Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn QUẢN lý TỔNG hợp đới bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.05 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ
Câu 1: chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ việt nam đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030
I. QUAN ĐIỂM
- Đổi mới tư duy và phương thức quản lý tài nguyên biển nhằm khắc phục
tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành, theo lãnh thổ; tập
trung vào giải quyết các vấn đề đa ngành, đa mục tiêu, liên vùng để hướng
tới phát triển bền vững ở đới bờ về mặt môi trường, kinh tế và xã hội.
- Củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về quản lý tổng hợp
đới bờ, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế
quản lý tổng hợp, thống nhất biển đảo và thực hiện có hiệu quả Chiến lược
khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Hạn chế đến mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn với khai thác
tài nguyên, phát triển kinh tế; tạo lập sinh kế bền vững cho các cộng đồng
ven biển, tăng cường năng lực và khả năng ứng phó với sự cố môi trường,
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng vào
các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường đới bờ; các quá
trình lập kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian
của đới bờ.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ
2. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học
3. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tổn thất do thiên tai và
ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng
1


4. Đào tạo tăng cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và


tỉnh
III. GIẢI PHÁP
1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tăng cường năng lực thực thi pháp luật
về quản lý tổng hợp đới bờ
2. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong quản lý tổng hợp đới bờ
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ
4. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho quản lý tổng hợp đới bờ
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ trong
quản lý tổng hợp đới bờ
6. Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế
Câu 2: tình hính nóng bỏng nhất của biển đông hiện nay là?
1. Tranh chấp chủ quyền biển đông về đảo và vùng biển. Quần đảo
Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở
Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền
giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh
chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các quốc gia này tuyên bố chủ
quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.
2. Việc xảy ra tranh chấp chủ quyền trên biển đông giữa các quốc gia đe
dọa đến an ninh an toàn và an toàn hàng hải. Những mối lo ngại về an
ninh, về tự do hàng hải trên Biển Hoa Đông và đặc biệt là trên Biển Đông,
ngày càng gia tăng cùng với những yêu sách “đường lưỡi bò”, “đường 9
đoạn” nuốt tới 80% diện tích Biển Đông cùng những hành động ngày càng
hung hăng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý
này

2


Câu 3: đảo lý sơn (Quảng Ngãi) phân loại theo vùng bờ hay đới bờ?

Trả lời: phân loại theo đới bờ (:v câu này không biết trả lời đâu)
Câu 4: Tác động của đô thị hóa đến đới bờ?
-

-

Đô thị hóa là quá trình mở rộng các điểm dân cư đô thị và phổ cập
lối sống thành thị trên lãnh thổ nhằm phát triển mạng lưới đô thị
hoàn chỉnh phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng
thời mở ra những cơ hội đầu tư lớn mạnh về mọi phương diện cho
các thành phần kinh tế.
Đô thị hoá có những tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên ven
biển:

+ Ô nhiễm vùng nước ven bờ do ảnh hưởng của nước chảy tràn bề mặt
và nước thải.
+ Suy thoái các bãi biển và các môi trường tự nhiên khác do sử dụng
không đúng hay quá mức
+ Giảm thiểu diện tích các vùng đất cỏ hoang bụi rậm ven bờ, các vùng
đất ngập nước, suy thoái nơi ở.
-

-

-

Sự phát triển các khu đô thị mới đều gây nên những sự chuyển đổi
các nguồn tài nguyên từ dạng này sang dạng khác.
Khi tốc độ đô thị hóa tăng thì dân số tập trung cao và để phục vụ
nhu cầu của con người, công nghiệp phát triển để đáp ứng việc làm

và các nhu cầu khác. Với sự đô thị hóa này nó gây ra áp lực trong
quản lý, từ đó nảy sinh những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường như
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số lượng nhỏ nên
không có các biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn.
Quá trình đô thị hóa dẫn đến nhu cầu mở rộng đất ở vùng triều và
vùng ven bờ tăng nhanh, chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản
và dùng cho xây dựng nhà ở, xí nghiệp, mở rộng mạng lưới giao
thông, bền cảng
3


-

-

-

Xây dựng các cơ sở hạ tầng ở đô thị tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm
môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn. Các công viên cây
xanh, các khu vui chơi giải trí bị thu hẹp lấn chiếm, ảnh hưởng đến
môi trường sống của dân cư vùng ven bờ
Do dân cư tập trung đông đúc ở các đô thị ven bờ nên nhu cầu về
nước ngọt
sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt tăng lên, dẫn đến
việc khai
thác nước ngầm ven biển quá mức gây ô nhiễm nước ngầm, gia tăng
lún sụt ở
vùng ven bờ
Quá trình đô thị hóa làm nhiều ao hồ bị san lấp, nhiều sông mƣơng
bị thu hẹp, đây là nguyên nhân làm giảm khả năng chứa, giảm dòng

chảy từ sông đổ rabiển làm mất cân bằng hệ sinh thái sông và cửa
song.

