Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO cáo THAM QUAN NHẬN THỨC tại KHU LIÊN HIỆP xử lý rác THẢI NAM sơn (sóc sơn hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.66 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường
cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước. Áp dụng thí
điểm tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội”

BÁO CÁO THU HOẠCH
THAM QUAN NHẬN THỨC TẠI KHU LIÊN HIỆP XỬ LÝ RÁC THẢI
NAM SƠN (SÓC SƠN - HÀ NỘI)

Địa điểm

: Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn
Sóc Sơn-Hà Nội

Tên SV

: Nguyễn Thu Thảo

Lớp

: ĐH1CMC

HÀ NỘI, NĂM 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường


cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước. Áp dụng thí
điểm tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội”

BÁO CÁO THU HOẠCH
THAM QUAN NHẬN THỨC TẠI KHU LIÊN HIỆP XỬ LÝ RÁC THẢI
NAM SƠN (SÓC SƠN - HÀ NỘI)

Địa điểm

: Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam

Sơn
Sóc Sơn-Hà Nội
Thời gian

:

Tên SV

: Nguyễn Thu Thảo

Lớp

:ĐH1CMC

HÀ NỘI, NĂM 2012


MỞ ĐẦU
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu trên phạm vi

toàn cầu. Quá trình này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ứng
dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tạo ra những thị
trường rộng lớn và năng động, tạo điều kiện để phát triển văn hóa – xã hội. Bên
cạnh những mặt tích cực đó, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa lại lại dẫn
đến sự gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn: rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp, rác thải y tế, … Nguồn rác thải này nếu không được thu gom, xử lý đúng
cách sẽ gây ra ô nhiễm môi trường,nảy sinh ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe người dân. Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường hiện nay
đang là vấn đề cấp bách đối tất cả với các đô thị, trong đó có thủ đô Hà Nội của
Việt Nam.
Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Toàn thành phố hiện có 8 khu công nghiệp và 47 cụm công nghiệp đang hoạt
động với khoảng 10.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Dân số ước tính
lên đến 7,13 triệu dân( thống kê vào T6/2012). Các đô thị mọc lên ngày càng
nhiều, giao thông vận tải phát triển, cơ sở vật chất và các công trình công cộng
được xây dựng. Sự phát triển này đã làm lượng rác thải rắn thải ra môi trường
tăng vượt quá khả năng thu gom và xử lý, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, Cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng đã xây dựng
được một hệ thống quản lý rác thải trong đó có 11 thành viên tham gia đảm nhận
công tác duy trì vệ sinh của 7 quận nội thành trên các lĩnh vực: rác thải sinh
hoạt, tưới rửa đường, thu gom vận chuyển bùn bể phốt. Khối lượng rác thải hàng
ngày khoảng 1000 tấn được chuyển đến Khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn- Sóc
Sơn. Trước tháng 7/1997 tất cả rác thải sinh hoạt của thành phố được tập trung
tại bãi rác Mễ Trì. Từ tháng 7/1997 đến tháng 9/1999, rac sđược xử lý tại bến
Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Vào tháng 9/1999 bãi rác Tây Mỗ bị quá tải, gây ra
ùn tắc nên bãi rác thải Nam Sơn vừa xây dựng vừa phải tiếp nhận và xử lý rác
từ tháng 1/2000. Bãi Nam Sơn cách thành phố 55km, đây là khu liên hiệp xử lý
rác tại Hà Nội trong đó có nhà máy xử lý chất thải bệnh viện, chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân loại và tái chế, có hai lò đốt chất thải rắn.

Trong năm 2003 đã được đầu tư lắp dặt thêm 3 dây chuyền xử lý tận thu bùn cặn
của công nghiệp điện tử Hanel để tái chế thành gạch màu không nung. Đây là
bước cải tiến quan trọng trong hoạt động tái chế rác thải, biến rác thải thành
nguồn lợi kinh tế.
I.

