Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

báo cáo tham quan nhận thức chuyên ngành công nghệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA MÔI TRƯỜNG
*****
BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ HIỀN
LỚP : KHMT_K36A
HUẾ, THÁNG 6/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG
*****
BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN
Năm học 2013-2014
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mở đầu
Nhờ được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của thầy cô khoa Môi Trường
trường Đại Học Khoa Học Huế. Và cũng nhờ được sự chấp thuận của các cơ quan,
tổ chức như: Nhà máy nước Quảng Tế, trạm quốc gia quan trắc tự động, bãi chôn
lấp rác Thuỷ Phương, nhà máy bia HUDA, vườn quốc gia Bạch Mã. Nên bắt đầu từ
ngày 12/06/2014 khoa Môi Trường trường Đại Học Khoa Học Huế đã tổ chức
chuyến tham quan nhận thức kéo dài đến ngày 19/06/2014 cho sinh viên.
Chúng em xin cảm ơn các giá viên hướng dẫn là: cô Đặng Thị Như Ý, cô Hoàng
Thị Mĩ Hằng và cô Mai Ngọc Châu đã đồng hành với chúng em trong suốt quá
trình tham quan thực tế này.
2. Mục đích thực tế
Với mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và ý thức tự học cho sinh
viên, tạo điều liện cho sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với môi trường thực tế, có
cơ hội áp dụng những điều đã học trên giảng đường vào thực tiễn, chuẩn bị hành
trang vào việc định hướng xác định nghề nghiệp tương lai. Vì vậy nên nhà trường
đã tổ chức chương trình thực tập tham quan này cho sinh viên.
Nhờ chuyến tham quan này, sinh viên đã được tìm hiểu về:


 Công nghệ xử lý nước thải tiên tiến
 Các hệ thống quan trắc môi trường tự động
 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt
 Công nghệ xử lý nước rỉ rác
 Công nghệ xử lý nước thải trong quá trình sản xuất bia
 Công tác bảo tồn ở Bạch Mã
3. Phương pháp
• Thời gian:
Ngày bắt đầu: 12/06/2014
Ngày kết thúc: 20/06/2014
• Nội dung:
• Ngày 12/06/2014: tham quan nhà máy nước Quảng Tế.
• Ngày 13/06/2014: tham quan trạm quốc gia quan trắc tự động tỉnh
Thừa Thiên Huế.
• Ngày 14/06/2014: tham quan bãi chôn lấp rác Thuỷ Phương.
• Ngày 16/06/2014: tham quan công ty bia Huda
• Ngày 19/06/2014: tham quan vườn quốc gia Bạch Mã.
II. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
A. Nhà máy nước Quảng Tế II

1. Khái quát về nhà máy nước Quảng Tế II.
1.1. Thông tin chung:
• Giới thiệu:
Nhà máy nước HueWACO được thành lập năm 1909. Gồm 33 nhà máy
xử lí nước và mạng lưới phân phối.Tổng công suất sản xuất
180,000m
3
/ngàyđêm. Tổng chiều dài đường ống phân phối 2300 km.
Nhà máy xử lý nước Quảng Tế II là một trong các đơn vị của nhà máy
nước Hue WACO được xây dựng năm 1997.

• Tên cơ sở: nhà máy nước Quảng Tế II
• Dự án: NMN Quảng Tế 2
• Công suất: 55,000 m3/ngày đêm bao gồm 02 đơn nguyên, công suất giai
đoạn 1 gồm 1 đơn nguyên là 27.500 m3/ngày đêm.
• Địa điểm: Bùi Thị Xuân, xã Thủy Xuân, Thừa Thiên Huế TP. Huế
• Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cấp Nước & Xây Dựng Thừa Thiên Huế
• Thời gian đưa vào vận hành: 08/2008
• Công nghệ áp dụng: Máy khuấy tạo bông Miltonroy – Mỹ, ( Tấm lắng
lamen) Ống lắng Lamenlla tải trọng cao Brentwood – Mỹ, Đan lọc HDPE 2
tầng Leopold – Mỹ
1.2. Chi tiết cụ thể như sau:
•01 máy khuấy nhanh 04 kW – 84 vòng/ phút Miltonroy – Mỹ và 08 máy
khuấy tạo bông 0,37kW – 10 – 15 vòng/ phút Miltonroy – Mỹ
•02 bể lắng tải trọng cao sử dụng ( Tấm lắng lamen) ống lắng Lamenlla tải
trọng cao Brentwood – Mỹ, CS mỗi bể lắng là 30,000 m3/ngày
•02 hệ thống hút bùn kiểu Siphon đặt chìm tự động ASC cho 2 bể lắng tải
trọng cao
•06 bể lọc nhanh sử dụng Đan lọc HDPE 2 tầng Leopold – Mỹ, Công suất
mỗi bể lọc là 10,000 m3/ngày
•01 hệ thống điều khiển trung tâm Scada cho toàn bộ nhà máy
 NMN Quảng Tế 2 được vận hành ổn định hiệu quả cao với thiết kế công nghệ
Mỹ hiện đại và tối ưu. Chất lượng nước sau lắng là 2NTU, sau lọc là 0,1 NTU,
CS nhà máy đạt 55,000 – 65,000 m3/ngày
1.3. Đặc điểm:
Nhà máy xử lý nước Quảng Tế II được xây dựng năm 1997, công suất thiết
kế toàn bộ là 55.000 m3/ngày đêm bao gồm 02 đơn nguyên, công suất giai
đoạn 1 gồm 1 đơn nguyên là 27.500 m3/ngày đêm.
Nhà máy xử lý nước Quảng Tế II đưa vào sử dụng từ năm 1998, có công
nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thiết bị đồng bộ và bán tự động.
1.4. Chức năng

