Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.72 KB, 21 trang )

Đề Cương Quy Hoạch Nông Nghiệp Phát Triển Nông thôn
Câu 1. Trình bày khái niệm cơ bản về nông nghiệp và nông thôn
Trả lời:
a. Khái niệm nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội
- Sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi
- Khai thác cây trồng con vật nuôi để làm tư liệu nguyên liệu chủ yếu tạo ra
lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu con người và một số nguyên liệu
cho ngành công nghiệp
- Theo nghĩa hẹp: NN- Trồng trọt và chăn nuôi
- Theo nghĩa rộng: NN- Lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
b. Khái niệm nông thôn
- Là một phần lãnh thổ quốc gia hay một đơn vị hành chính nằm ngoài đô thị
- Là nơi sinh sống tập hợp dân cư chủ yếu là nông dân.
- Nông dân tham gia vào các hđ KT-VH-XH- MT trong một thể chế nhất
định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
- NT # ĐT ở chỗ: cộng đồng chủ yếu là nông dân sản xuất chủ yếu là NN, có
mật độ dân số thấp hơn, cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn, mức độ phúc lợi
xã hội kém hơn, trình độ dân trí thấp tiếp cận thông tin và sản xuất hàng
hóa kém hơn, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh KT-XH, đk sống khác biệt so
với đô thị.
c. Khái niệm XDNTM ở Việt Nam
• XDNTM là cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn
đồng lòng:
o Xây dựng thôn xã gđ mình khang trang sạch đẹp.
o Phát triển sản xuất toàn diện.
o Có nếp sống văn hóa môi trường an ninh được đảm bảo.
o Thu nhập, đời sống sản xuất và tinh thần được nâng cao.
• XDNTM là sự nghiệp của toàn đảng toàn dân và hệ thống chính trị. NTM không
chỉ là vấn đề KT-XH mà là vấn đề KT- CT kết hợp. XDNTM giúp cho nhân dân
có niềm tin, tích cực chăm chỉ và đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn giàu


đẹp dân chủ văn minh.
d. KN phát triển nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp là quá trình tái cơ cấu tư duy về nông thôn. Xóa bỏ tư tưởng, coi
nông dân và nông thôn là thấp kém, coi phát triển nông nghiệp chỉ là xóa đói giảm nghèo.
- Phải tập trung với phát triển làm giàu ở nông thôn lấy nền tảng là nông nghiệp phục vụ
cho lợi ích của người nông dân.


- Coi nông nghiệp là động lực cho tăng trưởng và xây dựng lới thế cạnh tranh.
Điều này đòi hỏi thay đổi nền tảng trong chiến lược phát triển quốc gia, theo đó cần đặt
nông nghiệp vào vị trí trung tâm, CN và DV đi theo để hỗ trợ cho nông nghiệp.
e, Kn phát triển nông thôn
Là quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về KT- VH-XH-MT nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Quá trình này trước hết là chính do người dân
nông thôn với sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức khác.
f, KN phát triển nông nghiệp bền vững:
Là một quá trình đa chiều bao gồm:
Tính bền vững của chuỗi lương thực: từ ng sản xuất tới ng tiêu dùng, lien quan
trực tiếp đến cung cấp đầu vào chế biến và tiêu thụ.
• Tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian.
• Khả năng tương tác với môi trường trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông
thôn để đảm bảo cuộc sống chính trị an ninh lương thực trong vùng và giữ các
vùng.


Câu 2. Phân tích những đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Môi trường
Mt nông thôn gần gũi vs tự nhiên, gắn bó với ruộng đất và nơi mình sống
- Có mật độ dân cư thấp
- Giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí

hậu,rừng,biển….), con ng gần gũi với thiên nhiên hơn.
• Kinh tế
- TLSX cơ bản và chủ yếu là đất đai
- Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của xã hội nông thôn, sx nhỏ vs kỹ
thuật canh tác lạc hậu.
- Hiện nay nước ta đang phát triển với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, đa dạng hóa thu nhập, chuyển đổi sang hướng sản xuất
hàng hóa, các tổ hợp công nghiệp nhỏ xuất hiện, tiểu thương xuất hiện
- Ngoài kinh tế nông nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ yếu. KT
nông thôn đang có xu hướng phát triển KT hộ gia đình
• Chính trị
- Là hệ thống tự quản, chủ yếu là xóm làng , lệ làng
- Vai trò của chính quyên, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng là
quyền lực chính trị chủ yếu trong XH nông thôn



