Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH đô THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.29 KB, 30 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Câu 1: Nêu Vai trò và nội dung của đánh giá, phân tích
hiện trạng MT trong việc xây dựng đồ án QHMT
* Vai trò:
Đánh giá, phân tích hiện trạng MT có vai trò cần thiết trong
nội dung của 1 đồ án QHMT
* Nội dung của đánh giá, phân tích hiện trạng MT
1. Thông tin cần thiết
a, Điều kiện tự nhiên:
Khí hậu: Nhiệt độ; độ ẩm; mưa; tốc độ gió; hướng gió, mùa
gió, các hiện tượng thời tiết đặc biệt…
Địa chất: Đất đá, tuổi địa chất, thành tạo, tính chất, địa chấn,
động đất, tầng đá nghiêng, tầng bùn nghiêng, sụt lún.
Thủy văn nước ngầm: thành tạo địa chất phân tích theo sự
hình thành của tầng nước ngầm, giếng, số lượng và chất lượng
nước ngầm, mực nước ngầm.
Sinh địa lý: sinh địa lý vùng, tiểu vùng, đường cong, độ dốc,
bậc thang, v.v.
Thủy văn nước mặt: đại dương, biển, hồ, tam giác châu, sông,
dòng chảy, đầm phá, đất ngập nước, chất lượng nước, đồng
bằng ngập lụt.
Thổ nhưỡng: loại đất, cấu trúc, tính chất, độ sâu đến mặt nước
ngầm, độ sâu đến tầng đá mẹ, độ chặt, khả năng trao đổi
cation – anion, độ kiềm, độ axit.
Thực vật: Quần xã, quần thể, loài, thành phần, phân bố, tuổi
và điều kiện, chất lượng thị giác; số loài, loài qúy hiếm, lịch
sử cháy rừng, diễn thế.
Động vật hoang dã: sinh cảnh, các quần thể động vật, các số
liệu điều tra, loài hiếm và qúy có giá trị khoa học và giáo dục.
b, Thông tin về đặc điểm Kinh tế –Xã hội Dân số.
1




Dân số là một trong các dữ liệu rất quan trọng cần chú ý đến
trong các quy hoạch phát triển và quy hoạch môi trường.
Những hiểu biết về tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ nam nữ, cấu trúc
tuổi, nghề nghiệp và nhân lực là cần thiết.
Sử dụng đất: Đặc điểm của vấn đề sử dụng đất ở địa phương;
Số lượng, chất lượng và sự phân bố theo không gian các loại
hình sử dụng chính: (a) Nông, lâm, ngư nghiệp; (b) công
nghiệp, đô thị, (c) khu dân cư nông thôn, (d) đất chuyên dùng,
(e) đất chưa sử dụng.
Các hoạt động kinh tế hiện tại: Các hoạt động khai thác
hoặc sử dụng trực tiếp TNTN và sản xuất không trực tiếp sử
dụng TNTN trong các ngành công nghiệp, khai khoáng, nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ,
tình hình giáo dục, y tế, văn hoá; Quy hoạch & kế hoạch phát
triển KTXH (tổng thể, ngành), đặc biệt là các quy hoạch xây
dựng và sử dụng đất.
Cơ sở hạ tầng: Các hệ thống giao thông, năng lượng; cấp,
thoát nước, quản lý CTR đô thị; cung cấp nước sạch và vệ sinh
MT nông thôn. Các công trình lịch sử, văn hoá, khảo cổ;
Các vấn đề về thể chế: Luật pháp hiện hành liên quan; Hệ
thống quản lý nhà nước về BVMT; các chính sách khuyến
khích về kinh tế, chính sách thuế; chính sách giá; chiến lược
đầu tư; quản lý đất đai; quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch và
đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm; y tế cộng đồng, vệ sinh môI
trường.
C, Thông tin về bối cảnh phát triển khu vực
Bối cảnh môi trường và phát triển khu vực là những yếu tố
phản ảnh sự tương tác giữa các hệ thống xã hội và hệ thống tự

nhiên. Các đặc điểm chủ yếu của khu vực bao gồm: (1) các
quan hệ của khu vực nghiên cứu với vùng khác do vị trí địa lý;
(2) các lĩnh vực phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai
thác, sử dụng TNTN và chất lượng MT; (3) Thuận lợi và hạn
chế (tự nhiên; kinh tế, xã hội và chính trị, thể chế) .
2