NMN Quảng Tế 2 được vận hành ổn định hiệu quả cao với thiết kế công
nghệ Mỹ hiện đại và tối ưu. Chất lượng nước sau lắng là 2NTU, sau lọc là 0,1
NTU, CS nhà máy đạt 55,000 – 65,000 m3/ngày. Đảm bảo cung cấp nước
sạch cho TP. Huế và các vùng lân cận.
1.5. Nhiệm vụ
Luôn đảm bảo cấp nước đạt: “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”, ban hành
kèm theo Quyết định số: 1329/2002/BYT/QĐ của Bộ Y tế đến trước đồng hồ
khách hàng, trong khu vực mạng cấp nước thuộc Thành phố Huế và các vùng
phụ cận nối mạng với hệ thống cấp nước Huế, kể cả hệ thống cấp nước Hoà
Bình Chương và hệ thống cấp nước Khu du lịch sinh thái Bạch Mã.
2. Mô tả các hoạt động của cơ sở
2.1. Chu trình xử lý và sản xuất nước
Sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước Quảng Tế 2
2.2. Các quá trình xử lý
2.2.1. Công đoạn khuấy trộn

•Quá trình: Nước thô được bơm về từ Nhà máy Vạn Niên, theo một tuyến ống
DN800 bằng gang cầu Pháp (lắp đặt năm 1997) vào đến hệ thống cửa thu
tạo phản ứng với chất keo tụ PAC tại bể khuấy nhanh (bể tạo bông cặn) và
khuấy chậm (bể phát triển bông cặn).
• Thiết bị : Tại bể khuấy nhanh (bể tạo bông cặn) gồm 01 máy khuấy nhanh
04 kW – 84 vòng/ phút Miltonroy- Mỹ và khuấy chậm (bể phát triển bông
cặn) gồm 08 máy khuấy tạo bông 0,37kW – 10 – 15 vòng/ phút Miltonroy –
Mỹ.
• Mục đích:
- Làm cho hoá chất phân phối nhanh, đều, hiệu quả vào trong dòng chảy
của nước nguồn.
- Đây là điều kiện thiết yếu để keo tụ khi sử dụng các hoá chất keo tụ như
phèn nhôm hoặc PAC
- Châm soda để nâng pH (khi pH tăng thì khả năng khử tăng), oxi hóa các

chất Fe, Mn; châm Cl để oxi hóa Fe, Mn, Amoni, các chất hữu cơ gây ô
nhiễm ở trong nước.
2.2.2. Công đoạn lắng

•Quá trình: Nước sau khi tạo bông cặn đến bể lắng MULTIFLO với các tấm
lament để chuẩn bị cho vào bể lọc nhanh
Hệ thống ống châm hóa
chất
Máy khuấy
Hệ thống lament Bể lắng Multiflo
Hệ thống bơm nước rửa lọc
• Thiết bị gồm :02 bể lắng tải trọng cao sử dụng ( Tấm lắng lamen) ống lắng
Lamenlla tải trọng cao Brentwood – Mỹ, CS mỗi bể lắng là 30,000
m3/ngày.
• Mục đích: Loại ra khỏi nước những hạt cặn có kích thước và trọng lượng
lớn
• Kỹ thuật: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lamen và ống thu nước sau
lắng
2.2.3. Công đoạn lọc

• Quá trình: nước từ bể lắng được cho vào các bể lọc nhanh AQUAZUR, với
cát lọc thạch anh, đường kính hạt cát từ 0,9 đến 1,2 mm, chiều dày lớp lọc
từ 1,0 đến 1,2m. Quá trình súc rửa lọc bán tự động bằng nước rửa ngược và
khí.
• Thiết bị: 06 bể lọc nhanh sử dụng Đan lọc HDPE 2 tầng Leopold – Mỹ,
Công suất mỗi bể lọc là 10,000 m3/ngày.
• Mục đích:
- Loại bỏ các cặn bẩn có kích thước nhỏ còn lại sau giai đoạn lắng.
- Lọc cát thạch anh, cát Mangan, than anthracite và than HT hạt
- Rửa lọc tự động hoặc bán tự động

- Nước sau khi lọc than hoặc kết hợp vừa lọc cát và lọc than sẽ được khử
trùng bằng UV và javel/Clo.
2.2.4. Công đoạn khử khuẩn
• Quy trình: Trước khi vào bể chứa V=4000m3, nước được khử khuẩn bằng
Clo, với hệ thống định lượng cloromet (trước đây) hoặc khử khuẩn bằng
nước javen được điện phân trực tiếp từ muối, với hệ thống bơm định lượng.
• Mục đích:
Khử trùng các vi sinh vật gây bệnh bằng Javen hoặc Clo và duy trì một
lượng dư nhất định để phòng tái nhiễm bẩn trên mạng cấp
Hệ thống thiết bị rửa ngược
 Sau đó nước từ bể chứa, nhờ trọng lực, nước vào mạng lưới phân phối (vì
nhà máy được xây dựng ở cao độ +40m) qua tuyến ống gang DN800 hoà
với nhà máy Quảng Tế 1 để cung cấp nước cho nhân dân thành phố Huế và
các vùng phụ cận.
Chất keo tụ PAC được đưa vào cửa thu trước bể tạo bông bằng các bơm
định lượng. Định mức các hoá chất xử lý tuỳ thuộc vào nguồn nước và
được xác định bởi Phòng Quản lý chất lượng nước.
2.3. Hệ thống đo liên tục
• Đo liên tục các thông số bằng 3 máy đo pH, Clo dư, độ đục.
• Cơ chế: hàm lượng các chất sẽ được cập nhật liên tục 5-10 phút sẽ lưu kết
quả và hiể thị ra màng hình, màng hình sẽ được kết nói với phòng Quản lý
chất lượng nước.
2.4. Hệ thống xử lý bùn
Bùn từ các hệ thống xử lý nước trong các quá trình sản xuất nước sạch sẽ
được đưa qua hệ thống xử lý bùn gồm hai bể xử lý. ở đây bùn sẽ tiếp tục
được lắng và phần nước trên mặt sẽ được lưu hồi về hệ thống xử lý nước
còn lượng bùn còn lại sẽ được đưa ra bãi phơi bùn và sẽ chuyển giao cho
công ty Môi trường Đô thị.
2.5. Quản lý chất lượng nước
 Một số tiêu chuẩn về chất lượng nước

- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ăn uống: QCVN
01:2009/BYT
Các chỉ tiêu cơ bản:
- Choliform tổng: không có
- Độ đục : < = 2 NTU theo TCVN
< = 1 NTU theo WHO
< = 0,2 NTU theo Công ty
- Clo dư : 0,3 - 0,5 mg/l
Bãi phơi bùn
 Kế hoạch kiểm soát chất lượng nước
Chỉ tiêu Đơn vị
QCVN
01:2009/BYT
Tần suất
Trách nhiệm kiểm tra
CNV
H
PCL
Bên
ngoài
pH 6,5 - 8,5 1 ngày/lần x x
Độ đục NTU ≤ 2 1 ngày/lần x x
Clo dư mg/l 0,3 - 0,5 1 ngày/lần x x
Độ Oxy
Mg O/l ≤ 2 1 tuần/lần x
Sắt
mg/l ≤ 0,3 1 tuần/lần x
Manga
mg/l ≤ 0,3 1 tuần/lần x
Cholifo

Vi khuẩn/100ml 0 1 tuần/lần x
Arsen mg/l ≤ 0,01 6tháng/lần X
Kẽm mg/l ≤ 3 2 năm/ lần X
………

 Xác định các biện pháp

Mối nguy Giải pháp kiểm soát
Ô nhiễm nguồn
nước
- Xây dựng bản đồ giám sát nguồn nước
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguồn nước
- Lắp đặt phao chắn dầu, chắn rác tại điểm thu
- Dự phòng than hoạt tính
Kiểm tra chất
lượng nước không chặt chẽ
- Lắp đặt hệ thống kiểm tra chất lượng nước liên tục
Thiếu hụt hóa
chất xử lý nước
- Lập kế hoạch và triển khai thực hiện dự phòng hóa
chất và máy móc thiết bị
Áp lực nước mạng
yếu
Clo dư nước mạng
không đạt
- Xây dựng trạm tăng áp và châm Clo bổ sung
Nguồn điện
không ổn định
- Lắp đặt máy phát điện dự phòng
…………………………

 Xác định các chỉ số GS và giới hạn KS
CÔNG
ĐOẠN
CHỈ SỐ GIÁM SÁT
GiỚI HẠN KiỂM
SOÁT
Nguồn Cá chỉ thị < 2 con chết
Lắng
pH
NTU
7,0 - 7,5
< 20 % NTU nguồn
Lọc
Fe
Mn
< 0,05 mg/l
< 0,02 mg/l
Tẹc
NTU
Clo dư
< 0,2 NTU
0,5 - 0,7 mg/l
Mạng
NTU
Clo dư
< 0,3 NTU
0,3 - 0,5 mg/l
3. Nhận xét của bản thân
Qua quá trình tham quan cơ sở. em đã có điều kiện để cũng cố những kiến thức
lý thuyết đã được học. đặc biệt là trong các môn học như: hóa môi trường, vi sinh

vật học môi trường… các quá trình xử lý nước, sử dụng các loài nhạy cảm với chất
độc có tron g môi trường được sử dụng để thông báo cho người quan trắc chất
lượng nguồn nước….
Em đã có dịp làm quen với trường làm việc thực tế. Qua đợt thực tập này em đã thu
thập được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu và rất hữu ích cho bản thân. Như việc
tìm hiểu rõ hơn về quy trình xản xuất nước sạch và cơ chế vaanh hành của các thiết
bị dùng trong quá trình sản xuất nước sạch. Ngoài ra chúng em còn được tìm hiểu
về các thông số chất lượng nước….
Tất cả nhân viên làm việc theo một hệ thống và phối hợp chặt chẽ với nhau. Từng
cá nhân trong hệ thống có sự đồng bộ hóa chặt chẽ giữa các đồng sự để công việc
được hòan thành tốt.
Công việc thực tập là cơ hội để sinh viên đối diện với thực tế, sinh viên có thể
khẳng định năng lực của mình.
B. Trạm quốc gia quan trắc tự động môi trường không khí và nước
1. Trạm quốc gia quan trắc tự động môi trường nước cố định trên sông Hương

1.1. Khái quát chung
1.1.1. Thông tin chung
• Địa chỉ : Địa chỉ: 444 Chi Lăng, tổ 9, khu vực 4, phương Phú Hậu-tp Huế
• Bàn giao: Trạm được chính thức bàn giao và đưa vào hoạt động dưới sự
quản lý của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thien Huế vào ngày
23/5/2014.
• Dự án:Được đầu tư trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thiết bị tự động
quan trắc môi trường không khí và nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phê duyệt tại Quyết định số 1698QĐ/BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2007
1.1.2. Đặc điểm:
Trạm được đặt cố định bên bờ sông Hương, thuộc khu vực IV phường
Phú Hậu, T.P Huế và thực hiện quan trắc tự động, liên tục 24/24h. Đây là
cơ sở phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và quản lý chất lượng môi trường
nước sông Hương cả ở cấp Quốc gia và cấp địa phương.

