Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tích hợp toán, địa lí, sinh học, giáo dục môi trường vật lý 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 18 trang )

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
Dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Vật lý, địa lý, toán học, sinh học,
giáo dục bảo vệ môi trường thông qua bài: Trọng lực - Đơn vị lực (vật lý 6)
2. Mục tiêu dạy học
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này
là:Môn Vật lý, Địa lý, Toán học, Sinh học và giáo dục bảo vệ môi trường.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn vật lý - địa lý, vật lý toán học, vật lý - sinh học, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
Cụ thể các đơn vị kiến thức liên môn được tích hợp như sau:

 Môn Vật lý:
 Học sinh nêu được :
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất, tác dụng lên mọi vật xung quanh Trái Đất.
- Các đặc điểm của trọng lực:
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: hướng về phía Trái Đất (từ trên xuống dưới)
+ Độ lớn (cường độ) của trọng lực tác dụng lên vật là trọng lượng của vật.
- Đơn vị đo cường độ lực là : niutơn (kí hiệu là N)
 Học sinh biết dây dọi là một dụng cụ gồm một quả nặng được treo đứng yên
vào một sợi dây mềm. Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.
Học sinh biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng trong thực tiễn.
 Học sinh biết được quả nặng có khối lượng 100mg (0,1kg) thì có trọng
lượng là 1N để từ đó bước đầu tìm ra mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của
vật cũng như trọng lực mà trái đất tác dụng lên vật (Vật có khối lượng càng lớn thì
trọng lượng càng lớn, tức trọng lực trái đất tác dụng lên vật có cường độ càng lớn).
 Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến trọng lực: mưa đá, lũ quét,
lũ ống, khói bụi, ...
 Yêu thích bộ môn, ham thích khám phá khoa học.

 Môn Địa lý (giải thích hiện tượng lũ quét, lũ ống, trượt lở đất):
- Biết cách xác định phương, hướng và các cực trên quả địa cầu.


- Thấy được các hiện tượng: lũ quét, lũ ống,… thường xảy ra ở các khu vực có
địa hình đồi núi dốc khi những mảng đất, đá, bùn có sự liên kết kém với bề mặt dưới
tác động của mưa bão và tác động trực tiếp của trọng lực chúng có thể dễ dàng trôi
1


trượt xuống theo triền dốc và có thể cuốn trôi nhà cửa, cầu cống, phương tiện giao
thông, người và gia súc,… trên dòng chảy của nó để lại những hậu quả nặng nề cho
con người.
- Học sinh thấy được nguyên nhân sâu sa dẫn đến việc xảy ra ngày càng nhiều
hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất là do nạn chặt phá rừng bừa bãi ở đầu nguồn từ
đó nêu được các giải pháp để hạn chế các hiện tượng trên:
+ Trồng cây theo các đường đồng mức (ngang dòng chảy của lũ)
+ Làm ruộng bậc thang.

 Môn Toán (giải thích hiện tượng khói bụi):
- Từ thông tin đã biết quả nặng có khối lượng 100mg (0,1kg) thì có trọng lượng
là 1N, học sinh vận dụng quan hệ tỉ lệ thuận trong toán học để biết quả nặng 1kg có
trọng lượng là bao nhiêu N từ đó tìm ra được sự liên hệ giữa trọng lượng và khối
lượng của vật: Một vật có khối lượng càng lớn, thì trọng lượng càng lớn. Mà trọng
lượng của vật lại chính là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật.
- Từ đó học sinh giải thích được hiện tượng khói bụi: Do các hạt khói, bụi có
khối lượng rất nhỏ, vì thế trọng lực của trái đất tác dụng lên chúng rất nhỏ vì thế chỉ
cần sự di chuyển qua lại của các phương tiện giao thông, hay gió thì bụi và khói có
thể dễ dàng bốc lên, bay lơ lửng.
- Biết sử dụng Eke để tìm ra mối liên hệ giữa phương thẳng đứng với phương nằm
ngang.

 Môn sinh học:
- Học sinh thấy được tác hại của khói bụi đối với môi trường và sức khoẻ của con

người. Khói bụi là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt, đường hô
hấp, máu,.... Nhiều tài liệu nghiên cứu đã liệt khói bụi vào nhóm nguyên nhân gây
ung thư đường hô hấp ở người.
- Từ đó nêu được các biện pháp để hạn chế các tác hại do khói bụi gây ra: trồng
nhiều cây xanh, làm sạch môi trường thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường hay
tham gia lao động, không vứt rác bừa bãi, thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ...

