Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH môi TRƯỜNG 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.46 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Khái niệm quy hoạch môi trường.
Trả lời:
- Theo Susan Buckingham -Hatfield & Bob Evans (1992) thuật ngữ QHMT có thể hiểu là quá

trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường.
- Ở Bắc Mỹ QHMT được dùng để chỉ một phương pháp quy họach tổng hợp và kết hợp
nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan.
- Richard D. Margerum (1997)cho rằng QHMT bao hàm việc BVMT tổng hợp, quản lý hệ
sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên.
- Theo từ điển về môi trường và PTBV : Quy hoạch môi trường là sự xác định các mục
tiêu mong muốn về kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương
trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó.
- Theo ADB (năm 1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trường cần
được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là phát triển bền vững môi
trường kinh tế xã hội vùng vớinhững cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững
bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường.
- .
- Theo GS. Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ "Lập kế hoạch hóa môi trường" là việc lập
kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển KTXH được xem xét một cách tổng hợp với các
mục tiêu môi trường, nhằm đảm bảo khả năng thực tế cho việc thực hiện PTBV.
- Theo GS. Đặng Trung Thuận (năm 2002) :QHMT là sắp xếp, tổ chức không gian và sử
dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi
trường và điền kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ theo định hướng PTBV.
- Theo KS. Chu Thị Sàng: QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để
xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT nhằm định
hướng các họat động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu PTBV
- Phùng Chí Sỹ (2003): “Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng các hệ thống kiến
thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai
thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ môi trường theo không
gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho các quyết định về phát triển khu vực,


đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
 Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHMT, nhưng trong những nghiên cứu ứng
dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong QHMT phải xem xét
các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu BVMT
Câu2. Vị trí của quy hoạch môi trường trong khuôn khổ pháp lý.
Trả lời:
Vị trí của quy hoạch trong khuôn khổ quản lý
-

Quá trình quản lý bao gồm bốn chức năng chính yếu có liên quan mật thiết với nhau: quy
hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.
1


Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược trong
khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và phân chia các hoạt động trên cơ sở các phương án
lựa chọn.
• Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữacác tổ chức và cung cấp các điều
kiện cần thiết.
• Điều hành: tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên lạc và
đảm bảo khả năng kế toán.
• Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh thích hợp việc thực hiện
và nội dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát, đánh giá tác động môi trường


Quy hoạch trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ:
• Cấp chiến lược: Cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kết quả, với các mục tiêu chiến
lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được mục
tiêu, nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành.
• Cấp quản lý hành chính: cấp trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện, tổ chức

chương trình thực hiện công việc của các chuyên viên quản lý cao cấp.
• Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ thể
một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn) và có hiệu quả (với kết quả tốt nhất với một
nguồn lực có sẵn
-

Câu 3. Mục tiêu quy hoạch môi trường.
Trả lời:
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về PTBV:


Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Nâng cao chấtlượng môi trường sống
Phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái.
Vì vậy mục tiêu của QHMT bao gồm:

- Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach.
- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian
chức năng môi trường và từng giai đọan của phát triển.
- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát triển
phù hợp với khả năng chịutải của môi trường
Câu 4. Quan hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Trả lời
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng cần có quy hoạch môi trường để định
hướng cho việc quyết định các vấn đề cốt lõi sau:
2


-


Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt quá khả năng
chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo, phục hồi tài nguyên
Khai thác sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý, hiệu quả
Cách thức quản lý, bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng
Tính hợp lý và bình đẳng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên ( ví dụ như tài
nguyên nước) giữa các tiểu vùng trong phạm vi của một vùng
Cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp giữa các địa phương trong vùng.

Quy hoạch môi trường phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội, lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển
Quy hoạch môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và hoàn cảnh tự
nhiên trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng
Câu5. Đóng góp của quy hoạch môi trường trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản
lý bảo vệ môi trường tại Việt Nam?
Trả lời
-

-

Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về môi trường sinh thái ( tự nhiên và nhân văn)
trên lãnh thổ của mình, dưới quan điểm của các nhà môi trường học từ đó đưa ra các định
hướng phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách phát triển chuyên ngành khác. Trong
trường hợp các quy hoạch chuyên ngành đã được xây dựng trước thì quy hoạch môi trường
giúp cảnh báo, điều chỉnh và đưa ra các phương án đề phòng.
Các quy hoạch chuyên ngành, dùng sản phẩm quy hoạch môi trường để tìm kiếm phương án
hài hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường
Giúp các quy hoạch chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ rủi do về sự cố môi trường và
đề ra các giải pháp xử lý
Quy hoạch môi trường có thể coi là 1 mô hình lý tưởng mà khi đó có những thành phần

khác tham gia vào chúng ta sẽ biết đc điều gì sẽ xảy ra
Những giải pháp trong quy hoạch môi trường nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ phát triển
kinh tế
(Quy hoạch bảo vệ môi trường có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai
thác , sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý môi trường
phù hợp với quá trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững
Nhận thức được tầm quan trong của quy hoạch về bảo vệ môi trường đã có nhiều ngành,
lĩnh vực và địa phương lập Quy hoạch môi trường hoặc quy hoạch bảo vệ môi trường.Trên
thực tế các quy hoạch môi trường này đã đóng góp hữu hiệu trong quản lý môi trường và là
nền tảng để Bộ TNMT xây dựng phương pháp luận về Quy hoạch bảo vệ môi trường phù
hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới
Việc đưa quy hoạch bảo vệ môi trường vào Luật BVMT 2014 có vai trò chủ đạo trong việc
thực hiện quản lý, giám sát, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí xử lý
3


môi trường gắn kết chặt chẽ với thực trạng môi trường và các hoạt động phát triển trong
vùng quy hoạch
Việc phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng giúp nhận biết các ngưỡng giới hạn để
đảm bảo không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo và
phục hồi tài nguyên. Đây là cơ sở giúp cho nhà quản lý có kế hoạch hợp lý trong việc đưa
ra đề án kinh tế - xã hội trong vùng. Cùng với đó, việc điều tra tài nguyên thiên nhiên sẽ
giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa ra phương
án khai thác và bảo vệ hiệu quả)
Câu 6. Các nguyên tắc quy hoạch môi trường.
Trả lời
1. Xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phương liên quan đến các chính sách của
Chính phủ ở các cấp khác nhau để hướng dẫn quy hoạch, trợ giúp cho việc đánh giá.
2. Thiết kế với mức rủi ro thấp. Tạo khả năng mềm dẻo và khả năng thay đổi có tính thuận

