Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.96 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, nó sẽ sớm hay muộn chuyển đổi từ nước
có thu nhập thấp sang nước có thu nhập cao. Trong quá trình phát triển đó, quốc gia sẽ
phải trải qua giai đoạn thu nhập trung bình.Trong vài thập kỉ qua, nhiều quốc gia như
Phần Lan, Đài Loan, Nhật Bản,… đã vượt qua được thời kì này và vươn lên thu nhập cao
nhưng cũng có các quốc gia như Brazil, Malaysia,… trong 10 năm thậm chí là 50 năm
vẫn bị mắc kẹt trong gian đoạn thu nhập trung bình. Với tình trang này, một số nhà kinh
tế, mở đầu là Gill và Kharas trong báo cáo của World Bank năm 2008 đã đề cập hiện
tượng Bẫy thu nhập trung bình. Hiện tượng này đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý
của thế giới và đặc biệt là các nước có thu nhập trung bình.
Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã phát triển mặt mẽ về mặt kinh tế và xã hội. Đến
năm 2009, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình. Cũng như các quốc
gia thu nhập trung bình khác, các nhà kinh tế và chính phủ Việt Nam cung rất quan tâm
đến Bẫy thu nhập trung bình và đặt ra câu hỏi: Việt Nam có đang vướng vào chiếc bẫy
này?
Với thực tế đó, việc tiến hành nghiên cứu, phân tích của “bẫy thu nhập trung bình”
trên thế giới từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học cũng như đề xuất các biện pháp cho
Việt Nam đối với “bẫy thu nhập trung bình là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ý
nghĩa thực sự quan trọng. Đó cũng chính là lý do nhóm tiến hành nghiên cứu, thực hiện
đề tài :
“Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam”
Trong bài tiểu luận, nhóm có sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp, phương
pháp hệ thống số liệu-dữ liệu, phương pháp thống kê, và phương pháp so sánh, đối chiếu
với thực tế để rút ra những kết luận có tính khách quan tương đối cao.

1


CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
1.1. Định nghĩa quốc gia có thu nhập trung bình


Hiện nay, một số tổ chức quốc tế tiến hành phân loại các quốc gia theo cách thức
khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau như: tổng sản phẩm trong nước trên đầu người
(GDP/người), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ số phát triển con người (HDI)… Ví
dụ như: Hệ thống phân loại Liên hợp quốc: Sự phân loại này dựa trên cơ sở thu nhập bình
quân đầu người GNP; Tiêu chí phân loại của UNDP dựa trên cơ sở Chỉ số phát triển con
người HDI;… Nhưng phổ biến nhất là phương pháp phân loại theo World Bank.
World Bank thực hiện phân loại các quốc gia theo thu nhập thông qua GNI (tổng
thu nhập quốc dân) theo phương pháp Atlas. Theo công bố ngày 01/7/2013, Ngân hàng
Thế giới phân loại theo thu nhập bình quân đầu người theo bốn mức cụ thể như sau:

• Thu nhập thấp: 1035 USD/người hoặc ít hơn.
• Thu nhập trung bình thấp: từ 1036 USD/người đến 4085 USD/người.
• Thu nhập trung bình cao: từ 4086 USD/người đến 12615 USD/người.
• Thu nhập cao: 12616 USD/người hoặc cao hơn
Vậy nhìn vào cách phân loại này của Ngân hàng Thế giới, một quốc gia được coi là
có thu nhập trung bình khi thu nhập bình quân đầu người phải đạt từ 1036 USD/người
đến 12165USD/người. Có thể nói những nước thuộc nhóm này bao gồm các quốc gia
được coi là các nước đang phát triển (quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng
công nghiệp kém phát triển, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư
bản thấp) như: Việt Nam, Lào… và các quốc gia được coi là các nước công nghiệp mới
(là quốc gia mới công nghiệp hóa trên thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao, có nền kinh tế
thị trường ngày càng mở) như: Trung Quốc, Nam Phi…

1.2. Các quan điểm về dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra bẫy thu nhập trung bình

2


Theo I.Gill and H. Kharas (2007)1: Bẫy thu nhập trung bình diễn ra khi các quốc
gia có thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các nước giàu và kể cả nước

nghèo do thiếu sự chuyển đổi về kinh tế trong thế kỉ 21; không cạnh tranh được với các
đối thủ là các nước nghèo với nguồn nhân công rẻ trong các ngành công nghiệp truyền
thống và các nước giàu tiên tiến trong các ngành công nghiệp có tốc độ thay đổi kỹ thuật
nhanh chóng.
Cũng theo chuyên gia của World Bank, Indermit Gill và Homi Kharas(2007),
hiện tượng bẫy thu nhập trung bình có nguyên nhân từ cả khía cạnh kinh tế và xã hội:
+ Tốc độ tăng trưởng giảm và đình trệ
+ Hệ thống tài chính yếu kém
+ Đô thị hóa một cách quá mức và ồ ạt
+ Thiếu các dịch vụ cộng đồng công cộng
+ Khó khăn trong tìm việc làm
+ Sự rối loạn về dân chủ
+ Khoảng cách giàu nghèo gia tăng
+ Tình trang quan liêu trầm trọng
+ Bất ổn, bạo động xã hội
+ Thiếu niềm tin trong người dân
Theo ADB (2012)2: Một quốc gia đang ở trong bẫy thu nhập trung bình nếu nó đã
là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp được 28 năm hoặc nhiều hơn. Và quốc gia
đang ở trong bẫy thu nhập trung bình cao nếu nó vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình
cao trong vòng 45 năm hoặc hơn.

Theo mô hình bẫy thu nhập cân bằng của Nelson :
1An East Asian Renaissance
2.Tracking the Middle-income Trap: What Is It, Who Is in It, and Why?

