Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập CHẤT THẢI rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.56 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHẤT THẢI RẮN
Câu 1. Khái niệm, nguyên lý, ưu điểm, nhược điểm của phương
pháp ủ sinh học hiếu khí sản xuất phân hữu cơ (compost). Yêu cầu
nguyên liệu đầu vào của phương pháp ủ sinh học hiếu khí.
Khái niệm :
Ủ sinh học (compost) được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí
các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định, dưới sự
tác động và kiểm soát của con người, sản phẩm giống như mùn được gọi
là compost.
1.

-

- Quá trình diễn ra chủ yếu giống như phân hủy trong tự nhiên, nhưng
được tăng cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho
hoạt động của vi sinh vật.
2. Nguyên lý : Chuyển hóa rác thải với sự tham gia của vi sinh vật,
sau khi xử lý, các hợp chất hữu cơ được phân giải, chất trung gian tiếp
tục được vi sinh vật tiêu thụ và chuyển hóa. Thông qua các phản ứng
trao đổi của vi sinh vật cuối cùng tạo ra mùn.
3. Ưu điểm:
Giảm lượng chất thải phát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh
hoạt ).
Tạo ra sản phẩm phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt (thay thế một phần
cho phân hóa học, tạo độ xốp cho đất, sử dụng an toàn, dễ dàng).
- Góp phần cải tạo đất (giúp tăng độ mùn, tơi xốp của đất).
- Tiết kiệm bãi chôn lấp, giảm ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường
của chất thải rắn.
- Vận hành đơn giản, dễ bảo trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Giá thành để xử lý tương đối thấp.
-



-

1


-

-

Giúp diệt các mầm bệnh nguy hiểm vì trong quá trình phân hủy sinh học,
nhiệt độ trong hầm ủ gia tăng làm tiêu hủy các trứng, ấu trùng, vi khuẩn
trong chất thải, sử dụng an toàn hơn phân tươi.
Mang lại nhiều lợi ích kinh tế khác như tiết kiệm chi phí chôn lấp rác,
tận dụng được nguồn tài nguyên rác, tạo công ăn việc làm cho người
dân.
4. Nhược điểm:
Yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng lớn.
- Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định.
- Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm.
- Mức độ tự động của công nghệ không cao.
- Việc phân loại còn mang tính thủ công nên thường ảnh hưởng đến
sức khoẻ của
công nhân làm việc.
- Nạp nguyên liệu thủ công do vậy công suất kém.
Yêu cầu những chất thải có hàm lượng hữu cơ dễ phân huỷ sinh học lớn
hơn 50% và xu hướng sử dụng phân hữu cơ được nhiều nơi chấp nhận,
nhiều đô thị xây dựng nhà máy.
-


-

5. Yêu cầu nguyên liệu đầu vào
-

Sự tham gia của vi sinh vật
Tỷ lệ C/N để xác định nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh vật
trong quá trình ủ.
Độ ẩm.
Nhiệt độ.

2


Câu 2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ sinh học hiếu khí
Các yếu tố vật lý:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trong khối ủ là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp chất hữu
cơ bởi vi sinh vật
Tốc độ phân hủy các chất hữu cơ trong đống ủ tăng khi nhiệt đô của
đống ủ tăng.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt tính của vsv và là 1 trong các thông số giám
sát, điều khiển quá trình ủ chất thải rắn.
Nhiệt độ điều chỉnh bằng cách: hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm, cô
lập khối ủ với môi trường bên ngoài.
- Độ ẩm ;
• Độ ẩm( nước) cần thiết cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng
vào nguyên sinh chất của tế bào.
• Độ ẩm tối ưu: 50 – 60%
• Nếu độ ẩm < 30%: hạn chế hoạt động của vi sinh vật.