1.1.3. Chức năng:
Thiết bị đo lường cho trạm quan trắc nước mặt tự động, liên tục cố định
cung cấp thông tin chất lượng nước mặt cho mạng lưới quan trắc môi
trường. Trạm quan trắc đo các chỉ tiêu pH, độ mặn, oxy hòa tan (DO), tổng
rắn hòa tan (TDS), độ đục, nhiệt độ, nitrat, amoni và có máy lấy mẫu tự
động. Các tín hiệu từ thiết bị được thu thập trên bộ điều khiển đa năng
SC1000 để đấu nối tín hiệu từ trạm về trung tâm điều hành ở các Sở Tài
nguyên Môi trường các tỉnh thành
1.1.4. Các thông số quan trắc:
TSS, TDS (hay EC), PH, nhiệt độ, oxi hòa tan (DO), nitrat.
1.2. Các chi tiết cụ thể

• Nhà trạm: bảo vệ thiết bị hệ thống quan trắc
• Hệ thống lấy nước mẫu trên sông bao gồm: Phao, lưới chắn rác và hệ thống
ống dẫn nước.
Nước mẫu phân tích là nước mặt trên sông Hương(tầng nước cách mặt sông
0.5 m).
• Hệ thống cấp nguồn điện:
• Điện nguồn từ lưới điện.
• Máy phát điện 5kVA.
• Hệ thống ATS.
• Hệ thống UPS 5kVA.
• Hệ thống phân tích chất lượng nước:
• SC1000: thiết bị phân tích chất lượng nước(thu nhận dữ liệu, hiệu chỉnh,
cài đặt sensor…).
• Đầu đo TSS
• Đầu đo điện dẫn – TDS: Sensor độ dẫn điện cảm ứng tạo ra một dòng điện
cường độ thấp trong một chu kỳ khép kín của dung dịch, sau đó đo cường
độ dòng điện này để xác định độ dẫn điện của dung dịch.
• Đầu đo pH: Phần chính của sensor là bầu thủy tinh cảm biến pH, bầu thủy

tính này chỉ cho phép ion H+ sẽ di chuyển vào trong để tạo ra sự cân bằng
bên trong và bên ngoài dung dịch. Sự di chuyển của các ion tạo ra sự thay
đổi điện thế và máy sẽ đọc điện thế này để chuyển thành giá trị pH.
• Đầu đo oxy hòa tan DO: Sensor này vẫn hành như một pin phát ra một điện
thế. Điện thế có được tỉ lệ thuận với nồng độ oxy hòa tan.
• Đầu đo độ đục: Nguyên lý của sensor dựa vào sự hấp thụ kết hợp ánh sáng
hồng ngoại. Từ sensor phát ra một tia sang bước sóng hồng ngoại 860 nm.
Tia sáng này bị phản xạ bởi những hạt trong nước, các tia phản xạ được
cảm biến bằng đầu dò quang học. Khi đo độ đục của nước thì đầu dò nhận
ánh sáng tán xạ góc 90 độ so với tia tới.
•Đầu đo Nitrat: Sensor sử dụng công nghệ điện cực chọn lọc ion để đo các ion
nitat. Điện cực chọn lọc ion có màng đặc biệt mà chỉ một loại ion đặc biệt
có thể bám vào. Kết quả là hình thành trên bề mặt màng một điện thế
chuyên biệt.
• Đầu làm sạch DO.
• Đầu làm sạch pH.
• Đầu làm sạch Nitrate.
• Máy lấy mẫu tự động SD900.
• Hệ thống bơm nước lấy mẫu:
Hệ thống bơm lấy mẫu được thiết kế gồm 2 bơm chạy luân phiên.
• Trạng thái: Đèn báo Run(Chạy)/ Stop(Dừng)/ Fail(Lỗi).
• Switch Auto/ Manual có tác dụng chuyển trạng thái bơm:
 Auto: các bơm sẽ chạy luân phiên nhau mỗi 3h.
 Manual: Dùng để chạy kiểm tra bơm.
• Hệ thống làm mát tủ điều khiển:
Tủ điều khiển được làm mát bằng 2 quạt thông gió gắn trên tủ.
• Hệ thống truyền số liệu:
• PLC S7-200.
• MT102: Thiết bị truyền số liệu GPRS.
1.3. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo đạc

