ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
QUÀNG THỊ MINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY BƯƠNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ PÚNG BÁNH
HUYỆN SỐP CỘP – TỈNH SƠN LA”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Nông lâm kết hợp
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
QUÀNG THỊ MINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY BƯƠNG TẠI ĐỊA BÀN XÃ PÚNG BÁNH
HUYỆN SỐP CỘP – TỈNH SƠN LA”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Nông lâm kết hợp
Lớp
: K42 - NLKH
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Thu Hà
Thái Nguyên, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Cá số liệu
và kết quả nêu trong Khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu được trích dẫn trong nghiên cứu
đều được chỉ rõ nguốn gốc.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
ThS. Đặng Thị Thu Hà
Quàng Thị Minh
Xác nhận của GV chấm phản biện
Xác nhận đã chỉnh sửa sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)
LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2010 – 2014 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp tôi tiến
hành đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của
cây Bương tại địa bàn xã Púng Bánh – Huyện Sốp Cộp – Tỉnh Sơn La”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước tiên tôi xin chân thành
cảm ơn cô giáo ThS. Đặng Thị Thu Hà người đã hướng dẫn trực tiếp tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn các Bác, các cô chú tại địa bàn xã Púng Bánh đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt, lần
đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, vì vậy khoá luận tốt
nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được những đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè
để bài khóa luận được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Quàng Thị Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Phân bố số cây Bương tại xã Púng Bánh – Huyện Sốp cộp – Tỉnh
Sơn La. ............................................................................................................ 21
Bảng 4.2. Sinh trưởng của cây Bương tại xã Púng Bánh – Huyện Sốp Cộp –
Tỉnh Sơn La ..................................................................................................... 23
Bảng 4.3: Giá trị sử dụng cây Bương.............................................................. 24
Bảng 4.4: Kỹ thuật chọn tuổi gốc làm giống .................................................. 25
Bảng 4.5: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định thời vụ trồng
Bương .............................................................................................................. 26
Bảng 4.6 : Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định mật độ trồng
......................................................................................................................... 27
Bảng 4.7: Kích thước hố trồng qua điều tra các hộ gia đình .......................... 28
Bảng 4.8 : Bảng tổng hợp kết quả điều tra số lần chăm sóc Bương ............... 30
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.3: Bương phát triển trung bình ............................................................ 15
Hình 4.1. Hình ảnh phân bố cây Bương.......................................................... 20
Hình 4.5. Biểu đồ xác định thời vụ trồng Bương ................................................. 26
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh mật độ trồng của các hộ ............................................. 27
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh kích thước hố trồng của các hộ ................................. 28
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Về lý luận ................................................................................................ 2
1.2.2. Về thực tiễn ............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa lý luận: ...................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
2.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới .............................................................. 3
2.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 6
2.3. Điều kiện khu vực nghiên cứu ................................................................... 9
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 9
2.3.2. Dân sinh – kinh tế ................................................................................. 14
2.3.3. Tình hình phát triển cây Bương ............................................................ 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16
3.2.1. Về nội dung .......................................................................................... 16
3.2.2. Về địa điểm ........................................................................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 17
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17
3.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến ngẫu nhiên ........................................ 17
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 18
PHẦN 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀTHẢO LUẬN ........................... 20
4.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CÂY BƯƠNG TẠI XÃ PÚNG
BÁNH – HUYỆN SỐP CỘP – TỈNH SƠN LA ............................................. 20
4.1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 20
4.1.2. Đặc điểm phân bố.................................................................................. 20
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÂY BƯƠNG TẠI XÃ PÚNG BÁNH –
HUYỆN SỐP CỘP – TỈNH SƠN LA ............................................................. 22
4.3. TỔNG KẾT KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VÀ GÂY TRỒNG BƯƠNG
CỦA NGƯỜI DÂN......................................................................................... 24