 Giáo dục bảo vệ môi trường:
- Thấy được những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra với tần suất ngày càng tăng đối
với môi trường sống.
- Thấy được vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và
hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh lớp 6A1 trường THCS Long Trì
- Số lượng: 30 học sinh
2


4. Ý nghĩa của bài học.
Nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động
trong giờ học. Thông qua đó làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được
nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác.
Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến
thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình giải toán và liên hệ với thực
tiễn trong cuộc sống. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh có
phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có
hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều

hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Kiến thức liên quan,
- Các đoạn video clip về
+ Các hiện tượng: mưa đá, lũ quét, lũ ống, trượt lở đất;
+ Đoạn ghi âm giải thích tác động trực tiếp của trọng lực đến hiện tượng lũ
quét, lũ ống, trượt lở đất;
+ Các hình ảnh minh hoạ về: trọng lực, nhà du hành; hình ảnh: chặt phá rừng
đầu nguồn, các biện pháp bảo vệ môi trường, chống lũ quyét, lũ ống, trượt lỡ đất;...
- Bài giảng điện tử, các thiết bị công nghệ cần thiết cho tiết dạy: máy chiếu,
bảng tương tác, loa, máy tính,.
- Phiếu học tập, bảng nhóm.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của dự án này được mô tả thông qua
giáo án bài: “Trọng lực – Đơn vị lực”. Một số câu hỏi trong sách giáo khoa đã được
thay đổi lại đôi chút để phù hợp với tiến trình nhận thức và học tập của học sinh. Vì
vậy hệ thống câu hỏi được điều chỉnh lại và ghi rõ trong phiếu học tập của học sinh và
bài giảng điện tử của giáo viên.

3


BÀI 8: TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC (VẬT LÝ 6)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi: Trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì? Nêu được
đặc điểm phương và chiều của trọng lực, đơn vị đo cường độ lực.
- Vận dụng được các kiến thức liên môn vật lý, địa lý để :
+ Thấy được tác động trực tiếp của trọng lực trong các hiện tượng như: lũ quét,
lũ ống, trượt lở đất;

+ Nêu được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến các hiện tượng đó và đề
ra được một số biện pháp hạn chế tác hại do các hiện tượng đó gây ra cho con
người và môi trường.
- Vận dụng được kiến thức liên môn vật lý - toán học để tìm ra mối liên hệ
giữa trọng lượng và khối lượng, từ đó giải thích được sự liên quan giữa trọng lực với
hiện tượng khói bụi.
- Vận dụng được kiến thức liên môn vật lý - sinh học để thấy được các tác hại
của khói bụi đối với sức khỏe con người và môi trường từ đó đưa ra được các giải
pháp hạn chế tác hại của khói bụi đối với sức khỏe con người và môi trường.
- Biết sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
- Biết sử dụng thước eke trong toán học để tìm ra mối liên hệ giữa phương
thẳng đứng và phương nằm ngang.
2. Về kĩ năng
- Làm được thí nghiệm khảo sát để tìm ra kiến thức
- Sử dụng đúng thuật ngữ trọng lực và trọng lượng.
3. Về thái độ
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập
- Yêu thích các bộ môn: vật lý, địa lý, toán học, sinh học,.. và có ý thức bảo
vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
4


1) Giáo viên:
- Giá đỡ, lò xo, quả nặng.
- Kiến thức liên quan, các đoạn nhạc, phim minh hoạ
- Bài giảng điện tử, các thiết bị công nghệ cần thiết: máy chiếu, máy tính, bảng
tương tác, loa..
- Phiếu học tập, bảng nhóm.
2) Học sinh:

- Các kiến thức có liên quan.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2’)
Hoạt động của Học sinh
Trợ giúp của Giáo viên

Nội dung

(HS)
- Quan sát, lắng nghe

(GV)
- GV thả viên phấn từ trên cao.

cần đạt

- HS trả lời

- ? Có hiện tượng gì xảy ra với

bài 8: TRỌNG

viên phấn?
- HS quan sát

* Tích hợp kiến thức địa lý:

LỰC ĐƠN VỊ LỰC

- Chiếu hình ảnh phần mở đầu

- HS: nghe và ghi bài

trong sgk.  Y/c HS đọc phần
đạt vấn đề
- Đặt câu hỏi: Tại sao những
người đứng phía dưới (phía
nam bán cầu) và phía đông, tây
lại không bị rơi ra ngoài trái
đất?
- GV dẫn dắt vào bài.

* Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của Trọng lực (15’)
Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

Nội dung cần đạt

- HS quan sát hình - Yêu cầu học sinh quan sát hình I. Trọng lực là gì?
8.1, nêu dụng cụ và 8.1 SGK và nêu dụng cụ, cách tiến 1. Thí nghiệm
cách tiến hành thí hành thí nghiệm hình 8.1 .
5

a. Thí nghiệm 1


nghiệm.
- HS quan sát thí - GV gọi 1 HS làm TN và yêu cầu
nghiệm và trả lời câu cả lớp quan sát trạng thái của lò xo
hỏi của GV


trước và sau khi treo quả nặng.
- ? Quả nặng có tác dụng lực lên lò
xo không? giải thích?
- ? Lò xo có tác dụng lực vào quả
nặng không?

- HS hoạt động nhóm - Hướng dẫn HS hoạt động nhóm:

C1

thảo luận trả lời C1 Thảo luận trả lời câu C1 vào bảng
theo yêu cầu của GV.

nhóm trong 2 phút.

- Thảo luận chung cả - Tổ chức thảo luận chung cả lớp
lớp về kết quả hoạt về kết quả hoạt động của các
động của các nhóm.

nhóm rồi chính xác hoá đáp án

- Chính xác hoá đáp trên máy chiếu.
án C1 vào phiếu học
tập.
- HS tìm hiểu cách

- Yêu cầu HS đọc SGK rồi nêu

tiến hành thí nghiệm cách tiến hành thí nghiệm b/ trang b. Thí nghiệm 2

b/ trang 27 – SGK.

27- SGK.

- HS làm thí nghiệm - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm,
b theo nhóm và trả lời tiến hành thí nghiệm b với cục
câu C2.

gôm hiện có và thảo luận trả lời
C2.

- HS trả lời và chính

- Tổ chức thảo luận chung cả lớp

xác hoá câu trả lời C2 C2 rồi chính xác hoá câu trả lời - C2
vào phiếu học tập.

trên máy chiếu.

- HS: Tluận nhóm 2

- Chiếu C3 Yêu cầu H thảo luận

HS trả lời.

nhóm 2 HS trả lời.=> chiếu, chốt.

- HS: lắng nghe và - Đặt câu hỏi: Vậy, lực hút các vật
6



ghi

kết

luận

vào trong 2 thí nghiệm trên sinh ra do

phiếu học tập

đâu? => Thông báo về trọng lực.

- HS trả lời.

- GV: chốt lại và ghi bảng

- HS nêu dự đoán.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi tình - Trọng lực là lực hút
huống đã nêu ở đầu bài.

2. Kết luận:
Trái Đất, tác dụng lên

- HS quan sát và lắng

- Đặt vấn đề: Nếu không có trọng mọi vật.


nghe.

lực điều gì sẽ xảy ra? Chiếu hình - Độ lớn(cường độ)
ảnh minh họa

của trọng lực tác

- Chiếu và thông báo sự phụ thuộc dụng lên vật là trọng
của trọng lực vào vị trí của vật và lượng của vật.
lực hút của mặt trăng.
- GV chốt: Trọng lực có vai trò
quan trọng trong đời sống của con
người.
- HS lắng nghe.

- Chuyển ý: Trọng lực có tác
động đến tất cả mọi vật trên trái
đất, vậy phương và chiều của
trọng lực như thế nào?

* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương, chiều của trọng lực (13’)
Hoạt động của
HS

Trợ giúp của GV

Nội dung cần
đạt

- HS: nghe và

quan sát, trả lời.
- HS trả lời C4
- HS viết bài.
- HS làm việc cá
nhân trả lời C4
vào phiếu học tập
- HS: quan sát và
lắng nghe.
- HS trả lời C5
- Chính xác hoá

GV thông báo về dây dọi
? Nêu phương của dây dọi?
- Yêu cầu HS tìm hiểu sgk rồi trả lời C4
- GV chốt trên bảng về phương của dây dọi.
- GV yêu cầu HS hoàn thành C4

II. Phương và
chiều của trọng
lực
1.Phương

chiều của trọng
lực:
C4

Chính xác hoá câu trả lời lên máy chiếu và
biểu diễn mô phỏng 2 lực tác dụng lên quả
nặng trên máy để HS hình dung rõ hơn.
- Yêu cầu HS hoàn thành C5

7

2. Kết luận:


phần kết luận vào
phiếu học tập
- HS lắng nghe,
quan sát và ghi
nhớ

- GV chốt đáp án rồi ghi kết luận lên bảng.

