Mục lục:
Lời mở đầu.
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Trà Khúc.
1.1.
1.2.
Điều kiện tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lý.
1.1.2 Đặc điểm địa hình.
1.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng.
Điều kiện Kinh tế - Xã hội.
1.2.1 Dân số và lao động.
1.2.2 Các ngành kinh tế.
Phần II: Hiện trạng tài nguyên môi trường lưu vực sông Trà Khúc.
2.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông.
2.1.1 Tài nguyên khí hậu.
2.1.2 Tài nguyên nước.
2.1.3 Tài nguyên khoáng sản.
2.1.4 Tài nguyên thủy sinh vật, sinh vật.
2.2. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc.
2.2.1 Ngập lụt.
2.2.2 Xói lở bờ sông.
2.2.3 Ô nhiễm nước ven sông.
2.2.4 Diễn biến mặn vùng cửa sông.
Phần III: Đánh giá môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc.
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước.
3.1.1 Khu vực trung và thượng lưu.
3.1.2 Khu vực hạ lưu.
3.2. Đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nước hạ lưu sông Trà Khúc.
3.3. Nguyên nhân suy thoái và cạn kiệt nguồn nước vùng hạ lưu.
3.3.1. Suy thoái điều kiện mặt đệm ở khu vực thượng lưu.
3.3.2. Do khai thác sử dụng nước chưa hợp lý ở khu vực thượng lưu.
3.3.3. Do biến đổi khí hậu toàn cầu.
3.3.4. Các hậu quả xấu đến môi trường và kinh tế xã hội.
Kết luận và kiến nghị.
Lời mở đầu
Nước là một dạng tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển
kinh tế xã hội của con người. Thuy nhiên, sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa trong hơn nửa thế kỉ gần đây đã tác động mạnh mẽ và làm suy giảm tài
nguyên nước của các lưu vực sông (LVS), khiến cho tình trạng thiếu nước đang dần trở
thành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có cả nước ta. Điều
đó đòi hỏi các nước phải tìm các phương thức phù hợp để khai thác sử dụng, quản lý và
bảo vệ bền vững tài nguyên nước các sông suối của nước mình, hay nói cách khác thực
hiện phát triển bền vững tài nguyên nước các LVS. Nước là một tài nguyên chủ yếu của
LVS, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các loai tài nguyên khác như đất, không khí và tài
nguyên sinh vật. Sự phát triển KTXH và cuộc sống của muôn loài trên LVS sẽ bị đe dọa
nếu tài nguyên nước của LVS bị suy thoái không còn đủ cho duy trì đời sống và các hoạt
động phát triển KTXH của con người. Điều đó cho thấy thực hiện PTBV tài nguyên nước
các LVS chính là để tạo cơ sở cho phát triển bền vững KTXH của đất nước.
Trà Khúc là một trong những LVS nằm ở vùng Trung Trung Bộ của nước ta. Sông
Trà Khúc có tiềm năng nguồn nước rất phong phú với mô-đun dòng chảy năm trung bình
nhiều năm M0 của lưu vực đạt trên 70.l/s.km2. Nhưng do một số tồn tại trong khai thác sử
dụng và bảo vệ nguồn nước đã khiến cho nguồn nước của sông ở khu vực hạ lưu nhất là
đoạn sông chảy qua Thành phố Quảng Ngãi ra đến cửa sông đang bị suy thoái và cạn kiệt
tương đối nghiêm trọng trong thời gian mùa kiệt, nguy cơ đứt dòng có thể xảy ra trong
tương lai không xa nếu không có giải pháp để quản lý ngăn chặn kịp thời. Tình trạng này
đã gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh vật, làm suy thoái hệ sinh thái
và môi trường dòng sông, gây khó khăn cho phát triển của Thành phố Quảng Ngãi và dân
cư các vùng ở khu vực hạ lưu.
Trong bối cảnh như trên thì yêu cầu nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải
pháp để từng bước khắc phục tồn tại trên, thực hiện PTBV tài nguyên nước LVS Trà
Khúc là cần thiết, đóng góp cho phát triển KTXH của Tỉnh Quảng Ngãi
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC.
1.1.
Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Nằm ở giữa tỉnh, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông
khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông có 03 nguồn chính:
Nguồn thứ nhất từ vùng Giá Vụt phía Tây huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Nam- Bắc, đến
địa hạt huyện Sơn Hà gọi là sông Rhe.
Nguồn thứ hai bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn,
nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây- Đông xuống Sơn Hà, gọi là sông Rinh
(Đắk Rinh). Một nguồn nước rất quan trọng của sông Rinh là sông Tang. Sông Tang bắt
nguồn từ huyện Tây Trà, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp nước với sông Rinh
ở đoạn làng Lô, làng Mùng xã Sơn Bao phía Tây Bắc huyện Sơn Hà. Trên sông Tang
đang xây dựng một hồ chứa nước lớn là hồ Nước Trong.
Nguồn thứ ba bắt nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây, chảy theo
hướng Tây Nam- Đông Bắc, gọi là sông Xà Lò (Đắk Sêlô).
