Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hiện trạng tài nguyên đất và vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn của xã hoằng trung, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.8 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1: Vị trí địa lý xã Hoằng Trung
1.2: Đặc điểm khí hậu xã Hoằng Trung
1.3: Đặc điểm chế độ thủy văn xã Hoằng Trung
1.4: Đặc điểm địa chất, tài nguyên xã Hoằng Trung
II. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Tài nguyên đất
2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hoằng Trung
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2. Hiện trạng đất phi nông nghiệp
2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng
3.1. Biến động nhóm đất nông nghiệp
3.2. Biến động nhóm đất phi nông nghiệp
3.3. Biến động nhóm đất chưa sử dụng
III. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
3.1. Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học
3.2. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
3.3. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
IV. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
PHẦN 2: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN
1. Thực trạng
2. Nguyên nhân
2.1. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp
2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
1



2.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt
2.4. Ảnh hưởng do ý thức
3. Hậu quả
4. Giải pháp đề xuất
V. Kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU
2


Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với
mỗi chúng ta. Đất đai là một trong những thành phần cơ bản để tạo nên sự sống, do
vậy nó rất quan trọng đối với con người. Trong thời đại hiên nay, đất đai được coi là
tài sản có giá trị, góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội. Tất cả các ngành
kinh tế muốn phát triển được đều cần đến đất đai. Trong cuộc sống hàng ngày đất đai
được coi là không gian sống và làm việc của con người, tức là con người phải xây
dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng trên bề mặt trái đất để sinh sống. Đất đai có độ màu
mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lí thh ì đất đai không bị thoái
hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.
Bên cạnh quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kéo theo là sự phát
sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người nông thôn
vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống
chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu
gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm
dụng và sử dụng không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nôpng nghiệp, việc
xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để, nhận thức, ý
thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là

sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là
một vấn đề cấp bách hiện nay nên em chọn đề tài: “ Hiện trạng tài nguyên đất và vấn
đề ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn của xã Hoằng Trung, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa” để có một cái nhìn khái quát hơn.

PHẦN I: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
3


I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý xã Hoằng Trung
Hoằng Trung là xã nằm về phía tây bắc của huyện Hoằng Hóa có đường
quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua dài 1,2km, ranh giới của xã được xác
định như sau:
_ Phía Bắc giáp xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc
_ Phía Nam giáp xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa
_ Phía Đông giáp xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa
_ Phía Tây giáp xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa
Hoằng trung nằm cách trung tâm huyện lị khoảng 12km, cách thành phố
Thanh Hóa khoảng 15km, tổng diện tích tự nhiên toàn xã 499,97ha, trong đó đất
nông nghiệp có diện tích 357,33ha, chiếm 71,47% tổng tự nhiên toàn xã. Với vị trí
địa lý như trên đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa, xã
hội của xã với các địa phương khác.
Xã hoằng Trung có kiểu địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông. Nhìn trung
địa hình xã là đồng bằng, ngoài ra còn có dãy núi cao gần 300m.
1.2. Đặc điểm khí hậu xã Hoằng Trung
_ Nhiệt độ bình quân năm là 23 0C, cao tuyệt đối 410C, thấp tuyệt đối 60C, tổng

nhiệt độ hàng năm 8.500 – 8.7000C, biên độ nhiệt giữa các ngày từ 6 – 70C.
_ Độ ẩm không khí: bình quân năm từ 85 – 87%, cao nhất 92% vào các tháng 1;
tháng 2, thấp nhất vào tháng 6; tháng 7.
_ Lượng mưa trung bình năm 1700mm, năm mưa lớn nhất 2800mm, lượng mưa
thấp nhất 1100mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm
ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp.
Hàng năm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình
khoảng 250 – 270mm/ tháng, mưa tập trung ở các tháng 8; tháng 9; tháng 10, có
những năm tháng 9 lượng mưa đạt 700 – 800mm.
_ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu hết lượng mưa chỉ đạt
15% tổng lượng mưa hàng năm, tháng 1 mưa nhỏ nhất có khi chỉ đạt 10mm.
4