XH NT đa dang về điều kiện kt, về trình độ tổ chức quản lý, về quy mô
và mức độ phát triển. Cung cách ứng xử nặng về tục lệ nhiều hơn pháp
lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng khai thác tài nguyên để phát triển bền
vững
• Văn hóa, xã hội
- Xã hội
+ Bao gồm tụ điểm quần cư (làng, buôn..) có quy mô nhỏ vể số lượng.
+ Kết cấu hạ tầng chậm phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thua kém,
trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp => NT chịu sức
hút của đô thị về nhiều mặt, dân cư NT di chuyển ra đô thị để tìm kiếm
việc làm và cơ hội tốt hơn.
+ NT có thu nhập và đời sống thấp hơn,, trình độ văn hóa khoa học công
nghệ thấp hơn đô thị.

- Văn hóa
+ Đặc trưng là các phong tục tập quán và các lễ hội riêng của làng,
vùng.
+ Con ng chất phác, thật thà, quan hệ làng xóm sâu sắc, trên cơ sở huyết
thống, nhận thức hạn chế, vai trò đàn ông vẫn dc đề cao, coi trọng con
trai, mê tín dị đoan.
-

Câu 3. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp nông thôn.


Vị trí, vai trò
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho XH
Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản hàng đầu của con ng, Xh có thể thiếu
nhiều loại sp nhưng k thể thiếu lương thực thực phẩm để ổn định xh ổn
-

định kinh tế.
Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ
CN nhẹ: chế biến LTTP, chế biến hoa quả, dệt…dựa vào nglieu nông

-

nghiệp.
Cung cấp 1 phần vốn để CNH
Sự CNH rất cần nhiều vốn, Nguồn vốn ban đầu thường xuất phát từ

-

thành quả của những sp nông nghiệp

Nông nghiệp nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
Thị trường nông thôn là nơi tiêu thụ 1 khối lượng hàng hóa góp phần
giải quyết đầu ra và thúc đẩy phát triển CN,DV góp phần mở rộng thị

-

trường. phát triển cn,dv.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định KT, chính trị, XH.


PT NN NT sẽ trực tiếp nâng cao đời sống nông dân, tạo tiền đề, cơ sở
-

ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là điều kiện tăng cường khối liên
minh công- nông
Nông thôn chủ yếu là nông dân, là bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin
cậy của giai cấp công nhân => góp phần củng cố liên minh công nông,
tăng cường sức mạnh chuyên chính vô sản.

Câu 4: Mục đích ND- CNH- HĐN NN và NT?
Trả lời:
Mục đích:
- Tạo ra khu vực nông thôn bền vững, hiệu quả, đa dạng, cạnh tranh quốc tế phát triển
nông thôn theo hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng hóa cao bằng cách tạo ra thị trường
vững chắc cho sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến vai trò của công nghiệp chế
biến.
- Thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng ở các bộ phận khác của kinh tế nông thôn để tạo ra
việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

ND CNH- HĐN nông nghiệp:
- Phát triển kinh tế nông nghiệp phuc vụ CNH theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp từ tự túc sang sản xuất hàng hóa bằng các phát triển toàn diện nông- lâm – ngư
nghiệp.
- Thực hiện CNH- HĐH chu trình sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp từ sản xuất, chế biến,
lưu thông.
- Trên cơ sở ứng dụng thành tựu CNSH thực hiện thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa,
điện khí hóa… với nông dân với mức độ thích hợp nhằm đổi mới công nghệ phát triển
năng suất sinh học, tăng năng suất lao động nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả sản xuất cao,
tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ ở VN nền nông nghiệp bền vững, tăng sản lượng
nông nghiệp phục vụ CNH.
ND CNH- HĐN nông thôn:


