Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 98 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.
HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Bùi Thị Ly Na MSSV: 107108049
Sinh ngày: 02/05/1988 Lớp: 07DMT
Ngành: Kỹ thuật Môi trường Khóa: 2007 - 2011
1. Đầu đề Luận văn tốt nghiệp:
“Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương”
2. Nhiệm vụ:
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước và hệ thống quản lý môi trường nước ở
tỉnh Bình Dương.
- Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng tài
nguyên nước của Bình Dương.
- Phân tích các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước và hiệu quả của
các chính sách quản lý môi trường nước của tỉnh Bình Dương.
- Tính toán nhu cầu khai thác, sử dụng nước và dự báo thải lượng ô nhiễm đối
với tài nguyên nước tính đến năm 2020 theo quy hoạch kinh tế xã hội của
tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở
tỉnh Bình Dương.
3. Ngày giao Luận văn tốt nghiệp:
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn
T.S CHẾ ĐÌNH LÝ Toàn bộ


Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày tháng năm 2011
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
SVTH: Bùi Thị Ly Na i MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Nơi lưu trữ LVTN:
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
động viên, hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tập thể.
Xin chân thành biết ơn về sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của thầy cô trường
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, nhất là thầy cô khoa môi trường và công nghệ sinh
học.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Chế Đình Lý – Phó viện trưởng Viện
Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG Tp.HCM. Thầy đã giúp em phát huy tốt khả
năng tự lập, đồng thời cung cấp kiến thức, hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành
tốt luận văn này.
Anh Nguyễn Thanh Hải, anh Nguyễn Hiền Thân - Viện Môi Trường và Tài
Nguyên TP Hồ Chí Minh đã động viên giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn lớp 07DMT đã động viên và giúp đỡ tôi trong
những lúc khó khăn. Nhất là bạn Lê Ngọc Tú đã động viên và góp ý kiến cho tôi rất
nhiều.
Và cuối cùng con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đấng sinh thành đã
luôn ở bên cạnh giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong
học tập để con được như ngày hôm nay.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011

Sinh viên: Bùi Thị Ly Na
SVTH: Bùi Thị Ly Na ii MSSV: 107108049
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 5
a. Mục tiêu luận văn 5
b. Nhiệm vụ cụ thể của luận văn 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Giới hạn nghiên cứu 9
6. Ý nghĩa đề tài 9
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG 10
1.1. Đặc điểm tư nhiên 10
1.1.1. Vị trí địa lý 10
1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng 12
1.1.3. Đặc điểm khí hậu 13
1.1.4. Đặc điểm thủy văn 14
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
1.2.1. Dân số 15
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 16
1.2.3. Cấp thoát nước 17
Hiện nay, với điều kiện tự nhiên Bình Dương được bao bọc bởi hai con sông lớn là:

sông Sài Gòn và Đồng Nai. Hàng năm các sông suối truyền tải đến cho khu vực tỉnh
một khối lượng nước rất lớn. Vì vậy, tài nguyên nước tỉnh Bình Dương tập trung chủ
yếu vào nước mặt như ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch và nước ngầm. 18
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI BÌNH
DƯƠNG 19
2.1. Hiện trạng tài nguyên nước tại Bình Dương 19
2.1.1. Các nguồn nước mặt chính ở Bình Dương 19
2.1.2. Các nguồn nước ngầm ở Bình Dương 21
2.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước 33
2.2.1. Khai thác nước và sử dụng nước mặt 33
SVTH: Bùi Thị Ly Na iii MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
2.2.2. Khai thác nước và sử dụng nước ngầm 34
2.3. Các yếu tố tác động đến tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương thời gian qua 38
2.3.1. Các nhân tố tác động về mặt số lượng đối với tài nguyên nước của Bình
Dương 38
2.3.2. Các nhân tố tác động về mặt chất lượng đối với Tài nguyên nước của Bình
Dương 48
CHƯƠNG 3: CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
55
3.1.Hệ thống quản lý tài nguyên nước 55
3.2. Các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước 56
3.4. Các chính sách quản lý tài nguyên nước đã ban hành tại Bình Dương 61
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC VÀ THẢI LƯỢNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 63
4.1. Nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư đến năm 2020 63
4.1.1. Dự báo gia tăng dân số Bình Dương đến năm 2020 63
4.1.2. Nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2020 64
4.2. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp 66

