Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÍNH CHẤT, ỨNG DỤNG VÀ CÁC HỢP KIM CỦA KIM LOẠI VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.54 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, vàng luôn được công nhận là một kim loại có vị
trí cao về độ quý hiếm. Không những vậy, vàng còn có những tính chất
vật lý và hóa học hết sức tuyệt vời. Vốn là một kim loại chuyên dùng để
chế tạo đồ trang sức, đồ mỹ nghệ, nhưng ngày nay, vàng còn được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau như y học, điện tử, kiến trúc... Ứng
dụng của vàng trong đời sống có thể còn rất nhiều mà con người chưa
khám phá hết. Nhằm tìm hiểu thêm và củng cố lại những kiến thức đã
biết về vàng, tôi chọn đề tài: “Vàng - tính chất lý hóa của đơn chất, hợp
chất và ứng dụng trong khoa học và đời sống” để nghiên cứu.

12


NỘI DUNG
I.

ĐƠN CHẤT VÀNG
1. Khái quát hiểu biết về kim loại vàng trong lịch sử
Vàng được loài người tìm thấy trong thiên nhiên từ rất lâu. Lịch
sử của vàng chính là lịch sử của nền văn minh nhân loại. Những hạt
vàng đầu tiên đã được con người tìm ra từ vài ngàn năm trước, và
ngay từ lúc bấy giờ, nó đã được đạt vào hàng kim loại quý. Vàng đã
được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời đồng đá. Các đồ tạo
tác bằng vàng ở Balkan xuất hiện từ thiên niên kỷ 4 trước Công
Nguyên, như những đồ vật được tìm thấy tại Varna Necropolis. Các đồ
tạo tác bằng vàng như những chiếc mũ vàng và đĩa Nebra xuất hiện ở
Trung Âu từ thiên niên kỷ 2 trước Công Nguyên tại Thời đồ đồng. Vào
khoảng 12000 năm Trước Công nguyên, người Ấn Độ đã biết đến vàng
và trong tự vị cổ Ấn Độ từ 6000 năm trước đây đã có ghi từ “vàng”.
Cách nay khoảng 3000 năm đã thấy xuất


hiện tiền vàng ở Ấn Độ
và Trung Quốc. Ở Việt Nam đầu Công
nguyên ông cha ta đã
biết đến vàng.
Từ thời khởi thuỷ xa xưa,
khi con
người phát hiện ra sự có
mặt của vàng trong tự
nhiên, người ta đã tìm
đủ mọi cách nhằm khai
thác được vàng. Nhưng tổng số vàng đã khai thác từ đó đến nay chỉ
khoảng 130 ngàn tấn vàng, đủ làm 1 khối đặc thể rắn có thể tích bằng
16m3 tức là tương đương với kích thước của toà nhà lớn. Bởi vậy, vàng
được xếp vào hàng kim loại quý và hiếm.
2. Vàng trong thiên nhiên
Vàng tồn tại trong tự nhiên như một thành phần cấu tạo nên vỏ
của Trái Đất chiếm tỷ lệ 4,3 x 10 -7%, phân bố khắp mọi nên trên Trái
Đất, trong lòng đất và trong nước biển. Trên mặt đất, người ta bắt gặp
vàng sa khoáng nhiều hơn vàng quặng. Vàng sa khoáng hình thành do
quá trình xâm thực của tự nhiên như mưa, gió, giông tố, lũ lụt gây xói
mòn đất đá, lôi cuốn các mảnh vàng vụn, vàng tấm, vàng cám bị “tích
động” lâu đời trong các lớp đất ngầm hay trong các bãi cát, cồn cát ven
sông, khe suối, trong lòng đất, lòng sông... Trong nước biển cũng chứa
một lượng vàng trung bình khoảng 0,05mg/m 3, trữ lượng vàng trong
đại dương ước tính vào khoảng 3 tỷ tấn, nhưng công nghệ khai thác
vàng hiện nay chưa cho phép khai thác được lượng vàng này vì giá
thành quá cao.
Ngày nay, ở nước ta cũng như trên thế giới, người ta khai thác
vàng chủ yếu từ các mỏ dưới dạng vàng gốc và vàng sa khoáng. Vàng
sa khoáng nằm trong các lớp trầm tích cát ngầm và cát bồi, được khai

12


thác bằng thủ công, đãi cát lấy vàng. Vàng gốc nằm rải rác trong các
mạch thạch anh gốc vàng thủy nhiệt, được khai thác theo 3 phương
pháp: hỗn hóng hóa, xianua hóa và tuyển nồi. Mỏ vàng có quy mô khai
thác, trữ lượng lớn nhất hiện nay là mỏ Eezsteling của Nam Phi – trữ
lượng ước tính khoảng 3,3 triệu tấn, hàm lượng 5,7gr/tấn quặng. Còn
vàng hiện đang khai thác ở độ sâu lớn nhất thế giới là mỏ vàng Gold
Strike, nằm trong bang Neveda, miền Tây Hoa Kỳ. Đó là mạch vàng của
thế kỳ, chứa 900 tấn vàng, nằm sâu 400m dưới lòng đất.
Vàng tự nhiên thường được tìm thấy cùng telu như là các khoáng
vật calaverit, krennerit, nagyagit, petzit và sylvanit, và như khoáng vật
bitmutua hiếm maldonit (Au2Bi) và antimonua aurostibit (AuSb2). Vàng
cũng phát sinh trong các hợp kim hiếm với đồng, chì, và thủy ngân: các
khoáng vật auricuprid (Cu3Au), novodneprit (AuPb3) và weishanit ((Au,
Ag)3Hg2).

Theo các nhà địa chất, trữ lượng vàng có thể khai thác trên Trái Đất
hiện nay vào khoảng 40 ngàn tấn. Với công nghệ khai thác vàng tiên tiến,
nhu cầu vàng trong đời sông kinh tế xã hội ngày càng tăng đã kích thích
mọi nơi trên Trái Đất đua nhau tìm vàng, làm cho sản lượng vàng khai
thác ngày càng tăng, năm sau thường cao hơn năm trước. Các nhà khoa
học đã tính toán, với sản lượng khai thác vàng hằng năm như hiện nay,
trong vòng vài thập kỉ nữa, loài người sẽ khai thác hết số vàng nói trên.
3. Tính chất vật lý
3.1 Các đặc tính cơ bản
- Vàng là 1 kim loại có tên latin là: aurum (ký hiệu là Au), có số thứ tự 79
trong bảng tuần hoàn. Là một kim loại chuyển tiếp, thuộc chu kì 6,
nhóm IB. Khối lượng nguyên tử chuẩn của nó là 196,966569(4).