1.3.1. Thiết bị đo PH, nhiệt độ.
• Cấu tạo: Gồm điện cực đo, điện cực tham khảo và điện cực nối đất, bên
trong có bộ mạch khuếch đại tín hiệu nhờ đó có thể đặt điện cực cách xa bộ
hiển thị
Thân vật liệu bằng PEEK hay Ryton chống ăn mòn bởi hóa chất
• Khoảng đo: -2 đến 14 pH
• Độ nhạy: +/- 0,01pH
• Bù trừ nhiệt độ tự động bằng: NTC 300
• Nhiệt độ vận hành: -5 đến 70
0
C
• Nguyên lý vận hành: Phần chính của sensor là bầu thủy tinh cảm biến pH,
bầu thủy tinh này chỉ cho phép ion H+ sẽ di chuyển vào trong để tạo ra sự
cân bằng bên trong và bên ngoài dung dịch. Sự di chuyển của các ion này
tạo ra sự thay đổi điện thế và máy sẽ đọc điện thế này để chuyển thành giá
trị pH.
• Giá trị pH: tính theo nồng độ ion H+ công thức như sau:
pH =-log[H+]
1.3.2. Thiết bị đo độ dẫn/TDS/độ mặn
• Thông số đo: độ dẫn, TDS, độ muối, nồng độ theo %, nhiệt độ
• Dải đo độ dẫn: 0-200 đến 2.000.000 μS/cm
• Dải đo TDS: 0.01 đến 9999 mg/L (chuyển đổi từ độ dẫn sang TDS)
• Dải đo độ mặn: 0 … 2000 ppt
• Cảm biến nhiệt độ bên trong Pt 1000 RTD
• Độ chính xác: > 500 μS/cm: ±0.5% giá trị đọc; < 500 μS/cm: ±5 μS/cm
• Thời gian phản hồi: 0.5 giây
• Vật liệu: Polypropylene, PVDF, PEEK® hay PFA Teflon®
• Cáp chuẩn sensor: 6 m
• Nguyên lý vận hành: Độ dẫn điện đo theo nguyên lý cảm ứng điện được
thực hiện bằng cách cho một dòng điện xoay chiều (AC) đi qua lõi quấn các

cuộn dây cảm ứng với dòng điện trong dung dịch điện ly. Dòng điện cảm
do dung dịch này sinh ra một dòng điện trong lõi quấn dây thứ hai. Lượng
dòng điện cảm trong lõi thứ hai tỉ lệ thuận với độ dẫn điện của dung dịch.
1.3.3. Thiết bị đo lượng oxy hòa tan (DO)
• Khoảng đo: từ 0,0 đến 20,0 mg/L, 200% oxy bão hòa
• Độ nhạy: 0.5%
• Độ chính xác: ± 0.1 nếu dưới 1ppm; ± 0,2 nếu trên 1ppm
• Thời gian đáp ứng ban đầu: 90% ít hơn 40 giây, 95% trong 60 giây
• Nhiệt độ vận hành: 0 tới 50
0
C
• Nguyên lí hoạt động:
Dùng phương pháp đo quang học của Hach hoạt động như sau: Đèn màu
xanh như hình vẽ sẽ phát ánh sáng xanh tới màng sensor có phủ vật liệu
phát quang để kích thích và làm phát ra ánh sáng màu đỏ. Khi có sự hiện
diện oxy trong nước thì thời gian để phát ra ánh sáng sẽ ngắn và cường độ
yếu hơn hơn so với khi không có oxy. Một diode quang học sẽ đo cường độ
và thời gian này, một đèn LED màu đỏ khác sẽ phát ánh sáng màu đỏ đến
lớp màng và cũng được đo bằng diode quang cường độ phản xạ để so sánh
làm chuẩn với cường độ ánh sáng đỏ phát ra từ lớp vật liệu. Thời gian
chênh lệch sẽ tỉ lệ với nồng độ oxy hòa tan.
1.3.4. Máy đo thông số Nitrat (Chỉ tiêu của TCVN 08/2009.)
• Khoảng đo: NO2,3-N: 0,1 tới 100 mg/l; hoặc 0,1 tới 50 mg/l: 0,1 tới
25mg/l
• Độ chuẩn xác +/- 3% giá trị đọc hoặc +/- 0.5 mg/L
• Độ phân giải: 0.1mg/L
• Nhiệt độ vận hành: 2-40
0
C.
• Áp suất hoạt động tối đa: 0.5 bar

• Nguyên lý hoạt động: Đo độ hấp thụ tia UV không sử dụng hóa chất với
công nghệ đo bằng 2 tia
Nitrat hòa tan trong nước hấp thụ tia UV với bước sóng dưới 250nm. Điều
này gắn liền với sự hấp thụ nitrat làm cho nó có thể xác định bằng phương
pháp quang học nồng độ của nitrat mà không cần sử dụng thuốc thử bằng
cách sử dụng một sensor đặt trực tiếp vào môi trường. Nhưng các nguyên
tắc đo dựa trên đánh giá của tia UV( không nhìn thấy), màu sắc của môi
trường không làm ảnh hưởng kết quả đọc.
Nguồn đèn (flash lamp) từ sensor phát ra hai chùm tia để đo và điều chỉnh
độ đục. Hai đầu dò quang sẽ đọc độ hấp thu từ hai chùm tia này.
Sự bù trừ hai độ hấp thu này sẽ cho kết quả độ hấp thu của thành phần
NOx-Ntrong nước
1.3.5. Thiết bị đo độ đục
• Đơn vị: NTU, FNU
• Thân đầu đo bằng thép không gỉ, cần gạt bằng silicon
• Thang đo: 0.001-4000 NTU
• Độ chính xác độ đục ≤ ±1% hay 0.001NTU
• Cấu tạo: Có cần gạt tự động làm sạch, sensor không bị ảnh hưởng độ màu
của mẫu
• Thời gian lấy tín hiệu trung bình ra: 1-300 giây (có thể cài đặt)
• Vận tốc dòng chảy: tối đa 3 m/s (9.8 ft./s)
• Nhiệt độ hoạt động >0 đến 40°C
• Nhiệt độ của mẫu >0 đến 40°C
• Thời gian đáp ứng ban đầu: 1 giây
• Chiều dài cáp nối đầu đo 10m
• Nguyên lý vận hành: Đo tổng chất rắn lơ lửngđộ đục nhờ bộ phận quang
học có 2 tia hồng ngoại nguồn đèn LED, bộ phận thu tín hiệu ở góc 140
0