4.2.1. Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2020 66
4.2.2. Nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2020 67
4.3. Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp 69
4.3.1. Dự báo diện tích canh tác đến 2020 69
Từ bảng 4.5 và 2.11 cho thấy đất nông nghiệp sẽ giảm từ 208.691 ha năm 2010
xuống 163.876 ha năm 2020, tỷ lệ đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất nông
nghiệp giảm tương ứng từ 77,45% xuống còn 60,82% 69
4.3.2. Nhu cầu nước nông nghiệp đến 2020 70
4.4. Tổng hợp nhu cầu nước toàn tỉnh đến 2020 đánh giá và cân đối nhu cầu sử dụng
nước 71
4.5. Tính toán thải lượng ô nhiễm nước đến năm 2020 73
4.5.1. Thải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt 73
4.5.2. Thải lượng ô nhiễm nước từ công nghiệp 74
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 77
5.1. Các giải pháp khắc phục tác động từ con người 77
5.2. Các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nước 78
SVTH: Bùi Thị Ly Na iv MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
5.2.1. Các giải pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt 78
5.2.2. Các giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp ở Bình Dương 78
5.2.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp 79
5.3. Giải pháp phối hợp các bên liên quan 79
5.3.1. Các giải pháp đề nghị cấp tỉnh 79
5.3.2. Các giải pháp đề nghị cấp ban ngành 80
1. KẾT LUẬN 82
2. KIẾN NGHỊ 83
Tài liệu tham khảo 85
SVTH: Bùi Thị Ly Na v MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Nhu cầu oxy hóa học
TSS chất rắn lơ lững
DO Oxy hòa tan
ĐTH Đô thị hóa
GIS Hệ thống thông tin địa lý
CN Công nghiệp
CT Chỉ thị
HTX Hợp tác xã
HSPT Hệ số phát thải
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Th.S Thạc sĩ
TS Tiến sĩ
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
TTLT Thông tư liên tịch
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TX Thị Xã
UBND Ủy ban Nhân dân
XD Xây Dựng
XN Xí Nghiệp
XLNT Xử lý nước thải
BVTV Bảo vệ thực vật
KCN Khu công nghiệp
KĐT Khu đô thị

SG Sài Gòn
ĐN Đồng Nai
WHO Tổ chức y tế thế giới
TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
NDĐ Nước dưới đất
TCN Tầng chứa nước
SVTH: Bùi Thị Ly Na vi MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SVTH: Bùi Thị Ly Na vii MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
DANH MỤC HÌNH ẢNH
SVTH: Bùi Thị Ly Na ix MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn
ra trên trái đất, trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn, 2% nước ngọt tập
trung ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông hồ.
Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên như
rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng
nước ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã
hội ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh,
cộng với thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước
ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.
Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 con
sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta
đã sử dụng 20 - 30% tổng lượng tài nguyên nước. (Nguồn:www.thiennhien.net)
Tuy nhiên, trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá
mức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước.
Đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp, xử lý các chất thải - lỏng - rắn