- Vàng kim loại có màu vàng khi thành khối, khi dạng bột vàng nguyên
chất 100% có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Màu của
vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường
tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong

12


-

-

-

-

3.2
-

3.3
-

khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng
xanh khi hấp thụ.
Ở nhiệt độ bình thường, vàng tồn tại ở thể rắn có khối lượng riêng d =
19,346 gr/cm3 tại nhiệt độ 20oC . Nhiệt độ nóng chảy của vàng là
1064oC, nhiệt độ sôi ban đầu 2807 oC và 2950oC . Khi nóng chảy, vàng dễ
dàng hoà tan với các kim loại màu khác như: đồng (Cu), bạc (Ag), kẽm
(Zn), nhôm (Al), thiếc (Sn), Niken (Ni) . . .
Từ trạng thái chảy lỏng đến điểm đông đặc hoàn toàn, thể tích của

vàng giảm rất nhiều. Khi nguội tới điểm nóng đỏ, nếu trong vàng có lẫn
các kim loại khác đột nhiên bề mặt xuất hiện mầu lục sẫm. Hợp kim của
vàng với đồng cho màu đỏ, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim
với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bitmut tự nhiên với
hợp kim bạc cho màu đen.
Vàng nguyên chất là một kim loại tương đối mềm. Nó là kim loại dễ uốn
dát nhất được biết. Thực tế, 1g vàng có thể được dập thành tấm 1m², hoặc
1 ounce thành 300 feet². Là kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với
các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. Sự có mặt các kim loại khác
lẫn trong vàng sẽ làm thay đổi đáng kể kết cấu tinh thể của vàng làm
cho nó trở thành một hợp kim cứng rắn, đàn hồi hoặc giòn vỡ tuỳ theo
tính chất và hàm lượng của kim loại có trong hợp chất.
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và
phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Ở
18oC, hằng số dẫn điện của vàng bằng 67,3% của bạc, còn hệ số dẫn
nhiệt bằng 70% của bạc. Vàng còn là một chất có tính phản xạ tuyệt
vời, nếu phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng mỏng nó có thể phản xạ
tới 90% sự phóng xạ có mật độ cao hoặc bức xạ nhiệt.
Cấu hình electron
Ở trạng thái cơ bản, đáng lẽ cấu trúc electron ở hai lớp ngoài cùng của
vàng là 5d9 6s2 nhưng ở lớp 5d9 đã gần hoàn thiện nên việc chuyển một
electron ở phân lớp 6s2 sang phân lớp 5d sẽ thuận lợi hơn về mặt năng
lượng. Vì vậy cấu hình electron nguyên tử của vàng là [Xe] 4f14 5d10 6s1.
Số electron mỗi lớp: 2, 8, 18, 32, 18, 1.
Một vài thông số vật lý:
Màu sắc: Ánh kim vàng.
Bán kính nguyên tử: 174 pm
Độ âm điện: 2,54 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóa:
I1 = 9,22 eV

I2 = 20,05 eV
I3 = 30,5 eV
Bán kính cộng hóa trị: empirical: 144 pm
Bán kính liên kết cộng hóa trị: 136 ± 6 pm
Bán kính Van der waals: 166 pm
Nhiệt độ nóng chảy: 1337,33oK (1064,18oC, 1947,52oF)
12


-

3.4

Nhiệt độ sôi: 3129oK (2856oC, 5173oF)
Mật độ (gần nhiệt độ phòng): 19,30 g.cm-3(tại 0oC, 101,325 kPa)
Mật độ ở thể lỏng: ở nhiệt độ nóng chảy: 17,31 g.cm-3
Nhiệt lượng nóng chảy: 12,55 kJ/mol
Nhiệt lượng bay hơi: 324 kJ/mol
Nhiệt dung: 25,418 J/mol.K
Áp suất hơi:
P (Pa)

1

10

100

1k


10 k

100 k

ở T (K)

1646

1814

2021

2281

2620

3078

Cấu trúc tinh thể: Lập phương tâm mặt
Độ giản nở nhiệt: 14,2 µm·m−1·K−1(at 25 °C)
Độ dẫn điện: 318 W·m−1·K−1
Điện trở suất: 22,14 n Ω·m tại 20 °C
Tính chất từ: nghịch từ
Độ cứng theo thang Mohs: 2,5
Thế điện cực chuẩn: +1,498 V
Đồng vị:
Vàng có 5 đồng vị:
Đồng vị
195
Au

196
Au
197
Au
198
Au
199
Au

Nguồn gốc
Tổng hợp
Tổng hợp
Tự nhiên
Tổng hợp
Tổng hợp

Chu kỳ bán rã
186,10 ngày
6,183 ngày
197
Au ổn định với 118 nơtron
2,69517 ngày
3,169 ngày

4. Tính chất hóa học
4.1 Nhận xét chung
- Cấu hình electron nguyên tử của vàng là [Xe] 4f 14 5d10 6s1. Tuy vàng có 1
electron lớp ngoài cùng tương tự các kim loại kiềm, nhưng lớp thứ 2 từ
ngoài vào lại có 18 electron (s2p6d10) chắn electron s kém hiệu quả hơn
8 electron bền của khí hiếm, của kim loại kiềm. Chính điều này đã gây

ra sự khác biệt về tính chất của vàng.
- Đồng thời, bán kính nguyên tử của vàng bé hơn kim loại kiềm cùng chu
kỳ, thế ion hóa cao hơn, ái lực electron cao hơn nhiều so với kim loại
kiềm và lớn hơn oxi (1,465 eV), lưu huỳnh (2,07 eV), photpho (0,77 eV).
Vì vậy, trong khi kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học thì Au là
kim loại rất kém hoạt động, ion kim loại của Au dễ bị khử hơn kim loại
kiềm rất nhiều.