Ba sông chính từ các hướng khác nhau cùng hợp nước ở các xã Sơn Trung, Sơn Hải, phía
Đông Nam huyện lỵ Sơn Hà và đoạn sông này người ta thường gọi là sông Hải Giá. Từ
Hải Giá sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc đến Thạch Nham (giáp với 03 huyện
Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa) thì thoát khỏi núi non, một đoạn nữa đến thôn Hưng
Nhượng xã Tịnh Đông về sau thì hướng chảy cơ bản là Tây- Đông, tuy nhiên vẫn có
nhiều đoạn sông quanh gấp khúc (do vậy được gọi là sông Trà Khúc). Ở Thạch Nham,
người ta đã xây dựng đập chắn ngang sông, để nước dâng lên, theo hai kênh Chính BắcChính Nam chảy tưới cho các đồng bằng Quảng Ngãi. Công trình đại thủy nông Thạch
Nham là một công trình thủy lợi kỳ vĩ. Xưa kia trên sông Trà Khúc từ Đồng Nhơn (xã
Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh) đến cuối nguồn người ta đặt rất nhiều guồng xe nước lớn để
tưới cho đồng ruộng. Sông Trà Khúc ở các hợp lưu thượng nguồn sông đào lòng nước dữ
dội qua các thung lũng, đến hạ lưu nước vẫn chảy rất xiết cho đến khi đổ nước ra cửa Đại
Cổ Lũy. Sông Trà Khúc có độ dài khoảng 135km, trong đó có khoảng 1/3 chiều dài sông
chảy qua vùng núi và rừng rậm, có độ cao 200- 1.000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng
bằng. Ở thượng lưu dòng chính sông Trà Khúc có tên Đak Drinh bắt nguồn từ đỉnh cao
1.550 m của dãy núi Ngọc Rin thuộc huyện Konplong tỉnh Kon Tum. Từ thượng nguồn
đến Sơn Giang, sông chảy theo hướng Tây – Đông. Từ Sơn Giang đến Trung Phước sông
chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Từ Trung Phước ra đến cửa Cổ Lũy - Mỹ Khê,
sông chảy theo hướng Tây- Đông. Từ đập Thạch Nham đến cửa Cổ Lũy dòng chính
mang tên Trà Khúc. Tổng chiều dài sông chính từ thượng nguồn ra đến biển có chiều dài
148 km, khoảng 2/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng rậm có độ cao 200 -1000
m. Cao trình đáy sông dốc dần từ cao độ 350 m xuống – 2,00 m tại cửa sông.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành danh mục LVS liên tỉnh
tháng 11-2010, lưu vực Trà Khúc có diện tích tổng cộng là 3337 km2. Sông Trà Khúc có
dạng cành cây, có 11 phụ lưu cấp I, 3 phụ lưu cấp II, 2 phụ lưu cấp III, 5 phụ lưu cấp IV
và 1 phụ lưu cấp V. Các nhánh lớn là các nhánh Nước Lác, sông Định, sông Tam Rào và
sông Giang.
1.1.2. Đặc điểm địa hình.
Toàn lưu vực sông Trà Khúc có 3 dạng địa hình chính như sau:
- Vùng núi cao và trung bình: nắm ở phía Tây, chiếm khoảng 70% diện tích tự
nhiên.
- Vùng đồng bằng: chạy dọc từ Bắc vào Nam và tiến sát ra gần biển. Bề mặt không
được bằng phẳng có nhiều gò đồi theo hướng dốc từ Tây sang Đông với độ cao
biến đổi từ 20 đến 2m chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên.
- Vùng cát biển: bao gồm các cồn cát, đụn cát phân bố thánh một dải hẹp, chạy dài
ven biển với chiều rộng trung bình trên dưới 2km và có độ cao hơn vùng đồng
bằng
1.1.3. Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng.
a. Đặc điểm địa chất.
Địa chất trong lưu vực khá phức tạp, thuộc phía bắc địa khối Kon Tum, bao gồm chủ yếu
các thành tạo biến chất cổ và các phức hệ mácma xâm nhập có tuổi từ Ankerozoi đến
Kainizoi. Phần trung tâm phía Tây của vùng là một khối nâng dạng vòm được cấu thành
bởi các đá biến chất hệ tầng sông Re, phần phía Nam là các đá biến chất granit phát triển
chủ yếu hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam, dọc theo phía Tây chủ yếu là hệ
thống đứt gãy Ba Tơ - Giá Vực.
b. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Theo phân loại của FAO-UNESCO lưu vực có 9 nhóm đất bao gồm: nhóm đất cát ven
biển, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất Glây, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm
đất đen, đất nứt nẻ, đất dốc mòn trơ sỏi đá.
Điều kiện Kinh tế - Xã hội.
1.2.1. Dân số và lao động.
Dân số của lưu vực tổng hợp theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 là 663.605
người, trong đó khu vực trung và thượng lưu từ đập Thạch Nham trở lên là 139.105
người, khu vực hạ lưu là 524.500 người. Theo số liệu thống kê thì số lao động nông
nghiệp trên lưu vực chiếm 88% tổng số lực lượng lao động của tỉnh, tiếp đến là số lao
động làm nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản ven bờ và xa bờ.
1.2.2. Các ngành kinh tế.
a. Nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các hoạt động phát triển kinh tế trên
lưu vực, tập trung chủ yếu ở khu vực hạ lưu. Những cây trồng chính trên lưu vực là lúa,
ngô, sắn, lạc, đậu tương và mía trong đó diện tích lúa là chủ yếu. Hiện nay, cơ cấu kinh tế
nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm dần cây lương thực, tăng cây công
nghiệp và cây thực phẩm.
b. Công nghiệp.
1.2.
Các ngành công nghiệp đáng quan tâm là công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và
sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu tập trung ở khu vực hạ lưu. Trong vùng hạ lưu có hai
khu công nghiệp (KCN) lớn là Quảng Phú thuộc thành phố Quảng Ngãi và Tịnh Phong
thuộc huyện Sơn Tịnh; ngoài ra còn có một số cụm công nghiệp và làng nghề như cụm
công nghiệp Tịnh Ấn Tây..
c. Nuôi trồng thủy hải sản.
Nuôi trồng thủy sản bao gồm nuôi cá lồng, cá bè trên sông và nuôi tôm ở khu vực cửa và
gần cửa sông. Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh được phát triển nhiều ở các xã
Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Nghĩa Phú, Nghĩa Hòa. Do nguồn nước sông bị suy giảm và ô
nhiễm nước gia tăng do ảnh hưởng của các nguồn nước thải xả thải không được xử lý
chảy vào sông trong thập kỷ gần đây nên nuôi cá lồng, bè trong sông trong những năm
gần đây ngày càng bị suy giảm.
d. Du lịch dịch vụ.
