Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

phân tích nhu cầu du lịch phượt của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 20 trang )

WWW.KYMFASHION.VN

PHÂN TÍCH NHU CẦU DU LỊCH “ PHƯỢT”
CỦA SINH VIÊN

1


WWW.KYMFASHION.VN

MỤC LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 2
II. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
IV. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3
V. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 3
VI. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 4
I. Lịch sử quá trình hình thành, phát triển du lịch “phượt” ................................ 4
1. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 4
2. Quá trình phát triển ............................................................................................. 4
II. Khái quát về du lịch “phượt” ............................................................................. 4
1. Khái niệm du lịch “phượt” ................................................................................. 4
2. Đặc điểm du lịch“ phượt” ................................................................................... 5
3. Nhu cầu du lịch “phượt” ..................................................................................... 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH “PHƯỢT” CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM (MẪU KHẢO SÁT) ................... 7
1. Thực trạng nhu cầu đi du lịch “phượt”của sinh viên .......................................... 7


2. Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên
tăng ..................................................................................................................... 14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP.HCM VỀ DU LỊCH “PHƯỢT” ........................................................................ 16
I. Thay đổi nhận thức ............................................................................................... 16
II. Nâng cao chất lượng ............................................................................................ 16
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 19

2


WWW.KYMFASHION.VN

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong vài năm trở lại đây, có một hình thức du lịch khá mới mẻ đã trở thành một trào lưu
rất phổ biến, lan rộng trong giới trẻ Việt Nam, cách thức du lịch mới ấy được gọi là
“Phượt”. Từ lúc hình thành cho đến nay, “Phượt” đã có một sức ảnh hưởng vô cùng to
lớn đem lại cho các bạn những trải nghiệm đầy thú vị và những bài học bổ ích. Là những
nhà làm du lịch trong tương lai, chúng tôi cần nắm bắt tâm lý đi du lịch, xu hướng thay
đổi theo thời đại của giới trẻ và tất cả những ước muốn, nguyện vọng của các bạn. Đồng
thời chúng tôi muốn cải thiện nhận thức sai lệch về “Phượt” của một số thành phần giới
trẻ hiện nay, nêu bật cái nhìn tổng quát, chân thực và khách quan về trào lưu này. Từ đó
đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giới thiệu và nâng cao chất lượng của loại hình du
lịch mới mẻ này. Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
II. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Qui trình chọn mẫu:
Theo số liệu dự kiến chỉ tiêu năm 2013, tổng số sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM là

khoảng 50.000 sinh viên. Trong đó, đại học Bách Khoa có 14.920 sinh viên, đại học
Khoa học tự nhiên có 13.200 sinh viên, đại học Công nghệ thông tin có 2.200 sinh viên,
đại học Khoa học xã hội và nhân văn có 10.500 sinh viên, đại học Kinh tế - Luật có 5.800
sinh viên, đại học Quốc tế có 2.800 sinh viên, khoa Y có 580 sinh viên.
Với quy mô là 50.000 sinh viên, nhóm chúng tôi quyết định khảo sát 1% trên số lượng
quy mô này tương ứng 500 sinh viên. Đây là quy mô mẫu hợp lí phù hợp với thời gian,
điều kiện tài chính và giới hạn trang của bài nghiên cứu khoa học quy mô nhỏ này.
Dựa trên số lượng thực tế của các trường và quy mô mẫu đã lựa chọn, chúng tôi thực hiện
một phép toán để tính tỉ lệ số phiếu được phát ra hợp lí nhất: Đại học Bách khoa 150
phiếu, đại học Khoa học tự nhiên 130 phiếu, đại học Công nghệ thông tin 20 phiếu, đại
học Khoa học xã hội và nhân văn 100 phiếu, đại học Kinh tế - Luật 60 phiếu, đại học
Quốc tế 30 phiếu, khoa Y 10 phiếu
Vì mẫu chọn phải mang tính đại diện nên chúng tôi đã chọn ra 2 khoa có số lượng sinh
viên lớn ở các trường (trừ khoa Y) để khảo sát theo tỉ lệ như sau:
ĐH Bách khoa: Điện – điện tử (650 SV) 85 phiếu, Cơ khí – điện tử (500 SV) 65 phiếu
ĐH Khoa học tự nhiên: Toán học (300 SV)78 phiếu, Công nghệ sinh học (200 SV) 52
phiếu
ĐH Công nghệ thông tin: Hệ thống thông tin (120 SV) 9 phiếu, Truyền thông và mạng
máy tính (150 SV) 11 phiếu
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Ngữ văn Anh (270 SV) 60 phiếu, Xã hội học (180
SV) 40 phiếu
ĐH Kinh tế - Luật: Luật kinh tế (300 SV) 34 phiếu, Tài chính - ngân hàng (225 SV) 26
phiếu
3


WWW.KYMFASHION.VN

ĐH Quốc tế: Quản trị kinh doanh (240 SV) 20 phiếu, Công nghệ sinh học (120 SV) 10
phiếu

