Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

HSG Vật Lý 9 Tỉnh Thái Nguyên Năm Học: 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.16 KB, 1 trang )

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9

Môn: Vật lí - Năm học 2015-2016 (Đề thi gồm 01 trang)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1. Trên một đường thẳng, hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên
chuyển động theo cùng một hướng: một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng
kia là các vận động viên đua xe đạp. Biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với
vận tốc 20km/h và khoảng cách đều giữa hai người liền kề nhau trong hàng là 20m;
những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là 40km/h và 30m.
Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc bằng bao nhiêu để
mỗi lần vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp
một vận động viên chạy việt dã tiếp theo?
Bài 2. Cho mạch điện như hình bên. Hiệu điện thế U giữa
C
hai điểm A và B không đổi. Các điện trở R2 = R3 = R4 = R;
R1
R2
R1 = 3R; Rx là biến trở.
Rx
a/ Điều chỉnh biến trở Rx đến giá trị sao cho công suất
B
tỏa nhiệt trên R1 là P1 = 12W. Tính công suất tỏa nhiệt trên A
điện trở R4 khi đó.
D


R3
R4
b/ Tính giá trị của Rx theo R để công suất tỏa nhiệt trên
Rx là lớn nhất.
Bài 3. Một dây dẫn thuần trở có điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. Khi một dòng
điện I1 = 2A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng đến nhiệt độ không đổi là t 1 = 500C, khi
dòng I2 = 4A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng đến nhiệt độ không đổi là t 2 = 1500C.
Khi dây dẫn đạt nhiệt độ không dổi thì nhiệt lượng tỏa ra mỗi trường xung quanh tỉ lệ
thuận với độ chênh lệch giữa dây và môi trường. Nhiệt độ môi trường không đổi.
a/ Gọi a và b là khoảng thời gian tương ứng từ lúc dòng điện I1 và I2 bắt đầu qua dây
dẫn đến khi dây dẫn đạt đến nhiệt độ không đổi. Trong khoảng thời gian này coi như
nhiệt lượng tỏa ra môi trường từ dây dẫn là không đáng kể. Chứng minh a = b.
b/ Cho dòng điện có cường độ I3 = 6A chạy qua dây dẫn trên thì dây dẫn nóng đến
nhiệt độ không đổi là bao nhiêu?
Bài 4. Người ta đặt một viên bi đặc bằng sắt hình cầu bán kính R = 6cm đã được đun
nóng tới nhiệt độ t = 3250C lên mặt một khối nước đá rất lớn ở 00C. Hỏi viên bi chui vào
khối nước đá đến độ sâu bao nhiêu? Bỏ qua sự dẫn nhiệt của nước đá và độ nóng của
nước đá đã tan. Cho khối lượng riêng của sắt là D = 7800kg/m3, khối lượng riêng của
nước đá là D0 = 915kg/m3, nhiệt dung riêng của sắt là c = 460J/kg.K, nhiệt nóng chảy
của nước đá (tức là nhiệt lượng mà 1kg nước đá ở 00C cần thu vào để nóng chảy hoàn
toàn thành nước ở nhiệt độ ấy) là λ = 3,4.105J/kg. Thể tích hình cầu được tính theo công
thức V = πR3 với R là bán kính hình cầu.
Bài 5. Một lọ thủy tinh nhỏ đựng đầy thủy ngân, được nút chặt bằng thủy tinh. Tìm cách
xác định khối lượng thủy ngân trong lọ mà không được mở nút, biết khối lượng riêng
thủy ngân và thủy tinh lần lượt là D1 và D2. Cho các dụng cụ: cân và bộ quả cân, cốc
chia độ, nước.
=== Hết ===




×