Nghiên cứu chi tiết, đầy đủ các loại hình phát triển kinh tế đã
quy họach (hoặc chưa quy hoạch) của khu vực để có cơ sở cho
dự báo về nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai. Tính
toán lượng chất thải có khả năng sinh ra, các mối liên quan
đến sự tăng trưởng về kinh tế và lực lượng lao động. Xem xét
đối với mỗi lĩnh vực những hoạt động phát triển, các cơ quan
liên quan và vai trò của họ; mối liên quan đến tài nguyên thiên
nhiên và các hiểm hoạ đối với môi trường; khuôn khổ quản lý.
Đánh giá được HTCLMT từ các kết quả thu được, dự báo
diễn biến.
3. Đánh gía tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động phát triển đã, đang và sẽ xảy ra trong khu vực luôn
luôn khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau.
Dự trữ tài nguyên một khu vực có ý nghĩa quan trọng cho sự
phát triển cả hiện tại và tương lai.
(1) Tài nguyên nước
Nước mặt. Hầu hết các đô thị đều dựa vào việc sử dụng nước
mặt từ sông hay các hồ chứa làm nguồn nước cấp. Chúng
thường nằm ngoài vùng đô thị, bởi vì nhu cầu nước cấp
thường rất lớn đòi hỏi phải có một diện tích đất rộng rãi cho
các hồ chưá. => cần thiết phải có sự đánh giá về TN nước mặt
với sự phối hợp của các nhà địa chất thủy văn, thổ nhưỡng,…

Nước ngầm. ở nhiều địa phương / vùng, sử dụng nước ngầm
cho sinh hoạt và sx. Có nhiều phương pháp giúp cho việc đánh
giá, chủ yếu là kỹ thuật viễn thám; kỹ thuật địa chất bề mặt; kỹ
thuật phân tích địa vật lý. Chất lượng nước.
(2) Tài nguyên đất
Đánh giá sức sản xuất của đất đai Có hai khía cạnh về sức sản
xuất của đất đai dược xem xét: sức sản xuất nông nghiệp và
sức sản xuất dựa trên đánh giá tiềm năng cho sinh vật hoang
dại.
3


(3) Tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái
+ Sự đa dạng loài và tính bền vững hệ sinh thái
+ Sự hiếm loài và sinh cảnh của nó
+ Phân cấp vùng tự nhiên nhằm mục tiêu bảo vệ
(4) Đánh giá các giá trị văn hoá-thẩm mỹ
Đánh giá về mặt VH đối với cảnh quan thiên nhiên, đối với
các làng nghề truyền thống, tâm linh, kiến trúc cảnh quan cũng
cần đc bảo tồn
Các nhà quy hoạch thường dùng bản đồ địa hình, bản đồ sử
dụng đất để điều tra khảo sát kế hoạch và bảo tồn văn hóa
thẩm mỹ phục vụ công tác QH BVMT
(5) Đánh giá các hiểm hoạ môi trường
Trong phần này, các nội dung cần đề cập là sự liên quan giữa
các hiểm hoạ môi trường và phát triển, bao gồm các nội dung
về các hệ thống môi trường có nguy cơ hay đang bị đe doạ,
tính chất và mức độ bị đe doạ, độ tiềm tàng. Các hiểm hoạ môi
trường có thể bao gồm hai loại chính: hiểm hoạ thiên nhiên
(ngập lụt, trượt dốc, động đất, gió bão) và hiểm hoạ do hoạt

