Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bảo tồn tài nguyên thực vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp: Hiện trạng và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.06 KB, 22 trang )

BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT PHỤC VỤ MỤC TIÊU
LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP: HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC
Nguyễn Văn Đĩnh
1
, Nguyễn Thị Ngọc Huệ
2
, Nguyễn Ngọc Kính
3
,
Phạm Văn Hiền
4
, Nguyễn Tất Cảnh
1
và CTV
dinhnguy

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một đất nước đa dạng sinh học nông nghiệp và là nơi sinh sống của các loài hoang
dại thân thuộc của một số cây trồng quan trọng (bao gồm lúa, cây ăn quả v.v…). Trong nửa thế
kỷ qua, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử phức tạp, hậu quả của chiến tranh đã ảnh
hưởng to lớn đến đa dạng sinh học.
Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học nói
chung và tài nguyên di truyền thực vật nói riêng. Một trong các biện pháp được ưu tiên đó là
xây dựng các qui định pháp luật, nâng cao nhận thức của các bên liên quan. Những luật và các
Hiệp ước phù hợp nhất mà Chính phủ Việt Nam kí kết với quốc tế là sự chấp thuận của Hiệp
ước Đa dạng sinh học (CBD) năm 1994, kế hoạch hành động Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh
học ban hành tháng 12/1995; sự chấp thuận kế hoạch hành động toàn cầu của FAO năm 1996
và sự chấp thuận của Chương trình nghị sự 21 đối với Việt Nam năm 2004.
Trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày
7/11/2006, sau 1 năm gia nhập WTO, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN &


PTNT) và các bộ ngành khác khuyến khích mọi người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và
PTNT cần am hiểu cặn kẽ những cam kết của ngành với WTO, những luật lệ của WTO mà Việt
Nam phải thực hiện, trên cơ sở đó xây dựng các cơ chế chính sách, tổ chức quản lý ngành và
định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp (Cao Đức Phát, 2007).
2. Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật trên thế giới
Nhận thức chung trên thế giới vệ bảo tồn đa dạng sinh học đã được đưa ra từ những năm 70 của
thế kỷ trước. Để có thể bảo tồn và sử dụng hiệu quả đa dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong
đó tài nguyên di truyền thực vật (TNDTTV) là hạt nhân, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về
môi trường họp tại Stockholme, Thụy Điển, năm 1972, đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn
tài nguyên di truyền thực vật. Hai mươi năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai họp tại Río
de Janero, Brazin, năm 1992, đã thoả thuận Công ước đa dạng sinh học (CBD). Tháng 6/1996
FAO tổ chức Hội nghị kỹ thuật quốc tế lần thứ 4 về bảo tồn TNDTTV tại Lepzich (Đức) đã
thống nhất định nghĩa TNDTTV phục vụ cho sản xuất lương thực và phát triển nông nghiệp
bao gồm các loài và giống cây trồng, các đơn vị phân loại thực vật hoang dại có quan hệ gần
gũi với cây trồng và các dạng TNDTTV khác có tiềm năng sử dụng hiện tại và trong tương lai
cho mục tiêu sản xuất lương thực và sản xuất nông nghiệp (TNDTTVLN). Hội nghị Lepzig nêu
rõ TNDTTVLN là cơ sở sinh học của sự an toàn lương thực thế giới và hỗ trợ cho sự sinh tồn
của loài người trên trái đất. Vậy nên bảo tồn TNDTTVLN là vấn đề quan trọng mang tính thời
sự quốc tế. Tại Hội nghị này đã thống nhất Kế hoạch hành động toàn cầu (Global Plant of
Action, GPA) về bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp.
Năm 2001 Đại hội đồng FAO đã thông qua Hiệp ước về Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ
mục tiêu lương nông (ITPGRFA). Hiệp ước bao gồm 7 chương với 35 điều và 2 phụ lục lớn.
Mục tiêu của Hiệp ước là bảo tồn và sử dụng bền vững TNDTTVLN; chia sẻ lợi ích công bằng
và hợp lý từ sử dụng TNDTTVLN trong sự thống nhất hài hoà với Công ước đa dạng sinh học
(CBD) trên cơ sở thừa nhận bản chất đặc biệt của TNDTTVLN là tất cả các quốc gia ngày nay
phụ thuộc lẫn nhau về TNDTTVLN. Có nghĩa là tất cả các quốc gia đều dựa vào cây trồng có
nguồn gốc từ nơi nào đó cho lương thực và nền nông nghiệp của mình. Thành tựu chính của
Hiệp ước là đề xuất được hệ thống tiếp cận và chia sẻ lợi ích đa phương, trong đó danh mục
cây trồng được chọn dựa trên tầm quan trọng đối với an ninh lương thực và sự tương hỗ nhau;
thoả thuận đa phương về luật đối với tiếp cận ưu tiên và chia sẻ lợi ích.