- C5: Trọng lực
có:
* Tích hợp kiến thức địa lý và bảo vệ môi + phương: thẳng
đứng,
trường:
- Yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ 2 đoạn + chiều: hướng
phim về hiện tượng mưa đá, lũ ống, trượt lở về phía trái đất.
đất

HT1. Mưa đá

HT2. Lũ ống

- HS trả lời

- ? Hãy cho biết các hiện tượng các em quan
sát ở trên có liên quan gì đến trọng lực?

Giải thích.
- Chiếu đoạn phim giải thích hiện tượng trượt lở đất, lũ ống, lũ quét.

- HS quan sát

- ? Các hiện tượng trên thường xảy ra ở các
8


- HS trả lời

- HS quan sát

- HS trả lời

miền địa hình như thế nào?
- ? Ngoài trọng lực còn có nguyên nhân nào
khác đã gây ra hiện tượng lũ quét, trượt lở
đất?
- Chiếu đáp án trên màn về tác hại của việc
chặt phá rừng đầu nguồn và thông báo
những thiệt hại gây ra do lũ quét, lũ ống và
trượt lở đất.
? Có những biện pháp nào nhằm hạn chế
các hiện tượng lũ ống, lũ quét và trượt lở
đất?
- GV chốt lại bằng hình ảnh:

- Chuyển ý: “Chúng ta vừa thấy trọng lực
với những sức mạnh rất lớn, vậy đơn vị đo

độ lớn của trọng lực là gì?”
* Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị lực (5’)
Hoạt động của HS

Trợ giúp của Giáo viên

Nội dung
cần đạt

- HS tìm hiểu SGK - GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK rồi cho III. Đơn vị lực
và trả lời câu hỏi biết đơn vị đo của lực, kí hiệu đơn vị lực.
của GV
- HS: nghe và ghi - GV: chốt lại trên bảng.
- Đơn vị của lực
bài
là niutơn.
- Yêu cầu Hs tìm hiểu SGK và trả lời câu - Ki hiệu: N
hỏi:
? Một vật có khối lượng 100g th́ độ lớn
9


- HS tìm hiểu SGK của trọng lực tác dụng lên vật (trọng
và trả lời
lượng của vật) có giá trị là bao nhiêu N?
* Tích hợp kiến thức toán học,
- ? Vậy trọng lượng của quả nặng 1kg là
bao nhiêu? Giải thích?
- ? Nêu mối liên hệ giữa trọng lượng và
khối lượng của vật.

-GV chốt: Như vậy vật có khối lượng
càng lớn thì trọng lượng càng lớn và
- HS trả lời
ngược lại.
* Tích hợp kiến thức sinh học, giáo dục
bảo vệ môi trường.
- Cho HS quan sát các hình ảnh về hiện
- HS lắng nghe
tượng ô nhiễm do khói bụi gây ra và yêu
cầu HS trả lời:
-? Hiện tượng này có liên quan gì đến
trọng lực?
-? Khói bụi có thể gây ra những tác hại gì
đến sức khoẻ con người và môi trường?
- HS quan sát , lắng -? Làm thế nào để hạn chế được tác hại do
hiện tượng khói bụi gây ra?
nghe và trả lời
- Chốt lại hình ảnh hạn chế tác hại của
- HS quan sát , lắng khói bụi.
GVchốt kiến thức cả bài bằng sơ đồ tư
nghe
duy:

10


- HS quan sát , lắng
nghe

*Tích hợp kiến thức môn toán

- Đặt vấn đề: Phương thẳng đứng có mối
liên hệ gì với phương nằm ngang?
- Hướng dẫn HS về nhà câu C6/sgk -tr29
như trên bài giảng điện tử.

IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (10’)
Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

- HS nghe thông báo - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi mở miếng ghép
thể lệ và tiến hành
chơi dưới sự điều
khiển của GV.
- HS lắng nghe

*Tích hợp giáo dục môi trường:
- HS lắng nghe và ghi - Sau khi các miếng ghép được mở ra. GV thông báo chủ đề
hướng tới của bức hình là: biến đổi khí hậu, cũng chính là
yêu cầu về nhà.
một nguyên nhân sâu sa dẫn tới việc xảy ra ngày càng nhiều
11


các hiện tượng thời tiết cực đoan nêu trên rồi hướng HS sẽ
tiếp tục tìm hiểu trong các giờ học sau.
* GV nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
nhà:
- Học bài theo sơ đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập.
- Làm kiểm tra lại câu C6/sgk – tr29,

