Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề cương bảo tồn tài nguyên động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.56 KB, 30 trang )

Đề Cương Bảo Tồn Tài Nguyên
Động Vật
1.

Giun ít tơ

*Đặc điểm chung: Giun ít tơ có khoảng 4.000 loài,
có quan hệ gần gũi với giun nhiều tơ nhưng đặc
điểm hình thái có biến đổi để phù hợp với lối sống
chui luồn trong đất, đáy các thuỷ vực hay sống bám
trên cây thuỷ sinh.

*Đặc điểm cấu tạo ngoài: Giun ít tơ sống ở nước
ngọt có kích thước bé, đường kính thân khoảng một
vài mm. Giun đất có cỡ lớn hơn (0,5 - 50mm) có thể
dài tới 3m. Số đốt thân thường thay đổi từ 7 – 8 đốt
đến hàng trăm đốt. Tơ là điểm tựa bám vào thành
hang khi di chuyển. Một số loài sống tự do trong
nước thì có lông tơ dài.
*Cơ quan tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của giun ít tơ có 3
phần (ruột trước, ruột giữa và ruột sau). Từ trước ra
sau có lỗ miệng, xoang miệng, hầu, thực quản, dạ
dày, ruột giữa, ruột thẳng và hậu môn. Ruột trước


biến đổi nhiều tùy thuộc vào lối dinh dưỡng như hầu
có thành cơ dày, có thể phóng ra ngoài, phía sau hầu
có nhiều tuyến tiêu hoá đơn bào. Ở giun đất,
vùng hầu có nhiều bó cơ khỏe giúp cho quá trình co
bóp, trong hầu có hàm kitin để phù hợp với lối ăn
mùn, đất. Thực quản là một ống dài, thành mỏng.


Mề là khối cơ dày phình to. Dạ dày tuyến là phần
thu hẹp sau dạ dày cơ, có thành mỏng. Ruột giữa là
phần sau dạ dày, phình to, có thành mỏng. Quanh
ruột có lớp tế bào vàng. Ruột được treo lơ lửng trong
xoang cơ thể nhờ màng treo ruột. Phần sau của ống
tiêu hóa là ruột thẳng hay ruột sau và ít sai khác so
với ruột trước. Tuyến tiêu hoá đổ vào thực quản, có
tên gọi khác nhau tuỳ nhóm.
*Sinh sản: Vô tính. Hữu tính ghép đôi. Phát triển
không qua ấu trùng, con non chui khỏi kén từ 8-10
ngày, thời gian tùy loài.
*Môi trường sống: Giun ít tơ sống ở nước ngọt và
đất ẩm.
*Ý nghĩa thực tiễn: tương đối lớn, thường lợi hơn
là hại
-Có lợi: là thức ăn của nhiều loài cá. Người ta dung
giun đất và đỉa để chữa 1 số bệnh có kết quả tốt.


Giun đất sống trong đất ẩm cày xới đất và thải mùn
hữu cơ làm cho đất tốt hơn.
-Có hại: Đỉa chui sâu vào 1 số cơ quan bên ngoài cơ
thể gây viêm chảy máu và có thể truyền nhiễm mầm
bệnh, hút máu người và động vật.
2.

Giun nhiều tơ:

*Đặc điểm chung:
- Chủ yếu sống ở biển, một số ít loài sống ở

nước ngọt.
- Là động vật đơn tính.
*Đặc điểm cấu tạo ngoài:
- Cấu tạo các phần cơ thể gồm 3 phần là
đầu, thân và thùy đuôi.
- Thân có nhiều đốt, các đốt đều ngắn,
chiều dài ngắn hơn chiều ngang, mỗi đốt
thân mang một đôi chi bên. Mỗi chi bên là
thành lồi cơ thể và phân thành 2 thùy là
thùy lưng và thùy bụng. Trên thùy lưng có
sợi lưng, chùm tơ lưng. Trên thùy bụng có
sợi bụng, chùm tơ bụng. Trong các chùm