3


Tốc độ tăng dân số
Tốc độ tăng thu nhập


Căn bệnh của nhiều nước đang phát triển có thể được chẩn đoán như là sự cân bằng
bền vững của thu nhập theo đầu người hoặc tiền gần tới mức đủ sống. Chỉ một phần trăm
nhỏ thu nhập của nền kinh tế được được chuyển sang đầu tư. Nếu vốn góp đang được tích
lũy bằng với mức tăng tỉ lệ dân số thì lượng vốn được trang bị mỗi công nhân không
được tăng lên. Nếu sự tăngW1
trưởng kinh tế được xác định như sự tăng lên của thu nhập
đầu người thì những nền kinh tế đó là không phát triển.
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người

W0
(P)

(Y)

Thu nhập bình quân đầu người:
Nếu thu nhập bình quân giảm thấp hơn W 0 , dân số giảm với tốc độ nhanh hơn tốc
độ giảm của thu nhập  Thu nhập bình quân đầu người dần trở về mức tối thiểu đủ sống.
Nếu thu nhập bình quân tăng lên lớn hơn W 0, tốc độ gia tăng dân số sẽ lớn hơn tốc
độ gia tăng thu nhập quốc dân  Thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm dần trở về mức
tối thiểu đủ sống
Do đó, nếu thu nhập bình quân đầu người đã ở mức tối thiểu đủ sống, nó sẽ có xu
hướng duy trì tại mức này và các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp có xu
hướng phải đối mặt với mức tình trạng cân bằng ở mức thu nhập thấp.
Theo quan điểm của GS. Kenichi Ohno
GS. Kenichi Ohno cho rằng bẫy thu nhập trung bình là một tình huống mà một quốc
gia bị mắc kẹt tại mức thu nhập được quyết định bởi nguồn lực nhất định và lợi thế ban
đầu và không thể vượt quá mức thu nhập đó. Như một lẽ tất nhiên, bất kỳ quốc gia nào,
với xuất phát điểm là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lực sẵn có,
xuất khẩu nông sản độc canh , nông nghiệp tự cấp tự túc , và mong chờ vào viện trợ, thì

để tăng trưởng, quốc gia đó cần tiến hành công nghiệp hóa, quá trình công nghiệp hóa bắt
kịp được gồm 4 giai đoạn sau:

4


- Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng sự xuất hiện ồ ạt của các công ty chế tạo có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), thực hiện các hoạt động lắp ráp giản đơn hoặc chế biến các sản
phẩm công nghiệp nhẹ phục vụ xuất khẩu như dệt may, giày dép, thực phẩm… Trong
giai đoạn này, tất cả các hoạt động như thiết kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều do
người nước ngoài hướng dẫn, nguyên vật liệu chính và phụ tùng được nhập khẩu, còn
quốc gia tiếp nhận đầu tư chỉ đóng góp nguồn lao động giản đơn và đất công nghiệp.
Điều đó dẫn tới một mức giá trị nội tại rất nhỏ, bị lấn át bởi giá trị do người nước ngoài
tạo ra mặc dù công ăn việc làm và thu nhập cho người nghèo được cải thiện.

-

Giai đoạn 2: Khi số vốn FDI đã được tích luỹ và quy mô sản xuất mở rộng, nguồn cung
nội địa về phụ tùng và linh kiện bắt đầu tăng lên. Điều này diễn ra một phần là do các nhà
cung cấp FDI đầu tư vào và một phần là do sự ra đời của các nhà cung cấp trong nước.
Các công ty lắp ráp trở nên cạnh tranh hơn và mối liên kết giữa công ty lắp ráp và nhà
cung cấp bắt đầu xuất hiện. Ngành công nghiệp này tăng trưởng mạnh về lượng do khả
năng cung cấp các yếu tố đầu vào trong nước gia tăng. Sản xuất về cơ bản vẫn chịu sự
quản lý và chỉ đạo của người nước ngoài nên giá trị nội tại tăng không nhiều. Hiển nhiên,
tiền lương và thu nhập trong nước cũng như vậy.

-

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nội lực hoá kỹ năng và tri thức thông qua tích luỹ vốn con
người trong ngành công nghiệp. Lao động trong nước phải thay thế cho lao động nước

ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất bao gồm cả quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành
nhà máy, hậu cần, quản lý chất lượng và marketing. Vì sự phụ thuộc vào người nước
ngoài giảm nên giá trị nội tại tăng lên rõ rệt. Quốc gia trở thành một nước xuất khẩu các
sản phẩm chế tạo chất lượng cao, thách thức những đối thủ cạnh tranh đi trước và xác lập
lại vị trí của mình trên bức tranh công nghiệp toàn cầu.

-

Giai đoạn 4: Quốc gia có năng lực tạo ra sản phẩm mới và dẫn đầu xu thế thị trường toàn
cầu.
Trong 4 giai đoạn trên đây, GS. Kenichi Ohno cho rằng với những lợi thế sẵn có về
tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…, mỗi quốc gia đều có thể chạm ngưỡng thu nhập
trung bình thấp ở ngay từ giai đoạn 1 và tăng trưởng đến mức thu nhập trung bình cao ở
giai đoạn 2. Khi bước sang được giai đoạn 3, họ sẽ đạt mức thu nhập cao. Sẽ không có gì
phải nói nếu quốc gia nào cũng vượt qua các giai đoạn đó một cách suôn sẻ. Nhưng thực
tế là có rất nhiều nước, sau khi vượt ngưỡng thu nhập thấp lại tăng trưởng chậm lại và bị
mắc kẹt ngay ở đó. Họ trở thành nạn nhân của “bẫy thu nhập trung bình” Nguyên nhân là
do các quốc gia không thay đổi cơ cấu công nghiệp từ các ngành có hàm lượng công
nghệ thấp sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao bằng chính nguồn lao động nội
địa (chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3). Đó là điều dễ hiểu bởi sau khi vượt ngưỡng

5


thu nhập thấp, một quốc gia sẽ mất dần các lợi thế sẵn có và vốn FDI bắt đầu chuyển
sang các nước kém phát triển hơn nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn hoặc lao
động giá rẻ hơn. Để tiếp tục tăng trưởng, buộc quốc gia đó phải hướng vào phát triển các
ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, là những ngành có tính cạnh tranh lớn.
Việc sử dụng lao động trong nước sẽ giúp nâng cao giá trị nội tại cho nền kinh tế. Tuy
nhiên, sự thay đổi này sẽ có thể không thực hiện được do những nguyên nhân chính sau:


