SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Điểu Cải
***************
Mã số:
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
VÀ HOÀN THIỆN KĨ THUẬT NÉM LỰU ĐẠN
XA TRÚNG ĐÍCH MÔN GDQP – AN
CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT
Người thực hiện: Trịnh khắc thiện
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo Dục Quốc Phòng-AN
Phương pháp giảng dạy bộ môn: Giáo Dục Quốc Phòng-AN
Có dính kèm:
Mô hình
Phân mềm
Phim ảnh
`Năm học: 2011 - 2012
Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.
II.
III.
Thông tin chung về cá nhân
1. Họ và tên: Trịnh khắc thiện
2. Ngày tháng năm sinh: 24/02/1983
3. Nam Nữ: Nam
4. Địa chỉ: ấp Đồn điền 1 - Xã túc trưng – Huyện Định Quán - ĐN
5. Điện thoại:0938419496(DĐ)
6. Fax:
7. Chức vụ: Giáo viên GDQP-AN
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải
Trình độ đào tạo
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất – GDQP-AN
Kinh nghiệm khoa học
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Thể Dục, Giáo dục quốc phòng-AN
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
2
I . LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Giáo dục quốc phòng-AN cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng-AN là môn học chính khóa
nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn
luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua,
Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức,
triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng-AN cho học sinh.
Trong những năm qua, Sở Giáo Dục Đào Tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch
hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học tập môn học
này. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết mỗi năm học. HS được nâng
cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và
một số nội dung cơ bản về quốc phòng-AN, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có
kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Nhà
trường tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.
Trong đó hội thao GDQP được Sở GD & ĐT tổ chức hai năm một lần qua đó
nâng cao tinh thần học tập cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa giáo viên
các trường trong tỉnh. Hoc sinh được trao dồi những kỹ năng cũng như học tập được
nhiều, qua từng nội dung thi đấu. Là một GV luôn sát cánh với HS qua từng nội dung
thi đấu tôi nhận ra sự thích thú cũng như quyết tâm thi đấu để đạt được thành tích cao
nhất của từng cá nhân. Tuy nhiên trong qua các nội dung thi đấu tôi nhận thấy một
điều là ở nội dung thi ném lựu đạn xa trúng đích đối với HS nam là 30m và
20m đối với HS nữ. Đa phần HS đều thực hiện tương đối tốt động tác tuy nhiên về độ
chính xác cũng như thể lực để thực hiện tốt tất cả các lượt ném thì lại không bảo đảm
Qua đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề: “ Một số bài tập bổ trợ phát triển sức
mạnh và hoàn thiện kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho HS lớp 11 THPT”.
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
3
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
1. Thuận lợi :
- Bản thân tôi được đi học lớp đào tạo ngắn hạn (6 tháng) và nhiều lớp tập huấn do Sở
Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai tổ chức cho giáo viên học về bộ môn Giáo Dục Quốc
Phòng-AN
- Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức
nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp.
- Giờ dạy môn giáo dục quốc phòng thực sự mang lại cho tôi sự cảm hứng và muốn
tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
2. Khó khăn :
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng còn hạn chế.
- Được Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai cho dự lớp học, nhưng mới chỉ là bước đầu
để làm quen, vì vậy tôi củng phải tự tìm tòi, học hỏi qua tài liệu và qua bạn bè.
- Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ bài dạy cũng rất khó khăn vì không có bán trên thị
trường, vì vậy tôi phải tìm tòi trên mạng hoặc học hỏi qua bạn bè đồng môn cũng như
các bạn đồng nghiệp
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy
học môn GDQP ở lớp 10 + 11 + 12 THPT (chương trình thay sách giáo khoa).
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn.
- Học sinh khóa: 2009 – 2010, Trường THPT Điểu Cải Huyện Định Quán Tỉnh
Đồng Nai
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật
- Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.
3. Thời gian nghiên cứu .
- Thời gian :
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
4
Từ đầu học kỳ 2 năm học 2009 -2010 đến hết năm học 2010 - 2011
- Địa điểm:
Trường THPT Điểu Cải Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai
- Trang thiết bị:
Súng tiểu liên AK, lựu đạn tập, tranh ảnh giới thiệu, vôi, cờ báo điểm….