Nhận thức được tầm quan trọng của TNDTTVLN nhiều nước trên thế giới đã tập trung cho bảo
tồn ex situ, cho đến những năm 90 thì bắt đầu quan tâm nhiều đến bảo tồn in situ, hiện nay xu
thế là kết hợp 2 phương pháp này thành chiến lược bảo tồn tương hỗ (complement strategy).
Liên Xô cũ là nước đi tiên phong trong nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp: Thành lập
Viện Nghiên cứu cây trồng liên bang năm 1924, đang lưu giữ 185.204 mẫu giống của 10.707
loài cây trồng.
Mỹ đã xây dựng Ngân hàng gen cây trồng đa dạng di truyền nhất thế giới, đang bảo tồn
464.234 giống của 19.007 loài thực vật.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước có Ngân hàng gen cây trồng lớn nhất thế giới về số lượng
giống. Trung Quốc đang bảo tồn 516.505 mẫu giống của 680 loài, Ấn Độ có 412.731 mẫu
giống của 1807 loài. Vương quốc Anh hiện cũng có ngân hàng gen lớn về số lượng mẫu giống
với 489.802 mẫu của 4368 loài.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan mới tiến
hành nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp từ đầu những năm 1980, nhưng hiện là những
nước và lãnh thổ có đầu tư lớn và có trình độ công nghệ tiên tiến trong bảo tồn quỹ gen. Hiện
nay, 135 nước đã có Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia.
Ngân hàng gen cây trồng quốc tế đầu tiên do Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế
(CGIAR) của Liên hợp quốc quản lý là Ngân hàng gen lúa quốc tế của Viện nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) tại Philippines, thành lập năm 1964. Sau Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về
môi trường họp năm 1972, nhiều ngân hàng gen cây trồng của các Viện nghiên cứu nông
nghiệp Quốc tế được thành lập. Đó là Ngân hàng gen Ngô và Lúa mỳ tại Trung tâm nghiên cứu
quốc tế về ngô và lúa mỳ (CIMMYT), Mexico; Ngân hàng gen Sắn tại Trung tâm nông nghiệp
nhiệt đới (CIAT), Colombia; Ngân hàng gen Khoai tây và Khoai lang tại trung tâm khoai tây
Quốc tế (CIP), Peru; Ngân hàng gen Lạc, Kê và Cao lương tại Viện quốc tế về cây màu nhiệt
đới (ICRISAT), Ấn Độ; Ngân hàng gen củ mỡ tại Viện quốc tế về nông nghiệp nhiệt đới
(IITA), Nigeria v.v... Cho đến nay trên thế giới đang bảo tồn ex-situ trên 6.000.000 nguồn gen
cây nông nghiệp, trong đó 87,0% ở các Ngân hàng gen cây trồng cấp quốc gia, 11,0% ở các
Ngân hàng gen cấp quốc tế và 2% của các tổ chức phi chính phủ và tư nhân.
Hiện nay Chiến lược bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp hài hoà hai phương pháp
ex-situ và in-situ. Để khắc phục những khiếm khuyết của phương pháp bảo tồn ex-situ đối với