- Nhân lực trong thời kỳ thu nhập thấp chủ yếu được khai thác ở phần thô (lao động cơ
bắp, thủ công) mà chưa được chú trọng về mặt kỹ năng, trình độ, dẫn đến mặt bằng chất
lượng kém. Lao động sẽ không đủ khả năng để sáng tạo và sử dụng công nghệ mới trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nền tảng khoa học công nghệ lạc hậu so với thế giới.
- Hiệu quả sử dụng vốn kém gây lãng phí vốn, đồng thời làm giảm đi sức hấp dẫn của nền
kinh tế đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

- Các nhà quản lý kinh tế vĩ mô có tư tưởng chủ quan, thỏa mãn. Họ ngộ nhận những thành
quả đã đạt được là kết quả của sức mạnh nội lực nên không kịp thời có các biện pháp,
chính sách phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới của nền kinh tế. Bốn nguyên nhân trên
đây đã cản trở quá trình công nghiệp hóa, cũng như mở rộng đường dẫn nền kinh tế tự sa
vào “bẫy thu nhập trung bình”
Như vậy, bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi tăng trưởng tạo ra chỉ bằng may mắn
(điều kiện tự nhiên) mà không bằng những nỗ lưc của doanh nghiệp và chính phủ. Tăng
trưởng chỉ phụ thuộc vào những lợi thế sẵn có thì sớm hay muộn cũng đi đến hồi kết
thúc, năng lực cạnh tranh sẽ bị bào mòn trước khi đất nước đạt mức thu nhập cao.
1.3. Hậu quả

Từ các quan điểm của các nhà kinh tế học về “Bẫy thu nhập trunng bình” như đã
nêu ở trên, một quốc gia khi “mắc kẹt” sẽ có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu tới các
yếu tố cơ bản tạo động lực phát triển kinh tế: vốn, lao động, giáo dục và khoa học kĩ
thuật.
Thứ nhất là khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế. Nguồn vốn để đầu tư được huy
động từ hai nguồn chính là khả năng tiết kiệm nội địa và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thế nhưng, khi một nước bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, thu nhập bình quân đầu
người sẽ ở mức thấp, chỉ ở mức vừa đủ sống, làm suy giảm hoặc mất khả năng tích lũy
vốn của nền kinh tế. Cùng với đó, do mất dần lợi thế cạnh tranh với các khác trong việc

thu hút FDI, nền kinh tế sẽ không huy động được lượng vốn cần thiết để tái sản xuất đầu

6


tư và duy trì đà tăng trưởng. Ngoài ra, quốc gia đó cũng không thể dựa vào tài nguyên
thiên nhiên để tạo nguồn vốn phát triển được nữa, bởi tài nguyên quốc gia đã dần cạn kiệt
trong giai đoạn phát triển từ một nước nghèo lên một nước có thu nhập trung bình. Giải
pháp cuối cùng là vay nợ và nhận viện trợ thì có thể không vay được, hoặc bị phụ thuộc
kinh tế - chính trị, hoặc bị rơi vào tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con” khiến cho nền kinh tế vốn
đã đuối lại càng chìm sâu hơn nữa. Do đó, một quốc gia bị “mắc kẹt” càng lâu thì khả
năng thoát khỏi “bẫy” ngày càng khó khăn.
Thứ hai, do thu nhập thấp nên khả năng người lao động tiếp cận với giáo dục và
được đào tạo bài bản, có tay nghề cao dần trở nên xa vời. Thiếu hụt lao động với tay nghề
và chuyên môn cao sẽ gây khó khăn cho các ngành cần nhiều chất xám – vốn là các
ngành tạo ra giá trị gia tăng lớn. Lao động với trình độ thấp sẽ không thể tiếp nhận được
các tiến bộ khoa học và các cải tiến sản xuất, cản trở quá trình đổi mới sản xuất nhằm
nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Thứ ba, các quốc gia rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” sẽ không có nhiều điều kiện
để đầu tư cho giáo dục và khoa học kĩ thuật. Giáo dục yếu kém sẽ không thể tạo ra tầng
lớp lao động có trình độ cao để bắt kịp các công nghệ có sẵn trên thế giới hay sáng tạo ra
các công nghệ mới. Nếu không đầu tư vào khoa học, một quốc gia sẽ chỉ có thể chạy theo
các nước tiên tiến và chỉ tiếp cận được các công nghệ lạc hậu mà không thể tạo ra các
“bứt phá” công nghệ, tạo động lực phát triển kinh tế.
Theo Giáo sư Kenichi Ohno- Viện nghiên cứu chính sách Quốc gia Tokyo, “Bẫy
thu nhập trung bình” được coi như “Chiếc trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển
kinh tế từ giai đoạn phụ thuộc một phần sang phát triển bằng nội lực.Các ảnh hưởng xấu
khi “mắc kẹt” trong “bẫy thu nhập trung bình” tới các yếu tố cơ bản tạo động lực phát
triển kinh tế làm suy giảm khả năng tăng trưởng kinh tế cao và lâu dài, đủ để vượt qua
“chiếc trần thủy tinh vô hình” để đạt tới mức sống cao hơn.

Về mặt xã hội, nền kinh tế tăng trưởng thấp sẽ không có đủ khả năng tạo việc làm
và thu nhập cho người dân, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Thất nghiệp tăng cao sẽ dẫn
đến các tệ nạn và bất ổn định xã hội. Thu nhập bình quân đầu người thấp làm giảm khả
năng thụ hưởng của con người, hạn chế các quyền tự do và điều kiện tiếp cận với các
hàng hóa công cộng như y tế và giáo dục.

7


CHƯƠNG 2. DẤU HIỆU VIỆT NAM CÓ THỂ RƠI VÀO BẪY THU NHẬP
TRUNG BÌNH

2.1. Việt nam có đang mắc bẫy thu nhập trung bình
Để đánh giá một quốc gia đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa, tiểu luận
này sẽ phân tích theo quan điểm GS. Kenichi Ohno với sáu khía cạnh được xem xét là:
thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, vị trí xếp hạng toàn cầu của nước đó so với các nước trên thế giới và cuối
cùng là các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Vậy Việt Nam có đang
vướng phải bẫy thu nhập trung bình?

