Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Niên luận Đặc sắc hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.85 KB, 38 trang )

Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
Nguyên Hồng là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Ông sinh ra và
lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện học lên cao. Ông sống
và gắn bó với lớp người cùng khổ. Văn Nguyên Hồng thấm đẫm hơi thở cuộc
sống, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Những tác phẩm của Nguyên Hồng gần gũi
với mọi tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp bình dân. Cũng giống như con người ông, các
sáng tác của Nguyên Hồng đều giàu cảm xúc, có sức truyền tải cao.
Hồi ký Những ngày thơ ấu là một tác phẩm đặc sắc .Tuy nhiên từ trước đến
nay tác phẩm vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu kĩ lưỡng. Việc nghiên cứu
Những ngày thơ ấu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời và con người nhà
văn Nguyên Hồng.Từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn đối với những sáng tác
của ông. Đó là lí do tại sao người viết chọn hồi lý Những ngày thơ ấu là đối tượng
cho bài niên luận của mình.Thông qua bài niên luận này, người viết xin đưa ra một
cách tiếp cận tác phẩm Những ngày thơ ấu dưới góc độ đặc sắc nội dung và nghệ
thuật.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, đã có nhiều bài nghiên cứu về Nguyên Hồng và các sáng tác
của ông. Tuy nhiên, lại có rất ít những bài nghiên cứu về hồi ký Những ngày thơ
ấu.Hồi ký chỉ được nhắc đến “điểm xuyết” trong một số công trình nghiên cứu .
Dưới đây, người viết xin phép được trích dẫn một số những đánh giá của các nhà
nghiên cứu về cuốn hồi ký này.
Nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên
Hồng nhận xét : “Những ngày thơ ấu là những lời tâm sự thiết tha, thầm kín,
1


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
những hồi ức của một cái “tôi” đau khổ tự trình bày cuộc đời riêng tư của mình
lên trang giấy một cách chân thành,tin cậy”


Bùi Hiển trong bài Nhớ một đồng nghiệp viết : “Những ngày thơ ấu là khát
khao ghi liền một mạch nối liền tâm sự (…), viết cho chính mình, viết để giải thoát
mình khỏi tất cả những nỗi ám ảnh nặng nề, những oán hờn cay đắng và tất cả
những xót thương , quằn quại đang cứa lòng mình như bao nhiêu lưỡi dao sắc
nhọn”
Sau này, các tác giả như Nguyễn Đăng Điệp , Huy Cận , khi đi vào thể hồi ký
và cách viết hồi ký của Nguyên Hồng đã có sự phân tích cụ thể hơn. Nhưng cuốn
hồi ký Những ngày thơ ấu cũng mới chỉ dừng lại ở việc được các tác giả sử dụng
làm dẫn chứng. Đáng chú ý là bài viết Đặc sắc hồi ký Nguyên Hồng của Nguyễn
Đăng Điệp. Ông nhận thấy : “Nguyên Hồng có cách viết hồi ký của riêng ông. Nhà
văn không hề tái hiện sự kiện theo kiểu biên niên khô cứng mà trên cái nền sự kiện,
biến cố, ông tập trung vào những điểm chính yếu, sinh động nhất để xứng đáng với
linh khí thời đã vãng. Cái mà Nguyên Hồng quan tâm hơn cả là làm sao để thể
hiện một cách chính xác tâm trạng của mình trong những thời khắc khó quên ấy.”
Từ những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, bài niên luận sẽ đi sâu
vào việc tìm hiểu “Đặc sắc trong hồi ký Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên
Hồng.
III. Phương pháp nghiên cứu
1.Phương pháp khảo sát
2.Phương pháp miêu tả-phân tích
3.Phương pháp so sánh

2


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
4.Phương pháp tổng hợp
IV.Bố cục
Ngoài hai phần mở đầu và tổng kết, bài niên luận được chia thành ba chương:
Chương một: Khái quát chung về tác giả và tác phẩm

Chương hai: Đặc sắc hồi ký Những ngày thơ ấu
Chương ba : So sánh hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng với một số hồi
ký khác

Chương Một
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

I.Tác giả Nguyên Hồng
1.Tiểu sử cá nhân (1918-1982)
Tên thật của Nguyên Hồng là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11
năm 1918 tại thành phố Nam Định, trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa từ
nhiều đời. Năm mười hai tuổi, bố mất. Nguyên Hồng chủ yếu sống với bà nội và
mẹ. Đã có lúc mẹ Nguyên Hồng phải đi ở vú, sau đó thì bà đi bước nữa.Mười sáu
tuổi,Nguyên Hồng phải thôi học, từ giã quê hương và người bà mộ đạo, cùng mẹ
và bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng. Tại đây Nguyên Hồng trở thành

3


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
cậu giáo tư của mấy trẻ nhỏ con em lao động. Ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã sống
hòa đồng với cuộc đời của những người lao động nghèo phố thị, lại sớm tiếp xúc
với sách báo tiến bộ của thời kỳ Mặt trận Bình dân. Do vậy, Nguyên Hồng sớm
thấy được cái tăm tối và bất công ngột ngạt của một xã hội thực dân, thuộc địa ở
Hải Phòng
Trong thời gian ở Hải Phòng, Nguyên Hồng đã gặp được Thế Lữ (1935). Từ
đó, Nguyên Hồng nuôi ước vọng đi vào con đường văn học. Năm 1936, Nguyên
Hồng in truyện ngắn đầu tay trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy. Từ đó, Nguyên Hồng
càng củng cố hơn quyết tâm đi theo con đường văn chương. Chính trong căn nhà ổ
chuột của khu lao động xóm Cấm Hải Phòng, Nguyên Hồng đã bắt tay vào viết

những trang đầu tiên của Bỉ vỏ và Những ngày thơ ấu. Tác phẩm Bỉ vỏ được in
dần trên báo rồi nhận được giải thưởng “Tự lực văn đoàn” (1937)_giải thưởng đầu
tiên của văn đoàn này.
Ngoài sách bào tiến bộ, ở Hải Phòng, Nguyên Hồng còn được tiếp xúc với một
số đảng viên cộng sản hoạt động ở Hải Phòng, trong đó có đồng chí Tô Hiệu
(1939) là Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ. Nguyên Hồng ngày càng tham gia tích cực
các hoạt động xã hội do Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương trong thời ký Mặt
trận Dân chủ. Ngày 29-9-1939, Nguyên Hồng bí mật thám Pháp tại Hải Phòng, bị
kết án sáu tháng tù giam, bị đi đày trại Bắc Mê (Hà Giang) rồi lần lượt bị quản thúc
tại Nam Định, Hải Phòng. Thời kỳ này, các tập Qua những màn tối và Cuộc sống
của Nguyên Hồng ra mắt bạn đọc đã thể hiện bước chuyển biến mới về tư tưởng và
phong cách nghệ thuật của tác giả.
Những năm tiếp theo, Nguyên Hồng tích cực tham gia các phong trào cách
mạng. Năm 1948, Nguyên Hồng được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương
(nay là Đảng cộng sản Việt Nam)

