Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương ôn tập tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.83 KB, 10 trang )

Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở khách quan:
a. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp
đã gây ra nhiều hậu quả cho xã hội Việt Nam
Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp.
- 1884: Hòa ước Pa-to-not , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận
sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra,
dâng cao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp từ 1895 đã làm cho xã hội Việt
Nam có sự biến chuyển và phân hóa ( xã hội phong kiến chuyển sang xã hội
thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp xã hội mới: công
nhân, tư sản, tiểu tư sản. Công cuộc khai thác thuộc địa là sự bóc lột về kinh tế,
áp bức về chính trị và nô dịch về văn hóa)
+ Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư” và ảnh hưởng của các trào lưu cải
cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
=> Làm cho các phong trào yêu nước ở nước ta chuyển dần sang xu hướng
dân chủ tư sản.
- Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều
không tránh khỏi hạn chế, đều không tránh khỏi sự đàn áp dã man và thất
bại, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Bối
cảnh đó đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải tìm ra con đường cứu
nước.
* Bối cảnh thời đại:
- CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và xác lập sự thống trị của
chúng trên phạm vi thế giới, trở thành kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc


thuộc địa, khiến cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày
càng mạnh mẽ.
- Ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Ở các nước thuộc địa, ngoài mâu thuẫn vốn có là giai cấp nông dân và điạ chủ
còn xuất hiện mâu thuẫn mới: giữa nhân dân các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc.
Xã hội phân hóa: xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới: công nhân, tư sản.
- Các trào lưu cải cách ở Nhật Bản và Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ.


- Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi có tác dụng thức tỉnh các
dân tộc châu Á.
- Quốc tế cộng sản 3 ra đời ( tháng 3 – 1919) đề cập tới vấn đề thuộc địa,
bênh vực các dân tộc thuộc địa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,
giúp đỡ đào tạo cách mạng, vạch ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Bối cảnh trong nước đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con đường cứu
nước mới, bối cảnh thời đại đã tạo ra con đường mà Việt Nam đang cần, tất
nhiên nó không phải hoàn toàn có sẵn
b. Tiền đề tư tưởng, lý luận:
* Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:
+ Truyền thống yêu nước tiêu biểu
+ Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái.
+ Tinh thần nhân nghĩa
+ Ý chí vượt qua khó khăn thử thách, ham học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
=> Những truyền thống này đã hội tụ và thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước.
* Tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Văn hóa phương Đông: Nho giáo và Phật giáo
Tích cực: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo

giúp đời, ước vọng về một xã hội an bình, triết
lý nhân sinh coi trọng tu dưỡng đạo đức, đề cao
giáo dục
+ Nho giáo:

Hạn chế: Tư tưởng phân biệt đẳng cấp, tư tưởng trọng
nam khinh nữ, coi khinh lao động chân tay.
=> Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo.
Tích cực: Tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ cứu nạn, nếp
sống trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc
thiện, tinh thần bình đẳng dân chủ chống
phân biệt đẳng cấp.
+ Phật giáo:
Hạn chế: Tư tưởng xuất thế của Phật giáo ( lánh dữ)


=> Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc, kế thừa có phê phán cả Nho
giáo và Phật giáo.
- Ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây:
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu về tự do, bình đẳng, bác ái của tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của đại cách mạng tư sản Pháp.
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng dân chủ thông qua tác phẩm của các nhà
khai sáng Pháp như: Vonte, Rutxo, Mongtetxkio..
+ Hồ Chí Minh tiếp cận tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ về quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Khi ở các nước phương Tây, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu tư tưởng dân
chủ mà còn hình thành phong cách dân chủ thông qua việc trực tiếp tham gia các
tổ chức chính trị xã hội, viết báo, tranh luận, họp hội, lập hội.
=> Với nền tảng văn hóa phương Đông khi tiếp thu những giá trị văn hóa
phương Tây, Hồ Chí Minh đã bổ khuyết những giá trị tư tưởng mà ở phương