Câu 5: Định nghĩa quản lý vùng bờ, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể,
đặc điểm chu trình?




Định nghĩa quản lý vùng bờ: QLTHVB là một quá trình quản lý dựa
trên nguyên tắc phòng ngừa trong Chương trình Nghị sự 21 và cách
tiếp cận liên ngành/tổng hợp nhằm đạt được một cân bằng giữa kinh
tế, xã hội và môi trường, cũng như nhằm làm giảm thiểu các mâu
thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên bờ

Mục tiêu, chu trình: câu 7-8

Câu 6: Kể tên vùng bờ biển vịnh Bắc bộ gồm những tỉnh nào?
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Quảng Ninh
Hải Phòng
Thanh Hóa
Ninh Bình
Nam Định

Thái Bình
4


Câu 7: Mục tiêu của quản lý đới bờ


Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của bất cứ chương trình ICZM (Quản lý tổng hợp
vùng ven biển) nào về cơ bản là khuyến khích sự thay đổi cách ứng xử
của con người để đạt được mục tiêu mong muốn. Mục đích của việc quản
lý là tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thúc đẩy tiến trình thực
hiện Nói chung, mục tiêu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, các giá trị được
tạo ra, được tiêu thụ hoặc bảo tồn ICZM có thể dự báo và đáp ứng các nhu
cầu của xã hội vùng ven biển . Sự tham gia của công chúng vào hoạch định
và thực thi ICZM là rất cần thiết


Mục tiêu cụ thể

-

Duy trì chức năng của hệ thống nguồn tài nguyên bờ biển.

-

Giảm thiểu các xung đột về sử dụng tài nguyên

-


Duy trì sức khoẻ môi trường (giảm thiểu ô nhiễm môi trường)

-

Tạo điều kiện phát triển đa ngành.

Cải thiện sinh kế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng
ven biển và trên các hải đảo ven bờ
Giảm nguy cơ đe doạ vùng bờ do thiên tai và các tác hại của các
phương án phát triển trong tương lai
-

Dự báo nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên trong tương lai

-

Lập kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này

-

Kiểm soát việc sử dụng các nguồn tài nguyên này

Câu 8: Chu trình (khái niệm), hoạt động chủ yếu của hoạt động quản
lý đới bờ, hoạt động của một chu trình

5


a.


Khái niệm Chu trình

- Là quá trình được dự kiến là không tuyến tính, trong đó không có điểm
cuối mà tại đó quá trình được coi như là đã kết thúc . Quá trình này là liên
tục, lặp đi lặp lại với các đường phản hồi nội tại không những cho phép
các thay đổi trong tương lai về điều kiện của vùng ven biển đang quan
tâm, mà còn cho phép đánh giá lại và xác định lại các bước hành động
cần thiết trong 7 yếu tố của khuôn khổ.
b.

Hoạt động của 1 chu trình

BƯỚC 1: Xác định vấn đề
- thứ nhất: cần định rõ các mục tiêu phát triển và phạm vi trong đó các
mục tiêu này không được thỏa mãn. Cần phải nắm vững các mục tiêu
phát triển quốc gia, khi không có những mục tiêu tổng thể như vậy, các
6


mục tiêu cụ thể có thể được đặt ra cho sự phát triển của một vùng ven
biển nhất định
- Thứ hai là phạm vi của hoạt động qui hoạch vùng ven biển cần được
quyết định. Phạm vi này cần bao gồm:
+ Việc xác định các yếu tố ngành như ngư nghiệp, du lịch hay phát triển
đô thị cần được quan tâm đến
+ Các giới hạn về không gian của vùng ven biển đang xem xét
+ Mức độ sẵn có của các nguồn lực, cả về thể chế lẫn tài chính, để giải
quyết được mục tiêu qui hoạch đã xác định.
BƯỚC 2: Xem xét và phân tích

- Sau khi đã thống nhất về các mục tiêu phát triển và phạm vi qui hoạch,
thì tiếp đó cần xác định xem liệu những mục tiêu ban đầu này có thể trở
thành hiện thực hay không trong phạm vi vùng qui hoạch đã xác định
- Có 3 yếu tố cần bao hàm trong sự xem xét như vậy

Yếu tố đầu tiên là các nguồn tài nguyên biển và ven biển được phát
triển và các điều kiện môi trường mà chúng tồn tại trong đó;

Yếu tố thứ hai là các điều kiện kinh tế xã hội và sự phù hợp của
chúng trong phát triển tài nguyên;

Yếu tố thứ ba là bối cảnh luật pháp, thể chế và hành chính mà hoạt
động phát triển đƣợc tiến hành trong bối cảnh đó
Các nguồn tài nguyên và môi trường: Phải xác định được:
- độ phong phú
- sự phân bố
- sản lượng bền vững của nguồn tài nguyên biển và ven biển được phát
triển
- mức độ sử dụng của những tài nguyên này
7


- những tác động môi trường của việc sử dụng đó và các tác động của
những hoạt động hiện tại cũng như tương lai lên tài nguyên
Các điều kiện kinh tế xã hội
Để có được một sự phân tích và đánh giá hoàn thiện tình hình của một
vùng ven biển nào đó cần phải xác định và đánh giá những hạn chế hoặc
những cơ hội kinh tế xã hội đang tồn tại.Các thí dụ về sự thất bại trong qui
hoạch tài nguyên ven biển có liên quan đến khía cạnh xã hội có thể tìm
thấy trên khắp thế giới.