III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng nhu cầu du lịch “phượt”của sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM.
Từ đó nắm bắt xu hướng, nhận thức của sinh viên về loại hình du lịch này. Đồng thời, tìm
ra được những vần đề khó khăn còn tồn đọng ảnh hưởng đến nhu cầu này của sinh viên.
- Giúp sinh viên hoàn thiện hơn những kỹ năng cần thiết để góp phần nâng cao chất du
lịch “phượt”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thống kê tần suất du lịch “phượt”của sinh viên.
- Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến nhu cầu du lịch “phượt”.
- Tìm hiểu những mong muốn của sinh viên trong chuyến du lịch “phượt” của mình.
- Đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm giải quyết khó khăn trong quá trình du
lịch”phượt”của sinh viên..
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Quan sát, điều
tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thống kê, phân tích, tổng hợp
V. Tổng quan nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng: Du lịch “phượt” là một đề tài khá
mới mẻ. Chính vì thế, những nguồn tài liệu tham khảo về loại hình du lịch này còn hạn
chế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã thu thập được những thông tin vô cùng bổ ích từ bài
nghiên cứu: Du lịch phượt: Bản sắc cá nhân và tính chủ thể trong bối cảnh đô thị Việt
Nam hiện đại của sinh viên Thiều Thị Trà Mi, ngành Nhân học. Qua bài nghiên cứu,
chúng tôi học hỏi và bổ sung được những kiến thức, nhận đinh tồng quan về du lịch
“phượt”, những bản sắc cá nhân thể hiện trong loại hình du lịch ấy.
Dựa trên công trình nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi tiếp tục góp phần vào việc phân
tích thực trạng nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM và đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giúp sinh viên nhận thức rõ ràng hơn về
loại hình du lịch này.

VI. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn:

1.Ý nghĩa khoa học:
4


WWW.KYMFASHION.VN

Từ việc nghiên cứu “Nhu cầu du lịch phượt của sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM
hiện nay”, chúng tôi đã khẳng định được nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên Đại học
Quốc gia TP.HCM ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chúng tôi đã đưa ra những mặt tích cực
để thay đồi nhận thức sai lệch của sinh viên về du lịch “phượt”; đồng thời đề ra những
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng loại hình du lịch ấy.
2.Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài, chúng tôi mong muốn góp chút ít tài liệu tham khảo tới các bạn sinh viên để
các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu du lịch “phượt” khi cần thiết.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lịch sử quá trình hình thành, phát triển của du lịch Phượt:
1. Lịch sử hình thành:
Xét về góc độ lịch sử, Giovanni Francesco Gemelli Careri (1651-1725) được xem là
người khai sinh ra loại hình du lịch bụi. Sinh ra ở vùng Radicena, Italia, Careri là một
quan tòa làm việc tại tòa án Naples. Tuy nhiên, ông không thỏa mãn với cuộc sống của
mình, ông luôn muốn thấy được nhiều thứ mới mẻ. Vào năm 1693, ông bắt đầu chuyến
hành trình vòng quanh thế giới kéo dài trong 5 năm. Sau khi kết thúc chuyến hành trình,
ông đã viết sách về chuyến hành trình của mình. Cuốn sách đó đã được tái bản năm lần ở
Italia và được dịch thành nhiều thứ tiếng.
2. Quá trình phát triển:
Chuyến du lịch bụi của Careri dần dần lan rộng và đã trờ thành trào lưu trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Khi trào lưu này đến với Việt Nam, nó được mang một cái tên
mới hơn đó là du lịch “phượt”. Vì cách đây khoảng sáu năm về trước, những người đi ra
khỏi khu của mình sống bắt đầu gọi nhau là đi “phượt”.T ừ đó, tên gọi “phượt” trờ nên

phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ để chì những chuyến du lịch chủ động, không phụ thuộc
vào các chương trình tour từ các công ty lữ hành.
II. Khái quát về du lịch “phượt”:
1. Khái niệm du lịch “phượt”:
* Du lịch:
“Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong
một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức qui định trước, mục
đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng
đến thăm”. (Theo Hội nghị quốc tế Otawa 1991)
*Các lọai hình du lịch:
5


WWW.KYMFASHION.VN

Theo mục đích chuyên đề, có du lịch tham quan, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch
thăm thân; du lịch khám phá,…
*Du lịch “phượt”:
Đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về du lịch “phượt” nhưng với kinh
nghiệm và sự hiểu biết qua quá trình trải nghiệm, những người du lịch “phượt” đã đưa ra
một số định nghĩa sau:
-"Du lịch “bụi” (hay còn gọi là du lịch ba-lô) là loại hình du lịch thường được các cá
nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng.Hình thức này phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên
và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương.Hoàn toàn khác với hình thức
"đi tour", du khách sẽ bị bó buộc trong một không gian và phải bị giới hạn thời gian lịch
trình của của chuyến tour."
(Theo wikipedia)
- Tổng cục du lịch Australia nhìn nhận:
+ Dưới góc độ kinh tế : Du lịch bụi là một phần của tổng thể thị trường du lịch. Ở đó, du
khách thường đi du lịch lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với

các khách du lịch thông thường.
+ Dưới góc độ văn hóa, Du lịch bụi ngày nay được hiểu rộng hơn khái niệm một kỳ nghỉ
đơn thuần mà còn được hiểu như là một hình thức giáo dục. Người di du lịch bụi muốn
trải nghiệm một chuyến hành trình đích thực hơn là mua những tour du lịch trọn gói, điều
này dẫn tới có một số ý kiến cho rằng du lịch bụi đang chống lại ngành du lịch.
(Theo blog.dulichbui.org)
- Khái niệm chung nhất về du lịch bụi được nhiều nhà nghiên cứu du lịch đồng tình là:
“Du lịch bụi là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một loại hình du lịch với chi phí thấp
của một hoặc vài cá nhân đơn lẻ”.
- Theo quan niệm của nhóm làm đề tài:
Du lịch phượt là loại hình du lịch tự do, trong đó, người tham gia được viết lân hành
trình của mình, được chủ động tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, người tham gia cần có kế
họach rõ ràng và sự chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho chuyến đi.
2. Đặc điểm của du lịch “phượt”:
- Sử dụng các phương tiện công cộng làm phương tiện di chuyển chính cho chuyến hành
trình. Lưu trú tại các hostel, các phương tiện lưu trú giá rẻ.
- Hình ảnh của khách du lịch bụi gắn liền với ba lô, sách hướng dẫn du lịch.
- Lịch trình chuyến đi mang tính độc lập và linh động.
- Mục tiêu khi đi du lịch là được trải nghiệm, tìm hiểu phong cách sống và được gặp gỡ
người dân nước bản địa.
- Tham gia nhiều vào các hoạt động khám phá, giải trí.. ....