2.1.1. Thu nhập bình quân đầu người
Từ năm 2001 tới 2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng.
Năm 2008, Việt nam đã đạt mốc thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD và chuyển từ
một nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp3.

3 Năm 2008, cách xếp loại các quốc gia dựa trên dữ liệu GNI bình quân đầu người của World Bank như sau: quốc
gia có thu nhập thấp (975USD hoặc thấp hơn), quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp (976- 3.855 USD), các
quốc gia có mức thu nhập trung bình cao (3.856 – 1.195 USD), các quốc gia có thu nhập cao (11.960 USD hoặc
hơn). Cách xếp loại này thay đổi theo năm.


8


Hình 1. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2013
Nguồn: Ngân hàng thế giới, đo lường theo phương pháp WB Atlas
Tuy nhiên, cũng từ năm 2008 đến 2013, kinh tế Việt Nam liên tục rơi vào tình trạng
bất ổn, trì trệ, nghẽn mạch tăng trưởng dài nhất từ khi đổi mới. Năm 2008, cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ tại Mĩ đã bùng phát và nhanh chóng ảnh hưởng tới toàn cầu, trong
đó có Việt Nam: lạm phát rất cao, bong bóng chứng khoán và bất động sản, nợ xấu ngân
hàng… Tăng trưởng GNI bình quân đầu người cũng tụt dốc nhanh chóng xuống mức
2,9% (năm 2009). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD), tới năm 2059,
nghĩa là 45 năm nữa, Việt Nam mới thực sự thoát khỏi mức thu nhập trung bình và đạt
mức thu nhập cao.

Hình 2. Tăng trưởng GNI bình quân đầu người từ năm 2001 tới năm 2013
Nguồn: Ngân hàng thế giới, cố định theo giá Đô la Mĩ năm 2005

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Dấu hiệu Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là tăng trưởng chậm lại như
được minh họa trong hình 3. Sau khi khắc phục các tác động tiêu cực của khủng hoảng
tài chính châu Á (1997- 1998), nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh từ
khoảng năm 2000. Tăng trưởng dần tăng tốc và đạt mức cao nhất 7,55% trong năm 2005.
Tuy nhiên sự tăng trưởng này chủ yếu do bong bóng bất động sản và chứng khoán chứ
không phải do tăng năng suất hay năng lực cạnh tranh. Sau năm 2006, tăng trưởng có xu

9


hướng đi xuống với nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng dự kiến là 7-8%, giảm xuống
chỉ còn 5-6%. Đất nước trải qua giai đoạn khó khăn với bong bóng bất động sản, lạm

phát, nợ xấu. Việt Nam là nền kinh tế tương đối trẻ với tiềm năng phát triển cao hơn nữa
thì mức tăng trưởng dưới 5-6% cũng cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội.
Những vấn đề dài hạn này rất khó giải quyết, ngay đối với cả những xã hội tiên tiến chứ
không chỉ với quốc gia có thu nhập trung bình như Việt Nam.

Hình 3. Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam

Nguồn: World Bank, cơ sở dữ liệu chỉ số Phát triển Thế giới.

2.1.3. Năng suất lao động

10


Năng suất lao động là một trong những thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo số liệu của các tổ chức quốc tế 4, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 qui đổi
theo giá cố định 2005 PPP đạt 5440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất lao động của
Singapore, bằng 1/6,5 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc. Trong khu vực
ASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar, Cambodia và đang
xấp xỉ với Lào.

Bảng 1. Năng suất lao động thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005)
2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

9,173

9,396

9,366

9,868

10,09
7

10,467

10,812

2.84

104,96
4

100,99
5

97,75

8

98,83
1

99,36
2

100,05
1

100,01
5

-0.53

Cambodia

3,333

3,427

3,334

3,460

3,619

3,797


3,989

2.99

Indonesia

7,952

8,253

8,439

8,763

9,130

9,486

9,848

3.63

Lao PDR

4,029

4,216

4,399


4,636

4,865

5,115

5,396

4.99

Malaysia

31,907

32,868

31,89
9

33,34
4

34,05
6

35,018

35,751

1.92


Myanmar

2,229

2,282

2,364

2,454

2,560

2,683

2,828

4.07

Philippines

8,841

8,920

8,795

9,152

9,168


9,571

10,026

2.02

Singapore

92,260

90,987

88,75
1

97,15
1

98,77
5

96,573

98,072

1.47

Thailand


12,994

13,205

12,92
2

13,81
3

13,66
6

14,446

14,754

2.23

ASEAN
Brunei

Tốc độ tăng
bình quân
(%)

4 ADB-ILO, ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity, Bangkok,
Thailand, 2014.

11



Viet Nam

4,322

4,516

4,669

4,896

5,082

5,239

5,440

3.90

China

9,227

10,119

11,00
8

12,09

2

13,09
3

14,003

14,985

8.48

India

6,746

7,021

7,596

8,359

8,832

9,073

9,307

5.99

Japan


63,245

62,746

60,05
5

62,68
1

63,01
8

64,351

65,511

0.73

Korea,
Rep.of

52,314

53,226

53,51
4


56,10
6

57,12
9

57,262

58,298

1.93

Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development
Indicators, 2013.
Theo số liệu của Trung tâm năng suất Việt Nam thì tốc độ tăng năng suất Việt Nam
giai đoạn 2007-2013 là 3.9%, so với các nước châu Á và trong khu vực, tốc độ tăng năng
suất Việt Nam thuộc nhóm trung bình.
Xu hướng năng suất lao động và cơ cấu lao động
Năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam tính theo giá hiện hành đạt 68,7 triệu
đồng, cao gấp gần 2,5 lần so với năm 2007. Tuy vậy, tính theo giá cố định 2010 thì tốc độ
tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2007-2013 chỉ đạt 3,22%/năm. Nguyên
nhân rõ ràng nhất của tốc độ tăng năng suất lao động thấp là do nền kinh tế đã không thể
duy trì tốc độ tăng trưởng như trong quá khứ khi chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
5,73%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn ổn định ở mức 2,43%/năm.
Bảng 21. GDP bình quân một lao động theo khu vực kinh tế 2007-2013
Đơn vị: triệu đồng/lao động
2007

