Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đề tài quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.76 KB, 20 trang )

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Bắc Ninh- “cái nôi” hình thành và phát triển lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt
Nam, quê hương của đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ say đắm
lòng người. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng to lớn phát triển du
lịch văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có được. Tuy nhiên, do chưa khai
thác được hết tiềm năng, Bắc Ninh vẫn còn là một vẻ đẹp “tiềm ẩn” cần được đầu tư,
khám phá. Vì vậy, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là hết sức cần thiết, làm cơ sở tiếp tục
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
II. XÁC LẬP MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
− Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của tỉnh.
− Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch
vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân
cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.
2. Mục tiêu về sản phẩm du lịch
Với mục tiêu đa dạng hóa về các sản phẩm du lịch, tỉnh Bắc Ninh tiến hành
nâng cấp các sản phẩm, chương trình du lịch hiện có, song song với việc xây dựng mới
các sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng.
 Về sản phẩm du lịch chính của tỉnh đến năm 2020:
• Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
• Du lịch cộng đồng
• Du lịch văn hoá, lịch sử
• Du lịch trải nghiệm
1
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___


• Du lịch vui chơi giải trí- thể thao
 Về địa bàn ưu tiên phát triển du lịch
− Thành phố Bắc Ninh với các khu lịch nổi tiếng như: Khu du lịch Miền Quan họ
tại xã Hòa Long, Khu du lịch văn hóa - lễ hội đền Bà Chúa Kho, Khu du lịch -
vui chơi giải trí - thể thao hiện đại quy mô vùng tại núi Dạm,…
− Thị xã Từ Sơn với các khu du lịch như: Khu du lịch Văn hoá - Vui chơi giải trí
tổng hợp Đền Đầm, khu du lịch văn hóa, lịch sử Đền Lý Bát Đế.
− Huyện Gia Bình với các khu du lịch như: Khu du lịch Làng quê Việt Vạn Ninh,
Khu du lịch - đô thị Rồng Việt, Khu du lịch Lâm viên Thiên Thai.
− Huyện Thuận Thành với khu du lịch đền và Lăng Kinh Dương Vương và một
số chùa nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp,…
III. KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH
1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh
Diện tích: 823 km
2
Dân số: 1.038.229 người (Theo điều tra năm 2010 ); Dân tộc: Việt (Kinh)
Mật độ: 1289 người/km
2
( mật độ dân số của Bắc Ninh cao, đứng thứ 3 cả
nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
Tỉnh lỵ: Thành phố Bắc Ninh
Huyện, thị xã: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia
Bình, Lương Tài.
2. Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20
o
58

đến 21

o
16’ vĩ độ Bắc và
105
o
54

đến 106
o
19

kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông
Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành
phố Hà Nội.
 Đánh giá:
2
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
Bắc Ninh nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 30 km, sân bây quốc tế Nội
Bài 45 km, thành phố Hải Phòng 110 km. Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối
giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam
Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Với vị trí địa lý đắc địa, thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối
với các tỉnh trong vùng. Đây là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những
tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bắc Ninh nói chung và thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng.
3. Tài nguyên du lịch
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
3.1.1. Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh
khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được
thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình.

Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn
diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7 m so với mực nước biển và một số vùng
thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du
đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các
đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc
Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện
Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m. Đặc điểm địa chất
mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày
trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.
 Đánh giá:
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội
và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình, cơ sở hạ
tầng trong kinh doanh lưu trú. Bên cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có
thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho hoạt động văn
hoá và du lịch.
III.1.2. Khí hậu
3
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm
và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm
đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
 Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm
 Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C
 Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ
 Độ ẩm tương đối trung bình: 79%
 Đánh giá:
Tỉnh Bắc Ninh chủ yếu phát triển du lịch nhân. Vì vậy, với kiểu khí hậu cận
nhiệt đới ẩm tỉnh có thể hoạt động du lịch cả năm.