nghịch trong các quyết định về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và sử dụng tài nguyên.
3. Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể chế, sửa đổi cho thích hợp hay
đưa vào áp dụng ở những nơi thích hợp.
4. Hiểu rõ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng đất đai cận kề.
5. Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm việc đánh giá và loại trừ rủi ro, kế
họach ứng cứu và giám sát môi trường. Đưa các biện pháp biện pháp bảo vệ môi trường vào
các quá trình xây dựng.
6. Đưa các chính sách môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường vào các quy hoạch chính
thức.
7. Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối với các dạng tài nguyên. Thiết
kế hệ thống giám sát các hệ sinh thái.
8. Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng tài nguyên cảnh quan
9. ĐTM đối với các dự án mới, chương trình, chính sách và chiến lược kinh tế địa phương
và vùng; đánh giá công nghệ trên quan điểm tài nguyên, văn hoá và kinh tế.
10. Phân tích tiềm năng/tính khả thi của đất đai, lập bản đồ năng suất sinh học; xác định mối
liên quan giữa kích thước các khoảnh đất đai và tài nguyên sinh vật. Điều tra một cách hệ
thống các nguồn tài nguyên hiện có, nhận dạng các quá trình hay chức năng tự nhiên đối với
các đơn vị đất đai cùng các giá trị hiện thời hay tiềm năng.
11. Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy hiểm; các vùng nhạy cảm; các cảnh quan và
vùng địa chất độc đáo; các khu vực cần cải tạo, nâng cấp; có thể sử dụng thay đổi..
4


12. Tìm hiểu đặc điểm của các hệ sinh thái; xác định giới hạn khả năng chịu tải và khả năng
đồng hoá, mối liên kết giữa tính ổn định-khả năng chống trả-tính đa dạng
(stabilityresiliency-diversity) của các hệ sinh thái; nhận dạng các mối liên kết giữa các hệ
sinh thái.
13. Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác định các loài chỉ thị chất lượng
môi trường.
14. Xác định những vấn đề sức khoẻ liên quan đến cảnh quan. Nhận dạng và kiểm soát

ngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt.
15. Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi – giải trí. Tìm hiểu mối liên kết văn hoá giữa sử dụng
đất, năng suất và việc tái sử dụng tài nguyên.
16. Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận
Câu 7. Quy trình quy hoạch môi trường.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị quy hoạch
-

Thành lập các nhóm quy hoạch.
Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vai trò của họ trong việc lập quy hoạch.
Xác định các cơ quan/ tổ chức quản lý trong quy hoạch môi trường.
Bước 2: Khởi xướng quy hoạch
-

Xác định mục tiêu của quy hoạch
Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch
Xác định các nội dung quy hoạch môi trường
Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu.

Bước 3: Lập quy hoạch
Đây là bước trọng tâm của cả quá trình, bao gồm các nội dung của việc lập QHMT.
Bước 4: Phê duyệt quy hoạch
Toàn bộ hồ sơ QHMT được trình lên Hội đồng thẩm định của địa phương. Sau khi thông
qua Hội đồng thẩm định, hồ sơ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức.
Bước 5: Thực hiện và giám sát
Thực hiện
• Phối hợp đa ngành
• Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch cần được
xác định rõ ngay từ lúc khởi đầu quá trình quy hoạch.

-

5


Trong tiến trình quy hoạch cần tạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ và có
phản hồi, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết.
- Giám sát
• Thu được các thông tin phản hồi về tình hình thực tế của môi trường sau khi kế hoạch được
thực thi.
• Xác định các tác động đã được dự báo trước đây có xảy ra hay không và khả năng xảy ra
các tác động đột xuất khác trong quá trình phát triển.


Câu 8. Nội dung quy hoạch môi trường (nêu và phân tích các nội dung của QHMT).
Trả lời:
1, Phân vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch môi trường
Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng MT mặc dù vấn đề MT theo vùng lãnh
thổ rất quan trọng.
- Vấn đề MT trong một vùng cần phải được quản lý đồng bộ, liên kết với nhau trong phạm vi
toàn vùng.
- Ví dụ:
• Việc phát triển các KCN tại một tỉnh -> chất lượng môi trường tại tỉnh khác
(do lan truyền, phát tán).
• Việc ô nhiễm của vùng đất ướt ven biển có phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh.
 Cùng với việc quản lý môi trường cấp tỉnh, việc quản lý môi trường cấp vùng có ý nghĩa rất
quan trọng -> nhất thiết phải phân vùng lãnh thổ
-

- Một số thể loại phân vùng lãnh thổ:

(1) Phân vùng kinh tế: Được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối
quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định
(2) Vùng sinh thái: Là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối
với khí hậu Trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực.
Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các TNTN có hiệu quả tối
ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng
(3) Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố
địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…
(4) Phân vùng môi trường: Là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường
tương đối đồng nhất nhằm mục đích QLMT một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng
của từng đơn vị MT.
Tính thống nhất của vùng MT biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi MT ở bất kỳ khu vực nào trong
vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.
2. Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và xác
định các vấn đề môi trường
6


2.1. Thông tin, dữ liệu cần thu thập
a. Các dữ liệu không gian: Địa hình, Ranh giới hành chính, Các khu vực đô thị hoá, Các khu
vực công nghiệp hoá, Hệ thống giao thông, Các cảng chuyên dùng,Các khu vực nuôi trồng
thuỷ sản,Các khu du lịch,Tài nguyên, khoáng sản. Hiện trạng sử dụng đất, Thuỷ hệ (sông,
hồ, biển)
b. Các dữ liệu thuộc tính
Thông tin về các ĐKTN và KTXH
• Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
• Tài nguyên nước mặt;
• Tài nguyên nước ngầm;
• Tài nguyên thủy sinh;
• Tài nguyên đất; Tài nguyên rừng;

• Tài nguyên khóang sản;
• Tài nguyên du lịch
• Dân số và phân bố địa bàn dân cư;
• Phát triển CN và phân bố địa bàn SXCN;
 Cơ sở dữ liệu môi trường nước
Số lượng, khối lượng, đặc tính nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung
trên toàn bộ vùng quy hoạch
Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn thải điểm (nước thải công nghiệp và
dịch vụ) từ các KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ đặc biệt (bãi rác, kho
cảng, ...) trên toàn bộ vùng quy hoạch;
Mạng lưới quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt, nước ngầm trên toàn bộ vùng quy
hoạch;
Hiện trạng chất lượng nước mặt trên toàn bộ vùng quy hoạch theo một số chỉ tiêu ô nhiễm
đặc trưng;
Thông tin tổng hợp hiện trạng môi trường nước biển trên toàn bộ vùng quy hoạch

Cơ sở dữ liệu môi trường không khí
Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các nhà
máy nhiệt điện;
Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các
khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung;
Mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí trên toàn bộ vùng quy hoạch;
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên toàn bộ vùng quy họach theo một số chỉ
tiêu ô nhiễm đặc trưng.