- Nội dung rộng hơn CNH- HĐN nông nghiệp vì nó tác động đến toàn bộ đời sống KTXH nông thôn, với nhiệm vụ trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ đơn
ngành sang đa ngành tạo việc làm tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho dân cư nông
thôn.
- Các nội dung chủ yếu của CNH- HĐH nông thôn:
+ Phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn: tiểu thủ CN, CN NT, hiện
đại hóa NN chế biến nông sản.
+ Mở mang các tổ chức hđ dịch vụ KTe- kỹ thuật NT dịch vụ về vốn, cung ứng vật tư và
tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng CSHT kinh tế XH- MT.
Câu 5: Phân tích vị trí vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp đối với phát triển
KT- XH và phát triển nông thôn
Trả lời:
* Vị trí vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp đối với phát triển KT- XH:
- Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để nuôi sống con người mà
không ngành nào thay thế được.
- Sự phát triển của nông nghiệp tạo ra sự ổn định XH và an toàn lương thực quốc gia.

- Là nguồn tạo ra nguồn ngoại tệ
- Là thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của CN và các ngành kinh tế khác. Nông
nghiệp phát triển là một nhân tố bảo đảm cho các ngành CN hàng hóa, cơ khí, CN sản
xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, và đời sống phát triển.
- Trong hoạt động của nền kinh tế CN- NN- DV là quan hệ ràng buộc và cộng sinh.
+ Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, vốn. lao động cho CN và dịch vụ là thị trường tiêu
thụ của CN và DV chúng có tác động như đòn bẩy cho cả NN, CN, DV phát triển.
+ Hoạt động của nông nghiệp còn có tác động bảo tồn và cải tạo tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ MT sinh thái.
*. Vai trò của NN trong nông thôn Việt Nam.


- Việt nam là một nước NN vậy nên Vị trí, vai trò của nông nghiệp càng trở lên quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay và tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong đời sống quốc gia và kinh tế môi trường.
- Sản phẩm nông nghiệp chiếm gần ¼

GDP và sử dụng 66% lực lượng lao động

- Bảo đảm an toàn lương thực cho VN.
- Nguồn sinh sống của hàng triệu gđ.
- Nơi sản xuất nguyên liệu cho các ngành CN khác.
- Nguồn sản xuất ngày càng quan trọng, sản xuất hàng hóa thay cho nhập khẩu
- Nông nghiệp vẫn là ngành cốt lõi trong kinh tế VN trong thập kỷ tới và lâu hơn
+ Gần đây bằng nhiều biện pháp hỗ trợ của nhà nước. Nền nông nghiệp đã có những
bước tiến vượt bậc phát triển năng suất sản lượng cây trồng dẫn đến xuất khẩu tăng.
+ Các mô hình sản xuất hàng hóa lớn bước đầu được hình thành, nhiều mô hình thành
công ở các địa phương.
* Những vấn đề tồn tại trong nông nghiệp Việt Nam:
- Thu nhập bình quân của hộ nông dân còn thấp. Hầu hết không có đủ vật chất làm 1/6 hộ

sống dưới mức nghèo.
- Một số vùng mất ANLT nhất là các vùng sâu vùng xa.
- Nhiều vùng đất trống đồi trọc có tiềm năng nhưng chưa được đưa vào khai thác, cơ sở
hạ tầng còn thiếu.
- Khâu chế biến và bảo quản chưa đồng bộ, thiết bị cũ kỹ, nhiều sản phẩm có sức tiêu thụ
thấp.
- Các hệ thống hỗ trợ chính phủ chưa mạnh, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Nền nông nghiệp VN chưa hiệu quả và không có tính cạnh tranh.
Câu 6. Phân tích những nguyên tắc của QHPTNN
Trả lời:
- Quy hoạch cấp quốc gia là là cấp cao nhất nhằm thiết lập một trật tự ổn định, phát triển
đồng bộ, toàn dân trên mọi miền đất nước.