Các điều kiện luật pháp, thể chế và hành chính
BƯỚC 3: Các vấn đề và các khả năng lựa chọn
- Thông qua các phân tích vừa được mô tả, có thể xác định xem nơi nào sự
phát triển các nguồn tài nguyên khác nhau là có thể tương
- Theo cách tương tự, cả các tác động trực tiếp và gián tiếp của việc sử
dụng môi trường biển hiện nay đều có thể được phân tích nhằm xác định
những mâu thuẩn và các tương thích
BƯỚC 4: Trình bày-xây dựng kế hoạch
Trong bước này có hai đặc điểm quan trọng:
- Thứ nhất cần phải có sự phản hồi nội tại giữa các thành phần cơ bản
trong trong chương trình qui hoạch
- Thứ hai là động lực của các mối tương tác và sự đồng lòng giữa mọi
đối tượng quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch hay chính sách cho
vùng ven
BUỚC 5: Thông qua kế hoạch
- Một khi chính sách, chương trình hay kế hoạch đã được soạn thảo, nó
thường phải được thông qua bởi một thủ tục có tính chính thức để có thể
đưa vào thực hiện.
8


- Thủ tục này có thể là sự tán thành chính thức của một số cơ quan chịu
trách nhiệm ở cấp quản lý thích hợp; là sự thông qua về mặt luật pháp ở
cấp vùng hoặc cấp quốc gia
Vì vậy, điều quan trọng là đề ra được một kế hoạch hành động trong đó có
đưa ra các hành động cần thực hiện; thời gian thực hiện và một phân tích
có tính phê bình để kế hoạch có thể thông qua và thực hiện
BƯỚC 6: Thực thi kế hoạch
- Trong các bước đề ra kế hoạch và thông qua của quá trình, điều quan
trọng là lường trước được các chính sách, chương trình hay kế hoạch có

thể được thực thi như thế nào trong bối cảnh của tình hình hiện tại
Chấp hành kế hoạch
để chương trình đi vào hoạt động cần phải chấp hành lịch trình của các kế
hoạch Việc chấp hành lịch trình trong trường hợp này có nghĩa là các tổ
chức phải được thực hiện một cách có hiệu quả các kế hoạch trong chương
trình

Tổ chức về cơ quan: thiết lập cấu trúc hành chính để đảm bảo cho
việc quản lý thống nhất theo chiều ngang và chiều dọc;

Tổ chức về luật pháp: các bộ luật, công ước, nghị định và các tiêu
chuẩn để làm cho việc quản lý có thể thực hiện;

Tổ chức về tài chính: phân phối kinh để chi trả cho các chi tiêu trong
quá trình.
Quá trình hoạt động
Việc vận hành chƣơng trình QLTHVB sẽ đƣợc bắt đầu để đạt được những
kết quả mong muốn nếu quá trình hoạt động tốt và thông suốt. Tuy nhiên
việc quản lý một quá trình phức tạp như QLTHVB, không phải là một
nhiệm vụ dễ dàng . Các phản hồi trong quá trình quan trắc và đánh giá có

9


thể dẫn tới những thay đổi trong chương trình hiện hành và những xung
đột về quyền lợi có thể nảy sinh những vấn đề không mong đợi
Giải quyết xung đột
- Vấn đề chính trong quá trình vận hành của QLTHVB đó là giải quyết các
xung đột về lợi ích. để có thể giải quyết các xung đột này
- Cần phải nhận rõ nguyên nhân và hậu quả của các xung đột, thiết lập một

phương pháp rõ ràng để có được quyết định và có khả năng ngăn chặn các
tác động tiêu cực bằng các biện pháp thích hợp.
- Để giải quyết những xung đột lớn hơn, chương trình QLTHVB cần phải
có một hệ thống hòa giải.
BƯỚC 7: Quan trắc và đánh giá
-