Cơ sở dữ liệu chất thải rắn
Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các
khu đô thị, khu dân cư trong phạm vi vùng quy hoạch;
Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong phạm vi vùng quy hoạch;

Các bãi chôn lấp chất thải rắn, các lò thiêu đốt chất thải rắn trong phạm vi vùng quy hoạch;
Mạng lưới quan trắc chất thải rắn phạm vi vùng quy hoạch


-

-

-

2.2. Đánh giá hiện trạng MT gắn với các hiện trạng KTXH
7


Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, đặc biệt hiện trạng phát triển KTXH của vùng
hoặc của địa phương, đánh giá hiện trạng phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội làm cơ
sở để đánh giá hiện trạng MT như:
-

-

-

Đô thị: Xác định các vùng đô thị hóa, các khu dân cư tập trung và vấn đề môi trường trong
vùng. Ví dụ : hệ thống cấp nước. thoát nước đô thị, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nước sinh hoạt
Công nghiệp : Xác định các vùng công nghiệp hóa, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
và những ngành công nghiệp có nhiều chất thải có nhiều chất thỉa có khả năng gây ô nhiễm
môi trường
Nông nghiệp: Xác định vùng công nghiệp và những vấn đề môi trường liên quan đến sản
xuất nông nghiệp

Ngành giao thông công chánh: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư mới, bến
cảng, sân bay, giao thông đường bộ và những vấn đề liên quan
Dịch vụ và du lịch: Xác định các khu vực, địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu bảo
tồn bảo tàng để phát triển du lịch và những dịch vụ kèm theo và những vấn đề môi trường
liên quan
Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: Xác định các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản và những vấn đề liên quan
Phát triển rừng: Các khu vực tự nhiên, rừng trồng mới và những vấn đề liên quan
2.3. Xác định các vấn đề môi trường cấp bách

1. Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh hưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến MT,
-

tài nguyên và sức khỏe cộng đồng?
Rác thải (rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế, độc hại...)
Nước cấp (ô nhiễm nguồn nước, nước cấp không đạt tiêu chuẩn ăn
uống, nước ăn uống không được xử lý...)
Nước thải (NTSH, công nghiệp, y tế không được xử lý)
Ô nhiễm không khí (do giao thông, công nghiệp, sinh hoạt...)
Ô nhiễm do nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, mất cân bằng sinh thái nông nghiệp...)
Nạn tàn phá rừng (rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn)
Ô nhiễm vùng ven biển (sạt lở bờ biển, nguy cơ tràn dầu, đánh bắt thủy hải sản quá mức…).
2. Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa phương khác trong vùng?
Nguồn nước (lưu vực chung cho các tỉnh, hồ điều tiết, vùng ven biển...)
Ô nhiễm không khí tác động qua lại giữa các địa phương (các nhà máy nhiệt điện, hóa chất,
hóa dầu ...)
Các vấn đề khác.
3. Các vấn đề về quản lý?
- Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức
- Tiêu chuẩn môi trường.

2.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng phát triển KTXH, TNMT

-

Hệ thống các đồ hiện trạng được sử dụng để thể hiện một cách trực quan hiện trạng bố trí
không gian thuộc các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử dụng TNTN và hiện trạng các vấn đề
MT.
8


-

Từ các bản đồ hiện trạng này các chuyên gia có thể đánh giá được những vấn đề MT còn
tồn tại và đề xuất các giải pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm tránh rủi ro cho công tác
quy hoạch trong tương lai.
3,ĐMC QHPT KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn đề môi
trường

Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là lồng ghép tới mức cao nhất những vấn đề
MT trong các lĩnh vực sau:
• Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về phát triển KTXH -> đánh giá chính sách
• Thiết kế các chiến lược ngành về MT -> đánh giá quyhoạch phát triển ngành
• Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của một vùng hay địa phương về MT -> đánh giá
quy hoạch phát triển KTXH.
-

 Mục tiêu của ĐMC là:
-

-


-

Xử lý các tác động về mặt MT do các quyết định chủ chốt ở các cấp lập quy hoạch và xây
dựng chính sách gây ra.
Đánh giá, dự báo và kiểm soát xu hướng suy giảm về MT do các tác động tích tụ, tồn dư
mang tính tổng hợp và cộng hưởng của nhiều dự án phát triển đơn lẻ trong vùng, tỉnh, thành
phố hay của ngành gây nên.
ĐMC đối với quy hoạch phát triển KTXH nói một cách khác đó là việc liên kết các mối
quan tâm về MT vào quy hoạch phát triển KTXH của một vùng, tỉnh, thành phố trong một
khu vực không gian quy hoạch cụ thể, hay quy hoạch phát triển một ngành kinh tế.
ĐMC có tính chất liên ngành, liên địa phương, với phạm vi đánh giá quy hoạch phát triển
rộng lớn về không gian và thời gian.
ĐMC đối với dự án quy hoạch phát triển KTXH cần phải chú ý đến các tác động có tính
tổng hợp và tác động có tiềm năng tích hợp lâu dài.
VD: Tác động của phát triển từng ngành KT là có thể chấp nhận được, nhưng tác
động tổng hợp của nhiều ngành kinh tế trong quy hoạch đồng thời xảy ra lại trở thành
nghiêm trọng.

-

-









Rất nhiều tác động trong thời gian ngắn không thành vấn đề, nhưng tích lũy trong một thời
gian dài sẽ trở thành nghiêm trọng (ô nhiễm KLN, ô nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy,
sự khai thác nướcngầm quá mức dẫn đến sụt lún các công trình, sự xâm nhập mặn…)
Mặc dù ĐMC không thể thay thế cho ĐTM đối với từng dự án riêng lẻ, song có thể tạo cơ
sở khoa học và điều kiện rất thuận lợi cho việc tiến hành ĐTM cho mỗi dự án cụ thể trong
quy hoạch là:
Đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về KT và MT
Cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi các vấn đề môi trường quan trọng
cần biết
Cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ thống về MT
Đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm
Làm sáng tỏ các tiêu chuẩn MT phù hợp sẽ được áp dụng
Cải tiến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao cho có hiệu quả và năng suất hơn.
4. Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT
9


4.1 Xác định quan điểm
-

-

-

-

-

Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm,
cải thiện MT và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc

tế trong BVMT và PTBV.
Mục tiêu và nội dung của QHMT không tách rời mục tiêu và nội dung của QH PT
KTXH, mà được lồng ghép trong QH PT KTXH, được xây dựng theo hướng PTBV.
Quy hoạch dựa trên việc phân tích hiện trạng và dự báo các vấn đề MT có khả năng
nảy sinh, biến động trong quá trình phát triển KTXH, phù hợp với nguồn lực và khả
năng đầu tư từ bên ngoài
Tiếp thu các kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, và là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng
các kế hoạch BVMT ngắn hạn và trung hạn của một vùng
Mục tiêu QHMT một vùng sẽ gắn liền với các mục tiêu quốc gia về phòng ngừa ô nhiễm,
cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các cơ quan
quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức MT.
Mục tiêu quy hoạch môi trường cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục tiêu QHMT cấp
cao hơn
Ví dụ: QHMT cấp tỉnh phải dựa vào QHMT cấp vùng và cấp nhà nước.
4.2 Xác định mục tiêu
Mục tiêu QHMT một vùng sẽ gắn liền với các mục tiêu quốc gia về phòng ngừa ô nhiễm,
cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các cơ quan
quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức MT.
Mục tiêu quy hoạch môi trường cấp thấp phải được xây dựng dựa trên mục tiêu QHMT cấp
cao hơn
Ví dụ: QHMT cấp tỉnh phải dựa vào QHMT cấp vùng và cấp nhà nước.
Các chương trình, dự án BVMT được đề xuất sẽ tập trung vào các lĩnh vực phòng ngừa ô
nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tăng cường năng lực cho các
cơ quan quản lý, khoa học và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức BVMT.
5. Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường
Các dự án sẽ phải được sắp xếp ưu tiên theo một hệ thống tiêu chí sẽ được lựa chọn.
Nguồn kinh phí cũng phải đề xuất nhằm đảm bảo tính hiện thực, khả thi của dự án.
Ví dụ : Chương trình bảo vệ môi trường đô thị: đề xuất 7 dự án cụ thể:
– Dự án 1: Xây dựng mới và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước mưa tại Tp Hà Nội
+ Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở Xây Dựng