4.3.1. Giá trị sử dụng cây Bương tại địa phương ............................................ 24
Bảng 4.3: Giá trị sử dụng cây Bương.............................................................. 25
4.3.2. Gây trồng Bương ................................................................................... 25
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phát triển cây Bương tại xã Púng
Bánh – Huyện Sốp cộp – Tỉnh Sơn La ........................................................... 30
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 32
5.1. Kết luận .................................................................................................... 32
5.1.1. Về đặc điểm phân bố ............................................................................. 32
5.1.2. Đặc điểm cấu trúc.................................................................................. 32
5.1.3 Về đặc điểm hình thái ............................................................................ 32
5.1.4. Về giá trị sử dụng .................................................................................. 32
5.1.5. Kỹ thuật gây trồng ................................................................................. 33
5.1.6. Thời vụ trồng ......................................................................................... 33
5.1.7. Làm đất.................................................................................................. 33
5.1.8. Chăm sóc rừng trồng ............................................................................. 34
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây Bương (họ tre nứa) còn có tên gọi khác như Mạy Púa, là một trong
những loài tre có kích thước lớn nhất ở Việt Nam, chiều cao 15-20m, đường
kính gốc 20-30cm, có vách dày chiều dài đốt từ 25-30cm, ít cành nhánh, khả
năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiêp chế biến rất cao. Thân Bương to
lớn, dài chắc bền thường được dùng làm cột nhà, các dân tộc vùng cao dùng
thân Bương làm máng dẫn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, chế biến
thay thế cho gỗ có hiệu qủa rất cao. Măng Bương ăn ngon có thể ăn tươi hoặc
làm khô và măng chua được thị trường ưa chuộng do có vị đắng đặc biệt. Mặt
dù là loài cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao nhưng Bương vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Hiện nay diện tích rừng Bương tại xã Púng Bánh –
Huyện Sốp Cộp – Tỉnh Sơn La đang bị thu hẹp, chất lượng giảm sút nghiêm
trọng. Nguyên nhân do hiện tượng khai thác quá mức. Đặc biệt là việc khai
thác măng với số lượng lớn vào mùa măng mọc. Mặt khác việc kinh doanh
Bương chưa được chú trọng đầu tư nhiều vẫn theo hình thức quảng canh, dựa
vào kinh nghiệm vốn có của người dân địa phương và điều kiện tự nhiên sẵn
có nên năng suất không cao như giá trị vốn có của nó. Đặc biệt việc phát triển
và mở rộng diện tích trồng cây Bương rất khó khăn do nhân rộng giống bằng
gốc và số lượng giống còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng
mô hình. Đặc biệt ở vùng cao nhiều người ít biết đến giá trị của nó, họ sử
dụng măng để làm thực phẩm cung cấp cho gia đình như những măng tre
khác. Do vậy, không được chú trọng nhiều đến việc nhân giống để phát triển
và mở rộng diện tích trồng. Nhiều hộ gia đình đã thay thế trồng bằng một loài
tre khác là tre Đài Loan họ cho rằng nó cho năng suất cao. Việc gây trồng
2
Bương còn thiếu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống để đáp ứng số lượng giống
cho gây trồng nhân rộng. Tại khu vực chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu về đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây Bương nhằm gây
trồng và phát triển loài cây này, vậy nên em chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm phân bố và sinh trưởng của cây Bương tại xã Púng Bánh – Huyện
Sốp Cộp – Tỉnh Sơn La”. Qua đó, góp phần hiểu biết về cây Bương và làm
cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cách chế biến và các chính
sách hỗ trợ để phát triển loài cây này.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Về lý luận
- Xác định được đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây Bương
1.2.2. Về thực tiễn
- Đề xuất được biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển của cây
Bương tại xã Púng Bánh –Huyện Sốp cộp – Tỉnh Sơn La.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về đặc điểm phân bố và sinh
trưởng của cây Bương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hiểu biết về cây Bương và làm cơ sở khoa
học để đề xuất giải pháp phát triển cây Bương.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới
Cây Bương thuộc họ tre trúc. Tre là một tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ
(LSNG) rất có giá trị, có tới hơn một nửa dân số thế giới liên quan với nhóm
tài nguyên này. Tre thuộc phân họ tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae) với
khoảng 1300 loài thuộc 70 chi phân bố trên toàn thế giới. Theo thống kê có
14 triệu ha rừng tre phân bố từ 51 độ vĩ Bắc đến 47 độ vĩ Nam đều có tre phân
bố. Nhiều loài tre có đặc tính mọc thành rừng. Nước nhiều tre nhất là Trung
Quốc với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng tre. Nước
nhiều tre thứ 2 là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích 0,1 triệu ha
rừng tre. Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong
đó có Việt Nam. [3]
Tre phát triển chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ít
phát triển ở vùng ôn đới khu vực Đông Nam Châu Á bao gồm: Đông Nam và
Tây Nam Trung Quốc, Đông Dương, Lục địa ấn Độ là nơi tập trung tre lớn
nhất thế giới với diện tích lên tới 90% tổng diện tích rừng tre trên thế giới,
khoảng 80% loài tre thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ được đánh giá là
những nước tốt nhất cho sản xuất và phát triển nguồn tài nguyên tre. Sự phân
bố tre trên thế giới, căn cứ vào sự phân bố về mặt địa lí của tre, thì sự phân bố
tre trên thế giới được chia thành 3 khu vực gồm: Châu Á – Thái Bình Dương,
Châu Mỹ và Châu phi.