Đông nói chung khi ở trong nước chưa có hoặc chưa đầy đủ.
- Chủ nghĩa Mac Lenin:
+ Là nguồn gốc tư tưởng quan trọng nhất, là cơ sở của thế giới quan và
phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tháng 7/1920: khi đọc sơ khảo lần thứ nhất “ Những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin, HCM đã tìm thấy con đường giải
phóng dân tộc.
+ HCM đến với chủ nghĩa M-L từ đặc thù: từ chủ nghĩa yêu nước, từ nhà
yêu nước, từ nhu cầu thực tiễn ( tìm con đường cứu nước chứ không phải là nhu
cầu lý luận)
+ HCM đã tiếp thu chủ nghĩa M-L ở thế giới quan và phương pháp luận:
tinh thần cách mạng và khoa học.
Nhân tố chủ quan:
- Năng lực thiên bẩm của HCM: HCM có khả năng tư duy trí tuệ, phẩm chất
đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn hơn người.
- Khả năng tư duy trí tuệ, quan sát tinh tế, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,
khả năng phê phán tinh tường, sáng suốt.
- Nhân cách, phẩm chất đạo đức: tình cảm yêu nước thương dân, yêu thương
con người.
- Nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh.
- Có hoạt động thực tiễn phong phú để khái quát tư tưởng thành lý luận.
=> Kết luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan, giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa
văn hóa nhân loại và một nhân cách đặc biệt được tôi luyện trong thực tiễn
sôi động của dân tộc và thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng
Việt Nam hiện đại.


Câu 2: Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc: Con đường cách mạng vô sản, lực lượng cách mạng, tính chủ động

sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc.
* Con đường cách mạng vô sản:
a. Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó:
Để giải phóng dân tộc ra khỏi ách đô hộ, ông cha ta đã sử dụng nhiều con
đường gắn với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các
phong trào cứu nước đó đều không giành được thắng lợi. Nó là tình trạng khủng
hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ 20
=> Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con đường giải phóng mới và
HCM là Người đi tìm con đường đó.
b. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng không triệt để:
HCM đã khảo sát các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới ( CMTS Pháp
1789, Mỹ 1776) và nhận thấy đó là những cuộc cách mạng không triệt để, cách
mạng An Nam không đi theo con đường ấy.
c. Con đường giải phóng dân tộc:
Hồ Chí Minh đã khảo sát cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thấy đó là cuộc
cách mạng “đến nơi”. Cách mạng tháng 10 Nga là một cuộc cách mạng vô sản
vì lực lượng lãnh đạo là giai cấp vô sản, giai cấp công nhân. Mục tiêu của cuộc
cách mạng là đuổi được vua, địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày, giao hầm mỏ,
nhà máy cho công nhân và ra sức tổ chức kinh tế mới.
Chính vậy Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo cách mạng vô sản.Người khẳng định: Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì
mới giải phóng được dân tộc; Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản’
Câu 3: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động
sáng tạo và có khả năng dành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc
CNTB pt chuyển sang giai đoạn độc quyền, nền kinh tế hàng hóa phát trển
mạnh,nhu cầu thị trường lớn.Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xâm lược
thuộc địa của các nước tư bản.
Trong cuộc đấu tranh chống CN đế quốc, CN thực dân,cách mạng thuộc

địa có tầm quan trọng đặc biệt.Nhân dân các nước thuộc địa có khả năng cách
mạng to lớn.
CN đế quốc là kẻ thù chung của nhân loại vì nó bóc lột cả nhân dân trong
nước và cả nước khác. HCM ví CN đế quốc như con đỉa 2 vòi: 1 vòi bám vào
nhân dân thuộc địa,1 vòi bám vào nhân dân chính quốc.Chính vì vậy cần phải
tiến hành song song 2 cuộc cách mạng ở chính quốc và thuộc địa,2 cuộc cm này
có mqh mật thiết với nhau.
Các dân tộc thuộc địa cần đoàn kết lại thành lập nên Liên minh phương
Đông tự lực cánh sinh: “ Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện
được bằng sự nổ lực của bản than anh em”. Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”