90

0
so với tia phát ánh sáng.
Từ sensor phát ra một tia sáng (nguồn đèn LED) bước sóng hồng ngoại
860nm
Tia sáng này bị phản xạ bởi những hạt trong nước, các tia phản xạ được
cảm biến bằng đầu dò quang học. Khi đo độ đục của nước thì đầu dò
(detector) nhận ánh sáng tán xạ góc 90
0
so với tia tới. Đầu dò (Backscatter
detector) đặt góc 140
0
so với tia sáng tới để dùng đo chất rắn lơ lửng.
1.4. Nguyên lý thiết kế của hệ thống
Nước mặt sẽ được bơm lên từ sông đưa vô bồn có gắn sẵn các sensor đo
các chỉ tiêu nước mặt. Tại đây bộ điều khiển SC1000 kết nối các tín hiệu
dạng đầu cắm từ các sensor: pH, DO, TSS Nitrat, Độ Đục, TDS(EC) và
nhiệt độ sẽ xử lý và đưa ra các giá trị đo được trên màn hình SC1000 đồng
thời xuất ra tín hiệu 4-20mA tương ứng với chỉ tiêu trên để truyền tín hiệu
đến bộ PLC Siemens có sẵn ngõ đọc dòng 4-20mA.
Bộ PLC Siemens(S7-200) sẽ kết nối qua Internet truyền tín hiệu tức thời
về trung tâm giám sát.
Bộ dataloger Inventia kết nối Modbus với PLC Siemens cho ta 1 tùy
chọn truyền số liệu về trung tâm qua đường GPRS.
Dạng dữ liệu truyền về trung tâm sẽ theo định dạng file csv, OPC truyền
các thông tin về các chỉ tiêu nước mặt tại trạm giám sát.
02 Bơm hút được điều khiển hoạt động luôn phiên nhằm đảm bảo hệ
thống hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ bơm.
2.Trạm quốc gia quan trắc không khí tự động

2.1. Khái quát chung

2.1.1. Thông tin chung
• Địa chỉ : 66 hùng vương, phú nhuận. tp.Huế
• Dự án: Tăng cường thiết bị tự động quan trắc môi trường không khí và
nước” được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1698
ngày 29/10/2007
2.1.2. Đặc điểm:
Trạm được đặt trong khuôn viên Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên
Huế và thực hiện quan trắc tự động, liên tục 24/24 giờ
2.1.3. Mục tiêu:
Mục tiêu chính: là để cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và nồng
độ chất ô nhiễm phục vụ cho công tác quản lý môi trường.
Những mục tiêu cụ thể trong gia đoạn hiện nay là:
• Đánh giá trạng thái MT và BVMT
• Đánh giá động thái MT
• Phát hiện và định lượng các vấn đề MT
• Đánh giá tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn/quy chuẩn MT
• Đánh giá hiệu quả chương trình khống chế ô nhiễm
• Xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề ô nhiễm để giải quyết
• Giảm ô nhiễm MT
• Nâng cao kiến thức về hệ sinh thái và sức khỏe MT
2.1.4. Các thông số quan trắc
• Chất lượng môi trường không khí O
3,
SO
2
,NO,NO
2,
NO
x,
CO.

• Vi khí hậu: hướng gió, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ, bức xạ, áp suất.
• Thông số khí độc: benzen, etylen benzene, MP-xylen, oxlen, toluene.
• Thông số bụi: PM
2.5
, PM
10
, PM
1
.
 Nguyên lí hoạt động của từng modul:
• APNA { NO,NO
2
,NO
x
} giảm áp suất quang hóa điều biến dòng khí ngang
• APSA SO
2
} phát xạ huỳnh quang tử ngoại.
• APMA {CO } công nghệ hấp thụ quang phổ hồng phân tánđiều biến dòng
khí ngang
• APOA {O3} phương pháp hấp thụ tử ngoại NDUV điều biến dòng khí
ngang
2.2. Chi tiết cụ thể:
2.2.1. Thiết bị thu thập dữ liệu
- Màn hình IO-expander + IO expander lưu trữ 21 thông số.
- Phần mềm IO-vis: hiển thị, quản lý các thông số quan trắc thông qua
dataloger
2.2.2. Thiết bị hiệu chỉnh
- Máy APMC: pha trộn khí chuẩn từ các bình khí để cung cấp cho các quá
trình hiệu chuẩn.

- Van hiệu chuẩn cho APMC
- Máy nén khí
- Bình khí chuẩn SO2,CO,NO
- Ba cục lọc:
• characoal (than hoạt tính)
• Silicagel
• Mix: soda lime, characoal, molecula sieve
2.2.3. Hệ thống cung cấp điện cho trạm
- ATS chuyển nguồn tự động giữađiện lưới vàđiện phát
- Máy phátđiên 10KVA
- Nguồn nuôi dự phòng UPS
- Tủđiện tổng của trạm
2.2.4. Thiết bị phụ trợ
- Ống lấy mẫu khí-monifol
- Bơm lấy mẫu khí, sinh khí N2
- Đầu lấy mẫu bụi
- Hai điều hòa chạy luôn phiên
- Quạt hút, báo cháy, báo khói
2.3. Các công việc vận hành và quản lí trạm
 Vận hành trạm lần đầu
-Kiểm tra và bật hệ thốngđiện
-Bật các thiết bị chính( 4 modul )grimm, dataloger,BTEx, bật bơm hút máy
sinh khí nito, kiểm tra hệ thống van, kết nối phần mềm.
 Hiệu chuẩn
-Bật màn hình hay mở khóa modul: mở APMC, mở bình khí CO, NO, SO2.
-Thực hiện hiệu chuẩn:
• B1: Vặn van của modul tương ứng
• B2: Truy câp hiệu chuẩn CAL
• B3: Trên APMC lựa chon loại khí tương ứng với modul cần hiệu
chuẩn