-

-

-

-

Sản phẩm của bước quan trắc và đánh giá là khả năng đánh giá sự
thành công hay thất bại chung của các chính sách hay chương trình
đã được thông qua.
Trên cơ sở của các kết quả này, điều cần thiết là phải xác định được
hành động sửa chữa nào là thích hợp hoặc phải đánh giá lại các mục
đích ban đầu của bài tập.
Nơi nào đòi hỏi phải có hành động sửa chữa thì hành động này cần
được xác định và tiến hành trong khuôn khổ của quá trình đã được
vạch ra, được lồng vào và được đánh giá tại bước thích hợp.
Nơi nào đòi hỏi phải có sự đánh giá lại các mục tiêu ban đầu thì cần
phải tiến hành bằng cách bắt đầu quá trình lại từ đầu và đi qua đầy đủ
các bước như trước đó
Vì vậy điều chủ yếu là các kết quả của các bước quan trắc và đánh
giá phải được phản ảnh lại vào trong các bước trước đó của quá trình


Quan trắc
Các dạng số liệu để quan trắc là:


Xã hội: tỷ lệ sinh, sức khỏe, chất lượng cuộc sống;
10



Kinh tế: thu nhập, số lƣợng công ty công nghiệp, khối lượng chuyên
chở giữa hai vùng;

ra,

Sinh thái: số loài động, thực vật, sức khoẻ của quần thể, số con sinh


Tự nhiên: vị trí của v ng bờ, chiều sâu của lòng sông, eo biển, kích
thước của các đụn cát,…
Đánh giá
Một số mục tiêu có thể được xác định là:

Chính thức hóa các tổ chức hành chính (ví dụ thành lập các cơ
quan);


Giảm thiểu các hành vi có hại và thực hiện các hành động phát triển;




Làm tốt hơn các chỉ thị môi trường và xã hội;


Sử dụng bền vững tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống (ví
dụ khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên)
c. Nội dung quản lý tổng hợp đới bờ
1. Quy hoạch và lập kế hoạch vùng bờ: Nghiên cứu môi trƣờng và tình
hình sử dụng tài nguyên vùng bờ. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ (báo
cáo tổng quan) vùng bờ nghiên cứu; Phân vùng chức năng sử dụng, dự
đoán kế hoạch sử dụng mới hoặc dự kiến đối với vùng bờ nghiên cứu; điều
chỉnh các dự án phát triển trong vùng bờ; Giáo dục công chúng về giá trị
của vùng bờ nghiên cứu Hướng đến mục tiêu xây dựn kế hoạch sử dụng
vùng bờ hiện tại và tương lai, cung cấp một tầm nhìn dài hạn đối với phát
triển vùng bờ
2.
Xúc tiến phát triển kinh tế: Phát triển các ngành nghề lien quan đến
vùng bờ nhƣ phát triển nghề cá, phát triển cảng biển và các dịch vụ hang
hải; ầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch giải trí, du lịch đại trà và du
lịch sinh thái; Phát triển nuôi trồng thủy hải sản; Khai thác dầu khí.
11


3.
Quản lý nguồn lợi: Thực hiện các đánh giá tác động môi trường tổng
thể; ánh giá rủi ro môi trường; Thiết lập và cưỡng chế thực hiện tiêu chuẩn
môi trƣờng; Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển; Bảo tồn và phục
hồi các hệ sinh thái biển đã bị suy thoái và đảm bảo tính bền vững của việc
sử dụng tài nguyên bờ
4. Giải quyết mâu thuẫn lợi ích: Nghiên cứu sử dụng đa ngành/ đa mục
tiêu ở vùng bờ và các tương tác qua lại của chúng; Áp dụng các phương

pháp giải quyết mâu thuẫn; Hòa giải và cân bằng kế hoạch sử dụng trước
mặt và lâu dài, giải quyết
các mâu thuẫn trong sử dụng vùng bờ; Giảm thiểu các tác động xấu không
tránh khỏi đối với một số hoạt động sử dụng vùng bờ.
5. Bảo vệ an toàn cho công dân trong vùng bờ khỏi các hiểm họa thiên
tai và sự cố nhân tác

Câu 9: Phạm vi quản lý tổng hợp đới bờ
Việc lựa chọn những ranh giới phù hợp ở vùng ven bờ và để triển khai quy
hoạch và quản lý rất phức tạp. Theo lý thuyết, phạm vi đới bờ được quản
lý đòi hỏi phải có sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố là: các quá trình môi
trường cơ bản; các đơn vị hành chính; các hoạt động có ảnh hưởng đến hay
phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng ven biển .
Quản lý vùng ven bờ bao gồm biển, đảo và đất ven biển.
Có 5 vùng chính trong đới bờ:
- Vùng nội địa, ảnh hưởng tới biển chủ yếu thông qua các con sông và các
nguồn ô nhiễm không tập trung, phân tán;
- Vùng đất ven bờ như đất ngập nước, đầm lầy, và tương tự, là nơi tập
trung các hoạt động của con người và có ảnh hưởng trực tiếp tới vùng
nước phụ cận;
12


- Vùng nước ven bờ, là các cửa sông, đầm phá, và vùng nước nông – nơi
chịu tác động lớn từ các hoạt động trên đất liền;
- Vùng biển ngoài khơi, chủ yếu là vùng biển rộng tới 200 hải lý ngoài
khơi nằm trong phạm vi chủ quyền của quốc gia.
Câu 11. Lịch sử quản lý tổng hợp vùng bờ
- QLTHVB đã đc bắt đầu từ khá sớm ở Hoa Kì (1972) cùng với việc nước
này ban hành Bộ luật quản lý vùng bờ.