Tre khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đây là khu vực phân bố tre
lớn nhất thế giới từ 42 độ Nam tới 51 độ Bắc, phía Đông kéo dài ra biển Thái
Bình Dương, còn phía tây thi kéo dài ra Tây Nam của Ấn Độ Dương phân bố
4
khoảng 50 chi và 900 loài tre, chiếm 80% diện tích rừng tre nứa trên toàn thế
giới.[10]
Tre Khu vực Châu Mỹ, từ 47 độ Nam thuộc miền nam argentina tới 40
độ Bắc thuộc Đông nước Mỹ, có khoảng 270 loài. [10]
Tre Khu vực Châu Phi, khu vực này chiếm tỉ lệ nhỏ về tre, từ 22 độ
nam thuộc miền nam nước Mozambique tới 16 độ Bắc thuộc miền Đông nước
Sudan, có khoảng 13 chi và 40 loài. Khu lục địa châu phi có một số loài tre
bản địa và Đông Phi có 11 chi và 40 loài. [10]
Về mặt phân loại, cho đến nay việc phân loại tre vẫn chưa thực sự
chính xác, nguyên nhân là do tính đa dạng về loài, cũng như đặc tính
ra hoa không thường xuyên của nhiều loài tre. Năm 1868 Munro lần đầu tiên
đã đưa ra hệ thống phân loại tre với 120 loài thuộc 21 chi, chúng được chia
làm 3 nhóm. Cơ sở của hệ thống phân loại này là số lượng nhị hoa và cấu trúc
quả. Late Bentham (1883) đưa cơ sở vào hệ thống phân loại của Munro và bổ
sung thêm một số tiêu chuẩn khác như: Cấu trúc bông hoa, cụm hoa cũng như
kiểu phát sinh hoa, để xây dựng bảng phân loại tre của mình với 4 nhóm phụ
là: Arundinarieae, Bambuseae, Dendrocalameae và Melocanneae. Đây là
hệ thống phân loại tre phổ thông nhất và đặt nền móng cho các bước phát
triển hoàn thiện việc phân loại tre sau này. Bước sang thế kỷ 20, Holttum
(1946,1956) đã mở rộng và xây dựng hệ thống phân loại tre, dựa trên cơ sở
chủ yếu là cấu trúc bầu nhụy, ông đã chia các chi thành 4 nhóm:
Schizostachyum, Oxytenanthera, Bambusa – Dendrocalamus và Arundinaria.
Năm 1986, Clayton và Renvoize đã đưa ra bảng phân loại với 49 chi của
Bambusoideae và được chia ra 3 nhóm phụ là: Arundinarinae Benth,
Bambussinae Presl và Melocanninae Reichenb. Cơ sở của hệ thống phân loại
này là dựa trên các đề nghị của Holttum (1956), mà tiêu chuẩn căn bản là cấu
trúc của bầu nhụy và các phần phụ của nó. [7]
5
Năm 1987, Soderstrom và Ellis đã đề nghị một hệ thống phân loại, dựa
trên cơ sở các đặc điểm về cấu tạo giải phẫu lá, cấu trúc bông hoa, kiểu hoa và
quả. Hai ông đã đưa ra 54 chi tre được sắp xếp trong 9 nhóm phụ và 5 chi
chưa xác định chính xác. Theo Huberman(1959) Tre là một quần hợp sống
thành cụm ở rừng ẩm thường xanh, rừng ẩm và rừng khô rụng lá. Nhưng thực
tế các loài tre có tầm quan trọng trong đời sống của nhiều triệu dân địa
phương. Ở nhiều vùng nhiệt đới của Châu Á mức độ quan trọng của tre được
xếp ngay sau gạo. Công dụng của tre rất đa dạng từ việc thỏa mãn nhu cầu
thức ăn cho con người, đến việc sử dung trong xây dựng và sản xuất giấy…
Theo Wang, K và C. Hsueh. (1994) tóm lược các hiểu biết về sinh thái và môi
trường sống của tre là yêu cầu cơ bản để phát triển phương thức lâm sinh và
khai thác bền vững nguồn tài nguyên nay. Thêm vào đó thông tin về sinh thái
và quần thể cung cấp cơ sở cho những cải thiện về lâm sinh. Tre có 2 loại
thân rễ chính là thuộc theo cụm hoặc mọc đơn. Thân rễ là cấu trúc tự nhiên
bền vững được sử dụng để phân loại tre. Tre nhiệt đới hầu hết thuộc hệ thống
cụm và tre ôn đới thường mọc đơn dựa vào tiêu chí này tác giả phân rừng tre
ở Yunnan Trung Quốc thành 3 dạng rừng tre ôn đới, rừng tre Á nhiệt đới và
nhiệt đới. [7]
Theo công bố về hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn năm 2009, diện tích rừng gỗ là 8.235.838 ha. Như vậy,
trong năm 2009 đã có thêm 29.202ha diện tích rừng này so với năm 2008.