3. Nhu cầu du lịch phượt:
6


WWW.KYMFASHION.VN

3.1 Nhu cầu:
Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát

triển. Đây có thể là các yêu cầu thiết yếu (ăn, ở, mặc, đi lại, …) hay các yếu cầu cao cấp
(yêu thương, giáo dục, thể thao, giải trí, làm đẹp, tự hoàn thiện…).
3.2 Nhu cầu du lịch phượt:
Là nhu cầu của con người về việc đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình,
được tự do khám phá những điều mới lạ và chủ động trong chuyến hành trình của mình.

7


WWW.KYMFASHION.VN

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH “PHƯỢT” CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM (MẪU KHẢO SÁT)
I. Thực trạng nhu cầu đi du lịch “phượt” của sinh viên:
Thứ nhất, về quan niệm của sinh viên về du lịch phượt:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch “phượt” bởi tính tới thời điểm hiện tại, Bộ
luật du lịch Việt Nam hiện nay vẫn chưa nêu rõ khái niệm này.Vì thế quan niệm về du
lịch phượt vẫn là khía cạnh chủ quan. Cụ thể theo số liệu chúng tôi thu thập được thống
kê theo biểu đồ bên dưới, với mức độ phần trăm khác nhau với các khái niệm khác nhau
về du lịch phượt. Nhìn chung, sinh viên thuộc khối đại học Quốc Gia quan niệm rằng
phượt là hình thức du lịch tự do (37%).

Hình 1. Quan niệm của sinh viên về du lịch “phượt”
Thứ hai, về các kênh thông tin giúp sinh viên biết đến du lịch phượt:
Các kênh thông tin hiện nay rất nhiều nhưng trong đó chúng tôi nêu bật 4 kênh cơ bản mà
sinh viên thường tiếp cận. Số liệu khảo sát cho thấy có tới 40% sinh viên cho rằng họ biết
đến phượt thông qua kênh bạn bè,
người thân. Kênh sách vở, báo chí,
kênh tivi, kênh mạng internet lần

lượt chiếm 15%, 11% và 33%. Các
kênh khác chỉ chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ.
Từ những số liệu trên, phần nào đã
cho thấy được các kênh thông tin
đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền tải thông tin về du lịch phượt
đến với sinh viên. Trong đó, kênh bạn bè, người thân là kênh truyền tải thông tin hiệu quả
nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất.
Thứ ba, về tỉ lệ sinh viên đã từng đi du lịch phượt:
Mặc dù du lịch phượt khá mới mẻ nhưng đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ Việt Nam,
đặc biệt là các bạn sinh viên. Trong đời sống xã hội hiện tại, với sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, chất lượng sống cũng ngày một tăng lên kéo theo đó là những áp lực công
8


WWW.KYMFASHION.VN

việc, học tập, gia đình, xã hội…tâm lý muốn
được giải thoát, muốn được thư giản, muốn
được thay đổi không khí cũng từ đó mà hình
thành. Khi kinh tế dần hoàn thiện, thì nhu
cầu xuất phát từ tâm lý ấy dễ thực hiện hơn,
và khi đang là sinh viên, thì loại hình du lịch
phượt với định nghĩa đã nêu ở trên là một lựa
chọn hợp lý. Trong số những sinh viên được
khảo sát, hầu như các bạn đều đã từng đi du
lịch phượt, tỉ lệ này chiếm rất cao (55%).
Còn 45% còn lại là những sinh viên chưa từng đi du lịch phượt, nhưng nhìn chung các
bạn sinh viên rất hưởng ứng với loại hình du lịch này.

Thứ tư, tần suất du lịch phượt của sinh viên

Vào năm 2012, tần suất đi du lịch phượt của các bạn được thống kê như trên. Nhu cầu du
lịch phượt được thể hiện trực tiếp qua tần suất du lịch, với 57% đi từ 1 đến 2 lần chiếm đa
số, 28% không đi du lịch phượt trong năm 2012, thiết nghĩ dù tâm lý và nhu cầu du lịch
khá cao nhưng có thể do điều kiện về kinh tế hay các lý do khách quan, chủ quan khác đã
hạn chế việc đi du lịch phượt của sinh viên nói chung và sinh viên khối đại học quốc gia
nói riêng.
Vào năm 2013, tần suất du lịch có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần. 65% đi từ 1
đến 2 lần, 15% từ 3 đến 4 lần và 4 lần trở lên. Có nghĩa là, cứ trong 5 sinh viên ĐHQG
thì có 4 sinh viên đi du lịch phượt trong năm 2013. Việc đi du lịch phượt của sinh viên
ngày một nhiều và tăng dần theo từng năm.
Thứ năm, độ dài thời gian trong một chuyến du lịch phượt.
Qua số liệu thống kê, có 83% sinh viên
đi du lịch phượt từ 2 đến 3 ngày, 9% từ 4
đến năm ngày và 3% từ 6 đến 7 ngày.
Không có sinh viên nào đi từ 7 ngày trở
lên. Với lịch học tập và sinh hoạt của
sinh viên, nghỉ liên tiếp trên 7 ngày là rất
hiếm, trừ các dịp lễ lớn hoặc nghỉ hè,
ngoài thời gian rảnh ảnh hưởng đến số
ngày đi du lịch “phượt” của sinh viên,
9