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ

Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (hay còn gọi “ Bãi rác Nam Sơn”)
là khu xử lý rác tập trung lớn nhất của thành phố Hà Nội hiện nay, nằm trên địa


bàn 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Với
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Khu liên hiệp xử lý rác thải rắn Nam Sơn đã
được xây dựng và đi vào vận hành từ năm 1995 đến nay và chịu sự điều hành
trực tiếp của Ban quản lý Xí nghiệp Quản lý chất thải Nam Sơn- URENCO 6,
một trong 16 thành viên của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi
trường đô thị (URENCO).
Tổng diện tích của khu xử lý là 83,9 ha, trong đó có 53,49 ha dùng cho việc
chôn lấp rác thải. Công suất thiết kế 3000 tấn/ ngày, tuy nhiên, công suất thực tế
của xí nghiệp lên đến 4200 tấn/ngày. Thời gian sử dụng thiết kế là 20 năm và
hiện nay xí nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng.
Xí nghiệp xây dựng dựa trên mô hình bãi rác sạch và được trang bị những
công nghệ xử lý chất thải hiện đại, hiệu quả và công suất lớn. Nhờ vậy, gánh lo
về ô nhiễm rác thải ở thành phố Hà Nội đã được giải quyết đáng kể, góp phần
thực hiện mục tiêu “ Vì môi trường thủ đô xanh-sạch-đẹp”.
II.

CÁC NỘI DUNG KIẾN TẬP
1. Tham quan Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn

2. Tham quan tìm hiểu các phương pháp xử lý nước, rác thải
3. Tìm hiểu về quy trình vận hành của bãi

III.

KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
1. Quy hoạch tổng thể Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn
Tổng diện tích danh cho chôn lấp là 53,49 ha có dung tích chứa khoảng
10.7 triệu m3.
- Ngay cổng vào xí nghiệp: trang bị 1 hệ thống giàn phun hiện đại để
rửa sạch xe khi ra khỏi bãi và 1 hệ thống cân điện tử 30 tấn.
- Khu nhà hành chính được bố trí cách xa khu vực chôn lấp, tránh ô
nhiễm.
- Khu xử lý chất thải độc hại công nghiệp có diện tích 5,15 ha
- Khu phân phân bón compost có diện tích 9,8 ha, công suất 685-700
tấn/ngày
- Khu đốt rác đô thị được bố trí ở phí nam diện tích 5,9 ha
- Khu chôn lấp: Gồm 9 ô chôn lấp, trong đó ô 1, 2, 3 đã đầy và đóng
bãi, cỏ đã mọc xanh trên bề mặt lớp đất phủ.
- Đường vận chuyển: gồm đường vận chuyển phía Đông Bắc để xe chở
rác và máy lu, máy ủi đi lên bãi rác. Đường phía Nam nối đường 35
vào khu liên hiệp rộng 11,25 m, dài 2,4 km. Đường vòng từ đỉnh bãi


chôn lấp xuống và nối với đường phía Nam để giúp xe đi lại thuận
tiện hơn. Tại những vị trí có kết cấu địa hình yếu hoặc do mưa gây
lầy lội được gia cố bằng những tấm kim loại có kích thước khoảng
1m x 2m x 0,2 m.
- Khu xử lý nước thải gồm: trạm xử lý bằng phương pháp sinh học có 3
hồ điều hòa (hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ tùy tiện), tháp UASB; trạm xử

lý nước bằng phương pháp hóa học; hồ chứa nước thải.
- Hệ thống cống rãnh thoát nước được xây xung quanh các ô chôn lấp
và cạnh đường để dẫn nước rỉ rác hoặc nước mưavề hồ chứa.
- Hệ thống ống thoát khí, thu khí metan tại các hố chôn lấp.
- Khu vực đang xây dựng
- Khu liên hiệp xử lý rác Nam Soan được xây dựng theo hai khu vực:
 Khu vực 1(1998-2000): Diện tích xây dụng 14,388 ha, cao độ
từ 15-25 m. Xây dựng 3 ô chôn lấp để đâu năm 1999 đưa các ô
vaaof chôn lấp rác thải khi Tây Mỗ đóng của. Đất xây dựng
khu hành chính, đường vào khu chôn lấp, đất nắn suối, đất mở
rộng đường liên xã.
 Khu vực 2(2000-2020): Có diện tích khoảng 74,32 ha bao gồm
8 ô chôn lấp cho giai đoạn 2, trạm xử lý nước rác, kể cả đê bao
và đường bao nằm trong thung lũng giữa các đồi núi có độ cao
+9m đến +11m, xây dựng khu chế biến phân compost và nhà
máy xử lý rác công nghiệp
2. Phương pháp vận chuyển và thu gom rác
Vận chuyển rác lên Bãi rác Nam sơn theo 2 phương án:
- Phương án 1: Toàn bộ chất thải được chuyển thảng lên Nam Sơn theo 2
tuyến:
Tuyến 1: Nội thành-Cầu Thăng Long- Nam Sơn: 61km
Tuyến 2: Nội thành- Cầu Chương Dương-Nam Sơn: 59km
- Phương án 2: Vận chuyển qua Tay Mỗ để chế biến thành phân compost.
Phương án này được tiến hành thực hiện từ giữa năm 2001. Tuy nhiên lượng rác
vận chuyển qua Tây Mỗ chỉ chiếm 1% và chủ yếu là rác thải thu gom từ các
chợ.
Nội thành- Tây Mỗ: 23km
Tây Mỗ- Nam Sơn: 48km