ND quy hoạch cấp quốc gia:
+ Phân vùng quy hoạch cho cả nước
+ QH và kế hoạch SDĐ cho cả nước
+ QH các ngành trên lãnh thổ cả nước.
+ Các QH chuyên ngành, QH vùng, QH địa phương là QH chi tiết cụ thể theo một trật tự
nhất định của QH tổng thể để tránh đối lập, cạnh tranh, chồng chéo lẫn nhau.
- QH vĩ mô tạo ra những định hướng cho QH vi mô.
+ Trật tự của quốc gia phải quan tâm đúng với trật tự của từng địa phương.
+ QH vi mô được thực hiện trong khuôn khổ mà QH vĩ mô xác lập.
+ Trật tự các địa phương phải hội nhập và thích ứng với trật tự toàn quốc.

Câu 7: Trình bày nguyên lý của QHPTNT
Trả lời:


Quy hoạch phát triển tổng thể trên quan điểm phát triển đa mục tiêu


Nguyên lý này thể hiện ở 2 mặt:
1. Nội dung của QH được xây dựng ở tầm vi mô và vĩ mô trên cơ sở đảm bảo phát

triển không ngừng cấu trúc vùng lãnh thổ từ cấp toàn quốc đến cấp tỉnh, huyện, xã
nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Thiết lập những điều kiện sinh sống tốt cho con người và điều kiện lao
động cho các hđ kinh tế.
- Ngăn chặn sự phân tầng, phân lớp trong xã hội giảm sự chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn. Hỗ trợ vùng tụt hậu, vùng sâu, vùng xa về vật chất
văn hóa, tinh thần.. Đặc biệt là đầu tư hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho vùng kém
phát triển.
- Phát triển các khu dân cư theo hướng đô thị hóa, cải thiện vùng dân cư đô
thị về mặt nâng cao năng suất lao động, thẩm mỹ hóa môi trường sống đảm
bảo công bằng cho mọi người.
- Phát triển nhịp nhàng hệ thống dịch vụ văn hóa.
- Phát triển đặt trong mối quan hệ tổng hòa hđ kinh tế và hđ XH để nâng cao
năng suất chất lượng và hiệu quả.


Bảo tồn TNTN phục vụ cho sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp bền vững .
Bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, lòng yêu
nước.
- Đảm bảo yêu cầu của an ninh và quốc phòng.
2. QH phân bố không gian các cơ sở vật chất, kỹ thuật và đk sống cho con người bao
gồm các vấn đề sau:
- Xây dựng các khu chức năng: khu dân cư, sản xuất, du lịch, nghỉ ngơi để
thích nghi với phát triển không ngừng của cấu trúc vùng lãnh thổ.
- Thiết lập cấu trúc cảnh quan, bảo dưỡng và chăm sóc cảnh quan đô thị,
cảnh quan nông thôn phù hợp với sự phát triển từng vùng và phát triển lâu

dài.
- Bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời
sống: giao thông, thủy lợi, hệ thống cung cấp nước, hệ thống công nghệ, hạ
tầng xã hội
- Công tác tổ chức thực hiện
+ Các nội dung của phương án QH cần được phối hợp đồng thời nhưng để
tổ chức thực hiện cần phải có dự án cụ thể các dự án này được sản xuất
theo thứ tự ưu tiên.
+ Các dự án xây dựng phải phù hợp với chương trình hành động phải có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau dẫn đến cùng nhau phát triển và đạt mục
tiêu toàn vùng.
+ Phải xây dựng được các dự án đầu tư, vốn và hiệu quả đầu tư của từng dự
án của toàn phương án quy hoạch.
• QH phát triển nông thôn tuân thủ theo phương pháp luận của mô hình chữ thập
theo chức năng đan chéo
-


- Chức năng dọc thể hiện sự phối hợp giữa QH vĩ mô với QH trung gian, QH trung gian
với QH vĩ mô. Cho thấy sự chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới, sự phù hợp từ dưới lên
trên.
+ Giữa QH vĩ mô và QH vi mô không thể không có sự ăn khớp, không thống nhất hoặc
đối lập, phải có QH trung gian điều hòa sự thống nhất từ dưới lên trên và nhất quán từ
trên xuống dưới.
- Chức năng ngang:
+ Thể hiện nội dung QH trong phạm vi 1 cấp.
+ Thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa các ngành, những hđ trong phạn vi mỗi cấp, xđ hđ
cụ thể, bố trí trong đk không gian mỗi cấp.
Câu 7. Phân tích những nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển nông thôn
a.


Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng

(về con người, thiên nhiên, vốn cơ sở vật chất kỹ thuật đc khai thác sử dụng ntn?)


Số liệu tài liệu cần điều tra đánh giá gồm:

-

Số liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường


Số liệu về điều kiện xã hội: về nguồn nhân lực và các yếu tố xã hội khác (dân số,
lao động việc làm, y tế, vệ sinh môi trường, văn hóa thể thao, tôn giáo, trật tự an ninh ...)
Số liệu về điều kiện kinh tế: về nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ
thương mại.
-

Số liệu điều tra, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng.



Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu.

Phương pháp điều tra thăm dò: Là pp điều tra tổng quát, giúp nhận biết được các
vấn đề và những giải pháp có thể thực hiện cho sự phát triển, từ đó tiến hành điều tra chi
tiết.
Điều tra mẫu: Là điều tra số liệu chi tiết phục vụ cho quy hoạch như số liệu chi tiết
về đời sống của người dân, về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư...

Cách chọn mẫu:
+ Chọn mẫu có chủ ý: Chọn mẫu theo ý muốn chủ quan của người điều tra, không mang
tính chủ quan
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên: thường được sử dụng, lấy mẫu không theo ý chủ quan của người
điều tra, tránh sự thiên vị, ưu tiên.
b.

Nhận biết các vấn đề, đánh giá tiềm năng các loại nguồn lực

Nhận biết các vấn đề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển KTXH ở
địa phương.
-

Đánh giá tiềm năng các nguồn nhân lực

+ Phân tích về vị trí địa lý: vị trí tuyệt đối và tương đối, những thuận lợi khó khăn giao
lưu kinh tế.
+ Đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
+ Đánh giá tiềm năng nguồn nhân lực: dự báo dân số lao động, hướng chuyển dịch cơ
cấu lao động.
+ Đánh giá về thị trường: vè xu thế thị trường..
+ Đánh giá cơ chế và chính sách
c.

Xác định phương hướng, mục tiêu cần đạt được của phương án quy hoạch


-

Phương hướng phát triển


Dựa trên nguyên tắc xây dựng xã hội giàu mạnh, dân chủ, văn minh, công bằng, dân chủ,
tự do....
-

Mục tiêu phát triển:

+ Mục tiêu tổng quát: là mục tiêu mang lại lợi ích chung của toàn vùng vì lợi ích của
người dân, vì an toàn môi trường và sử dụng tối ưu các nguồn nhân lực
+ Mục tiêu cụ thể: là mục tiêu của từng lĩnh vực, từng giai đoạn khác nhau.
d.

Xây dựng phương án quy hoạch

-

Luận chứng các nội dung quy hoạch:

+ Lập luận chứng cho các ngành KT: nông-lâm-ngư
+ Lập luận chứng về phát triển mạng lưới dân cư và cơ sở hạ tầng
+ Lập luận chứng về phát triển các vấn đề xã hội (về dân số lao động, việc làm, giáo dục,
y tế, thông tin liên lạc, thể dục thể thao...)
Tổ chức phân bố không gian KTXH theo lãnh thổ: các tiểu vùng kinh tế, mạng
lưới đô thị, công trình kết cấu KT và XH, cảnh quan danh lam thắng cảnh
e.

Xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện

Giải pháp về kinh tế: Phát huy thế mạnh về kinh tế các thành phần, đổi mới các
hoạt động kinh tế nhất là kinh tế đối ngoại.

Giải pháp về cơ chế chính sách: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính
sách, cải cách hành chính
trí...

Giải pháp về xã hội: Đẩy mạnh chính sách kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân

Giải pháp về đầu tư: Tạo cơ chế đầu tư từ bên ngoài, đầu tư hợp lý, tiết kiệm, và
hiệu quả nguồn vốn.
Câu 9: Tại sao phải QHXDNTM? Mục tiêu của QHXDNTM.
*. Tại sao phải QHXDNTM?


- Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng: NN, ND, NT nước
ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế.
- Nông nghiệp:
+ Phát triển kém bền vững
+ Cạnh tranh thấp
+ Chuyển giao khoa học công nghệ hạn chế
+ Đào tạo nguồn nhân lực hạn chế
-Nông nghiêp và nông thôn:
+ Thiếu QH
+ Kết cấu hạ tầng GT, TL, Trường học, y tế… yếu kém.
+ Môi trường ngày càng suy thoái.
-Đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị lớn.
=> Từ các vấn đề trên cần phải xd QHNTM
QHNTM là bố trí sản xuất cho đất và diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn
xã, khu phát triển đất, hạ tầng phát triển, KT-XH và các khu sản xuất NN tiểu thủ Cn,
Dịch vụ theo tiêu chuẩn NTM.

QHNTM bao gồm:
- QH định hướng phát triển không gian.
- QHSDĐ, hạ tầng thiết yếu cho sản xuất NN, hàng hóa, CN, tiểu thủ CN, dvu.
- QH phát triển hạ tầng KT-XH-MT theo chuẩn mới.
- Qh các khu đất mới và chỉnh trang các khu đất cũ theo hướng văn minh, bảo tồn văn
hóa dân tộc.
* Mục tiêu của quy hoạch nông thôn mới:


1. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, nâng
cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, nhận thức chính trị đúng đắn và
vai trò làm chủ NTM.
2. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, nâng cao năng
suất chất lượng và hiệu quả trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp, có sức cạnh tranh cao.
3. XDNTM có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại nhất là giao thông, thủy lợi, y
tế… XD văn hóa nông thôn ổn định, dân chủ văn minh, giàu đẹp, BVMT, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, an ninh trật tự theo hướng XHCN.
4. Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây
dựng giai cấp nông dân. Củng cố liên minh công nhân, nông dân, tri thức.
Câu 10: Trình bày những nguyên tắc và trình tự lập QHNTM.
*. Nguyên tắc lập QHNTM
- QHNTM phải phù hợp với QĐ số 491/ QĐ-TTG ngày 26/04/2009 của TT chính phủ.
- Đồ án QHNTM phải tuân thủ các đồ án QH cấp trên đã được phê duyệt( QH vùng
huyện, QH vùng tỉnh, QH chung đô thị…)
- Đối với những xã đã có QH đáp ứng với các tiêu chí về xây dựng NTM thì không phải
phê duyệt lại.


Đối với những xã đã đang lập QHSDĐ thời kỳ 2011-2020 cần phải rà soát, bổ
sung để phù hợp với việc lập Qh theo thông tư 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNTBTNMT.


- QHNTM được duyệt là cơ sở để quản lý sdđ, lập dự án xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn.
- Trong quá trình lập đồ án QHNTM:
+ UBND xã chịu trách nhiệm lấy ý kiến cộng đồng dân cư trước khi thông qua HĐND
xã.
+ ND lấy ý kiến: Những định hướng cơ bản về phát triển dân cư, các công trình hạ tầng
công cộng, phát triển sán xuất NN, CN, DVTM.
*. Trình tự lập phê duyệt QHNTM


- Lập và phê duyệt nhiệm vụ QHNTM: Trước khi lập đồ án QHNTM, UBND xã tổ
chức lập nhiệm vụ QH và trình UBND huyện phê duyệt.
+ Nhiệm vụ QH là các yêu cầu về việc lập đồ án QHNTM. Sau khi lập nhiệm vụ QH
UBND xã trình UBND huyện phê duyệt bằng quyết định.
+ ND nhiệm vụ QH:

+ Tên đồ án, phạm vi, ranh giới lập QH
+ Mục tiêu yêu cầu về Nd…. Của đồ án
+ Dự báo quy mô dân số đất đai, quy mô xd
+ Nhu cầu tổ chức không gian
+ Yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+ Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
+ Hồ sơ sản phẩm của đồ án
+ Kinh phí tiến độ trách nhiệm thực hiện đồ án.

- Sau khi nhiệm vụ Qh được duyệt UBND xã tổ chức lập đồ án……..quản lý theo QH
thông qua HĐND xã trước khi trình UBND huyện Phê duyệt.
+ Đối với những xã tổ chức thí nghiệm không tổ chức HĐND xã thì UBND xã lấy ý
kiến các ban ngành trong xã trước khi trình UBND huyện phê duyệt.