WWW.KYMFASHION.VN

vấn đề về chi phí có thể không cho phép sinh viên đi du lịch phượt quá dài ngày. Hay vấn
đề về địa điểm du lịch phượt mà sinh viên lựa chọn sẽ hợp lý với số ngày ngắn hay dài.
Các chi tiết này sẽ được nhóm phân tích ở các phần tiếp theo.

Thứ sáu, thời điểm mà sinh viên chọn để đi du lịch phượt.
Có 48% sinh viên chọn du lịch phượt vào cuối
tuần, ngày lễ. Thời điểm này khá phù hợp với các
điểm du lịch ngắn ngày, linh hoạt, năng động, ít
tốn kém… và phù hợp với đa số mọi người, không
chỉ là sinh viên, các nhóm du lịch phượt có thể là
bạn cùng lớp, cùng trường, hoặc quen biết trên
mạng, trên diễn đàn du lịch phượt, nên việc chon
vào cuối tuần hay các dịp lễ… là hoàn toàn hợp lý.
Có 17% chọn đi du lịch phượt vào ngày thường, lựa chọn này mang đậm phong cách sinh
viên, sinh viên có lịch học khá đa dạng, có thể được nghỉ vào giữa tuần thậm chí là đầu
tuần, thì việc sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày
là một việc khá dễ dàng. Lựa chọn này chỉ phù hợp với nhóm nhỏ và đa số là nhóm sinh
viên có cùng thời gian nghỉ với nhau. Không những phù hợp vào thời điểm, mà lựa chọn
này còn có ưu thế về chi phí, vào ngày thường, phí dịch vụ tại điểm du lịch thấp hơn so
với cuối tuần, vào dịp lễ hay mùa du lịch. Nhưng nhìn chung, kì nghỉ hè vẫn là thời điểm
mà sinh viên chọn để đi du lịch “phượt” nhiều nhất.
Thứ bảy, tính chất địa điểm mà sinh viên muốn đi du lịch “phượt”.
Điểm đến, chính là suy nghĩ đầu tiên của người đi du lịch nói chung cũng như du lịch
“phượt” nói riêng. Chúng ta sẽ đi đâu, ở đó có gì thú vị để thu hút chúng ta. Thực tế, mỗi
địa danh đều có những đặc điểm, tính chất riêng, và tùy theo sở thích cũng như nhân thức
của mỗi người để đưa ra một sự lựa chọn: đâu là điểm đến trong chuyến du lịch “phượt”
này.
Theo thống kê cho thấy, những điểm
đến quen thuộc và những điểm đến đã
có trong tour nhưng ít người đi được
sinh viên lựa chọn với tỉ lệ tương
đương nhau là 25%; những sinh viên
muốn chinh phục, khám phá những
điểm còn hoang sơ, mới lạ chiếm tỉ lệ

cao, khoảng 44%; chỉ có 6% là chọn
phương án khác. Những số liệu khảo
sát trên cho thấy, sở thích muốn khám phá những điểm đến mới lạ được nhiều bạn trẻ lựa
chọn nhất, thể hiện cá tính, sự năng động của sinh viên.

10


WWW.KYMFASHION.VN

Thứ tám, đối tượng mà sinh viên muốn đi cùng trong chuyến du lịch “phượt”
Người đồng hành trong mỗi chuyến đi
được xem là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định sự thỏa mãn, hài
lòng của người kia. Cảm xúc của con
người đôi lúc cũng chịu sự ảnh hưởng,
chi phối bởi người bên cạnh. Vì vậy, yếu
tố “người đi cùng” này là vô cùng quan
trọng.
Theo số liệu thống kê, bạn bè là đối
tượng được nhiều sinh viên lựa chọn để
đi cùng nhất, chiếm tỉ lệ 73%; với người lạ, chiếm tỉ lệ thấp nhất 4%; với người thân chỉ
khoảng 15% và một mình chiếm 9%. Như vậy, bạn bè luôn là sự lựa chọn hàng đầu của
mỗi người, một chuyến du lịch “phượt” thật sự vui và có ý nghĩa khi cùng đồng hành với
người bạn, đó có thể là bạn thân hay cũng có thể đơn thuần chỉ là những người bạn chung
lớp, chung nhóm, chung trường.
Thứ chín, tỉ lệ sinh viên thích đi du lịch “phượt”.
Sau những giờ học căng thẳng, mỗi bạn sinh
viên sẽ chọn cho mình những cách thư giãn
khác nhau. Trong vô số những cách đó, thì

việc đi du lịch được rất nhiều bạn trẻ lựa
chọn. Đặc biệt, du lịch “phượt” đang rất thu
hút nhiều sinh viên Việt Nam. Theo số liệu
khảo sát cho thấy, có đến 86% sinh viên thích
đi du lịch phượt và chỉ có 14% sinh viên thích
du lịch theo tour. Số liệu trên phần nào đã
cho thấy được xu thế du lịch “phượt” của các
bạn sinh viên hiện nay.
Thứ mười, nguyên nhân sinh viên
thích du lịch phượt
Tuy hình thức du lịch “phượt” chỉ mới
xuất hiện ở Việt Nam nhưng nó đã trở
thành một trào lưu và có sức hút vô cùng
to lớn đối với giới trẻ, đặc biệt là các bạn
sinh viên. Và do nhu cầu của mỗi cá
nhân đối với loại hình du lịch này là
khác nhau bởi lẽ nhu cầu có tính đa dạng
nên chính điều đó đã tạo cho sinh viên
những lí do khác nhau để họ thích du
lịch phượt. Theo số liệu chúng tôi thu
11


