Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Trị phỏng cho trẻ tại nhà từ AZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.46 KB, 10 trang )

TRỊ PHỎNG CHO TRẺ TẠI NHÀ TỪ A-Z
Da trẻ rất non nớt, khi phỏng sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng nếu
như bố mẹ không biết cách sử lý kịp thời. Vừa nguy hiểm cho sức
khỏe của con vừa để lại di chứng nặng nề, hoặc khiến con … mất tự
tin, mặc cảm từ các vết sẹo không xóa được.
Nếu biết cách xử lý ngay lập tức, “hậu quả” do phỏng sẽ được hạn
chế và khắc phục rất nhiều.
Khi bé bị phỏng, điều đầu tiên các mẹ cần làm là…bình tĩnh. Các mẹ
cần bình tĩnh để tiến hành sơ cứu cho bé một cách tốt nhất mà
không làm bé hoảng loạn.
Các mẹ hãy xem hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu và điều trị sẹo do
phỏng cho bên dưới để hiểu rõ hơn cần làm gì khi con bị phỏng.
Với người lớn bị phỏng cũng áp dụng như vậy luôn!
CÁC MỨC ĐỘ CỦA PHỎNG
Y
khoa
chia
bỏng
làm
3
cấp
độ
khác
nhau:
- Cấp độ 1 (first-degree): Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài
bãi
biển,
da
bị
đỏ
lên



hơi
rát.
- Cấp độ 2 (second-degree): Bỏng vừa, da bị phồng lên, có nước.
- Cấp độ 3 (third-degree): Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường
hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay
hóa chất, hoặc bỏng điện, ... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng
hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế
bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.
Khi bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2, hầu hết các trường hợp đều có thể tự
chữa lấy. Trường hợp bỏng cấp độ 3, cần phải điều trị ban đầu tại
các cơ sở y tế với bác sĩ chuyên khoa. NHƯNG VẪN PHẢI ĐƯỢC
SƠ CỨU NGAY như bỏng độ 2. Bỏng càng nặng thì bước sơ cứu
càng quan trọng hơn sẽ giúp hạn chế sự nguy hiểm và tổn thương ở
tình trạng ấy.
I. CÁC BƯỚC SƠ CỨU NGAY CỰC KỲ QUAN TRỌNG


Cần áp dụng ngay sau khi bị phỏng dù là bỏng nặng hay nhẹ, càng
phỏng nặng thì càng cần áp dụng các bước sơ cứu ngay rồi mới đưa
đi cấp cứu sẽ giúp hạn chế mức độ trầm trọng và nguy hiểm hơn.
1.
Làm
nguội
vết
thương
Nước sẽ làm cho vết phỏng DỊU ngay lại, giúp giảm nhiệt vùng da bị
phỏng ngay lập tức, trẻ sẽ giảm đau rát hơn rất nhiều. Nước còn giúp
cho vết phỏng sẽ bớt nghiêm trọng, giúp cho các tế bào da ít bị tổn
thương hơn, vết thương sẽ càng nhẹ, dễ điều trị và giảm khả năng

để lại sẹo sau này.
Cách đổ nước: Mang trẻ đến ngay vòi nước gần nhất có thể, vặn vòi
nước ngay lên vết phỏng khoảng 10 p. Chỉ dùng nước lạnh là đủ.
Việc dùng nước đá có ích trong một số trường hợp nhưng không
phải
lúc
nào
cũng

kết
quả
tốt.
Nếu kg có vòi nước thì dùng ngay chai nước suối, ly nước đổ từ từ
vết phỏng (nghĩa là đổ làm sao cho nước nó chảy qua vết phỏng
càng lâu càng tốt từ 5 -10 p, chứ kg phải là xối lên cái ào là xong).
Nước càng mát lạnh càng tốt.
Phỏng càn nặng, càng CẦN qua giai đoạn XỐI NƯỚC LÂU HƠN.
Trường hợp bỏng chất lỏng (dầu ăn, nước sôi, axit), trước hết phải
cởi bỏ quần áo nơi bị phỏng ra, rồi mới ngâm hay xối nước lạnh chỗ
bị bỏng.
LƯU Ý: với trường hợp bỏng nặng, nếu quần áo bị dính vào vết
thương, đừng cố gỡ ra, hãy rửa nước lạnh bên ngoài lớp vải mới
đưa đi cấp cứu.
Đây là bước rất quan trọng và cần thực hiện ngay sau khi bị phỏng
trong vòng 5 - 10 phút. Để quá thời gian trên chừng nào thì hiệu quả
trị phỏng sau này sẽ thấp hơn chừng ấy.
2. BƯỚC NÀY CỰC KỲ QUAN TRỌNG CÁC MẸ CẦN LƯU Ý:
Tốt nhất là sau khi đọc xong bài này, các mẹ ghi nhớ luôn 20 lần