12


- Các kim loại kiềm tạo nên hợp chất ion còn Au lại tạo nên hợp chất chủ
yếu có liên kết cộng hóa trị. Phân tử Au2 có độ bền lớn hơn các phân tử
K2, Rb2, Cs2 do có tạo ra liên kết bổ sung giữa các cặp electron d và
obitan p trống của Au.
4.2 Số oxi hóa
- Mặc dù Au các phân lớp d đã điền đầy đủ nhưng cấu trúc này chưa phải
hoàn toàn bền vững do đó nguyên tử có thể bị kích thích thành trạng thái
5d9 6s1 6p1. Như vậy, các electron hóa trị của vàng không chỉ là electron s
mà còn là electron d nên chúng có các mức oxi hóa +1, +2, +3.
- Tuy nhiên, số oxi hóa đặc trưng nhất đối với Au trong các hợp chất của
chúng là số oxi hóa +3. Vì ở đây, cả 3 electron độc thân ở cấu hình 5d 9
6s1 6p1 đều tham gia hình thành liên kết.
- Sơ đồ thế oxi hóa – khử:

-

-

-


cho thấy trạng thái kim loại là bền nhất đối với Au, tất cả các trạng thái
oxi hóa trên đều không bền về mặt nhiệt động, dễ chuyển về số oxi hóa
(0). Số oxi hóa trên có thể được làm bền khi tạo phức hay tạo hợp chất ít
tan.
Khả năng tạo nên phức chất là một tính chất đặc trưng của vàng cũng như
kim loại nhóm IB. Những hợp chất của Au với số oxi hóa cao đều có màu
vì trong đó các cation có obitan d không điền đủ electron. Những hợp
chất của vàng đều độc.
4.3 Tính chất hóa học
Vàng là một kim loại không tan trong đơn chất axit, không bị oxi hoá
trong môi trường tự nhiên, không bị tác động bởi các muối kiềm.
Vàng có tính khử rất yếu (EoAu3+/Au = +1,50V) nên nó không bị oxi hóa
trong không khí dù ở nhiệt độ cao và không bị hòa tan trong axit, kể cả
HNO3, nhưng vàng tan được trong axit selenic, muối cyanua của kim
loại kiềm và nước cường toan.
Nước cường toan là hỗn hợp axít HCl (axit clohidric) và axit HNO 3 (axit
nitric) với tỷ lệ: 1 phần HNO3 + 3 phần HCl, khi đun nóng:
Au + 4HCl + HNO3  H[AuCl4] + 2H2O + NO
Vàng tan chậm trong dung dịch natri cyanua (NaCN) khi có sự tác động
của oxi già (H2O2) thì tan mạnh hơn:
2Au + 4NaCN + H2O2  2Na[Au(CN)2] + 2NaOH
12


- Vàng có thể xảy ra phản ứng với halogen trong những điều kiện thích
hợp: Au chỉ tác dụng với flo ở nhiệt độ cao (460oC) cho sản phẩm AuF3.
Au tan dễ trong dung dịch nước clo nhưng không tác dụng trực tiếp với
brom và iot.
- Các hợp chất của vàng như: AuCl 3, Na[Au(CN)2] là những chất oxi hoá

rất mạnh nên dễ dàng dùng các chất khử như SnCl 2 (muối clorua thiếc),
FeSO3 (sunfit sắt), Na2SO3 (natrisunfit), Al (nhôm), Zn (kẽm), than hoạt
tính, hidroquinon, hidroperoxit trong môi trường kiềm, v.v.. để giải
phóng vàng ra khỏi hợp chất của chúng nhằm thu lại vàng nguyên
chất.
- Vàng tan được trong thuỷ ngân lỏng tạo thành hỗn hống vàng + thuỷ
ngân. Khi hàm lượng vàng trong hỗn hống đạt 15% Au thì hỗn hống
trở nên đông rắn. Lợi dụng tính chất hóa học của vàng là tan trong
thủy ngân, người ta nghiền nhỏ quặng ra rồi hòa vào thủy ngân để tách
vàng ra khỏi tạp chất. Chỉ có vàng bị hòa tan còn các tạp chất khác sẽ
lắng lại dưới đáy bình. Sau đó người ta tách thủy ngân ra là thu được
vàng nguyên chất.
- Vàng dễ tạo thành hợp kim với nhiều nguyên tố: bạc, đồng, cadimi,
asen, bitmut, bạch kim, telua, chì... Vàng dễ hoà tan trong nhôm kim
loại khi có nhiệt độ cao. Vàng nung nóng ở nhiệt độ 600°C nếu tiếp xúc
với nhôm (Al) thì nhôm sẽ bị tan biến trong vàng trở thành hợp kim
giòn vỡ ánh kim màu tím.
5. Điều chế
- Phương pháp tuyển trọng lực: dựa và tỉ khối của đất, cát bé hơn so với
Au, người ta dùng nước rửa trôi ngay trên các máng nghiêng để đãi vàng,
làm nhiều lần như vậy ta thu được vàng thô.
- Phương pháp hỗn hóng hóa: Cho quặng hay tinh quặng thu được sau khi
đãi bằng nước đi qua những máng đặt dốc và rung, đáy máng có những lá
đồng trên mặt được bôi thủy ngân, vàng tan vào thủy ngân tạo thành hỗn
hóng vàng – thủy ngân và nằm lại trên máng. Đun nóng hỗn hống vàng –
thủy ngân trong thiết bị riêng để chưng cất thủy ngân thu vàng. Phương
pháp này cho phép tách được những hạt vàng có kích thước tương đối lớn
hơn ở trong quặng.
- Phương pháp xianua: đây là phương pháp tốt nhất, phổ biến nhất để tách
vàng ra khỏi quặng:

• Hòa tan Au có trong bột quặng bằng dung dịch NaCN loãng (0,03 –
0,2%), đồng thời cho không khí lội qua, Au chuyển vào phức chất:
4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O  4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
• Dùng bụi kẽm để kết tủa vàng, Au được tách ra:
2Na[Au(CN)2] + Zn  Na2[Zn(CN)4] + 2Au

12


- Hằng năm thế giới sản xuất hơn 1000 tấn vàng. Để đánh giá hàm lượng
Au trong vàng người ta dùng đơn vị cara, một cara được xác định bằng
1/24 khối lượng toàn phần vàng. Như vậy vàng 24 cara là vàng tinh khiết
chứa 100% Au, vàng 18 cara là vàng chứa 75% Au… Chú ý rằng một
đơn vị khối lượng của kim cương cũng được gọi là cara, một cara đó
bằng 0,2 g.
II.