không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.
Qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Bình
Dương là tỉnh có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước, không khí…
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công
nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình xây dựng nền móng các công trình,
việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy trình làm cho nước bẩn xâm nhập
vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát nước không đồng bộ dẫn đến
nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được, thẩm thấu thấm vào đất cũng
là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Dự báo từ nay đến năm 2020 ô nhiễm
nguồn nước tỉnh Bình Dương có xu hướng ngày càng tăng, nếu ngay từ bây giờ
SVTH: Bùi Thị Ly Na 1 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
chúng ta không có biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
mặt và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn.
Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và
cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Việc đề xuất giải pháp
quản lý trên địa bàn tỉnh sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý nhà nước về tài nguyên
- môi trường nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là cơ
sở để cho tỉnh Bình Dương hướng đến phát triển bền vững và đây cũng là lý do đề
tài nghiên cứu “Hiện trạng tài nguyên nước và giải pháp quản lý hợp lý phục vụ
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Bình Dương” được chọn làm luận văn
tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường – Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
Tp.HCM
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong các năm qua nghiên cứu về môi trường nước có nhiều tác giả quan
tâm. Trong đó, phải kể đến các đề tài nghiên cứu về tài nguyên nước và quản lý tài
nguyên nước:

TSKH Bùi Tá Long nghiên cứu về “Hiện trạng và giải pháp quản lý tài
nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà Nẵng” (Long). Đã đánh giá được hiện
trạng khai thác nước dưới đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản
lý, khai thác tiềm năng và quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất,
thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn nước dưới đất và cho phép thực hiện tốt hơn
công tác quản lý môi trường nước.
PGS.TS. Dương Thanh Lượng nghiên cứu “Tiêu nước cho các vùng nông
nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung” (Lượng, 2007) đề tài này đề
ra phương pháp tính toán tiêu nước cho vùng nông nghiệp đang phát triển khu
công nghiệp tập trung
Ths. Trịnh Ngọc Tuyến nghiên cứu “Đánh giá môi trường nước dưới đất
vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đề tài phân tích, đánh giá đặc điểm hình thành,
trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước dưới đất ở vùng Trung du, miền núi
SVTH: Bùi Thị Ly Na 2 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
phía Bắc của Việt Nam; hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nguyên
nhân gây ô nhiễm, biến đổi chất lượng nước dưới đất trong vùng. Từ nghiên
cứu thực tế, tác giả đã đưa ra 5 giải pháp mang tính tổng thể và 4 giải pháp về
công nghệ kỹ thuật nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý, hiệu quả tài
nguyên nước dưới đất trong vùng.
ThS. Trần Hữu Hoàng “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước vùng
đồng bằng sông Cửu Long” (Hoàng, 2007) ông đã sử dụng các phần mềm Arc
view, Mapinfo và các phần mềm quản lý khác để xây dựng một cơ sở dữ liệu
phục vụ, đánh giá, quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển nông
nghiệp, thủy sản, … phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững vùng
ĐBSCL
ThS Phạm Gia Hiền “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải các làng nghề
truyền thống đến tài nguyên nước mặt ở miền Đông Nam bộ” (Hiền) đề tài đã
đánh giá các thực trạng chất thải làng nghề truyền thống và đề xuất các giải
pháp bảo vệ và hạn chế ô nhiễm môi trường nguồn nước.

Ths. Lê Mạnh Hùng nghiên cứu “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý
tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai” (Hùng, 2007) Dự án nhằm xây dựng
khuôn khổ chung để bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên nước;
phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường liên quan
đến tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai, đồng thời xác định các quy tắc
hoạt động để quản lý, sử dụng tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực
sông Đồng Nai như: Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước;
bảo vệ tài nguyên nước và các hệ thủy sinh thái; phòng chống và giảm thiểu tác
hại do nước gây ra.
Luận văn cao học Huỳnh Thị Như Quỳnh nghiên cứu đề tài xây dựng mô
hình tính toán nước tổng hợp (WQI) và đề xuất giải pháp quản lý môi trường
nước mặt tỉnh Bình Dương. Đề tài đã đánh giá, phân tích được và đưa ra giải
pháp điều chỉnh quản lý nhằm góp phần bảo vệ chất lượng nước mặt tỉnh Bình
Dương
SVTH: Bùi Thị Ly Na 3 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Luận văn cao học Cao Thị Thủy Tiên nghiên cứu đề xuất các giải pháp để
quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển các khu đô thị và khu
công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Đề tài đánh giá hiện trạng chất
lượng, trữ lượng tài nguyên nước mặt trên đại bàn tỉnh Bình Dương nhằm đề
xuất các giải pháp để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển
khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo nên một nền tảng cho khai thác và
sử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy một cái
nhìn toàn diện về tài nguyên nước trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam. Trong đó
điều đáng quan tâm là chất lượng và số lượng tài nguyên nước ngày càng suy giảm
đặc biệt tại các thành phố lớn.
Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực này. Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp. HCM cũng là một
trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này như:

- Huỳnh Thị Ngọc Bích đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Thạnh Đức -
Long An (Bích) khai thác có kế hoạch và xử lý thích hợp nguồn nước cấp bằng
cách cải tạo hệ thống xử lý nước cấp của công ty Cơ Khí Long An
- Võ Thị Thanh Nguyệt đề tài Thiết hệ thống xử lý nước cấp xã Đa Phước huyện
Bình Chánh (Nguyệt, 2005) đưa ra kế hoạch khai thác và quản lý nước ngầm để
cung cấp vào hệ thống cấp nước cho Thành Phố nhằm thiết kế hệ thống cấp
nước có công suất 30.000 m
3
/ngđ với công trình quy mô tương ứng đảm bảo
hoạt động lâu dài, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong xã Đa
Phước.
- Ngyễn Thị Thanh Thảo đề tài thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt khử cứng
với công suất 20.000 m
3
/ngày (Thảo) đề xuất công nghệ xử lý nước cứng từ
nước ngầm
- Chung Thị Lễ Nghi đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước cấp huyện Châu Thành
tỉnh Long An (Nghi) đánh giá chất lượng nước ngầm của huyện Châu Thành,
SVTH: Bùi Thị Ly Na 4 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
cụ thể là từ hệ thống giếng khoan mà người dân trực tiếp sinh hoạt từ đó tính
toán thiết kế hệ thống xử lý thích hợp cho vùng ô nhiễm nhiều nhất
Các nghiên cứu trên đã góp phần làm cho công tác quản lý và xử lý môi
trường nước ngày càng hoàn thiện hơn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt
ra. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng tài nguyên nước và
giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, trong khi tại đây có
mật độ các khu công nghiệp phát triển và dân số tăng nhanh. Để giúp giải quyết nhu
cầu sử dụng bền vững tài nguyên nước của tỉnh Bình Dương đáp ứng với tốc độ
phát triển kinh tế nhanh chóng của tỉnh và hướng đến các giải pháp sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên này, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước ở Bình Dương là gì ? Giải
pháp nào sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ở Bình Dương ? Để trả lời câu
hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
1. Hiện trạng tài nguyên nước và hệ thống quản lý tài nguyên nước ở tỉnh Bình
Dương hiện nay như thế nào ?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tài nguyên nước ở Bình
Dương là những yếu tố nào ?
3. Những bên liên quan nào liên quan đến quản lý tài nguyên nước ? Bình
Dương đã ban hành những chính sách bảo vệ quản lý tài nguyên nước nào ?
4. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước của tỉnh đến năm 2020 là bao nhiêu và tài
nguyên nước tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ bị các tác động ô nhiễm ra sao
?
5. Làm thế nào quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh đi đôi với phát triển kinh tế xã hội ?
3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu luận văn
Phân tích, nghiên cứu hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên
nước tỉnh Bình Dương thời gian qua, tính toán nhu cầu nước và thải lượng ô nhiễm
SVTH: Bùi Thị Ly Na 5 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
nước trong tương lai đến năm 2020 và đề xuất giải pháp quản lý bền vững tài
nguyên nước.
b. Nhiệm vụ cụ thể của luận văn
1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước và hệ thống quản lý môi trường nước ở
tỉnh Bình Dương.
2. Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng tài
nguyên nước của Bình Dương.
3. Phân tích các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước và hiệu quả của các
chính sách quản lý môi trường nước của tỉnh Bình Dương.
4. Tính toán nhu cầu khai thác, sử dụng nước và dự báo thải lượng ô nhiễm đối