Tuy nhiên, diện tích rừng tre nứa bị thay đổi trong năm 2009 là : 11.809 ha,
chỉ còn 621.454 ha. Với diện tích như vậy sẽ là thách thức lớn cho việc cung
cấp nguyên liệu cho khoảng 200 nhà máy như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà
máy giấy Lửa Việt ở Phú Thọ, nhà máy giấy Sơn La, nhà máy giấy Sông
Lam Nghệ An, nhà máy giấy Thái Nguyên… Ngày 21-2 Chính phủ đã ban
hành chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre, trong đó có biện pháp
6
miễn giảm thuế sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng
dân cư đầu tư trồng rừng nguyên liệu mây, tre và áp dụng thuế suất nhập khẩu
0% đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất hàng mây tre trong
nước chưa sản xuất được theo danh mục do Bộ Công thương ban hành. Quyết
định này cũng nêu rõ việc hỗ trợ 100% kinh phí từ ngân sách nhà nước để
thực hiện việc điều tra trữ lượng, diện tích các giống mây tre, ứng dụng công
nghệ sinh học vào các khâu bảo quản, chế biến. [9]
2.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mianma về
diện tích tre nứa. Tre nứa bao gồm các loài thuộc phân họ tre (Bambusoideae),
họ Hòa thảo (Poaceae).Với 194 loài thuộc 26 chi, trong đó có 80 loài đã tạm
thời được định danh, còn các loài chưa có tên hoặc có các loài /phân loài mới.
Theo dự đoán nếu được thống kê đầy đủ số loài tre của Việt Nam có thể lên
200-250 loài. Năm 2001 theo công bố của Chương trình Tổng kiểm kê rừng
toàn quốc, Việt Nam có 789.221 ha rừng tre thuần loại, 702.871 ha rừng hỗn
giao tre nứa tự nhiên, cộng với trên 70.000 ha rừng tre trồng và hàng trăm
triệu cây tre trồng phân tán. [7]
Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều chi loài mới được các nhà khoa
học Việt Nam nghiên cứu và bổ sung vào danh lục tre nứa của nước nhà, công
trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tre nứa là Camus and Camus (1923),
đã thống kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam. Năm 1978 Vũ Văn Dũng công
bố Việt Nam có khoảng 50 loài. Năm 1999 Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được
123 loài, số lượng các loài tre trúc của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Không
dừng lại ở đó vào giai đoạn 2001-2003, Nguyễn Tử Ưởng, Lê Viết Lâm (Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cùng với GS. Xia Nianhe, chuyên gia phân
loại tre (chi Bambusa) của Viện thực vật học Quảng Châu, Trung Quốc đã
xác định ở Việt Nam có 113 loài của 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên khoa
7
học mới, đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu được định tên khoa
học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đưa ra 22 loài cần được
xem xét để xác nhận loài mới. Trong 2 năm 2004 – 2005, PGS.TS Nguyễn
Hoàng Nghĩa cùng hai chuyên gia phân loại tre Trung Quốc là GS. Li Dezhu,
Phó Viện trưởng Viện thực vật học Côn Minh, Vân Nam (chuyên gia
chi Dendrocalamus) và GS. Xia Nianhe (chuyên gia chi Bambusa) tiếp tục
cộng tác nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tre trúc ở nước ta tiếp tục nghiên
cứu định danh các loài tre nứa hiện có ở Việt Nam ban đầu đã đưa ra danh
sách gồm 194 loài của 26 chi tre trúc Việt Nam. Phần lớn trong số đó là chưa
có tên. Một số chi có nhiều loài là chi Tre gai (Bambusa) có 55 loài thì có tới
31 loài chưa có tên, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài với 5 loài chưa
định tên, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài với 14 loài chưa có tên, chi Vầu
đắng (Indosasa) có 11 loài với 8 loài chưa có tên và chi Nứa (Schizostachyum)
có 14 loài thì có tới 11 loài chưa có tên. [5]
Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với
nước ta như chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi tre quả thịt
(Melocamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup (Kinabaluchloa) có một loài. Một số
loài mới được phát hiện là tre long Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc điểm
ngoại hình giống loài cùng chi Malaixia (wong,1995), Trúc dây Bidoup
(Ampelocalamus), Le (Gigantochloa) và lồ ô (Bianbusa). Một số chi có nhiều
loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài,
chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa (Schizostachyum) có 14 loài và chi
Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài. [5]
Bên cạnh đó các nhà hoa học việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài
mới cho nước nhà. Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7
loài nứa mới thuộc chi nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná, Nứa Núi
Dinh, Nứa đèo Lò xo, Nứa bảo lộc, Nứa có tai Côn Sơn. Đồng thời phát hiện
8
ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả 6
loài tre quả thit đã được mô tả và định danh để tạo nên một chi tre mới cho
Việt Nam đó là chi tre quả thịt (Melocalamus). Tre quả thit lộc Bắc
(M.blaoensis), tre quả thịt Cúc phương (M. cucphuongensis), tre quả thịt Kon
hà Nừng (M. kbangensis), tre quả thịt trường sơn (M. truongsonensis). [6]
Ở Việt Nam, Tre được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt ở các
vùng nông thôn, từ việc sử dụng cọc móng, giàn dáo, làm nhà, khung nhà để
xuất khẩu… ước tính số lượng tre được sử dụng trong xây dựng chiếm tới
50% sản lượng khai thác hàng năm. Rất nhiều đồ dùng trong gia đình người
Việt Nam như giường, chiếu, bàn ghế,… đều cần đến tre. Sản xuất đồ thủ
công Mỹ nghệ, nhạc cụ… từ tre ngày càng nhiều và đã trở thành nhu cầu lớn
ở trong nước và Quốc tế ước tính khoảng 25-30% sản lượng khai thác hàng
năm. Trong công nghiệp tre được dùng làm nguyên liệu dưới dạng thanh, dăm
hoặc sợi bột. Đặc biệt măng của nhiều loài tre làm thức ăn ngon, sạch, bổ và
còn có tác dụng chữa bệnh.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tre nứa ở Việt Nam còn nhiều
điều bí ẩn ngay đằng sau các con số. Rất có thể những bí ẩn này sẽ được giải
đáp vào một tương lai không xa. Và chắc chắn rằng sẽ còn có nhiều loài tiếp
tục được định tên, nhiều loài được phát hiện đóng góp thêm vào sự phong phú
về tre nứa sẵn có của Việt Nam. Chúng ta có quyền hy vọng rằng, một hoặc
nhiều loài trong số đó sẽ là những loài mới được bổ sung cho khoa học Việt
Nam và thế giới.
Vì vậy, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, nhóm tre có vị trí được
quan tâm. Kết quả hội thảo “Xác định loài cây trồng và chọn loài ưu tiên” tại
các vùng Lâm nghiệp cũng đã chọn Tre là loài cây trồng ở tất cả các vùng.
Nhu cầu về tre nứa ngày càng tăng, để cung cấp cho các nghành công nghiệp
chế biến và xuất khẩu, trong khi đó diện tích tự nhiên tre nứa nước ta ngay
9
càng giảm đi nhanh chóng do khai khai thác quá mức tài nguyên tre nứa. Hơn
nữa một số vùng chưa trú trọng đầu tư để phát triển. Đỗ Văn Bản (2006) đã
giới thiệu một số loài tre thông dụng cho trồng rừng như: Dendrocalamus aff
giganteurs, Dendrocalamus aff latifflorus, Dendrocalamus aff pachuystachys,
Dendrocalamus aff pachuystachys, Dendrocalamus longivaginus sp.nov.,
Bambusa sinospinosa, Dendrocalamus minor, Phyllostachys hetercycla,
Bambusa bicorniculata sp. nov., Dendrocalamus barbatus, Dendrocalamus
yunnanicus,…
Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh tương đối phong phú. Các nghiên
cứu tập trung các vấn đề nhân giống, khảo nghiệm, kỹ thuật gây trồng, kỹ
thuật chăm sóc và khai thác các loại riêng biệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ
chú trọng vào một số loài có giá trị kinh tế cao và trồng tập trung (ví dụ:
Luồng, Tre Điền Trúc...), trong khi còn rất nhiều loài rất có tiềm năng phân
bố trong rừng hỗn giao tre nứa khắp Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu vì
các mục tiêu khai thác sử dụng, cũng như đa dạng sinh học và bảo tồn.
2.3. Điều kiện khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lí
Xã Púng Bánh là xã vùng III của huyện Sốp Cộp, tổng diện tích tự nhiên
toàn xã là 15.160,0 ha; Cách trung tâm huyện Sốp Cộp 15 km về phía Tây
Bắc. Với các vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sông Mã.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Sông Mã.
+ Phía Nam giáp xã Dồm Cang.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp xã Mường Lèo, Sam Kha.
2.3.1.2.Địa chất thổ nhưỡng
- Đặc điểm địa hình
10
Mang đặc trưng của một xã miền núi, địa hình của xã chia cắt khá mạnh,
địa hình phức tạp, độ cao từ 750m đến 1.700m so với mực nước biển, bao gồm
hai dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 750 m đến 1000 m so
với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây
hàng năm (lúa nước, nương rẫy).
+ Địa hình núi cao có độ cao từ 1000 m đến 1700 m so với mực nước
biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi tái sinh rừng và rừng
phòng hộ.
+ Độ dốc của xã cao theo 2 hướng chính là từ hướng Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông.