• Nếu độ ẩm >65% : quá trình phân hủy chậm lại, khó khăn
việc thổi khí, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng, lan truyền vsv
gây bệnh.
Kích thước hạt:
• Kích thước hạt ảnh hưởng tới tốc độ phân hủy.
• Hạt có kích thước nhỏ -> tổng diện tích bề mặt lớn -> tăng
tiếp xúc với oxy -> gia tăng vận tốc phân hủy.
• Đường kính hạt tối ưu cho quá trình chế biến khoảng 30 –
50mm.
- Độ rỗng ( xốp)
Độ rỗng để quá trình diễn ra tốt (35 – 60%, tối ưu 32 – 36%.) ảnh hưởng
đến quá trình cung cấp oxi cần thiết cho sự sống và phân hủy của vi sinh
vật
Độ rỗng có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng vật liệu tạo cấu trúc với tỉ
lệ trộn hợp lí.
- Kích thước hình dạng đống ủ:











3



Kích thước đống ủ nên duy trì ở độ cao từ 2.5 – 3m, đường
kính khoảng
3 -5m.
Kích thước, hình dạng đống ủ ảnh hưởng đến sự kiểm soát nhiệt độ và
độ ẩm ,năng cung cấp oxy.
- Thổi khí:
• Khối ủ được cung cấp khí từ môi trường xung quanh để vsv
phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải phóng
nhiệt.
• Vận tốc thổi khí cho quá trình ủ phân thường trong khoảng 5
-10 m3
• Các yếu tố hóa sinh:
- Tỉ lệ C/N:
• Cacbon và Nitơ là 2 nguyên tố cần thiết nhất cho quá trình
phân hủy. tỉ lệ C/N là thông số quan trọng nhất, sau đó là P, S, Ca.
• Tỷ lệ tối ưu cho quá trình ủ phân rác là 30:1. ở mức tỉ lệ thấp
hơn sẽ thừa và sinh ra khí NH3. ở mức tỉ lệ cao hơn, hạn chế sự
phát triển của sinh vật do thiếu N.
Oxy:
• Các vi sinh vật hiếu khí có thể sống ở nồng độ 0xy bằng 5%.
Nồng dộ tối ưu là 10%.
Nhu cầu oxy thay đổi theo tíên trình ủ giai đoạn, do đó cần xác định nhu
cầu oxy tối đa để chọn máy thổi khí và thiết kế hệ thống ống phân phối
khí phù hợp.
- Dinh dưỡng:
• Dinh dưỡng chính là nguyên tố vi lượng (P, K, Ca, Fe, Bo,
Cu… )
Các chất dinh dưỡng này không giới hạn bởi chúng có mặt nhiều trong
các vật liệu làm nguyên liệu cho quá trình ủ phân rác.
- PH:

• PH của môi trường nuôi cấy rất quan trọng vì môi loài sv
thường thích nghi với 1 khoảng PH riêng biệt.
• Phần lớn các vsv phát triển bình thường ở PH= 6 -8.








4


Khi nhiệt độ tăng, độ PH của MT ủ rác sẽ tăng đến giá trị
kiềm nhẹ
• ( PH= 7,5 – 8,5).
Vi sinh vật :


-

Chế biến phân hữu cơ là 1 quá trình phức tạp gồm nhiều loại vsv khác
nhau. Vsv trong quá trình chế biến phân hữu cơ bao gồm :
(actinomycetes và vi khuẩn). những loại vsv này có sẵn trong chất hữu
cơ, có thể bổ sung thêm vsv từ các nguồn khác để giúp quá trình phân
hủy xảy ra nhanh và hiệu quả hơn.
-

Chất hữu cơ:


Tốc độ phân hủy tùy thuộc vào thành phần và tính chất của chất hữu cơ.
Chất hữu cơ hòa tan dễ dàng phân hủy hơn chất hữu cơ không hòa tan.
Lignin và Ligno – cellulosics là những chất phân hủy rất chậm.