Núi Ấn sông Trà, bãi biển Mỹ Khê, chứng tích Sơn Mỹ, mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng đều
nằm trọn trong vùng hạ lưu sông Trà Khúc, từ lâu nay đã là những địa điểm hấp dẫn cho
cả du khách địa phương, trong nước và nước ngoài. Các loại hình thể thao tiếp xúc với
nước như đua thuyền, bơi lội trước kia phát triển mạnh, nhưng hiện nay do nước sông Trà
Khúc ở hạ lưu bị cạn kiệt nên các hoạt động vui chơi giải trí này gần như không còn.
PHẦN II: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG TRÀ
KHÚC.
2.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông.
2.1.1. Tài nguyên khí hậu.
Lưu vực sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có nền nhiệt độ cao và ít biến động. Mưa nhiều vào nửa sau màu nóng và nửa đầu
mùa lạnh.
Vào đầu mùa đông, gió Đông – Bắc đối lập với hướng núi, kết hợp với những nhiễu động
như front cực đới, những xoáy thấp, bão và hội tụ nhiệt đới cuối mùa đã hình thành mùa
mưa ở Quảng Ngãi cũng như các tỉnh ven biển miền Trung, trong khi đó nhiều nơi khác
đã bước vào mùa khô.
Về mùa hạ một hệ quả ngược lại đã xảy ra với hướng gió của luồng gió mùa hạ. Do hiệu
ứng “fơn” ở sườn khuất gió của dáy Trường sơn, nên màu khô kéo dài với những nagyf
thời tiết nóng đặc biệt; trong khi đó vào mùa hạ thì mùa mưa đã xảy ra ở nhiều vùng
trong cả nước.
Căn cứ kết quả quan trắc mưa trong toàn tỉnh có thể chia Quảng Ngãi thành 22 vùng khí
hậu như sau:
- Vùng 1: vùng đồi núi Quảng Ngãi kéo dài từ Trà Bồng đến Ba Tơ.
- Vùng 2: vùng đồng bằng ven biển từ Bình Sơn đến Đức Phổ.
2.1.2. Tài nguyên nước.
Lưu vực sông Trà Khúc có diện tích 3.240 km 2 trong đó có 1.040 km2 thuộc vùng khí hậu
Tây Trường Sơn, nên vào mùa hạ thường có mưa lớn phần lưu vực thuộc Tây Trường
Sơn gây lũ tiểu mãn trong thời kỳ từ giữa tháng 5 đến tháng 6 hàng năm. Ngược lại váo
mùa đông mưa lớn trên lưu vực ở vùng Đông Trường Sơn nên gây lũ trỏng các tháng 10,
11, 12. Do vậy, cũng giống như các sông ven biển Miền Trung, Sông Trà Khúc có 2 thời
kỳ lũ: Lũ tiểu mãn và lũ chính.
Ngoài ra, sông Trà Khúc có độ dốc lưu vực và độ dốc sông lớn, kết hợp với tỉ lệ che phủ
của rừng còn thấp nên những năm gần đây mưa lũ lớn tạo nên dòng chảy lũ trên sông có
nhiều biến đổi đáng kể: đỉnh lũ lớn, thời gian truyền lũ trên sông ngắn, tình hình xói lở bờ
sông ngày càng nghiêm trọng….
Bên cạnh đó. Lưu vực sông Trà Khúc còn chịu ảnh hưởng của các hình thái thời tiết gây
mưa lũ lớn. Đó là sự tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh và sự phối hợp
hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới hay của cao áp Thái Bình Dương.
a. Tài nguyên nước mưa.
Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa chiếm 70-75 % lượng mưa cả năm.
Tháng X và XI của mùa mưa có lượng mưa tháng lớn nhất trong năm với tổng lượng mưa
2 tháng này phổ biến từ 950-1750 mm, chiếm 45-55% tổng lượng mưa toàn năm.
Dựa vào bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm X0 LVS Trà Khúc tính
toán được Xo của LVS Trà Khúc đến trạm Sơn Giang là 3087mm, đến đập Thạch Nham
là 3099 mm, đến trạm thủy văn Trà Khúc là 3070mm, đến cửa sông là 2742 mm. Tiềm
năng nước mưa ở trung và thượng lưu lưu vực tính đến đập Thạch Nham là 8.832 tr.m3
và của cả lưu vực là 9.150 tr.m3 .
Như vậy, với lượng mưa bình quân lưu vực 2742 mm thì lưu vực Trà Khúc thuộc loại
mưa tương đối nhiều. Nếu tính bình quân trên 1 km2 diện tích lưu vực thì lượng nước
mưa ở trung và thượng lưu từ Thạch Nham trở lên là 3,10 tr.m3/km2 và trên toàn bộ LVS
là 2,74 tr. m3/km2.
b. Tài nguyên nước mặt.
Theo mô đuyn dòng chảy năm bình quân nhiều năm M0 (l/s.km2): M0 của LVS Trà Khúc
là 70,8 l/s-km2, thuộc loại nhiều nước.
Dựa trên lượng nước mặt bình quân đầu người LVS Trà Khúc có tổng lượng dòng chảy
mặt là 7,629 tỷ m3/năm, lượng nước mặt trung bình/đầu người của lưu vực là 11.496
m3/người/năm vượt trên mức trung bình của thế giới (4000m3/người/năm) tới 2,8 lần.
Mùa kiệt, tổng lượng dòng chảy mặt theo kết quả tính ở bảng 2-10 bằng 34 % tổng lượng
dòng chảy mặt trong năm, tương 2,594 tỷ m3. Vậy lượng nước mặt bình quân đầu người
trong 9 tháng mùa kiệt là 3.909 m3/năm.
Theo 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp:Lượng nước trên 1 ha diện tích đất nông nghiệp
của lưu vực là 124.636 m3/ha/năm và 42.376 m3/ha/mùa kiệt.