việc duy trì quá trình tiến hoá tự nhiên của các loài và giống cây trồng được phát hiện từ thập
kỷ 80 của thế kỷ trước, từ đầu thập kỷ 90 các nghiên cứu toàn cầu bắt đầu tập trung vào bảo
tồn in-situ, từng bước khôi phục lại vấn đề tiến hoá tự nhiên ở cây trồng như đã có trước thời
kỳ Cách mạng xanh. Bảo tồn in-situ các loài và giống cây nông nghiệp ngắn ngày tức là bảo tồn
các loài và giống đó trên đồng ruộng của nông dân nên còn được gọi là bảo tồn nông trại. Các
nước kinh tế phát triển đã hình thành đầy đủ cơ sở vật chất của bảo tồn ex-situ nên đang quan
tâm nhiều đến bảo tồn in-situ. Ngược lại, các nước đang phát triển chưa tạo lập được ngân hàng
gen thích hợp để giữ cho không mất nguồn gen của mình nên phải ưu tiên đến bảo tồn ex-situ.
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta cần ưu tiên đầu tư cho bảo tồn ex-situ để
lưu giữ an toàn và ngăn chặn mất mát nguồn gen đang diễn ra rất nhanh, đồng thời xúc tiến bảo
tồn in-situ để hỗ trợ cho bảo tồn ex-situ trong việc duy trì quá trình tiến hóa tự nhiên của cây
nông nghiệp.
Có hai tổ chức chuyên môn quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp là Viện Tài nguyên di
truyền thực vật quốc tế (IPGRI), thành lập năm 1972 do CGIAR quản lý có chức năng tư vấn
kỹ thuật cho các nước, chủ yếu là các nước đang phát triển; Hai là Uỷ hội Tài nguyên di truyền
thực vật phục vụ mục tiêu lương nông của FAO thành lập năm 1982, làm diễn đàn chung cho
các nước đàm phán tất cả các vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học nông nghiệp, TNDTTVLN
và các công nghệ sinh học liên quan. Ngoài ra còn có Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), là
tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1967 nhằm xúc tiến sở hữu trí tuệ toàn cầu. Tháng 3
năm 1998, Ban điều hành của WIPO đã phê chuẩn một chương trình về các vấn đề sở hữu quốc
tế toàn cầu bao gồm đa dạng sinh học, quyền con người và sở hữu bản địa được thực hiện
thông qua các hoạt động nghiên cứu, xuất bản và tư vấn. WIPO cũng có Uỷ ban liên chính phủ
về kiến thức truyền thống, tài nguyên di truyền và văn hoá dân gian.

3. Đa dạng tài nguyên di truyền thực vật lương nông ở Việt Nam
Đông Nam Á là một trong ba khu vực phong phú nhất thế giới về tài nguyên di truyền thực vật.
Ngoài những nét chung của khu vực, do đặc điểm về các điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hoá,
tài nguyên di truyền thực vật của Việt Nam có sự phong phú riêng so với các nước Đông Nam
Á khác là ngoài các loài cây nhiệt đới còn bao gồm nhiều loài cây cận nhiệt đới và ôn đới
(Nguyễn Đăng Khôi, 1995).

Diện tích lãnh thổ không lớn nhưng Việt Nam là một trong 15 quốc gia đa dạng và giàu có nhất
thế giới về tài nguyên di truyền thực vật, với dự tính có thể có 20.000-30.000 loài thực vật
chiếm 6,5% số loài có trên thế giới. Nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là
1.438 loài, chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000), các loài thực vật bậc
cao có 11.373 loài chiếm 5% số loài của thế giới (số loài trên thế giới 220.000 loài) và 826 loài
nấm (Đánh giá thực hiện Công ước đa dạng sinh học ở Việt Nam giai đoạn 1995-2005). Theo
số liệu hiện nay, hệ thực vật Việt Nam có trên 14.000 loài thực vật bậc cao. Nếu so sánh với
Bắc Mỹ bao gồm Hoa Kỳ và Canada diện tích gần 20 triệu km
2
, cả châu Úc diện tích 7 triệu
km
2
cũng chỉ có tương ứng là 12.000 và 8.000 loài. Điều quan trọng khác là tỷ lệ các loài cây
bản địa của Việt Nam cao, đến 40%, là tỷ lệ mà ít nước có. Như đối với cây lúa, cây trồng
truyền thống của Việt Nam, Nguyễn Hữu Nghĩa và Lê Vinh Thảo (2007) đã mô tả các loại hình
phong phú và chất lượng thơm ngon đặc biệt cũng như có chứa nhiều chất khoáng quan trọng
đối với cơ thể con người và đã dẫn các số liệu cho thấy trong tổng số 464 giống lúa đại diện ở
miền Bắc Việt Nam đưa vào phân loại dựa trên mẫu Isozyme có 147 giống đặc sản chiếm
36,68%.
Nhiều nguồn gen thực vật quý của Việt Nam đã góp phần tạo nên thắng lợi của Cách mạng
xanh và sẽ đóng góp lớn cho thành tựu nông nghiệp của cả nhân loại trong tương lai. Nguồn
gen kháng bệnh Đạo ôn lúa của nhóm giống lúa chiêm Tẻ tép là một trong những nguồn gen
kháng Đạo ôn chủ lực trên thế giới, có mặt trong các giống lúa kháng sâu bệnh tổng hợp nổi
tiếng như IR36, IR64 ... Nguồn gen của loài lúa hoang dại Oryza rufupogon thu thập tại Điện
Biên Phủ và Đồng Tháp Mười được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế đánh giá là kháng bệnh Vàng
lụi và chịu chua phèn nhất thế giới. Cả hành tinh có ba nhóm giống lúa thơm là Basmati ở Ấn
Độ, Pakistan; Khaodak Mali ở vùng trung và hạ lưu sông Cửu Long và Tám thơm ở đồng bằng
sông Hồng, tức là Việt Nam có hai nhóm lúa thơm. Đáng chú ý lúa Tám thơm là lúa Japonica.
Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học lớn, mở ra hướng lai tạo các giống lúa thơm ở vùng ôn đới
là nơi chỉ có lúa Japonica nhưng lại không có nguồn gen lúa thơm. Nhiều giống của nhiều loài