5


Câu 3. Khái niệm, nguyên lý, ưu điểm, nhược điểm của phương
pháp ủ sinh học kỵ khí sản xuất khí sinh học Yêu cầu nguyên liệu
đầu vào của phương pháp ủ sinh học kỵ khí.
1,Khái niệm:
Ủ kỵ khí : là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ không có mặt của
oxy (tinh bột, cellulose, lipit và protein), sản phẩm cuối cùng là khí CH4,
CO2, NH3, một lượng nhỏ các loại khí khác, acid hữu cơ và sinh khối vi
sinh vật.
2,Nguyên lý:


Quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ :
Lên men

Chất hữu cơ

CH4 + CO2+ H2 +NH4 +H2S

Yếm khí
Trong đó , khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.
Thành phần của Biogas thư sau:
Methane(CH4) :


55.65%

Carbon dioxide (CO2) :

35 ¸ 45%

Nitrogen (N2)

0¸3%

:

Hydrogen(H2):

0.1%

Hydrogen Sulphide(H2S): 0.1%

6


Các giai đoạn, xảy ra trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ:
Thủy phân: trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn
tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein,
lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan
(đường, các amino acid, acid béo). Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ
thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của
cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.
Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất

hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid
lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Sự hình thành
các acid có thể làm pH giảm xuống 4.0.
Acetic hoá (Acetogenesis): Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm
của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
Methane hóa (methanogenesis):Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân
huỷ kỵ khí. Acetic, H2, CO2, acidfomic và methanol chuyển hóa thành
methane, CO2 và sinh khối mới.
Trong 3 giai đoạn thuỷ phân, acid hóa và acetic hóa, COD hầu như
không giảm, COD chỉ giảm trong giai đoạn methane.
- Nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình:
• Nhóm vi khuẩn tạo H2 và acetic acid;
• Nhóm vi khuẩn tạo khí methane tự dưỡng sử dụng H


-

-

-

-

3,Ưu điểm:
-

Hệ thống kị khí có thể phân hủy sinh học các hợp chất tổng hợp và một
số hợp chất thiên nhiên khó phân hủy như ligin
- Bể phản ứng có thể hoạt động ở chế độ tải trọng cao
- Giảm Diện tích đất chôn lấp chất thải, tăng khả năng chống ô

nhiễm môi truờng.
- Vận hành đơn giản
- Tạo ra nhiều lợi ích kinh tế
- Sử dụng lượng bùn ít hơn 2- 30 lần ủ hiếu khí
- Sử dụng Co2 làm chất nhận điện tử không cần oxy
7


-

Nhu cầu năng lượng được giảm thiểu.

4,Nhược điểm :
-

-

Diễn ra chậm ,nhạy cảm trong việc phân hủy các chất độc ,mất
nhiều thời gian để xử lý.
Đòi hỏi nồng độ chất hữu cơ ban đầu tương đối cao
Mức độ tự động hóa của công nghệ chưa cao.
Việc phân loại vẫn phải thực hiện thủ công nên ảnh hưởng đến sức
khỏe của người công nhân.
Chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều.

5,Yêu cầu của nguyên liệu yếu tố đầu vào là;
-

Chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn công nghiệp chế biến
Chất thải rắn làng nghề
Chất thải rắn từ chợ. Đường phố.
Chất thải rắn dễ phân hủy ,chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ

8


Câu 4. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ sinh học kỵ khí
-

-

-

Tỷ lệ C/N: Tỷ lệ C/N tối ưu trong khoảng 20-30. Ở mức độ tỷ lệ thấp
hơn, , nito sẽ thừa sinh ra khí NH3 gây ra mùi khai.Ở mức độ tỷ lệ cao
hơn sự phân hủy xảy ra chậm.
pH: Sản lượng khí sinh học sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí đạt tối
đa khi giá trị pH của vật liệu của hệ thống nằm trong khoảng 6-7 (6,57,5)
Nhiệt độ:Vi sinh vật metan hóa sẽ không hoạt động được khi nhiệt độ
quá cao hay quá thấp. Khi nhiệt độ giảm xuống 10 độ C , sản lượng khí
sinh học tạo thành hầu như không đáng kể. 2 khoảng nhiệt độ tối ưu cho
quá trình phân hủy kỵ khí:
+ Giai đoạn nhiệt độ trung bình: nhiệt độ dao động khoảng 20-40 độ C
+ Giai đoạn hiếu nhiệt: nhiệt độ tối ưu trong khoảng 50-60 độ C