WWW.KYMFASHION.VN

thập được thì có 21% sinh viên muốn được trải nghiệm, khám phá cái mới, 13% sinh viên
muốn thư giãn, 10% muốn trốn khỏi áp lực cuộc sống, 20% sinh viên thích vì được tự do
quyết định, linh động, độc lập, 9% muốn khẳng định bản lĩnh, cá tính, 9% muốn mở rộng
mối quan hệ, 16% muốn học hỏi thêm kĩ năng sống, 1% là ý kiến khác và không có sinh
viên nào thích vì theo xu hướng. Nhìn chung, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM thích

du lịch “phượt” vì muốn được khám phá trải nghiệm và được tự do quyết định.
Thứ mười một, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến du lịch phượt
Có rất nhiều yếu tố (chủ quan lẫn khách quan) ảnh hưởng đến du lịch “phượt” của sinh
viên nhưng ở các mức độ khác nhau. Những yếu tố ấy đã tác động không nhỏ đến nhu
cầu của họ đối với loại hình du lịch này. Theo số liệu khải sát cho thấy, có đến 42% sinh
viên cho rằng sức khỏe rất ảnh hưởng đến du lịch phượt, sự hứng thú 43%, khả năng
thanh toán 23%, tâm lý 25%, khí chất 15%, thói quen 6%, sự cho phép của gia đình 26%,
điều kiện kinh tế xã hội 22%, thời tiết khí hậu 26%, phương tiện di chuyển 51%. Từ
những số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng sự hứng thú là yếu tố ảnh hưởng nhất đến du
lịch “phượt” của sinh viên.
Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng

Bình thường

Ít ảnh hưởng

Không ảnh
hưởng

Phương tiện di
chuyển

51%

30%

15%


3%

1%

Khả năng
thanh toán

23%

43%

23%

8%

2%

Thời gian

20%

35%

32%

9%

4%


Sự cho phép
của gia đình

26%

32%

26%

14%

2%

Sự hứng thú

43%

40%

10%

1%

6%

Sức khỏe

42%

34%


20%

3%

1%

Tâm lý

25%

40%

26%

7%

2%

Khí chất

15%

32%

37%

12%

4%


Thói quen

6%

33%

44%

7%

9%

Thời tiết

26%

38%

27%

6%

3%

12


WWW.KYMFASHION.VN


Điều kiện KTXH

22%

37%

26%

13%

Thứ mười hai, tỉ lệ sinh viên lên kế hoạch du lịch phượt
Lên kế hoạch là một yếu tố vô cùng cần thiết và
quan trọng trong du lịch “phượt”. Bởi lẽ điều đó sẽ
giúp cho người tham gia cảm thấy thoải mái hơn,
chủ động tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời
giúp họ chuẩn bị tinh thần, biết cách ứng phó và giải
quyết những khó khăn.
Kết quả khảo sát cho thấy, khi quyết định thực hiện
một chuyến đi phượt, thì có 89% sinh viên thường
lập kế hoạch trước, kế hoạch đó bao gồm:
dự trù kinh phí; tìm hiểu cung đường; tìm
hiểu các điểm tham quan, các dịch vụ; lập
danh sách các vật dụng cần mang theo;
chuẩn bị thực phẩm mang theo, 11% không
lập kế hoạch. Đây là dấu hiệu đáng mừng,
chiều hướng nhận định tốt của các bạn sinh
viên về du lịch phượt.Các bạn đều nhận
thấy được tầm quan trọng của việc lên kế
hoạch trước chuyến đi.
Thứ mười ba, kĩ năng cần thiết cho du lịch phượt.

Du lịch “phượt” nghĩa là bạn phải tự
lo liệu cho chuyến đi của mình. Vì
vậy, khi đi du lịch phượt, bạn cần
phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng.
Theo kết quả khảo sát, 23% sinh viên
nghĩ rằng kĩ năng xử lý tình huống là
một kĩ năng cần thiết có khi đi du lịch
phượt, 15% là kĩ năng giao tiếp; 16%
là kĩ năng đọc bản đồ; 17% là kĩ năng
quản lí chi tiêu; 14% là kĩ năng chuẩn
bị; 14% là kĩ năng sống trong môi
trường khắc nghiệt. Tóm lại, đối với
các bạn sinh viên, tất cả các kĩ năng
đều cần thiết, tuy nhiên kĩ năng xử lí tình huống vẫn là kĩ năng quan trọng nhất.