+ Các cơ quan phối hợp – tham gia: Sở TN-MT, Các Cty công trình đô thị và cấp thoát
nước, UBND TP.
+ Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: giai đoạn 2008 - 2010
10


+ Dự trù kinh phí sơ bộ: khoảng 40 – 60 tỷ đồng
+ Nguồn vốn: ngân sách (theo quy hoạch phát triển KTXH, tổng số vốn huy động cho toàn
bộ chương trình cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên toàn Tỉnh giai đoạn
2006 – 2020 là 864 tỷ đồng)
+ Mục tiêu và hiệu quả đạt được:cải tạo và xây dựng mới lại toàn bộ hệ thống thoát nước
mưa tp Hà Nội, tách riêng hệ thống thoát nước mưa, phấn đấu đạt chuẩn hệ thống thoát
nước của một đô thị trung tâm Tp theo quy phạm thoát nước của Bộ Xây Dựng;
– Dự án 2:…
6. Đề xuất cac giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường
6.1 Giải pháp về kinh tế
Giải pháp về kinh tế: bao gồm 03 vấn đề cần làm rõ:
1.Các nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn có thể huy động cho triển khai QHMT bao gồm:
-

Ngân sách Trung ương; ngân sách các bộ/ngành, ngân sách địa phương
Đóng góp của doanh nghiệp; đóng góp của cộng đồng; đóng góp của các hộ gia đình
Các nguồn tài trợ, vốn ODA…

2. Ước tính chi phí
Ước tính chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT dựa theo các phương án khác nhau. Ví dụ:
-

Phương án 1: đầu tư cho BVMT ở mức 1% GDP (đầu tư thấp)
Phương án 2: chi phí BVMT tính theo đầu người


VD: 15 USD/người.năm hay 25 USD/người.năm.
- Phương án 3: đầu tư 3% GDP cho BVMT
3. Xã hội hóa đầu tư
Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong
cộng đồng để BVMT.
Trong kế hoạch hàng năm của địa phương/ngành có khoản mục kế hoạch về BVMT và mức
kinh phí thực hiện tương ứng.
Gắn liền công tác BVMT trong các chiến lược, kế hoạch, QHTT và chi tiết về phát triển
KTXH của các quận/huyện và toàn thành phố.
Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT.
Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động BVMT.
11


Từng bước thành lập quỹ môi trường thông qua đóng góp của nhân dân, của các doanh
nghiệp, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
6.2 Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực
-

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về MT
Nâng cao trình độ QLMT cho cán bộ các cấp.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý về QLMT
Nâng cao năng lực quan trắc phân tích môi trường.
Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu BVMT.

6.3 Giải pháp về khoa học công nghệ
-

Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về KHMT (công nghệ xử lý chất thải, phòng chống

khắc phục ON, suy thoái MT)
Phối hợp thường xuyên với cơ quan nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu về khoa học quản lý và công nghệ môi trường
Xây dựng các đề án, dự án bảo vệ môi trường.
Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường
6.4 Giải pháp về hợp tác trong nước và quy hoạch

-

Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác bảo vệ môi trường trong vùng.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản
Tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có liên quan
Vận dụng hợp lý các thỏa thuận, cam kết quốc tế và với các địa phương khác nhằm thu hút
các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật
Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số tổ chức quốc tế như
UNDP, WWF, WB, WHO…
7. Lập bản đồ quy hoạch môi trường
Hệ thống các bản đồ dự báo nêu lên những vấn đề môi trường tiềm ẩn có khả năng phát sinh
trong tương lai khi thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nêu lên những giải pháp,
chương trình, kế hoạch nhằm phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường với mục tiêu
phát triển bền vững.
Bản đồ quy hoạch môi trường sẽ được thiết lập trên cơ sở chồng ghép các bản đồ dự báo
đơn tính với tỷ lệ thích hợp…
8.Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Trên cơ sở xem xét quy hoạch môi trường có thể đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu phát triển bền vững.
-

Sự điều chỉnh có thể là:
Không được tiếp tục đầu tư

Đầu tư kèm theo các điều kiện
Tiếp tục được đầu tư
12








-


-


-

Các phương pháp và công cụ trong quy hoạch môi trường
1. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các phương pháp thống kê toán học là
Thống kê mô tả (descriptive statistics)
Thống kê suy diễn (Inferential statistics)
Ước lượng và trắc nghiệm (Estimation and testing)
Phân tích tương quan (hồi quy) (Regression analysis)
Phân tích chuỗi thời gian (Time series analysis)
Các phần mềm xử lý thống kê: SPSS (Sử dụng ở AIT), Minitab (Sử dụng ở Châu
Âu), Statgraphics 7.0 (Sử dụng rộng rãi), Deltagraph
Nhiệm vụ xử lý dữ liệu môi trường

Phân tích dữ liệu điều tra các yếu tố môi trường (đất, nước, không khí …) phục vụ
cho việc đánh giá tác động môi trường, phân tích hiện trạng môi trường.
So sánh kết quả thu thập được với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định, so sánh kết
quả của 2 hay nhiều trạm quan trắc, các công nghệ xử lý, các chỉ tiêu môi trường của
2 nhà máy, 2 KCN …
Phân tích kết quả của các thí nghiệm môi trường, từ đó tìm ra các biện pháp xử lý tối
ưu.
Nghiên cứu mối liên hệ giữa 2 yếu tố môi trường hoặc mối quan hệ nhân quả giữa
các yếu tố môi trường (Ví dụ : liều lượng/phản ứng).
Theo dõi diễn biến môi trường theo thời gian (quan trắc môi trường)
Ứng dụng thống kê mô tả trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường :
Trình bày kết quả đo đạc môi trường đất, nước và không khí … sau khi phân tích.
Trình bày thông tin cơ bản về các thành phần môi trường như đất đai, thành phần hoá
chất, cơ cấu dân số… (Thông tin trạng thái).
Trình bày khái quát các thống kê về hoạt động sản xuất, đời sống của con người, từ
đó đánh giá được các nguồn áp lực lên môi trường như thống kê giao thông, tình hình
sản xuất, dân số, sản phẩm, năng lượng … (Thông tin áp lực).
Trình bày các kết quả hoạt động quản lý môi trường, tài nguyên như thuế, phí môi
trường … ( Thông tin đáp ứng).
Trình bày các kết quả phân tích liều lượng-phản ứng trong đánh giá rủi ro môi trường
Trình bày kết quả trong các phân tích thử nghiệp nhiều lần, lấy kết quả chung để
công bố.
Các đặc trưng thống kê
Các thông số đo chiều hướng tập trung của dãysố
Các thông số đo đặc trưng của độ phân tán
Bảng và đồ thị
13