_ Sương mù: Số ngày có sương mù trong năm từ 22 – 26 ngày, thường xuất hiện tập
trung vào các tháng 10; tháng 11; tháng 12 làm tăng độ ẩm không khí và đất. Những
năm rét nhiều sương muối xuất hiện vào tháng 1; tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản
xuất và đời sống.
1.3. Đặc điểm chế độ thủy văn xã Hoằng Trung
Nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm nước mưa và nước từ các sông
đổ về. Trên địa bàn xã có sông Ấu chảy qua với chiều dài khoảng 2,2km và một số
hồ đập nhỏ là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
1.4. Đặc điểm địa chất, tài nguyên xã Hoằng Trung
a, Tài nguyên đất
Xã Hoằng Trung có tổng diện tích tự nhiên toàn xã 499,97ha. Trong đó:
_ Đất nông nghiệp có diện tích 315,92ha, chiếm 63,19% tổng diện tích tự nhiên toàn
xã.
_ Đất phi nông nghiệp có diện tích 180,7ha, chiếm 36,14% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã.

_ Đất chưa sử dụng có diện tích 3,35ha, chiếm 0,67% tổng diện tích tự nhiên toàn xã

5


b, Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trên địa bàn xã Hoằng Trung có khả năng đảm bảo tốt cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
_ Nguồn nước mặt: Hoằng Trung có nguồn nước mặt khá phong phú nhờ hệ thống
các ao, hồ. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt 19,39 ha chủ yếu là ao, hồ
trong khu dân cư và diện tích thùng đấu sâu trũng vùng sản xuất lúa, nuôi cá nước
ngọt.
_ Nguồn nước ngầm: Trước đây nước ngầm ít được khai thác sử dụng nhưng trong
những năm gần đây người dân đã bắt đầu khai thác để phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân.
_ Nguồn nước khoáng: Trong xã còn có nguồn nước khoáng, đã có đề án khai thác
nhưng chưa có nguồn vốn đầu tư.
Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn xã hiện tại vẫn chưa
bị ô nhiễm.
c, Tài nguyên rừng
Đất rừng đồi núi tổng diện tích 83,68ha, chiếm 16,74% diện tích đất tự nhiên
toàn xã. Trong những năm gần đây tài nguyên rừng được phục hồi và trồng mới, độ
che phủ của rừng ngày càng được nâng lên góp phần giữ nước, cải tạo môi trường
sinh thái.
II. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
2.1. Tài nguyên đất
Hoằng Trung là xã có nền kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp và dịch vụ
thương mại, công nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh nên cảnh quan môi trường chưa
bị tác động nhiều. Bên cạnh đó những cuộc vận động của các tổ chức xã hội về giữ
gìn môi trường trong sạch trong các khu dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa… đã

làm cho môi trường cải thiện nhiều hơn.
Sản phẩm chính của xã là lúa gạo, hoa màu,... Vì vậy đất là tài nguyên quý giá
của xã và là nguồn sinh sống của người nông dân. Là một xã đã tận dụng mọi diện
tích đất bình quân đầu người thấp (đất chật, người đông), vì thế nông dân xã Hoằng
Trung đã tận dụng mọi diện tích đất đai hiện có thể phục vụ việc canh tác tạo ra sản
phẩm nhằm duy trì và nâng cao đời sống.
Nhìn chung đất đai của xã Hoằng Trung được sử dụng một cách triệt để với
nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đất đem lại chưa cao nhưng
6


cũng từng bước góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ sinh
thái đa dạng. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng như sau:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đât năm 2011
STT

Chỉ Tiêu



Tổng diện tích tự nhiên

Diện
tích (ha)

Cơ cấu
(%)