động của con người (ô nhiễm không khí, nước, v.v.).
- ô nhiễm MT
- Đánh giá rủi ro
* Kết Luận: Như vậy đối với nội dung cần thực hiện về đánh
giá hiện trạng chất lượng MT khu vực là rất quan trọng và là
ĐK kiên quyết để Xây dựng đồ án QHMT
Câu 2: Nội dung ĐMT của các dự án phát triển
- Đánh giá tác động môi trường (luật BVMT 2014) là việc
phân tích và dự báo các tác động đến MT của 1 dự án đầu tư
cụ thể để đưa ra biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó.
4


- Mục đích của ĐGTĐMT trước hết là khuyến khích việc xem
xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra
quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách; các
hoạt động phát triển để có thể lựa chọn, thực hiện thi hành các
chính sách, các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường hơn.
- Trong QHMT phải đánh giá đồng thời các ảnh hưởng của tất
cả các dự án nói trên và dự báo được diễn biến môi trường
khu vực nghiên cứu trước khi tiến hành xây dựng phương án
QHMT.
- Vai trò của ĐTM: được xem là kỹ thuật, 1 công cụ cơ bản
và tổng thể khi tiến hành quy hoạch dự án. làm cơ sở cho việc
đưa ra các giải pháp thực tế trong xây dựng quy hoạch môi
trường cho một vùng nào đó
- Trong phân tích, đánh giá cần tập trung vào:
+ Các tác động, ảnh hưởng lớn, lâu dài; Các tác động tổng hợp
& tích lũy do nhiều hoạt động trên khu vực, đặc biệt đối với
những khu vực vốn đã bị tác động mạnh cần được hết sức chú

ý.
+ ĐTMCL đối với các dự án quy hoạch xây dựng, các quy
hoạch sử dụng đất, các chương trình giao thông có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu bởi vì các hoạt động này thường gây ra
các biến đổi sâu sắc, khó đảo ngược. Kết quả dự báo cho thấy
mức độ bị tác động theo không gian của những yếu tố tài
nguyên, chất lượng môi trường và những hoạt động gây tác
động chính.
+ Đối với các đề án phát triển KTXH đã lên kế hoạch,
ĐGTĐMT cần được thực hiện một cách đầy đủ đối chiếu với
các tiêu chuẩn môi trường thích hợp của nhà nước. Cần chỉ ra
những khu vực có nguy cơ suy thoái môi trường và tài nguyên
qúy giá vượt qua các tiêu chuẩn cho phép và các giải pháp
khắc phục.
5


+ Các tác động xã hội cũng cần được xem xét một cách độc
lập hoặc kết hợp trong các nghiên cứu về ĐGTĐMT. Các nhân
tố chính cần xem xét trong các tác động xã hội là xu thế biến
đổi về dân số và sự phân phối thu nhập; chương trình nhà ở
cho người nghèo, thất nghiệp, văn hoá xã hội, sức khoẻ, an
ninh. Phỏng đoán về dân số cần nhất quán với sự phát triển
KT đã quy hoạch. Cần chú ý đồng thời đến các nhân tố sinh,
tử, cấu trúc tuổi và cả việc di cư (đến và đi) do chiến lược phát
triển kinh tế.
- Dự án Phát triển: Là dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác
nhau để phát triển kinh tế- XH ở 1 khu vực nhằm nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa của con người.
- ĐTM của dự án phát triển nhằm:

+Dự báo được tình hình phát triển kinh tế - XH của khu vực
tiến hành dự án
+ Dự báo được tình hình dân số
+ Dự báo cách thức, nhân tố sử dụng tài nguyên trong tương
lai
+ Dự bảo tải lượng chất thải theo kịch bản
Ví Dụ:
ĐTM Dự án: Xây dựng Chung cư CT1
Địa điểm thực hiện dự án: Phường Biên Giang - Quận Long
Biên – Hà Nội
Mục tiêu của Dự án
- Tạo dựng một tổ hợp công trình mới đồng bộ đáp ứng các
tiêu chuẩn xây dựng và kiến trúc hiện đại gồm một hệ thống
thống nhất các công trình nhà ở giải quyết quỹ nhà ở đang
thiếu hụt ở địa phương ;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đảm
bảo hoàn thành đúng tiến độ của dự án, sớm đưa các công
6