Ưu điểm:

Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng
Rất cần thiết và có ích trong bước đánh giá sơ bộ về tác động đến môi trường;
Rất cần thiết và có ích trong điều kiện hoàn cảnh không có điều kiện về chuyên gia,
số liệu hoặc kinh phí để thực hiện ĐTM một cách đầy đủ.
 Nhược điểm:
- Thông tin không đầy đủ (sơ lược)
- Thông tin không trực tiếp liên quan nhiều tới quá trình ĐTM.

-

2.Phương pháp liệt kê số liệu:
-Người làm ĐTM phân tích hoạt động phát triển ,chọn ra một thông số liên quan đến
MT
-Liệt kê và cho các số liệu liên quan đến thông số đó,chuyển tới người ra quyết định
xem xét.
-Người làm ĐTM ko đi sâu,phân tích phê phán gì thêm mà dành cho người ra quyết
định lựa chọn phương án theo cảm tính sau khi đã được đọc số liệu liệt kê.
Ưu điểm:
-Đây là phương pháp đơn giản,dễ hiểu,dễ sử dụng.
- Rất cần thiết và có ích trong bước đánh giá sơ bộ về tác động đến môi trường
- Rất cần thiết và có ích trong điều kiện hoàn cảnh không có điều kiện về chuyên gia,
số liệu hoặc kinh phí để thực hiện ĐTM một cách đầy đủ.
 Nhược điểm:
- Thông tin không đầy đủ (sơ lược)
- Thông tin không trực tiếp liên quan nhiều tới quá trình ĐTM.
3.Phương pháp danh mục kiểm tra :
-Sử dụng để xác định các tác động môi trường
- Thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có
khả năng bị tác động do dự án.
-Các loại danh mục kiểm tra: liệt kê đơn giản, liệt kê có mô tả, liệt kê có ghi mức tác

động và liệt kê có trọng số.
-Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được∫ tất cả các vấn đề môi trường
của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ
bản nhất.
Ưu điểm :
- Rõ ràng, dễ hiểu
- Nếu người đánh giá am hiểu về nội dung các hoạt động PT, ĐKTN, XH tại nơi
thực hiện DA đó thì phương pháp này có thể đưa ra những cơ sở tốt cho việc quyết
định
- Phương pháp có vai trò là một công cụ nhắc nhở hữu ích về phạm vi cũng như
dạng các tác động
- Giúp xác định các tác động và có thể giúp người thực hiện có cơ hội xác định tầm
quan trọng của tác động
Nhược điểm:
- Phương pháp chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá
14


- Phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp,
điểm số quy định cho từng thông số
- Hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án
khác nhau
- Các danh mục hoặc quá chung chung hoặc không đầy đủ
- Một số tác động dễ lặp lại, do đó được tính toán hai hoặc nhiều lần trong việc tổng
hợp thành tổng tác động
- Không chỉ ra được môi liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của các tác động.
- Thiếu hướng dẫn cách đo đạc các tác động và dự đoán
- Phương pháp này không có các quy, thủ tục nhằm giải thích, truyền tải và quan trắc
tác động.






-

4. Phương pháp ma trân môi trường
Bảng ma trận môi trường là sự phát triển ứng dụng của bảng kiểm tra.
Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số
hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả.
Bảng ma trận gồm
Trục tung là các nhân tố môi trường.
Trục hoành là các hoạt động DA
Ô nằm giữa hàng và cột trong ma trận sẽ được dùng để chỉ khả năng tác động
Để định lượng hoá các tác động môi trường của ma trận, phương pháp cho điểm
được sử dụng để biểu thị cường độ và ý nghĩa của tác động.
Mức độ chi tiết của thang điểm phụ thuộc vào các tài liệu hiện có dùng để nhận dạng
và phân tích tác động.
Thang điểm có thể từ 1 - 3, 1 - 5, hoặc 1 - 10 (của Leopold), hoặc 1 - 100.
Tác động càng mạnh điểm số càng cao.
Ưu điểm
Rất có giá trị cho việc xác định tác động của dự án và đưa ra được hình thức thông
tin tóm tắt đánh giá tác động.
Đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường nhưng lại có thể phân
tích tường minh được nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố.
Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng.
Có thể đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
Hạn chế
Không giải thích được các ảnh hưởng thứ cấp và các ảnh hưởng tiếp theo, ngoại trừ
ma trận theo bước

Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động, tác động nên chưa phân biệt
được tác động lâu dài hay tạm thời.
Người đọc phải tự giải thích mối liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả.
Không giải thích được sự không chắc chắn của các số liệu.
Không đưa ra được nguyên lý/nguyên tắc xác định các số liệu về chất lượng và số
lượng.
Không có “tiêu chuẩn” để xác định phạm vi và tầm quan trọng của tác động.
5.Phương pháp mạng lưới :
15


- Sử dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trước hết phải liệt kê toàn bộ các hành động
trong hoạt động và xác định mối quan hệ nhân quả giữa những hành động đó
- Các quan hệ đó nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới
. - Trên mạng lưới có thể phân biệt được tác động bậc 1 do một hành động trực tiếp
gây ra, rồi tác động bậc 2 do tác động bậc 1 gây ra, và lần lượt các tác động bậc 3,
4,...
Ứng dụng :
- Xem xét các biện pháp phòng tránh, hoặc hạn chế các tác động tiêu cực đến tài
nguyên môi trường.
- Phát triển các vùng ven biển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các yêu cầu sử dụng
giữa các ngành kinh tế khác nhau và ngăn chặn xu thế thoái hóa tài nguyên tại các
vùng này.
Ưu điểm :
- Cho biết nguyên nhân và con đường dẫn tới những hậu quả tiêu cực tới môi trường,
từ đó có thể đề xuất những biện pháp phòng tránh ngay khâu quy hoạch, thiết kế hoạt
động phát triển .
- Thích hợp cho phân tích tác động sinh thái
- Phương pháp sơ đồ mạng lưới thường được dùng để∫ đánh giá tác động môi trường
của một đề án cụ thể