LVS Trà Khúc thuộc loại giàu nước như đã đánh giá theo các chỉ tiêu ở trên. Tuy nhiên,
do TNN mặt phân phối rất không đều theo thời gian trong năm, trong 3 tháng mùa lũ có
70-75 % lượng nước của cả năm.
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản.
Trên sông Trà Khúc có cát, sạn đang được khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng cho
thành phố và một phần các huyện lân cận.
Trên lưu vực sông Trà đã phát hiện một số nguồn nước khoáng, nước nóng như nguồn
Nghĩa Thuận huyện Tư Nghĩa, nguồn Đá đen thuộc xã Tịnh Giang huyện Sơn Tịnh,
nguồn Phước Thọ huyện Sơn Tịnh, nguồn Xã Diệu huyện Sơn Hà,…có thể sử dụng để
chữa bệnh, đóng chai và khai thác năng lượng nhiệt.
2.1.4. Tài nguyên thủy sinh vật, sinh vật.
Trên bề mặt lưu vực sông có khoảng nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn lại là rừng
thưa kiểu cao nguyên và cây bụi rậm; vùng hạ lưu là đất canh tác và đồng bằng trồng lúa
chiếm diện tích khá lớn. Nói chung thực vật trên LVS Trà Khúc rất phong phú, trong đó
chủ yếu là rừng mới được trồng các loại cây tre nứa, cây lá kim, cây đặc sản. Nhưng diện
tích đất trồng và cây bụi vẫn còn rất lớn, chiếm tỉ lệ khá lớn diện tích toàn lưu vực.
Thành phần thuỷ sinh vật của LVS khá phong phú và đa dạng: gồm 96 loài tảo, 61 loài
động vật nổi, 9 loài thân mềm, tôm, cua nước ngọt, 96 loài cá, trong đó có 3 loài cá quý,
hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam. Cá bống sông Trà đã trở thành thương hiệu, có giá trị
kinh tế cao, chính vì vậy việc nhân dân địa phương thường khai thác quá mức, hậu quả là
loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
2.2. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc.
2.2.1. Ngập lụt.
Vùng hạ lưu sông Trà Khúc thường bị ngập lụt hàng năm; đặc biệt thị xã Quảng Ngãi có
địa hình thấp nên hàng năm các vùng trũng nội thị có cao hình từ 3m đến 6m trở xuống
thường bị ngập lụt àm ách tắc giao thông; đình trệ các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội…; môi trường bik ô nhiễm nặng, gây dịch bệnh sau lũ và thiệt hại đáng kể về tài sản
của nhà nước và nhân dân.
Từ năm 1996, dự văn Đê bao thị xã Quảng Ngãi được xây dựng để giảm nhẹ lũ lụt cho
thị xã quảng Ngãi, bảo vệ môi trường và mở rộng quỹ đất phát triển đô thị, trong đó công
trình đê được thiết kế với tần suất phòng chống lũ đã hạn chế đáng kể thiệt hại do lũ lụt
gây nên.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây mưa lũ tăng tần số và cường độ, nên đã có 2 trận lũ
vượt tần suất thiết kế và mực nước lũ tràn qua đê.
Cần nghiên cứu và xúc tiến xây dựng các công trình phòng lũ ở thượng lưu để khống chế
mực nước an toàn phòng lũ cho thị xã Quảng Ngãi và đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ
bền vững cho hai bờ Bắc và Nam sông Trà Khúc vùng hạ lưu.
2.2.2. Xói lở bờ sông.
Dòng chảy trên sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu: khí hậu, mặt đệm và con
người.
Mưa lũ tăng, đồi núi bị xói lở và giữ nước kém do tình hình địa chất lưu vực kết hợp với
tình trạng phá rừng trong nhiều năm qua làm giảm tỉ lệ che phủ….và nhiều tác nhân khác
đã làm dòng chảy trên sông có những biến đổi đáng kể trong thập kỉ gần đây.
Vùng hạ lưu đập Thạch Nham, ở các đoạn sông cong qua các xã: Nghĩa Thuận-Tịnh Hà,
Tịnh Ấn Tây, Tịnh An-Tịnh Long ngày càng bị xói lở mạnh và bồi lấp bờ đối diện. Có
nhiều nguyên nhân như: Biến hình lòng sông, song gió tác dụng, ổn định mái bờ sông…
tròn đó cần lưu ý đến lưu tốc dòng chảy có thể tăng lên do lượng dòng chảy tăng nhưng
độ nhám lưu vực và bờ sông làm cho sức chuyền tải bùn cát trong sông tăng.
Trong đó, trước năm 1994 đoạn sông từ cầu sắt Bắc-Nam đến cầu Trà Khúc (Quốc lộ 1A)
bị xói lở nặng ở bờ tả và bồi ở bờ Nam. Điều này dc lý giải bởi:
Hai cầu tạo thành hai cạnh của hình bình hành, hai bờ dòng sông là hai cạnh chéo
song song theo hướng Tây Bắc-Đông Nam dọc theo hướng dòng chảy.
- Hai cầu thu hẹp đột ngột so với lòng dẫn tự nhiên tạo nên dòng chảy ở hạ lưu gần
cầu biến đổi đáng kể về hướng dòng chảy và năng lượng.
2.2.3. Ô nhiễm nước ven sông.
Vào mùa kiệt (từ tháng I đến tháng IX), dòng chảy kiệt trên sông Trà Khúc có Q min bé,
trong khi nhu cầu lấy nước tưới tại đầu mối Thạch Nam cao.
Do vậy, dòng chảy kiệt ở hạ lưu đập Thạch Nam vào các tháng IV-VIII được hình thành
từ dòng chảy sát mặt trong lưu vực vùng hạ lưu và lượng nước hồi quy sau khi tưới.