Theo HCM, cm ở chính quốc và cm giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa có mqh mật thiết với nhau,tác động qua lại với nhau trong cuộc đấu tranh
chống đế quốc.Đây là mqh bình đẳng chứ không phải quan hệ lệ thuộc hay
chính phụ như quan điểm của Quốc tế cộng sản.Quốc tế cộng sản xem thắng lợi
của cm thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của chính quốc,quan điểm này vô hình
trung đã làm giảm tính chủ động sáng tạo của phong trào cách mạng ở thuộc địa.
• Ý nghĩa
-Quan điểm này của HCM là 1 qđ đúng đắn,sáng tạo,được nd VN vận dụng
vào cuộc cm gpdt
-Cm gpdt ở các nước thuộc địa coa thể tiến hành chủ động sáng tạo chớp
thời co,ít hao tổn xương máu.
-Phát huy súc mạnh đoàn kết quốc tế trong công cuộc chống kẻ thù chung
của nhân loại.
Câu 4. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
a. Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm
quyền:
- Đảng CSVN đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc: con đường cách

mạng vô sản.
+ Lựa chọn học thuyết lý luận để chỉ đường: chủ nghĩa M-L.
- Đảng đã giác ngộ quần chúng tổ chức đưa quần chúng ra đấu tranh.
- Khi thời cơ đến, Đảng lãnh đạo người dân giành chính quyền trở thành
Đảng cầm quyền.
b. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
- “ Đảng cầm quyền” là Đảng chính trị nằm giữ và lãnh đạo chính quyền.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc cách mạng xã hội.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc bầu cử.
- HCM cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước ta, cải tạo
xã hội cũ tiếp tục sự nghiệp độc lập dân tộc xây dựng chế độ xã hội mới: xã hội
xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu lý tưởng của Đảng cầm quyền đó là độc lập cho dân tộc và cuộc
sống hạnh phúc cho nhân dân.
+ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân:

Đảng lãnh đạo: Đảng xác lập quyền lãnh đạo duy nhất của mình với
chính quyền nhân dân và với toàn xã hội. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, bằng
công tác tổ chức cán bộ, bằng kiểm tra, bằng tuyên truyền vận động tổ chức.
Muốn vậy thì Đảng phải có liên hệ gắn bó mật thiết với dân, lắng nghe ý kiến
của dân khiêm tốn học hỏi dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân.

Đảng là người đầy tớ: Phải phục vụ dân và đem lại lợi ích cho dân,
muốn vậy Đảng viên vừa phải có đức, vừa phải có tài.
=> Phải có sự thống nhất giữa lãnh đạo và đầy tớ.
Câu 5: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
* Quan niệm của chủ nghĩa M-L:


Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L và phong trào công nhân.

* Quan niệm của HCM:
- 1953: Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, HCM cho rằng sự kết hợp
giữa phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa M-L đã dẫn tới sự ra đời
của Đảng cộng sản Đông Dương.
- 1960: Trong tác phẩm “ 30 năm hoạt động của Đảng” thì HCM chỉ rõ chủ
nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới
việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương đầu năm 1930. Đây là một luận
điểm mà HCM đã vận dụng chủ nghĩa M-L một cách sáng tạo phù hợp với thực
tiễn Việt Nam.
+ Chủ nghĩa M-L:
Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa M-L và truyền bá vào Việt Nam
Qua các tài liệu, báo chí của Quốc tế cộng sản, của HCM và qua lớp huấn
luyện chính trị ở Quảng Châu, trên thực tế chủ nghĩa M-L đã được truyền bá vào
Việt Nam làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển
mạnh mẽ.
+ Phong trào công nhân:
Giai cấp công nhân ra đời muộn vào đầu thế kỷ 20 trong công cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp.
Giai cấp công nhân Việt Nam số lượng ít- Năm 1914 có 10 vạn, 1929 có 20
vạn.
Họ sớm có các phong trào đấu tranh.
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Đặc điểm riêng: Ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến bị 3 tầng áp
bức, có tin thần yêu nước và bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Phong trào yêu nước:
Có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam ( có lịch sử
phát triển lâu đời, là nguồn sức mạnh để chúng ta chiến đấu và chiến thắng, có
giá trị trường tồn)
Đây là phong trào rộng lớn ( thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân
dân). Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có thể kết hợp được với