cây thức ăn gia súc trước đây là cây hoang dại được người Pháp di thực từ Việt Nam sang các
nước thuộc địa khác, sau đó được các cơ quan nghiên cứu hải ngoại của Pháp và một số cơ
quan nghiên cứu nông nghiệp quốc tế phục tráng thành những giống cây thức ăn gia súc quan
trọng đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nguồn gen dưa chuột của Việt Nam tham gia
vào việc tạo ra các giống dưa chuột chống chịu với điều kiện bất thuận ở Liên Xô cũ, góp phần
đáng kể vào việc mở rộng diện tích trồng dưa chuột ở Liên Xô trước đây và các nước SNG
ngày nay.
Số liệu điều tra ban đầu đã cho thấy Việt Nam có sự phong phú và đa dạng cao về
TNDTTVLN, phân bố ở các hệ sinh thái, nhất là tại các vùng rừng núi trên khắp đất nước. Việt
Nam được biết đến như là một trung tâm phát sinh nhiều loài cây trồng như lúa gạo, khoai môn
sọ, chuối, mít, xoài, dừa, chè, hành ta và các giống cây ăn quả có múi. Con số đáng kể các loài
mới được phát hiện gần đây đã một lần nữa khẳng định sự phong phú và đa dạng nguồn tài
nguyên di truyền thực vật của đất nước.
Theo số liệu điều tra ban đầu, nguồn gen giống cây trồng hiện đang sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp từ 16 nhóm các loại cây trồng khác nhau: cây lương thực chính, cây lương thực bổ
sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây lấy sợi, cây làm nước uống, cây thức ăn gia súc, cây
bóng mát, cây lấy gỗ với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng ngàn giống khác nhau phổ
biến tại các hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau trên cả nước, trong đó phổ biến nhất bao gồm
41 loài cây tinh bột làm lương thực, 95 loài cây thực phẩm không tinh bột, 105 loài cây ăn quả,
55 loài rau, 44 loài cây lấy dầu, 16 loài lấy sợi, 12 loài làm đồ uống, 181 loài làm thuốc, 39 loài
làm gia vị, 29 loài làm cây che phủ chống xói mòn, 50 loài cây cảnh, 49 loài cây lấy gỗ, và 5
loài cây bóng mát. Số lượng các loài thực vật có quan hệ họ hàng với cây trồng là khoảng trên
1.300 loài, trong đó có nhiều loài đã và đang bị lãng quên. Ngoài ra còn rất nhiều loài thực vật
có giá trị nông nghiệp chưa được khai thác sử dụng nhiều. Kết quả điều tra cũng cho thấy số
loài cây bị đe doạ rất nhiều và ngày càng xuất hiện nhiều trong Sách đỏ Việt Nam (IUCN,
2006). Hiện nay tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn hơn 12.300 giống của 115
loài cây trồng. Đó là tài sản quí, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa. Một
bộ phận quan trọng của của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quí mà duy
nhất chỉ có ở Việt Nam.
4. Sự xói mòn tài nguyên di truyền thực vật lương nông ở Việt Nam