1.
-

-

-

-

HỢP CHẤT CỦA VÀNG
Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy và nghiên cứu được nhiều
hợp chất của vàng. Nhưng nhiều nhất trong số chúng là hợp chất của
vàng có số oxi hóa +1 và +3. Trong đó, nhiều và bền hơn cả là hợp chất

của Au3+. Dưới đây là những hợp chất phổ biến nhất và được nghiên cứu,
ứng dụng nhiều nhất của vàng:
Vàng oxit
1. 1 Vàng (I) oxit
Vàng (I) oxit có công thức phân tử là Au 2O, khối lượng nguyên tử
409,93.
Là một chất kém bền nhiệt, có màu tím xám; ít được nghiên cứu và
được tạo ra khi cho AuCl tác dụng với NaOH hoặc KOH. Số oxi hóa +1
không phải đặc trưng của vàng cho nên Au 2O bị phân hủy thành Au và
Au2O3 ở nhiệt độ khoảng trên 200oC.
1.2 Vàng (III) oxit
Vàng (III) oxit hay còn gọi là vàng trioxit hoặc vàng sesquioxit là một
trong những oxit ổn định nhất của vàng với công thức hoá học Au 2O3
(khối lượng phân tử 441,93).
Nó là một chất rắn màu nâu đỏ, có tỷ trọng 11,34 g/cm3 tại 20°C.
Không bị hoàn tan trong nước, điểm nóng chảy khoảng 160 oC. Vàng (III)
oxit có thể hoàn tan được trong axit clohidric và axit nitric.
Vàng (III) oxit có thể phân hủy ở 160oC:
2Au2O3 → 4 Au + 3 O2
Dạng ngậm nước của nó có tính axit yếu và hoàn tan trong kiềm đậm
đặc tạo thành muối.
Vàng (III) oxit khan có thể được điều chế bằng cách nung nóng vàng
(III) oxit ngậm nước với axit pecloric và peclora kim loại kiềm trong
một ống thạch anh kín ở nhiệt độ 250oC và ở áp suất 30 MPa.

2. Vàng (III) hidroxit
- Au(OH)3 là chất bột màu nâu đỏ, không tan trong nước.
- Ở nhiệt độ thường, nó mất dần nước biến thành dạng meta AuOOH, khi
đun nóng biến thành Au2O3


12


- Au(OH)3 và Au2O3 là những chất lưỡng tính điển hình, tan trong dung
dịch axit và dung dịch kiền nóng tạo nên các phức chất.
Au(OH)3 + 4HCl  H[AuCl4] + 3H2O
Au(OH)3 + 4HNO3  H[Au(NO3)4] + 3H2O
Au(OH)3 + NaOH  Na[Au(OH)4] Hay NaAuO2.2H2O
- Điều chế vàng (III) hidroxit bằng cách cho dung dịch Au 3+ tác dụng với
kiềm.
3. Muối vàng
3.1 Vàng (I) Sunfua
- Vàng (I) sulfua là một hợp chất vô cơ với công thức hoá học là Au 2S
(khối lượng phân tử 426 g/mol). Nó là một trong hai loại hợp chất
chính chứa lưu huỳnh của vàng, chất kia là Vàng (III) sulfua với công
thức Au2S3.
- Au2S là chất độc hại, không tan trong nước.
- Nó có thể được điều chế bàng cách xử lí vàng clorua hoặc đixyanoaurat
với hiđro sulfua:
H2S + 2 KAu(CN)2 → Au2S + 2 KCN + 2 HCN
3.2 Vàng (III) clorua
- Vàng (III) clorua (AuCl3) là chất dạng tinh thể màu đỏ ngọc. Nó có cấu
tạo dime ở trạng thái rắn cũng như trạng thái hơi:
- Khi đun nóng trên 175oC, Au2Cl6 mất bớt clo biến thành AuCl.

Au2Cl6  2AuCl + 2Cl2
và đến 290 C phân hủy thành nguyên tố.
Vàng (III) clorua tan trong nước, rượu và ete. Khi tan trong nước, nó bị
thủy phân một phần cho dung dịch màu da cam:
AuCl3 + H2O  H[AuOHCl3]

(axit hidroxotricloroauric)
Vàng (III) clorua kết hợp với axit clohidric tạo thành axit
tetracloroauric.
AuCl3 + HCl  H[AuCl4]
Axit này cũng tạo nên khi hòa tan vàng trong nước cường thủy. Khi cô
đặc dung dịch, thu được những hidrat tinh thể hình kim màu vàng
H[AuCl4].4H2O.
Vàng (III) clorua kim loại kiềm tạo nên phức chất M[AuCl 4]. Những
phức chất này của vàng (III) đều dễ tan trong nước và dung môi hữu
cơ. Những anion phức của vàng (III) có cấu hình hình vuông giống với
o

-

-

-

-

12


những anion phức của Ni(II), Pd(II) và Pt(II). Đó là cấu hình đặc trưng
của ion phức có cấu hình electron d 8. Các liên kết trong trong chất có
các đặc trưng cộng hóa trị lẫn ion.
- Vàng (III) clorua có tính oxi hóa mạnh, dễ bị khử hơn so với muối của
Ag (I). Ví dụ:
2AuCl3 + 3H2O2  2Au + 3O2 +6HCl
AuCl3 + 3FeSO4  Au + Fe2(SO4)3 + FeCl3

AuCl3 + 4 Na2S2O3  Na3[Au(S2O3)2] + Na2S4O6 + 3NaCl
- Vàng (III) clorua là hóa chất thông dụng nhất của vàng và là chất đầu
để điều chế các hợp chất khác của vàng.
- Nó được điều chế bằng tác dụng của vàng bột với khí clo ở 250 oC hoặc
bằng cách nung nóng H[AuCl4].4H2O ở 120oC.
3.3 Các hợp chất khác:
- Vàng sunfua (Au2S3): Màu hơi đen, liên kết với sufua kim loại kiềm tạo
thành: Thioaurat, các muối sunfit kép của vàng và Natri NH 4Au(SO3)
được bán dạng ở dung dịch. Được sử dụng để mạ điện.
- Natri Aurothiosunphat (Na3Au(S2O3)2) và Aurothioglucose (AuSC6H11O5)
Được sử dụng trong y học.
- Vàng Cyanua (AuCN): Dạng bột tinh thể màu vàng bị phân hủy nếu đun
nóng, nó được sử dụng để điện phân mạ vàng và dùng trong y học, cách
xử lý với Amoniac và KOH, Osminat cũng như Kali hoặc Natri osminat
đó là dạng tinh thể màu vàng.
III.

