Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cư ly 800m cho học sinh khối 10 trương thpt nguyễn đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.67 KB, 9 trang )

Sáng kiến

Năm học 2014 - 2015

I. LỜI NÓI ĐẦU
1.1/ Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, giữ
vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực,
tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ
năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh học tập và rèn luyện thân thể, bồi
dưỡng đạo đức tác phong con người.
Ở tuổi học sinh THPT nhất là học sinh khối 10 thường hiếu động. Đặc biệt, tâm
lí của các em có nhiều thay đổi các em không có thói quen tự tập luyện để bảo vệ sức
khỏe cũng như tập luyện các môn thể thao, nhất là các môn có tính dẻo dai và sự bền
bỉ. Vì vậy, trong quá trình tập luyện hoặc huấn luyện học sinh giáo viên không nên
đưa ra những bài tập đơn thuần, máy móc, dễ gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng,
nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng; mà phải kích thích, tác động toàn diện cả về mặt
tâm - sinh lí ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, từ đó các em tập
luyện tốt hơn. Khi đất nước đi lên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì song song với sự
phát triển đó thể dục thể thao cũng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới và
phát triển này làm cho chất lượng thể chất được nâng lên, đòi hỏi giáo viên giảng dạy
bộ môn thể chất trong nhà trường phải có những phương pháp, bài tập mang tính khoa
học phù hợp cho từng môn học trong đó có môn Điền kinh nói chung và nội dung
chạy 800m nói riêng.
Chạy cự ly 800m là nội dung luyện tập tương đối khó, đòi hỏi mỗi học sinh hay
mỗi vận động viên khi thực hiện hết cự ly phải có sức bền, sức nhanh; biết phân phối
sức một cách khéo léo; phù hợp, mới đảm bảo lượng vận động cần thiết. Trong chạy
cự ly 800m ngoài sức nhanh còn có sự quyết định của sức bền; ngoài sức bền chung
thì sức bền chuyên môn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới thành tích của người
tập, nếu không có sức bền chuyên môn tốt thì khả năng vượt qua “cực điểm” của
người tập sẽ rất thấp và nó ảnh hưởng lớn đến thành tích. Sự điều tiết của cơ thể


không tốt sẽ dẫn tới người tập không duy trì được thời gian hoạt động, không hoàn
thành cự ly, dẫn đến thành tích kém. Không đạt được yêu cầu của môn học.
1.1.1/ Cơ sở lý luận:
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để
xây dựng một xã hội văn minh: Mục đích của giáo dục thể chất phát triển toàn diện
thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước.
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi
dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên".
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy


Sáng kiến

Năm học 2014 - 2015

năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã
nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập của học sinh".

Hiện nay, do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà
đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao sức đề
kháng. Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh. Cần
tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp, bài tập luyện
tập phù hợp với nội dung giảng dạy và phù hợp với học sinh.
1.1.2/ Cơ sở thực tiễn:
Học sinh THPT đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triển với
tốc độ rất nhanh cả về hình thái lẫn tố chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ
quan trong cơ thể. Lúc này, thể dục thể thao có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc
phát triển toàn diện cơ thể. Vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục thể
chất cần tìm hiểu và học tập những phương pháp, những bài tập tiên tiến phù hợp với
đặc trưng; tính chất của từng nội dung để áp dụng trong giờ dạy nhằm nâng cao thành
tích và tham gia tích cực vào phát triển thể lực cho học sinh.
Thực tế, tại trường THPT Nguyễn Đáng giáo viên áp dụng các bài tập trong quá
trình luyện tập chạy 800m còn hạn chế. Đa số các em còn coi nhẹ việc luyện tập, vận
dụng các bài tập vào trong quá trình tập luyện chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt, tình trạng
học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng do ý thức yếu kém
của các em trong tự luyện tập ở trường cũng như ở nhà.
Qua nghiên cứu và áp dụng các bài tập trong quá trình luyện tập chạy cự ly
800m vào giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Đáng, tôi đã thu nhận được một số kết
quả: học sinh đã tích cực luyện tập, thể lực của các em đã dần được nâng cao, nhìn
chung các em không còn tâm lý sợ sệt khi phải luyện tập cự ly 800m kể cả chạy bền,
thành tích trong cự li chạy trung bình kể cả cự ly chạy bền của các em được nâng lên.
kết quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt.
Chính vì những cơ sở trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài : “Một số bài tập
bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 800m cho học
sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Đáng”. Nhằm đưa ra những bài tập có hiệu quả
góp phần vào công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy



Sáng kiến

-

-

Năm học 2014 - 2015

2. Phạm vi đề tài:
- Vận dụng được một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng
cao thành tích đối với chạy cự ly 800m cho học sinh khối 10 trường trung học phổ
thông Nguyễn Đáng.
- Sau khi xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như được sự cho phép
BGH nhà trường, Căn cứ vào thời gian và chương trình học tập chính khóa và ngoại
khóa của các em học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng, chọn 40
học sinh (20 nam và 20 nữ). Năm học 2014 – 2015:
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8-2014 đến tháng 2-2015
II. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN:
2.1/ Quan sát thực tế:
Những năm gần đây qua khảo sát thực tiễn tại trường THPT Nguyễn Đáng nhất
là trong năm học 2013 - 2014 vừa qua, tôi nhận thấy:
Học sinh thường xuyên tự tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ, chiếm khoảng
20%/tổng số học sinh của trường; số lượng học sinh chọn nội dung chạy bền, chạy cự
ly trung bình nói chung; cự ly 800m nói riêng hầu như không có. Điều đó cho thấy
rằng việc ý thức tập luyện thể dục thể thao cũng như phát triển thể lực của các em học
sinh còn thấp, các em chỉ chú trọng vào việc học mà quên đi sức khỏe của chính mình.
Cự ly chạy 800m trong trường hầu như không có học sinh tham gia tập luyện, khi giáo
viên tuyển chọn học sinh đi tham gia thi đấu tại các giải thể thao thì đa số học sinh

không đạt được thành tích cao.
Thể lực, thành tích các môn thể thao nói chung, chạy cự ly 800m nói riêng của
học sinh hiện nay luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm và là tiêu chí đánh giá
xếp loại học sinh. Sở dĩ có thực trạng trên do những nguyên nhân sau:
2.1.1/ Nguyên nhân khách quan:
- Giảng dạy chạy cự ly 800m chủ yếu tập trung vào nội dung chạy bền trong
từng tiết học, không được dạy trong chương trình chỉ tập luyện học sinh khi tham gia
thi đấu tại các hội thao, hội khỏe của trường cũng như của huyện và tỉnh nên thật sự
chưa thu hút được sự tham gia của học sinh
- Do môi trường bên ngoài, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến học
sinh lam cho một số học sinh có biểu hiện rất thích thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi
điện tử, chát trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao và lao
động chân, tay.
2.1.1/ Nguyên nhân chủ quan:
* Học sinh:
- Do các em chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục
thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
- Học sinh chưa biết cách áp dụng phương pháp luyện tập và bài tập phù hợp
với thể trạng cơ thể mình.
- Do áp lực của việc học. Học sinh lười luyện tập.
Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy


Sáng kiến

-

-

Năm học 2014 - 2015


- Đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích chủ quan của mình mà
không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất vận động của mình. Một số em có
thể trạng và thể lực yếu lại thích các môn vận động mạnh như: môn bóng đá. Rất ít
học sinh chọn cho mình các môn chạy, chủ yếu là môn chạy cự ly trung bình, chạy
bền. Vì các môn này rất đơn điệu và dễ nhàm chán.
- Do các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, không thích thì
thôi. Không duy trì tập luyện thường xuyên, tính tự giác tích cực trong tập luyện chưa
cao.
* Giáo viên và nhà trường:
- Giáo viên chưa cập nhật kịp thời các phương pháp giảng dạy, chưa đưa ra
những bài tập phù hợp với đặc trưng từng nội dung của môn học nhất là các cự ly của
nội dung chạy. Vì vậy, chưa gây được sự hứng thú, ý thức tự tập luyện của học sinh;
chưa phát huy được tố chất vận động: về sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức mềm dẻo. Nhất là tố chất bền - nhanh là tố chất rất quan trọng trong quá trình tập luyện
chạy cự ly trung bình nói chung, cự ly chạy 800m nói riêng.
- Dụng cụ luyện tập còn quá ít không đáp ứng đủ cho việc tập luyện, cũng như
giảng dạy.
- Do điều kiện sân bãi còn hạn chế, thiếu bóng mát.
- Do học trái buổi tập trung nhiều lớp học nên ảnh hưởng rất nhiều đến điều
kiện sân bãi, dụng cụ học tập.
2.2/ Nghiên cứu tài liệu:
Đúc kết từ việc tập luyện, giảng dạy học tham gia vào các kỳ thi do trường, huyện,
tỉnh tổ chức.
Tham khảo sách giáo khoa về nội dung chạy bền, chạy nhanh
Tham khảo từ những tư liệu, sách báo về nội dung chạy cự ly trung bình (800m)
Tham khảo từ những tài liệu trên mạng cũng như những tài liệu có liên quan.
2.3/ Thực trạng đề tài:
2.3.1/ Bài tập thực nghiệm:
Qua 12 năm công tác, huấn luyện và giảng dạy, bản thân đã lựa chọn rất nhiều
bài tập và tôi chọn được một số bài tập phù hợp nhằm phát triển sức bền - nhanh bổ

trợ cho chạy cự ly 800m như sau:
Bài tập 1: Chạy biến tốc lặp lại nhiều đoạn ngắn 100m
Bài tập 2: Chạy 200m tốc độ từ 80 – 90% thể lực
Bài tập 3: Chạy tốc độ trung bình 50 – 60 % thể lực 200m - 300m sau đó chạy 100200m tốc độ từ 80 – 90% thể lực.
Bài tập 4: Tại chỗ gập thân chạy nâng cao đùi.
2.3.2/ Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thông kê
Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy


Sáng kiến

-

Năm học 2014 - 2015

III. CÁC GIẢI PHÁP
Để đánh giá sức bền - nhanh và thành tích trong chạy cự ly 800m cho 40 học
sinh lớp 10 của trường. Vấn đề đặt ra cho tôi là phải có các tiêu chí đánh giá . Tôi tiến
hành các phương pháp sau :
3.1/ Phương pháp nghiên cứu:
3.1.1/ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan. Đặt ra
các tiêu chí chung.
Tiêu chí chung cần đạt:
Nam: 2’30” – 2’70”
Nữ: 3’30’’- 4’00’

3.1.2/ Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Tôi tiến hành kiểm tra sức bền - nhanh ban đầu của 40 học sinh (trong đó 20 nữ.
20 nam), với hình thức học sinh thực hiện cả cự ly 800m (tính thời gian)
3.1.3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Nhóm 1 (10 nam và 10 nữ): Tập các bài tập chuyên môn (chạy bền 800m),
không tập luyện bài tập bổ trợ.
- Nhóm 2 (10 nam và 10 nữ): Sau khi tập luyện các bài tập chuyên môn sẽ thực
hiện các bài tập thực nghiệm.
3.1.4/ Phương pháp thống kê:
Sau khi lấy kết quả kiểm tra lần thứ 2 tôi tiến hành thống kê kết quả. Kiểm định
độ tin cậy, so sánh kết quả với tiêu chí, so sánh giữa hai nhóm tập luyện và kết quả
ban đầu.
3.2/ Thực nghiệm sư phạm:
Chia 2 nhóm thực nghiệm:
- Nhóm 1 không tập luyện các bài tập thực nghiệm :
Đối với nhóm này sau khi khởi động sẽ tiến hành áp dụng các bài tập chuyên
môn đơn thuần và chạy hoàn tất cự ly 800m, suốt thời gian thực nghiệm.
- Nhóm 2 tập luyện các bài tập thực nghiệm:
Sau khi tập luyện các bài tập chuyên môn sẽ thực hiện các bài tập thực
nghiệm, trình tự thực hiện như sau:
+ Xuất phát cao, chạy biến tốc từ 20 - 30m (từ 2 -3 lần).
+ Bài tập 1: Chạy biến tốc lặp lại nhiều đoạn ngắn 100m (2- 3 lần). Nghỉ giữa
quãng 3- 4 phút.
+ Bài tập 2: Chạy 200m tốc độ từ 80 – 90% thể lực (2 - 3 lần). Thực hiện hết
cự ly học sinh chạy chậm về điểm xuất phát. Nghỉ giữa quãng 3- 4 phút.
+ Bài tập 3: Chạy tốc độ trung bình 50 – 60 % thể lực 200m - 300m sau đó
chạy 100- 200m tốc độ từ 80 – 90% thể lực (1 - 2 lần). Thực hiện xong cự ly học sinh
đi bộ về vị trí xuất phát.
+ Bài tập 4: Tại chỗ gập thân chạy nâng cao đùi (2 lần. 30 - 50s/lần)
Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy



Sáng kiến

Năm học 2014 - 2015

Sau thời gian thực nghiệm tiến hành kiểm tra lần 2, thống kê kết quả. Kiểm định
độ tin cậy, so sánh kết quả với tiêu chí, so sánh giữa hai nhóm tập luyện và kết quả
ban đầu.
IV. KẾT QUẢ
- Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 1:
Nhóm 1: không thực nghiệm
Nhóm

Nhóm 1

Đạt

Nhóm 2: thực nghiệm

Không đạt
Nữ

Đạt

Sl

Nam
%


Sl

%

Nam
Sl %

Sl

%

5

25

4

20

5

6

30

25

Nữ

Nhóm 2

-

Không đạt

Nam
Sl
%

Sl

Nữ
%

Nam
Sl
%

Sl

%

4

4

20

6

6


30

20

Nữ

30

Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 2:
Nhóm 1: không tập bài tập thực nghiệm
Đạt

Nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2: Tập bài tập thực nghiệm

Không đạt
Nữ

Đạt

Sl

Nam
%

Sl


%

Nam
Sl %

Sl

%

6

30

5

25

4

5

25

20

Nhóm 2

Nữ


Không đạt

Nam
Sl
%

Sl

%

Nam
Sl %

Sl

Nữ
%

9

8

40

1

2

10


45

Nữ

5

Kết quả đạt 02 lần kiểm tra được tôi nhận thấy:
* kiểm tra lần 1: khi chưa thực hiện bài tập thực nghiệm thì tỷ lệ học sinh đạt theo
tiêu chí đưa ra rất thấp:
+ Nhóm 1: đạt 45%; chưa đạt: 55%
+ Nhóm 2: đạt 40%; chưa đạt 60%
* Kiểm tra lần 2: sau khi tiến hành thực nghiệm, lớp thực nghiệm áp dụng các bài
tập thực nghiệm thì kết quả như sau:
+ Nhóm 1: đạt 55%; chưa đạt: 45%
+ Nhóm 2: đạt 85%; chưa đạt 15%
- Nhóm 1: không tiến hành tập các bài tập thực nghiệm, trong quá trình thực
hiện thì qua 02 lần kiểm tra. Thành tích đạt theo tiêu chí đưa ra rất thấp (tuy rằng
thành tích chung chỉ ở mức độ trung bình). Thành tích có tăng lên nhưng không cao
(10%).
- Nhóm thực hiện các bài tập thực nghiệm, thì qua kết quả kiểm tra tỷ lệ học
sinh có thành tích đạt rất cao, thành tích tăng lên rõ rệt, rất ít học sinh không đạt.
Như vậy: Sau thời gian thực nghiệm trên 02 nhóm ngoài việc thực hiện các bài
tập chuyên môn còn tập luyện các bài tập bổ trợ sau mỗi buổi tập. Nhóm 1 qua kiểm
Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy


Sáng kiến

Năm học 2014 - 2015


tra thành tích lần 2 tỷ lệ học sinh có thành tích đạt cao hơn so với kiểm tra lần 1 thành
tích đạt theo tiêu chí chung tăng nhưng không cao; nhóm 2 so với kiểm tra lần 1 thì
qua kiểm tra lần 2 số học sinh đạt thành tích theo tiêu chí chung rất cao. Điều đó
chứng tỏ các bài tập bổ trợ có tác dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy - huấn
luyện góp phần nâng cao thành tích cho các môn thể thao nói chung chạy 800m nói
riêng.
V. KẾT LUẬN.
* Qua quá trình giảng dạy, tập luyện môn Điền kinh nói chung, chạy cự ly 800m
nói riêng, bản thân đã áp dụng một số bài tập bổ trợ nêu trên vào các buổi học và tập
luyện sức bền - nhanh, tôi thấy học sinh tập luyện rất tích cực, kết quả đạt sau quá
trình tập luyện rất cao. Vì vậy, trong công tác giảng dạy giáo viên giáo dục thể chất
nào cần chọn lựa bài tập phù hợp với từng nội dung; môn học nhằm phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo cho học sinh khả năng thực hành, lòng say mê
học tập, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng, tố chất vận động. Để giảng dạy, tập luyện
cự ly 800m đạt hiệu quả theo tôi, giáo viên cần thực hiện các giải pháp sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng cần thực hiện: qua quá trình quan sát thực tế,
tham khảo tài liệu; những vấn đề có liên quan.
- Chọn những bài tập phù hợp với nội dung cần luyện tập. Chọn đối tượng thực
nghiệm.
- Đưa ra tiêu chí chung cần đạt. Tiến hành kiểm tra lần 1
- Tiến hành thực nghiệm: bản thân tôi chia 02 nhóm (01 nhóm thực nghiệm, 01
nhóm đối chứng).
- Tiến hành kiểm tra lần 2, tiến hành thống kê kết quả. Kiểm định độ tin cậy, so
sánh kết quả với tiêu chí, so sánh giữa hai nhóm tập luyện và kết quả ban đầu.
* Đề tài “Một số bài tập bổ trợ phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành
tích chạy cự ly 800m cho học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Đáng”. Được áp
dụng cho 40 học sinh (20 nam và 20 nữ), khối 10 trường trung học phổ thông Nguyễn
Đáng. Năm học 2014 – 2015 (từ tháng 8-2014 đến tháng 2-2015).
* Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi có thể rút ra kiến nghị như sau: Bất kì nội dung
nào của môn Thể dục, giáo viên cần phải gắn tiết dạy; huấn luyện với thực tế cuộc

sống. Đặc biệt, là tư tưởng nhận thức của học sinh, mỗi giờ học của môn học giáo viên
phải mang lại cho học sinh những hiểu biết mới, kích thích học sinh tự học, tự suy
nghĩ, từ đó kết quả học tập mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy
giáo viên cần đưa ra một số bài tập phù hợp từng nội dung học nhằm nâng cao thể lực,
thành tích cho học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm chủ quan của bản thân tôi. Tuy có cố gắng nhưng ít
nhiều đề tài còn hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy- cô, Hội đồng
khoa học để trong quá trình giảng dạy đạt kết quả tốt hơn và tự tìm ra những sáng kiến
hay hơn, góp phần vào giáo dục, phát triển thể lực và hình thành kỹ năng; kỹ xảo vận
động cho học sinh.
Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy


Sáng kiến

Năm học 2014 - 2015

Càng Long, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Giáo viên thực hiện

Huỳnh Thị Kim Thúy

Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy


Sáng kiến

Năm học 2014 - 2015

Tài liệu tham khảo

1/ Sách giáo viên thể dục lớp 10 – nhà xuất bản giáo dục năm 2006, 2007
2/ Sách giáo viên thể dục lớp 11 – nhà xuất bản giáo dục năm 2006, 2007
3/ Sách lí luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao – nhà xuất bản thể dục
thể thao năm 1997
4/ Sách Điền kinh - nhà xuất bản giáo dục năm 2006
5/ GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao,
NXBTDTT Hà Nội 1991.
6/ Một số sách, tài liệu, phim, đĩa có liên quan đến kỹ thuật chạy bền, chạy
nhanh và chạy trung bình.

Người thực hiện: Huỳnh Thị Kim Thúy



×