trong đầu trước khi ngủ câu “ngay ngày mai sẽ mua để sẳn chai XỊT
PHỎNG PANTHENOL để phòng ngừa trong nhà cho yên tâm”.
Khi bị phỏng, thực hiện NGAY BƯỚC 1, sau đó dùng chai XỊT
PHỎNG PANTHENOL để xịt ngay vào vết thương đang bị phỏng, sẽ
giúp làm mát dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa sự
nhiễm trùng tại vết phỏng.
Nếu gấp quá không có nước để xối lên trên vết phỏng thì dùng chai
XỊT PHỎNG PANTHENOL để xịt ngay vào vết thương cũng có hiệu
quả cao. Người lớn cũng dùng rất tốt. Khi làm công việc bếp núc,
chiên cá chiên thịt mà lỡ bị bắn dầu ăn lên tay, cho tay vào vòi nước
chừng 2-3p, sau đó xịt ngay PANTHENOL lên vết phỏng là giảm đau
ngay mà không lo vết phỏng bị phồng dộp và mau lành da
(Chị BKLN bị tối ngày vụ này, rành luôn 1 chai PANTHENOL khoảng
100 ngàn đồng, thời gian sử dụng được cả 2 năm và dùng được
nhiều
lần)
3. GIỮ SẠCH VẾT BỎNG
Sau khi áp dụng BƯỚC 1 & 2, không nên làm gì tiếp theo trong vòng
24 giờ sau đó. Thực ra, với các vết phỏng độ 1 và 2, phương pháp
tốt nhất là giữ vết bỏng sạch sẽ, đừng động chạm gì vào và để sau
24 giờ xem diễn biến thế nào mới có hướng xử trí tiếp theo đúng đắn
được.
Trong vòng vài tiếng sau đó, nếu vết bỏng nằm ở những chỗ dễ đụng
chạm, có thể dùng miếng dán trị phỏng bán tại các nhà thuốc tây để
giúp tránh sự va chạm gây đau rát nhiều hơn.
Nếu không mua được miếng dán trị phỏng có thể dùng 1 miếng vải
mềm có bề mặt phẳng và bảo đảm sạch sẽ để băng lại vết bỏng. Lưu
ý, không băng quá chặt để tránh cọ xát. Trường hợp bỏng đã phồng
nước không dùng bông gòn hay gạc mỏng có các sợi nhỏ đặt lên
trên mặt da đang phồng rộp, để tránh bị vỡ nước ra dính vào da, khi

thay băng sẽ gây đau rát hơn.


II. ĐIỀU TRỊ VẾT PHỎNG TẠI NHÀ (từ 1-7 ngày sau khi bị phỏng)
Nếu phỏng cấp độ 3, sau khi sơ cứu xong ở bước 1 xong, cần đến
ngay
bệnh
viện
để
điều
trị.
Nếu vết phỏng nhẹ ở cấp độ 1 và 2, có thể tự trị phỏng tại nhà theo
các bước kế tiếp dưới đây:
1. PHỎNG KHÔNG BỊ PHỒNG RỘP (không có bóng nước)
Bước 1: Đây là dạng vết phỏng nhẹ, chỉ cần rửa vết phỏng hàng
ngày bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9% (lọ nước muối sinh lý dùng
đỏ nhỏ mắt và mũi hàng ngày cho trẻ, ở nhà thuốc cũng có bán bình
loại to)
Bước 2: Sau 3 – 5 ngày (tùy theo vết phỏng to hay nhỏ), cũng đã hết
đau hẳn và có màu thâm xạm lại, lúc này vết phỏng kg còn lo bị viêm
nhiễm gì nữa. Có thể dùng kem nghệ, nước nghệ tươi, để bôi lên vết
bỏng giúp vùng da bị phỏng nhanh phai màu đi. Các vết phỏng nhẹ,
không bị phòng rộp chỉ cần xử lý viết thâm trên da chứ kg lo bị sẹo
lồi, cách trị rất đơn giản.
Dùng kem bôi trị phỏng: Với vết phỏng độ 1, không bị phòng rộp, chỉ
bị cháy xém trên da, mua típ kem trị bỏng BIAFINE, bôi một lớp dày,
rồi xoa bóp nhẹ cho ngấm thuốc, bôi 2-3 lần/ngày.
Biafine có thành phần hoạt chất Trolamine được chỉ định điều trị
bỏng da độ 1 và độ 2 (bỏng chỉ giới hạn ở lớp thượng bì), cũng như
các vết thương nông không nhiễm trùng. Không sử dụng cho vết