- UBND huyện phê duyệt đồ án QHNTM ban hành QĐ quản lý theo QH được duyệt.
Sauk hi đồ án được phê duyệt, UBND xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện QL theo QH.
*. Quản lý thực hiện QHNTM
- Tổ chức, công bố công khai cung cấp thông tin QH.
- Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân khu chức năng.
- Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất lúa nước, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ngoài
thực địa,
- Lưu trữ hồ sơ QHNTM.


Câu 11. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ý nghĩa của bộ tiêu chí và
trách nhiệm của UBND các cấp.
*. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí
5 nhóm:
1.QUY HOẠCH
2. HẠ TẦNG- KTXH
3. KINH TẾ- TỔ CHỨC SẢN XUẤT
4. VH- XH- MT
5. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
19 tiêu chí
1.

Quy hoạch

QHSDĐ và hạ tầng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, CN, tiểu thủ CN,
dịch vụ.
-

QH hạ tầng KT-XH-MT theo chuẩn mới.


QH các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn
minh, bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc.
2.

Giao thông

Tỷ lệ Km đường xã đường trục xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo
cấp kỹ thuật của bộ GTVT.
Tỷ lệ km đường thôn và trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
bộ GTVT.
-

Tỷ lệ km đường thôn xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

-

Tỷ lệ km đường nội đồng được cứng hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện.

3.

Thủy lợi

-

Cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.


4.

Điện


-

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

-

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn.

5.

Trường học

-

Các trường học Mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

6.

Cơ sở vật chất văn hóa

-

Nhà văn hóa khu thể thao xã đạt chuẩn của bộ VH-TT-DL.

7.

Chợ nông thôn

-


Đạt chuẩn của bộ xây dựng

8.

Bưu điện

-

Có điểm phục vụ Bưu Chính viễn thông.

-

Có internet đến thôn.

9.

Nhà ở dân cư

-

Nhà tạm nhà dột nát được xóa bỏ.

-

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà đạt chuẩn của bộ xây dựng.

10.

Thu nhập


-

Thu nhập bình quân trên đầu người so với mức bình quân của tỉnh.

11.

Hộ nghèo

-

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn.

12.

Cơ cấu lao động

-

Tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

13.

Hình thức tổ chức sản xuất.

-

Có tổ hợp tác hoặc HTX hđ có hiệu quả.

14.


Giáo dục


-

Phổ cập trung học.

-

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và tiếp tục học THPT.

-

Tỷ lệ lao động qua đào tạo.

15.

Y tế

-

Tỷ lệ người dân tham gia vào các loại hình BHYT.

-

Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

16.


Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng, bản văn hóa theo quy định
của bộ VH-TT-DL.
17.

Môi trường

-

Tỷ lệ hộ gđ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn QG.

-

Các cơ sở SX-XD đạt chuẩn về môi trường.

Không có các hoạt động làm suy giảm về môi trường và có các hđ phát triển môi
trường xanh- sạch- đẹp.
-

Nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch.

-

Chất thải nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

18.

Hệ thống tổ chức ctri xã hội .


-

Có đủ tổ chức chính trị xã hội cơ sở theo QĐ.

-

Cán bộ xã đạt chuẩn.

-

Đảng bộ chính quyền xã đạt “Trong sạch vững mạnh”.

-

Các tổ chức chính trị xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

19.

An ninh, trật tự xã hội

-

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

*. Ý nghĩa của bộ tiêu chí quốc gia


Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM được ban hành theo quyết định số 491/QĐ TTg ngày
26/04/2009:
-


Là cụ thể hóa đặc tính của xã hội NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH.

Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá KQ thực hiện xây dựng NTM của địa phương
trong từng thời kỳ. Đánh giá xã, huyện, tỉnh đạt NTM. Đánh giá trách nhiệm của các cấp
Ủy Đảng chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xã NTM.
Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình mục tiêu QG để xây dựng
NTM là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí NTM.
*. Trách nhiệm của UBND các cấp.
UBND các cấp kiện toàn bộ máy quản lý xây dựng tại địa phương để có đủ năng lực về
việc lập, thẩm định QH, chỉ đạo, đôn đốc, tuyên truyền việc QH, quản lý XD NTM.
1.
UBND xã là chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức trình UBND huyện phê duyệt
nhiệm vụ, đồ án QHNTM.
2.
Cơ quan thẩm định: phòng hạ tầng, phòng NN và PTNT, phòng TNMT thẩm định
nhiệm vụ đồ án QHNTM trước khi trình UBND huyện.
3.
UBND huyện quyết định phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHNTM, ban hành quy
định quản lý xây dựng theo đồ án QH.
4.
Sở XD( Sở QH- kiến trúc đối với TP. HN và TP. HCM) chủ trì phối hợp các sở
NN và PTNT sở TNMT hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện QHNTM. Ktra năng lực tư
vấn, chất lượng đồ án việc thực hiện theo QH được phê duyệt. Chịu trách nhiệm tổ chức
đào tạo, tập huấn kiến thức về lập, QLQHNTM trên địa bàn.
5.
Ban chỉ đạo xây dựng NTM các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện công
tác QHNTM đáp ứng yêu cầu tiến độ ban chỉ đạo TW đã đề ra. Định cuối 6 tháng báo cáo
ban chỉ đạo TW về Ctrinh mục tiêu QG XDNTNM
Câu 12. Nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch nông thôn mới.



Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp

Phân tích và đánh giá tổng hợp hiện trạng về điều kiện tự nhiên, môi trường và hệ
sinh thái từ đó xác định nguồn lực và tiềm năng phát triển.
-

Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch đã có


Đánh giá hiện trạng nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kĩ thuật, di tích, danh
lam thắng cảnh.
-

Phân tích đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.



Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển

-

Dự báo tiềm năng

+ Dự báo tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi sử dụng đất phục vụ dân cư,
công trình hạ tầng và sản xuất.
+ Dự báo loại hình kinh tế chủ đạo, dự báo quy mô sản xuất, lao động...
-


Định hướng phát triển

Xác định tiềm năng về nhân lực, nguồn lực KTXH, điều kiện tự nhiên, chỉ tiêu phát triển
chung và cụ thể.


Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã

-

Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ

Định hướng tổ chức các công trình công cộng, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử,
xác định vị trí quy mô,,,
Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nối vs
trung tâm và vùng liên xã.


Quy hoạch sử dụng đất

-

Lập quy hoạch sử dụng đất

+ Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã được cấp huyện phân bổ.
+ Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển
+ Xác định những loại đất khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép, xác định diện
tích các loại đất chưa đưa vào sử dụng
-


Lập kế hoạch sử dụng đất

+ Phân kì sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2011-2015 và 2016-2020
+ Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho giai đoạn 2011-2015


+ Hệ thống chỉ tiêu và biểu quy hoạch sdđ


Quy hoạch sản xuất

-

QH sản xuất nông nghiệp

+ Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (cây trồng, vật nuôi), dự báo
khả năng sản xuất, sản lượng.
+ Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt, chưn nuôi, nuôi
trồng thủy sản.
+ Xác định mạng lưới hạ tầng: giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước.
+ Giải pháp chủ yếu để phát triển đạt yêu cầu của quy hoạch.
-

Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

+ Tiềm năng phát triển công nghiệp- dịch vụ
+ Lựa chọn ngành công nghiệp, dịch vụ cần phát triển và giải pháp
+ Xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ của xã.
+ Giải pháp chủ yếu để đạt yêu cầu phát triển theo quy hoạch.



Quy hoạch xây dựng

Đối với thôn, bản và khu dân cư mới
Xác định quy mô dân, số hộ theo đặc điểm sinh thái, tập quán, công trình công
cộng
Cơ cấu phân khu chức năng tổ chức không gian, yêu cầu, nguyên tắc, xác định vị
trí, khu vực có khả năng phát triển và hạn chế.
Cải tạo chỉnh trang thôn bản, định hướng giải pháp tổ chức không gian phù hợp vs
đktn, truyền thống
-

Các chỉ tiêu về dân số, đất...

Đối với trung tâm xã
-

Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, dự báo quy mô dân số...


Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, giải pháp kiến
trúc công trình công cộng, cây xanh, vùng bảo tồn...
-

Các chỉ tiêu quy hoạch đất đai, hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm

Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được
lập quy hoạch.




×