Do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai như lũ lụt, hạn hán và do khai thác bừa bãi và một phần
bị lạm dụng bởi các tổ chức và cá nhân nước ngoài, hàng năm có khoảng 300-400 giống tại các
địa phương có nguy cơ cao bị xói mòn nguồn gen, trong đó có nhiều giống địa phương quí
hiếm (ví dụ: Năm 1996 số loài bị đe doạ mất là 356, năm 2003 đã là 450). Nhiều giống lúa quí
của Việt Nam có giá trị rất cao trong việc lai tạo giống lúa thơm thương mại hiện nay không thể
tìm thấy tại Việt Nam mà chúng đã thuộc quyền sở hữu của một số quốc gia khác. Một ví dụ về
sự mất mát nguồn gen theo Averyanov et al. (2003), Trần Thị Hoà (2007) về khai thác kiệt loài
lan quí Paphiopedilum hangianum thuộc chi lan hài, đến năm 2001, sau 2 năm thu mua bùng nổ
tất cả các quần thể được biết hầu như bị tuyệt diệt ngoài thiên nhiên.
Từ những thông tin phân tích cho thấy TNDTTVLN ở Việt Nam đã và đang bị suy giảm
nghiêm trọng do tác động của các yếu tố kinh tế, yếu tố văn hoá, xã hội và yếu tố sinh học. Các
yếu tố chính bao gồm:
- Áp lực tăng dân số, và nghèo đói,
- Tàn phá hệ sinh thái bao gồm nạn phá rừng và khai thác rừng không hợp lý dẫn đến thoái hoá
đất, mất hệ thống canh tác truyền thống dẫn đến mất dần cây trồng bản địa.
- Sử dụng giống mới năng suất cao làm thay đổi cơ cấu giống cây trồng, Du nhập các loài ngoại
lai.
- Thiên tai, sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi;
- Môi trường thay đổi dưới áp lực của công nghiệp hoá, đô thị hoá, tăng mạnh sử dụng phân
hoá học và thuốc trừ sâu.
- Kinh tế thị trường
- Nhận thức về bảo tồn của các bên liên quan yếu; Quản lý lỏng lẻo, không chặt chẽ...
Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy biện pháp tổ chức và quản lý hợp lý nhiệm vụ bảo tồn để
phục vụ cho khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên cây nông nghiệp là nhiệm vụ khoa học
cấp bách của nước ta hiện nay.
5. Những nỗ lực bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật lương nông ở Việt
Nam
Nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền cây nông nghiệp ở nước ta được tiến hành từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất. Lúc bấy giờ Đông Dương là xứ xuất khẩu gạo quan trọng. Để xúc

tiến khai thác thuộc địa và xuất khẩu lúa gạo, người Pháp đã tiến hành thu thập và lưu giữ
nguồn gen lúa để chọn lọc ra các giống có năng suất và phẩm chất thích hợp. Cũng trong thời
gian này người Pháp nhập nội và thiết lập các đồn điền cao su và cà phê, từ đó kéo theo việc
nghiên cứu đánh giá quỹ gen hai loài cây này.
Sau Hiệp định Geneve, bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp được tiến hành ở cả hai miền Nam,
Bắc. Ở miền Bắc, từ năm 1952 (Viện Khảo cứu trồng trọt), năm 1955 (Học viện nông lâm), và
bắt đầu từ năm 1956 (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam - VASI) đã chú trọng thu
thập, đánh giá một số tập đoàn giống cây trồng, trong số đó nhiều giống được lưu giữ trong
ngân hàng gen cho tới ngày nay. Các tập đoàn quỹ gen cây ăn quả và cây công nghiệp đầu tiên
được tạo lập tại Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ và Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An. Công việc bị chiến tranh và
những khó khăn kinh tế thời hậu chiến kéo dài làm gián đoạn. Đến năm 1987, sau khi Uỷ ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chế lâm thời
về bảo tồn nguồn gen, nhiệm vụ từng bước được tiến hành chính quy. Từ năm 1985-1992 Với
sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Viện Hàn lâm nông nghiệp Liên Bang Nga đã tiến hành thu
thập và lưu giữ hàng vạn mẫu giống thuộc 72 loài cây trồng khác nhau (Trần Đình Long, 2007).
Năm 1989 Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia được hình thành, có phương tiện để bảo quản
giống trong kho lạnh, duy trì đồng ruộng và bảo tồn in vitro.
Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia được chia thành 2 nhóm chịu sự quản lý của 2 bộ: Cây lâm
nghiệp, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và thiên địch, nguồn gen thủy sản do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quản lý; và nguồn gen cây dược liệu do Bộ Y tế quản lý. Mỗi nhóm có
một hệ thống các ngân hàng gen trải dài trên đất nước để bảo tồn các nguồn gen. Hàng năm nhà
nước tăng ngân cho các hoạt động này qua các năm.
Năm 1996, thành lập Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam (VAAS), là đầu mối của Hệ thống bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp của cả
nước.
Một vấn đề đang mang tính thời sự là nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu nông sản hàng hoá.
Nguồn gốc xuất xứ nông sản gắn liền với hàm lượng nguồn gen bản địa có trong giống cây
trồng sản xuất ra nông sản đó. Hàm lượng cao nhất là giống địa phương sử dụng trong sản xuất,
tiếp đến là sự tham gia của nguồn gen bản địa ở các mức độ khác nhau vào việc tạo ra giống
mới. Như vậy muốn khẳng định được nguồn gốc xuất xứ nông sản, chúng ta phải khẳng định