4. Mục đích của chuyên đề.
- Nêu và làm rõ nội dung yêu cầu trong công tác tập luyện động tác ném lựu đạn để
nhằm phát triển tốt thể lực và khả năng thi đấu của học sinh để đạt kết quả tốt nhất
trong nội dung ném lựu đạn xa trúng đích.
- Mục tiêu của tôi là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao
nghiệp vụ công tác của bản thân, góp phần vào việc giúp học sinh học tập hăng say
trong môn học GDQP để làm tiền đề cho những cấp học tiếp theo.
5. Chọn đối tượng.
Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 11 với 178 em, tỷ lệ nam, nữ giữa các lớp tương
đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau.
Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của sách giáo khoa bao
gồm các lớp:
11A1 có 45 học sinh
11 A2 có 45 học sinh
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 90 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ
trợ gồm các lớp:
11B1 có 44 học sinh
11B2 có 44 học sinh
Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 88 học sinh
Trước khi áp dụng một số bài tập cho nhóm thực nghiệm, thực hiện kiểm tra
hai nhóm thu được kết quả sau:
• Nhóm đối chứng:
T
T
1
2
3
Lớp
Số
hs
11A1 45
11A2 45
Tổng 90
Loại giỏi
(Điểm 8-9)
1 em = 2,2%
1 em = 2,2%
2em = 2,2%
Loại khá
Loại đạt
(Điểm6-7)
(Điểm5)
08em= 17,7% 10em= 22,2%
10em= 22,2% 08em=17,7 %
18em= 20%
18em = 20%
Không đạt
(Điểm dưới5)
27em = 60%
26em = 57,7%
53 em =58,8%
( Bảng 1 )
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
5
• Nhóm thực nghiệm:
T
T
1
2
4
Lớp
Số
hs
11B1 44
11B2 44
Tổng 88
Loại giỏi
(Điểm 8-9)
02 em = 4,5%
01 em = 2,2%
03 em =3,4%
Loại khá
(Điểm6-7)
08 em= 18,2%
08 em= 18,2%
16 em= 18,2%
Loại đạt
(Điểm5)
12em = 27,3%
15em = 34,1 %
27em =30,7%
Không đạt
(Điểm dưới5)
22em = 50%
20em = 45,5%
42 em= 47,7%
( Bảng 2 )
6. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học môn GDQP-AN nội dung
ném lựu đạn:
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học kĩ thuật sử dụng lựu đạn nhằm nâng
cao thành tích cũng như tạo sự hăng say tập luyện của học sinh, tôi đã nghiên cứu và
vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực song song vào trong
thời gian tiết học và với thời gian theo phân phối chương trình, chỉ có 3 tiết ( 1 lý
thuyết và 2 thực hành), tôi luôn chủ động nhắc nhở học sinh nên tập luyện thêm ờ nhà
để nhằm nâng cao kết quả học tập cũng như sức khỏe mỗi bản thân với thời gian cho
phép.
6.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
- Đặc điểm khi thi đấu ném lựu đạn và tập luyện nội dung ném lựu đạn là người
học cần có một thể lực thật tốt để luôn đảm bảo đươc khi thi đấu thì phải thật hiện tốt
tất cả yêu cầu được đề ra. Như chúng ta thấy khi đi tham gia thi đấu hội thao GDQP
mỗi học sinh cần phải thực hiện đầy đủ 6 lượt ném (trong đó có một lượt ném thử và
năm lần ném tính điểm). Vì vậy luôn đặt ra cho VĐV khi thi đấu là phải đảm bảo có
một nền tảng thể lực thật tốt.
- Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và khi thi đấu môn
ném lựu đạn. Các bài tập để phát triển sức mạnh được tôi đưa vào cho học sinh tập
luyện các bài tập sau.
Bài tập 1: Ném lựu đạn xa.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác ra tay đúng
trong động tác ném lựu đạn .
- Chuẩn bị: quả lựu đạn tập, sân tập (Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường để
chuẩn bị sân tập cho hợp lý)
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
6
- Cách tập luyện: Giáo Viên lần lượt gọi 2-3 học sinh đứng thành 1 hàng ngang
cách nhau khoảng 2m. Học sinh không cầm súng chỉ thực hiện động tác ném lựu đạn
theo khẩu lệnh của giáo viên. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác vung tay cho đúng
góc độ và thực hiện động tác xa nhất có thể.
- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau ( không được lấy đà, không được nhảy lên)
Đội hình tập luyện:
Xxxxx x
Xxxx x
50m
vạch giới hạn
50m
Xxxxxx
Bài tập 2: Hít đất tại chỗ.
Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay và cánh tay .
Chuẩn bị: Sân tập luyện .
Cách tập luyện: Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m
Động tác 1: Hai tay chống xuống đất thực hiện động tác hít sâu thả người
xuống.
Động tác 2: Dùng sức mạnh của cả cánh tay từ từ nâng người lên cao khỏi mặt
đất đồng thời thở ra.
Động tác thực hiện hai lần mỗi lượt.Nam thực hiện 2 lượt mỗi lượt 15 lần.Nữ
thực hiện 2 lượt mỗi lượt 5 lần ( tùy theo thời gian tập luyện để nâng dần lượng
vận động )
Đội hình tập luyện .
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
7
Bài tập 3 : Bật nhảy tại chỗ đổi chân:
Mục đích :Nhằm giúp học sinh phát triển tốt lực chân để phối hợp tốt hơn trong
động tác ném lựu đạn
Chuẩn bị :Sân tập luyện
Động tác tập luyện :Thực hiện động tác tại bậc thềm hoặc tại chỗ đứng tư thế
chân trước chân sau.Dùng sức cổ chân bậc nhảy mạnh đổi chân trước ra chân
sau và ngược lại.hít thở sâu khi thực hiện động tác.
Động tác thực hiện hai lần mỗi lượt.Nam thực hiện 2 lượt mỗi lượt 20 lần.Nữ
thực hiện 2 lượt mỗi lượt 10 lần ( Tùy theo thời gian tập luyện để nâng dần
lượng vận động )
Đội hình tập luyện .
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
6.2. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo ( năng lực phối hợp vận động).
- Năng lực phối hợp vận động trong nội dung thi đấu ném lựu đạn cũng như
trong khi học đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo khả
năng để chúng ta có thể phát huy tốt nhất của từng cá nhân học sinh. Đặc biệt là
các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra
còn có năng lực nhịp điệu trong thi đấu và thăng bằng tâm lý trong thi đấu
- Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đi chính xác
và đường đi đúng của lựu đạn tập cũng như khi thi đấu.
- Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm
giác về sân bãi, cảm giác về khoảng cách cũng như về độ chuẩn xác để có thể
đạt đươc điểm số cao nhất có thể. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn
chế nên tỷ lệ ném chưa đạt điểm cao hoặc ra ngoài rất nhiều.
- Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở tâm lý thi đấu của học sinh những
học sinh khi có tâm lý thi đấu vững thì thường đạt được những thành tích cao.
Bài tập : Ném lựu đạn xa theo trực quan đúng hướng
- Mục đích: Phối hợp khả năng quan sát nhằm phát triển các năng lực vận
động. Giúp học sinh quan sat và định hướng tốt hướng đi của lựu đạn cũng như
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
8
trực quan quan sát và định hướng tốt tâm cũng như mục tiêu của nội dung yêu
cầu.
- Sân tập, còi,cờ báo điểm, vôi vẽ vòng.
- Cách tập: Vẽ một vòng tròn đồng tâm đúng nội dung và kích thước thi đấu
mỗi lượt hoc sinh thực hiện lần lượt xa dần khoảng cách ( chia nhóm tập luyện
nam nữ riêng. Nữ bắt đầu từ 5m và cứ mỗi lần nâng dần lên 5m và kết thúc ở
mét thứ 20. Nam cũng tập luyện theo phương pháp trên và cũng kết thúc ở mét
thứ 30)
Hướng ném
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
5m
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
6 7
7
5m
..
9
+ Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường mà GV có thể áp dụng những bài tập
cho phù hợp nhất đối với yêu cầu chung của môn học cũng như yếu tố tập luyện đối
với từng học sinh
+ Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực cũng như
khả năng chuyên môn mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các
em học nội dung lựu đạn cũng làm yếu tố tiền đề cho hội thao cấp trường cũng
như nội dung hội thao quốc phòng của tỉnh.
