng tháng để theo
dõi kế toán quản trị doanh nghiệp.
……………………
Trên cơ sở các sổ kế toán được mở , đến kỳ báo cáo kế toán tiến hành
kiểm tra, đối chiếu, lập báo cáo tài chính có liên quan phục vụ cho công
tác quản lý của công ty và tổng hợp số liệu kế toán toàn công ty để nộp
cấp trên.
3.4 Hệ thống báo cáo kế toán
* Báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số
19
60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của BTC, mang tính bắt buộc, trừ bản thuyết
minh báo cáo tài chính không bắt buộc.
Việc lập báo cáo tài chính được thực hiện vào cuối các quí. Riêng báo cáo
quản trị không phải nộp mà lưu giữ nội bộ tại Công ty. Công ty áp dụng các qui
định về lập báo cáo tài chính: hình thức, mẫu loại, thời điểm lập, thời hạn lập và
nội dung công khai.
Hiện nay Công ty đang sử dụng các loại báo cáo là:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Định kỳ, khi công việc lập các báo cáo tài chính phải tiến hành, các kế toán
viên phần hành lập các báo cáo tổng hợp chi tiết của phần hành và bảng cân đối
số phát sinh các tài khoản do mình phụ trách rồi giao lại cho kế toán tổng hợp,
thông qua việc xem xét, đối chiếu với sổ tổng hợp các loại kế toán tổng hợp lên
các báo cáo tài chính. Các phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính được nộp lên
cấp trên được tính vào kỳ sau đối với báo cáo tài chính tại thời điểm cuối kỳ.
Công việc lập báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp đảm nhiệm với sự hỗ trợ
của máy vi tính.
Thông qua việc xem xét quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh và bảng
cân đối kế toán chúng ta có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ của các phần hành
kế toán trong việc lập các báo cáo này:
* Quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh:
Phần 1- Lãi, lỗ
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản từ
loại 5 đến 9, các bảng tổng hợp chi tiết( do các phần hành thành phẩm tiêu thụ,
chi phí giá thành,… cung cấp), kế toán ghi vào cột “ Kỳ này”.
20
Dựa trên cơ sở số liệu của cột “ Kỳ này” của báo cáo kỳ trớc để ghi vào
cột “ Kỳ trước” của báo cáo kỳ này.
Từ số liệu của cột “ Kỳ này” và “ Kỳ trước” của báo cáo kỳ này kế toán
vào số liệu cột “ Luỹ kế từ đầu năm”.
Phần 2- Tình hình thực hiện với nhà nước
Dựa trên cơ sở số liệu của cột “ Số còn phải nộp cuối kỳ” trong báo cáo
kỳ trước ghi vào cột “ Số còn phải nộp đầu kỳ” của báo cáo kỳ này.
Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh, các bảng tổng hợp chi tiết, sổ cái
sổ chi tiết TK 133, 333( do các phần hành thành phẩm - tiêu thụ, chi phí- giá
thành, NVL, … cung cấp) kế toán ghi vào cột “ Số phải nộp đầu kỳ” của báo cáo
kỳ này.
Căn cứ vào số liệu của cột “ Luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo kỳ trước,
cột “ Số còn phải nộp đầu kỳ” và “ Số phát sinh trong kỳ” của báo cáo kỳ này
kế toán tình và ghi vào cột “ Luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo kỳ này. Sau đó
tính ra cột “ Số còn phải nộp cuối kỳ” của kỳ này.
Phần 3- Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT
được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa:
Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh, các bảng tổng hợp chi tiết, sổ cái sổ
chi tiết TK 133, 333( do các phần hành thành phẩm - tiêu thụ, chi phí- giá thành,
NVL, … cung cấp) kế toán ghi vào cột “ Kỳ này” của báo cáo kỳ này.
Căn cứ vào cột “ Luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo kỳ trước và “ Kỳ này”
của báo cáo kỳ này kế toán tính và ghi vào cột “ Luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo
kỳ này.
* Báo cáo quản trị:
Các báo cáo quản trị cung cấp thông tin tài chính - kế toán phục vụ cho
quản lý nội bộ của Công ty, gồm có:
Báo cáo tổng hợp doanh thu
Báo cáo checker
Báo cáo về số dư công nợ, chiết khấu thương mại
21
Báo cáo về thu nhập của người lao động
Hàng tháng, hoặc bất thường, theo yêu cầu của Giám đốc, kế toán tổng hợp
cũng phải lập báo cáo quản trị của Công ty để Ban giám đốc có những quyết
định phù hợp tình hình kinh doanh của Công ty.
II. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại tổng
hợp Việt Nam:
1. Kế toán vốn bằng tiền:
1.1 Kế toán tiền mặt:
a. Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 111: tiền mặt có 3 tài khoản cấp 3 như sau
- TK 1111: Tiền Việt Nam
- TK 1112: Ngoại tệ
- TK 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
b. Nội dung, kết cấu tài khoản tiền mặt
- Là tài khoản phản ánh tài sản
- Phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao
gồm cả tiền Việt Nam ( kể cả ngân phiếu), vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại
tệ.
+ Nội dung, kết cấu : Tài khoản 111 ( Tiền mặt)
Bên nợ:
- Các khoản tiền mặt nhập quỹ
- Số tiền thừa ở quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê, số tiền mặt thu được khi tiêu
thụ dịch vụ
Bên có:
- Các khoản tiền mặt xuất quỹ tiền mặt
- Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê
Số dư bên nợ: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt
c. Sử dụng các chứng từ , sổ sách:
+) Chứng từ: phiếu thu, phiếu chi
+) Sổ chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
22
+) Sổ tổng hợp: - Nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền
- Sổ cái TK 111
e. Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:
*) Ghi tăng tiền mặt:
- Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, vay ngắn hạn, dài hạn…
Nợ TK 111
Có TK 112, 311, 341…
- Doanh thu bán hàng bằng tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 511
Có TK 3331
- Khi thu lãi, phí quản lý và các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 515
Có TK 711
Có TK 3331
- Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 131
Có TK 136
Có TK 141
- Thu hồi các khoản đầu tư bằng tiền mặt
Nợ TK 111
Có TK 121, 128, 138, 144, 244, 228
- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Nợ TK 111
Có TK 338, 334
*) Ghi giảm tiền mặt:
- Rút tiền mặt để nhập quỹ tiền tiền gửi
Nợ TK 112
23
Có TK 111
- Xuất quỹ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 133
Nợ TK 154 ( Phí xăng dầu)
Có TK 111
- Xuất quỹ tiền mặt mua tài sản cố định
Nợ TK 221
Nợ TK113
Có TK 111
- Thanh toán cho nhà cung cấp và các khoản nợ khác
Nợ TK 331, 311, 315, 333, 334, 336, 338
Có TK 111
- Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB
Nợ TK 241
Nợ TK 133
Có TK 111
- Rút tiền mặt thanh toán lương cho CBCNV
Nợ TK 334
Có TK 111
- Rút quỹ tiền mặt thanh toán tiền điện, điện thoại, nước, ...
Nợ TK 642
Có TK 111
*) Ngoại tệ
- Khi mua vật tư, dịch vụ, TSCĐ,thiết bị....
+ Nếu lỗ:
Nợ TK 152, 153, 211, 213..
Nợ TK 413
Có TK 1112
+ Nếu lãi:
24
Nợ TK 152, 153, 211, 213..
Có TK 1112
Có TK 413
Đồng thời ghi đơn TK 007
1.2 Tiền gửi ngân hàng:
+ Tài khoản sử dụng: TK112
TK 112 có 3 tài khoản cấp
- TK 1121: Tiền Việt Nam
- TK 1122: Ngoại tệ
- TK 1123: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
a. Nội dung và kết cấu:
- Là tài khoản phản ánh tài sản
- Phản ánh tình hình hiện có và sự biến động các khoản tiền gửi ngân hàng của
doanh nghiệp.
Bên nợ:
Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào ngân hàng
Bên có:
Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra khỏi ngân hàng
Số dư bên nợ: các khoản tiền hiện còn gửi ở ngân hàng
b. Sổ sách, chứng từ sử dụng:
- Chứng từ: Giấy báo nợ, giấy báo có
- Sổ chi tiết: Sổ tiền gửi
- Sổ tổng hợp: Nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền
Sổ cái
e. Các nghiệp vụ chủ yếu phát sinh:
- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng
Nợ TK 112
Có TK 111
- Khi khách hàng thanh toán qua tài khoản:
25