9



Câu 5. Khái niệm, nguyên lý, ưu điểm, nhược điểm của quá trình xử
lý CTR bằng phương pháp đốt
Trả lời :
Khái niệm: Là quá trình ôxy hóa chất thải rắn bằng ôxy không khí ở điều
kiện nhiệt độ cao và là một phương pháp được sử dụng phổ biến của các
nước phát triển trên thế giới.

1.

2.

Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình cháy, các chất hữu cơ dạng rắn hoặc lỏng sẽ bị
chuyển đổi sang dạng pha khí. Các khí này qua các lưới đốt sẽ tiếp tục bị
làm nóng lên, đến một nhiệt độ nào đó các hợp chất hữu cơ bị phân hủy
thành các nguyên tử thành phần. Các nguyên tử này kết hợp với ô xy và
tạo nên các chất khí bền vững, các khí này sau khi qua các thiết bị kiểm
soát ô nhiễm thì được thải vào bầu khsi quyển.
3.
-

Ưu điểm:

Phương pháp này là giảm được thể tích và khối lượng, của chất thải đến
70 - 90% so với thể tích chất thải ban đầu. (Giảm một cách nhanh chóng,
thời gian lữu trữ ngắn).
- Có thể đốt tại chỗ không cần phải vận chuyển đi xa.
- Nhiệt tỏa ra của quá trình đốt có thể sử dụng cho các quá trình
khác.

- Kiểm soát được ô nhiễm không khí, giảm tác động đến môi trường
không khí
- Có thể sử dụng phương pháp này để xử lý phần lớn các chất thải
hữu cơ nguy hại.
- Yêu cầu diện tích nhỏ hơn so với phương pháp xử lý bằng sinh học
và chôn lấp.
- Ô nhiễm nước ngầm ít hơn đối với phương pháp xử lý bằng chôn
lấp.
10


-

4.

Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải rắn.
Giảm thể tích tối đa sau khi xử lý, cho nên tiết kiệm được diện tích
chôn.
Tro thải ra sau khi đốt thường là những chất trơ.
Nhược điểm.

-

Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao.
Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Không phải mọi chất thải đều có thể đốt được.
Phải bổ sung nhiên liệu cho quá trình đốt.

11



Câu 6. Những vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp đốt.
Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cháy. Loại CTR có thể sử
dụng trong công nghệ đốt. Những chất không nên đốt.
1, Những vấn đề cân quan tâm khi lựa chọn phương pháp đốt:
-

-

Số lượng rác thải
Thành phần, tính chất chất thải
• Tính chất hóa học: khả năng ăn mòn, khả năng phản ứng,..
• Tính chất vật lý: độ nhớt, nhiệt độ nóng chảy, năng suất tỏa
nhiệt của rác thải,…
Các tiêu chuẩn môi trường
Lựa chọn vị trí
Nên sử dụng công nghệ đốt rác nào
Các chi phí vốn
Đội ngũ vân hành

2, Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy:
Thành phần và tính chất chất thải: C, H, S, Oxy, N, độ tro, độ ẩm,
muối vô cơ
Ảnh hưởng của hệ số cấp khí: Khi hệ số cấp khí tăng, sự có mặt của oxy
đã gây ra phản ứng cháy, tỏa nhiệt và làm tăng nhiệt độ. Để đảm bảo đốt
triệt để CTR thì cần dư khí, vì oxy cấp vào cho sự cháy là oxy không
khí, trong đó có lẫn thành phần nito, khi nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng
giữa oxy và nito.
- Nhiệt trị: là lượng sinh ra khi đốt hoàn toàn 1 đv khối lượng CTR.
Năng lượng: sinh ra từ quá trình đốt dưới 2 dạng: nhiệt năng của khí lò

và một dạng năng lượng khác được chuyển thành nhiệt của thành lò.
-

-

-

3, Loại CTR được sử dụng trong công nghệ đốt: chất thải dung môi, dầu
thải, hỗn hợp mỡ sáp dầu, nhựa, cao su, rác y tế, nhựa đường axit và đất
sét đã sử dụng, chất thải phenol,…
4,Những chất không nên đốt: chất thải phóng xạ, chất thải dễ gây nổ,…
12