499.97


100.00

1

Đất nông nghiệp

NNP

357.33

71.47

1.1

Đất lúa nước

DLN

231.19

46.24

1.2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

15.94


3.19

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

6.11

1.22

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

83.68

16.74

1.5

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

19.39


3.88

1.6

Đất nông nghiệp khác

NKH

1.02

0.20

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

139.09

27.82

2.1

Đất ở nông thôn

ONT

37.21


7.44

2.2

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp

CTS

0.31

0.06

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

6.87

1.37

2.4

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

2.5


Đất hoạt động khoáng sản

SKS

6.12

1.22

2.6

Đất quốc phòng

CQD

2.40

0.48

2.7

Đất tôn giáo tín ngưỡng

TTN

1.30

0.26

2.8


Đất di tích thắng cảnh

DDT

0.54

0.11

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2.50

0.50

2.10

Đất sông suối mặt nước chuyên dùng

SMN

16.37

3.27

2.11


Đất phát triển hạ tầng

DHT

66.01

13.20

2.12

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

0.00
7


2.13

Đất xử lý, chôn lấp rác thải

DRA

3

Đất chưa sử dụng

DCS


3.55

0.71

( theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011)
Diện tích đất năm 2005 là 499,79 ha so với năm 2010 là 499,97 ha, tăng 0,18 ha là
do đo đạc địa chính bằng phương pháp công nghệ số .
Tổng diện tích tự nhiên là 499,97 ha phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:
_ Đất nông nghiệp: 357,33 ha, chiếm 71,47% diện tích đất tự nhiên
_ Đất phi nông nghiệp: 139,09 ha, chiếm 27,82% diện tích đất tự nhiên
_ Đất chưa sử dụng: 3,55 ha, chiếm 0,71% diện tích đất tự nhiên.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hoằng Trung
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 là 357,33 ha. Trong đó :
_ Đất trồng lúa nước: 231,19 ha, chiếm 46,24% diện tích đất tự nhiên và chiếm
64,70% diện tích đất nông nghiệp.
_ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 15,94 ha, chiếm 3,19% diện tích đất tự nhiên và
chiếm 4,46% diện tích đất nông nghiệp
_ Đất trồng cây lâu năm: 6,11 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên và chiếm
1,71% diện tích đất nông nghiệp.
_ Đất nuôi trồng thủy sản: 19,39 ha, chiếm 3,88% diện tích đất tự nhiên và 5,43%
diện tích đất nông nghiệp
_ Đất nông nghiệp khác: 1,20 ha, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên và chiếm
0,29% diện tích đất nông nghiệp
2.2.2. Hiện trạng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 139,09 ha. Trong đó:
_ Đất ở tại nông thôn: 37,21 ha, chiếm 7,44% diện tích đất tự nhiên và chiếm
26,75% diệnt ích đất phi nông nghiệp.
_ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,31 ha, chiếm 0,66% diện tích đất tự

nhiên và chiếm 0,22% diện tích đất phi nông nghiệp.
_ Đất quốc phòng: 2,40 ha, chiếm 0,48% diện tích đất tự nhiên và chiếm 1,73%
diện tích đất phi nông nghiệp.
8


_ Đất cho hoạt động khoáng sản: 6,12 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên và
chiếm 4,40% diện tích đất phi nông nghiệp.
_ Đất di tích, thắng cảnh: 0,54 ha, chiếm 0,11% diện tích đất tự nhiên và chiếm
0,39% diện tích đất phi nông nghiệp.
_ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 1,30 ha, chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên và chiếm
0,93% diện tích đất phi nông nghiệp,
_ Đất nghĩa trang, nghĩa đại: 2,50 ha, chiếm 0,50% diện tích đất tự nhiên và chiếm
1,80% diện tích đất phi nông nghiệp.
_ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 16,37 ha, chiếm 3,27% diện tích đất tự
nhiên và chiếm 11,77% diện tích đất phi nông nghiệp.
_ Đất phát triển hạ tầng: 66,01 ha, chiếm 13,20% diện tích đất tự nhiên và chiếm
47,46% diện tích đất phi nông nghiệp. Bao gồm các loại đất để xây dựng các công
trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội, trong đó gồm các
loại đất sau: Đất giao thông 38,86 ha; đất thủy lợi 23,75 ha; đất truyền dẫn năng
lượng 0,02 ha; đất bưu chính viễn thông 0,06 ha; đất cơ sở văn hóa 0,04 ha; đất cơ sở
y tế 0,14 ha; đất giáo dục, đào tạo 1,97 ha.
2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 là 3,55 ha, chiếm 0,17% diện tích đất tự
nhiên, đây là diện tích đất bằng chưa sử dụng
_ Đất khu dân cư nông thôn: 37,21 ha, chiếm 7,44% diện tích đất tự nhiên. Đây là
diện tích đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống, các
công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc
phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa bàn hành chính xã. Nhìn chung,
việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn hiện nay còn tồn tại những vấn đề cần khắc

phục. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư ( giao thông, các công trình phúc lợi
công cộng, các cơ sở sản xuất kinh doanh…) còn thiếu và không đồng bộ, nhiều
điểm dân cư thiếu hệ thống tiêu thoát nước, chưa có nơi thu gom rác thải…
III. Biến động các loại đất 2005 – 2011
Bảng 1.1: Biến động các loại đất
STT