tơ, bên cạnh các tơ nhỏ thẳng màu đen có
một tơ hình que, lớn hơn, được gọi là tơ
trụ. Nhờ có các chùm tơ ở chi bên mà con
vật có thể bơi hay bò trên nền đáy, cấu tạo
này biểu hiện rõ nét ở nhóm Giun nhiều tơ
sống di động, nhưng có biến đổi ít nhiều ở
nhóm sống định cư.
- Phần đuôi ở vào cuối của cơ thể không có
chi bên và có hậu môn.
- Lớp mô biểu bì bao ngoài là tầng cutincun
tạo thành vỏ ống bao bọc cơ thể.
*Cơ quan tiêu hóa: dạng ống, chúng ăn
các động vật nhỏ như giáp xác bé, thân
mềm, thuỷ tức hay tảo…
- Cấu tạo gồm ruột trước, ruột giữa và ruột
sau. Ruột trước thường phân hoá thành

khoang miệng và hầu có thành cơ. Hầu của
giun nhiều tơ di động có hàm hay răng kitin
khoẻ, có thể phóng ra ngoài để bắt mồi và
nghiền mồi.
*Sinh sản: vô tính( mọc chồi, cắt đoạn),
hữu tính: đốt chứa sản phẩm sinh dục


*Môi trường sống: chủ yếu sống ở biển,
một số ít loài sống ở nước ngọt, một số ít
sống kí sinh.


*Ý nghĩa thực tiễn:
- Là thức ăn của cá và người, tiêu biểu là
loài Rươi
3.

Thân mềm chân bụng

*Đặc điểm chung: Sống ở biển, nước ngọt,
một số sống trên cạn, một số kí sinh ở da
gai.
*Cấu tạo ngoài:
-Cơ thể mất đối xứng và được chia làm 3
phần:phần đầu, phần thân, phần chân.
- Kích thước cơ thể không lớn lắm
- Toàn bộ cơ thể được bao trong 1 vỏ xoắn
(hình chóp hay xoắn trên một mặt phẳng,
có thể thêm nắp vỏ)

- Cấu tạo vỏ là các lớp sừng, lớp lăng trụ
canxi và lớp xà cừ.
-Số vòng xoắn là mức độ đánh giá sự
trưởng thành.



*Cơ quan tiêu hóa:
- Phần lớn chân bụng ăn thực vật. Một số
khác ăn thịt bằng cách bắt con mồi, tiết
men tiêu hóa phân hủy con mồi rồi hút vào
ống tiêu hóa. Một số khác lọc thức ăn trong
nước hay sống kí sinh.
- Có nhiều răng ở lưỡi gai (hàng trăm ngàn
răng)
- Tiêu hóa ngoại bào là chủ yếu (mặc dù
khối gan có thể tiêu hóa nội bào).
- Dạ dày quay hướng trước ra sau.
- Tuyến nước bọt có thể tiết các chất hòa
tan đá vôi hay chất độc.
- Hệ tiêu hóa của một số chân bụng kí sinh
lại tiêu giảm.
*Sinh sản:
- Phần lớn sinh sản đơn tính, tuyến sinh dục
nằm ở khối nội tạng ở cận gan.
- Con non bao giờ cũng là con đực, lớn lên
có thể chuyển thành con cái hay con đực là


do thành phần đực cái khác trong quần thể.

Con non sẽ mãi là con đực khi ở cạnh con
cái và nó sẽ chuyển thành con cái khi tách
riêng cho nó ở nơi có nhiều con đực hơn ở
xung quanh.
*Môi trường sống: sống ở biển, nước
ngọt, trên cạn.
*Ý nghĩa thực tiễn:
- Một số loài có giá trị thực phẩm và
thương phẩm (ốc hương, ốc dạ, ốc bù giác,
ốc gáo,…)
- Một số loài có vỏ đẹp dung để trang trí,
làm đồ nội thất mỹ nghệ…
- Cảnh báo được ô nhiễm môi trường (loài
chỉ thị môi trường)
- Có hại đối với cây trồng (ốc sên)
4.

Côn trùng:

*Đặc điểm chung: thuộc phân ngành có
ống khí, có số lượng loài lớn nhất, đời sống
hoạt động mạnh mẽ nhất, có cấu tạo hoàn


thiện và phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, sống
chủ yếu trên cạn.
*Đặc điểm cấu tạo ngoài:
- Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực
và bụng.
- Có một đôi râu.

- Có 3 đôi chân, nhiều loài có thêm 1-2 đôi
cánh
- Hô hấp bằng các ống khí
- Cơ thể không lớn từ 0,2mm – 300mm bao
bọc cơ thể bằng một lớp kinh làm thành bộ
xương ngoài.
- Mắt kép do nhiều mắt hợp lại.
- Râu do nhiều đốt dính lại với nhau. Trên
râu nhiều long tơ làm nhiệm vụ khứu xúc
giác vị giác.
- Một số tiêu giảm cánh 2, một số khác tiêu
giảm cả 2 cánh
- Bụng 9 – 10 đốt, phần cuối của bụng có
thể biến đổi thành cơ quan sinh sản.