thương chảy máu và vết thương nhiễm trùng.
LƯU Ý: Dù vết phỏng không bị phòng rộp, thường sau 2-3 ngày vẫn
gây ngứa do các tế bào da bên dưới lớp da sậm màu đang “ké da
non”, để hình thành lớp da mới trước khi lớp hoại tử bên trên bong ra
dần. Khi ngứa trẻ có thể gãi và gây trầy xước và khiến lớp da chết
bên trên bong ra, ra bên dưới vẫn chưa hình thành lớp da mới, gây
rớm máu và sinh ra viêm nhiễm sau đó, khiến vết phỏng lâu lành hơn
và có nguy cơ để lại sẹo. Nên việc giữ cho trẻ không động chạm đến
vết bỏng là rất quan trọng.


Trường hợp trẻ làm trầy xước để lộ ra mảng da non chưa liền mặc,
vẫn còn rớm máu - ửng đỏ. Không được rửa vết phỏng bằng oxy già
hoặc thuốc đỏ, sẽ dễ để lại sẹo xấu (giải thích vụ này cho các mẹ dễ
hiểu thì lâu lắm).
Chỉ nên vệ sinh với lọ nước muối sinh lý, mảng da to hơn thì có thể
mua lọ thuốc sát trùng vết thương BETADINE để rữa ngày 2 lần.
Sau đó bôi 1 lớp kem trị bỏng Biafine THẬT DÀY vào, dùng băng cá
nhân dạng to hay miếng dán trị bỏng để băng lại cho mau lành và
tránh nghiễm khuẩn.
2.
PHỎNG
BỊ
PHỒNG
RỘP
(có
bóng
nước)
Thường vết phồng rộp sẽ xuất hiện từ 1-2 hôm sau khi bị bỏng. Đối
với vết phồng nhỏ, tốt nhất là để nguyên như vậy. Trong trường hợp

vết phồng lớn và ở những chỗ hay bị chạm phải,
Nên chích lấy nước ra hay không?
Việc này tùy vào mụn nước lớn hay nhỏ. Nếu nhỏ, bạn nên để tự
nhiên, vì việc chích lấy nước ra có thể làm vết phồng bị nhiễm trùng.
Nếu vết phồng lớn và chứa nhiều nước, ở những chỗ dễ bị va chạm,
bạn nên chích lấy nước ra. Như vậy, dù có va chạm, vết phồng cũng
không bị đau đớn và không bị lớn thêm (do nước trong đó bị ép lan
qua những phần da chung quanh).
Làm thế nào để chích lấy nước ra?
Nếu quyết định lấy nước từ vết phồng ra, cần thực hiện theo đúng
hướng dẫn để tránh nhiễm trùng. Cần sát trùng vùng da chung
quanh vết phồng với lọ thuốc sát trùng BETADINE, mua ở nhà thuốc.
Bước 1: Hơ đầu kim hay dao cạo trên lửa cho đến khi đỏ lên, chờ
cho nguội lại rồi bắt đầu châm để lấy nước ra. Nên cẩn thận không
để các dụng cụ này làm bị thương phần da non bên dưới vết phồng.


LƯU Ý: Khi dùng kim hoặc dao cạo, cần cắt vừa phải để nước có thể
chảy hết ra ngoài. Không cắt quá lớn, và cũng không nên lấy lớp da
bị phồng ra. Làn da bên dưới chỗ da bị phồng là các tế bào da chưa
kịp kéo da non, nếu ta lấy lớp da phồng bảo vệ bên trên, chỗ da non
sẽ rất rát và dễ bị nhiễm trùng hơn. Làn da phồng này sẽ dần dần
cứng lại và tự nó rụng đi.
Bước 2: Sau khi lấy nước ra, nên dùng một miếng băng cá nhân có
thể bao phủ vết phồng để dán lên che lại (tại nhà thuốc có bán băng