Chỉ Tiêu



Diện tích
năm 2005

Diện tích
năm 2010

Biến động
tăng(+),
giảm(-)

9


Tổng diện tích tự nhiên

499.97

499.97


0.18

1

Đất nông nghiệp

NNP

352,45

357.33

4.88

1.1

Đất lúa nước

DLN

233.82

231.19

- 2.63

1.2

Đất trồng cây hàng năm còn HNK
lại


15.94

15.94

0

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

4.01

6.11

2.10

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

83.68

83.68

1.5


Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

13.98

19.39

1.6

Đất nông nghiệp khác

NKH

1.02

1.02

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

143.82

139.09

- 4.73


2.1

Đất ở nông thôn

ONT

39.31

37.21

- 2.10

2.2

Đất xây dựng trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp

CTS

2.05

0.31

- 1.74

2.3

Đất quốc phòng


DQP

2.40

2.40

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh
doanh

SKC

2.6

Đất hoạt động khoáng sản

2.7

5.41

0.00

0


5.35

6.87

1.52

SKS

11.76

6.12

- 5.64

Đất di tích thắng cảnh

DDT

0.46

0.54

2.8

Đất tôn giáo tín ngưỡng

TTN

0.75


1.30

0.55

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2.50

2.50

0

2.10

Đất có mặt nước chuyên MNC
dùng

16.45

16.37

- 0.08

2.11


Đất sông, suối

SON

2.12

Đất phát triển hạ tầng

DHT

63.25

66.01

2.76

2.13

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

0.00

0

3

Đất chưa sử dụng


DCS

3.55

0.03

3.52

10


(Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011)
Diện tích đất năm 2005 là 499,79 ha so với năm 2010 là 499,97 ha, tăng 0,18
ha là do đo đạc địa chính bằng phương pháp công nghệ số .
3.1. Biến động nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 352,45 ha, tăng 4,48 ha so với năm
2005. Trong đó:
_ Đất trồng lúa nước giảm 2,63 ha cho đất phi nông nghiệp, đến năm 2010 còn
231,19 ha.
_ Đất trồng cây hàng năm còn lại vẫn giữ nguyên diện tích 15,94 ha.
_ Đất trồng cây lâu năm tăng 2,10 ha, đến năm 2010 là 6,11 ha.
_ Đất rừng phòng hộ năm 2005 là 83,68 ha, đến năm 2010 diện tích này vẫn giữ
nguyên.
_ Đất nuôi trồng thủy sản tăng 5,41 ha, đến năm 2010 diện tích này là 19,39 ha.
_ Đất nông nghiệp khác đến năm 2010 vẫn giữ nguyên là 1,02 ha.
3.2. Biến động nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 139,09 ha, giảm 4,73 ha so với
năm 2005. Trong đó:
_ Đất ở tại nông thôn: Năm 2005 là 39,31 ha, đến năm 2010 là 37,21 ha, giảm 2,10
ha.

_ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Năm 2005 là 2,05 ha, đến năm 2010 là
0,31 ha, giảm 1,74 ha.
_ Đất quốc phòng: Năm 2005 là 2,40 ha, đến năm 2010 diện tích này vẫn giữ
nguyên.
_ Đất cho hoạt động khoáng sản: Năm 2005 là 11,76 ha, đến năm 2010 là 6,12 ha,
giảm 5,64 ha.
_ Đất sản xuất kinh doanh: Năm 2005 là 5,35 ha, đến năm 2010 là 6,87 ha, tăng
1,32 ha.
_ Đất di tích thắng cảnh: Năm 2005 là 0,46 ha, đến năm 2010 là 0,54 ha, tăng 0,008
ha.
_ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Năm 2005 là 0,75 ha, đến năm 2010 là 1,30 ha, tăng
0,55 ha.
11


_ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Vẫn giữ nguyên diện tích là 2,50 ha.
_ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: Năm 2005 diện tích là 16,45 ha, đến năm
2010 là 16,37 ha, giảm 0,08 ha.
_ Đất phát triển cơ sở hạ tầng: Năm 2005dieenj tích là 63,25 ha, đến năm 2010 là
66,01 ha, tăng 2,76 ha. Bao gồm các loại đất: giao thông,thủy lợi, công trình năng
lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở giáo dục đòa tạo, y tế…
3.3. Biến động nhóm đất chưa sử dụng
Năm 2005, toàn xã có 3,52 ha đất mặt bằng chưa sử dụng và đến năm 2010 là
3,55 ha, tăng 0,33 ha so với cùng kỳ.
Qua phân tích, đánh giá biến động đất đai giai đoạn từ 2005 – 2010 cho thấy xu thế
biến động đất đai là phù hợp theo hướng tích cực khai thác đất đai có hiệu quả . Một
số loại đất có mục đích công cộng có sự biến động tăng ít, chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
III. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Diện tích đất tự nhiên của Hoằng Trung là 499,97 ha, trong đó đất phi nông

nghiệp chiếm 27,82%, đất chưa sử dụng chiếm 0,71%. Diện tích đất có nguy cơ bạc
màu do thiếu nguồn nước vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp do
người dân có thói quen sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu chưa đúng khoa học
nên đất đai bị ô nhiễm.

3.1. Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học
Sử dụng phân bón hóa học không đúng quy trình kỹ thuật nên hiệu lực phân
bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và trên 80% lượng lân dư thừa
trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm
chua sinh lý (K2SO4, KC, super photphat còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt
cation kiềm và làm chua đất, xuất hiện nhiều độc tố như Al 3+, Fe2+, Mn2+ giảm hoạt
tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
Hiện nay người dân vẫn sử dụng nhiều phân chuồng do chăn nuôi gia súc, gia
cầm phát triển mạnh và giá thành phân bón hóa học tăng cao, chưa có số liệu nào về
các điểm ô nhiễm hoặc suy thoái đất do sử dụng phân bón hóa học trên địa bàn xã.
3.2. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật, tồn lưu lâu
dài trong môi trường đất, nước, tác dụng gây độc không phân biệt các sinh vật có lợi
12


và có hại. Hiện nay số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại xã còn
ít tuy nhiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật và sử dụng các loại
thuốc không rõ nguồn gốc được nhập Trung Quốc góp phần tiêu diệt các loài vi sinh
vật, động vật và côn trùng có lợi trong môi trường đất.
3.3. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Các loại chất thải rắn, chất thải lỏng từ hoạt động của các nhà máy luyện kim,
xí nghiệp làm ô nhiễm, thay đổi thành phần tính chất của đất. Các chất thải công
nghiệp chủ yếu là xỉ thải từ các nhà máy, đất đá bóc thải và đất đá thải của nhà máy
gạch tại các khu vực. Các loại chất thải này làm thay đổi thành phần tính chất của

đất, làm giảm khả năng canh tác. Tại một số khu vực bãi thải không được quy hoạch
dẫn đến đất đá thải tràn ra môi trường xung quanh gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi
trường đất, môi trường nước.
IV. Đánh giá tiềm năng đất đai
Hoằng Trung có diện tích đất tự nhiên 499,97 ha, trong đó diện tích đất đã sử
dụng vào các mục đích là 496,42 ha, chiếm 99,29% diện tích đất tự nhiên. Đối với
đất nông nghiệp 357,33 ha, trong đó có đất trồng lúa 231,19 ha, đất trồng cây hàng
năm 15,94 ha, đất trồng cây lâu năm 6,11 ha, đất nuôi trồng thủy sản 19,39 ha, đất
rừng phòng hộ 83,68 ha.
Nếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ, tăng cường công tác cải
tạo đồng ruộng và nhất là tìm được thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, có khả năng
tăng diện tích gieo trồng lên hàng chục ha, đây là biện pháp ít tốn kém, có hiệu quả
kinh tế và tính khả thi cao.
Đối với loại đất như đất ở, đất chuyên dùng… cần phải có nhu cầu tăng lên để
phục vụ cho việc tách hộ, bố trí đất cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ( đất cơ
sở sản xuất kinh doanh, các dịch vụ thương mại…), đất phát triển hạ tầng xây dựng
khu dan cư nông thôn mới ( mở rộng đường giao thông, trường học, y tế…) đều có
thể khai thác mở rộng. Tận dụng triệt để diện tích đất trong khu dân cư để bố trí xen
cư những hộ có diện tích rộng, các loại đất trên có thể khai thác mở rộng trên diện
tích nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của địa phương sau khi chuyển sang các mục đích
phi nông nghiệp còn lại là 357,33 ha, trong đó bao gồm đất trồng lúa nước, đất trồng
các loại cây lâu năm, đất trồng các loại cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản,
đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp khác. Những diện tích này hiện đang cho hiệu
quả kinh tế cao. Vì vậy trong thời gian tới tiếp tục đầu tư thâm canh phân bón,
13


giống, kỹ thuật canh tác và phát triển các trang trại nông nghiệp theo hướng quy mô
tập trung