nhau vì cả 2 đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho dân tộc hoàn
toàn giải phóng và phát triển.
Câu 6. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược quyết định sự thành công của
cách mạng:
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, nhất quán, xuyên suốt
lâu dài chứ không phải khẩu hiệu hay một thủ đoạn chính trị, nó quyết định sự
thành bại của cách mạng.
+ Để cách mạng thắng lợi nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ mà phải
có lực lượng cách mạng cơ bản để thực hiện các hành động cách mạng. Vì vậy
phải tập hợp đoàn kết dân tộc.


+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định đại đoàn kết dân tộc là vấn
đề sống còn đối với sự thành bại của cách mạng.
- HCM đã có nhiều câu nói thể hiện tầm quan trọng của đại đoàn kết dân
tộc.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của
dân tộc:
- Xuất phát từ vai trò của Đại đoàn kết dân tộc mà đại đoàn kết dân tộc trở
thành mục tiêu, thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
* Là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng:
+ Nó phải được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi hoạt động thực tiễn của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi thời lỳ, mọi giai đoạn cách mạng.
* Là mục tiêu hàng đầu của dân tộc:
+ Đại đoàn kết dân tộc là nhu cầu khách quan của dân tộc trong quá trình
cách mạng.
+ Đảng cộng sản Việt Nam có sứ mệnh thức tỉnh, tổ chức tập hợp quần
chúng.

- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định quan điểm này là hoàn toàn
đúng đắn.
Câu 7: Những quan điểm cơ bản của HCM về xây dựng nhà nước ?
1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân:
a. Nhà nước của dân:
- Tất cả quyền hành trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
đặc biệt là nhân dân lao động. Hiến pháp 1946( hiến pháp đầu tiên của nước ta)
đã khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam.
-Mọi vấn đề lien quan đén vận mệnh quốc gia.dân tộc phải đưa cho nhân
dân phúc quyết,kiểm soát nhà nước.
-Dân là chủ tức là nhân dân làm theo những điều ,à Hiến pháp và Pháp luật
không cấm.Nhà nước hình thành các thiết chế để thực hiện quyền dân chủ của
nhân dân.
- Nhân dân có quyền bãi miễn các vị đại biểu khi họ không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân.
b. Nhà nước do dân:
- Nhà nước do nhân dân lập nên,dân ủng hộ và làm chủ
+ Là thành quả của cách mạng
+ Do nhân dân bầu ra Quốc Hội - cơ quan cao nhất có quyền lực cao nhất
của Nhà nước,cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
+Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước,ủy ban thường vụ Quốc hội, và Chính phủ.
+Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước,thực hiện các
nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
+Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực
hiện ý chí của dân.
c. Nhà nước vì dân:


- Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, ngoài ra
không có bất cứ lợi ích nào khác, không có đặc quyền, đặc lợi.