- Đặc điểm địa chất
Xã Púng Bánh nằm ở khu vực đá trầm tích được nâng lên, phía Bắc của
xã là các đá trầm tích cuội kết hệ tầng Đồng Trần xen lẫn đá xit, riolit… Nhìn
chung trầm tích ở đây có thành phần hạt thô, tuy nhiên địa hình không dốc
lắm. Ở phía Nam xã là hệ tầng N2-Q. Cuội kết, sạn kết hạt thô, cát kết. Tuy
thành phần vật liệu tương đối thô, nhưng do có mặt bằng tương đối bằng
phẳng nên thung lũng này là mặt bằng sản xuất chính của xã. Các suối ở đây
không chảy theo các đứt gãy mà phần lớn chảy cắt ngang từ Nam lên Bắc, từ
các dãy núi cao biên giới Việt Lào đổ ra Sông Mã.
- Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ
nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1: 100.000. Trên địa bàn xã Púng Bánh có các nhóm
đất chính như sau:
+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất.
+ Nhóm đất màu feralit màu vàng nhạt trên núi đá.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá Macma axít.
11
+ Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát.
+ Nhóm đất màu nâu đỏ trên đá Macma Bazơ trung tính.
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
2.3.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Nằm trong vùng Tây Bắc, nên xã Púng Bánh có khí hậu nhiệt đới gió
mùa vùng núi có mùa đông lạnh, suốt mùa đông lạnh và khô hanh, còn mùa
hè mưa nhiều. Khí hậu phân hóa theo địa hình và theo mùa.
- Chế độ bức xạ, nắng, mây
Chế độ bức xạ khá dồi dào, khá nhiều nắng và ít mây. Lượng bức xạ
tổng cộng đạt khoảng 130-132 kcal/cm2/năm. Tháng 5 có lượng bức xạ lớn
nhất, đạt 13,2-13,4 kcal/cm2/tháng. Tháng 1 có lượng bức xạ thấp nhất là 7,67,8 kcal/cm2/tháng. Trung bình mỗi năm có 1880-1900 giờ nắng. Tháng 5 có
nhiều nắng nhất đạt 198-200 giờ/tháng. Tháng 1 có ít nắng nhất, là 134-136
giờ/tháng. Lượng mây tổng quan trung bình năm 6,8-6,9/10 BT. Hai tháng 3,4
có ít mây nhất, là 5,2-5,4/10 BT. Ba tháng (11,12,1) có nhiều mây nhất, đạt
8,2-8,3/10 BT.
- Chế độ gió
Chế độ gió nhìn chung phụ thuộc vào điều kiện địa hình địa phương.
Hướng gió chủ yếu phụ thuộc vào hướng của thung lũng suối chính. Tốc độ
gió trung bình năm đạt 1,1-1,2 m/s ở vùng thấp trong thung lũng suối Nậm
Ban còn trên các sườn núi đạt 1,5-2,5 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất thường dao
động trong khoảng 12-25 m/s, tuy nhiên vào thời kỳ chuyển tiếp từ Đông sang
Hè (4,5) có thể đạt 30-35 m/s trong các cơn dông.
12
- Chế độ nhiệt
Nền nhiệt giảm theo độ cao địa hình. Trong thung lũng ở độ cao 570750 m nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 20-21°C, thuộc chế độ nhiệt hơi
nóng. Đến độ cao 1100-1150 m nhiệt độ trung bình năm còn khoảng 18°C, có
giá trị thấp nhất khoảng 16°C trên vùng đỉnh sườn 1500 - 1617 m của các dãy
núi thuộc ranh giới phía Tây Bắc và Đông, Đông Bắc của xã.
Chỉ ở những vùng thấp nhất của xã trong thung lũng có độ cao khoảng
570-690 m mới có một thời kỳ nóng 1-2 tháng (5,6) với nhiệt độ trung bình
chỉ đạt 25,1-25,5°C. Ở những vùng thấp dưới 750 m mùa lạnh (thời kỳ có
nhiệt độ trung bình tháng < 18°C) kéo dài 2-3 tháng (2,3,4). Càng lên cao
mùa lạnh càng dài, đến độ cao trên 1500 m nhiệt độ trung bình quanh năm
đều < 20°C, trong đó có khoảng 7 tháng lạnh dưới 18°C trở lên.
Nhiệt độ dao động khá mạnh trong năm với biên độ đạt trên dưới 10°C
ở trong các thung lũng, dao động khoảng 8-9°C ở trên các sườn núi. Nhiệt độ
dao động khá mạnh trong ngày với biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm
đạt 10-11°C ở vùng thấp, dao động khoảng 8-9°C trên các sườn núi. Trị số
biên độ nhiệt ngày đêm lớn nhất tới 13-14°C vào các tháng (2,3,4) thấp nhất
là 8-9°C vào ba tháng giữa mùa mưa (6,7,8) ở trong các thung lũng suối.