PHẦN 2: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN
1. Thực trạng
Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang là tình trạng chung của hầu
hết địa phương. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn có mật độ dân cư đông đúc và tại
khu vực có các làng nghề, khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc gia cầm. Ô
nhiễm môi trường không khí, nước thải, bụi rác thải.. Ở nông thôn thực sự đang là
vấn đề cần được quan tâm. Ở nhiều địa phương nhất là xã Hoằng Trung do đất đai
chật hẹp nên đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi tường. Chưa bao giờ lượng
rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người vứt ra khắp nơi từ nhà ra
ven đường làng ngõ xóm đến kênh mương ao, hồ…, chỗ nào cũng có rác.
Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các gia đình, các chợ của xã cũng
là nơi sản sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ yếu quét dọn lại
một chỗ rồi để phân hủy tự nhiên. Đó còn chưa kể lượng rác thải trong chăn nuôi,
do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại
nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần làm theo kiểu “chuồng lợn
cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn thải ra
rãnh nước đường làng. Ô nhiễm môi trường ở nông thôn chủ yếu do sản xuất nông
nghiệp, rác thải sinh hoạt nhưng chưa có biện pháp xử lý nên đã gây ô nhiễm môi
trường và tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi. Việc lạm dụng
hoá chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ...) trong canh
tác còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi làm suy thoái chất lượng môi trường, môi
trường đất, nước, không khí. .
2. Nguyên nhân
2.1. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp
Trước hết phải kể đến nguyên nhân từ nhận thức, ý thức, tập quán canh tác
của người dân. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ bệnh;
thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc
và cả việc vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả kiểm tra tình hình sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật trên rau của 1.476 hộ nông dân năm 2011 cho thấy, có tới
49,8% số hộ vi phạm về quy trình sử dụng thuốc. Trong đó, số hộ không giữ đúng
thời gian cách ly là 18,7%; sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục là 10,31%; sử
dụng thuốc hạn chế trên rau là 0,18% và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ
14


là 0,73 %.(Thuốc bảo vệ thực vật không được quản lý về nguồn gốc, xuất xứ, thành
phần).
Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng cho thấy, có 33/373
mẫu rau chiếm 13,46% vượt mức dư lượng cho phép. Mặt khác, kết quả điều tra 130
hộ nông dân ở xã Hoằng Trung, có 80% số hộ vứt luôn bao bì thuốc tại ruộng,
mương nước nơi sử dụng. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc bảo vệ
thực vật không đúng nơi quy định. Sử dụng phân bón thừa thãi gây tồn đọng trong
đất, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc sử dụng “phân chuồng tươi” liều
lượng lớn, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, các mẫu đất, nước, rau quả được
nghiên cứu đều còn tồn dư lượng Fecal Coliorm. Khi lạm dụng phân hóa học, đặc
biệt là phân đạm, khiến tồn dư Nitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kìm hãm
sự phát triển của trẻ dưới một tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày,
vòm họng ở người lớn (Theo GD&KH).
2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
Chất thải trong chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo báo cáo cục Chăn
nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 60 tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải
lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi
ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và chính những người
chăn nuôi quan tâm. Hiện nay việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô lớn
hay nhỏ các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý. Chất thải
trong chăn nuôi được phân ra làm ba loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, và chất thải
khí bao gồm CO2, NH3… đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Hầu
hết do tập quán hay do điều kiện sản xuất mà chất thải chăn nuôi ngày càng gây ô