13


Câu 7. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chôn lấp CTR.
Trả lời
Ưu điểm:
- Phù hợp với những noi có diện tích rộng
Xử lý được tất cả các loại chất thải rắn , kể cả các loại chất thải rắn mà
các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được.
Bãi chôn lấp sau khi đóng cửa có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau như : bãi để xe , sân chơi, công viên
- Thu hồi năng lương từ khí gas
- Không thể thiếu dù áp dụng bất kí phương pháp xử lý chất thải
nào
Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng chất thải rắn gia tăng
có thể tăng cường them công nhân và thiết bị cơ giới) trong khi các

phương pháp khác phải được mở rộng them quy mô CN để tăng công
suất
Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của bãi chôn lấp thấp hơn so với
những phương pháp khác
 Nhược điểm:
- Tốn nhiều diện tích đất chôn lấp , nhất là những nơi tài nguyên đất
còn khan hiếm
- Lây lan các dịch bệnh do sự hoạt động của ruồi , nhặng và các loại
côn trùng
- Gây ô nhiễm môi trường đất , nước , không khí xung quanh bãi
chôn lấp
- Có nguy cơ xảy ra cháy , nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí
CH4,H2S
Công tác quan trắc chất lượng môi trường bãi chôn lấp và xung quanh
vẫn phải được tiến hành sau khi đóng cửa
- Ảnh hương cảnh quan môi trường


-

-

-

-

Câu 8. Phân loại bãi chôn lấp CTR theo kết cấu (có hình vẽ minh
họa). Phân biệt bãi CL hợp vệ sinh và bãi CL an toàn.
14



1, Phân lạo bãi chôn lấp chất thải rắn theo kết cấu
Bãi chôn lấp nổi: chất thải chất cao trên mặt đất. Bãi chôn lấp nổi
thường được đặt tại các vùng đất bằng phẳng, có hệ thống đê, kề để ngăn
cách nước thải, chất thải với môi trường xung quanh cũng như nước mặt
xung quanh không xâm nhập vào bãi chôn lấp. Chất thải được chất cao
đến 15m.
Bãi chôn lấp chìm: chất thải được chôn dưới lòng đất hoặc tận
dụng những hố tự nhiên, mỏ khai thác cũ, hào, mương, rãnh.
Bãi chôn lấpkết hợp:là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi. Chất
thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó còn được chất đống lên
trên

Bãi chôn lấp ở khe núi: là loại bãi được hình thành bằng cách tập
trungkhe núi ở các vùng núi, đồi cao

2, Phân biệt bãi chôn lấp hợp vệ sinh với bãi chôn lấp an toàn
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Bãi chôn lấp an toàn

Là bãi chôn lấp chất thải rắn được- Là bãi chôn lấp dung để chôn lấp
15


vận hành và thiết kế sao cho các tác
động đến sức khỏe cộng đồng và
môi trường được giảm thiểu ở mức
thấp nhất
Bao gồm các ô chôn lấp chất thải,