nhân
với
nhiều
kích

cỡ
khác
nhau).
Nên tháo băng ra khi đi ngủ ban đêm để không khí có thể luân lưu ở
vết phồng, sẽ mau lành hơn. Trường hợp băng bị ướt khi tắm rửa,
không nên để lâu, hãy thay băng khác.
CÁCH SỬ DỤNG MIẾNG DÁN PHỎNG
Nếu không dùng băng cá nhân hay gạc y tế mà sữ dụng miếng dán
trị phỏng. Hãy lưu ý cách dùng cho chính xác như sau:
Lau thật khô vùng da xung quanh vết thương với 1 miếng bông băng
vô trùng. Sau đó:
1. Tháo lớp giấy bảo vệ và băng miếng dán Bỏng lên trên vết
thương, không đụng vào phần keo của miếng băng dán.
2. Vuốt cẩn thận ở viền băng phủ trên vùng da lành, không ấn vào
bên trên vết phỏng.
3. Mép của miếng băng phủ ra ngoài vùng da lành phải cách bờ vết
thương
tối
thiểu
3
cm.
4. Cách tháo và thay băng, XEM KỸ hướng dẫn sử dụng có ghi rõ
trong từng sp băng dán trị phỏng.
3. VẾT BỎNG BỊ VỠ GÂY TRỢT DA
Trường hợp vết phồng rộp do va chạm bị vỡ gây trợt da, chảy nước,
lộ ra lớp da non chưa hình thành. Cần sát khuẩn vết thương theo
cách đã hướng dẫn bên trên.


Sau đó mua típ kem trị bỏng Biafine dùng như sau: Bôi thuốc thành

lớp dày rộng hơn vết thương để duy trì sự thừa nhũ tương trên vết
thương. Nếu cần băng vết thương, nên bôi trước 1 lớp dày 1 cm, rồi
dùng gạc băng lại. Hay có thể dùng miếng dán trị bỏng để dán lại.
LƯU Ý: kem trị bỏng Biafine không dùng để chống nắng. Phụ nữ có
thai & cho con bú.
Còn miếng dán trị phỏng không dùng cho vết thương bị nhiễm trùng
hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Dấu hiệu cho thấy vết phỏng bị
nhiễm trùng là: trên vết phỏng xuất hiện chất dịch màu trắng (mủ).
Nghĩa là, nếu ban đầu mới bị phỏng và dùng miếng dán phỏng,
nhưng sau 1-2 ngày thấy vết phỏng có dấu hiệu viêm nhiễm thì
không được dùng nữa mà thực hiện điều trị theo các bước bên dưới
như sau.
4. XỬ LÝ VẾT PHỎNG BỊ NHIỄM TRÙNG NHẸ
Khi nước chảy ra từ vết phồng có màu đục và có mùi hôi, nghĩa là
vết phồng đã bị nhiễm trùng. Hay với vết phỏng đã bị trợt da có dấu
hiệu bị rịn nước vàng, trên vết phỏng xuất hiện chất dịch màu trắng
(mủ), nghĩa là vết phỏng đã có hiện tượng bị bội nhiễm (nhiễm trùng)
cần được xử lý ngay để tránh viêm nhiễm nặng hơn.
BƯỚC 1: Cần xát trùng ngay vết bỏng đang nhiễm trùng bằng cách
lấy gạc mềm thấm nước ấm lau nhẹ ngày và làm sạch vết thương.
Sau đó lau lại 1 lần nữa thật sạch với thuốc sát trùng BETADINE.
BƯỚC 2: Mua típ thuốc trị phỏng dành cho trường hợp nhiễm trùng
nhẹ là Curiosin gel có thành phần kẽm hyaluronate, một chất cơ bản
của da, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bằng cách cung cấp
độ ẩm cần thiết cho da, cũng như Biafine, hiệu quả của curiosin cũng
giới hạn ở những vết thương do nhiệt, bỏng độ 1 và 2.
Nếu vết bỏng khô, sạch thì sử dụng Biafine hay Curiosin gel đều có
thể mang lại hiệu quả điều trị tương tự. Nhưng nếu vết bỏng có dấu
hiệu nhiễm trùng NHẸ, thì Curiosin lại ưu thế hơn Biafine. Tuy nhiên