HỢP KIM CỦA VÀNG
Vàng nguyên chất quá mềm khi riêng rẻ một mình. Do đó, để dễ
dàng trong chế tác trang sức, đòi hỏi phải tạo độ cứng cho vàng bằng việc
bổ sung các kim loại khác vào vàng tạo thành hợp kim vàng như: Đồng,
bạc, niken, palađi và kẽm…
1.
Vàng tây:
- Là hợp kim đa nguyên tố các kim loại màu mà trong đó thành phần của
vàng là nguyên tố mang tính đặc trưng về giá trị của nó.
- Vận dụng tính biến cứng của hợp chất các kim loại màu (các kim loại
màu ở dạng đơn chất thường là mềm dẻo, nhưng khi pha trộn từ 2
nguyên tố trở lên với nhau thì trở thành một hợp chất bền vững có độ
cứng cao, chịu mài mòn hoặc đàn hồi tốt). Người ta pha nấu vàng

nguyên chất cùng với một số kim loại màu khác như: đồng (Cu), bạc
(Ag), Niken (Ni) với những tỷ lệ thích hợp để tạo thành một hỗn hợp
kim loại có tính bền cao chịu được sự va đập mà không biến dạng,
chống được sự mài mòn, không bị oxi hoá trong môi trường tự nhiên,
12


không bị tác động của các muối kiềm v.v.. dùng để chế tác các sản phẩm
mỹ nghệ kim hoàn có hoạ tiết cầu kỳ, có nạm ngọc, gắn kim cương đảm
bảo cho sản phẩm có độ kết cấu tốt, độ
sáng bóng cao và không bị long, rơi mất
đá, ngọc trong quá trình sử dụng.
- Căn cứ vào hàm lượng vàng có trong vàng
tây mà xác định chất lượng của vàng tây
(còn gọi là phân định tuổi vàng), ví dụ:
o Hợp chất có chứa 75% Au gọi là vàng
tây 7 tuổi rưỡi  vàng 18k.
o Hợp chất có chứa 58,5% Au gọi là vàng
tây 5,85 tuổi  vàng 14k.
o Hợp chất có chứa 50% Au gọi là vàng
tây 5 tuổi  vàng 12k.
- Để tạo ra vàng tây, trước khi nấu luyện vàng với những kim loại khác,
người ta pha trộn các kim loại phụ cần thiết với nhau để tạo ra một
hợp chất phụ gia gọi là “hội”. Mỗi quốc gia, mỗi phường thợ có một
công thức chế hội khác nhau về tỷ lệ các kim loại phụ có trong đó. Chất
liệu hội khác nhau khi đem pha nấu với vàng sẽ thu được vàng tây có
đặc tính khác nhau về màu sắc và các cơ lý tính khác. Bởi vậy vàng tây
của Nga có màu sắc khác vàng tây của Italia.
- Vàng thì có màu vàng và đồng thì có màu đỏ, chỉ có hai kim loại nguyên
chất này có màu. Tất cả các kim loại khác có màu trắng hay màu xám.

Thêm đồng vào vàng làm cho màu của vàng đỏ hơn. Thêm bạc, kẽm và
các kim loại khác làm cho màu của vàng nhạt đi. Như vậy, chúng ta có
thể hiểu rằng, hàm lượng của vàng (tính bằng cara) sẽ thấp đi hay cao
lên, khi chúng ta cho thêm nhiều hay ít hàm lượng của các kim loại
khác vào vàng tạo thành hợp kim vàng. Từ đây, chúng ta có thể suy
luận rằng: Muốn cho vàng có màu thật sự của vàng thì hàm lượng vàng
trong hợp kim vàng phải cao.
2.
Vàng trắng
- Là hợp kim đa nguyên tố các kim loại màu quí hiếm pha trộn với vàng
nguyên chất nhằm làm cho màu cơ bản của vàng nguyên chất biến mất
tạo thành một hợp kim của vàng có màu trắng bạch kim nhằm thay thế
phần nào kim loại platin trong kỹ nghệ chế tác trang sức có gắn kim
cương, ngọc quý để hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo các tính
chất kỹ thuật, mỹ thuật cần thiết.

12


- Vàng trắng được chế với chất lượng
thông dụng ở hàm lượng 75% Au 
vàng trắng 18k; 58,5% Au  vàng
trắng 14k.
- Do vàng trắng là hợp kim của vàng
nên dù sao vẫn còn hiển thị ánh kim
màu vàng rất nhạt. Vì vậy khâu
hoàn thiện cuối cùng của công nghệ
chế tác trang sức bằng vàng trắng,
người ta phải xi, mạ lên bề mặt của
sản phẩm một lớp hợp kim rođititan

nhằm đạt màu sáng trắng và có tác
dụng bảo quản độ sáng bóng của đồ vật.
3.
Vẩy hàn
- Vẩy hàn cũng là một hợp kim của vàng, thành phần cơ bản của vảy hàn
vàng cũng gần giống như vàng nhưng trong đó người ta pha thêm một
lượng nhỏ chất trợ chảy như: kẽm (Zn), cađimi (Cd), nhằm làm cho
nhiệt nóng chảy của vảy hàn thấp hơn nhiệt nóng chảy của vàng tây để
dùng vảy hàn làm chất kết dính khi hàn chắp các chi tiết tạo nên sản
phẩm. Hợp kim phụ được chế vảy hàn được gọi là “hiệp”.
IV.
1.
-

-

-

ỨNG DỤNG CỦA VÀNG
Trao đổi tiền tệ
Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện
chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu
vàng hay các số lượng kim loại khác, hay thông qua các công cụ tiền
giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó
tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự
trữ.
Tuy nhiên, số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất
không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, sản lượng khai
thác vàng đang sụt giảm. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế
trong thế kỷ 20, và sự gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và

thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các thị
trường và các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với
vàng đã trở nên không thể duy trì.
Ở đầu Thế chiến I các quốc gia tham gia
chiến tranh đã chuyển sang một bản vị
vàng nhỏ, gây lạm phát cho đồng tiền tệ
của mình để có tiền phục vụ chiến tranh.
Sau Thế chiến II, vàng bị thay thế bởi một
12


hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị
vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các
chính phủ trên thế giới huỷ bỏ, bị thay thế bằng tiền giấy. Thụy Sĩ là
quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền của mình với vàng; vàng hỗ trợ 40%
giá trị của tiền cho tới khi Thụy Sĩ gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm
1999.
2.

Đầu tư
-

-

-

3.