III.1.3. Thủy văn
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung
bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu
và sông Thái Bình.
Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình
quân 31,6 tỷ m
3
. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với
mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình
cứ 1 m
3
nước có 2,8 kg phù sa.
Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m
3
. Sông Cầu có mực nước
trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn
mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km,
đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các
vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm
lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là
một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt
4
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn
nhất tại Cát Khê là 5000 m
3
/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ

huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông
Đại Quảng Bình.
 Đánh giá:
Bắc Ninh nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn
chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông xanh ngắt
bãi lúa, nương dâu. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái,
làng quê Kinh Bắc.
III.1.4. Sinh vật
Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và
rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên,
diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và rừng trồng chiếm diện tích
chỉ xấp xỉ 1%.
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều
loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là các di tích
lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ Bắc Ninh. Miền đất Kinh
Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế,
nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ
tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân
loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh
mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng
trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian cộng
với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch
sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.
3.2.1. Các di tích lịch sử văn hoá
Theo số liệu thống kê của Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh: Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh có 1.259 di tích, trong đó có 428 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh.
5
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
Một số di tích tiêu biểu có tiềm năng thu hút khách du lịch phân bố tập trung trên địa

bàn thị xã Từ Sơn, huyện Thuận Thành, Gia Bình, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh. Hệ
thống di tích này đóng vai trò là một điểm nhấn quan trọng trong các hành trình du
lịch tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 1: Số lượng và mật độ di tích quốc gia( tỉnh)
STT Tỉnh Diện tích
Tổng số di tích
Số di tích được xếp
hạng
Di tích Mật độ
Di tích
XHQG
Mật độ
1 Cả nước
331 698 km²
>40.000 0,12/km
2
3000 0,009/km
2
2 Bắc Ninh 823 km
2
1259 1,53/km
2
428 0,52/km
2
Bảng 2: Một số các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu đã được xếp hạng cấp quốc
gia và cấp tỉnh:
STT TÊN DI TÍCH ĐẶC ĐIỂM
1 Đền Lý Bát Đế
− Thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng,
thị xã Từ Sơn.

− Thờ tám vị vua thời Lý
− Được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa
vào ngày 25/01/1991.
2 Đền thờ Lê Văn Thịnh
− Thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu,
huyện Gia Bình.
− Thờ Lê Văn Thịnh còn có tên gọi là đền
Đức Thánh Trạng
− Được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia theo quyết định số 226QĐ/BT
ngày 5-2-1994.
3 Chùa Dâu
− Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành
− Là ngôi chùa được 6oil à có lịch sử hình
thành sớm nhất Việt Nam.
− Được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử
ngày 28 tháng 4 năm 1962.
4 Chùa Bút Tháp
− Thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, Thuận Thành
6
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
− Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế
Âm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
− Được xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày
28 tháng 4 năm 1962.
5 Chùa Tiêu
− Thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn
− Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam
− Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia vào 4/1962.

6
Lăng và Đền thời Kinh
Dương Vương
− Thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành,
huyện Thuận Thành.
− Là nơi thờ phụng Kinh Dương Vương, Lạc
Long Quân, Âu Cơ, những bậc Thủy tổ của
dân tộc Việt Nam.
− Được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa
tại Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 2-2-
1993.
7 Chùa Phật Tích
− Xã Phật Tích, huyện Tiên Du
− Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá
thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
− Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia vào 4/1962
8 Chùa Dạm
− Thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh
− Xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa từ năm
1962
 Đánh giá:
Các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa nêu trên là những di tích nổi bật thu hút
đông đảo du khách đến tham quan, vãn cảnh, ước vọng, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.
Đa số các di tích lịch sử, văn hóa tập trung ở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn,
huyện Thuận Thành. Các di tích còn tồn tại cho tới ngày nay đều là những di tích,
danh thắng nổi tiếng, những công trình có giá trị phục vụ cho việc tham quan, nghiên
cứu, học tập của các đối tượng khách trong và ngoài nước. Đây là một điều kiện tốt để
phát triển loại hình du lịch văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh.
7

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
3.2.2. Lễ hội
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm
được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn
như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho
Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh
Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh, anh hùng
dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền thống, mang
đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian. Dưới đây
là một số lễ hội tiêu biểu:
− Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng
giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
− Lễ hội làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du. Được tổ chức vào ngày mồng 10
tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần
Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ ớn hai vị tướng
Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà
xâm lược.
− Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của
vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị
vua nhà Lý.
− Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9-
tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
− Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ
niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn
Công (Cao Doãn Công).
− Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã
Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
 Đánh giá:
8
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___