vẫn không đủ mạnh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Nên cần áp
dụng kết hợp với cả bước 3 bên dưới.
BƯỚC 3: Mua típ thuốc thoa dành cho vết thương nhiễm trùng như:
Fucidine, Chloramphenicol, Gentamycine (ghi rõ các tên ấy ra nhà
thuốc có loại nào mua loại ấy). Kết hợp thoa xen kẽ với Curiosin từ 12 lần/ngày.
Bôi từ 2-5 ngày, đến khi thấy da không còn dấu hiệu viêm nhiễm nữa
(không còn rịn nước vàng hay làm mủ trên bề mặt da) vẫn bôi tiếp 12 ngày mới NGƯNG bước 3, chỉ áp dụng đước 1 và 2 tiếp tục cho
đến khi vết phỏng khô mặt và kéo da non.
BƯỚC 4: Băng vết bỏng để tránh viêm nhiễm nặng hơn. Khi vết
phỏng đã bị viêm nhiễm nhẹ, sau khi áp dụng 3 bước trên, cần lấy
gạc y tế dạng mềm để băng vết thương lại, dùng băng keo y tế để
giữ cố định chắc chắn vị trí miếng gạc.
Nên dùng miếng gạc có 4 góc lớn hơn vết bỏng tối tiếu 2-3cm, để vị
trí dán băng keo giữ cố định miếng gạc phải cách xa vết bỏng, tránh
dán chồng lên.
LƯU Ý: Trường hợp vết phỏng nhiễm trùng nhẹ có thể áp dụng như
trên có thể trị tại nhà được. NHƯNG nếu sau khi áp dụng các cách
xử lý vết bỏng bị nhiễm trùng như trên sau 2 ngày mà khg có dấu
hiệu giảm nhẹ, nên đến cơ sở y tế để được điều trị.
5. NGỪA SẸO
Sau khi vết thương đã lên da non và khô mặt kg còn gây đau rát, thì
có thể ngừa sẹo bằng cách: Mua 1 típ Contratubex (của Đức, giá
khoảng 100k) thoa lên vết phỏng. Tiết kiệm hơn thì dùng kem nghệ
hay củ nghệ tươi để thoa lên vết phỏng trị sẹo.
Các triệu chứng nóng rát do bỏng sẽ mất dần trong 2-3 ngày đối với
bỏng nông hoặc có thể kéo dài hơn 5-7 ngày trong các trường hợp


bỏng sâu hơn. Tuy nhiên, chỗ bỏng sẽ để lại vết xạm đen kéo dài

nhiều tháng hoặc để lại sẹo (trong trường hợp bỏng sâu hay da nhạy
cảm dễ sinh sẹo lồi)… nên việc tránh nắng sau bỏng thật sự cần
thiết)
III. CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG KHÁC
Còn nhiều loại thuốc sát trùng khác nữa bán tại các nhà thuốc,
nhưng nhiều loại có thể sát trùng nhưng cũng sẽ làm vết thương lâu
lành hơn vì chúng giết chết những tế bào non của da. Cần mua đúng
như thuốc đã hướng dẫn.
PHỎNG - Bôi kem đánh răng được không???
Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương, cho là
kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Cái đó còn tuy vào trường
hợp bỏng do NGUYÊN NHÂN GÌ??? Ngoại trừ bỏng da axít, các loại
bỏng khác mà bôi kem đánh răng lên vết thương chẳng giúp ít được
gì mà còn làm đau đớn hơn.
Chỉ riêng trong trường hợp bỏng do axít, đặc tính kiềm nhẹ ở kem
đánh răng sẽ giúp trung hoà axít còn dư lại trên vết bỏng, giúp cho
vết thương giảm ăn sâu vào hơn.
Cách xử lý khi bị bỏng axít như sau: Phải hoà loãng nồng độ axít còn
lại trên da bằng cách ngâm ngay vào nước lạnh. Sau đó, trung hoà
axít còn dư trên da bằng xà phòng hoặc kem đánh răng, bằng cách
xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào
da rồi rửa sạch.
CẢNH BÁO: Đối với bỏng nước sôi, lửa, không được dùng xà phòng
hoặc kem đánh răng vì nó chỉ làm tăng thêm sự đau đớn. Ngoài ra,
Không được đổ những chất như bơ, giấm, nước mắm, lòng đỏ trứng
gà, …, lên vết bỏng để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.


2. Bôi mỡ trăn hoặc dầu cá
Các mẹ cũng có thể bôi mỡ trăn hoặc dầu cá lên vết thương. Thực ra

mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc.
Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích thích sự tái
tạo tế bào biểu mô. Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp mỡ trăn
và dầu cá với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như
mỡ, kem.
Mỡ trăn và dầu cá thường được chỉ định cho những trường hợp bị
bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng.
Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu và không nên tự ý
dùng
Những loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình
Hai bộ đôi nên có sẵn ở tủ thuốc gia đình khi có trẻ nhỏ và ông già bà
cả là:
- chai nước muối sinh lý NaCl 9 0/00 500ml.
- một tube kem: BIAFINE hay SILVIRIN mua dể ở các nhà thuốc Tây.
Ngoài ra, bông gòn, gạc vô trùng, băng keo cuộn vải Urgo hoặc băng
thun cũng là những vật dụng y tế không thể thiếu
NGOÀI RA, Không nên tùy tiện áp dụng các cách dân gian để trị
phỏng vì chúng có nguy cơ gây nhiễm trùng cao và nhanh nếu không
áp dụng đúng cách và đúng giai đoạn trong điều trị, sẽ gây ra phản
ứng ngược.
(ST)



×