Nhược điểm :
-Các sơ đồ mạng lưới chỉ chú ý phân tích các khía cạnh tiêu cực .
-Trên mạng lưới cũng không thể phân biệt được tác động trước mắt và tác động lâu
dài
- Phương pháp này chưa thể dùng để phân tích các tác động xã hội, các vấn đề về
thẩm mỹ .
-Không thích hợp với các chương trình hoặc kế hoạch khai thác tài nguyên trên một
địa phương.
-Việc xác định tầm quan trọng của các nhân tố môi trường, chỉ tiêu chất lượng môi
trường còn mang tính chủ quan.
-Việc quy hoạch tổng tác động của một phương án vào một con số không giúp ích
thiết thực cho việc ra quyết định
- Sự phân biệt khu vực tác động, khả năng tránh, giảm các tác động không thể biểu
hiện trên mạng lưới.
6.Phương pháp đánh giá nhanh.
-Phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát thải ô
nhiễm.
- Phương pháp đanh giá nhanh có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng độ ô
nhiễm đối với các DA công nghiệp, đô thị, giao thông. Từ đó có thể dự báo khả năng
tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm
- Phương pháp đánh giá nhanh dùng để dự báo nhanh tải∫ lượng cho cơ sở phát sinh
chất ô nhiễm
TÍNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI:
Lj = f (z) = f (z)
Trong đó, z là các thông số:
16


Dạng nguồn phát thải (Nhà máy sản xuất xi măng, phương tiện vận tải…)
Đặc tính hoạt động của nguồn (cất hạ cánh, tiêu thụ nguyên nhiên liệu…)

Quy mô nguồn
Quy trình và thiết kế của nguồn
Tuổi nguồn và đặc tính chính xác công nghệ
Chế độ vận hành và bảo dưỡng
Dạng và chất luợng nguyên nhiên liệu sử dụng
Hiệu quả của hệ thống xử lý
Điều kiện môi trường xung quanh
Để xác định được tải lượng Lj thải ra môi trường, trước hết ta cần phải xác định được
hệ số tải lượng ej (kg/đơn vị) đối với chất ô nhiễm j qua phương trình:
• Lj: tải lượng của tác nhân ô nhiễm j
• n: số đơn vị sản phẩm của nhà máy
• ej: hệ số phát thải của tác nhân ô nhiễm j
-Để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính tải lượng và nồng độ ô nhiễm
trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích,
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) đã đề nghị sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh (Rapid Assessment).
- Các chuyên gia WHO đã xây dựng bảng hướng dẫn đánh giᬠnhanh, xác định “ej”
kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm”, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô
nhiễm “Lj” trong ngành công nghiệp.
Ưu điểm :
-Có hiệu quả cao trong việc xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối dự báo khả năng
tác→với các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông động môi trường của các nguồn
gây ô nhiễm
-Dễ sử dụng, không đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chuyên môn cao
- Có thể thực hiện kiểm kê tổng hợp cho khí thải, nước thải, CTR và ô nhiễm đất
trong thời gian ngắn Khả năng nguồn nhân lực vừu phảiChi phí không quá đắt
Có thể ước tính dễ dàng hiệu quả của các công nghệ kiểm soát ô nhiễm và khả năng
giảm tải lượng ô nhiễm
 Nhược điểm:
- Các điều kiện đặc trưng cụ thể của các nguồn thải chưa xem xét đến nên có thể

ảnh hưởng đến dữ liệu của các kịch bản ô nhiễm.
-Các dữ liệu kết quả từ đánh giá nhanh là số liệu sơ bộ và cần phải xác nhận lại từ
các phân tích chi tiết hơn trước khi thực hiện các chiến dịch giảm thiểu.
- Phương pháp chưa cho thấy được cái nhìn tổng quát về tác động của dự án tới các
thành phần môi trường Không thấy được các tác động sơ cấp và thứ cấp
- Người đọc phải tự phân tích, đánh giá và suy luận kết quả tính tóan
Phương pháp không cho thấy được diễn biến theo thời gian của các tác nhân gây ô
nhiễm
7. Phương pháp phân tích hệ thống
 Khái niệm: Phân tích các hệ thống (PTHT) là một hoạt động giải quyết vấn đề mang
tính đa ngành được phát triển cho việc giải quyết những vấn đề phức hợp sản sinh ra
17


từ các tổ chức và các cơ sở tư nhân và nhà nước. PTHT thường tập trung vào một
vấn đề gây ra do sự tương tác giữa các thành tố trong xã hội, các cơ sở sản xuất và
môi trường, xem xét nhiều khả năng phản ứng khác nhau cho vấn đề và cung cấp
những bằng chứng về kết quả của vấn đề: tốt, xấu hay không có ảnh hưởng
 Mục tiêu: Giúp những người ra chính sách và quyết định trong cả khu vực nhà nước
lẫn tư nhân trong việc giảm thiểu những vấn đề (môi trường) và quản lý những vấn
đề chính sách (môi trường).
 Những đặc trưng chính của phương pháp PTHT
- Bối cảnh: trong sự tương tác giữa khoa học, xã hội và môi trường;
-Phương pháp: nghiên cứu khoa học là trọng tâm, nhưng cũng sử dụng phương pháp
thiết kế, trực giác và nhận định;
-Công cụ: lý luận, thống kê, toán học, mô hình hóa;
-Mục tiêu: tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề phức tạp;
-Khách hàng: trong sự tương tác liên tục giữa phân tích viên và khách hàng;
-Mang tính chất hướng đến giải quyết vấn đề;
-Mang tính chất hướng tương lai;

-Mức độ tổng hợp cao;
-Là sự tích hợp của nhiều ngành như môi trường, sinh học, hóa học, quy hoạch, xã
hội học, kinh tế học, v
Sử dụng những ngành khoa học cơ bản;
-Các sản phẩm có thể là những mô hình
Phân tích hệ thống là cách tiếp cận cơ bản trong tiến trình quy hoạch môi trường bởi
bản chất tổng hợp của các vấn đề môi trường, bao gồm tính đa ngành (khoa học tự
nhiên, khoa học xã hôi, đa thành phần (đất, nước, không khí…) và cả tính đa dạng về
mặt quy mô (không gian và thời gian)
 Các bước thực hiện phân tích hệ thống Theo Findeisen & Quade (1985), phân tích hệ
thống được thực hiện qua sáu (6) bước:
Bước 1. Nhận định vấn đề
Bước 2. Xác định, thiết kế và rà soát những phương án có thể thực hiện
Bước 3. Dự báo bối cảnh tương lai
Bước 4. Xây dựng và sử dụng các mô hình để dự báo các kịch bản khác nhau
có thể xảy ra (khi không và có áp dụng các phương án khác nhau)
Bước 5. So sánh và xếp hạng các phương án
Bước 6. Phổ biến kết quả
Phân tích hệ thống được hỗ trợ bởi nhiều công cụ từ các ngành kinh tế, xã hội, v.v.
Một số các công cụ có thể kể đến như:
Sơ đồ nhân quả .Phân tích các bên liên quan . Phân tích chức năng. . Phân tích chi phí-lợi
ích. Phân tích kịch bản .Sử dụng các chỉ số môi trường . Phân tích đa tiêu chí . Phân tích
vòng đời . Đánh giá tác động môi trường
 Ưu điểm
- Giải quyết được các vấn đề mang tính đa ngành
 Nhược điểm
Thiếu thốn thông tin hoặc thông tin không chính xác ảnh hưởng đến tính chính
xác của kết quả PHHT và do đó ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết đinh
Quy trình thực hiện có khuynh hướng bị kéo dài và dễ bị trì trệ.
18