nhiễm đang ở mức báo động, các chất thải chăn nuôi không những gây ra mùi khó
chịu ảnh hưởng nặng nề đến không khí mà còn ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến
nguồn nước và từ đó ảnh hưởng đến con người.
Bên cạnh đó trong sản xuất nông nghiệp còn thải ra các chất thải nông nghiệp
như rơm, rạ, các loại phế phẩm từ thu hoạch nông sản. Trước kia rơm, rạ dùng làm
chất đốt hay sử dụng mục đích nào đó của người dân thì bây giờ rơm, rạ sau khi thu
hoạch xong sản phẩm thì không xử lý các chất thải còn lại mà để cho chúng tự phân
hủy ngoài trời, và đó cũng là tác nhân gây ra sự ô nhiễm.
2.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt
Hiện nay, vấn đề đáng báo động của xã là tình trạng chất thải sinh hoạt. Cuộc
sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng như bì
nilon, vỏ chai lọ, các đồ dùng sinh hoạt có chứ nhiều chất độc hại do người dân thải
15


ra như: pin các loại, bình điện, bong đèn, các loại vỏ bao gói… Trong khi đó, ý
thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém,
dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế
chưa đem lại hiệu quả cao.
Việc sinh hoạt thường ngày của người dân cũng gây ra ô nhiễm môi trường
chẳng hạn như còn nhiều hộ sử dụng nhà vệ sinh tạm bợ đã gây ra sự ô nhiễm trực
tiếp cho nguồn nước và gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
2.4. Ảnh hưởng do ý thức
Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn của xã bị ô nhiễm
thì nguyên nhân cơ bản khác là nhận thức và ý thức bảo vệ của người dân sinh sống
chưa cao. Người dân vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu
sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu. Việc
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả nước, rác thải, sử dụng nước
không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư cá công trình phục vụ đời sống và sức khỏe ( bể
nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh…) việc tham gia công tác vệ sinh môi

trường cộng đồng … sẽ rất hạn chế
3. Hậu quả
Ô nhiễm môi trường góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng
đồng. Tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột, tiêu chảy, mắt hột… ngoài ra còn làm gia
tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động hoặc sinh sống trong vùng ô nhiễm.
Làm giảm chất lượng cuộc sống về nhiều mặt đối với người dân. Ô nhiễm
nguồn nước, đất, không khí… đe dọa đến sức khỏe người dân của xã.
4. Giải pháp đề xuất
_ Cần quy hoạch mặt bằng chung và hạ tầng cơ sở, trong đó cần bố trí thỏa đáng
diện tích cho việc thu gom và xử lý rác thải, diện tích cây xanh, đầu tư giải quyết hệ
thống đường sá trong thôn xóm cũng như hệ thống cấp thoát nước.
_ Để cải thiện mức độ ô nhiễm môi trường nông thôn theo ý kiến nhà chuyên môn,
biện pháp quan trọng nhất là thông qua vận động cộng đồng để thay đổi tập quán,
thói quen xả rác tùy tiện của người dân nông thôn.
_ Cải thiện về chất lượng môi trường: Cải tạo 40% các hồ, đoạn sông trên địa bàn
xã đang bị suy thoái, nâng cao một bước về chất lượng nước; 50% dân số nông thôn
được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

16


_ Bảo đảm cân bằng sinh thái, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phục
hồi và cải tạo 20% diện tích đất đang bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Tăng cường
công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
_ Bảo vệ môi trường nông thôn: Quy hoạch phát triển làng nghề tập trung, trang trại
chăn nuôi tập trung đảm bảo các yếu tố về môi trường; xây dựng và tổ chức thực
hiện các biện pháp nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề; hỗ trợ và phổ biến
kỹ thuật trong sử dụng nước sạch, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; khuyến khích các
hình thức mai táng hợp vệ sinh; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng
hoá chất trong canh tác, bảo quản, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản; quy hoạch

phát triển làng nghề, cụm công nghiệp, cụm kinh tế – xã hội, các trang trại chăn nuôi
tập trung đảm bảo các tiêu chí về môi trường; xây dựng và phổ biến các mô hình sản
xuất sạch, thân thiện môi trường trong nông nghiệp, mô hình các làng kinh tế - sinh
thái; ngăn chặn tình trạng suy thoái và sa mạc hoá; sử dụng có hiệu quả tài nguyên
đất.
1. Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đặc biệt xử lý nước thải,
rác thải, xử lý tác động môi trường của các khu nghĩa địa,...
2. Tăng cường các cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để
thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường;
3. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường;
4. Xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ các chi phí
về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường;
5. Thực hiện tốt các chương trình bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên đất…
6. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi chôn lấp rác
theo tiêu chuẩn quốc tế.
7. Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu công nghiệp:
8. Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu công nghiệp theo sự phân
cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu công nghiệp.
_ Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các khu công nghiệp.
_ Sớm xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trường đối với hoạt
động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các
tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
9. Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình
đầu tư phát triển hạ tầng cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh xây
dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.