với tài nguyên nước tính đến năm 2020 theo quy hoạch kinh tế - xã hội của
tỉnh Bình Dương.
5. Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở tỉnh
Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA).
* Phương pháp thu thập các tài liệu:
- Tài liệu sơ cấp và thứ cấp về hiện trạng tài nguyên nước tại Sở Tài
nguyên và Môi trường Bình Dương và các Sở ngành liên quan.
- Tài liệu thứ cấp về đặc điểm kinh tế xã hội, hoạt động công nghiệp… tại
Ban quản lý các khu Công nghiệp Bình Dương và các Sở Ngành tỉnh Bình
Dương.
- Các văn bản chính sách quản lý môi trường nước của Tỉnh Bình Dương
* Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis)
* Phương pháp tính toán dựa trên các định mức sử dụng hay hệ số phát thải
ô nhiễm của WHO:
- Ô nhiễm nước từ nước thải sinh hoạt: hệ số phát thải x số người qua các
năm.
SVTH: Bùi Thị Ly Na 6 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
- Ô nhiễm nước từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước: hệ số phát
thải x sản lượng qua các năm.
* Phương pháp dự báo
- Phương pháp toán học được dùng để dự báo dân số là phương pháp Euler
cải tiến.
*
1
1
2
i i

i
N N rN t
+
 
+
 ÷
 
= + ∆
1i i i
N N rN t
+
= + ∆
2
1
2/1
ii
i
NN
N
+
=
+
+
Trong đó:
N
i+1
*
: Là số dân hiện tại của năm tính toán (người)
N
i

: Dân số hiện tại của Bình Dương
N
i+1
: Số dân sau một năm (người)
N
i +1/2
: Số dân sau nửa năm (người)
∆t : độ chênh lệch giữa các năm (thường lấy 1)
r : Tỷ lệ gia tăng dân số (r = 1,1% = 0,011)
- Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2020
Dùng công thức ngoại suy theo tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
1+n
y
=
n
y
+
δ
.L ( L = 1,2,3 )

111
12


=


=

=


=
n
yy
nn
nn
n
i
i
δ
δ
(nghìn tấn)
SVTH: Bùi Thị Ly Na 7 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Trong đó:
n
y
: Sản lượng cuối cùng của dãy số thời gian.
1+n
y
: Sản lượng dự báo theo thời gian
δ
i(i=1,n):Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
- Dự báo diện tích canh tác đến 2020 dựa vào mô hình dự báo dựa vào
lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt
đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp
số công):
1
y

i
i
y y

∆ = −
xấp xỉ nhau (i= z
÷
n).
Mô hình dự báo theo phương trình:
n L
Y

+
=
n
y
+
.
y
L∆
(2.3)
Trong đó:
n L
Y

+
: Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
n
y
: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian

y

: Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân
L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3,…năm)
1
1
( )
i i
y
y y
n

∑ −
∆ =


( 2, )i n=
SVTH: Bùi Thị Ly Na 8 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
5. Giới hạn nghiên cứu
Luận văn chỉ đánh giá tổng thể về tài nguyên nước tỉnh Bình Dương, không
kiểm soát điển hình và cụ thể từng khu vực, từng ngành trong tỉnh.
6. Ý nghĩa đề tài
Tính khoa học: Phân tích hiện trạng tài nguyên nước trên cơ sở phân tích
thống kê môi trường. Dựa trên số liệu thống kê và các hệ số định mức, luận văn
thực hiện khái toán định lượng tài nguyên nước của Bình Dương trong quá khứ và
trong tương lai. Trên cơ sở dự báo nhu cầu nước dựa trên phương pháp thống kê
môi trường, luận văn xây dựng giải pháp quản lý hợp lý tài nguyên nước và làm rõ
một số vấn đề trong quản lý tài nguyên nước tỉnh Bình Dương.
Tính thực tiễn: Giải quyết các vấn đề về khai thác và sử dụng không hợp lý