Những năm trước đây, lượng nước thải từ nhà máy đường Quảng Ngãi gây ô nhiễm nặng
dòng sông vào mùa kiệt. Hiện nay, đã có hệ thống xử lý nước thải nên đã hạn chế phần
lớn chất thải công nghiệp đổ ra sông. Tuy nhiên, chất thải sinh hoạt của dân ven bờ có tác
động đến chất lượng dòng chảy trên sông vào mùa kiệt, nhưng chưa được đánh giá và
xem xét toàn diện.
2.2.4. Diễn biến mặn vùng của sông.
Vào những tháng kiệt nhất, nguồn nước hạ lưu đập Thạch Nam được hình thành từ dòng
chảy sát mặt và lượng nước hồi quy sau khi tưới.
Do độ dốc sông lớn nên mặn chỉ lên đến vùng hạ lưu thuộc xã Tịnh Long (huyện Sơn
Tịnh) cách cầu Trà Khúc khoảng 3-5 km về hạ lưu. Tuy nhiên, do lượng nước mùa kiệt
rất bé nên độ mặn lớn, gây nhiễm mặn một số vùng đất sản xuất nông nghiệp thuộc xã
Tịnh Khê, Tịnh Long….làm giảm năng suất cây trồng.
Ngoài biện pháp công trình ở vùng cửa sông ven biển như: đê ngăn mặn, đập ngăn mặn,
cây trồng ngăn mặn….một biện pháp tích cực là trả lại sông dòng chảy bằng lưu lượng
trung bình tháng thấp nhất với mức đảm bảo 90% để đảm bảo sinh thái vùng hạ lưu.
-
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC.
3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước.
3.1.1. Khu vực trung và thượng lưu
Do không tập trung dân cư và không có các cơ sở công nghiệp lớn ở trung và thượng lưu
nên khu vực này không có nguồn gây ô nhiễm nào được coi là đáng kể ngoại trừ nguồn
nước thải của nhà máy mỳ Sơn Hải tại thị trấn Sơn Hà. Nước thải của cơ sở này có tiềm
năng gây ô nhiễm cao hiện chưa được xử lý đảm bảo yêu cầu nên đã làm suy giảm chất
lượng nguồn nước đến đập Thạch Nham.
3.1.2. Khu vực hạ lưu
a) Đoạn từ sau đập Thạch Nham đến cầu Trường Xuân
- Cũng như ở trung và thượng lưu, đoạn này không có các hoạt động công nghiệp hai bên
sông và khu tập trung đông dân cư nên không có nguồn thải tập trung xả trực tiếp vào
sông.
- Đoạn sông này tiếp nhận các nguồn thải phân tán do hoạt động nông nghiệp và dân cư
nông thôn (nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề truyền thống) nằm trong khu tưới
hai bên sông của HTTL Thạch Nham theo nước hồi quy và qua các nhánh suối Lâm, sông
Giang, suối Tó chảy vào sông Trà Khúc ở hai bên bờ của đoạn này.
- Chất thải do hoạt động nuôi cá lồng và chăn nuôi thủy cầm trên đoạn sông này của một
số hộ dân như tại xã Tịnh Sơn .
b) Đoạn sông chảy qua Thành phố Quảng Ngãi (từ sau cầu Trường Xuân đến bến Tam
Thương)
Nguồn nước đoạn sông này chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các nguồn gây ô nhiễm tập
trung và phân tán do hai bên sông có nước thải của Thành phố Quảng Ngãi (bờ phải) và
Thị trấn Sơn Tịnh (bờ trái) và của hai KCN tập trung lớn là KCN Quảng Phú (thuộc TP
Quảng Ngãi) và KCN Tịnh Phong (thuộc Thị trấn Sơn Tịnh) chảy vào, cụ thể như sau:
• Nguồn thải tập trung.
Nguồn xả thải tập trung lớn đã một số lần gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước đoạn
sông này và khu vực hạ lưu trong năm 2009, 2010 [14] là nước thải của Công ty CP
đường Quảng Ngãi. Cống xả nước thải này chảy vào đoạn sông ở bờ phải cách cầu Trà
Khúc khoảng 800 m về phía thượng lưu. Do năm 2010, 2011 Tỉnh Quảng Ngãi đã có biện
pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nên ảnh hưởng ô nhiễm của nguồn xả thải này đã giảm đi.
• Nguồn thải phân tán.
- Một phần nước thải sinh hoạt của thị trấn Sơn Tịnh và KCN Tịnh Phong theo suối Bàu
Sắc chảy vào sông Trà Khúc ở bờ trái cách cầu Trà Khúc khoảng 300m về phía thượng
lưu. Một phần nước thải sinh hoạt của dân cư khu vực Thành phố Quảng Ngãi (có dân số
thành thị là 92.320 người và vùng nông thôn ngoại vi là 20.020 người) và nước thải công
nghiệp KCN Quảng Phú. Hai nguồn thải này hòa trộn với nhau phần lớn theo kênh tiêu
nước của thành phố chảy xuống sông Bàu Giang, một phần chảy ra sông Trà Khúc ở bờ
phải tại hai vị trí: (1) tại cống Hào Thành cách cầu Trà Khúc khoảng 1 km về phía hạ lưu,
và (2) tại bến Tam Thương ở hạ lưu cống Hào Thành khoảng 1 km .
- Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của dân cư nông thôn, nước thải nông nghiệp của các
khu tưới hai bên sông của HTTL Thạch Nham theo các suối nhỏ và nước hồi quy chảy
vào sông ở đoạn này.