- Hoàn thành phiếu đánh giá nhận thức.
- Đọc phần có thể em chưa biết/ SGK – Tr 29.
- Ôn tập các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8, tiết sau
ôn tập.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Cách thức kiểm tra, đánh giá:
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm học tập của học sinh: phiếu học tập, phiếu đánh giá;
- HS tự đánh giá lẫn nhau;
- Đánh giá HS thông qua hình thức thi đua phát biểu trong một giờ học, chơi trò chơi
kiến thức.
* Tiêu chí đánh giá qua hoạt động nhóm
Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm.
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Tiêu
2 điểm
chí
Tốt
1. Sự – Làm việc

1,5 điểm
Khá
– Làm việc

1 điểm
0,5 điểm
Tạm được
Cần điều chỉnh
– Làm việc theo – Khả năng hợp

phân


nhóm chặt chẽ.

nhóm chặt chẽ.

nhóm.

tác nhóm kém.

công

– Các thành

– Phân công và

– Có phân công

– Phân công

viên phân công

chia sẻ công

nhưng hiệu quả

không rõ ràng

và chia sẻ công

việc tương đối


công việc chưa

và chưa đạt hiệu

việc rõ ràng,

rõ ràng.

cao.

quả.

2. Sự

hiệu quả
Tham gia đầy

tham

đủ và thảo luận đầy đủ và thảo đầy đủ và thảo không

Tham gia khá

12

Tham gia khá

Tham


gia
nhiệt


gia

sôi

nổi.

Biết luận

sôi

nổi. luận chưa nhiệt tình, đùn đẩy

lắng nghe và tôn Biết lắng nghe tình.

Đôi

trọng ý kiến của và tôn trọng ý không
nhau;
nhất

khi trách

nhiệm.

lắng Không ai đưa ra


thống kiến của nhau; nghe ý kiến của ý kiến.
ý

kiến thống

nhất

ý những

chung
kiến chung
khác.
3. Phân
Hoàn thành
Hoàn thành Chưa

người
hoàn

Không hoàn

bố thời đúng thời gian.

nhiệm vụ không thành nhiệm vụ thành nhiệm vụ

gian

đúng thời gian.

còn thiếu một đúng thời gian.

vài

4.

không

- Hoàn thành

đúng thời gian.
- Hoàn thành

- Chưa hoàn

thành tốt tất cả

tương đối các

các nội dung

thành đầy đủ

các nội dung

nội dung, kiến

trong phiếu học

các thông tin

trong phiếu học


thức trong phiếu tập nhưng một

trong phiếu học

tập, đảm bảo

học tập.

tập

Nội - Đảm bảo hoàn

dung

ý,

số nội dung còn

chính xác về

chưa chính xác

kiến thức.
5.Trình - Trình bày kiến - Trình bày kiến - Trình bày kiến - Trình bày kiến
bày kết thức mạch lạc,

thức tương đối

thức đúng


thức chưa đầy

quả

mạch lạc, đầy

nhưng chưa rõ

đủ, còn sai

đủ

ràng.

nhiều.

đầy đủ, rõ ràng

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC HỌC SINH
BÀI : TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC (VẬT LÝ 6)

Câu 1. Trọng lực tác dụng lên vật trong các trường hợp nào?
A. Quả táo rụng khỏi cành rơi xuống đất.
B. Thác nước đổ từ trên xuống.
C. Cái bàn nằm yên trên mặt đất.
13


D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 2. Nếu trọng lượng của một vật là 500N thì trọng lực mà Trái Đất
tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu?
A. 50N

B. 500N

C. 50kg

D. 500kg

Câu 3. Trọng lượng của quả cân có khối lượng 100g là:
A. 100N

B. 10N

C. 1N

D. 0,1N

Câu 4. Trọng lực là gì? Đơn vị của lực?
Trả lời:

Câu 5. Hãy cho biết phương và chiều của trọng lực?
Trả lời:

8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi triển khai và áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn
trong bài dạy “Trọng lực – Đơn vị lực” trong một số tiết dạy ở khối 6 tại trường
THCS Long Trì năm học 2015- 2016, tôi thấy học sinh rất có hứng thú và tham gia
tích cực vào giờ học. Các em đã biết tự tổ chức phân nhóm và tổ chức phân công hoạt