tài nguyên nước, gây khó khăn trong việc quản lý. Cung cấp luận cứ cho các
chương trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.
Tính mới của đề tài: Luận văn áp dụng phương pháp thống kê môi trường
để khái toán diễn biến nhu cầu nước trong quá khứ và dự báo tương lai. Bằng các
kết quả phân tích hệ thống môi trường, luận văn đưa ra các giải pháp quản lý hợp lý
tài nguyên nước để dự báo nhu cầu sử dụng nước và sự ô nhiễm tài nguyên nước
trong tương lai cho tỉnh Bình Dương.
SVTH: Bùi Thị Ly Na 9 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
Để làm rõ hiện trạng tài nguyên nước và những yếu tố liên quan có tác động
đến tài nguyên nước, trong chương này sẽ trình bày: các đặc điểm tự nhiên, kinh tế -
xã hội của Tỉnh Bình Dương.
1.1. Đặc điểm tư nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc của
Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam của cả nước. Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.695,54 km
2
, chiếm 11%
diện tích khu vực miền Đông Nam Bộ và chiếm 0,83% diện tích cả nước, được bao
bọc bởi 2 con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông.
Tọa độ địa lý được giới hạn:
o Từ 11
0
52’ đến 12
0
18’ vĩ độ Bắc
o Từ 106

0
45’ đến 107
0
30’ kinh độ Đông
Ranh giới hành chánh như sau:
o Phía Nam giác thành phố Hồ Chí Minh
o Phía Bắc giác Bình Phước
o Phía Đông giác Tỉnh Đồng Nai
o Phía Tây giác tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, Bình Dương có 03 thị xã và 06 huyện. Diện tích các huyện, thị xã
được trình bày trong bảng 1.1
SVTH: Bùi Thị Ly Na 10 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương
Đơn vị hành chính Diện tích.(ha) Tỷ lệ (%)
Toàn tỉnh 26.554,54 100
Thị xã Thủ Dầu Một 8.787,88 3,26
Thị xã Thuận An 8.425,78 3,13
Thị xã Dĩ An 6.029,92 2,24
Huyện Bến Cát 58.837,46 21,83
Huyện Tân Uyên 61.344,13 22,76
Huyện Phú Giáo 54.145,16 20,09
Huyện Dầu Tiếng 71.984,21 26,70
“Nguồn: theo niên giám thống kê năm 2009”
SVTH: Bùi Thị Ly Na 11 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Hình 1 1: Bản đồ tỉnh Bình Dương (Nguồn: />1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ
với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng
phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối

tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25 m so với mặt biển. Đặc biệt có một vài đồi
núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m và
ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m; núi La Tha cao 198 m;
núi Cậu cao 155 m.
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có 3 dạng địa hình chính sau đây:
- Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và
sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung
bình 6 – 10 m.
- Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình
tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 10 – 30 m.
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là
các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, độ cao phổ biến từ 30 – 60 m.
Mặc dù Bình Dương được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình
có cao độ trung bình từ 20 – 25 m nên đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt và ngập úng
ngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự hình thành các khu đô thị, các KCN,
cụm sản xuất cùng với quá trình khai thác khoáng sản với quy mô lớn (chủ yếu tập
trung tại phía Đông của thị xã Dĩ An, phía Nam của huyện Tân Uyên và thị trấn Mỹ
Phước của huyện Bến Cát) đã làm biến đổi bề mặt địa hình của khu vực, gây nhiều
tác động tiêu cực như thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâm thực bào mòn các
bề mặt sườn.
SVTH: Bùi Thị Ly Na 12 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
1.1.3.1. Nhiệt độ
Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời quanh năm và tương
đối ổn định. Nhiệt độ trung bình trong 05 năm là 26,78
0
C, nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất là 29,2