- Tuy nhiên mãi đến năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh MT và Phát triển
(Rio de Janeiro) QLTHVB mới được chính thức đưa vào Chương 17 của
chương trình nghị sự 21(Agenda – 21) và khuyến khích các quốc gia trên
thế giới áp dụng
- QLTHVB đòi hỏi cách tiếp cận mới, liên ngành và mức độ thống nhất
hành động cao giữa các bên liên quan và giữa cộng đồng với Chính phủ
- QLTHVB có thể nhấn mạnh đến vai trò của địa phương, trong đó có
người dân, hoặc đến vai trò của ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở 1
vùng bờ cụ thể nào đó
- QLTHVB đưa ra các giải pháp cân bằng nhu cầu cạnh tranh của những
người sử dụng cùng loại tài nguyên bờ và giải pháp quản lý tài nguyên để
tối ưu hóa lợi ích thu đc.
Câu 12. Công ước biển 1982, 1992, phân biệt ranh giới vùng bờ?


Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982

- Là kết quả của Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc kéo dài
từ 1973 đến 1982 nhằm xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế mới về biển
và đại dương
- Được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, Công ước 1982 quy định
một cách toàn diện các quyền và nghĩa vụ của tất cả quốc gia (có biển,

13


không có biển, bất lợi về mặt địa lý…) trong việc sử dụng biển và đại
dương
- Công ước 1982 chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và tính đến
20/7/2009 có 159 quốc gia thành viên. Việt Nam phê chuẩn Công ước

1982 ngày 23/6/1994.
- Công ước gồm 17 phần, 320 Điều và 9 Phụ lục, quy định khá toàn diện
về các vùng biển và quy chế pháp lý của chung cũng như các vấn đề có
liên quan của luật biển quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các quy định
về:











Nội thủy
Lãnh hải
Vùng tiếp giáp
Vùng đặc quyền kinh tế
Thềm lục địa bao gồm cả thềm lục địa mở rộng
Biển cả ( công hải)
Quy chế đảo và quốc gia quần đảo
Giải quyết tranh chấp
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển và đại dương
Ngoài ra Công ước cũng có những quy đinh về eo biển quốc tế, bảo
vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển….

- Ngoài ra cũng phải nghĩ đến việc xem xét quản lý vùng biển sâu, nằm
ngoài giới hạn quyền lực quốc gia.

Câu 13: Phân biệt ranh giới hành chính và ranh giới đới bờ
+ Ranh giới hành chính(địa giới hành chính): là đường ranh giới phân chia
lãnh thổ các đơn vị hành chính theo phân cấp quản lý hành chính. Đường
ranh giới hành chính các cấp bao gồm: tỉnh/tp trực thuộc tw, quận/huyện,
phường/xã. Đường ranh giới hành chính các cấp được xác định trên cơ sở
các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên thực địa.
+ Ranh giới đới bờ là ranh giới các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa
lục địa và biển, luôn chịu tác động tương hỗ giữa: lục địa - biển, hệ tự
14


nhiên - hệ nhân văn, các ngành - người sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả
cấu trúc dọc và cẩu trúc ngang, giữa cộng đồng dân đia phương và các
thành phần kinh tế khác.Ranh giới đới bờ bao gồm ranh giới trên biển và
đất liền.
Câu 14: Các kiểu địa hình danh thắng có lợi ích gì cho đới bờ:
+ Là điều kiện để phát triển ngành du lịch của khu vực,
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng
+ Tạo ra thêm công an việc làm cho người dân trong vùng đới bờ
(đấy là lợi ích còn việc phát triển du lịch từ các danh thắng này cũng có
nhiều vấn đề như:
+Gia tăng lượng rác thải: đột biến vào mùa du lịch
+phá hoại cảnh quan,
+cạnh tranh diện tích giữa du lịch và nông nghiêp/ nuôi trồng thủy sản
+ tệ nạn…
Câu 15: Quản lí đơn ngành và quản lí tổng hợp
a)Quản lý theo/đơn ngành (QLĐN):
-

Chỉ ưu tiên lợi ích kinh tế và ít/không quan tâm đến môi trường


Chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình và ít chú ý đến lợi ích ngành khác,
người khác
Thiếu sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, cũng như giữa các
ngành trên cùng địa bàn
Sử dụng và quản lý tài nguyên mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chú
ý nhiều đến khai thác phục vụ các tham vọng phát triển
Làm gia tăng các mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng cạnh tranh tài
nguyên bờ
15