chủ quyền và bảo tồn có hiệu quả tài nguyên di truyền thực vật của mình.
Dưới đây là một số kết quả đáng khích lệ về bảo tồn và sử dụng TNDTTVLN trong thời gian
qua.
Bảo tồn và phát triển ngoại vi tài nguyên di truyền lương nông nghiệp
Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia được thông
qua (1995) bảo tồn ex-situ và phát triển TNDTTVLN đã được chú ý đầu tư đáng kể.
Duy trì bền vững các tập đoàn ngoại vi (ex situ) hiện có: Có 30 đơn vị tham gia triển khai nội
dung này (Trần Đình Long, 2007)
Tổng số khoảng 40.000 nguồn gen cây trồng, thuộc khoảng 200 loài đã được thu thập và bảo
tồn ngoại vi tại các vườn tập đoàn, tập đoàn trong ống nghiệm, hoặc tập đoàn hạt, bao gồm cả
những vật liệu di truyền có giá trị kinh tế cao. Nhiều mẫu giống lưu giữ đã được sử dụng hiệu
quả trong công tác cải tiến giống cây trồng. Đặc biệt là tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia,
(VAAS), hơn 12.300 nguồn gen của 115 loài, bao gồm cả các giống địa phương, giống truyền
thống và loài họ hàng hoang dại đang được lưu giữ. Các tập đoàn đồng ruộng lưu giữ tại Trung
tâm Tài nguyên Thực vật và tại các cơ quan khác trong hệ thống TNDTTV bao gồm khoai môn
sọ, chuối, khoai lang, từ vạc, cây có múi, xoài, nhãn, ...v.v cũng là những vật liệu và là nguồn
gen có giá trị lớn đối với công tác chọn tạo giống. Hàng năm có khoảng 1.000 nguồn gen từ các
tập đoàn ngoại vi được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ sinh
học.
Phục hồi các mẫu giống bị đe doạ trong các tập đoàn: có 41 tập đoàn ngoại vi bị đe doạ đã
được phục hồi bằng các phương pháp nhân mới, cứu phôi, thu thập lại tại 19 cơ quan nghiên
cứu. Kết quả đạt được trong lĩnh vực này còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tế.
Hỗ trợ việc thu thập và nhập nội TNDTTVLN theo kế hoạch và có mục tiêu: Có khoảng 28
chương trình, dự án hoạt động trong lĩnh vực này nhằm kiểm kê, thu thập, nhập nội, mô tả,
đánh giá và xây dựng các tập đoàn ngoại vi của các các cây như lúa, chuối, sắn, khoai lang, từ
vạc, khoai môn sọ cây rau, đậu, các cây ăn quả có múi và nhiều cây khác. Trong vòng 15 năm
trở lại đây, Việt Nam đã nhập nội hàng vạn giống, dòng các loại cây trồng từ Trung Quốc, Đức,
Úc, Hà Lan, Thái Lan, Hàn Quốc và từ các tổ chức Quốc tế khác như AVRDC, CIRAD, IRRI,
CIP, ICRISAT...Tuy nhiên do thiếu đội ngũ nhân viên kỹ thuật, do hạn chế về tài chính và thiếu