Trong các kim loại quý, vàng là một kênh đầu tư phổ biến nhất. Các nhà
đầu tư mua vàng để dự trữ và là địa chỉ an toàn trước những biến

động về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc khủng hoảng tiền định danh (fiat
money) Thị trường vàng cũng bị ảnh hưởng bởi sự đầu cơ như
các hàng hóa khác, đặc biệt thông qua sử dụng những hợp đồng tương
lai (futures contract) và hàm phiếu. Lịch sử của bản vị vàng, vai trò
của dự trữ vàng trong các ngân hàng trung ương, sự tương quan thấp
của vàng với giá cả của các hàng hóa khác, và giá cả của nó liên quan
đến tiền định danh trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, cho
thấy vàng có nhiều đặc điểm của tiền.
Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén
hay thanh như một công cụ chống lại lạm phát hay những đợt khủng
hoảng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là
một công cụ chống lạm phát hay mất giá tiền tệ.
Mã tiền tệ ISO 4217 của vàng là XAU.
Các thỏi vàng hiện đại cho mục đích đầu tư hay cất trữ không yêu cầu
các tính chất cơ khí tốt; chúng thường là vàng nguyên chất 24k,
dù American
Gold
Eagle của
Mỹ, gold
sovereign của
Anh,
và Krugerrand của Nam Phi tiếp tục được đúc theo chất lượng 22k theo
truyền thống. Đồng xu Canadian Gold Maple Leaf phát hành đặc biệt có
chứa lượng vàng nguyên chất cao nhất so với bất kỳ thỏi vàng nào, ở
mức 99,999% hay 0,99999, trong khi đồng xu Canadian Gold Maple
Leaf phát hành phổ thông có độ nguyên chất 99,99%. Nhiều đồng xu
vàng nguyên chất 99,99% khác cũng có trên thị trường. Năm 2006, Sở
đúc tiền Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất đồng xu vàng American Buffalo với độ
nguyên chất 99,99%.
Trang sức


12


- Từ xa xưa, vàng đã được con
người ứng dụng để làm
trang sức vì vẻ đẹp và độ quý
hiếm của nó. Trang sức vàng
phổ biến và gồm nhiều loại
khác nhau.
- Vì tính mềm của vàng
nguyên chất (24k), nó
thường được pha trộn với
các kim loại căn bản khác để
sử dụng trong công nghiệp
nữ trang, làm biến đổi độ cứng và tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc
và các đặc tính khác.
- Các hợp kim với độ cara thấp, thường là 22k, 18k, 14k hay 10k, có chứa
nhiều đồng, hay các kim loại cơ bản khác, hay bạc hoặc paladi hơn
trong hỗn hợp. Đồng là kim loại cơ sở thường được dùng nhất, khiến
vàng có màu đỏ hơn. Vàng 18k chứa 25% đồng đã xuất hiện ở đồ trang
sức thời cổ đại và đồ trang sức Nga và có kiểu đúc đồng riêng biệt, dù
không phải là đa số, tạo ra vàng hồng. Hợp kim vàng-đồng 14k có màu
sắc gần giống một số hợp kim đồng, và cả hai đều có thể được dùng để
chế tạo các biểu trưng cho cảnh sát và các ngành khác.
- Vàng xanh có thể được chế tạo bởi một hợp kim với sắt và vàng tía có
thể làm bằng một hợp kim với nhôm, dù hiếm khi được thực hiện trừ
khi trong trường hợp đồ trang sức đặc biệt. Vàng xanh giòn hơn và vì
thế khó chế tác hơn trong ngành trang sức. Các hợp kim vàng 18 và 14
carat chỉ pha trộn với bạc có màu xanh-vàng nhất và thường được gọi

là vàng xanh.
- Các hợp kim vàng trắng có thể được làm với paladi hay niken. Vàng
trắng 18 carat chứa 17,3% niken, 5,5% kẽm và 2,2% đồng có màu bạc.
Tuy nhiên, niken là chất độc, và độ giải phóng của nó bị luật pháp quản
lý ở châu Âu. Các loại hợp kim vàng trắng khác cũng có thể thực hiện
với paladi, bạc và các kim loại trắng khác, nhưng các hợp kim paladi
đắt hơn các hợp kim dùng niken. Các hợp kim vàng trắng có độ nguyên
chất cao có khả năng chống ăn mòn hơn cả bạc nguyên chất hay bạc
sterling. Hội tam điểm Nhật Mokume-gane đã lợi dụng sự tương phản
màu sắc giữa màu sắc các hợp kim vàng khi dát mỏng để tạo ra các
hiệu ứng kiểu thớ gỗ.
4.

Y học
-

Thời Trung Cổ, vàng thường được xem là chất có lợi cho sức khoẻ, với
niềm tin rằng một thứ hiếm và đẹp phải là thứ tốt cho sức khoẻ. Thậm

12


-

chí một số người theo chủ nghĩa bí truyền và một số hình thức y tế thay
thế khác coi kim loại vàng có sức mạnh với sức khoẻ.
Một số loại muối vàng thực sự có tính chất chống viêm và đang được sử
dụng trong y tế để điều trị chứng viêm khớp và các loại bệnh tương tự
khác. Tuy nhiên, chỉ các muối và đồng vị của vàng mới có giá trị y tế,
còn khi là nguyên tố (kim loại) vàng trơ với mọi hoá chất nó gặp trong

cơ thể. Ở thời hiện đại, tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm
giảm sưng tấy, tổn hại xương, giảm đau khớp xương, tê cứng và sưng
do thấp khớp và lao. Phương thức chữa bệnh này đòi hỏi một quá trình
lâu dài.

- Ứng dụng y học sớm nhất của vàng là ở Trung Quốc vào năm 2500
trước Công nguyên. Các bác sĩ đã dùng vàng nguyên chất để chữa các
bệnh mụn nhọt, đậu mùa, viêm loét da, và lấy thủy ngân ra khỏi da thịt.
-