4


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Năm 1954, Nguyên Hồng cùng gia đình về Hà Nội, ông công tác tại Hội Văn
nghệ Việt Nam . Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập , ông làm thư ký tòa
soạn báo Văn của Hội do nhà văn Nguyễn Công Hoan , Chủ tịch Hội làm chủ
nhiệm
Năm 1958, Nguyên Hồng đi thực tế nhà máy Ximăng Hải Phòng. Ông bắt đầu
viết Sóng gầm, tập đầu của bộ tiểu thuyết dài bốn tập Cửa biển
Năm 1962, ông cùng gia đình trở lại sống ở Yên Thế-Nhã Nam (nay là xã
Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho đên cuối đời.
Nguyên Hồng mất ngày 2-5-1982 khi đang hoàn thành tập Hai bộ Núi rừng
Yên Thế

Nhà văn Nguyên Hồng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên
(1966) , là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2, là người
thầy trực tiếp dìu dắt nhiều thế hệ học trò đi vào con đường sáng tạo văn học.
2. Tác phẩm văn học




Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)
Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm












1940);
Qua những màn tối (truyện, 1942);
Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942),
Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);

Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946- 1961);

5


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng



















Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);

Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
Trời xanh (thơ, 1960)
Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
Sông núi quê hương (thơ, 1973);
Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981);
Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).

II. Hồi ký “Những ngày thơ ấu”
1.Thể loại hồi ký
Hồi ký là thể loại phát triển sớm, có nguồn gốc từ thời cổ đại Hy Lạp, bắt đầu
từ những ghi chép của Kxênophôn và Xocrát về “các cuộc hành quân của người

6


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Hy Lạp (thế kỷ V trước CN) (dẫn theo lời Lê Bá Hán-Trần Đình Sử). Riêng ở Việt
Nam, hồi ký mới phát triển và trở thành thể loại được chú ý trong thời gian gần
đây. Cùng với sự phát triển thể hồi ký, khái niệm hồi ký ra đời và được nhiều
người biết đến.

Nhóm tác giả Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm : “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể
lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc
chứng kiến. Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về
tính chính xác của sự kiện, về góc độ phương thức diễn đạt, hồi ký có nhiều chỗ
gần nhật ký. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực không có hư cấu thì hồi
ký lại gần với văn xuôi lịch sử , tiểu sử khoa học”. Nhưng khác với sử gia “người
viết hồi ký quan tâm đến hiện thực trong quá khứ và bằng tưởng tượng , hồi ức
riêng, trực tiếp của mình”.
Thế giới biết đến hồi ký của công nương Anh Diana, tổng thống Mỹ Kenerdy,
ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton…
Ở Việt Nam, một số tác phẩm hồi ký xuất sắc tiêu biểu như : Đời viết văn của
tôi của Nguyễn Công Hoan, Thời niên thiếu của Đặng Thai Mai, Cỏ dại, Cát bụi
chân ai của Tô Hoài, Nhớ lại một thời của Tố Hữu..
2.Hồi ký Những ngày thơ ấu
Hồi ký Những ngày thơ ấu ra đời năm 1938, được đăng dần trên báo Ngày
nay của Tự lực văn đoàn từ số 134 ra ngày 29 tháng 10 năm 1938.
Với tập hồi ký này,Nguyên Hồng có thể được xem là người đầu tiên mở màn
cho thể loại này trong văn học hiện đại. Vũ Ngọc Phan đánh giá rất cao tác phẩm

7


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
này và cho rằng : Lối tự truyện này ở Anh, ở Mĩ, ở Nga rất thịnh hành nhưng ở
Việt Nam ta viết được tôi cho là dũng cảm.
Hồi ký Những ngày thơ ấu gồm chín chương:











Chương 1: Tiếng kèn
Chương 2: Chúa thương xót chúng con
Chương 3: Trụy lạc
Chương 4:Trong lòng mẹ
Chương 5: Đêm Nô-en
Chương 6: Trong đêm đông
Chương 7:Đồng xu cái
Chương 8: Sa ngã
Chương 9: Một bước ngăn

Chương hai

ĐẶC SẮC HỒI KÝ NHỮNG NGÀY THƠ ẤU

1.Giới thuyết
Hồi ký Những ngày thơ ấu là “một cuốn tự truyện phô bày từ chân tơ kẽ tóc
cái buổi thiếu thời rất long đong của tác giả”. Trên thế giới không hiếm những tác
giả viết tự truyện về bản thân mình. Ở Việt Nam, trong số nhà văn đương thời,cũng
có không ít người nói về mình. “Đó là Nguyễn Tuân. Nhưng Nguyễn Tuân mới chỉ
thoảng cho ta biết anh chàng Tuân từng mẩu vụn. Cái lối ấy là lối cho độc giả “ăn
giò dè” , làm cho người ta có cáu bực như cái bực của một đứa trẻ đối với một vú
già bón cơm: miếng giò mà ăn một tý tẹo với một thìa cơm thì trong miệng chỉ có
cái “cảm tưởng giò” chứ chẳng làm gì có cái thơm ngon của miếng thịt giã nhỏ.