- Chế độ mưa ẩm
* Lượng mưa
Trên đại bộ phận lãnh thổ của xã có lượng mưa năm dao động trong
khoảng 1.200-1.500 mm. Mùa mưa dài 5 tháng (4-9) với lượng mưa chiếm
84-86% tổng lượng mưa năm. Ba tháng giữa mùa mưa (6,7,8) có lượng mưa
lớn đạt 200-370 mm/tháng. Mùa khô với lượng mưa <50 mm/tháng kéo dài 5
tháng (5-10), trong đó có 2-3 tháng hạn (12-2) với lượng mưa <25 mm, nhưng
không có tháng kiệt (<5 mm/tháng). Tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa
13
thấp nhất song vẫn đạt 14-16 mm/tháng. Số ngày mưa năm dao động trong
khoảng 100–110 ngày. Trong mùa mưa có khoảng 10-19 ngày mưa/tháng;
vào mùa khô (11-3) chỉ có 2-4 ngày mưa/tháng.
* Thủy văn
- Mạng lưới suối
Xã Púng Bánh có nhiều con suối, khe suối như suối Nậm Ban, suối
Huổi Púa và hệ thống các con suối, khe suối nhỏ... Do địa hình bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch lớn đã tạo ra các khe suối
nhỏ và ngắn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đã tạo
ra cho lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra
những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân
dân trong xã.
- Chế độ thủy văn
Dòng chảy trong khu vực được nghiên cứu phân hóa sâu sắc theo mùa
phụ thuộc vào sự phân hóa của chế độ mưa.
♦ Mùa lũ: Mùa lũ trung bình khu vực xã Púng Bánh thường kéo dài 5
tháng từ tháng 5 đến tháng 9, với lưu lượng nước chiếm khoảng 66-79% tổng
lưu lượng dòng chảy năm. Tháng 7, 8 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất, đạt
48,12 m3/s, chiếm khoảng 23% tổng lưu lượng dòng chảy năm. Tuy nhiên,
mùa lũ hàng năm dao động trong khoảng 3-5 tháng, vào các tháng (5,6,7,8),
với lưu lượng dòng chảy đạt khoảng 60-75% tổng lưu lượng dòng chảy năm.
Do xã nằm khuất sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão tới khu
vực không lớn. Tuy nhiên, do xã Púng Bánh nằm ở vùng có địa hình thấp của
huyện Sốp Cộp khi có mưa bão xảy ra sẽ gây những tác động không nhỏ đến
sản xuất nông nghiệp của xã.
♦ Mùa kiệt: Mùa kiệt trung bình khu vực xã Púng Bánh thường kéo
dài 7 tháng (10-4) với lưu lượng nước chiếm khoảng 30-32% tổng lưu lượng
14
nước năm. Tuy nhiên, mùa kiệt hàng năm dao động trong khoảng 6-7 tháng
(10-4), chiếm khoảng 25 – 40% tổng lưu lượng nước hàng năm.
Ba tháng liên tiếp có lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất thường rơi vào các
tháng từ tháng 2 đến tháng 4 với lưu lượng nước chiếm khoảng 7,6% tổng lưu
lượng dòng chảy năm. Tháng có lưu lượng dòng chảy thấp nhất thường rơi
vào tháng 4 với lưu lượng nước trung bình chỉ đạt 4,71m3/s, chiếm khoảng
2,2% tổng lưu lượng dòng chảy năm.
2.3.2. Dân sinh – kinh tế
2.3.2.1. Dân sinh
Theo số liệu điều tra thống kê năm 2010 dân số của toàn xã là 6.778
nhân khẩu với 1.408 hộ, phân bố sinh sống ở 16 bản trên địa bàn xã. Tỷ lệ
tăng dân số năm 2010 là 1,3%.
- Lao động
Số lượng 4.113 lao động trong độ tuổi chiếm 60,68% đóng góp đáng kể
vào tổng thu nhập của xã:
Tổng số người trong độ tuổi lao động:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 92,5%.
+ Dịch vụ - Thương Mại chiếm 3,4%.
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 4,1%.
- Dân tộc
Xã Púng Bánh có hầu hết dân tộc Thái sinh sống trên địa bàn xã là chủ
yếu, ngoài ra còn có một số ít các dân tộc khác cùng sinh sống dải rác như
dân tộc Khơ Mú và dân tộc Hmông.