Do nước thải sinh hoạt của TP Quảng Ngãi và TT Sơn Tịnh đều chưa được xử lý nên có
tiềm năng gây ô nhiễm cao. Tính đến 2010 cả KCN Tịnh Phong và KCN Quảng Phú đều
chưa hoàn thành xong hệ thống XLNT tập trung nên tiềm năng gây ô nhiễm của nước
thải hai KCN này cũng rất đáng kể. Tuy nhiên, sang năm 2010 riêng KCN Quảng Phú đã
xây dựng xong và bắt đầu đưa vào hoạt động thử nghiệm hệ thống XLNT nên bước đầu
đã hạn chế được ô nhiễm nước do nguồn thải này gây ra.
c) Đoạn sông chảy từ sau bến Tam Thương đến cửa sông
- Do hai bên sông là thôn xóm và các khu ruộng canh tác thuộc khu tưới Thạch Nham
nên trong đoạn này không có nguồn xả thải tập trung mà chỉ có các nguồn thải phân tán
(sinh hoạt và chăn nuôi) từ vùng dân cư nông thôn và khu tưới thạch Nham theo các suối
nhỏ và nước hồi quy chảy xuống sông.
- Có thêm nguồn ô nhiễm do chất thải của nuôi trồng thủy sản của một số hộ nuôi cá
lồng, chăn thả vịt .. tại xã Tịnh Long, các ao nuôi thủy sản nước lợ tại khu vực cửa sông.
Đánh giá chung
- Đọan sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi chịu áp lực ô nhiễm lớn nhất do nguồn
nước thải sinh hoạt và công nghiệp của TP Quảng Ngãi và hai KCN Quảng Phú, Tịnh
Phong, trong đó có cống xả nước thải của Công ty CP đường Quảng Ngãi chảy trực tiếp
vào sông nên đoạn này có nguy cơ ô nhiễm cao nhất.
- Các đoạn sông khác chủ yếu chịu ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phân tán từ vùng dân
cư nông thôn và khu tưới Thạch Nham hai bên sông, trong đó có nước thải một số làng
nghề truyền thống.
3.2. Đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nước hạ lưu sông Trà Khúc.
Theo kết quả của 4 đợt quan trắc trong 02 năm: 2010 và 2011 của đề tài NCKH cấp Bộ
“Nghiên cứu một số cơ sở khoa học bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy sinh hạ
lưu sông Trà Khúc” của Bộ NN&PTNT và kết quả quan trắc chất lượng nước thường
xuyên của Chi cục BVMT Quảng Ngãi ở hạ lưu sông Trà Khúc từ 2005 đến 2008 cho
thấy so với yêu cầu chất lượng nước cột A2 của QCVN 08:2008 để làm nguồn cấp nước
cho sinh hoạt thì nói chung chất lượng nước hạ lưu sông Trà Khúc đều không đảm bảo và
đã bị ô nhiễm ở một số đoạn rất rõ rệt. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm khác
nhau tùy theo ảnh hưởng của các nguồn xả thải.
- Đoạn từ sau đập Thạch Nham đến cầu Trường Xuân: nước sông đã bị ô nhiễm nhưng
mức độ ô nhiễm còn thấp. Nước ở đoạn này ngoài bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô
nhiễm phân tán hai bên sông chảy xuống như đã nêu ở trên còn bị suy giảm chất lượng
do nước từ hồ Thạch Nham chảy xuống đoạn sông cũng đã bị ô nhiễm ở mức độ nhất
định do ảnh hưởng của nguồn xả thải của nhà máy mỳ Sơn Hải ở phía thượng lưu.
- Đoạn sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi chất lượng nước bị suy giảm nhanh chóng
và ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm sinh học đã rất rõ rệt với thông số BOD5 và COD vẫn gấp
tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2008 từ 1,5 đến trên 5 lần. Đó là do đoạn sông này
phải tiếp nhận một phần nước thải sinh hoạt của TP Quảng Ngãi và thị trấn Sơn Tịnh,
một phần nước thải công nghiệp của 2 KCN Quảng Phú và Tịnh Phong, trong đó có
nguồn xả thải tập trung qua cống xả của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi không
được xử lý đầy đủ xả trực tiếp xuống sông như đã nêu ở trên. Mặt khác nguồn nước trong
đoạn sông này lại thường xuyên bị cạn kiệt rất nghiêm trọng trong các tháng mùa kiệt nên
khả năng pha loãng và khả năng tự làm sạch của nước sông trong đoạn này rất hạn chế,
khiến cho ô nhiễm nước lại càng gia tăng. Do các thông số BOD5, COD .. đã vượt quá
tiêu chuẩn một số lần nên đoạn sông này hiện nay không còn khả năng tiếp nhận thêm
chất ô nhiễm nữa.
- Đoạn hạ lưu từ sau bến Tam Thương đến cửa sông : nồng độ chất ô nhiễm trong nước
sông có giảm hơn do ít nguồn thải đổ vào nhưng ô nhiễm nước vẫn còn ở mức độ nhất
định, các thông số BOD5 và COD vẫn lớn hơn QCVN 08:2008 từ 1 đến 3 lần.
Từ đánh giá trên có thể thấy rằng ở hạ lưu sông Trà Khúc, đặc biệt là đoạn sông chảy qua
TP Quảng Ngãi, nếu muốn khắc phục ô nhiễm nước, bảo vệ nguồn nước cấp cho sinh
hoạt và công nghiệp của Nhà máy nước Quảng Ngãi thì phải kiểm soát chặt chẽ các
nguồn thải, đặc biệt là nước xả thải của CTCP Đường Quảng Ngãi, của hai KCN Quảng
Phú, Tịnh Phong và của hai điểm tập trung đông dân cư là TP Quảng Ngãi và thị trấn Sơn
Tịnh thông qua áp dụng biện pháp xử lý nước thải, và giảm chất thải tại nguồn phát sinh
như áp dụng sản xuất sạch hơn.
3.3. Nguyên nhân suy thoái và cạn kiệt nguồn nước vùng hạ lưu.
3.3.1. Suy thoái điều kiện mặt đệm ở khu vực thượng lưu.
a. Do phá rừng.