Quá trình thu và vận chuyển được thược hiện theo từng chuyến, mỗi xe thu
gom vận chuyển được 5 tấn/ chuyến. Việc thu gom rác được thực hiện vào
buổi tối.
3. Các phương pháp xử lý
3.1 Chôn lấp rác thải
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vẩn chuyển đến khu vực chôn
lấp. Phần lớn rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp
hợp vệ sinh. Theo quy hoạch tổng thể khu liên hiệp xử lý rác thải rắn Nam Sơn
giai đoạn 1, 3 ô chôn lấp 1, 2, 3 đã đầy và được đóng bãi( cao trình 15 m), 8 ô
chôn lấp còn lại trong giai đoạn 2 đag được được tiếp tục xây dựng và 1 số bãi
đã đưa vào hoạt động.
Trình tự chôn lấp rác thải khu vực 1:
 Giai đoạn 1: Rác được đổ vào ô 1, ô 2, 3 dùng để làm hồ sinh học, tăng
khả năng tự làm sạch của nước đã thải ra môi trường.
 Giai đoạn 2: Rác được đổ vào ô 1 cho tới cao độ +15m thì tiến hành đóng
bãi cụa bộ lô 1 và chuyển sang đổ rác tại ô số 2, 00 số 3 vẫn sử dụng làm
hồ sinh học.
 Giai đoạn 3: Rác được đổ vào ô 3 cho tói co độ +15m thì tiến hành dống
bãi cục bộ và dùng mặt bằng của 2 bãi 1, 2 để tiếp tục đổ rác tới khi đạt
cao độ 21m thì tiến hành đóng bãi theo quy định, ô số 3 vẫn giữ để làm hồ
sinh học.
 Giai đoạn 4: Đổ rác vào ô 3 từ cao độ +6m đến +21m. Hồ sinh học lúc
này là Hồ Phú Thịnh hoặc trên một ô trũng nào đó.
TRình tự chôn lấp rác thải khu vực 2(2000-2020):
Trong thời gian này xây dựng tổng cộng 6 ô chôn lấp rác thải( ô số 4, 5, 6,
7, 8, 9), lần lượt 2 ô một và đổ rác đến cao trình +15m để tiếp tực năng
cao lên +39m theo mái dốc 1/3. Với giải pháp trên tổng lượng rác có thể
chôn lấp là 9.587.292 m3. Thời gian vận hành 20 năm.
Tên ô chôn lấp


Thời gian vận hành

Ô 4 và 5 đến cao trình +15m

2001-2013

Ô 6 và 7 đễn cao trình +15m

2004-2005

Ô 7 và 8 đến cao trình +15m

2006-2007

Các ô khu vực 1 và 2 đến cao
trình 17 m

2007-2009

Các ô khu vực 1 và 2 đến cao
trình +20m

2009-2011

Các ô khu vực 1 và 2 đến cao

2011-2014


trình +23 m

Các ô khu vực 1 và 2 đến cao
trình +26 m

2014-2017

Các ô khu vực 1 và 2 đến cao
trình +39 m

2018-2020

Hình 3.1: Mặt cắt ngang của khu chôn lấp rác thải Nam Sơn

3.2 Thu hồi và xử lý nước rỉ rác
Nước rỉ rác - NRR (còn gọi là nước rác) là nước bẩn thấm qua lớp rác của
các ô chôn lấp, kéo theo các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi
chôn lấp.
 Thực trạng xử lý NRR tại nhà máy
- Lượng NRR phát sinh: 2.000 m3/ngày.đêm
- Công suất xử lý: 1.700 m3/ngày.đêm
- Khối lượng NRR đang tồn đọng: 600.000 m3/ngày.đêm
- Hệ thống 2 trạm xử lý:


+ Trạm 1: công suất 600 m3/ngày.đêm, vận hành từ 10/2005.
+ Trạm 2: công suất 1.100 m3/ngày.đêm, vận hành 10/2009.
Theo tính toán mỗi ô chôn lấp đang vận hành sẽ sinh ra một lượng nước
rác phát sinh khoảng 400-500 m3/ ngày. Nước rác theo các dòng chảy ,
cống, mương chảy về hồ chứa, nước hồ sữ được làm sạch qua một hệ thống
kết hợp giữa biện pháp sinh học và biện pháp hóa học, nước thải ra sau đó
cùng với nước sinh hoạt tại khu hành chính sẽ được quay vòng trở lại, sử

dụng cho việc tưới ẩm các ô chôn lấp và khu chế biến phân.
 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí với mô hình UASB
(Upflow anearobic sludge blanket)
UASB tạm dịch là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ
khí là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối
từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể
UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý
và hệ thống tách pha.
Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ
diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý
của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên bê
làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay
lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng
lắng chảy qua bể lắng để khử trùng và mùi hôi thối.
Nước thải trong hồ chứa được đưa vào bể UASB để xử lý kỵ khí, nước
sau khi xử lý kỵ khí xong sẽ đi vào bể xử lý hiếu khí.
 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình lợi dụng quá
trình sống và hoạt động của vi sinh vật hiếu khí và tùy tiện để phân hủy chất
hữu cơ và một số chất vô cơ có thể chuyển hóa sinh học được có trong nước
thải. Đồng thời các vi sinh vật phải sử dụng một phần hữu cơ và năng lượng
khai thác được từ quá trình oxi hóa để tổng hợp nên sinh khối.
Nước thải từ bể UASB được đưa đến bể xử lý hiếu khí, tại đây có các
thiết bị sục khí liên tục, cung cấp đầy đủ oxi cho vi khuẩn hiếu khí, nhờ vậy
nước thải được loại bỏ hầu hết các chất hữu cơ và một số chất vô cơ dễ phân
hủy, COD và BOD trong nước thải giảm nhanh. Nước từ bể sục khí hiếu khí
sẽ chảy qua các bể lắng 1 và bể lắng 2 để được xử lý mùi và khử trùng bằng
vôi bột.
Hình: Bể UASB kết hợp với bể xử lý hiếu khí tại TXL nước thải Nam Sơn



3.3 Thu hồi và sử dụng khí gas từ các ô chôn lấp rác
Sau khi chôn lấp, quá trình phân giải kỵ khí bên dưới ô chứa rác diễn ra
mạnh mẽ, sinh ra một lượng khí gas lớn, chủ yếu là khí metan. Khí này
được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và ống phát tán được đặt trên
ô chôn lấp.
Theo dự án "Thu hồi và sử dụng khí thải tại bãi rác Nam Sơn - Sóc Sơn Hà Nội" khởi công ngày 3/6/2009, khí thải sau khi thu về sẽ được phục vụ
cho nhà máy phát điện. Tuy nhiên hiện nay, công trình xây dựng nhà máy
phát điện tại Khu liên hiệp xử lý rác thải rắn Nam Sơn vẫn chưa hoàn
thành, do vậy lượng khí gas từ các ô chôn lấp bị phát tán ra ngoài môi
trường gây lãng phí và ô nhiễm môi trường . Bên cạnh đó, một phần nhỏ
được những người công nhân, nhân viên ở đây tận dụng để dun nấu không
đảm bảo an toàn.