Hậu quả là các hệ thống tài nguyên bờ bị chia cắt, chức năng thống
nhất và hoàn chỉnh của hệ bị phá vỡ, gây ra các sự cố môi trường, sinh thái
b) Quản lý tổng hợp:
Khái niệm: là một quá trình quản lý dựa trên nguyên tắc phòng ngừa và
cách tiếp cận liên ngành/tổng hợp nhằm đạt được một cân bằng giữa kinh
tế, xã hội và môi trường, nhằm làm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích trong
việc sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên bờ.
Các khía cạnh về “tổng hợp” trong QL tổng hợp đới bờ:
Thống nhất các nhiệm vụ quản lý v ng bờ;
Phối hợp các cơ quan liên quan trong quản lý v ng bờ ở tất cả các cấp có
thẩm quyền nói chung và chính quyền sở tại nói riêng, nghĩa là kết hợp
theo cả cấu trúc dọc (trung ương xuống địa phương) và cấu trúc ngang
(các ban, ngành trên cùng địa bàn, bao gồm cộng đồng);
Tổng hợp các chương trình và chính sách riêng lẻ trong tổng thể và giữa
các ngành kinh tế, ví dụ phát triển kinh tế vùng, giao thông, tài nguyên
nước, giải trí, nông nghiệp, thuỷ sản;
Lồng ghép các quyết định của khu vực nhà nƣớc và khu vực tư nhân;
Phối hợp các cơ quan kinh tế, công nghệ, sinh thái trong công tác quy

hoạch và trong quản lý vùng bờ;
Tổng hợp các nguồn lực hiện có để quản lý, nghĩa là nguồn nhân lực, tài
chính, vật chất, thiết bị;
Kết nối thông tin về các hệ thống tự nhiên với thông tin về các hệ thống
kinh tế-xã hội ở vùng bờ trong quá trình lập kế hoạch (quy hoạch);
Phối hợp sử lý thông tin/các vấn đề ở cả vùng ven biển và vùng ven bờ,
thậm chí mở rộng ra ngoài vùng bờ;
Gắn kết nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý môi trường vùng bờ với kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội truyền thống (thường không đề cập đến chỉ
16


tiêu môi trường) Nói cách khác, đây chính là nhiệm vụ lồng ghép kế
hoạch quản lý môi trƣờng và tài nguyên vào kế hoạch phát triển vùng bờ;
Phối hợp chính sách giữa nhà nước và nhân dân, và nếu có điều kiện tiến
hành cơ chế đồng quản lý (nhà nước và nhân dân cùng làm);
Nhất thể hoá thể chế quản lý liên ngành ở vùng bờ

CÂU 16: Quản lý ô nhiễm vùng bờ là quản lý đơn nghành hay đa
nghành?
- Để quản lý ô nhiễm vùng bờ một cách có hiệu quả cần tiến hành quản lý
đa nghành.
- Hiện nay, vấn đề môi trường then chốt là việc phát triển kinh tế mà ít
quan tâm đến môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm vùng bờ chưa được
thực sự quan tâm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đưa tới một
lượng lớn nước thải, chất thải rắn đổ ra sông, biển gây ô nhiễm môi trường
nước và đất một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng
không thể vì việc bảo vệ vùng bờ mà ngăn chặn tất cả các hoạt động kinh
tế diễn ra quanh khu vực, không cho phép người dân khai thác nguồn lợi
kinh tế thu được. 2 ngành kinh tế đem lại lợi ích lớn nhất từ vùng bờ đó là

khai thác nuôi trồng thủy hải sản và du lịch, dịch vụ, đây là 2 nghành kinh
tế đáng được quan tâm đầu tư và phát triển nhằm đem lại thu nhập cho
người dân.
- Khi tiến hành lập kể hoạch quản lý ô nhiễm vùng bờ cần kết hợp có sự
kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trong lĩnh vực môi trường và lĩnh
vực kinh tế, đảm bảo việc phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng tới môi
trường hoặc các sơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng cần phải có biện
phát giảm thiểu lượng thất thải ra ngoài môi trường tại khu vực vùng bờ.
- Vì vậy để công tác quản lý được hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ
của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Từ việc nâng cao
17


năng lực quản lý và nhận thức của người dân trong việc quản lý mà đạt
được sự đồng thuận, hợp tác giúp cho việc quản lý đạt hiệu quả cao hơn.
CÂU 17: Nguyên tắc trong quản lý đới bờ? Chương trình nghị sự 21?