13

3%


WWW.KYMFASHION.VN

Thứ mười bốn, những yếu tố đánh giá một chuyến du lịch phượt hài lòng của sinh
viên.
Mỗi chuyến đi du lịch sẽ để lại
trong các bạn sinh viên những cảm
giác khác nhau và những cảm giác
ấy chính là mức độ đánh giá của
các bạn về chuyến đi của mình.
Theo số liệu thống kê, có 26% sinh

viên hài lòng về chuyến du lịch
phượt vì được khám phá những
điều mới lạ và 22% hài lòng vì
được học hỏi nhiều kinh nghiệm
sống và giao lưu, 17% hài lòng vì
có chút mạo hiểm, 10% hài lòng vì
được đảm bảo về ăn uống, tham
quan, lưu trú; 9% hài lòng vì được
ngủ ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên, trải nghiệm; 8% hài lòng vì an toàn và 8% cho
rằng chỉ cần vui là đủ. Từ những khảo sát trên, chúng tôi thấy rằng đa số các bạn sinh
viên đánh giá một chuyến du lịch “phượt” hài lòng vì được khám phá những điểu mới lạ.
 Qua những phương pháp phân tích, đánh giá trên nhóm chúng tôi đã đưa ra vài kết luận
về thực trạng nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM như sau:
-

Đa số các bạn sinh viên Đại học quốc gia đều quan niệm rằng du lịch “phượt” là hình
thức du lịch tự do.
Kênh truyền tải thông tin về du lịch “phượt” cho các bạn sinh viên hiệu quả nhất và
chiếm tỉ lệ cao nhất đó là kênh bạn bè, người thân.

-

Mặc dù là du lịch “phượt” khá mới mẻ nhưng đa số các bạn sinh viên đại học quốc gia
đã từng tham gia loại hình này.

-

Tần suất đi du lịch “phượt” của sinh viên có chiều hướng tăng dần.

-


Hầu hết sinh viên tham gia chuyến du lịch “phượt” với độ dài từ 2-3 ngày.

-

Kì nghỉ hè là thời điểm àm sinh viên chọn để đi du lịch “phượt” nhiều nhất.

-

Đa số các bạn sinh viên muốn khám phá những điểm đến mới lạ trong chuyến du lịch
“phượt” của mình.

-

Bạn bè là đối tượng được nhiều sinh viên lựa chọn để đi cùng nhất.

-

Du lịch “phượt” đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ. Và hầu hết các bạn sinh
viên đều thích loại hình du lịch này.

-

Đa số sinh viên đại học quốc gia thích du lịch phượt vì muốn được khám phá trải nghiệm
và được tự do quyết định.
Sự hứng thú là yếu tố ảnh hưởng nhất đến du lịch phượt của sinh viên.

-

14



WWW.KYMFASHION.VN

-

Hầu hết các bạn đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch trước chuyến
đi.

-

Đối với các bạn, tất cả kỹ năng đều quan trọng trong chuyến du lịch “phượt” nhưng năng
xử lí tình huống vẫn là kĩ năng quan trọng nhất.

-

Đa số các bạn sinh viên đánh giá một chuyến du lịch “phượt” hài lòng vì được khám phá
những điểu mới lạ.
II. Các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên tăng:
Ở Việt Nam hiện nay, “Phượt” phát triển đang dần như một xu hướng, hàng trăm nhóm
phượt được lập ra. Kết quả khảo sát cho thấy rằng nhu cầu du lịch “phượt” đang ngày
một tăng đối với sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Thực trạng này xuất phát từ một
số nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân chủ quan:
Sinh viên là những người trẻ. Họ rất năng động, tràn đầy nhiệt huyết, ham học hỏi, luôn
muốn tìm tòi khám phá cái mới, khẳng định bản lĩnh, cá tính. Du lịch phượt chính là một
cách để họ làm thỏa mãn khao khát của mình, chứng tỏ bản thân trước cuộc đời. Phượt
giúp họ trở nên kiên cường, rắn rỏi, có tính tự lập, tinh thần tập thể và đôi khi là đánh
thức tiềm năng của chính bản thân người đi phượt khi tham gia một chuyến du lịch mạo
hiểm. Phượt rèn cho họ nhiều kỹ năng sống trong môi trường khắc nghiệt và giúp họ

thoát khỏi vỏ bọc bản thân thường ngày.
2. Nguyên nhân khách quan:
Khi bước từ sự đùm bọc của gia đình thời học phổ thông ra một môi trường đại học mới
lạ, xa gia đình, độc lập thì cuộc sống của họ lại trở nên khá xô bồ và áp lực. Họ cần
những khoảng thời gian để giải tỏa, thư giãn trốn khỏi những áp lực đó. Du lịch phượt
chính là một giải pháp. Hơn nữa, việc các trường đại học đang chuyển dần từ hệ học phần
sang tín chỉ, làm cho sinh viên có thể linh động về thời gian của mình hơn và các trường
cũng tạo điều kiện cho sinh viên có kì nghỉ hè dài giúp sinh viên có nhiều thời gian hợp
lý hơn dành cho vui chơi nghỉ ngơi mà một phần trong đó chính là du lịch phượt.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa khiến cho nhu cầu du lịch phượt đang tăng dần trong
sinh viên, đó là một bộ phận họ phượt vì theo xu hướng. Phượt trước hết mang tư tưởng
tiến bộ và tác động tích cực, chính điều đó đã mang lại sức hút đặc biệt cho giới trẻ chạy
theo phong trào phượt.
Những nguyên nhân trên phần nào cũng đã khái quát được lí do tại sao hiên nay nhu cầu
du lịch “phượt” của sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM tăng. Có thể những nguyên
nhân nêu trên là chưa thật sự đầy đủ nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức để đem đến
những nguồn thông tin xác thực nhất cho bài nghiên cứu của mình.