- Hiện tượng phá rừng đầu nguồn bừa bãi của người dân để lấy gỗ, để lấy đất canh tác
đến mức báo động, đã xảy ra ở thượng nguồn HTTL Thạch Nham trong một số năm
trước đây, hiện nay tuy đã kiểm soát được nhưng vẫn chưa chấm dứt, đã làm suy giảm
đáng kể diện tích rừng và chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn, làm suy thoái mặt đệm
khu vực thượng lưu.
- Hiện tượng phá rừng bừa bãi, kể cả rừng trồng để lấy đất trồng sắn tại huyện Sơn Hà và
một số huyện lân cận ở vùng thượng lưu, nhất là từ sau khi nhà máy mỳ Sơn Hải được
xây dựng tại huyện Sơn Hà đã làm cho nhiều ngọn đồi bị “ cạo trọc” đến gần đỉnh trở
thành phổ biến trong vùng. Tuy nhà nước đã có biện pháp quản lý kiểm soát nhưng đến
nay vẫn chưa chấm dứt được .
- Nhà nước cũng đầu tư nhiều cho chương trình trồng rừng khiến cho diện tích rừng trên
lưu vực và tỷ lệ che phủ rừng có tăng nhưng chất lượng rừng lại bị suy giảm.
Bảng: Diễn biến diện tích rừng bị mất từ 2002-2010 lưu vực sông Trà Khúc.
Đơn vị: ha
Loại rừng
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện
tích
-897
-770,6 -508,4 -1375 -3749 -767
-1335 -5122 -3936
rừng bị mất
1.Rừng tự
-897
0
-2,2
-78,5 -486
-50,8 -270,5 -7,5
-1,8
nhiên
2.Rừng
0
-770,6 -506,2 -1297 -3209 -715,8 -1064 -5115 -3934
trồng
b.Do khai thác khoáng sản.
Suy thoái điều kiện mặt đệm lưu vực ở thượng nguồn lưu vực Trà Khúc trong những năm
vừa qua còn do gia tăng các hoạt động đào bới làm biến đổi địa hình bề mặt đất để khai
thác vàng sa khoáng lậu diễn ra khá sôi động ở các xã thượng nguồn sông Trà Khúc như
xã Sơn Bao huyện Sơn Hà, xã Trà Thọ, Trà Xinh huyện Tây Trà, xã Sơn Bua huyện Sơn
Trà trong những năm gần đây. Nhiều đối tượng đã sử dụng thuốc nổ phá nát núi và chất
cực độc để lọc vàng, hủy hại sông đầu nguồn thủy điện Hà Nang (Quảng Ngãi) để phục
vụ cho việc khai thác vàng. Một khu vực rộng lớn cây rừng và
thảm phủ bị phá hủy, nhiều đoạn suối như suối Bao, suối Hà Riềng, sông Rin bị đào nát,
gây sạt lở, có ảnh hưởng đến tốc độ tập trung nước trên lưu vực và trong sông mùa lũ và
cả mùa kiệt. Vì đây là hoạt động khai thác lậu ở đầu nguồn sông Trà Khúc, nên không có
con số nào về quy mô, sản lượng khai thác vàng sa khoáng được tiết lộ.
3.3.2. Do khai thác sử dụng nước chưa hợp lý ở khu vực thượng lưu.
a. Xây dựng quá nhiều đập dâng nhỏ lấy nước ở khu vực thượng lưu.
Trên các nhánh sông suối ở thượng lưu lưu vực đã phát triển quá nhiều đập dâng nhỏ,
trong khi đó số lượng hồ chứa nhỏ lại rất ít. Thí dụ theo số liệu thống kê của Chi cục thủy
lợi tỉnh Quảng Ngãi [6] thì ở khu vực thượng lưu đập Thạch Nham tính đến năm 2010 có
150 công trình thủy lợi nhỏ, trong số đó chỉ có 5 hồ chứa, 2 trạm bơm, 143 công trình còn
lại đều là đập dâng nhỏ (bảng 2 PL1). Việc lấy một cách triệt để nguồn nước đến tự nhiên
của các đập dâng nhỏ kế tiếp nhau theo chuỗi trên các
nhánh sông suối ở thượng lưu như trên đã làm suy giảm lượng dòng chảy đến đập Thạch
Nham trong thời gian mùa kiệt.
b.Khai thác quá mức nguồn nước của đập Thạch Nham.
Đập Thạch Nham là một đập dâng lớn chắn ngang dòng chính ở hạ lưu sông Trà Khúc,
đập lấy một lượng nước rất lớn của sông trong mùa kiệt nhưng không có hồ chứa ở
thượng lưu để tạo nguồn nên hoạt động lấy nước của đập đã làm suy giảm đáng kể dòng
chảy ở khu vực hạ lưu. Những năm nước trung bình và ít nước, nguồn nước tự nhiên đến
đập trong các tháng mùa kiệt rất hạn chế, nhiều thời gian lưu lượng dòng chảy đến chỉ
trong khoảng 20-30 m3/s hoặc có ngày còn thấp hơn, nên đập đã lấy hết lượng dòng chảy
đến của sông khiến cho mực nước thượng lưu đập thấp hơn cao trình ngưỡng tràn 1,0-1,5
m. Sông không còn nước chảy về hạ lưu nên đã làm cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu nhất là
đoạn qua TP Quảng Ngãi tới cửa sông, thực tế nhiều tháng đã lấy trên 50% lượng nước
đến của sông, thậm chí những ngày nước không qua tràn đã lấy đến 100% lượng nước
của sông. Đây là nguyên nhân chính gây suy thoái và cạn kiệt nguồn nước vùng hạ lưu.
3.3.3. Do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vài thập kỷ gần đây, lượng khí thải công nghiệp trong đó có khí nhà kính (CO2, NOx)
phát thải vào bầu khí quyển của các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới tăng
lên rất nhanh, làm cho nhiệt độ của trái đất có xu thế tăng lên, gây ra biến đổi khí hậu
toàn cầu, đồng thời ảnh hưởng đến biến đổi của mưa và nguồn nước LVS.