8


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Thiết Can cũng cho ta biết một cách kín đáo ở tên Đông trong tập Dã tràng , một
tập văn chưa dám mang rõ hẳn cái danh là tự truyện.”
Viết tự truyện chưa bao giờ là một điều dễ, đặc biệt là ở nước ta. Người viêt
phải trút bỏ hết tất cả những thành kiến của xã hội, phải biết vượt lên dư luận, phải
biết dẹp bỏ cái tôi huyênh hoang để viết bằng một cái tôi chân thật.
Nhà văn Nguyên Hồng đã làm được những điều đó. Nguyên Hồng viết hồi ký
Những ngày thơ ấu bằng tất cả tấm lòng của mình. Tự truyện được viết bằng một
cái tôi chân thật; chân thật khi nói về gia đình mình và về cuộc đời mình. Tuy
nhiên, chỉ riêng tính chân thật thôi thì chưa đủ làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn với
độc giả. Một cuốn sách chỉ liệt kê các sự kiện trong đời thì dù có thành thật đến
đâu cũng khó gây được sức hút với người đọc. Điều quan trọng là cách mà nhà văn
thể hiện tính chân thật đó . Trong hồi ký Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã
truyền cảm xúc, tâm trạng của mình vào ngòi bút, làm cho những sự kiện không
khô khan mà sống động và thấm đẫm cảm xúc của người viết. Bên cạnh đó,
Nguyên Hồng còn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để tái hiện một cách
hoàn chỉnh và sống động những năm tháng tuổi thơ của mình. Người đọc đọc
Những ngày thơ ấu không chỉ hiểu thêm về tuổi thơ mà còn thấy được con người
nhà văn. Đồng thời, người đọc còn có cái nhìn tổng quan về con người và thời đại
mà nhà văn đang sống. Rõ ràng, vượt lên trên tính chất một cuốn tự truyện ,
Những ngày thơ ấu vẽ nên một bức tranh sinh động và rõ nét về xã hội Việt Nam
những năm trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

2.Đặc sắc nội dung
2.1. Giá trị hiện thực

9



Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
2.1.1 Hồi ức về một tuổi thơ vất vả, nghèo khó nhưng rất trong sáng của nhà
văn Nguyên Hồng
Những ngày thơ ấu là cuốn hồi ký ghi lại một cách chân thực và sống động về
những năm tháng ấu thơ của nhà văn Nguyên Hồng thông qua nhân vật Hồng.Ký
ức về những ngày tháng nghèo khó , vất vả nhưng rất đỗi hồn nhiên, trong sáng của
một cậu bé hiển hiện lên trên từng trang giấy.Với mỗi chương trong tác phẩm, tác
giả lại đưa người đọc đến một chân trời tuổi thơ_ở đó có bà, có mẹ, có cậu, có bạn
bè…Với mỗi chương hồi ức, là kỷ niệm và cả nỗi nhớ thương.

2.1.1.1.Tái hiện lại bức tranh xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Hồi kí Những ngày thơ ấu khắc họa lại hình ảnh xã hội thành thị ở tỉnh lẻ Việt
Nam những năm đầu thế kỉ XX. Một xã hội cơ cực, khốn khó và tăm tối cùng các
mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội bị chiết tỏa bởi những thành kiến nặng nề và
phản nhân văn. Hình ảnh gia đình Hồng và những mối quan hệ xung quanh cậu bé
Hồng chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
a. Sự tồn tại của những tệ nạn xấu xa trong xã hội
Trong hồi ký, xã hội mà cậu bé Hồng đang sống đầy rẫy những bất công, lễ
giáo phong kiến nghiêm ngặt, những lề thói khắc nghiệt. Những lễ giáo ấy đang
bóp nghẹt cuộc sống, cướp đi quyền được hưởng tự do, được hưởng hạnh phúc của
con người mà nạn nhân trực tiếp chính là người mẹ của Hồng. Trong tác phẩm,
người mẹ của Hồng có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Từ ngày về làm dâu,

10


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
làm vợ, dường như bà rất hiếm khi nở nụ cười. Những cuộc nói chuyện với người

chồng ngày càng trở nên gượng gạo. Sau khi chồng mất, bà quyết định đi bước
nữa. Thế nhưng, xã hội phong kiến hà khắc thời bấy giờ không chấp nhận việc một
người góa phụ đi tìm một hạnh phúc mới. Dựa vào những luật lệ hà khắc đó,
những người cô của Hồng cho mình cái quyền xỉ vả, mắng nhiếc người mẹ tội
nghiệp của bé Hồng, khiến cho người mẹ ấy không thể thường xuyên về thăm con,
phải sống trong sự khinh miệt của người đời.
Xã hội phong kiến ấy không chỉ “lạnh lùng” trong những điều luật mà còn
ngay trong chính trong bản thân mỗi con người. Cái ác tồn tại ở khắp nơi, trong xã
hội và chính ngay cả trong gia đình bé Hồng.Gia đình, hai tiếng thiêng liêng nhất,
ấm áp nhất nhưng đối với Hồng, nó chỉ gợi lên những đớn đau. Sau khi cậu mất,
mẹ bỏ đi, Hồng sống với bà và cô. Cuộc sống thiếu thốn tình mẹ càng khó khăn
gấp bội lần khi từng ngày, từng giờ, Hồng phải đối mặt với sự lạnh lùng, tàn
nhẫn,khinh miệt của người cô. Khi nhắc đến mẹ Hồng, bà cô luôn dùng những từ
cay nghiệt và miệt thị nhất. “Hồng ơi! Bố mày nó chết đi nhưng còn có mẹ nó dạy
mày. Cầm bằng mẹ mày đánh đĩ theo giai, bỏ mày lêu lổng thì có chúng ta”. Hai từ
“làm đĩ” chứa đựng biết bao sự thù hận, cay nghiệt, tàn nhẫn và độc ác.Những “câu
rủa sả” của bà cô như những nhát dao đâm thấu trái tim nhỏ bé, mỏng manh của
một cậu bé mà ngay cả một chút phòng vệ cũng không có. Những câu nói mà
không ai nghĩ rằng là từ một thành viên trong gia đình. Cái ác, nó không có gì xa lạ
trong cuộc sống. Cái ác, có thể phá hủy tâm hồn một trẻ thơ.
Hình ảnh người cô khắc nghiệt hiện lên cụ thể qua những dòng nhật kí thấm
đẫm nước mắt của cậu bé Hồng:
-Ngày 12-11-1931- Cô C chắt nước ở liễn cháo gà đã vữa vào cái bát con. Cô
ấy gọi cho mình ăn. Ai thèm ăn? Dù có đói lả! Cô ấy quý đầy tớ hơn mình mà.