trình vào sử dụng khai thác nhằm thu hồi vốn đầu tư và đem
lại lợi ích kinh tế cao nhất;
- Tuân thủ các yêu cầu về quy hoạch xây dựng của khu vực dự
án đã được duyệt trong quy hoạch chi tiết. Sử dụng công nghệ
tiên tiến có tính đến các yếu tố bền vững và bảo vệ môi
trường;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình “Chung cư CT1” là một
dự án được đầu tư theo mô hình khu đô thị mới, có chức năng
phát triển quỹ nhà ở, nâng cao trình độ sống của người dân
một cách đồng bộ, hiện đại góp phần vào sự phát triển thủ đô

văn minh, sạch đẹp.
Cung cấp số căn hộ khoảng 205 căn hộ với số người dự kiến là
khoảng 735 người sinh sống.
Đánh giá các tác động của Dự án khi đi vào hoạt động gồm
-

Tác động do khí thải

- Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trong
khu vực dự án
- Hoạt động của hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống
làm mát,...
- Hoạt động của hệ thống máy phát điện dự phòng
- Vận hành hệ thống xử lý nước thải
- Vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến
khu xử lý.
Tác động do nước thải: Nước thải sinh hoạt
Tác động do chất thải rắn
7


Một số tác động khác: tiếng ồn, cảnh quan khu vực, giao
thông khu vực
Câu 3: Em hãy nêu vấn đề cơ bản của khu công nghiệp ,
cum công nghiệp, điểm công nghiệp
Trong thời buổi phát triển, Nước ta là nước công nghiệp hóa
hiện đại hóa. Nhiều KCN, CCN, Xuất hiện. Tuy nhiên việc
quy hoạch giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MT chưa đồng bộ
nên gây ra 1 loạt các vấn đề MT như:
- Nước thải

- không quản lý được nguồn khí thải
- Chưa có biện pháp thu gom CTR, CTNH, CTR thông
thường, CTR nguy hại
- Không gian bố trí KCN chưa hợp lý
- Chưa đảm bảo diện tích cây xanh
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ đặc biệt là hệ thống
cấp thoát nước
- An toàn bảo hộ hoạt động chưa hợp lý
- Chưa có các chế tài, biện pháp QLMT phù hợp
Ví Dụ:
Khu công nghiệp Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh
và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội có
diện tích 344,4 ha với phạm vi, ranh giới được xác định như
sau:
-

-

Phía Bắc
: Giáp khu dân cư ven sông Cà Lồ thuộc
xã Quang Minh.
Phía Nam
: Giáp đường cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài.
8


-




Phía Đông
Nội.
Phía Tây

: Giáp xã Kim Hoa, huyệnMêLinh, TP Hà
: Giáp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Cở sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Quang
Minh:



Điều kiện về đất đai:

-

Cao độ san nền trung bình 9,8 m
Chất đất: cứng và đã san nền
Nguồn điện:
Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định được lấy
từ tuyến điện cao thế của Thành phố Hà Nội.
Tổng công suất toàn khu khoảng 60.000 KVA.
Mạng lưới điện được cung cấp dọc các đường giao thông
nội bộ trong KCN. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng
trạm hạ thế tuỳ theocông suất tiêu thụ.
Hệ thống thoát nước



-


-



Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt. Nước
mưa được thu gom qua hệ thống cống và thoát ra các sông
trong khu vực. Nước thải được thu gom về Nhà máy xử lý
nước thải của KCN.


Xử lý nước thải và chất thải rắn

Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt
được các Doanh nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn tối thiểu mức
nước C trước khi xả ra hệ thống đường nước thải chung của
KCN. Sau đó, KCN sẽ tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy
định của Chính Phủ Việt Nam.
Chất thải rắn: các Nhà máy trong KCN sẽ ký Hợp đồng
phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải với các Đơn vị có
9


chức năng phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải để vận
chuyển rác thải ra khỏi KCN tránh gây ô nhiễm môi trường.