- Dân tộc Thái chiếm:
93,1%
- Dân tộc Khơ Mú chiếm:
3,9%
- Dân tộc Hmông chiếm:
3,0%
15
2.3.3. Tình hình phát triển cây Bương
Trước đây 5 đến 10 năm cây Bương có xu hướng phát triển mạnh, do
điều kiện sinh sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Cây đã bị
khai thác nhiều để làm nhà, làm chuồng trại chăn nuôi. Đến nay cây Bương đã
bị suy giảm nhiều, nhiều nhà cho rằng không có giá trị kinh tế nhiều đã chặt
phá để trồng cây gỗ khác, chỉ còn lại số ít hộ để lại sử dụng. Hơn nữa, ở vùng
cao nhiều người ít biết đến giá trị của nó, họ sử dụng măng để làm thực phẩm
cung cấp cho gia đình như những măng tre khác. Do vậy, không được trú
trọng nhiều đến việc nhân giống để phát triển và mở rộng diện tích trồng. Và
người dân chưa nắm được phương pháp nhân giống như giâm hom, chiết cành
mà họ thường đào cả gốc đem trồng. Bên cạnh đó cái khó ở đây là không có
thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Bương. Qua khảo sát thực tế thấy rằng
cây Bương đã bị suy giảm nhiều, cây không phát triển tốt chủ yếu toàn cây
xấu và trung bình và không được nhân giống để trồng lại. Đặc biệt việc phát
triển và mở rộng diện tích trồng cây bương rất khó khăn do nhân rộng giống
bằng gốc và số lượng giống còn rất hạn chế, người dân chưa nắm được kỹ thuật
nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm hom cành nên chưa được phát
triển rộng. Do vậy, tại khu vực điều tra cây bương chưa phát triển mạnh.
Hình 2.3: Bương phát triển trung bình
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Cây Bương tại xã Púng Bánh –Huyện Sốp cộp – Tỉnh Sơn La.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Đặc điểm phân bố và sinh trưởng: Đặc điểm phân bố, đặc điểm hình
thái và giá trị sử dụng, đặc điểm cấu trúc (chiều cao và đường kính), đặc tính
sinh thái, nhân giống gây trồng.
3.2.2. Về địa điểm
Đề tài giới hạn: Đối với nội dung điều tra phân bố và sinh trưởng trên
phạm vi xã Púng Bánh – Huyện Sốp cộp – Tỉnh Sơn La.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau:
- Điều tra tình hình phân bố và đặc điểm hình thái của cây Bương tại xã
Púng Bánh – Huyện Sốp cộp – Tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng về chiều cao và đường kính của
cây/số cây bụi theo tuổi của Bương tại xã Púng Bánh – Huyện Sốp cộp – Tỉnh
Sơn La.
- Nghiên cứu tổng kết kiến thức bản địa của người dân, kỹ thuật gây
trồng, giá trị sử dụng và thị trường.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật chăm sóc để phát triển cây Bương tại xã
Púng Bánh – Huyện Sốp cộp – Tỉnh Sơn La.
17
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Thu thập các số liệu có sẵn: Kế thừa số liệu từ báo cáo, đề tài liên quan
đến loài, các tài liệu nghiên cứu liên quan đến loài, điều kiện khu vực nghiên
cứu, các dự án liên quan.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Địa điểm điều tra khảo sát phân bố Bương tại xã: Púng Bánh – Huyện
Sốp cộp – Tỉnh Sơn La.
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo dạng câu hỏi bán định
hướng, phiếu điều tra sinh thái loài, về đất, về sinh trưởng, tiềm năng cung
cấp nguyên liệu và giá trị sử dụng.
- Điều tra nguồn nguyên liệu: Diện tích (tổng diện tích ước tính , quy mô
trồng( tập trung hay phân tán), sản lượng khai thác hàng năm; điều kiện khai
thác , chất lượng nguyên liệu (chiều dài, đường kính, tuổi cây, khuyết tật).
Kết quả điều tra ghi vào phụ biểu 01( số hộ phỏng vấn ít nhất là 30 hộ).
3.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến ngẫu nhiên
Khảo sát bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời
hoặc khảo sát các hộ gia đình điển hình trên những diện tích trồng Bương
hiện có ở các dạng lập địa khác nhau, diện tích mỗi OTC 500 – 1000m2
(thuần loài 500m2, không thuần loài 1000m2) trên đó điều tra đo đếm:
- Xác định một số đặc điểm sinh thái nơi trồng: Vị trí gây trồng (chân,
sườn, đỉnh, khe), độ dốc, hướng dốc.
- Xác định sinh trưởng: Đo toàn bộ số khóm trong OTC, mỗi khóm đo
2/3 số cây trong khóm, đo đường kính ở lóng thứ 5 và đo chiều cao cây bằng
thước đo cao, số cây trong bụi, số cây 1 tuổi, mật độ hiện tại, biện pháp kỹ
thuật trồng, chăm sóc, khai thác. Kết quả ghi vào phụ biểu 02.