động các thành viên trong nhóm theo hướng tiếp cận mô hình trường học mới; Các
em đã phát hiện và biết sử dụng kiến thức liên môn vào quá trình tìm hiểu nội dung
bài học cũng như liên hệ với thực tiễn cuộc sống khiến các em có thể hiểu sâu sắc hơn
nội dung bài được học.
Để đánh giá kết quả tôi dựa vào:
1. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm:
* Đánh giá định tính:
Nhóm : Sẵn sàng
- Ưu điểm: Cơ bản hoàn thành các tiêu chí đã đưa ra. Các thành viên trong nhóm phân
công công việc rõ ràng, hợp tác chặt chẽ, tôn trọng ý kiến cá nhân, thống nhất ý kiến
chung của nhóm; trình bày kiến thức rõ ràng.
- Nhược điểm: Một số em chưa đưa ra ý kiến của mình
14


Nhóm: Thông minh
- Ưu điểm: Cơ bản hoàn thành các tiêu chí đã đưa ra. Các thành viên trong nhóm
phân công công việc rõ ràng, hợp tác chặt chẽ, tôn trọng ý kiến cá nhân, thống nhất ý
kiến chung của nhóm; trình bày kiến thức rõ ràng, mạch lạc.
- Nhược điểm: Một số em chưa đưa ra ý kiến của mình, hợp tác nhóm chưa nhiệt tình
Nhóm: Sao sáng
- Ưu điểm: Cơ bản hoàn thành các tiêu chí đã đưa ra. Các thành viên trong nhóm phân
công công việc rõ ràng, hợp tác chặt chẽ, tôn trọng ý kiến cá nhân.
- Nhược điểm: Chưa thực hiện tốt việc biểu quyết thống nhất ý kiến chung của nhóm.
Nhóm: Chăm chỉ:
- Ưu điểm: Cơ bản hoàn thành các tiêu chí đã đưa ra. Các thành viên trong nhóm phân
công công việc rõ ràng, hợp tác chặt chẽ, tôn trọng ý kiến cá nhân.
- Nhược điểm: Một số thành viên trong nhóm tinh thần hợp tác chưa tốt
Nhóm: Siêng năng:
- Ưu điểm: Hoàn thành tốt các nội dung trong phiếu học tập; phân công công việc các

thành viên trong nhóm hiệu quả, trình bày mạch lạc, rõ ràng kiến thức, tôn trọng ý
kiến cá nhân, thống nhất ý kiến chung của nhóm.
- Nhược điểm: Còn 1 học sinh chưa tập trung trong thảo luận nhóm.
* Đánh giá định lượng:
Hoạt động nhóm
(10 điểm)

Nhóm
Điểm thảo luận nhóm
Sẵn sàng
9
Thông minh
8
Sao sáng
8
Chăm chỉ
7
Siêng năng
9
2. Đánh giá khảo sát nhận thức của học sinh:

Lớp Sĩ số

Giỏi
SL
%

Khá
Sl
%


6A1

12

14

30

40

46,7

Tbình
SL
%
4

13,
3

Yếu
Sl
%
0

0

3. Đánh giá khảo sát hứng thú của học sinh trên cùng 1 lớp:
15


Kém
SL %
0

0


Phương pháp
Áp dụng dạy
tích hợp
Không áp dụng

Lớp

Sĩ số

6A1

30

Thích học
SL
%
27

90

Bình thường
Sl

%
3

10

Không thích
SL
%
0

0

6A1
30
3
10
27
90
0
0
dạy tích hợp
Sau đây là một số hình ảnh mô phỏng các hoạt động dạy và học và sản phẩm của

học sinh đã làm trong và sau tiết dạy bài : Trọng lực – đơn vị lực (vật lý 6)
1. Phiếu học tập trên lớp:

16


17



2. Hoạt động dạy và học trên lớp.

Từ kết quả học tập của các em, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt với học
sinh, giúp các em tiết kiệm thời gian không chỉ học tốt một môn học mà còn biết kết
hợp các môn học lại để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc
thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến
thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy
trong thời gian tới tôi sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy theo hướng đổi mới này
để nâng cao chất lượng dạy và học. Trên đây là những mô tả chi tiết về tiết dạy học
theo chủ đề tích hợp đối với bài: Trọng lực – đơn vị lực (vật lý 6). Bài viết không
tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm vì vậy rất mong nhận được những ý kiến góp
ý của các chuyên gia và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện thêm tri thức cho mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Long Trì , ngày 04 tháng 12 năm 2015
Người viết

Nguyễn Việt tân

18



×