11


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
-Ngày 26-11-1931.-Nó khóc mà mình phải chửi. Có ức không? Ai true ghẹo cô

ấy mà cô ấy nỡ lòng réo tên cái mẹ mình lên mà chửi”-Cái giống nhà tao không có
ai thâm hiểm đâu. Chỉ có mày thôi. Mày là cái giống con cái L. mẹ mày. Quyển
truyện đáng giá bạc tram hay sao mà mày dằn ngửa con tao ra mà cướp lấy.
Dường như, đối với anh em Hồng, bà cô chỉ có sự căm ghét, khinh miệt; tuyệt
nhiên không có một chút tình thương nào. Cái ác đó càng phải lên án hơn khi nạn
nhân của nó là những đứa trẻ yếu ớt.
Cái ác đó nó còn tồn tại trong nhà trường, nơi mà moi người luôn giơ cao khẩu
hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nơi mà con người vẫn ngày ngày thuyết giảng
những bài học về đạo đức, về tính nhân văn. Vậy mà, một người thầy lại nỡ lòng
dùng những đòn roi đau đớn nhất để “nói chuyện” với một học sinh. Người đọc
chắc hẳn sẽ không quên được những dòng hồi ký đầy đau đớn, phẫn uất của cậu bé
Hồng về những ngày tháng bị thầy giáo phạt quỳ. Chỉ vì một câu nói hiểu lầm mà
thầy giáo đã thằng tay “tát’ vào tuổi thơ của một cậu học trò những cái tát đầy đau
nhói. Thầy giáo, một người đáng lẽ phải hiểu học trò hơn ai hết, thương học trò
hơn ai hết lại “mắt long song sọc chiếu nhìn” Hồng và buông ra những lời cay
nghiệt không thua kém gì bà cô:
-Mày đứng im không thì chết
-Mày là thằng khốn nạn
-Câm! Câm ngay!Đồ ăn cắp! Câm ngay!
-Câm!Câm ngay!Đồ mất dạy
Nhưng đâu chỉ dừng lại ở đó, thầy giáo còn dùng cái thước kẻ quật lên đầu
Hồng, “giằng tay” Hồng ra và “đưa những quả đấm nắm chắc” vào bên mặt cậu bé.
Một chân thầy “đưa gót giày lên sống lưng” Hồng. Những hành động đấm đá liên
12


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
tiếp y như diễn biến một cuộc ẩu đả ngoài đường. Những hành động đáng lẽ không
được xuất hiện trong xã hội nay lại diễn ra trong lớp học, một nơi người ta dạy
nhau phải biết yêu thương nhau.Trật tự xã hội bị đảo lộn. Mọi phép tắc đạo đức

biến mất. Cái ác đang mở rộng và thống trị xã hội.
b. Hình ảnh con người trong xã hội
* Con người bị tha hóa
Sống trong một xã hội đầy rẫy bất công như vậy, con người ngày càng bị tha
hóa dần . Hình ảnh người cậu của Hồng trong hồi ký chính là sản phẩm và cũng
nạn nhân trực tiếp của xã hội ấy. Đó là một người đàn ông không hề biết hạnh phúc
là gì. Trong cuốn hồi ký, Nguyên Hồng đã thú nhận: “Hai thân tôi lấy nhau không
phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau . Chỉ vì hai bên cha mẹ , một bên
hiếm hoi muộn cháu và có của; một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở
trong nhà và muốn cho người con gái ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả
một dòng họ trọng đãi nếu may mắn có con..” Một cuộc hôn nhân không hạnh
phúc đẩy người đàn ông đi vào những đớn đau thầm lặng, những ngõ cụt không lối
thoát, bởi vậy trong giọng nói và nụ cười của người đàn ông ấy “bao giờ cũng
đượm vẻ trầm lặng, chua xót, hờn tủi”
Như để quên đi những nỗi đau, muộn phiền ở thực tại, người cậu của Hồng
tìm đến thuốc phiện_cánh cửa bước chân vào con đường tha hóa. Lần lượt đồ đạc
trong nhà bán hết để lấy tiền mua thuốc phiện : “Trừ chiếc tủ chè bằng gỗ gụ, tuy
không đẹp nhưng chắc chắn,nhà tôi không còn một đồ đạc gì đáng tiền nữa.Tủ áo,
trường kỷ,án thư,sập sơn lần lượt bán đi”. Những cơn nghiện liên tiếp và kéo dài
khiến tâm tính người đàn ông ngày một thay đổi, trở nên thô lỗ và cộc cằn hơn.
Thậm chí, người đàn ông ấy còn cướp đi những đồng bạc ít ỏi mà phải vất vả lắm,
Hồng mới kiếm được. Khi phát hiện ra Hồng đi đánh đáo, người cậu đã dùng ngọn
13


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
roi mây để đánh “Chiếc roi mây nhanh như chớp”. Những ngọn mây đó mang theo
biết bao uất hận cuộc đời, biết bao đau thương. Và dường như, đó là cách duy nhất
để người cậu ấy trút giận.Hồng đau bao nhiêu thì người cậu cũng đau bấy nhiêu.
Điểm đặc sắc trong ngòi bút của Nguyên Hồng đó là “mặc dù sắc sảo trong

khi khai thác hiện thực nhưng không lạnh nhạt hay khinh khỉnh, không nỡ chứa
chất lên nỗi uất hận”. Khi viết về người bố của mình, ngòi bút Nguyên Hông
không hề che đậy . “Thầy tôi lại quát. Nhưng lần này tiếng quát không rõ và ngân
dài như trước. Nó đánh phào một cái như tiếng nút chai bị đứt tuột mà người dựt
đã phải dùng tận lực…Rồi thầy tôi chỉ ngồi rũ ra, không đánh tôi. Và cọc tiền của
tôi vẫn y nguyên”. Thực ra, Hồng hiểu bản chất cậu mình không phải là người xấu.
Ông lấy những đồng xu vất vả của con kiếm được chỉ vì nghiện, nghiện đã khiến
ông mất hết sĩ diện, mất hết cả tình thương. Đoạn văn hết sức cảm động khi cho
thấy được tấm lòng nhân hậu và khoan dung của cậu bé Hồng. Qua đó, người đọc
thấy được bi kịch xảy ra trong gia đình nghèo mà người bố chính là nạn nhân trực
tiếp của bi kịch đó.
* Hình ảnh con người cùng cực trong xã hội.
Trong hồi ký Những ngày thơ ấu, người bà và người mẹ của Hồng hiện lên
như một nạn nhân trực tiếp của một xã hội phong kiến với những giáo lí, giáo điều
nghiêm ngặt.
Người bà của Hồng phải chịu nhiều cay đắng, tủi cực đau khổ từ khi trẻ cho
đến khi già : “Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, người đàn bà ấy đã phải chịu ngay cái
bất công trong sự chăm nuôi cùng cac anh trai, em trai, lớn lên một chút choáng
váng u mê vì sự dạy bảo sai khiến của ông bà, cha mẹ và họ hàng….mười bảy
mười tám tuổi đã thành một người con gái cằn cỗi, lúc nào cũng khép nép, lo sợ
rồi thì về nhà chồng với một lòng nhẫn nhục ngày càng dạn dày, một tính khiếp
14