vùng đệm( rộng ít nhất 50m cách
biệt với bên ngoài), các công trình
phụ trợ như trạm xử lý nước, trạm
xử lý khí thải, trạm cung cấp điện
nước, văn phòng làm việc và các
hạng mục khác như hàng rào bãi
thải…
Ưu điểm:-Có thể nhận tất cả các
loại CTR mà không cần phải thu
gom riêng lẻ hay phân loại
- Linh hoạt trong việc sử dụng
- Do bị đè nén chặ và phủ đất lên trên
nên các loại côn trùng, chuột, bọ,
ruồi, muỗi.. khó có thể sinh sôi nảy
nở đc
- Các hiện tượng cháy ngầm hay
cháy bùng khó có thể xảy ra, giảm
thiểu đc các mùi gây ô nhiêm mt
không khí
- Giảm ô nhiễm nước mặt và nước
ngầm
- Có thể tận dụng để xây dựng các
công viên, khu vui chơi, sân vân
động… sâu khi đóng cửa
Nhược điểm: - Đòi hỏi diện tích lớn
- Các lớp đất phủ ở bên trên hay bị
gió thồi đi và phát tán đi xa
Sinh ra các khí độc hại như CH4,
H2S gây cháy nổ, gây ngạt
- Nếu xây dựng và quản lý không tốt

16

chất thải nguy hại

Bao gồm các ô chôn lấp chất
thải, vùng đệm và các công trình
phụ trợ khác nhau như trạm xử
lý nước thải, chất thải, cung cấp
điện nước và văn phòng điều
hành.
Sau khi đóng của cần 20 năm
mới được được đưa vào sử dụng
lại


có thể gây ô nhiễm nước ngầm và
không khí

17


Câu 9. Cấu tạo và mục đích của lớp lót đáy chống thấm; Cấu tạo và
mục đích của lớp phủ bề mặt trên cùng; Cấu tạo và mục đích của hệ
thống thu gom nước rác
Cấu tạo
Lớp
Cấu tạo hệ thống lớp lót đáy gồm:
lót
- Lớp 1: Lớp thu nước rác thứ nhất.
đáy

- Lớp 2: Lớp vật liệu chống thấm
chống
thứ nhất.
thấm
- Lớp 3: Lớp thu nước rác thứ hai.
- Lớp 4: Lớp vật liệu chống thấm
thứ hai.
- Lớp 5: Lớp đất nền đầm chặt
Lớp
Cấu tạo của lớp che phủ bề nặt tính từ
phủ
dưới lên:
bề
- Lớp cát chuyển tiếp dày từ 20-30
mặt
cm
trên
- Lớp sét nén
cùng
- Lớp vải đại kỹ thuật dày 1m
- Lớp cát đệm dày tối thiểu 0,5m
- Lớp phổ nhưỡng dày từ 30-50 cm
- Lớp phủ thực vật

Hệ
thống
thu
gom
nước
rác


Mỗi ô chôn lấp phải có hệ thống thu
gom nước rác riêng.
+ Với các bãi chôn lấp có lớp lót đơn:
mỗi ô chôn lấp chỉ có một hệ thống thu
gom nước rác.
+ Với các bãi chôn lấp có lớp lót kép,
mỗi ô chôn lấp có hai hệ thống thu gom
nước rác, gồm các lớp sau:
- Tầng thu nước rác thứ nhất
- Hệ thống ống thu gom nước rác thứ
18

Mục đích
Nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu sự
thấm, thẩm thấu
của nước rỉ rác và
khí bãi rác vào
tầng nước ngầm
Cách ly chất thải
với môi trường bề
mặt, ngăn không
cho nước mưa và
nước ngầm xuống
các ô chứa chất
thải, kiểm soát sự
thoát khí từ ô chôn
lấp và duy trì thảm
thực vật bên trên

tạo cảnh quan môi
trường
- Nhằm thu gom
nước rác và ngăn
ngừa, giảm thiểu sự
thấm, thẩm thấu của
nước rác ra môi
trường xung quanh


nhất
- Lớp chống thấm thứ nhất
- Tầng thu nước thứ 2
- Hệ thống ống thu gom nước rác thứ
2
- Lớp chống thấm thứ hai
Câu 10. Định nghĩa CTNH. Phân loại CTRNH theo tính chất. Cho ví
dụ.
Trả lời
- Định nghĩa : Chất thải rắn nguy hại là chất thải ở dạng rắn có độc tính ,
hoạt tính mạnh, dễ cháy – nổ , ăn mòn và lây nhiễm
- Phân loại
Độc , không độc
Cháy được , không cháy được
Bị phân hủy sinh học , không bị phân hủy sinh học
S Tính
Kí Mô tả
T chất
hiệ
T nguy hại u