Bên cạnh việc đa số các bạn sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM thích đi du lịch
“phượt” thì cũng có một bộ phận không thích loại hình này. Khi chúng tôi hỏi các bạn lí
do tại sao các bạn không thích thì rất nhiều ý kiến được đưa ra: nào là không an toàn
15


WWW.KYMFASHION.VN

(36%), tốn kém (4%), phải tự đặt các dịch vụ (ăn uống, lưu trú, tham quan..) (26%) và
không có sự hướng dẫn (28%). Những khó khăn trên của các bạn sẽ là những tiêu chí
quan trọng, góp phần giúp chúng tôi đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất nhằm đem lại
cái nhìn yêu thích hơn và thiện cảm hơn về loại hình du lịch “phượt” này đến với các bạn.

Ngoài việc giúp các bạn sinh viên giải quyết những khó khăn, chúng tôi cũng mong
muốn thay đổi nhận thức “sai lệch” của một bộ phận không nhỏ sinh viên về du lịch
“phượt”. Đó là du lịch “phượt” không phải là hinh thức:“xách ba lô lên và đi” một cách
tùy tiên, mà đó là cả một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch, trau dồi kỹ năng. Bởi
lẻ, nếu hiểu đúng bản chất của một chuyến du lịch “phượt” thì đã không có những hiện
trạng xảy ra như ngủ trên đèo, chưa có bằng lái nhưng vẫn đi xe máy, xả rác bừa bãi, phá
hoại cảnh quan…

16


WWW.KYMFASHION.VN

CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VỀ DU LỊCH “PHƯỢT”
I. Thay đổi nhận thức:
* Tuyên truyền bằng phương tiện truyền thông đại chúng
- Với những ý nghĩa hết sức tích cực mà du lịch “phượt” mang lại, nhóm chúng tôi nghĩ
rằng loại hình này nên được quảng bá rộng rãi hơn nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng
và làm cho mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên hiểu đúng về “phượt”. Và phương
tiện, kênh cung cấp thong tin vô cùng lớn, phổ biến hiện nay đó chính là phương tiện
truyền thông đại chúng, đặc biệt là tivi, các báo và mạng internet. Với khả năng của
mình, nhóm chúng tôi sẽ tìm cách để liên hệ với kênh Yan TV- một kênh rất uy tín dành
cho giới trẻ, đặc biệt là về những chương trình du lịch (Yan Around - một vòng trải
nghiệm) để có thể góp ý kiến trong việc xây dựng chương trình tìm hiểu, chia sẻ kinh
nghiệm về du lịch phượt, xin phép tham gia vào việc cung cấp những thông tin bổ ích
trên báo tuổi trẻ. Tạo lập một diễn đàn chia sẻ về du lịch phượt.
- Tuyên truyền thông tin về du lịch “phượt” qua báo Đại học quốc gia, báo của các trường

trong khối đại học quốc gia. Đọc là một thói quen tốt cần có của mỗi người nói chung và
sinh viên nói riêng, tuyên truyền qua báo chí từ lâu đã là phương pháp hiệu quả, kênh
thông tin ngày nay lại ngày một đa dạng. Các trường trong khối đại học quốc gia đều có
một trang báo mạng và cả báo giấy của riêng mình. Nhóm đề xuất gửi các bài báo về cho
các trường cũng như trang báo của ĐHQG TPHCM để sinh viên hiểu rõ hơn và chính xác
hơn về du lịch “phượt”.
* Tạo các hoạt động, sân chơi lành mạnh liên quan đến du lịch phượt
Liên kết với Đoàn – Hội các trường thuộc khối Đại học Quốc gia, lên kế hoạch tổ chức
một chuyến du lịch “phượt” cho các bạn sinh viên đại học quốc gia trải nghiệm, đồng
thời tổ chức cuộc thi tìm hiểu về du lịch “phượt” với quy mô khối Đại học quốc gia
TP.HCM.
II. Nâng cao chất lượng:
*Đưa ra những kế hoạch.
Đi du lịch “phượt” sẽ thỏa mãn được sự tự do, không ràng buộc, cũng như chủ động bản
thân, chủ động thời gian. Tuy nhiên, không phải đi du lịch “phượt” thì sẽ không cần lên
kế hoạch trước. Chỉ có lên kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu mới có thể giúp
bạn hoàn thành chuyến trải nghiệm “phượt” như ý. Kế hoạch đó bao gồm:
- Dự trù kinh phí giúp bạn kiểm soát và tiết kiệm chi tiêu
- Tìm hiểu cung đường để xác định rõ đường đi, tránh lạc đường, mất thời gian của
chuyến đi.
17


WWW.KYMFASHION.VN

- Tìm hiểu các điểm tham quan, dịch vụ để có những lựa chọn hợp lí đáp ứng đúng yêu cầu
của cá nhân.
- Lập danh sách các vật dùng cần mang theo để tạo thuận lợi cho các hoạt động trong
chuyến đi
- Chuẩn bị thực phẩm mang theo góp phần tiết kiệm chi phí và sử dụng khi cần thiết