Nguyên tắc trong quản lý đới bờ

- Vượt ra ngoài cách tiếp cận quản lý đơn ngành, chú trọng bảo toàn chức
năng sinh thái vùng bờ, đồng thời luôn đặt hoạt động quản lý vùng bờ vào
khuôn khổ quản lý tổng hợp để giải quyết. Tức là làm theo cách tiếp cận
tổng hợp, tổng thể và đa ngành
- Một quá trình phân tích nhằm tư vấn cho chính phủ những mục tiêu ưu
tiên, các thỏa thuận, các vấn đề và các giải pháp;
- Một quá trình quản lý hành chính năng động và liên tục đối với việc sử
dụng, phát triển và bảo vệ vùng bờ, cũng nhƣ tài nguyên bờ phù hợp với
mục tiêu phát triển bền vững;
- Khai thác và giải quyết vấn đề theo một hệ thống, theo chức năng trông

mối quan hệ giữa các hệ thống và việc sử dụng vùng bờ;
- Bảo đảm cân bằng giữa việc bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với
phát triển kinh tế lâu dài vùng bờ. Xác định các mục tiêu ưu tiên có tính
đến yêu cầu giảm thiểu hoặc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái hoặc
chất lượng môi trường và định ra các hƣớng dẫn hợp lý để xử lý vấn đề.
- Thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi nhất định, do các cơ quan
phối hợp xác định (kể cả tài nguyên vùng bờ này)
- Một quá trình đòi hỏi có những giải pháp lập đi lập lại đối với các vấn đề
kinh tế, xã hội, môi trường và luật pháp phức tạp. Chức năng chính của
một kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ là hợp nhất nhu cầu của các ngành
và vấn đề môi trường mà được thực hiện thông qua các thỏa thuận pháp lý
giữa các ngành, các cấp.

18


- Định ra một cơ cấu để giảm thiểu hay giải quyết các mâu thuẫn có thể
phát sinh ở mức độ khác nhau liên quan đến việc phân phối và sử dụng tài
nguyên vùng bờ.
- Khuyến khích nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà hoạch
định chính sách và những người liên quan đến công tác quản lý vùng bờ và
lôi cuốn cộng đồng tham gia trong suốt quá trình lập kế hoạch quản lý.
Chú ý đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho cộng đồng
địa phương trong khu vực dự án.
- Là một hành vi chủ động, đi cùng với nhân tố phát triển, chứ không phải
là hành vi thụ động, đợi có những dự kiến phát triển rồi mới hành động
→ Như vậy quản lý tổng hợp chứa đựng cả những nguyên tắc cơ bản
trong xây dựng các kế hoạch/ chương trình kinh tế xã hội các cấp.



Nguyên tắc chương trình nghị sự 21

Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng
ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân
dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn
phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển
bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về
mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên
tắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi".
Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là
một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ
động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do
hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc "người
19


gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn". Xây
dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi
trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ
môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát
triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí
quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.
Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công
bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của
các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng
trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những

nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng,
tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế
hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được,
gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và
thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi
và yêu quý thiên nhiên.
Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất
nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu
tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy
mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền
mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản
xuất khác.
Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp
chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp,
đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động
tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các
quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương
và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông
20


tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ,
thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá
trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.
Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển
các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và
khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng
cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế,

nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.
Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã
hội.
CÂU 18: Sóng và đặc trưng của sóng
Sóng: là luồng không khí thổi ngang mặt nước, truyền năng lượng
vào nước tạo nên các con sóng (sóng do gió).
-

Đặc trưng của sóng:

+ Độ cao sóng: khoảng cách các phương thẳng đứng giữa đáy sóng và đỉnh
sóng
+ Bước sóng: khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp
+ Chu kỳ sóng: khoảng thời gian cần thiết để 1 chiều dài sóng truyền qua 1
vị trí đang xét
Câu 19: thuộc tính của đới bờ
o
o

o

Tính tương tác (ngoại sinh, nội - ngoại sinh)
Tính phân dị (ngang và dọc): tạo ra các vùng dọc bờ và các đới
ngang bờ khác nhau về sinh thái-môi trường
Tính động (biến động theo chu kỳ khác nhau)
21



o

o
o
o

Tính nhạy cảm và tính kháng chế: rất dễ bị thay đổi dưới tác động từ
bên ngoài
Giầu tài nguyên và có tiềm năng phát triển đa ngành
Tập trung sôi động các hành động phát triển
Nơi chứa thải của Trái đất: lưu vực sông đổ ra, biển đưa vào.

Câu 20: cấu tạo địa chất vùng bờ
cấu tạo địa chất vùng bờ vẫn phụ thuộc vào
(1)

Thạch học: (Bờ gắn kết, Bờ kém gắn kết)

(2)

Yếu tố kiến tạo

(3)

Bờ núi lửa (đối với vùng bờ có hoạt động núi lửa)

Câu 21: đặc trưng hst
1 Rạn san hô ngầm
2. Rừng ngập mặn

3 Vùng cửa sông và đầm phá
4. Bãi thuỷ triều
5 Bãi biển
6 Hệ sinh thái đụn cát
Câu 22. Chức năng và vai trò của đới bờ
- Cung cấp không gian sống cho các loài, trong đó có loài người. Là nơi
sinh cư tự nhiên (habitat), nơi giầu thức ăn, nơi ương nuôi ấu trùng và các
bãi sinh sản cũng như môi trường sống lý tưởng không chỉ cho các loài
sinh vật ưa sống ở vùng bờ, mà còn cho cả các loài sống xa bờ.
- Cung cấp thực phẩm, hàng hoá, nguyên nhiên liệu và các dịch vụ cho con
người nói chung và cho các cộng đồng ven biển nói riêng.
- Điều hoà môi trường, bồi tích sông, dòng dinh dưỡng từ lục địa đưa ra,
chất gây ô nhiễm nguồn đất liền, cũng như điều hoà thời tiết, khí hậu.
22