• B4: Nhập nồng độ bình khí
• B5: Cài đặt các nồng độ span trong khoảngđo thực tế
• B6: Lựa chọn điểm chuẩn zero hay span tương ứng với modul
• B7: Nhấn zero set hay span set khi ổnđịnh
• B8: Đưa thiết bị về màn hình chính vàđóng màn hình chính
• B9: Vặn van về vị trị SAMPLE
2.4. Vệ sinh, bảo hành thay thế các thiết bị
- Thiết bị Grimm:
o Lưới thép chắn bụi phía đầu lấy mẫu
o Chai thủy tinh nhỏ đựng bụi ở phía trong
- Các thiết bị AP:
o Màn lọc làm sạch khí và bảo vệ máy
o 2 đến 3 tuần sẽ thay một lần tùy vào điều kiện môi trường không khí
- Các bộ phận khác:
o Cục lọc silicagel, senebber
o Manifolol
o Chai thủy tinh
o Máy phát điện
2.5. Quy trình ngừng hoạt động cho trạm.
• B1: Ngừng hoạt động phần mềm dataloger
• B2: Ngừng hoạt động các thiết bị chính .
• B3: Ngưng máy Grimm.
• B4: Ngừng hoạt động BTEx,bơm hút khí, sinh khí nito
• B5: Ngắt nguồnđiện( rack 1, rack 2, atomat rack1, atomat rack 2, table,
light, ups,….)
2.6. Các thao tác kiểm tra trạm
 Kiểm tra bên ngoài trạm
- Thiết bị khí tượng như thiết bị đo tốc độ gió, hướng gió, bụi, nhiệt độ,…
- Máy phátđiện
 Kiểm tra bên trong trạm

- Kiểm tra mùi lạ bên trong trạm.
- Quan sát hoạt động và kết quả hiển thị của các modul.
- Kiểm tra hệ thống phân phối khí, dẫn khí từ môi trường vào
- Kiểm tra ba bình khí chuẩn
- Kiểm tra hoạt động của các máyđiều hòa,nhiệt độ
- Kiểm tra tủđiện
- Kiểm tra hệ thống quét hút
- Quan sát các số liệuởphần mềm IOVIS
- Kiểm tra việc hiệu chuẩn của từng modul
- Kiểm tra thời hạn thay thế các linh kiện
- Vệ sinh trạm 2-3 tuần/ 1 lần.
- Ghi chép đầy đủ vào nhật kí vận hành và kiểm tra trạm
3. Nhận xét của bản thân
- Chuyến đi tham quan thực tế tại Trạm quan trắc chất lượng nước tự động có
các kiến thức liên quan tới môn Hóa phân tích, Hóa môi trường,khoa học
trái đất, khí hậu khí tượng…
- Chúng em có cơ hội để hiểu thêm về các kiến thức đã được học trên giảng
đường. các quá trình xử lý, đánh giá số liệu để biết rõ hơn về thực trạng môi
trường. từ đó nâng coa ý thức trong mỗi sinh viên về vấn đề bảo vệ môi
trường
- Qua chuyến đi thực tế cho chúng em có cơ hội để tìm hiểu thêm về chất
lượng nước của sông hương, về chất lượng không khí của tp. Huế. Từ đó có
ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
- Hiểu thêm về cấu tạo và nguyên tắc vận hành của các thiết bị dùng trong
trạm quan trắc
C. Bãi chôn lấp rác Thủy Phương

1. Khái quát về bản chôn lấp rác Thủy Phương
1.1. Thông tin chung
• Địa chỉ: Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

• Ngày thành lập: bàn giao HEPCO quản lý, vận hành từ 31/7/1999
• Thời gian dự kiến hoạt động: từ năm 1999 – 2015
• Công suất: 300 tấn/ ngày
• Dự án: Do dự án Việt Nam – Thụy Sĩ về phát triển đô thị Huế quy hoạch,
thiết kế, thi công và bàn giao HEPCO quản lý, vận hành.
• Tổng diện tích: 10 ha
1.2. Nhiệm vụ:
- Xử lí rác thải sinh hoạt, cơ quan, đơn vị…
- là khu chôn lấp rác thải sinh hoạt cho đô thị Huế và vùng phụ cận.
- Cung cấp phân bón
1.3. Đặc điểm:
• Là bãi rác hợp vệ sinh đầu tiên tại Việt Nam.
- Bãi không sử dụng hóa chất mà chỉ sử dụng chế phẩm sinh học EM để xử
lý mùi hôi của rác (khoảng 300 lít/năm) và các ô rác được đậy bằng tấm
nhựa HDPE để ngăn không cho nước mưa vào các ô rác, hạn chế phát tán
mùi và chống rác bay.
- Bước rỉ rác được xử lý bằng phương pháp sinh học với hệ thông các hồ sinh
học kỵ khí, tùy nghi và hiếu khí với công suất thiết kế tương ứng lưu lượng
350m³/ngày và BOD5 = 1540mg/L.
- Bãi chôn lấp có lớp đất sét nén dày 60cm đảm bảo điều kiện an toàn không
gây ô nhiễm cho vùng đất tự nhiên ở phía dưới đảm bảo không gây lây lan
ô nhiễm ra các vùng xung quanh.
• Gồm 2 bãi với tổng diện tích chôn lấp là 4,8ha ( đến nay bãi số 1 đã đầy và
đã được đóng cửa hoàn toàn, công ty đang vận hành bãi số 2 ).Bãi chôn lấp
rác thải Thủy Phương được thiết kế, xây dựng đồng bộ theo các tiêu chuẩn
của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh bao gồm: bãi chôn lấp, đáy bãi có chống
thấm bằng đất sét, hệ thống tách nước mưa,hệ thống thu và xử lý nước rỉ
rác, hệ thống thu khí, đường vận chuyển, lớp phủ cuối cùng khi hoàn thiện
ô rác và các cơ sở hạ tầng khác.
1.4. Cấu tạo ô chôn lấp