7. Kiểm tra đánh giá.
Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà
các em đã được học tôi đã đưa nội dung thi đấu đặc trưng để kiểm tra cho cả 2
nhóm.(nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)
7.1. Nội dung kiểm tra:
- Thi ném lựu đạn xa đúng trúng đích.
7.2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.
- Thi ném lựu đạn xa trúng đích: thực hiện 6 quả ( trong đó có một quả
ném thử ).
- Dụng cụ: + Lựu đạn tập.
+ Vôi, còi, cờ báo điểm
- Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra đươc thực hiện 6 quả ném liên
tục theo đúng cự ly yêu cầu ( Nữ 20m, Nam 30m) thực hiện đúng yêu cầu kĩ
thuật ném lựu đạn xa trúng đích. Giáo viên đánh giá kỹ thuật và tổ chức cho
điểm từng cá nhân học sinh theo cách tính điểm trung bình.
8. Kết quả thu được.
Sau khi kiểm tra nội dung trên cho cả 4 lớp ở cả 2 nhóm tính bình quân điểm
kiểm tra của học sinh có kết quả như sau:
- Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần:
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
10
T
T
1
2
3
Lớp
Số
hs
11A1 45
11A2 45
Tổng 90
Loại giỏi
(Điểm 8-9)
2 em =4,4%
3 em =6,6%
5em =5,5%
Loại khá
Loại đạt
(Điểm6-7)
(Điểm5)
10em= 22,2% 25em= 55,5%
13em= 28,2% 18em= 40 %
23em=25,5% 53em= 58,8%
Không đạt
(Điểm dưới5)
8em = 17.7%
11em = 24,4%
19 em =21,1%
- Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo phương
pháp thực nghiệm
T
T
1
2
4
Lớp
Số
hs
11B1 44
11B2 44
Tổng 88
Loại giỏi
(Điểm 8-9)
11 em =24,4%
12 em =25,5%
33 em =37,5%
Loại khá
(Điểm6-7)
26 em= 57,7%
25 em= 57,4%
51 em= 56,6%
Loại đạt
(Điểm5)
7 em = 17,7%
8 em = 17,0 %
15em =17,0%
Không đạt
(Điểm dưới5)
0 em = 0%
0 em = 0%
0 em = 0%
9. Nhận xét, đánh giá.
Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực
nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng
lên rõ rệt.
Thứ nhất: các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái
hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cũng như khi thi
đấu kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm
được thực nghiệm tăng lên rõ rệt.
Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực
hơn trong việc luyện tập ở nhà như động tác hít đất và cũng như giúp các em có
khả năng quan sát và xác định mục tiêu được tốt hơn. Từ đó các em phát triển
tốt hơn về mặt thể chất thể lực chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học
khác.
Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt
kết quả khá cao.
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
11
So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu:
Loại giỏi: Quân bình tăng 12,8% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
Loại khá: Quân bình tăng 29,3% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
Loại đạt: Quân bình giảm 34,8% (Do loại khá giỏi tăng lên)
Chưa đạt: Quân bình giảm 4,4% ( Do loại khá giỏi tăng lên)
IV. Kết luận và kiến nghị
Với con số 88 em được thực nghiệm và 90 em không được áp dụng bài tập
trên ở 4 lớp 11 ở Trường THPT Điểu Cải huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai tôi
thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm về thể lực cũng như tinh thần
học tập được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy trên đây là ý kiến chủ quan của cá
nhân tôi, không thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, các cấp
quản lí, các chuyên gia đầu ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai con em
chúng ta, góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát triển toàn diện cho học
sinh trong thời kỳ hội nhập.
Mặt khác là một Giáo Viên bộ môn GDQP-AN chúng tôi rất mong sự quan
tâm về kinh phí, cơ sở vật chất ban đầu của Ban giám hiệu, Ban chuyên môn để
chúng tôi hoàn thành tốt công việc giảng dạy môn GDQP-AN ở một trường
THPT .
NGƯỜI THỰC HIỆN
TRỊNH KHẮC THIỆN
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRỊNH KHẮC THIỆN
12