Các ngành dễ bị nhầm lẫn về vị trí và vai trò của mình trong tổng thể quy
trình, dẫn đến tình trạng chồng lấn công việc và trách nhiệm của nhau, hay đùn đẩy
trách nhiệm khiến cho trong quy trình xuất hiện những lỗ hổng → việc kiểm tra trách
nhiệm sẽ rất khó nếu không được tổ chức chặt chẽ và minh bạch.
Các khái niệm có thể được hiểu theo những cách khác nhau ở các ngành khác
nhau, và ngôn ngữ sử dụng ở các ngành khác nhau cũng có những khoảng cách nhất
định
8. Phương pháp lập bản đồ quy hoạch
 Mục đích: Nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của dự án đến từng thành phần
môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu định lượng bằng phương pháp
khác ở bước tiếp theo
 Nội dung:
- Phương pháp này sử dụng những bản đồ về các đặc trưng môi trường trong khu vực
nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt.
- Mỗi bản đồ diễn tả khu vực địa lý đó với từng đặc trưng môi trường đã xác định qua
tài liệu điều tra cơ bản.
- Thuộc tính của đặc trưng môi trường được xác định bằng cấp độ.
Ví dụ: vùng ô nhiễm vừa tô màu nhạt, vùng ô nhiễm nặng tô màu đậm
- Để thực hiện phương phương pháp này, nghiên cứu cần có đầy đủ số liệu về các
thành phần môi trường vùng dự án.
- Từng thành phần môi trường được thể hiện trên bản đồ đơn tính (bản đồ địa hình,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thủy vực, bản đồ thảm thực vật, bản đồ sử dụng đất, bản
đồ phân bố dân cư, …) có cùng tỷ lệ. Các bản đồ này được vẽ trên máy vi tính (GIS)
hay vẽ trên giấy trong suốt? Để xác định các tác động DA lên thành phần môi
trường? Bạn làm như thế nào?
Để xác định sơ bộ vị trí ảnh hưởng của các hoạt động DA ta chỉ cần chồng lặp
bản đồ DA lên từng bản đồ đơn tính
Sử dụng phương pháp chồng bản đồ sẽ giúp việc xem xét rõ ràng hơn các tác

động của DA đến khu vực.
 Ưu điểm:
- Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xem xét thể hiện trực
tiếp bằng hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương án sử dụng đất.
 Nhược điểm:
- Thể hiện thiên nhiên và môi trường một cách tĩnh tại
- Độ đo các đặc trưng môi trường trên bản đồ thường khái quát
- Đánh giá mức độ cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quan của
người đánh giá.
 Bản đồ hiện trạng môi trường
1. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển KTXH:
- Bản đồ hành chính
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng phân bố đô thị
- Bản đồ hiện trạng phân bố công nghiệp
2.Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng môi trường tự nhiên
19


Bản đồ hiện trạng địa hình
Bản đồ hiện trạng vùng sinh thái nhạy cảm
Bản đồ hiện trạng ngập lụt
Bản đồ hiện trạng tài nguyên khoáng sản
Bản đồ hiện trạng rừng
Bản đồ hiện trạng chất lượng không khí (AQI)
Bản đồ hiện trạng chất lượng nước (WQI)
3.Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng các giải pháp công trình nhằm bảo vệ môi
trường:
Bản đồ hiện trạng thoát nước đô thị
Bản đồ hiện trạng phân bố bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị, công nghiệp

Bản đồ hiện trạng mạng lưới hệ thống xử lý nước thải
Bản đồ hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường (nước, không khí)
4. Lập bản đồ hiện trạng môi trường: chồng ghép 3 bản đồ tổng hợp:
Bản đồ hiện trạng phân vùng môi trường
Bản đồ tổng hợphiện trạng chất lượng môi trường.
Bản đồ tổng hợpvề hiện trạng các giải pháp công trình về BVMT
* Bản đồ quy hoạch MT
1. Lập các bản đồ đơn tính về quy họach phát triển KTXH:
- Bản đồ quy hoạch về địa giới hành chính
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Bản đồ quy hoạch đô thị
- Bản đồ quy hoạch công nghiệp
2. Lập các bản đồ đơn tính về dự báo diễn biến môi trường tự nhiên:
- Bản đồ dự báo ngậplụt
- Bản đồ quy hoạch cây xanh (Kịch bản “0” và “đạt mục tiêu quy hoạch”)
- Bản đồ dự báo chất lượng không khí (AQI) (Kịch bản “0” và “đạt mục tiêu
quy hoạch”)
- Bản đồ dự báo chất lượng nước(WQI) (Kịch bản“0” và “đạt mục tiêu quy
hoạch”)
3. Lập các bản đồ đơn tính về quy hoạch các giải pháp công trình nhằm bảo vệ môi
trường:
- Bản đồ quy họach thoát nước đô thị
- Bản đồ quy họach bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị, công nghiệp
- Bản đồ quy họach mạng lưới các công trình xử lý nước thải
- Bản đồ quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường (nước, không khí)
- Bản đồ quy hoạch các trạm ứng cứu sự cố môi trường (tràn dầu)
4. Lập các bản đồ quy hoạch tổng hợp:
Bản đồ phân vùng QHMT (tổng hợp các bản đồ đơn tính về các yếu tố tự nhiên và
KTXH)
Bản đồ tổng hợp dự báo chất lượng môi trường (tổng hợp các bản đồ đơn tính về dự

báo MT tự nhiên và bản đồ phân vùng QHMT).
Bản đồ tổng hợp về quy hoạch các giải pháp công trình về BVMT (quy hoạch bãi
rác, hệ thống xử lý nước thải, thoát nước, mạng lưới quan trắc…)
5. Lập bản đồ quy họach môi trường:chồng ghép 03 bản đồ tổng hợp:
- Bản đồ phân vùng QHMT
- Bản đồ tổng hợp dự báo chất lượng môi trường.
-

-

-

20


- Bản đồ tổng hợpvề quy họach các giải pháp công
Công cụ pháp lý trong quy hoạch môi trường

9. Phương pháp phán đoán chuyên da
∫ Là phương pháp đánh giá dựa theo kinh nghiệm của các chuyên gia môi trường giàu
kinh nghiệm.
Hệ thống đánh giá môi trường Battelle
∫ Phương pháp dựa vào việc đánh giá từng thông số môi trường, sau đó cho điểm để
định lượng tác động đối với từng thông số.