17



10. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp:
_ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường với Ban
quản lý.
_ Cần coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với các khu công nghiệp. Thông qua hệ thống
quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác, và kiểm soát được tình
trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu
công nghiệp.
V. Kiến nghị
_ Xã nên nhanh chóng xây dựng hệ thống nước sạch cho xã, để người dân có nước
sạch để sử dụng thay cho nước nhiễm sắt hiện tại, xây dựng hệ thống cống nước thải.
_ Ban nghành chính quyền các cấp cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho xã
tránh trường hợp đổ trực tiếp ra sông mà chưa xử lý.
_ Chính quyền xã giúp đỡ người dân giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay là rác thải
và dịch vụ thu gom rác theo hợp đồng hoạt động.
_ Tăng cường triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường thường xuyên hơn
_ Mở các lớp tuyên truyền về môi trường và ô nhiễm môi trường nâng cao kiến
thức cho người dân.
_ Tổ chức các cuộc tuyên truyền, mở các cuộc thi về môi trường cho học sinh các
cấp.
_ Xã nên có cán bộ có chuyên nghành về môi trường để quản lý các vấn đề về môi
trường.
_ Tuy chưa có sự cố môi trường nào xảy ra nhưng chính quyền cần có biện pháp
phòng ngừa .

KẾT LUẬN
Tài nguyên đất của xã dần đang bị suy thoái, làm biến đổi cá tính chất đất và
không còn tính năng sản xuất.
Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nặng, những con sông quê kêu cứu
vì mức độ ô nhiễm tăng lên. Những nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân bị
nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm phèn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và vô vàn loại chất

độc hóa học khác do các xí nghiệp…Bên cạnh đó không khí cũng bị ô nhiễm do quá
trình sản xuất, phát triển kinh tế tạo ra.
Xã Hoằng Trung trước đây là xã thuần nông nay đang dần chuyển dịch cơ
cấu sang công nghiệp và dịch vụ nhưng cơ bản người dân vẫn hoạt động trong nông
nghiệp.Trên địa bàn xã còn chưa có dịch vụ thu gom rác một số hộ gia đình tự thu
gom và đốt nhưng cũng có nhiều hộ gia đình thu gom nhưng đổ vào những bãi rác
chung và chất ở đó.
18


Đa số các gia đình trong xã đã chưa có nhà vệ sinh tư hoại còn rất nhiều hộ
gia đình sử dụng nhà vệ sinh là hố xí hai ngăn và hố xí đất. Tình trạng sử dụng thuốc
trừ sâu trong nông nghiệp bao bì sử dụng xong người dân thường để lại ngay trên
ruộng hoặc đổ vào các bãi rác chung chứ chưa được xử lý đúng cách.
Nhận thức của người dân về môi trường và ý thức tự giác tham gia vào vệ
sinh môi trường công cộng còn hạn chế . Người dân chưa tự giác vệ sinh đường
làng ngõ xóm mà cần phải chính quyền xã tuyên truyền vận động.
Nói chung môi trường của xã Hoằng Trung đã có dấu hiệu ô nhiễm và có
nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết .Nếu không ngăn chặn các nguồn ô nhiễm thì
trong tương lai môi trường nơi đây khó khắc phục khi với tốc độ phát triển như hiện
nay của xã .Vấn đề đặt ra hàng đầu của xã Hoằng Trung hiện nay là phát triển kinh
tế kết hợp với bảo vệ môi trường .

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn,tuyết hoa Niêkdam
2. Báo cáo hiện trạng môi trường xã Hoằng Trung năm 2010
3. Hoàng Văn Hùng (2008 ), Ô nhiễm môi trường, Giáo trình giảng dạy, khoa Tài
nguyên và Môi trường, trường ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên
4.
/>5. />6. />7. Quy hoạch xây dựng nông thôn xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh

Hóa.
8. Giáo trình quản lý môi trường vùng (Vũ Văn Doanh – Lê Đắc Trường)

19


20



×