Tất cả những kế hoạch này cần được chuẩn bị chu đáo ngay trước chuyến đi, để đảm bảo
an toàn, tiết kiệm, cũng như đảm bảo sức khỏe cho mỗi người.
*Trang bị kĩ năng:
Khi đi du lịch “phượt”, việc trang bị cho mình những kĩ năng là rất cần thiết. Các kĩ năng
đó bao gồm:
+ Kĩ năng giao tiếp: Không chỉ trong du lịch “phượt” mà trong cuộc sống, kĩ năng giao
tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà bạn cần phải trang bị cho bản thân
mình bởi giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi.
+ Kĩ năng xử lí tình huống: Một trong những điểm mà du lịch “phượt” khác với du lịch
theo tour là ở du lịch phượt không có sự chăm lo và hướng dẫn của hướng dẫn viên.
Người phượt phải tự túc về mọi thứ. Khi có những tình huống bất ngờ xảy ra, trong tour
thì hướng dẫn viên sẽ là người đứng ra giúp đỡ bạn giải quyết, còn khi đi phượt thì chính
bạn phải tự giải quyết tất cả mọi vấn đề phát sinh.
+ Kĩ năng đọc bản đồ: Như đã nói ở trên, phượt không có sự hướng dẫn của hướng dẫn
viên, bạn phải tự túc mọi thứ, trong đó bạn phải tự nghiên cứu đường đi. Vì vậy bản đồ là
vật rất quan trọng cần mang theo và kĩ năng đọc bản đồ là kĩ năng cần thiết để trang bị
cho bản thân.
+ Kĩ năng quản lí chi tiêu: Khi mua tour, mọi chi phí bạn đã chi trả hết (trừ một số dịch
vụ tự túc), bạn chỉ cần mang theo khoản tiền để mua sắm, chi tiêu lặt vặt mà không phải
lo về ăn, ngủ, vận chuyển, tham quan,... Nhưng khi phượt, bạn đi tới đâu, làm gì thì mới
chi trả tới đó. Vì vậy tổng chi không thể biết trước được nên bạn cần phải lập kế hoạch
chi tiêu ban đầu và quản lý chi tiêu, quản lý các phát sinh trong ngày để không phải hao
hụt kinh phí trong chuyến đi.
+ Kĩ năng chuẩn bị: Chuẩn bị là khâu rất quan trong khi chúng ta làm một việc gì đó. Khi
phượt, chuẩn bị càng chu đáo thì chuyến đi càng hiệu quả.
+ Kĩ năng sống trong môi trường khắc nghiệt: Khi chúng ta phượt tới những nơi có điều
kiện khí hậu không ổn định, thời tiết xấu, hay những vùng hẻo lánh, thiếu thốn, chúng ta
phải sống trong môi trường khắc nghiệt mà nhiều khi không có sự giúp đỡ hay hướng dẫn
từ bất kì ai.Vì vậy kĩ năng này đặc biệt quan trọng sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó
khăn, thử thách mà chúng ta gặp phải trong hành trình của mình.


18


WWW.KYMFASHION.VN

PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, những kiến thức - tài liệu thu thập được từ những môn học như
Tâm lý du lịch, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nghệ thuật nói trước công chúng,
PR… đã được nhóm chúng tôi phân tích cũng như tổng hợp như trên.
Những nhu cầu về du lịch phượt, phân tích tâm lý về nhu cầu ấy, thực trạng du lịch
“phượt”, giải pháp thay đổi nhận thức cho sinh viên Đại học quốc gia TPHCM... đã được
nhóm báo cáo như trên. Tuy nhiên, trong khuôn khổ 15 trang của một bài nghiên cứu
khoa học, chỉ có thể nêu ra những thông tin thực sự cần thiết để đảm bảo số trang của bài
viết, nên nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc cung cấp thông tin một
cách sâu sắc và hoàn chỉnh. Dù đã qua một quá trình phân tích kỹ lưỡng để chọn mẫu phù
hợp nhất với bài viết, nhưng với số lượng và mẫu chọn đã nêu ở trên, những sai sót về số
nhỏ là không thể tránh khỏi. Với mong muốn phát triển đề tài thành một bài nghiên cứu
khoa học hoàn chỉnh cũng như một khóa luận tốt nghiệp, thiết nghĩ bài nghiên cứu khoa
học này sẽ là bước đi đầu vững chắc cho hoài bão của nhóm, cũng như một hoài bão to
lớn hơn về giá trị thực tiễn của đề tài là có thể cung cấp thông tin về du lịch “phượt” một
cách chính xác cho các bạn sinh viên, cũng như thay đổi nhận thức của các bạn để nâng
cao chất lượng du lịch “phượ”t và những ảnh hưởng tích cực của nó trong cuộc sống của
các bạn sinh viên khối Đại học Quốc gia nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung.

~~~~~oOo~~~~~

Nhóm chúng em xin khép lại đề tài của mình tại đây, xin chân thành cảm ơn Cô đã cung
cấp cho chúng em những thông tin bổ ích trong những buổi học tâm lý du lịch - một môn
học quan trọng đối với cả ba chuyên ngành của lớp chúng em không chỉ trong lý thuyết

mà còn có giá trị ứng dụng trong công việc thực tế sau này. Một lần nữa, chúng em chân
thành cảm ơn Cô, chúc Cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ
tiếp theo.

19


WWW.KYMFASHION.VN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiều Thị Trà Mi, Khóa luận tốt nghiệp Du lịch phượt:bản sắc cá nhân và tính chủ thể
trong bối cảnh đô thị Việt Nam hiện đại, 2013
2. www.dulichbui.vn
3. hcm.24h.com.vn
4. giaoduc.net.vn
5. www.tinmoi.vn
6. phuotvivu.com
7. dulich.chudu24.com
8. kinhnghiemdulich.edu.vn
9. www.khcnmt-bvhttdl.vn
10. vi.wikipedia.org

20



×