-

-

Các hợp kim vàng đã được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc
biệt là răng, như thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Tính dễ uốn của các
hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng
và có được các kết quả nói chung tốt hơn các loại khác làm bằng sứ.
Việc sử dụng thân răng vàng với các răng có số lượng nhiều như răng
cửa đã được ưa chuộng ở một số nền văn hoá nhưng lại không được
khuyến khích ở các nền văn hoá khác.
Sự pha chế vàng keo (chất lỏng gồm các phân tử nano vàng) trong
nước có màu rất đỏ, và có thể được thực hiện với việc kiểm soát kích cỡ
các phân tử lên tới một vài phần chục nghìn nanomét bằng cách giảm
vàng clorua với các ion citrat hay ascorbat. Vàng keo được sử dụng
trong nghiên cứu y khoa, sinh học và khoa học vật liệu. Kỹ thuật miễn
dịch vàng (immunogold) khai thác khả năng của các phần tử vàng hấp
thụ các phân tử protein lên các bên mặt của chúng. Các phần tử vàng
keo được bao phủ với các kháng thể riêng biệt có thể được dùng để
phát hiện sự hiện diện và vị trí của các kháng nguyên trên bề mặt của

tế bào. Trong các phần siêu mỏng của mô được quan sát bởi kính hiển
vi electron, các đoạn immunogold xuất hiện với mật độ cực lớn bao
quanh các điểm ở vị trí của kháng thể. Vàng keo cũng là hình thức vàng
được sử dụng như sơn vàng trong ngành gốm sứ trước khi nung.
Vàng, hay các hợp kim của vàng và paladi, được áp dụng làm lớp dẫn
cho các mẫu sinh học và các vật liệu phi dẫn khác như nhựa dẻo tổng
hợp và thủy tinh để được quan sát trong một kính hiển vi electron quét.
Lớp phủ, thường được tạo bởi cách phun tia bằng một
luồng plasma agon, có ba vai trò theo cách ứng dụng này. Tính dẫn
điện rất cao của vàng dẫn điện tích xuống đất, và mật độ rất cao của nó
cung cấp năng lượng chặn cho các electron trong chùm electron, giúp
hạn chế chiều sâu chùm electron xâm nhập vào trong mẫu. Điều này cải
12


-

thiện độ nét của điểm và địa hình bề mặt mẫu và tăng độ phân giải
không gian của hình ảnh. Vàng cũng tạo ra một hiệu suất cao của các
electron thứ hai khi bị bức xạ bởi một chùm electron, và các electron
năng lượng thấp đó thường được dùng làm nguồn tín hiệu trong kính
hiển vi quét electron.
Đồng vị vàng 198Au, (bán rã 2,7 ngày) được dùng trong một số phương
pháp điều trị ung thư và để điều trị một số loại bệnh.

5.

Thực phẩm và đồ uống
- Vàng có thể được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống, có số E 175.
- Vàng lá, bông hay bụi được dùng trên và trong một số thực phẩm cho

người sành ăn, đáng chú ý nhất là các đồ bánh kẹo và đồ uống như
thành phần trang trí.Vàng lá đã được giới quý tộc thời châu Âu Trung
Cổ sử dụng như một thứ đồ trang trí cho thực phẩm và đồ uống, dưới
dạng lá, bông hay bụi, hoặc để thể hiện sự giàu có của chủ nhà hay với
niềm tin rằng một thứ có giá trị và hiếm sẽ có lợi cho sức khoẻ con
người. Lá vàng và bạc thỉnh thoảng được dùng trong các đồ bánh kẹo ở
Nam Á như barfi.
Goldwasser (nước vàng) là một đồ uống thảo mộc truyền thống được
sản xuất tại Gdańsk, Ba Lan, và Schwabach, Đức, và có chứa những
bông vàng lá. Cũng có một số loại cocktail đắt giá (~$1.000) có chứa
bông vàng lá. Tuy nhiên, bởi vàng kim loại trơ với mọi chất hoá học
trong cơ thể, nó không mang lại hương vị cũng không có hiệu quả dinh
dưỡng nào và không làm thay đổi gì cho cơ thể.

6.

Trong công nghiệp
Với tính chất vật lý rất tốt của mình, vàng được ứng dụng rất nhiều
trong nghành sản xuất công nghiệp như một loại vật liệu quý giá, có
hiệu quả sử dụng cao.
Hàn vàng được dùng để gắn kết các thành phần vàng trang sức bằng
hàn cứng nhiệt độ cao hay hàn vảy cứng. Nếu tác phẩm nghệ thuật đòi
hỏi dấu xác nhận tiêu chuẩn chất lượng, tuổi của vàng hàn phải trùng
khớp với tuổi vàng của tác phẩm, và công thức hợp kim hầu hết được
chế tạo theo tiêu chuẩn tuổi vàng công nghiệp để màu sắc phù hợp với
vàng vàng và vàng trắng. Hàn vàng
thường
được
thực hiện ở ít nhất ba khoảng nhiệt độ
nóng chảy được

gọi là Dễ, Trung bình và Khó. Bằng
cách đầu tiên sử
dụng vàng hàn khó có điểm nóng chảy
cao, sau đó là các
loại vàng hàn có điểm nóng chảy thấp dần, thợ vàng có thể lắp ráp các
đồ vật phức tạp với nhiều điểm hàn tách biệt.
Vàng có thể được chế tạo thành sợi chỉ và được dùng trong thêu thùa.

-

-

-

12


-

-

-

7.

Vàng mềm và có thể uốn, có nghĩa nó có thể được chế tạo thành sợi dây
rất mỏng và có thể được dát thành tấm rất mỏng gọi là lá vàng.
Vàng tạo màu đỏ sâu khi được dùng làm tác nhân màu trong sản
xuất thủy tinh nam việt quất (hay thủy tinh rubi vàng).
Trong nhiếp ảnh, các chất liệu màu bằng vàng được dùng để chuyển

đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xám và
xanh, hay để tăng sự ổn định của chúng. Được dùng trong in tông nâu
đỏ, chất màu vàng tạo ra các tông đỏ. Kodak đã công bố các công thức
cho nhiều kiểu tông màu từ vàng, trong đó sử dụng vàng như một loại
muối clorua.
Bởi vàng là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ như hồng ngoại
và ánh sáng nhìn thấy được cũng như các sóng radio, nó được dùng
làm lớp phủ bảo vệ cho nhiều vệ tinh nhân tạo, trong các tấm bảo vệ
nhiệt hồng ngoại. Nhiều phương tiện chuyên chở trong không gian
được lắp đặt tấm phim polyester phủ vàng để phản xạ bức xạ hồng
ngoại và giúp cân bằng nhiệt độ trung tâm. Theo nguyên lý bức xạ, nếu
không có vàng, các bộ phận có màu tối hơn của phi thuyền không gian
sẽ hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể. Ngoài ra, cơ thể của các phi hành
gia cũng được bảo vệ bằng vàng. Mũ bảo hiểm của phi hành gia có gắn
một tấm lưỡi trai được phủ một lớp vàng mỏng để lọc những tia mặt
trời có hại.
Vàng được dùng như lớp phản xạ trên một số đĩa CD công nghệ cao.
Ô tô có thể sử dụng vàng để tản nhiệt. McLaren sử dụng vàng lá trong
khoang động cơ model F1 của mình.
Vàng có thể được sản xuất mỏng tới mức nó dường như trong suốt. Nó
được dùng trong một số cửa sổ buồng lái máy bay để làm tan băng hay
chống đóng băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó. Nhiệt tạo
ra bởi kháng trở của vàng đủ để khiến băng không thể hình thành.
Điện tử