phương pháp thích hợp, do thiếu thông tin về điều tra và thống kê TNDTTV, các kế hoạch đôi
khi chưa thật sự tốt, có khi bị trùng lặp và một số hoạt động không đúng mục tiêu, chẳng hạn,
đầu tư đã tập trung vào các giống nhập ngoại trong khi các giống địa phương, truyền thống và
các vật liệu bị đe doạ lại chưa được quan tâm đúng mức.
Mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi
Đã có những nỗ lực nhằm mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi, như việc phân công trách
nhiệm cho nhiều cơ quan/tổ chức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các cấp chính
quyền địa phương. Hiên nay hệ thống bảo tồn TNDTTVLN gồm có các đơn vị đầu mối sau:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bảo tồn quĩ gen cây nông nghiệp; Viện nghiên cứu Cao
su bảo tồn nguồn gen cây cao su; Viện khoa học Lâm nghiệp bảo tồn nguồn gen cây rừng. Áp
dụng phương pháp “Bảo tồn thông qua sử dụng”, khá nhiều các giống địa phương đã được phổ
biến trở lại sản xuất cho nông dân bảo tồn và phát triển. Ghi nhận tầm quan trọng của bảo tồn
ngoại vi, trong soạn thảo kế hoạch 5 năm 2006- 2010 Nhà nước đã ưu tiên thu thập và thành lập
các tập đoàn trong ống nghiệm, tập đoàn đồng ruộng và tập đoàn hạt của những nguồn gen cây
trồng quan trọng, bao gồm cả việc xây dựng năng lực và nâng cấp cơ sở vật chất cho các tổ
chức và cơ quan hữu quan.
Bảo tồn và phát triển nội vi tài nguyên di truyền thực vật lương nông
Điều tra và kiểm kê TNDTTVLN
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu toàn diện TNDTTVNN, Chính phủ Việt
Nam đã đưa vào tầm nhìn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2020 và kế hoạch hành động 5
năm 2006-2010 ưu tiên điều tra tài nguyên di truyền thực vật nói chung và tài nguyên di truyền
thực vật nông nghiệp nói riêng, nhằm xác định những loài cần ưu tiên bảo tồn và để xây dựng
chiến lược bảo tồn và phát triển chúng cho sử dụng bền vững.
Hỗ trợ việc quản lý và phát triển trên đồng ruộng TNDTTVLN: Có hơn 20 hoạt động, triển khai
bởi 16 cơ quan với sự tham gia của khoảng 15.000 lượt cán bộ địa phương và nông dân. Dưới
đây là một số dự án liên quan:
“Tăng cường cơ sở khoa học về bảo tồn trên đồng ruộng đa dạng sinh học nông nghiệp” thông
qua 3 mục tiêu cụ thể: (1) hỗ trợ xây dựng cơ sở lý luận phục vụ quá trình ra quyết định của
nông dân về bảo tồn nội vi đa dạng sinh học nông nghiệp; (2) tăng cường năng lực của các cơ
quan trong việc lập kế hoạch và triển khai các chương trình bảo tồn TNDTTVNN; và (3) mở

rộng việc sử dụng TNDTTVLN, và thúc đẩy sự tham gia của các cộng đồng nông dân và các tổ
chức, ngành nghề khác trong công tác bảo tồn TNDTTVLN. Thông thường, vùng là các huyện
và tiểu vùng là các xã, thôn bản với những đặc tính về nông nghiệp, xã hội, kinh tế và điều kiện
tự nhiên, vừa đặc trưng vừa đại diện cho vùng sinh thái được lựa chọn để nghiên cứu các khía
cạnh về sinh học, kinh tế và xã hội liên quan và xây dựng các mô hình bảo tồn trên đồng ruộng.
Các hoạt động đã đạt được một số những kết quả đáng kể, các mô hình bảo tồn trên đồng ruộng
của hộ gia đình đã được thiết lập cho lúa và khoai môn sọ tại các điểm đã lựa chọn, bao gồm 7
điểm thuộc 5 vùng sinh thái (Vùng núi phía Bắc: huyện Đà Bắc, Hoà Bình; Huyện Sapa, Lào
Cai; Vùng bán sơn địa: huyện Nho Quan, Ninh Bình; Vùng châu thổ sông Hồng: huyện Nghĩa
Hưng, Nam Định; Châu thổ sông Cửu Long: huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Vùng Tây Nguyên:
huyện Krông Nô, tỉnh Đắc Lắc Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kết quả là những
giống cây trồng cổ truyền có giá trị không những được duy trì mà còn được phục hồi và phát
triển; một số đáng kể các giống địa phương của các loài cây trồng như lúa, ngô, rau và đậu đỗ
với những đặc tính quý và được ưa chuộng đã được phục tráng và trồng trong sản xuất với qui
mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Kiến thức bản địa liên quan đến bảo tồn và
phát triển TNDTTV cũng được quan tâm nghiên cứu tại các điểm đã lựa chọn.
“Tăng cường vai trò của vườn gia đình trong việc bảo tồn nội vi TNDTTVNN” thông qua: (1)
tư liệu hoá đa dạng về loài và đa dạng di truyền thực vật trong vườn gia đình, nghiên cứu các
yếu tố sinh học, văn hoá và xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố và duy trì sự đa dạng đó; (2) xây
dựng phương pháp và cách tiếp cận để vườn gia đình trở thành một hợp phần của bảo tồn đa
dạng sinh học nông nghiệp; và (3) phát triển chiến lược “bảo tồn thông qua sử dụng” như là
một phần của bảo tồn ngoại vi và nội vi. Dự án đã được triển khai tại Huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương, đại diện cho đồng bằng phía Nam; Huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, đại diện
cho đồng bằng phía Bắc; Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
đại diện cho vùng núi phía Bắc và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đại diện cho vùng đồi núi
Bắc Trung bộ. Tại những điểm này có vườn gia đình phong phú và đa dạng về tài nguyên di
truyền thực vật, có các hộ gia đình giầu kinh nghiệm làm vườn. Các loài thực vật phổ biến,
phân bố rộng rãi trong vườn gia đình, các loài cây đặc hữu, đa dạng di truyền cao, có giá trị
kinh tế xã hội lớn, có vai trò quan trọng trong sinh kế hộ gia đình, đồng thời lại có thể được bảo
tồn và sử dụng bền vững, đã được chọn làm những loài tiêu biểu để dự án nghiên cứu, bao gồm