*Cơ quan tiêu hóa: khá hoàn chỉnh, ống
tiêu hóa phát triển và phân hóa cao để tiêu
hóa.
- Có tuyến nước bọt làm ướt thức ăn và các
chức năng khác như chuyển hóa chất và
dạng chuyển hóa thành dạng sản phẩm.(ong
chế biến cháo ngửi nuôi ong chúa, bướm
thì chuyển hóa thành tuyến tơ để làm kén,
bọ xít tiết ra dịch axit).
-Tiếp miệng là hầu, sau là thực quản ngắn
rồi tới dạ dày cơ có túi và những gờ kinh để
nghiền thức ăn và tận cùng là hậu môn.
*Sinh sản: hữu tính, đẻ trứng.
*Môi trường sống: chủ yếu sống trên cạn.

*Ý nghĩa thực tiễn:
-Có lợi: thụ phấn cho năng suất cây trồng,
tiêu diệt côn trùng có hại.
-Có hại: phá hoại mùa màng, nhà cửa, kho
tang, vật chủ trung gian truyền bệnh gây
hại cho vật chăn nuôi và con người.


5.

Cá Xương:

*Đặc điểm chung: sống ở biển song ngòi
ao hồ.
- Có nhiều hình dạng khác nhau nhưng cơ
bản là hình thoi dài, dẹp 2 bên.
- Da có vảy bao phủ, nhiều tuyến nhày.
- Có hàm phát triển , phần lớn có răng.
- Cơ quan hô hấp là mang.
*Đặc điểm cấu tạo ngoài:
- Có 3 loại vảy là vảy cosmin, vảy láng và
vảy xương. Vảy xương có thể hình tròn hay
hình lược. Một số không có vảy thứ sinh.
- Bộ xương bằng chất xương. Cột sống
nhiều đốt. Dây sống tồn tại ở một số loài.
Đuôi đồng vĩ, có vây lẻ và vây chẵn, tia
vây bằng sụn hoặc xương.Da có vẩy, nhiều
tuyến nhày. Vẩy hình tròn hoặc lược.



*Cơ quan tiêu hóa:
- Khoang trước miệng rất phát triển: răng,
lưỡi( kém phát triển và không cử động), các
chồi vị giác.
- Hầu thủng 5 khe mang, 1 khe tiêu giảm.
- Thực quản: ngắn, có tiêm mao, tuyến tiết
nhầy, tiết men tiêu hóa( pepsin)
- Dạ dày: chưa phân hóa. Cá ăn thịt dạ dầy
phát triển
- Ruột: độ dài khác nhau , không van xoắn.
Nhóm ăn mùn bã ruột dài.
- Các tuyến tiêu hóa: tuyến gan lớn, có túi
mật và lá lách khá lớn. Tuyến tụy nằm sau
dạ dày.
*Sinh sản: phân biệt đực, cái. Đẻ trứng,
con phát triển ngoài cơ thể mẹ. Một số đẻ
con
*Môi trường sống: dưới nước, đáy bùn.
*Ý nghĩa thực tiễn:


- Mang ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn về
kinh tế, thực phẩm.


6. Lưỡng cư:
*Đặc điểm chung:
- Lưỡng cư là những động vật Có xương
sống đầu tiên chuyển từ môi trường nước
lên cạn nên mang các đặc điểm của các

động vật có xương sống ở cạn nhưng chưa
hoàn chỉnh và có các đặc điểm của động
vật có xương sống ở nước.
- Da trần, có nhiều tuyến da. Là động vật
biến nhiệt
*Đặc điểm cấu tạo ngoài:
- Da trần dễ thấm nước
-Bộ xương hóa xương nhiều. Cột sống gồm 4
phần:cổ, than, chậu, đuôi. Lần đầu tiên xuất
hiện xương ức. Xương hàm trên liền với hộp
sọ, có xương gian hàm. Xương móng hàm
biến thành xương tai.
- Có lưỡi chính thức, răng nhọn để giữ mồi.
*Cơ quan tiêu hóa:


-Tuyến tiêu hóa phát triển, có tuyến môn vị
-Miệng chưa có vòm khẩu cái.
- Răng hình nón giống nhau mọc ở hàm, có
hiện tượng thay lãng.
-Lưỡi ngắn hoặc có cuống dài.
-Lưỡng cư không đuôi có ống tiêu hóa gần như
thẳng. Đoạn cuối ruột gần lỗ huyệt phình to
thành báu ruột thẳng. Màng dạ dầy và màng
ruột đều có tuyến nhày và tuyến tiết dịch
tiêu hóa.
*Sinh sản: Sinh sản hữu tính, hầu hết lưỡng cư
thụ tinh ngoài. Trứng phát tiển trong môi
trường nước. Màng nhày bọc trứng có tác
dụng bảo vệ. trứng phân 2 cực: Cực động

vật và cực thực vật. Trứng phân cắt hoàn
toàn và không đều, phát triển thành phôi và
khoảng 10 ngày sau trở thành nòng nọc.
*Môi trường sống:
- Lưỡng cư là loài động vật biến nhiệt, đời
sống phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của môi
trường. Nếu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì


da lưỡng cư ẩm, mềm mại, hô hấp tốt và
ngược lại. Lưỡng cư không có ở vùng xa
mạc và vùng cực trên trái đất, trái lại số loài
tăng nhanh chóng lại đi về phía xích đạo và
đặc biệt phong phú ở các vùng nhiệt đới.
Lưỡng cư cũng không có ở biển vì không
chịu đc độ mặn của nước biển.
*Ý nghĩa thực tiễn:
Tích cực:
-Lưỡng cư có thể được dùng làm thiên địch
diệt sâu bọ bảo vệ mùa màng
-Làm thực phẩm cho con người (Thịt cóc có
giá trị dinh dưỡng cao làm thuốc cho trẻ em
suy dinh dưỡng).
-Làm thuốc
-Một số loài làm những món ăn đặc sản đem
lại lợi ích kinh tế lớn
Tiêu cực:
-Ếch ăn nhiều trứng cá và cá con làm cá trong
khu vực đó không phát triển được



-Nòng nọc có thể cạnh tranh thức ăn của cá.
-Một số loài lưỡng cư là nguồn bệnh của 1 số
bệnh truyền nhiễm như Tularemi.

7. Bò sát:
*Đặc điểm chung:
-Bò sát là những động vật có màng ối đầu tiên
hoàn toàn thích nghi với đời sống , thoát ly
khỏi môi trường nước.
-Đánh dấu bước tiến quan trọng trong giới
động vật
-Tiến bộ hơn Lưỡng thê: Não bộ phát triển
hơn, nhất là bán cầu đại não, hô hấp hoàn
toàn bằng phổi, máu được phân chia rõ ràng
nhờ vách hụt ở tim, cơ quan bài tiết là hậu
thận, đẻ trứng trên cạn và thụ tinh trong.
-Hình thành các màng phôi giúp bò sát không
phải phụ thuộc vào môi trường nước.
-Tuy nhiên bò sát chưa điều hòa thân nhiệt.
*Đặc điểm cấu tạo ngoài:


-Bò sát có nhiều hình dạng khác nhau nhưng
đều có 4 chân.
-Da bò sát khô, ít tuyến bì và có sắc bào nên
chúng có thể thay đổi màu sắc và lẩn trốn kẻ
thù.
-Cơ thể có lớp vảy sừng bóng để bải vệ cơ thể
và chống sự thoát hơi nước.

Bò sát hiện tại có ba dạng
+ Dạng thằn lằn, cá sấu
+ Dạng rắn
+ Dạng rùa


*Cơ quan tiêu hóa:
-Miệng có xương hàm dài, xương vuông khớp
động hàm dưới với sọ, giúp vật mở to miệng
đớp mồi.
-Răng hình nón, mọc trên xương hàm, khi gãy
có thể thay nhiều lần, có va trò giữ mồi.
-Trong màng nhày miệng cũng như thành thực
quản có nhiều tuyến nhờn giúp bôi trơn thức
ăn.
-Thực quản biệt lập với dạ dày.
-Dạ dày có cơ khỏe, thành dạ dày có tuyến vị,
dạ dày phân biệt với ruột non.
*Sinh sản: có cơ quan sinh dục đực và cái =>
sinh sản hữu tính. (đẻ trứng)
*Môi trường sống: phân bố khắp trên trái đất
*Ý nghĩa thực tiễn:
- Là một mắt xích rất quan trọng trong mạng
lưới thức ăn của quần xã, góp phần tạo nên
sự đa dạng sinh học, điều chỉnh sự cân bằng
trong hệ sinh thái.