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
phục ngày càng mạnh mẽ…..”Cuộc đời người đàn bà ấy dường như chưa bao giờ
hết đau khổ. Qua những dòng hồi ký của nhân vật Hồng, người đọc có thể thấy rõ
sự bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ. Khi bước sang tuổi bảy
mươi, cái tuổi mà đáng lẽ được hưởng hạnh phúc sum vầy bên con cháu, người đàn
bà ấy lại phải đi kiếm từng đồng để nuôi đứa con nghiện ngập và hai đứa cháu thơ

dại. Đằng sau sự cay nghiệt của người mẹ chồng ấy,người bà ấy là biết bao đau
đớn tủi nhục, cực khổ trong suốt cả cuộc đời.
Hồi ký Những ngày thơ ấu đã tái hiện thành công hình ảnh người mẹ lam lũ,
vất vả và đầy đắng cay. Đối với một người phụ nữ, hạnh phúc là gia đình. Thế
nhưng, với người phụ nữ ấy, cái hạnh phúc giản dị như vậy cũng không có được.
Người phụ nữ ấy lấy chồng cũng vì gia đình “sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì
ở trong nhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn”. Một cuộc
hôn nhân không có tình yêu thì làm sao có hạnh phúc.Tưởng chừng sau khi chồng
mất, người phụ nữ ấy sẽ được tự do, sẽ được quyền đi tìm hạnh phúc cho riêng
mình. Thế nhưng, xã hội ấy đâu buông tha cho người phụ nữ tội nghiệp ấy. Những
định kiến, giáo lí, giáo điều bủa vây, bóp nghẹt cuộc sống của hai mẹ con Hồng .
“Phong tục và lễ nghi cổ hũ đã bắt một người mẹ coi sự sinh nở khi chưa đoạn
tang chồng cũ ghê tởm hơn là những tội gian ác, xấu xa nhất”. Nỗi đau chồng chất
nỗi đau. Nỗi đau dường như chưa bao giờ biến mất và nó sẽ còn mãi in hằn trong
cuộc đời những con người tội nghiệp ấy. Như lời đại thi hào Nguyễn Du đã từng
nói:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(Truyện Kiều)

15


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng

Bên cạnh hình ảnh người phụ nữ, hình ảnh những đứa trẻ mà tiêu biểu là nhân
vật Hồng cũng góp phần thể hiện hình ảnh con người cùng cực trong xã hội Việt
Nam những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.Trong hồi ký,nhân vật
Hồng được khắc họa với một cuộc sống lam lũ, vất vả.Cuộc sống êm đềm của
Hồng kết thúc khi gia đình Hồng phá sản, người cậu đi vào con đường nghiện ngập

còn người mẹ thì bỏ đi biệt xứ. Thiếu vắng tình mẹ, lại phải sống trong sự ghẻ lạnh
của người cô, sự thờ ơ của người bà, những ngày thơ ấu của Hồng trở thành những
ngày đen tối nhất trong cuộc đời. Để có thể sống được, cậu phải tự rèn luyện mình
trở thành một chuyên gia đánh đáo ăn tiền. Cậu bị họ hàng bỏ mặc cho đói rét thảm
thương, bị thầy giáo đánh đập tàn nhẫn. Tuy nhiên, những đau đớn thể xác ấy nào
sánh được với những tổn thương về tinh thần. Còn gì đau xót hơn khi bản thân liên
tục phải chịu nhưng đớn đau, giày vò khi nghe bà cô nói những lời cay nghiệt về
mẹ của mình. Tình thương mẹ càng lớn bao nhiều thì nỗi đau mà cậu phải chịu
càng lớn bấy nhiêu. Và những đau đớn, tổn thương ấy sẽ theo cậu mãi suốt cả cuộc
đời, trở thành “vết sẹo” tâm hồn không thể xóa nhòa.
Hình ảnh Hồng, người mẹ và người bà là đại diện cho lớp người cần lao trong
xã hội.Những con người đang bị những định kiến xã hội, những áp bức bóc lột của
giai cấp thống trị bủa vây, bóp nghẹt. Đó cùng là những con người mà Nguyên
Hồng dùng cả cuộc đời để bảo vệ và chở che. Bởi vậy, trong những sáng tác của
Nguyên Hồng, hệ thống nhân vật chính luôn thuộc tầng lớp cần lao.

2.2 Giá trị nhân đạo

16


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Con đường nghệ thuật của Nguyên Hồng là con đường của nhà tiểu thuyết
hiện thực chủ nghĩa với chủ đề nhân đạo mãnh liệt và thống thiết. Ông bước vào
nghề văn do sự thôi thúc của nhu cầu nói lên thật sâu sắc những nỗi thống khổ của
loài người. “Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết là một dòng nước mắt nóng bỏng
tình xót thương ép ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. Vốn xuất thân trong
một gia đình theo đạo Cơ Đốc, Nguyên Hồng như là một Chúa cơ đốc tự nguyện
mang lây xác phần của con người trần thế rồi lại hiển Thánh, Không phải bằng
một phép màu nào mà bằng những trang viết sẽ còn nói mãi với gia đình những