Ví dụ

1 Dễ Nổ

N

Thuốc nổ
TNT, axit
nitric

axit nitro
thải

2 Dễ cháy

C

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà
bản thân chúng có thể nổ do kết quả
của phản ưng hóa học ( khi tiếp xúc
với ngọn lửa ,bị va đập hoặc ma sát),
tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất,
tốc độ gây thiệt hại cho MT xung
quanh
-Chất thải lỏng dễ cháy : là các chất
thải ở dạng lỏng , hỗn hợp chất lỏng
19

-Véc ni và

dung môi


hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan
hoặc lơ lửng , có nhiệt độ bắt cháy
thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành
-Chất thải rắn dễ cháy :là các chất
thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều
kiện vận chuyển
-Chất thải rắn có khả năng tự bốc
cháy : là chất thải rắn hoặc lỏng có
thể tự nóng lên trong điều kiện vận
chuyên bình thường , hoặc tự nóng
lên do tiếp xúc không khí và có khả
năng bốc cháy
-Chất thải tạo ra khí dễ cháy : là các
chất thải khi tiếp xúc với nước có khả
năng tư cháy hay tạo ra lượng khí dễ
cháy nguy hiểm

tẩy
sơn
thải , dịch
thải từ quá
trình chiết
tách…
-Bồn chứa
xăng dầu ,
đầu và chất

cô từ quá
trình phân
tách , hắc
ín,
than
hoạt tính
thải

3 Oxy hóa

OH -Các chất thải có khả năng nhanh
chóng thực hiện phản ưng oxy hóa
tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các
chất khác ,có thể gây ra or góp phần
đốt chay các chất đó

4 Ăn mòn

A
M

-Chất thải
chứa Ag từ
quá trình
XLCT
ngành
phim
ảnh
,pemangan
at

thải( MnO
4)
-Chất tẩy
rửa , DD
tẩy màu ,
axit thải….

-Các chat thải , thông qua phản ứng
hóa học ,sẽ gây tổn thương nghiêm
trọng các mô sống khi tiếp xúc , hoặc
trong trường hợp rò rỉ sẽ phá hủy các
loại vật liệu ,hàng hóa và phương tiện
vận chuyển. Thông thường đó là các
20


5 Có độc Đ
tính

chất có tính axit mạnh (pH<= 2) ,
kiềm mạnh (pH >=12,5)
-Độc tính cấp : Các chất thải có thể
gây tử vong ,tổn thương nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khỏe qua đường
ăn uống ,hô hấp hoặc qua da
-Độc tính từ từ hoặc mãn tính : Các
chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng
từ từ hay mãn tính ,kể cả gây ung
thư ,do ăn phải ,hít thở phải hoặc
ngấm qua da .

-Sinh khí độc : Các chất thải chứa các
thành phần mà khi tiếp xúc với không
khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra
khí độc gây nguy hiểm đối với người
và sinh vật

6 Có độc ĐS Các chất thải có thể gây ra các tác hại
tính sinh
nhanh chống hoặc từ từ đối với môi
thái
trường thông qua tích lũy sinh hoạt
và /hoặc gây tác hại đến các hệ sinh
vật
7 Dễ lây LN Các chất thải có chứa vi sinh vật or
nhiễm
độc tố gây bệnh cho người và động
vật

21

-Rất nhiều
chất:Đất
sét lọc đã
qua
sử
dụng, bộ
lọc
dầu
,nước
từ

các
CTXL…;C
hất
sinh
khí
độc
như
đất
đèn
(CaC2) +
nước
=axetlen
(C2H2)…
Các thiết bị
bộ phận có
chứa Gg,
PCB ,nước
la
canh,
dung moi
thải…
Gia
súc
,gia cầm
chết
do
dịch
bệnh ,CT
từ
quá

trình
vệ
sinh
chuồng trại


, nước rỉ
rác…

22



×