Bắc Ninh có khá nhiều lễ hội với các loại hình khác nhau: lễ hội vui chơi giải
trí, lễ hội cầu ngư, lễ hội đua thuyền,….Những lễ hội này nhằm tôn vinh bản sắc văn
hóa vùng miền, và chúng góp phần thu hút đông đảo các khách du lịch từ các địa
phương khác trong cả nước cũng như khách du lịch nước ngoài.
3.2.3. Ca múa nhạc
Dân ca Quan họ là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc Ninh, sự nổi tiếng
của dân ca Quan họ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Vào ngày 30/9/2009, dân ca
Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.
3.2.4. Làng nghề truyền thống
Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ - Bắc Ninh xưa và nay
vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng
gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi
Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai Ngày
nay nhiều làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để
phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy
hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.
4. Cơ sở hạ tầng du lịch
 Hệ thống giao thông
Tỉnh Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong
vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân
bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương -
Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung
Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc
Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở
gắn với phát triển của thủ đô.
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH.
1. Nguồn khách
9

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
Nguồn khách quốc tế đến với tỉnh Bắc Ninh chủ yếu từ các nước khu vực
Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước khu vực ASEAN, khu vực
Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ, các nước trong khối EU, đặc biệt là Pháp nhưng
chiếm số đông hơn cả là khách du lịch Trung Quốc. Đối với nguồn khách nội địa chủ
yếu từ khu vực Bắc Bộ đặc biệt là Hà Nội và các đô thị lớn khu vực miền trung và
miền Nam.
Biểu đồ trên biểu diễn số lượng khách du lịch đến tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2005-2010.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy lượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bắc Ninh tăng
đều qua các năm và không có sự biến động đáng kể. Nếu trong năm 2005, lượng khách
đến với tỉnh là 3076 lượt khách thì đến năm 2010, lượng khách đã tăng lên với 8520
lượt khách. Trong khi đó lượng khách nội địa đến với tỉnh đạt con số khá ấn tượng với
58100 lượt khách trong năm 2005 và đạt đến 169980 lượt khách vào năm 2010. Đây là
một tín hiệu khả quan cho nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh trong những năm tiếp theo.
Nhìn chung, lượng khách nội địa đến với tỉnh Bắc Ninh có xu hướng ngày càng
tăng, và tăng khá mạnh mẽ. Điều này cho thấy, tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định được vị
trí của mình trong du lịch vùng Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng, cũng như du lịch
Việt Nam nói chung.
2. Doanh thu nghành du lịch
10
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
Biểu đồ trên biểu diễn doanh thu nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
2005- 2010.
Trong những năm gần đây, doanh thu của nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh tăng
đều theo các năm. Tốc độ tăng trưởng tổng thu bình quân hàng năm giai đoạn 2005-
2010 đạt 17% năm. Năm 2005, tỉnh đã thu được 46,87 tỷ đồng từ nghành du lịch và
tăng gấp đôi vào năm 2010 với 106,1 tỷ đồng.
Nhìn chung, doanh thu từ ngành du lịch của Bắc Ninh tăng đều theo các năm.
Điều này chứng tỏ, ngành du lịch đang ngày càng trở thành ngành trọng điểm trong

việc phát triển tổng thể của tỉnh Bắc Ninh.
 Đánh giá:
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh du lịch của Bắc Ninh đã có những
bước khởi sắc đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng tổng thu bình quân hàng năm giai
đoạn 2005-2010 đạt 17% năm, tương ứng với 20% lượng khách tăng lên. Nếu năm
2000, lượng khách chỉ đạt hơn 30 nghìn người thì năm 2010, Bắc Ninh đón 178,500
lượt khách tham quan, đạt tổng thu 106,10 tỷ đồng. Ước tính đến năm 2015 thì
doanh thu nghành du lịch của tỉnh đạt 125 tỷ đồng. Đây là tín hiệu khả quan cho
nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh.
3. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
11
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
 Cơ sở lưu trú du lịch
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh không ngừng được phát triển. Số lượng
khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và chất lượng phục vụ, đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, trên toàn tỉnh có trên 250 cơ sở lưu
trú, trong đó có 6 khách sạn được xếp hạng từ 2 sao trở lên gồm 1 khách sạn 4 sao, 2
khách sạn 3 sao, 3 khách sạn 2 sao.
Bảng 3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Bắc Ninh 112 1013 119 1096 132 1297 154 1297 177 1297
Vùng ĐBSH 2308 42187 2736 45380 2624 47170 2869 48611 3030 50773
Cả nước 84721 64157 9413 184472 10439 191532 11314 219605 12089 236747
% so với
cả vùng
4,9% 2,4% 1,3% 2,4% 5% 2,7% 5,4% 2,7% 5,8% 2,6%
% so với
cả nước
1,3% 1,6% 1,3% 0,6% 1,3% 0,8% 5,4% 0,6% 1,5% 0,5%
Tuy nhiên hệ thống sơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành

du lịch còn chưa phát triển đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.
Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện nay các khách sạn chủ yếu là với quy mô nhỏ,
chất lượng dịch vụ chưa cao, hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách.
4. Nguồn lao động
12
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
Biểu đồ trên thể hiện số lao động trong nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2005- 2010.
Từ biểu đồ ta thấy, số lao động trong nghành du lịch của tỉnh tăng qua mỗi
năm. Đặc biệt nếu trong năm 2009, số lao động trong nghành là 850 người thì đến năm
2010 con số này đã lên đến 1150 người, tăng gấp đôi so với năm 2005( 560 người).
Nhìn chung nguồn lao động trong nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh còn chiếm tỉ
trọng khá thấp so với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng
và cả nước nói chung.
 Đánh giá:
Số lao động trong ngành du lịch của tỉnh Bắc Ninh hiện nay còn khá ít. Đội ngũ
nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng hầu hết chưa được đào tạo đúng
chuyên ngành nên kiến thức và kỹ năng trong phục vụ khách còn hạn chế, nhiều khi
vẫn gây ấn tượng chưa tốt với du khách. Vì vậy tỉnh Bắc Ninh cần chú trọng đầu tư
phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch hơn nữa, để có thể đáp ứng được yêu cầu
của ngành.
5. Thị trường du lịch
− Thị trường nước ngoài gồm: Thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan,
Hồng Kông); Thị trường Nhật Bản; Thị trường Hàn Quốc; Thị trường các nước
13
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
khu vực ASEAN; Thị trường khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ; Thị
trường các nước trong khối EU, đặc biệt là Pháp.
− Thị trường trong nước gồm: Thị trường Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội; Thị trường
các đô thị khu vực miền Trung; Thị trường khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh

và các đô thị lớn phía Nam.
6. Các khu, tuyến điểm du lịch tiêu biểu
Nhiều khu du lịch đã được hình thành và đưa vào khai thác phục vụ du khách
như: Khu du lịch Văn hóa Đền Đầm, Khu du lịch Văn hóa Quan họ Cổ Mễ, Khu du
lịch Lâm Viên Thiên Thai, Khu du lịch Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương… Nhiều
tuyến điểm du lịch đã và đang thu hút được nhiều du khách như: Đền Đô – Đình Đình
Bảng – Chùa Phật Tích, Làng gốm Phù Lãng – Chùa Dâu – Chùa Bút Tháp – Tranh
Đông Hồ - làng tương Đình Tổ - cụm di tích làng Diềm, Đền Bà Chúa Kho – Văn
Miếu – Làng Diềm
V. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Thời gian qua, tuy lượng khách du lịch có tăng lên nhưng chủ yếu đi và về
trong ngày, số lượng khách lưu trú qua đêm còn ít nên nguồn thu từ tiêu dùng của
khách còn hạn chế. Cơ cấu doanh thu du lịch chưa đồng đều, chủ yếu từ dịch vụ ăn
uống, trong khi doanh thu từ dịch vụ vui chơi giải trí còn rất thấp. Trong đó nguyên
nhân sâu xa là do sản phẩm du lịch Bắc Ninh chưa được chú trọng xây dựng, quảng bá
nên chưa đủ hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của du khách. Mặc dù tốc độ
xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ ở Bắc Ninh tăng nhanh
nhưng các cơ sở đi vào hoạt động kinh doanh còn mang tính tự phát, chất lượng dịch
vụ chưa cao, hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch
chưa thực sự tạo dựng được rõ nét về hình ảnh du lịch Bắc Ninh.
Tại các di tích tiêu biểu ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh chủ yếu
chỉ hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, chưa có thuyết minh, hướng dẫn viên tại chỗ, ngoài
khu di tích Đền Đô (Đình Bảng). Nhiều di tích quan trọng như chùa Dâu, chùa Bút
Tháp, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, văn miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, đền
14
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
thờ Lê Văn Thịnh, khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, khu lưu niệm
nhà đồng chí Ngô Gia Tự… cũng không có đội ngũ thuyết minh viên, do vậy chưa
phát huy được giá trị các di tích gắn với hoạt động du lịch tại các địa phương. Bên

cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm còn chậm, vốn đầu tư
cho du lịch rất hạn chế, các dịch vụ bổ sung như hàng lưu niệm, dịch vụ hướng dẫn
viên, vui chơi giải trí, phương tiện tham quan, dịch vụ tư vấn thông tin… còn chưa
phát triển.
Vì thế, để phát huy tốt tiềm năng du lịch, cần có những giải pháp đột phá về
mặt chiến lược.
1. Một số giải pháp
1.1. Giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch
− Tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá. Xây dựng thương hiệu và
hình ảnh du lịch Bắc Ninh theo chủ đề: Du lịch Miền Quan Họ.
− Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức du lịch trong cộng
đồng dân cư.
− Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá, các kênh
quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước.
1.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
− Rà soát và bồi dưỡng đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, thực hiện chính sách thu
hút nhân tài trong lĩnh vực du lịch.
− Từng bước áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.
− Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc có ngành
nghề du lịch.
1.3. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hoá
− Tập trung đầu tư đồng bộ giữa hoạt động trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, gìn giữ các di
sản văn hoá với kết cấu hạ tầng, cảnh quan.
15
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
− Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, đầu tư hình thành các thiết chế văn hoá, thể thao ở
thôn, làng, khu phố; các xã phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
phục vụ khách ở cơ sở.
− Coi trọng công tác sưu tầm, khảo cổ, phục dựng các giá trị văn hoá vốn có làm
phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

1.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường
− Cần phối hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ môi trường chung của tỉnh với môi
trường du lịch.
− Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư. Kiện toàn và tổ
chức bộ máy quản lý môi trường du lịch từ tỉnh đến cơ sở. Có cơ chế khuyến
khích áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào bảo vệ môi trường.
− Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ bảo vệ môi trường chung cũng như môi trường du lịch nói riêng.
2. Một số kiến nghị
Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngành Du lịch Bắc Ninh cần tập
trung làm tốt các nhiệm vụ sau:
− Từng bước bổ sung, hoàn thiện chính sách ưu đãi, nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
− Bắc Ninh sẽ tăng cường phối hợp với các tỉnh bạn, nhất là các tỉnh thuộc trung tâm
du lịch Hà Nội và phụ cận, trung tâm du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh… phát triển
kết nối tour, tuyến, làm đa dạng và bổ sung các loại hình sản phẩm du lịch.
− Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhân dân về vị trí và vai trò, triển
vọng phát triển và hiệu quả kinh tế xã hội của du lịch. Nâng cao nhận thức của
cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, đa dạng sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh
Website: />16
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
2. Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Bắc Ninh
Website: />3. Tổng cục du lịch
Web: />4. Bộ văn hóa thể thao và du lịch
Website:www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=60334&sitepageid=63
5. Bắc Ninh- Wikipedia tiếng việt
Website: />6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Phòng
Website: />hoach-tong-the-phat-trien-du-lich-vung-dong-bang-song-hong-va-duyen-hai-

dong-bac.html
MỤC LỤC
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
1
17
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
II.XÁC LẬP MỤC TIÊU
1
1. Mục tiêu tổng quát
1
2. Mục tiêu sản phẩm du lịch
1
III.KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH
2
1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh
2
2. Vị trí địa lý
3
3. Tài nguyên du lịch
3
3.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên
3
3.1.1. Địa hình
3
3.1.2. Khí hậu
4
3.1.3 Thủy văn
4
3.1.4. Sinh vật
5

3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
5
3.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa
6
3.2.2. Lễ hội
8
3.2.3. Ca múa nhạc
8
18
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
3.2.4. Làng nghề truyền thống
9
4. Cơ sở hạ tầng du lịch
9
IV.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC
NINH

10
1. Nguồn khách
10
2. Doanh thu nghành du lịch
11
3. Nguồn lao động
12
4. Cơ sở vật chất
13
5. Thị trường du lịch
14
6. Các tuyến, điểm du lịch
14

V.ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁT KIẾN NGHỊ
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17
19
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh ___
20

×