0
C (tháng 4/2005), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,4
0
C
(tháng 1/2009). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,8
0
C.
1.1.3.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trong năm tương đối cao. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa
là 86,14% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 77%. Đô ẩm cao nhất thường xảy ra
vào giữa mùa mưa 90% vào tháng 8 và độ ẩm thấp nhất xảy ra vào giữa mùa khô
70% vào tháng 3.
1.1.3.3. Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11. Trong các năm
gần đây, lượng mưa trung bình năm tại Bình Dương có khuynh hướng giảm dần và
không phân bố đều trong các tháng của năm.
Lượng mưa các tháng trong năm
Bảng 1 2: Lượng mưa các tháng trong năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tháng 1 15,4 8,1 8,5 3,8 31,1
Tháng 2 24,2 32,6 108,3
Tháng 3 9,1 128,8 74,4 37,3 31,1
Tháng 4 55,8 113,9 98,1 85,3 188,2 118,8
Tháng 5 113,3 212,4 379,1 344,9 380,1 36,4
Tháng 6 232,9 268,3 173,4 120,2 124,2 172,5
Tháng 7 354,5 232,7 505 253,3 238,8 226,2
Tháng 8 188 263,6 286,6 305,1 222,9 221,5
Tháng 9 297 313,7 331 431,9 352,1 3032
Tháng 10 318,4 242,6 243,1 230 119,5 248,2
Tháng 11 160 34,1 133,6 123 85,6 303,6

Tháng 12 100 42 38,3 87,6
Tổng 1911,6 1734,2 2286,8 2047,5
1864,
8
1780,4
“Nguồn: theo niên giám thống kê năm 2009”
SVTH: Bùi Thị Ly Na 13 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Lượng mưa trung bình trong 05 năm qua từ 1.734,2 – 2.286,8 mm. Tháng
mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 341 mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung
bình dưới 20 mm.
1.1.3.4. Độ bốc hơi
Bình Dương nằm trong vùng có nhiệt độ không khí tương đối cao, số giờ
chiếu sáng trong ngày lớn nên độ bốc hơi trong năm tương đối lớn, độ bốc hơi trung
bình năm vào khoảng 1.300 – 1.450 mm (“Nguồn: theo niên giám thống kê năm
2009”)
1.1.3.5. Chế độ gió
Chế độ gió tương đối ổn định, tốc dộ gió trung bình khoảng 0,7 m/s. Bình
Dương có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây - Tây Nam và gió Đông –
Đông Bắc. (“Nguồn: theo niên giám thống kê năm 2009”)
1.1.3.6. Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình trong ngày là 6,5 giờ, cao nhất là 11 giờ. Tháng có số
giờ nắng cao nhất là 239,6 giờ (tháng 3), thấp nhất là 144,4 giờ (tháng 7) (“Nguồn:
theo niên giám thống kê năm 2009”)
Tóm lại khí hậu tỉnh Bình Dương không có biến động lớn về bão, lụt. Song
thỉnh thoảng lại có lốc xoáy, mưa, sét, hoặc hạn hán bất thường kéo dài không đúng
quy luật, đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và môi trường nơi đây.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương
thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa

khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng.
Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ
khác.
Sông Bé bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của Nam Tây Nguyên ở độ cao 650
- 900 m, chảy qua địa phận Bình Dương 120 km rồi đổ vào sông Đồng Nai. Dòng
sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước
SVTH: Bùi Thị Ly Na 14 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
chảy xiết nên có giá trị về thủy lợi và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía
Bắc của tỉnh.
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình
Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước cho khu công
nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung
cấp thủy sản cho nhân dân.
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh
Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài
Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài
143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp,
cung cấp thủy sản.
Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam Xe huyện
Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập
Ông Cộ.
Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các
sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng
do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên dòng chảy mặt có nguy cơ bị xâm
nhập mặn. Đặc biệt vào mùa khô, nguồn sinh thủy kém, dòng chảy nước mặt tập
trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao thì có mực nước thấp, thậm chí
có suối bị khô kiệt gây ảnh hưởng đến việc cấp nước cho nông nghiệp.
Trong đó, đặc biệt là sông Thị Tính là nguyên nhân của những biến đổi về