chuối, bưởi, mướp, khoai môn sọ … Các vấn đề về giới tính liên quan đến bảo tồn và phát triển
TNDTTVLN trong vườn gia đình cũng được quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã
khẳng định vườn gia đình là nơi bảo tồn in situ lý tưởng cho nhiều loài cây trồng không thể
trồng trên đồng ruộng và nhiều loài đặc hữu khác.
“Bảo tồn trên đồng ruộng tài nguyên di truyền cây lúa ở cộng đồng” thông qua việc: (1) Thu
thập nguồn gen lúa địa phương để bảo tồn nhằm ngăn ngừa việc mất mát do cơ giới hoá và
thâm canh nông nghiệp; (2) Khởi xướng các hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên di
truyền cây lúa tại cộng đồng; và (3) Hỗ trợ nông dân bảo tồn các giống lúa địa phương trên
đồng ruộng của họ. Với dự án này tại lưu vực sông Cửu Long, khoảng 1.000 nguồn gen lúa địa
phương đã được thu thập. Sau khi loại bỏ trùng lặp, còn lại 812 nguồn gen đưa vào bảo quản và
đánh giá tại Trường Đại học Cần Thơ, trong đó 517 giống đã được phổ biến trở lại cho nông
dân trồng và đánh giá trong các điều kiện sinh trưởng khác nhau. Nông dân tại các vùng được
chọn đã được hỗ trợ để trồng, bảo tồn các giống lúa truyền thống trên cánh đồng của họ. Kết
quả là nhiều giống địa phương không những được bảo tồn mà còn được phát triển, và nhờ vậy
phương pháp “Bảo tồn thông qua sử dụng” đã được khởi xướng.
“Thúc đẩy công tác quản lý trên đồng ruộng tài nguyên di truyền thực vật với sự tham gia của
cộng đồng” thông qua điều tra, khảo sát đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng được chọn;
phục hồi đa dạng của một số loài nhằm bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái nông nghiệp
khác nhau; tăng cường dạng loài cây trồng trong các cơ cấu mùa vụ; và đa dạng hoá cây trồng
và các hệ sinh thái. Bằng việc hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các nguồn giống cây địa phương và
trao đổi kiến thức bản địa, các dự án đã thúc đẩy việc tham gia của nông dân vào công tác bảo
tồn và sử dụng các nguồn gen thực vật không có giá trị cao về kinh tế nhưng mang lại lợi ích
thiết thực cho cộng đồng. Đây chính là cơ sở để phát triển công tác bảo tồn và phát triển nội vi
TNDTTVLN, kể cả đối với các loài hoang dại có quan hệ gần gũi với cây trồng. Thành tựu nổi
bật nhất của các hoạt động này là đã xây dựng thành công qui trình nhân giống cho một số loài
cây ăn quả, và đã phổ biến các kỹ thật canh tác cải tiến cho một số giống cây truyền thống.
Nhân dân trong vùng dự án do vậy đã có thể duy trì và phát triển các nguồn gen di truyền có giá
trị trên đồng đất của họ mà vẫn cải thiện được thu nhập của gia đình. Dự án cũng đã xây dựng
một số vườn ươm gọi là “vườn ươm cộng đồng”, tại đó gốc ghép cây ăn quả sạch bệnh được
sản xuất và cung cấp cho nông dân trong vùng.

“Tăng cường bảo tồn nội vi các loài họ hàng với cây trồng và các loài hoang dại có giá trị
nông nghiệp” có 8 chương trình, đề tài, hoạt động. Việc bảo vệ các loài cây họ hàng với cây
trồng và những cây hoang dại có giá trị nông nghiệp trong các khu vực bảo vệ tự nhiên cũng đã
được đẩy mạnh, và tổng số các khu bảo tồn thiên nhiên được nâng lên.

×