∫ Hệ thống đánh giá môi trường được sử dụng để dự báo chất lượng môi trường trong
các phương án có hoặc không có dự án. ∫
Giá trị tác động môi trường thể hiện các tác động môi trường tích cực (nếu Ei > 0)
hoặc tiêu cực nếu (Ei< 0) khi so sánh phương án “có dự án” và phương án “không có
dự án”. ∫ Giá trị tuyệt đối Ei càng lớn tác động càng rõ

10.Phương pháp mô hình hóa
- Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng
môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động
đến môi trường.
- Là phương pháp có ý nghĩa lớn nhất trong quản lý môi trường, dự báo các tác động
môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.
∫ Có ba loại mô hình: mô hình thống kê, mô hình vật lý, mô hình toán học
- Mô hình thống kê: Dựa vào chuỗi số liệu quan trắc trong quá khứ để dự báo cho
tương lai
- Mô hình vật lý : mô hình mô tả đối tượng thực tế bằng cách rút gọn kích thước theo
tỷ lệ nhất định
- Mô hình toán học: mô tả (mô phỏng) các đối tượng thực tế dưới dạng phương tình
toán học kèm theo một số giả thiế
Phương pháp mô hình cần
 Phải hiểu rõ hiện tượng hoặc quá trình cũng như sự phát triển của nó.
 Phải xác định được phạm vi, thời gian, không gian cũng như các yếu tố quyết định
quá trình và cách đo đạc, xác định chúng.
 Phải nắm vững các quy luật quyết định các hiện tượng và sự thay đổi các yếu tố
trong quá trình phát triển
 Phải hiểu các công cụ toán học, tin học có thể giải quyết vấn đề đặt ra được
không?
 Người lập bài toán phải liệt kê được các tham số của mô hình, khoảng giá trị của
chúng, khả năng xác định chúng thông qua đo đạc hoặc tính toán (đôi khi các giá trị
đặc trưng của các tham số này có thể lấy từ các tài liệu thống kê hoặc sử dụng các tài
liệu đã công bố).
21


11. Phương pháp chắp ghép bản đồ và gis
MỤC ĐÍCH:

Nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của dự án đến từng thành phần môi
trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu định lượng bằng phương pháp khác
ở bước tiếp theo.
NỘI DUNG:
- Phương pháp này sử dụng những bản đồ về các đặc trưng môi trường trong khu vực
nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt.
- Mỗi bản đồ diễn tả khu vực địa lý đó với từng đặc trưng môi trường đã xác định
qua tài liệu điều tra cơ bản
. - Thuộc tính của đặc trưng môi trường được xác định bằng cấp độ.
Ví dụ: vùng ô nhiễm vừa tô màu nhạt, vùng ô nhiễm nặng tô màu đậm
- Để thực hiện phương pháp này, nghiên cứu cần có đầy đủ số liệu về các thành phần
môi trường vùng dự án
. - Từng thành phần môi trường được thể hiện trên bản đồ đơn tính (bản đồ địa hình,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thủy vực, bản đồ thảm thực vật, bản đồ sử dụng đất, bản
đồ phân bố dân cư, …) có cùng tỷ lệ. Các bản đồ này được vẽ trên máy vi tính (GIS)
hay vẽ trên giấy trong suốt.
Ưu điểm:
Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xem xét thể hiện trực
tiếp bằng hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương án sử dụng đất.
Nhược điểm:
- Thể hiện thiên nhiên và môi trường một cách tĩnh tại
- Độ đo các đặc trưng môi trường trên bản đồ thường khái quát
- Đánh giá mức độ cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quan của
người đánh giá.
A. Các bản đồ hiện trạng môi trường
1. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển KTXH:
2. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng môi trường tự nhiên
3. Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng các giải pháp công trình nhằm bảo vệ môi
trường:
4. Lập bản đồ hiện trạng môi trường: chồng ghép 3 bản đồ tổng hợp

B. Các bản đồ quy hoạch môi trường
1. Lập các bản đồ đơn tính về quy họach phát triển KTXH:
2. Lập các bản đồ đơn tính về dự báo diễn biến môi trường tự nhiên:
3. Lập các bản đồ đơn tính về quy hoạch các giải pháp công trình nhằm bảo vệ môi
trường:
4. Lập các bản đồ quy hoạch tổng hợp:
5. Lập bản đồ quy họach môi trường: chồng ghép 03 bản đồ tổng hợp:

A. Công cụ
1. Công cụ kinh tế
22


-

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được
sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức
kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có
lợi cho môi trường.
Một số công cụ kinh tế chủ yếu sẽ được đề cập dưới đây.
a.Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về
việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất.
Mục đích của thuế tài nguyên là
Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.
Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử
dụng tài nguyên
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước,
thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản...

b.Thuế/phí môi trường
Thuế/phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo
nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Thuế/phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu:
-

Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường
Tăng nguồn thu cho Ngân sách.

Trên thực tế, thuế/phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục
tiêu và đối tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế/phí đánh vào sản
phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng.
c.Hệ thống đặt cọc - hoàn trả
-

-

Đặt cọc - hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách quy định các
đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một
khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản
phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc
tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối
với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các
tổ chức thu gom hoàn trả lại.
Mục đích của hệ thống đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng
vào một trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường.
d.Ký quỹ môi trường

-


Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô
nhiễm và tổn thất môi trường.
23


-

-

Nguyên lý hoạt động của hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thống đặt
cọc - hoàn trả.
Nội dung chính: yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến
hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các
giấy tờ có giá trị như tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về
thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Mục đích: làm cho người có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường luôn nhận thức
được trách nhiệm của họ từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp ngăn ngưà ô nhiễm, suy thoái
môi trường.
e.Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước thuộc tổ chức OECD.
- Trợ cấp môi trường có thể dưới các dạng sau:
Trợ cấp không hoàn lại
Các khoản cho vay ưu đãi
Cho phép khấu hao nhanh
Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế)
-







f.Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm
môi trường trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó. Được
dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Các sản
phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường
cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại.
g.Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận tài trợ vốn từ các
nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án
hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.
- Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:

Phí và lệ phí môi trường

Đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp

Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức trong nước, chính quyền địa
phương và chính phủ trung ương.

Đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế

Tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ;

Tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường

Tiền thu được từ các hoạt động như văn hoá, thể thao, từ thiện, xổ số, phát
hành trái phiếu...

2. Công cụ pháp lý
-

24


Theo giáo trình của trường Đại học Quốc gia, cơ sở pháp lý của quy hoạch môi trường
ở VN liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật hiện hành trong đó có những văn bản
quan trọng hàng đầu là:
- Luật BVMT số 55/2014/QH13
- NĐ 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật BVMT
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, các chiến lược bảo vệ môi trường ngành và
địa phương.
- Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường
- Luật đất đai số 45/2013/QH13
- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13
- Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11
3. Công cụ kỹ thuật
- Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước
về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong
môi trường.
- Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm
toán môi trường, các hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế và
tái sử dụng chất thải.
- Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức
trong công tác bảo vệ môi trường.
- Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có những
thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đồng thời có
những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi

trường.
- Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn,
quy định về bảo vệ môi trường.

25


×