2010


2013

27.6

44.0

68.7

Nông nghiệp

9.7

16.8

27.0

Công nghiệp

56.1

80.3

124.1

Dịch vụ

42.0

63.8


92.9

40.3

44.0

48.7

15.5

16.8

18.3

GDP bình quân cho một lao động,
giá hiện hành

GDP bình quân cho một lao động,
giá so sánh 2010
Nông nghiệp

12


Công nghiệp

81.4

80.3


88.7

Dịch vụ

59.3

63.8

66.8

Nguồn:Tính toán từ GSO, Niên giám thống kê.
Nông nghiệp là ngành có lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng việc làm với
46.8% (2013), tuy nhiên năng suất lao động của ngành này ở mức rất thấp. Năng suất lao
động ngành nông nghiệp ước tính chỉ bằng 1/4,5 năng suất ngành công nghiệp và khoảng
1/3,4 năng suất ngành dịch vụ.Năng suất thấp cho thấy hiệu quả của việc sử dụng lao
động còn thấp, chưa có nhiều áp dụng khoa học công nghệ.
Công nghiệp là nhóm ngành có năng suất lao động cao nhất trong 3 nhóm ngành với
tỷ trọng lao động chiếm 21% tổng việc làm năm 2013. Tốc độ tăng năng suất của nhóm
ngành này không ổn định, giảm trong 2007-2010, phục hồi mạnh trong 2010-2013. Trong
cả giai đoạn 2007-2013, năng suất lao động nhóm ngành này có tốc độ tăng chậm nhất,
chỉ 1.44%/năm.
Dịch vụ là nhóm ngành có tỷ trọng lao động tăng đều qua các năm và đến 2013 đạt
32% tổng việc làm. Năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ năm 2013 (theo giá hiện
hành) đạt 92.9 triệu đồng/người bằng 1,35 lần mức chung. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng
suất của nhóm khá ổn định ở mức 2%/năm.
 Năng suất lao động và kỹ năng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng
nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Việt
Nam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào. Năm 2013, dân số từ 15
tuổi trở lên 69,3 triệu người, lực lượng lao động cả nước đạt 53,7 triệu5, tỷ lệ tham gia lực

lượng lao động chiếm đến 77,5%.
Mặc dù có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động thấp. Theo số liệu của
Điều tra Lao động-Việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam khá thấp và không có
nhiều cải thiện. Nếu vào năm 2007, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên chỉ đạt 17.4% thì vào năm 2013, con số này cũng không cải thiện nhiều với tỷ lệ
18,4%. Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực

5 LLLĐ bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp.

13


nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở
nông thôn chỉ có 9%. Đây chính là một rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động.
Một vấn đề quan trọng là, đào tạo nguồn nhân lực ở Việt nam chưa gắn kết với nhu
cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Rất nhiều doanh nghiệp phản
ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Báo
cáo Phát triển Việt Nam 20146 viết "Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển
dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp hoặc vì
sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề. Điều này phản ánh một thực tế là
chất lượng đào tạo ở nước ta thấp, lao động ở Việt Nam đang làm việc tại những vị trí đòi
hỏi trình độ đào tạo cao hơn hoặc thậm chí thấp hơn so với những kỹ năng đang có.
Sử dụng phương pháp đánh giá mức độ phù hợp kỹ năng dựa trên phân loại các
nhóm nghề nghiệp chính ISCO-88 và phân loại trình độ học vấn phù hợp với Tiêu chuẩn
phân loại giáo dục quốc tế (ISCED) đối với lao động đang làm việc ở Việt Nam cho thấy
năm 2007 có 28,6% lao động làm những công việc không phù hợp với trình độ đào tạo,
trong đó 4,7% lao động đang làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo (thừa kỹ
năng)và 23,9% đang làm những việc cao hơn trình độ đào tạo (thiếu kỹ năng) 7.Con số
này đã tăng lên rất nhiều vào năm 2013 với các chỉ số lần lượt là 49,8%, 5,9%, 43,9%.
Đặc biệt là đối với lao động thiếu kỹ năng, tỷ lệ đã tăng lên gần gấp 2 lần.

Bảng 3. Lao động đang làm việc chia theo nghề nghiệp và trình độ CMKT
Đơn vị tính: người
Không có
CMKT

Sơ cấp,
Chứng
chỉ

Trung
cấp

Cao đẳng

Đại học
trở lên

Tổng số

2007
Lực lượng vũ trang
Lãnh đạo
CMKT bậc cao

26,814

3,148

8,868


825

3,987

43,642

148,114

25,657

100,024

23,553

173,070

470,419

237,326

1,613,22
6

1,852,968

0

0

2,416


6 WB, Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market
economy, Hanoi 2013.
7 Xem bảng phụ lục xác định nghề nghiệp và yêu cầu về trình độ.

14


CMKT bậc trung

77,367

56,474

1,205,56
0

Nhân viên sơ cấp

320,399

110,566

121,138

16,672

57,410

626,185


Nhân viên bán hàng, dịch
vụ, bảo vệ

2,513,869

219,992

178,128

32,799

59,950

3,004,738

Lao động có KT trong
NN

1,554,038

54,398

42,896

4,674

10,614

1,666,621


Thợ thủ công

4,953,778

805,639

239,869

37,621

38,735

6,075,641

817,883

633,603

85,427

11,895

16,068

1,564,877

26,989,962

463,797


495,293

66,461

75,229 28,090,746

37,402,217

2,373,27
4

2,479,61
9

844,155

2,108,62
9 45,207,900

6,736

2,700

18,747

7,140

50,099


85,422

108,585

15,448

107,238

45,366

348,014

624,650
2,941,169

Thợ lắp ráp, vận hành
Lao động giản đơn
Tổng số

412,327

60,342

1,812,070

2013
Lực lượng vũ trang
Lãnh đạo

25,208


3,800

44,394

273,357

2,594,41
0

CMKT bậc trung

220,908

59,382

877,824

438,942

102,432

1,699,488

Nhân viên sơ cấp

520,609

28,888


184,584

61,138

120,430

915,648

Nhân viên bảo vệ, dịch
vụ, bán hàng

7,642,750

187,903

472,477

125,492

259,109

8,687,730

Lao động có KT trong
NN

5,787,930

74,124


115,919

24,317

35,026

6,037,317

Thợ thủ công

5,439,486

385,241

334,423

102,310

42,880

6,304,339

Thợ lắp ráp, vận hành

2,641,110

757,812

279,952


73,937

37,804

3,790,615

20,403,669

136,133

379,346

120,420

81,950 21,121,521

42,796,993

1,651,43
1

2,814,90
3 1,272,418

3,672,15
4 52,207,900

CMKT bậc cao

Lao động giản đơn

Tổng số

Nguồn: Tính toán từ Điều tra Lao động-Việc làm, GSO.