môi trường và hệ sinh thái nông nghiệp khi có sự biến đổi của chế độ thủy văn và
chất lượng nước.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2010 của tình Bình Dương là:
1.619.930 người, mật độ trung bình 555 người/km
2
SVTH: Bùi Thị Ly Na 15 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
Hình 1 2: Diễn biến dân số Bình Dương qua các năm
Nguồn :”theo niên giám thống kê năm 2009”
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
1.2.2.3. Giao thông
Tỉnh Bình Dương có nhiều sông nhưng chỉ có 3 tuyến lưu thông thủy gồm:
sông Đồng Nai từ Hiều Liêm về Thạnh Phúc (Tân Uyên), sông Sài Gòn từ Dầu
Tiếng về Thuận An và Sông Thị Tính. Ngoài 3 sông trên tỉnh còn có một số rạch
cho phép lưu thông thủy bằng thuyền.
Với vị trí địa lý tự nhiên, Bình Dương có tiềm năng đa dạng và có điều kiện
thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh trên cả 3 lĩnh vực: công nghiệp -
dịch vụ - nông nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
1.2.2.4. Thủy lợi
Có các công trình thủy lợi như: hồ Đá Bàn tưới 500 ha, hồ Cân Nôm tưới
350 ha, hồ Suối Giai tưới 700 ha, đập suối sâu tưới 250 ha, 6 trạm bơm của huyện
Thân Uyên tưới 720 ha, hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn, thị xã Thủ Dầu Một và
huyện Bến Cát (tưới – tiêu ngăn mặn 2.190 ha); kênh tiêu thoát nước Hòa Bình, hệ
thống tiêu thoát nước khu công nghiệp Sóng Thần – Bình Hòa.
SVTH: Bùi Thị Ly Na 16 MSSV: 107108049
Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS. Chế Đình Lý
1.2.2.5. Y tế
Toàn tỉnh có 7 bệnh viện, 1.269 cơ sở hành nghề y tế tư nhân trong đó có 2

bệnh viện tư nhân và 10 phòng khám đa khoa tư nhân, 79 tạm y tế xã phường. Tổng
lượng nước thải y tế tại các bệnh viện phát sinh hiện nay khoảng 1.137 m3/ngày,
trong đó có 11 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ có khoảng 20%
là đạt tiêu chuẩn thải. Hầu hết các phòng khám đa khoa, trạm y tế đều không có hệ
thống xử lý nước thải. (Nguồn: “theo báo cáo hiện trạng tài nguyên tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2005-2010” )
1.2.3. Cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước : Hiện nay trên địa bàn tình có 6 nhà máy với tổng công
suất 70.000m
3
/ngày, bao gồm: nhà máy nước thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, Mỹ
Phước, Phước Vĩnh, Uyên Hưng, Dầu Tiếng. (Nguồn: “Công ty cấp thoát nước tỉnh
Bình Dương”)
Hệ thống thoát nước: Hiện Bình Dương có 9 hệ thống thoát nước đô thị, 46
công trình thủy lợi, trong đó có 38 công trình cấp nước (5 hồ, 9 đập, 12 cản, 11 trạm
bơm điện). Mạng lưới đường ống cung cấp nước tập trung ổn định về lưu lượng và
an toàn về chất lượng, phục vụ cho các đô thị, các khu dân cư tập trung, các khu
công nghiệp. Mạng ống nước có đường kính 300 ÷ 1000 mm, 200 mm và 150 ÷ 42
mm đã trải rộng cho một phần các đô thị: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Mỹ Phước, An
Thạnh, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, Uyên Hưng, các khu công nghiệp, Khu liên
hiệp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương.
Mạng cung cấp nước tập trung đã làm giảm đáng kể lượng nước khai thác từ
nước ngầm ở Bình Dương trong những năm gần đây. (Nguồn: “Công ty cấp thoát
nước tỉnh Bình Dương”)
1.2.4. Đánh giá chung những yếu tố liên quan đến tài nguyên nước tỉnh Bình
Dương
SVTH: Bùi Thị Ly Na 17 MSSV: 107108049

×