-

-

Mật độ electron tự do trong vàng kim loại là 5,90×10 22 cm−3. Vàng có

tính dẫn điện rất cao, và đã được dùng làm dây dẫn điện trong một số
thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng (bạc thậm chí có độ dẫn điện trên thể
tích cao hơn, nhưng vàng có ưu điểm chống ăn mòn). Ví dụ, các dây dẫn
điện bằng vàng đã được sử dụng trong một số thực nghiệm nguyên tử
thuộc dự án Manhattan, nhưng những dây dẫn bạc dòng lớn cũng
được sử dụng trong các nam châm tách đồng vị calutron của dự án
này.
Dù vàng bị clo tự do tấn công, tính dẫn điện tốt của nó và khả năng
chống oxi hoá và ăn mòn nói chung trong các môi trường khác (gồm cả
khả năng kháng axit không clo) đã khiến nó được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp điện tử, bởi chỉ một lớp phủ vàng mỏng có thể đảm
12


-

8.
-

-

9.

bảo kết nối điện mọi dạng, vì thế đảm bảo độ kết nối tốt. Ví dụ, vàng
được dùng làm thiết bị nối của các dây dẫn điện đắt đỏ, như audio,
video và cáp USB. Lợi ích của việc sử dụng vàng làm kim loại kết nối so
với kim loại khác như thiếc đang bị tranh luận dữ dội. Các kết nối vàng
thường bị các chuyên gia nghe nhìn chỉ trích là không cần thiết với hầu
hết khách hàng và bị coi chỉ đơn giản là một trò marketing. Tuy nhiên,
việc sử dụng vàng trong các thiết bị điện tử kiểu trượt khác trong các

môi trường rất ẩm ướt và ăn mòn, và cho các tiếp xúc với chi phí hư
hỏng lớn (một số máy tính, thiết bị thông tin, tàu vũ trụ, động cơ máy
bay phản lực) vẫn rất phổ biến.
Bên cạnh tiếp xúc điện kiểu trượt, vàng cũng được dùng trong tiếp xúc
điện bởi nó có khả năng chống ăn mòn, độ dẫn điện, mềm và
không độc. Các công tắc kiểu bấm nói chung dễ bị ăn mòn hơn công tắc
trượt. Các dây dẫn bằng vàng mỏng được dùng để kết nối các thiết bị
bán dẫn với gói thiết bị của chúng qua một quá trình được gọi là kết
nối dây.
Hóa học
Vàng bị tấn công và hoà tan trong các dung dịch kiềm hay
natri xyanua, và xyanua vàng là chất điện phân được dùng trong kỹ
thuật mạ điện vàng lên các kim loại cơ sở và kết tủa điện.
Các dung dịch vàng clorua (axit cloroauric) được dùng để chế tạo vàng
keo bằng cách khử với các ion citrat hay ascorbat. Vàng clorua và vàng
oxit được dùng để chế tạo thuỷ tinh màu đỏ hay thuỷ tinh nam việt
quất, mà giống như huyền phù vàng keo, có chứa các hạt vàng nano
hình cầu với kích cỡ đồng đều.

Kiến trúc
- Vàng là kim loại vô cùng linh hoạt. Nó có thể được đập thành những
tấm vàng siêu mỏng chỉ bằng 1 vài phần triệu của 1 inch. Những tấm
vàng này, còn gọi là lá vàng, được trang trí trên nhiều tòa nhà trên
toàn thế giới, điển hình như nhà thờ lớn thánh Michael ở Kiev, Ukraine.

12


- Có rất nhiều kiến trúc sư đã sử dụng vàng để tôn lên vẻ đẹp và giá trị
cho công trình của mình. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dinh thự,

các công trình nghệ thuật lớn được dát toàn vàng hoặc một phần vàng.
Chưa kể các kiến trúc xưa như chùa chiền, cung điện... thường được các
kiến trúc sư ưu ái chọn vàng vừa để tạo nên vẻ đẹp tráng lệ vừa có công
dụng bảo vệ cho tác phẩm. Tòa tháp vàng Sripuram ở Ấn Độ là một
trong số những công trình được làm bằng vàng lớn nhất thế giới. Khu
tâm linh này được tạo bởi 1,5 tấn vàng, giúp tòa nhà có thể tồn tại lâu
bền theo thời gian.

12


KẾT LUẬN
Vàng là kim loại chuyển tiếp thuộc chu kỳ 6, nhóm IB. Là một kim
loại rất kém hoạt động về mặt hóa học và có nhiều tính chất đặc biệt về
vật lý. Lợi dụng những điều đó, vàng được ứng dụng nhiều trong cả trong
khoa học lẫn đời sống.
Vàng có nhiều số oxi hóa nhưng hợp chất của vàng chủ yếu có số
oxi hóa +1 và +3. So với các kim loại khác thì số hợp chất của vàng khá ít
và hàm lượng thấp. Nhưng hợp chất của vàng, đặc biệt là hợp chất hữu cơ
có những công dụng rất quan trọng.
Người ta khai thác vàng từ trong lòng đất. Từ rất lâu con người đã
biết khai thác vàng và có nhiều phương pháp để tinh chế vàng. Càng
ngày, con người càng có nhiều cách để dễ dàng tìm và chế biến vàng hơn.
Tuy nhiên, vàng là kim loại quý và trữ lượng ít nên có khả năng vàng
khai thác sẽ cạn kiệt trong tương lai.
Ứng dụng của vàng có rất nhiều ứng dụng, như về y tế, hóa học,
trang sức, kiến trúc, điện tử, công nghiệp... và đặc biệt có ý nghĩa lớn
trong việc dùng để trao đổi, cất trữ tiền tệ.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hóa học vô cơ - T3 – Hoàng Nhâm
2. Hóa học vô cơ – Tập hai – Các kim loại điển hình – PGS. Nguyễn
Đức Vận
3. Các nguyên tố nhóm IB – d3.violet.vn
4. Vàng và các hợp chất của vàng – vi.wikipedia.org
5. Những ứng dụng độc đáo của vàng trong cuộc sống - internet

12



×