15


Lao động thừa kỹ năng có tỷ lệ cao tại các nhóm lao động có trình độ trung cấp và
cao đẳng (63% và 40%). Tỷ lệ lao động thiếu kỹ năng của nhóm lao động không có
chuyên môn kỹ thuật đã tăng vọt từ 28% năm 2007 lên 52% năm 2013.
Có đến 40% lao động đang làm việc trong các nghề nhân viên sơ cấp là lao động
thừa kỹ năng.Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu kỹ năng đặc biệt cao trong các nghề lao
động có kỹ thuật trong nông nghiệp, nhân viên bán hàng, dịch vụ, bảo vệ, thợ thủ công
(96%, 88%, 86%). Cụ thể hơn đây chính là những nhóm nghề đang sử dụng rất nhiều lao
động không qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật. Việc sử dụng lao động không
qua đào tạo vào những công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật là một nguyên nhân chính
làm năng suất lao động thấp. Thiếu hụt cung lao động tập trung vào nhóm trình độ sơ
cấp, chứng chỉ nghề.
Các phân tích về vấn đề chênh lệch giữa cung cầu kỹ năng cho thị trường lao động
ở trên đã minh chứng cho nhận định về đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng của nền
kinh tế, cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Nói cách khác thay đổi mô hình tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu như chưa được hỗ trợ từ đào tạo nhân lực của
đất nước, kỹ năng lao động đã không thể tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và nâng
cao năng suất lao động.
 Năng suất lao động và tiền lương danh nghĩa
Một mặt khác để xem xét vấn đề là việc so sánh giữa năng suất lao động và tiền
lương danh nghĩa. Nếu năng suất lao động tăng nhanh hơn so với tiền lương danh nghĩa,
chi phí lao động đơn vị (tiền lương cần thiết để sản xuất một đơn vị sản lượng, được tính
bằng tiền lương danh nghĩa chia cho năng suất lao động) giảm và do đó có thể cạnh tranh
bằng chi phí bị mất đi và đất nước trở thành nơi sản xuất tương đối tốn kém. Trong

những năm gần đây, mức tăng lương tại Việt Nam đã lớn hơn nhiều so với mức tăng
năng suất lao động. Điều này ứng với tình huống thứ hai, tức là sản xuất trở nên đắt đỏ
hơn. Tại Việt Nam, từ năm 2009 đến năm 2012, năng suất lao động của tất cả các ngành
tăng tốc độ trung bình hàng năm 3,2% cho toàn bộ nền kinh tế và 5,1% cho khu vực sản
xuất (Nguồn: Dự án Quốc hội). Trong khi đó, tiền lương danh nghĩa tăng với tỷ lệ trung
bình hàng năm 25,9% cho toàn bộ nền kinh tế và 23,4% cho sản xuất. Điều này có nghĩa
là khả năng cạnh tranh về chi phí bị mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nền
kinh tế và 18,3% cho sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mĩ

16


trong giai đoạn này là khoảng 5,5% quá nhỏ để bù đắp cho tốc độ mất khả năng cạnh
tranh của khoảng 20% mỗi năm.
Hình 4. So sánh mức lương và năng suất lao động tại Việt Nam và Nhật Bản

Nguồn: Theo tính toán không chính thức của Quốc hội (mức lương) và của Giang Thanh
Long và cộng sự 2014 (năng suất lao động).

2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành:
Chuyển dịch cơ cấu ngành xét theo tỉ lệ đóng góp trong GDP có những chuyển biến tích
cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu hướng tăng tỉ trọng và vai trò của
ngành công nghiệp dịch vụ còn tỉ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 nhóm ngành lớn tuy đã đúng hướng nhưng nhìn
chung quá trình diễn ra chậm chạp. Về cơ bản nước ta vẫn có nền nông nghiệp chưa phát
triển, còn chiếm tỉ trọng cao, để đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp thì còn cần 1
thời gian dài nữa. Nền nông nghiệp còn phân tán, manh mún, năng suât lao động thấp,
ngay cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su… chủ yếu từ lao

động thủ công.
Trong công nghiệp, đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là các ngành công nghiệp khai
khoáng, công nghiệp chế tác không đáng kể, công nghiệp phụ trợ kém phát triển. Nhìn
chung trình độ phát triển của công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, công nghệ
tiên tiến còn ít, với quy mô rất nhỏ.

17


Khu vực dịch vụ kém năng động, còn nặng về phát triển các ngành truyền thống: y
tế, giáo dục, du lịch khách sạn… Sự phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như:
bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn… còn chậm.

• Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập (bắt đầu từ năm 1986), cơ cấu thành phần kinh tế đã
có sự chuyển dịch rõ rệt. Trước hết là trong cơ cấu GDP, tỷ trọng khu vực Nhà nước
giảm xuống còn dưới 32,2%; khu vực tập thể còn rất thấp: 5,05%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đã chiếm gần 20%; khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 11%...
Hình 6. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 1986 và năm 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh
tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở
cửa ngày càng lớn.
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam còn mang nặng tính hình thức. Động lực
chính của quá trình chuyển đổi là công ty nước ngoài (FDI) chứ không phải doanh nghiệp
nội địa. Tính đến cuối năm 2012, FDI vào Việt Nam đạt mức 210,5 tỷ đô la, trong đó
50,3% đầu tư vào sản xuất và công nghiệp chế biến, tiếp đến là bất động sản (23,6%), nhà
ở và dịch vụ ăn uống (5,0%), xây dựng (4,8%). Năm 2012, khu vực FDI đóng góp 18,1%
giá trị gia tăng, 3,3% việc làm, 23,3% đầu tư và 63,1% xuất khẩu của cả nước.
Xét về cán cân thương mại ngành (hình 7), khu vực FDI xuất khẩu ròng trong khi

các khu vực trong nước nhập khẩu ròng. Sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa trong hai thập
kỷ qua được thúc đẩy chủ yếu bởi các hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong khi khu
vực trong nước liên tục thâm hụt thương mại. Năm 2008 khu vực trong nước đạt mức
thâm hụt thương mại kỷ lục 24,7 tỷ đô la. Từ đó, tăng trưởng sản lượng có xu hướng
giảm xuống.
Hình 7. Cán cân thương mại theo cơ cấu sở hữu