-Hồ Chí Minh luôn tân niệm: Nhà nước phải làm cho nhân dân có ăn, có
mặc, có chỗ ở và được học hành, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Phải phục vụ nhân dân, túc là làm đầy tớ của dân.
-> Cán bộ nhà nước dù là lãnh đạo hay đầy tớ đều nhằm đem lại lợi ích cho
nhân dân.
Câu 8: phẩm chất đạo đức
* Cần: cần cù, siêng năng, chăm chỉ, phải có kế hoạch, có sáng tạo, có hiệu
quả.
* Kiệm: Là tiết kiệm, là không hoang phí, xa xỉ bừa bãi, tiết kiệm tiền bạc,
tiền của, thời gian, sức lao động của mình và của người khác, của nhân dân. Tiết
kiệm khác với hà tiện, bủn xỉn.
-> Cần và kiệm đi liền với nhau. Cần mà không kiệm thì làm ra bao nhiêu
cũng hết. Kiệm mà không cần thì không phát triển được.
* Liêm: Liêm là trong sạch, là không tham lam, là phải tôn trọng và giữ gìn
của công, không ham địa vị, tiền tài, sung sướng, tâng bốc mình, chỉ ham học,
ham làm, ham tiến bộ. Để có liêm thì phải chống bất liêm. Cán bộ phải thực
hành trước, phải làm kiểu mẫu cho dân. Nếu cán bộ không liêm thì cũng có một
phần do lỗi của dân. Mối quan hệ giữa kiệm và liêm: Có kiệm mới liêm được.
* Chính: Là thẳng thắn, đúng đắn, trung thực, đối với mình không tự kiêu,
tự đại, luôn cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, phê bình, học điều hay sửa điều dở.
Đối với người: không nịnh người trên, khinh người dưới mà khiêm tốn thật thà,
chân thành, học người và giúp người tiến bộ. Đối với việc: coi trọng việc trung,
việc thiện.
Liêm chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,giúp con người hoàn thiện,tập
thể vững mạnh,dân tộc văn minh
* Chí công vô tư: Là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm
việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
Yêu thương con người được HCM xác định là một trong những phẩm chất

đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có
tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu
thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do,
cơm no áo ấm và hạnh phúc cho con người. Tình yêu thương đó là một tình cảm
rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất
quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.
Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến
cách mạng, càng không thể nói đến CNXH và CNCS
Có tinh thần quốc tế trong sáng:


Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo
đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào
mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộcHCM chủ trương giúp bạn
là tự giúp mình. Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của
thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu
nghị theo tinh thần” bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em”. Trong suốt cuộc
đời làm cách mạng ,HCM đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân
dân VN và nhân dân TG. Đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay
cho đối đầu nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.
Câu 9 - Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức
HCM:
A. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM.
- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân. Đạo đức
được hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, những quy tắc,
những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh
phúc,.....được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với sự
nghiệp, giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội. Do vậy đạo đức là
yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM:

+ Yêu Tổ quốc: yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh nên phải
ra sức lao động, ra sức tăng ra sản xuất, thực hành tiết kiệm.
+ Yêu nhân dân: phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, chia sẽ những lo
lắng, vui buồn với nhân dân.
+ Yêu CNXH
+ Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu
CNXH thì phải yêu lao động vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
+ Yêu khoa học và kỷ luật: Bởi vì tiến lên CNXH thì phải có khoa học
và kỷ luật.
Theo Người để có được phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho
mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà, chính trực. Phải xác
định rõ nhiệm vụ của mình, trong học tập, rèn luyện phải kết hợp lý luận với
thực hành, học tập với lao động, chống mọi biểu hiện của CN cá nhân, chống tư
tưởng háo danh, hám lợi, chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân
tay, chống lười biếng, xa xỉ, chống sinh hoạt ủy mị, không kiêu ngạo, giả dối.
Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết
sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
B. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM:
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng,
nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.


Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng
nhân dân và hết long, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung
và nhân hậu với con người.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết
tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
Câu 10: Quan điểm về tính chất của nền văn hóa theo tư tưởng HCM

-Tính dân tộc:
+ Nhấn mạnh chiều sâu của văn hóa dân tộc,để phân biệt với văn hóa của
dân tộc khác.
+ Cần phải trau dồi cho văn hóa, nghệ thật có tinh thần thuần túy VN,phải
lột tả cho hết tinh thần dân tộc, đó là chủ nghĩa yêu nước,n đoàn kết, khát vọng
độc lập tự chủ,tự lực,tự cường… của dân tộc.
+ Giữ gìn, kế thừa,phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát
triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước.
-Tính khoa học:
+ Thể hiện ở tính hiện đại tiên tiến,thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.
+Đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ,
phải truyền bá tư tưởng triết học macxit, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy
tâm,thần bí,mê tín dị đoan,kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại.
-Tính đại chúng:
Nền văn hóa phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.



×