tình cảm thống thiết của ông.”
Trong hồi ký Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng thể hiện sự thấu hiểu và
đồng cảm với người mẹ, người bà…Sự thấu hiểu đó xuyên xuyết toàn bộ sự nghiệp
sáng tác của Nguyên Hồng. Những ngày thơ ấu ghi lại những nỗi khổ điển hình
của những người cùng khổ , đại điện cho tầng lớp cần lao trong xã hội. Đó là hình
ảnh đứa bé Hồng với tuổi thơ lam lũ, vất vả và đầy cay đắng. Đó là hình ảnh người
mẹ, người bà_những người phụ nữ phải sống cực khổ dưới chế độ phong kiến hà
khắc. Và cũng từ cuộc đời đau khổ , nhẫn nhục của mẹ mình, Nguyên Hồng yêu
thương biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam khác ; quan tâm thiết tha đến số phận
những người phụ nữ bị lễ giáo phong kiến và những lề thói khắc nghiệt của xã hội
cũ vùi dập, đe dọa. Đặc điểm này của Nguyên Hồng có sự tiếp thu văn học nhân
đạo chủ nghĩa của phương Đông cũng như phương Tây. Cả hai nền văn học này
đều nói đến nỗi đau khổ của phụ nữ và trẻ em. Đó là những lớp người bị đày đọa
nhất và có ít khả năng tự vệ nhất trong xã hội.
Với Nguyên Hồng, việc thể hiện nỗi bất hạnh ở con người cũng cốt là để
khẳng định niềm tin ở con người. Dù bị cướp đoạt, bị bóc lột , bị đày đọa, cuộc
sống của những người lao động vẫn cứ vươn lên với một sức mạnh, một vẻ đẹp
không gì dập tắt được. Trong hồi ký Những ngày thơ ấu, cậu bé Hồng mặc dù
17


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
phải sống một cuộc sống vất vả và đầy khổ cực nhưng ở cậu vẫn lấp lánh những vẻ
đẹp trong tâm hồn. Vượt qua nỗi đau về thể xác và tinh thần vì bị thầy giáo đánh
đập, la mắng,tâm hồn cậu vẫn có những rung động tinh tế trước thiên nhiên:
“Tiếng ve sầu lanh lảnh càng dướn cao. Trong làn không khí oi ả của trưa hè bỗng
nổi lên nhí nhảnh thấp thoáng, tiếng hót ríu rít của một đàn chim khuyên bay
chuyền ở những cây bàng chỗ tôi nằm”. Trên nền xã hội đen tối ấy, hình ảnh Hồng
và người mẹ giống như những vì sao lấp lánh tỏa sáng trên bầu trời. Hai nhân vật
đã đứng trên chiến tuyến của những người bảo vệ nhân phẩm, đối lập với xã hội vô

nhân đạo kia. Hồng và mẹ chính là “những mầm cây lành mạnh, bất chấp mọi sự
vùi dập, ngày càng tươi tốt”. Người mẹ hiện lên với tình mẫu tử thiêng liêng và
cao đẹp, là biểu tượng cho hạnh phúc ấm êm nhất. Còn cậu bé Hồng, người đời
cho là “lêu lổng” và “hư hỏng” thì trước mắt chúng ta giống như một “tiểu anh
hùng”. Cậu bé ấy đã dũng cảm, quật cường trước những “đòn roi” của xã hội. Từ
một đứa trẻ nhút nhát, mỗi lần bị mắng chửi chỉ biết nuốt giận và uất ức thì nay
Hồng đã biết chống trả lại. Cuộc đời sớm tự lập kiếm sống cùng với môi trường xã
hội cay nghiệt rèn dũa cho Hồng tính cách mạnh mẽ hơn.
Với một trái tim giàu mơ ước, Nguyên Hồng luôn luôn tin, một niềm tin bền
chặt vào vẻ đẹp con người. Điều này làm cho nhân vật của ông dù chịu nạn đến
đâu đi chăng nữa vẫn ánh lên vẻ đẹp của nhân tâm.Những ngày thơ ấu đã “nêu
bật vẻ đẹp chân chất của những con người cùng khổ trong một xã hội trì trệ đầy
rẫy đau khổ và con người phải đối xử với nhau bằng nhiều điều tàn nhẫn. Xã hội
ấy nhất định phải được thay thế bằng một mô hình xã hội nhân đạo, trong đó
không còn thấy nhan nhản những bi kịch chua xót của con người.”
Trong thời kỳ đó, lòng nhân đạo của một số nhà văn lãng mạn là cái kiểu
thương hại, ban ơn của những người giàu tình cảm đứng trên nghiêng mình xuống.
Còn ở Nguyên Hồng, đó là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, là cái
18


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
tình cảm tốt đẹp theo kiểu “lá lành đùm lá rách”. Bởi vậy văn Nguyên Hồng luôn
dạt dào cảm xúc. Trên những dòng chữ ấy lấp lánh ánh lửa nồng ấm, và sau đó là
“giọt lệ lớn” của một trái tim dễ xúc động.

3. Đặc sắc nghệ thuật
Một đặc điểm nổi bật và cũng là đặc điểm làm nên đặc sắc hồi ký Nguyên
Hồng chính là tính trữ tình. Đặc điểm này bao phủ lên nghệ thuật hồi ký Nguyên
Hồng , trở thành sợi dây đỏ xuyên suốt hồi ký Những ngày thơ ấu. Tính trữ tình

trong văn Nguyên Hồng cũng thể hiện con người Nguyên Hồng. Ai từng tiếp xúc
với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động , rất dễ khóc. Khóc
khi nhớ đến bạn bè đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến công ơn của
Tổ Quốc…. “Có thể nói mỗi dòng mỗi chữ ông viết ra là một dòng nước mắt ép
thẳng từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.”
3.1.Kết cấu tâm trạng
Kết cấu hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là kết cấu tâm trạng.
Hồi ký được viết đê ghi lại tâm trạng của nhà văn Nguyên Hồng trong những năm
tháng ấu thơ. Khi viết hồi ký, Nguyên Hồng không hề tái hiện sự kiện theo kiểu
biên niên khô cứng như một số hồi ký khác. Trái lại, dựa trên cái nền sự kiện,
Nguyên Hồng tập trung vào những điểm chính yếu, sinh động nhất để tái hiện “linh
khí thời quá vãng”. Cái mà Nguyên Hồng quan tâm hơn cả là làm sao thể hiện một
cách chính xác tâm trạng của mình trong những thời khắc khó quên ấy.