18


Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Xuất khẩu hàng của Việt Nam chủ yếu do các tên tuổi lớn như Samsung, Canon,
Intel, Fujitsu và những thương hiệu lớn của nước ngoài khác cũng như các nhà sản xuất
hàng may mặc, da giày trong và ngoài nước. Các ngành này đều là ngành thâm dụng lao
động trong khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu, linh kiện công nghiệp và
sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu. Việc xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động và
nhập khẩu các nguyên liệu và sản phẩm công nghiệp gần như không thay đổi nhiều trong
hai thập kỷ qua.

2.1.5. Chỉ số xếp hạng kinh tế
Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng dựa trên ba chỉ số của hoạt động kinh tế
(khả năng cạnh tranh, môi trường kinh doanh và tự do kinh tế) được thể hiện tại bảng
dưới đây:
Hình 8. Chỉ số xếp hạng kinh tế toàn cầu của Việt Nam

19


Có thể thấy, Việt Nam không được xếp hạng cao như kỳ vọng đối với một nước có
thu nhập trung bình thấp. Điều đáng lo lắng hơn là xu hướng cải thiện về vị trí trong bảng

xếp hạng của Việt Nam (số thứ tự xếp hạng thấp đi). Các chỉ số của Việt Nam luôn ở
mức thấp hoặc mức trung bình trong những năm gần đây. Để trở thành một nước công
nghiệp mới, việc không cải thiện vị trí xếp hạng toàn cầu cần được xem như một tín hiệu
cảnh báo nghiêm trọng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Nhật Bản, Việt
Nam đang được xem là điểm đầu tư triển vọng. Tuy nhiên, nhận định cho rằng kinh tế
Việt Nam đang xấu đi và không phát triển như kỳ vọng trước đó cũng sẽ nhanh chóng lan
truyền trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam
hiện nay quá chậm.

2.1.6. Khoa học công nghệ và khả năng sử dụng vốn
• Khoa học công nghệ:
Trình độ công nghệ nói chung còn ở mức trung bình, đổi mới công nghệ còn
chậm.Từ cơ sở hạ tầng, chất lượng dạy và học cho tới năng lực nghiên cứu của doanh
nghiệp, các tổ chức nghiên cứu nhà nước cũng như việc quản lý nhà nước, thực hiện
chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đều được đánh giá là
yếu kém.Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới : “Có rất ít doanh nghiệp thực hiện R&D,
mức độ đổi mới sáng tạo còn thấp và sự kết nối với hoạt động nghiên cứu của các tổ
chức nghiên cứu công lập còn yếu”.

20


Trong khi đó, các cơ quan nghiên cứu nhà nước dù đã trải qua nhiều thay đổi, song
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều phòng thí nghiệm và đơn vị R&D chồng chéo mà
phần lớn trong số đó không đạt quy mô tối ưu, thiếu nguồn lực và vẫn chưa gần với
người sử dụng cuối cùng.
Nguồn lực, vấn đề then chốt đối với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo
báo cáo, cũng đang tồn tại nhiều hạn chế bởi hệ thống giáo dục và đào tạo nặng về lý
thuyết hoặc đã quá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Trong bảng xếp hạng “Good Country Index” (Chỉ số quốc gia tử tế) vừa được công

bố, Việt Nam xếp thứ 89/125 về cống hiến khoa học công nghệ với tỷ lệ bằng sáng chế
cũng như các bài báo quốc tế thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình, xếp sau Ả-rập
Xê-út (86), Siri Lanka (87), Peru (88) và xếp trước Zambia (90) và Guatemala (91). Đáng
nói là, các chỉ số như số lượng sinh viên học tập tại nước ngoài, số bài báo quốc tế, số
xuất bản phẩm quốc tế, số bằng sáng chế của Việt Nam theo bảng xếp hạng này đều ở
mức thấp hơn so với trung bình chung của thế giới.
Trình độ công nghệ thấp, chậm được đổi mới trong nhiều nghành sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý. Sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước chưa
nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đới sống còn thấp. Tình trạng nhập khẩu các thiết
bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả ảnh hưởng xấu đến nǎng xuất lao
động và môi trường sinh thái.

• Khả năng sử dụng vốn:
Hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ICOR (Incremental Capital output
Ratio) dùng trong phân tích kinh tế vĩ mô để đánh giá hiệu quả đầu tư (chỉ số ICOR càng
cao thì hiệu quả càng thấp) ở các nước phát triển chỉ số này thường trong khoảng 3,5 - 4
(cá biệt như Đài Loan giai đoạn 1960 – 1970 với mức thu nhập như Việt Nam hiện nay
họ đạt chỉ số ICOR 2,4 trong khi mức tăng trưởng đạt 11%). Ở Việt Nam, trong giai đoạn
1990 -2000,chỉ số ICOR là 4,1. Đến giai đoạn 2001-2005 chỉ số này xấp xỉ 5. Theo tính
toán của Giáo sư David Dapice của trường Đại học Harward thì Việt Nam với tốc độ đầu

21


tư cao như báo cáo thì tỷ lệ tăng trưởng phải đạt mức 9-10% thậm chí còn ước tính Việt
Nam thất thoát, lãng phí đầu tư hàng năm lên đến 1 tỷ USD.
Mặt khác, theo đánh giá theo kết quả "kiểm toán chẩn đoán” theo dự án kiểm toán
phân tích Miya zawa của Ngân hàng thế giới đánh giá hoạt động của các Doanh nghiệp
nhà nước là các Tổng công ty lớn như : Hàng hải, Thủy sản, Dệt may, Cao su, Mía
đường, Thép, Giấy, Xi măng, Lương thực.... cho thấy đầu tư phát triển lớn nhưng hoạt