- Các HST bờ có thể giảm thiểu tác động của năng lượng sóng đến bờ biển
(kể cả sóng thần) và bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở.
- Nơi giầu có và sản xuất ra các chất dinh dưỡng cần cho nhiều loài sinh
vật và duy trì cơ sở ĐDSH cao cho phát triển thuỷ sản bền vững và sinh kế
của cộng đồng địa phương ven biển (khoảng 80% tiền thu được từ thuỷ
sản).
Câu 23. Tài nguyên đới bờ là gì?
- Tài nguyên đới bờ là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hình thành
và phân bố trong khối nước, trên bề mặt đáy, trên dải ven biển và trong
lòng đất thuộc đới bờ. Đó là các dạng vật chất cụ thể, các yếu tố và quá
trình của tự nhiên mà con người có thể trực tiếp hay gián tiếp chế tác ra
các vật dụng phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình.
Câu 24. Đặc trưng tài nguyên đới bờ
- Tài nguyên đới bờ là tài nguyên chia sẻ (shared resources), nên thường

được sử dụng theo cách tiếp cận mở (open access)
- Khi nói đến quản lý tài nguyên đới bờ thì cần phải xem môi trường và tài
nguyên như hai mặt của một vấn đề trong suốt quá trình quản lý.
- Tài nguyên đới bờ thuộc hai nhóm chính: tài nguyên sinh vật (đa dạng
sinh học, các hệ sinh thái, tiềm năng bảo tồn, nguồn lợi thuỷ sản mặn-lợ,
tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản) và phi sinh vật (dầu khí, sa khoáng ven
biển, vật liệu xây dựng, tiềm năng phát triển du lịch, tiềm năng phát triển
cảng-hàng hải), tiềm năng vị thế,...
- Theo mức độ tái tạo người ta chia ra: tài nguyên tái tạo (lượng sử dụng sẽ
tự phục hồi lại sau một đơn vị thời gian như nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh
thái...) và không tái tạo (dùng bao nhiêu hết bấy nhiêu như dầu khí, khoáng
sản khác...).

23


- Các hệ sinh thái ven biển và ven bờ được xem là yếu tố đầu vào để phát
triển bền vững một số ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái (ecosystembased).
- Bảo toàn chức năng tự nhiên của hệ chính là giữ được nguồn vốn sinh
thái (ecological capital) cho phát triển bền vững các ngành kinh tế trên nói
riêng và vùng bờ nói chung.
Câu 25: Giải pháp đô thị hóa, tác động của đô thị hóa đến đới bờ
-

Giải pháp: chưa làm đc
Tác động: giống câu 4

Câu 26: Đặc trưng của đới bờ
-


Tính tương tác (ngoại sinh, nội - ngoại sinh)

Tính phân dị (ngang và dọc): tạo ra các vùng dọc bờ và các đới
ngang bờ khác nhau về sinh thái-môi trường
-

Tính động (biến động theo chu kỳ khác nhau)

Tính nhạy cảm và tính kháng chế: rất dễ bị thay đổi dưới tác động từ
bên ngoài
-

Giàu tài nguyên và có tiềm năng phát triển đa ngành

-

Tập trung sôi động các hành động phát triển

-

Nơi chứa thải của Trái đất: lưu vực sông đổ ra, biển đưa vào.

Câu 27: Các tác động của HST ngập nước vùng lõi VQG Xuân Thủy
đến đới bờ
-

-

Đây là một vùng cho các loài chim nước và chim ven biển di cư, và
là nơi cư trú thường xuyên của một số loài bị đe dọa toàn cầu.

Rừng ngập mặn của khu vực có ý nghĩa trong việc duy trì nguồn lợi
thủy sản, là nguồn cung cấp gỗ và củi, và bảo vệ các khu dân cư ven
biển khỏi tác động của bão lụt.
24


-

-

-

Việc đánh bắt thủy sản tự nhiên và nuôi trồng thủy sản vẫn đang ở
mức độ cao và có nhiều tác động tiêu cực lên môi trường và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việc phá rừng ngập mặn để lấy đất làm đầm tôm và nuôi ngao vạng
 làm hủy hoại nghiêm trọng sinh cảnh của các loài chim di cư.
Chất thải từ các vùng nuôi trồng thủy sản cũng làm ô nhiễm nguồn
nước trong Vườn Quốc gia  giảm chất lượng nước  giảm số lượng
của các loài động vật hoang dã.

25


×