19


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Hồi ký Những ngày thơ ấu được chia làm chín chương. Ở mỗi chương, tác
giả tập trung khai thác những sự kiện tiêu biểu nhất để rồi bộc lộ tâm trạng , suy
nghĩ, tình cảm của mình.
Ở chương đầu tiên, ngay từ tiêu đề, Nguyên Hồng đã nhấn mạnh vào hình ảnh
“Tiếng kèn”. Tiếng kèn mang theo biết bao sự cam chịu, nhẫn nhục của người mẹ,
là cảm giác nôn nao trước hạnh phúc mỗi buổi chiều. Mỗi khi nghe tiếng kèn, trái
tim thơ bé của Nguyên Hồng lại vang lên những nhịp đập rộn rã, là cảm giác vui
tươi trước những hồi kèn giục giã : “ Tiếng kèn vang lên, vui vẻ quá, hùng tráng
quá, át cả tiếng vỏ lưỡi lê đập phanh phách vào đùi và những bước chân xoàn
xoạt, tiếng kèn mỗi giây một dướn cao, một vang to, rung động cả làn không khí
êm ả của một góc trời. Rồi nương theo tiếng gió lao xao trong những vòm cây
phấp phới,âm thanh náo nức, dồn dập của tiếng kèn càng cuốn lên cao tràn ra xa,

rất xa đến những vùng xa tươi sáng nào đó”. Những từ láy vui vẻ, phanh phách,
xoàn xoạt, êm ả, lao xao, náo nức, dồn dập thể hiện tâm trạng náo nức của Hồng
lúc theo mẹ đi nghe tiếng kèn. Một buổi chiều êm ả trước những ngày giông bão.
Với mỗi chương, tác giả tập trung vào những sự kiện cốt yếu, từ đó thể hiện
tâm trạng, suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình.Mỗi chương truyện là một hồi ức
khác nhau, một cảm xúc khác nhau.
Hồi ký Những ngày thơ ấu không có cốt truyện, không có những mâu thuẫn.
Những ngày thơ ấu là một dòng chảy cảm xúc bất tận, những vui buồn lẫn lộn
trong quãng đời thơ ấu của Nguyên Hồng. “Kết cấu tâm trạng được sử dụng thành
công người đọc thấy đầy đủ những cung bậc cảm xúc, những rung động vô cùng
bén nhạy trong con người nhà văn mà đặc biệt nổi bật là tâm hồn mỏng manh,
nhạy cảm. Ta cũng hiểu thêm trong sâu thẳm của nhà văn nhân đạo này nhữn tâm

20


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
tư rất riêng”. Như nhà văn Thạch Lam đã nhận xét: cuốn hồi ký là những rung
động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại.

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Hệ thống nhân vật
Thế giới nhân vật trong hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là thế
giới của những người cùng khổ, những người thuộc loại cùng đinh trong xã
hội:Hồng, người mẹ của Hồng, người bà…. Đó đều là những con người phải chịu
những cùng cực, đau khổ trong xã hội.
Sự xuất hiện của con người vô thức trong con người ý thức là một điểm đặc
sắc trong hồi ký. Trong tác phẩm, nhân vật có những giây phút thăng hoa cảm xúc,
lấn át lí trí. Liên hệ với con người cá nhân của Nguyên Hồng, người đọc có thể dễ
dàng nhận thấy điểm tương đồng giữa các nhân vật trong hồi ký với con người

Nguyên Hồng. Nguyên Hồng là một con người nhạy cảm, dễ xúc động. Ông là một
con người của những cảm xúc dạt dào. Bởi vậy, những nhân vật của ông thường
thiên về tình cảm hơn lí trí.
Hình ảnh người mẹ trong tác phẩm là một ví dụ cho sự xuất hiện của con
người vô thức trong con người ý thức. Trong hồi ký Những ngày thơ ấu, người mẹ
của bé Hồng đã quyết định đi theo tiếng nói của trái tim khi quyết định đi bước nữa
sau khi chồng mất. Nếu như nghe theo lí trí, người mẹ có lẽ đã không có một bước
đi dũng cảm như vậy bởi lễ giáo phong kiến quy định rất nghiêm ngặt vì việc
người phụ nữ phải thủ tiết sau khi chồng qua đời. Tuy nhiên, người mẹ trong hồi
ký của Nguyên Hồng đã vượt lên mọi rào cản , định kiến xã hội để nghe theo tiếng
nói trái tim của mình.

21


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
3.2.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật
3.2.2.1. Khắc họa nhân vật thông qua hành động và ngôn ngữ
Trong hồi kí Những ngày thơ ấu, nhân vật của Nguyên Hồng bộc lộ một phần
tính cách của mình thông qua hành động và ngôn ngữ. Những nhân vật trong hồi kí
Nguyên Hồng chủ yếu hiện lên chân dung tâm trạng.Tuy nhiên, với nhân vật thầy
giáo và nhân vật bà cô, Nguyên Hồng đi vào đặc tả hành động và ngôn ngữ, từ đó
bộc lộ tính cách nhân vật. Điển hình là nhân vật thầy giáo. Khi nghi ngờ Hồng có
lời nói xúc phạm mình, thầy giáo đã có những cách ứng xử và lời nói không phù
hợp, vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức . Đầu tiên, người đọc có thể dễ
dàng nhận ra điểm bất thường trong cách xưng hô. Cách xưng hô “tao-mày” tưởng
chừng chỉ có trong quan hệ xã giao, ngang bằng phải lứa, nay được dùng trong mối
quan hệ thầy trò, với một sắc thái tiêu cực. Ngay từ cách xưng hô, người thầy giáo
đã thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với cậu học trò đáng thương:
-Mày đứng im không thì chết

-Mày là thằng khốn nạn.
-Câm! Câm ngay!Đồ ăn cắp! Câm ngay!
-Câm!Câm ngay!Đồ mất dạy
-Mày không được học nữa. Về nhà thôi !
-Mày là thằng khốn nạn. Đây tao hỏi mày, mày vừa nói gì khi tao sắp đọc
“nốt”?
Cùng với cách xưng hô không phù hợp, người thầy giáo còn thể hiện thái độ
tức giận đến tột cùng thông qua những từ ngữ “chợ búa”, cay nghiệt.Những từ
“thằng khốn nạn”, “Câm!” , “Đồ ăn cắp” thể hiện sự xúc phạm của thầy giáo với
22