-Đa số các loài Bò sát có khả năng tiêu diệt côn
trùng, thân mềm, gặm nhấm gây hại trong

nông nghiệp, những vật chủ trung gian lây
truyền bệnh cho con người và gia súc.
Ngược lại, nhiều loài Bò sát là nguồn thức
ăn cho các nhóm động vật khác như chim,
thú và cả các loại Bò sát lớn.
-Đối với con người: nhiều loài Bò sát làm thực
phẩm giá trị đối với sức khỏe của con người
như: rùa, baba, rắn, các loài trăn. Làm thuốc,
nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế.

8. Lớp Chim:
*Đặc điểm chung:
-Chim là động vật có xương sống có màng ối,
có tổ chức cao và có cấu tạo thích nghi với
bay lượn.
-Chi trước biến đổi thành cánh
-Bộ lông vũ phát triển và phân hóa phức tạp
làm cho chim nhẹ, linh hoạt chuyển vận
trong không khí.


-Tiêu giảm và biến đổi một số cơ quan, bộ
phận như:tiêu giảm răng thay bằng mỏ sừng;
phát triển dạ dày cơ và tiêu giảm ruột sau.
*Đặc điểm cấu tạo ngoài:
-Thân ngắn đuôi ngắn không kể lông đuôi
- 2 chi trước biến đổi thành cánh để nâng thân
khi bay.
-Da chim mỏng, khô, thiếu tuyến
- Các sản phẩm sừng của chim chủ yếu là bộ

lông vũ, ngoài ra còn có mỏ sừng, vảy sừng
ở bàn chân, móng sừng và cựa.
- Mỏ chim:xương hàm cuả chim không có răng
mà có bao sừng rắn bọc ngoài làm thành mỏ.
Trên mỏ có 2 lỗ mũi thông nhau và có vách
ngăn mỏng bằng sụn hay xương.
- Vảy móng ,cựa, cổ chân, bàn và ngón chân
không có lông vũ bao phủ nhưng có vẩy,
hợp lại thành bao chân, cuối ngón có móng
sừng dài, ngắn, thẳng hay cong. Phía sau
bàn chân con trống có nhiều loại cựa là một
loại móng sừng lớn , nhọn.


*Cơ quan tiêu hóa:
- Miệng không có răng, khoang miệng có
nhiều tuyến nhờn nhỏ. Trong khoang miệng
có lưỡi dày hay mỏng thường nhọn đầu. lưỡi
dài hay ngắn tùy theo phương thức ăn uống,
bắt mồi. lưỡi cử động được nhờ một hệ
thống xương và cơ đặc biệt.
-Thực quản có tuyến nhờn một phần phình
rộng thành diều chứa thức ăn, ở giữa 2
xương đòn.


-Dạ dày gồm 2 phần: dạ dày tuyến và dạ dày
cơ. Dạ dày có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu
hóa. Dạ dày cơ có thành cơ rất dày dùng để
tiêu hóa cơ học. Để giúp thêm cho việc

nghiền nát thức ăn, chim còn phải ăn thêm
những hòn sỏi nhỏ.
- Ruột non dài hình xoắn ốc.
*Môi trường sống: chim sống ở môi trường
trên cạn bay trong không khí.
-Vài họ chim có cuốc sống thích nghi cả ở đại
dương
-phân bố trên khắp trái đất.
*Ý nghĩa thực tiễn:
• Với con người:chim ăn các loài sâu bọ, các
loài động vật gặm nhấm làm hại nông
nghiệp, gây dịch bệnh cho con người.
Cung cấp thực phẩm cho con người (gà, vịt,
ngỗng…) làm cảnh(sáo , họa mi..)làm đồ
trang trí(lông đà điểu…)


Chim được huấn luyện để săn mồi(cốc đế, diều
hâu, đại bàng…)phục vụ du lịch, săn bắt(vịt
trời, ngỗng trời…)chim đưa thư(bồ câu).
Ngoài ra chim còn có hại như chim phát tán
dịch bệnh nguy hiểm (H5N1)
Với môi trường: tăng cường sự đa dạng sinh
học cua hệ sinh thái
Phát tán hạt hoặc hút mật hóa giúp hoa thụ
phấn


×