3.4 Xử lý rác thải rắn bằng lò đốt rác
Ngày 14/1/2013 vừa qua, lò đốt rác thải hiện đại nhất miền Bắc có
công suất 48 tấn/ngày đã chính thức đi vào hoạt động tại Khu liên hiệp xử
lý chất thải rắn Nam Sơn. Công nghệ mới này có khả năng xử lý hiệu quả
đối với các loại rác thải rắn như caosu, rác thải y tế, rác thải công nghiệp,
… Công trình sẽ góp phần hiệu quả vào việc xử lý chất thải, giải quyết bài
toán môi trường đô thị của thành phố..
Hình 3.4: Lò đốt rác thải công nghiệp tại Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam
Sơn

4. Quy trình vận hành bãi
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình vận hành bãi
Ô tô chở rác

San phủ đất


Bơm nước
rác

Cân điện tử

Đổ rác

San ủi

Đầm chặt

Rắc
Bokashi

Chế phẩm
Enchoice

Xử lý nước
rác

Xả nước
thải đã xử lý

Đóng bãi
cục bộ

Trồng cây
xanh


Đóng bãi
toàn bộ

Lắp đặt hệ
thống thoát
khí gas


5. Một số hạn chế và kiến nghị
Trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải còn nhiều hạn chế:
- Chưa phân loại được rác tại nguồn, gây khó khăn cho quá trình xử lý và
chôn lấp
- Năng lực của xí nghiệp về các phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, trọng
tải nhỏ, cũ, hỏng,...
- Dây chuyền công nghệ còn thiếu, công suất chưa đáp ứng được nhu cầu
xử lý
- Chưa có thiết bị đầm chuyên dụng gây tốn kém diện tích chôn lấp, kết cấu
nền đất yếu dễ gây sụt, lún.
- Khí gas thoát ra từ bãi chôn lấp chưa được thu lại gây lãng phí và ô nhiễm
môi trường.
Trong việc chăm sóc sức khỏe người lao động:
Công nhân làm việc môi trường bị ô nhiễm đặc biệt môi trường không
khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người như
mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, viêm nhiễm,...Tuy nhiên,
những người công nhân này không hề được trang bị các thiết bị bảo hộ lao
động như gang tay, khẩu trang, ủng cao su,...
Từ những ý kiến chủ quan nêu trên em xin đưa ra một số kiến nghị sau
đây:
Đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ phục
vụ công tác thu gom và xử lý chất thải.

Tập huấn cho công nhân về cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân,
trang bị cho công nhân những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong việc giảm thiểu
và phân loại rác thải.


Một số hình ảnh cho hoạt động của bãi


IV.

KẾT LUẬN

Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn từ khi đi vào hoạt động đến nay đã góp
phần không nhỏ trong việc giảm bớt gánh nặng ô nhiễm rác thải trên địa bàn Hà
Nôi, tuy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý và vận hành nhưng
xí nghiệp cũng đạt được những thành quả nhất định. Hi vọng trong thời gian tới
xí nghiệp sẽ phát triển hơn nữa để thủ đô có được một môi trường trong lành,
sạch,đẹp.
Qua chuyến tham quan nhận thức này, em đã thu nhận cho mình rất nhiều
kiến thức thực tế và bổ ích, đồng thời em cũng nhận thấy rằng ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn là một thực trạng xấu đang xảy ra ở nhiều đô thị nói
chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Nếu ý thức của người dân không được
cải thiện nhiều, doanh nghiệp không có các biện pháp tận dụng nguồn phế
liệu, rác thải để tái sản xuất và dây chuyền công nghệ xử lý rác thải không
được nâng cao thì chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng: Một ngày nào đó
Thủ đô Hà Nội của chúng ta sẽ không còn quỹ đất để chôn rác nữa!

Lời cảm ơn!
Em xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Môi Trường đã tạo

điều kiện cho chúng em có một buổi đi tham quan bổ ích. Đặc biệt
em xin cám ơn thầy Lê Ngọc Thuấn và chú hướng dẫn viên của xí
nghiệp đã hướng dẫn chúng em tận tình giúp chúng em có được
những kiến thức khách quan và thực tế mà trên sách vở không có
được.
Bài làm của em còn nhiều sai sót, em mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Lương Đình Phẩm , Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp
sinh học. NXB GD
2. www.urenco.com.vn
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội
(URENCO)



×