- Dưới cùng là đất tự nhiên
- Tiếp là lớp ngăn nước rỉ rác thấm vào đất có thể là nilon hoặc lớp đất sét
dày 60cm
- Dưới lớp đất sét là 2 ống dẫn nước rỉ rác đi
- Tiếp theo là lớp cát hạt to khoảng 10cm
- Trên lớp cát là 20cm đá 4x6
- Cuối cùng là lớp chất thải rắn.
2. Quy trình vận hành
2.1. Thu gom rác
• Nguồn rác: Rác sinh hoạt từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình…
từ trong tp. Huế và các huyện lân cận.
• Hình thức thu gom: Hầu hết các đường ở tp. Huế đều được trang bị các
thùng rác. Sau đó cuối ngày xe lấy rác sẽ thu gom rác từ các thùng rác đó để
chở về nhà máy xử lý rác Thủy Phương để xử lý.
2.2. Cơ chế:
Nhà máy xử lý được khoảng 200 tấn/ngày. Số rác thừa sẽ được đua ra bãi
chôn lấp để tiến hành chôn lấp.
- Dùng xe ủi để xử lý quá trình đổ rác vào bãi rác.
- Phân ô chôn lấp tùy theo lượng rác.
2.3. Yêu cầu:
- Phải thu được nước rỉ rác
- Mặt trên của bãi chôn lấp phải sạch sẽ, thông thoáng
 Bãi chôn lấp rác Thủy Phương thuận lợi hơn các đơn vị khác vì địa hình là đồi
núi nên rỉ rác có thể tự chảy ra. Trong khi ở các đơn vị khác thì phải dùng ơm
mới xử lý được rỉ rác.
2.4. Hướng dẫn vận hành
• Đường hoạt động:
- Đường tạm được thiết lập và phát triển khi cần thiết
- Đường chính phải được bảo dưỡng thường xuyên để quá trình vận hành
đảm bảo được an toàn

o Khảo sát dấu hiệu của sự sạt lở, đắp đất bị cuốn trôi, trồng cây xanh…
o Đắp đất bị sạt lỡ bằng đất mới.
o Đắp ổ gà bằng sỏi hoặc nhựa butimen
- Mở rộng đường hoạt động
o Làm trên đỉnh rác, đổ rác gần ổ rác càng tốt.
o Ngay khi đạt đến độ cao của lớp phủ cuối cùng thì đường tạm trở
thành đường cố định.
• Đổ rác
- Đổ sát mép bãi đổ giới hạn. bằng cách chắn bê tông theo các mặt trượt
của các tấm plastic dưới đáy bãi.
- Rác phải được đổ đều dọc theo bề dọc của bãi rác.
• Thi công các ô rác
 Ổ rác điển hình:
- Xe ủi san từng lớp 15-20 cm khoảng 5 lần.
- Rác tiếp nhận khoảng 14 ngày thì sẽ được phủ một lớp đất trung gian
15cm. bề dày lí tưởng 2-3m, rộng 10m.
 Ô rác bên dưới:
- Tháo dỡ đập tạm tấm plastic trong chều dài 20m
- Di chuyển sỏi về một bên và tháo dỡ các tấm plastic
- Tháo dỡ các đập tạm. thay lớp sỏi khác cho lớp thoát nước.
- Các bước tiếp theo như trong ô rác điển hình
 Ô rác ở giữa:
- Chôn lấp các loại rác độc hại và rác độc thù
- Các bước tiếp theo như ô rác điển hình
 Ô rác trên cùng:
- Bước đầu như ô rác điển hình
- Lắp đặt các ống thoát khí
- Thi công lớp phủ cuối cùng
- Trồng cây
• Hệ thống thoát khí

 Cột dẫn khí:
- Lắp đặt các ống thép dài tại vị trí quy hoạch
- Đổ sỏi thô hay vật liệu thô vào trong ống
- Khi rác cao đến gần đỉnh. Dùng xe xúc đẩy để nâng các ống lên chuẩn
bị cho các ô rác cao hơn.
 Mương thu khí nằm ngang:
- Thi công trên đỉnh các ô rác trên cùng. Mặt cắt ngang 50x50 cm.
- Đổ sỏi thô hay vật liệu thải xây dựng
- Chiều dài mỗi ô vuông là 10m
 Ống thoát khí:
- Ống thoát khí D100 bằng nhựa HDPE cắm sâu khoảng 30cm vào các
vị trí giao điểm của cột dẫn khí và mương thu khí.
- Đổ một lớp bê tông trên lớp đất sét của lớp phủ trên cùng để chon giữ
ống.
- Các ống này nhô lên bề mặt trên cùng của bãi rác khoảng 60cm.
• Lớp phủ trung gian
 Dùng dất đổ rải đều lên bề mặt các khối ô rác
 Dùng xe ủi san đều đất lên bề mặt mội lớp khoảng 15cm
• Lớp phủ cuối cùng
 San một lớp đất sét dày 60cm trên bề mặt

×