Sư thay đổi nhiệt độ, lượng mưa như trên do BĐKH sẽ gây ra các biến động lớn trong
chế độ dòng chảy của sông theo xu thế các trận lũ sẽ gia tăng số lần xuất hiện, cường độ
và mức ác liệt của lũ trong mùa mưa lũ, cũng như cạn kiệt nguồn nước trong sông hay
hạn hán cũng sẽ gia tăng trong mùa kiệt. Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu sông
Trà Khúc trong thập kỷ gần đây ngoài các nguyên nhân do biến đổi mặt đệm, do khai
thác sử dụng nguồn nước chưa hợp lý ở thượng lưu cũng còn do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu toàn cầu.
3.3.4. Các hậu quả xấu đến môi trường và kinh tế xã hội.
a. Ảnh hưởng đến môi trường.
Suy thoái cạn kiệt nguồn nước đã làm suy giảm rất đáng kể cảnh quan và điều kiện môi
trường sống ở khu vực hạ lưu.
- Do lưu lượng và tốc độ nước giảm đi nên sức mang bùn cát của dòng nước bị giảm làm
cho tình trạng bồi lấp khu vực hạ lưu và vùng cửa sông gia tăng rất nhanh trong thập kỷ
qua. Nhiều vùng lòng sông và bãi đất ngập nước xưa kia nay bị bồi lấp và trở thành các
cồn cát dài và rộng với nhiều loài cây bụi, cỏ dại và là điều kiện lý tưởng cho các xe khai
thác cát trái phép hoạt động dễ dàng. Nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong sông ảnh
hưởng đến các giếng lấy nước của dân sống hai bên sông.
- Suy giảm cảnh quan: sông bị cạn kiệt khiến cho cảnh quan dòng sông và môi trường hai
bên bờ sông khu vực hạ lưu tàn tạ, không còn vẻ đẹp vốn có trước đây.
- Suy giảm vai trò và các chức năng của dòng sông: sự suy giảm lưu lượng và tốc độ
nước trong sông đã làm cho khả năng pha loãng và khả năng tự làm sạch của nước sông
khu vực hạ lưu bị giảm sút nên tình trạng ô nhiễm sẽ tăng lên do ảnh hưởng của các
nguồn xả thải chảy vào sông.
b. Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.
Lưu vực sông Trà Khúc đặc biệt khu vực hạ lưu là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của
tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có Thành phố Quảng Ngãi - trung tâm chính trị, kinh tế văn
hóa của tỉnh - và hai KCN tập trung lớn (KCN Quảng Phú và KCN Tịnh Phong) của tỉnh.
Cũng vì vậy tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở khu vực hạ lưu trong thời gian
mùa kiệt như hiện nay đang gây những khó khăn rất lớn cho phát triển lâu dài của tỉnh.
Đó cũng là nỗi bức xúc đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ trên con đường thực hiện PTBV
kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
- Lưu vực sông Trà Khúc thuộc loại tương đối giàu nước như đã đánh giá theo các chỉ
tiêu khác nhau: mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều năm, lượng nước mặt bình quân ðầu
người, đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn nước mặt của LVS phân bố
rất không đều theo thời gian, và hơn nữa nguồn nước của sông Trà Khúc còn được
chuyển sang cung cấp cho tưới ở hạ lưu sông Vệ và cấp nước cho KCN Dung Quất,
thành phố Vạn Tường thuộc LVS Trà Bồng nên mức độ đảm bảo về nước của lưu vực sẽ
thấp hơn nhiều so với đánh giá theo các chỉ tiêu ở trên. Vì vậy, cần phải có sự điều hòa sử
dụng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, tức là phải trữ nước ở thượng lưu để điều tiết cho
hạ lưu.
- Môi trường nước LVS Trà Khúc được đánh giá cả về chất lượng nước và thủy sinh vật.
Cho tới thời điểm 2011, chất lượng nước trên dòng chính sông Trà Khúc đã có nhiều
đoạn bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt đoạn sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi bị ô nhiễm
nặng nhất do ảnh hưởng của các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp.hai bên sông
không được xử lý chảy trực tiếp vào đoạn sông này
- Đã có dấu hiệu phú dưỡng nước ở đoạn sông sau khi tiếp nhận nước thải của Công ty
CP đường Quảng Ngãi, điều này được biểu thị rõ qua phân tích thủy sinh vật trong dòng
chính sông Trà Khúc cũng như qua chỉ số tính đa dạng sinh học.
- Đã phân tích đánh giá các nguyên nhân suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu trong
thời gian gần đây, như: suy thoái điều kiện mặt đệm ở khu vực thượng nguồn; các hoạt
động khai thác sử dụng nước trên lưu vực, nhất là ảnh hưởng lấy nước của đập Thạch
Nham. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Để thực hiện quản lý nhu cầu nước thì cần phối hợp nhiều biện pháp như:
- Tăng cường đầu tư tạo nguồn nước để đảm bảo sự cân bằng giữa nguồn nước đến với
nhu cầu sử dụng nước.
- Hoàn chỉnh hệ thống kênh dẫn phân phối nước để giảm đến mức thấp nhất tổn thất nước
trong hệ thống.
- Thay đổi cách quản lý và tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý phân phối nước
với mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu nước cho người dùng và có trách nhiệm đền bù nếu để
xảy ra thiệt hại cho người dùng do không được cung cấp đủ nước.
- Vận hành: xây dựng quy trình vận hành, dẫn nước hợp lý để tăng cao hiệu quả dẫn và
dùng nước, đáp ứng nhu cầu nước của người dùng.
- Thực hiện triệt để tiết kiệm nước trong quá trình sử dụng nước của hệ thống, đặc biệt là
sử dụng nhiều các thiết bị tiết kiệm nước.
- Kinh tế: bằng các cách trợ cấp, đánh thuế sử dụng nước và định giá nước để quản lý sử
dụng nước tiết kiệm.