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
học trò. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự xuống cấp về đạo đức, sự suy đồi về nhân
phẩm của một người thầy giáo.
Không chỉ dừng lại ở lời nói,người thầy giáo còn có những hành động tàn
nhẫn, độc ác. Hai từ “nhảy phắt” mà Nguyên Hồng dùng để miêu tả hành động của
thầy đã lột trần nhân cách một người mà xã hội vẫn tôn kính gọi là “người lái đò”.
Một hành động thể hiện sự nóng vội và thiếu kiềm chế.Không chỉ vậy, thầy giáo
liên tiếp có những hành động vũ phu với học trò của mình “ hất mạnh cằm tôi lên”,
“hai bàn tay thầy giáo vả vào mặt tôi chẳng kỳ mắt mũi, gò má, thái dương”.
Ngôn ngữ, cách cư xử thiếu chừng mực của thầy giáo có thể được bao biện
bằng sự tức giận khi nghi ngờ học trò xúc phạm mình . Nhưng liệu rằng, tất cả đều
xuất phát từ sự tức giận khi nghe Hồng nói : “Kệ xác mày!” và nghĩ rằng Hồng
đang nói về mình. Đằng sau thái độ của người thầy còn là thái độ coi thường đối
với những đứa trẻ đầu đường xó chợ. Sự khinh miệt, coi thường che mờ đi đôi mắt
của người thầy giáo, khiến thầy hành xử chẳng khác gì một kẻ thiếu học. Và trên
hết, đó chính là sự “bất lương” trong nghề nghiệp. Một người thầy giáo thiếu niềm
tin vào nhân phẩm học sinh thì làm sao có thể đảm nhiệm trọng trách “trăm năm
trồng người”.

3.2.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
Những ngày thơ ấu là một cuốn hồi ký tâm trạng bởi vậy nhân vật trong tác
phẩm thường có diễn biến nội tâm phức tạp. Khi đọc tác phẩm, người đọc ít khi bắt
gặp những đoạn đối thoại, những đoạn kể lại hành động của nhân vật mà phần
nhiều trong tác phẩm này là những dòng tâm trạng của tác giả khi nhớ lại những
thời khắc khác nhau trong quãng đời thơ ấu của mình.

23


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Sự thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật làm nên nét đặc sắc nổi bật
của hồi ký Những ngày thơ ấu. Thông qua việc miêu tả nội tâm nhân vật, nhà văn
đi sâu khai thác cái của quý vô hạn là tâm hồn con người; phân tích kỹ lưỡng
những biểu hiện, thay đổi của tâm hồn trong đời sống tâm hồn con người, khám
phá những bí mật bên của thế giới bên trong con người. Từ đó, nhà văn đã có cái
nhìn sâu sắc vào cái không dễ thấy của con người, đồng thời cho thấy bản lĩnh độc
lập và tâm hồn thanh cao của người viết. Đặt trong bối cảnh văn học Việt Nam lúc
bấy giờ, những tác phẩm tiểu thuyết còn nghèo nàn, hời hợt, nông nổi bề ngoài,
thiếu sâu sắc, dồi dào thì Những ngày thơ ấucủa Nguyên Hồng chính là luồng gió
mới mẻ cho văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Như Phan Cự Đệ đã từng nhận xét
“trong tập hồi ký xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang
sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giác tinh tế từ bên trong và diễn
tả chúng qua cái nhìn hồn nhiên, tươi sáng của tuổi thơ khiến cho chúng ta có cảm
tưởng thú vị như được trở về thời thơ ấu của nhân loại”. Đúng như một nhận xét,
Nguyên Hồng sáng tạo cuốn hồi ký không phải từ sự “gia công” nghệ thuật mà từ
“những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam), một tuổi thơ
đau khổ của cái “tôi”tác giả.
Trong hồi ký Những ngày thơ ấu, mỗi nhân vật là một chân dung nội tâm.
Nội tâm của nhân vật có thể được bộc lộ trực tiếp qua những dòng văn miêu tả tâm

trạng của nhân vật, có thể bộc lộ gián tiếp qua hình tượng thiên nhiên. Tâm trạng
nhân vật bao trùm mọi chi tiết của tác phẩm.
Nổi bật nhất trong tác phẩm là chân dung nhân vật “tôi”_tác giả. Chín chương
hồi ký là những tâm trạng khác nhau của nhà văn trước mỗi biến cố, sự kiện.
Nội tâm của nhân vật Hồng được miêu tả trực tiếp qua những dòng văn đầy ắp
cảm xúc và những ám ảnh khôn nguôi. Đó là tâm trạng đau khổ, phẫn uất khi nghe

24


Đặc sắc hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
bà cô nói những lời không hay về người mẹ của mình. “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và
căm tức sao mẹ tôi lại sợ hãi vì những thành kiến tàn ác mà xa lìa”. Tình yêu
thương với người mẹ của cậu bé Hồng hiện lên qua từng câu chữ, không một chút
giấu diếm. Và tâm trạng phẫn uất ấy được đẩy lên cao khi Hồng nghe bà cô kể về
mẹ của mình. Cuộc trò chuyện với bà cô là kỷ niệm không thể quên về một nỗi đau
uất nghẹn mà tuổi thơ Nguyên Hồng đã phải trải qua. Đầu tiên, bà cô gợi ý cho bé
Hồng vào thăm mẹ. Nỗi nhớ mẹ của đứa tre từng nhiều phen “rớt nước mắt” vì
“thiếu thốn một tình thương ấp ủ” lại được khơi dậy. Chú bé “im lặng cúi đầu
không đáp.” Hồng nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói rất kịch của bà ta.Chưa
thỏa mãn , bà cô tiếp tục cứa vào trái tim bé Hồng những lời nói tàn nhẫn :
-Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Nỗi đau chồng chất khiến Hồng không thể nói một lời nào, chỉ biết lặng thinh
trước “hai con mắt long lanh” của bà cô. Nguyên Hồng vẫn nhớ như in cảm giác
của mình lúc đó: “lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay”.
Dường như sự im lặng của Hồng càng làm bà cô khoái chí hơn với trò đùa độc
ác của mình:
-Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa
cho và thăm em bé chứ.
Đến lúc này thì Hồng không thể chịu đựng được nữa. “Nước mắt tôi đã ròng

ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ” . Mọi đau khổ,
phẫn uất dồn nén bấy lâu vỡ òa ra trong những giọt nước mắt đắng cay ấy. Hồng
khóc cho thân phận tủi cực cho mình, khóc cho người mẹ đáng thương tội nghiệp.
Trong đoạn văn này, nội tâm của Hồng được bộc lộ một cách trực tiếp: “Chỉ vì tôi

25


×