động kém hiệu quả.
Đầu tư dàn trải, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài. Số dự án đầu tư tăng
nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư. Nhiều dự
án chưa đủ thủ tục cũng được ghi vốn hoặc ngược lại không có nguồn vốn cũng cho triển
khai, nhiều dự án công trình kéo dài do thiếu vốn thậm chí không theo kế hoạch.
Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá
trình đầu tư.Qua kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, qua xét sử nhiều vụ án liên quan
đến quá trình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn nhà nước cho thấy tình trạng lãng phí, thất
thoát xẩy ra ở các ngành, các địa phương và ở tất cả giai đoạn của quá trình đầu tư. Theo
đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì thất thoát lãng phí trong chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư gây lãng phí lớn nhất chiếm đến 70% tổng số lãng phí thất thoát vốn đầu tư.

2.1.7. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế
Vào giữa những năm 2000, hàng loạt các vấn đề liên quan đến tăng trưởng cao xuất
hiện như lạm phát, bong bóng chứng khoán và bất động sản, nới rộng khoảng cách về thu
nhập và tài sản giữa những người có và không có bất động sản ở đô thị, tắc nghẽn giao
thông, suy thoái môi trường, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước… Những quan sát thực
tế cho thấy Việt Nam đã chuyển từ quốc gia thu nhập thấp, nơi đa số người dân đã từng
nghèo hoặc rất nghèo, trở thành một nước có thu nhập trung bình với một số người trở
nên giàu có và một bộ phận khác vẫn nghèo đói. Sự chuyển đổi này dường như đã xảy ra
vào khoảng 2007- 2008, khi lạm phát bong bóng bất động sản và tắc nghẽn giao thông
đột nhiên trở nên tồi tệ.

2.2.

Nguyên nhân

22



Với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay và cũng như theo GS. Kenichi Ohno,
Việt Nam đang mắc phải bẫy thu nhập trung bình. Mặc dù theo các quan điểm khác, Việt
Nam vẫn chưa mắc phải bẫy thu nhập trung bình nhưng hiện tượng này vẫn là thách thức
lớn mà nền kinh tế Việt Nam dễ mắc phải trong thời gian tới.
Những vấn đề hạn chế đã nêu ra ở trên xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
• Thị trường vốn vay ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Thị trường vốn Việt Nam còn lệ thuộc lớn vào chính sách tiền tệ quốc gia. Khi kinh
tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ điều hành theo hướng thắt chặt để
đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Mặt bất lợi của chính sách tiền tệ thắt
chặt đã tác động tới thị trường vốn, từ đó giảm đầu tư tư nhân và tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm.
• Nguồn lao động chủ yếu là lao động thiếu kĩ năng, thiếu sự liên kết với các ngành
nghề lao động khu vực khác.
Nguồn nhân lực Việt Nam phần lớn chưa được quy hoạch, khai thác, nâng cấp và
đào tạo bài bản. Vì thế, nguồn lao động chủ yếu là lao động thô, thiếu kinh nghiệm và kỹ
năng chuyên môn. Lực lượng lao động chưa có bằng cấp chiếm tới 2/3 lực lượng lao
động.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, quý 2 năm 2014
Hơn nữa, sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công
nhân, trí thức… chưa tốt, còn nhiều chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực
hiện sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước.
• Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm
nǎng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực.
Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chưa được làm sáng tỏ về phương
diện lý luận. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội thiếu những dự báo khoa học. Việc tổng kết

23



thực tiễn bị coi nhẹ. Tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh vực lý luận và khoa học xã hội
chưa được khắc phục.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lượng, nhưng tỷ lệ trên số dân
còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu
11nghành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Số đông cán bộ có
trình độ cao đều đã đứng tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt cán bộ. Không ít cán bộ khoa
học và công nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ nghề, gây nên sự lãng phí chất xám
nghiêm trọng.
Cơ cấu và việc phân bố cán bộ khoa học và công nghệ chưa cân đối. có nhiều bất
hợp lý. Nông thôn và miền núi còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn, lạc hậu;
thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời.
Hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu - triển khai tuy đã được sắp xếp một
bước, nhưng vẫn còn trùng lặp, chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên
cứu, giảng dạy với thực tiễn sản xuất - kinh doanh và với quốc phòng - an ninh; giữa các
nghành khoa học, giữa khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhân vǎn.
Tinh thần hợp tác giữa các nhà khoa học, giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học còn yếu.
• Nguồn vốn đầu tư ổn định nhưng sử dụng kém hiệu quả.

Ông Thomas Vellely – Giám đốc chương trình V.N, Trung tâm kinh doanh và quản
lý trường Đại học Quản lý Kennedy, Đại học tổng hợp Harward thì nhận xét : Tốc độ
tăng trưởng cao của Việt Nam qua dựa trên mức đầu tư cao chiếm 30 – 33 % GDP trong
đó phần lớn dựa vào nguồn xuất khẩu dầu khí, viện trợ phát triển chính thức (ODA) và
tiền gửi về của người Việt Nam ở nước ngoài tương đương với các nước Đông Bắc á thập
niên 1950 – 1960, Đông Nam á thập niên 1970 -1980, Trung Quốc trong thập niên 90

24



nhưng tốc độ phát triển không cao bằng và nếu hiệu quả đầu tư không được cải thiện và
các nguồn tiền "dễ dàng" không có nữa thì tăng trưởng sẽ chậm lại.
Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá
trình đầu tư.Qua kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, qua xét sử nhiều vụ án liên quan
đến quá trình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn nhà nước cho thấy tình trạng lãng phí, thất
thoát xẩy ra ở các ngành, các địa phương và ở tất cả giai đoạn của quá trình đầu tư. Theo
đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì thất thoát lãng phí trong chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư gây lãng phí lớn nhất chiếm đến 70% tổng số lãng phí thất thoát vốn đầu tư.

25


×