Hệ thống cung cấp Nước sạch:


Hệ thống cung cấp nước sạch được đấu nối đến tận chân
tường rào từng Doanh nghiệp


-

-

-



Hệ thống giao thông nội bộ trong KCN:
Hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý
để phục vụ cho việc đi lại cho các phương tiện giao thông
đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện
Hệ thống đường khu trung tâm rộng 36m, đường nhánh
rộng 24m.
Hệ thống đường chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các
tuyến đường
Hệ thống cây xanh:

Hệ thống cây xanh chiếm 10-12% diện tích toàn KCN,
kết hợp giữa cây xanh tập trung và cây xanh dọc các tuyến
đường tạo cảnh quan chung của KCN.


Hệ thống thông tin:

Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn

sàng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Hệ thống cáp quang
ngầm được đấu nối trực tiếp đến chân hàng rào của từng
Doanh nghiệp.


Tình hình hoạt động của KCN Quang Minh

KCN Quang Minh hiện có khoảng 150 Nhà máy và các
công ty tư nhận hoạt động. Hàng năm cung cấp ra thị trường
rất nhiều sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau: dệt may, cơ
10


khí, đồ gỗ mỹ nghệ,…Tổng thu nhập bình quân người lao
động khoảng 2.800.000/người/tháng.
Trong số 150 doanh nghiệp có 80 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (chiếm 53,3%). Hàng năm Khu công
nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 1000 tỷ
đồng.
Câu 4: Những vấn đề TNMT ưu tiên trong QH sử dụng
nước mặt
Trong QHMT việc xác định vẫn đề ưu tiên là 1 bước cần
thiết đề tiến hành QH:
- Vấn đề ưu tiên: Qua quá trình phân tích đánh giá ta có
thể xác định được vấn đề môi trường bức xúc nhất là môi
trường nào? Do đó ta có thể xác định được vấn đề nào là vấn
đề ưu tiên.
- Vấn đề TNMT: mỗi khu vực thì có tính đặc thù riêng có
nhiều vấn đề TNMT uu tiên khác nhau. Những vấn đề này sẽ
được nằm trong ưu tiên hàng đầu để giải quyết khi tiến hành

QHMT. Những vấn đề TNMT là vấn đề chịu tác động mạnh
mẽ do quá trình phát triển Kinh tế - XH. Việc xác định được
vấn đề ưu tiên căn cứ vào những đánh giá với các dạng Tn chủ
yếu như là: Nước mặt, Nước ngầm, KK, rừng, đất, thủy văn,
KH,…
- Những vấn đề MT cần Ưu tiên trong quy hoạch sử dụng
nước mặt
+ Vấn đề ưu tiên đầu tiên: Tập trung cho những vùng,
nguồn, lưu vực sông hồ, suối có sử dụng làm nguồn nước cấp
cho mục đích sinh hoạt

11


+ Vấn đề ưu tiên thứ 2: Tập trung cho những vùng,
nguồn, lưu vực sông hồ, suối có sử dụng cho các vùng tưới
tiêu, nuôi thủy sản nhưng ko sử dụng cho mục đích sinh hoạt
+ Các vùng khác
- Lưu ý: Khi QH sử dụng nước mặt phải lưu ý tới :
+ Các vùng dễ bị ngập lụt, thảm họa thiên tai, vùng nhạy
cảm
+ Các vùng có nguy cơ bị ô nhiếm nước do các nguồn xả
thải như: nguồn xả công nhiệp, khai khoáng, gtvt,…
+ Các vùng đã và đang bị ô nhiễm
+ các vùng có nguy cơ hoặc đã và đang chịu tác động do
việc lạm dụng thuốc BVTV hoặc hóa chất nông nghiệp quá
mức
+ Đặc biệt khi tiến hành nghiên cứu các vấn đề ưu tiên
trong QH sử dụng nước mặt cần đứng trên quan điểm tổng thể,
xem xét các yếu tố trong mối quan hệ vùng và liên vùng

Câu 5: Các vấn đề liên quan tới TN đất và các giải pháp
quy hoạch, sử dụng đất tại địa phương
Hiện nay kinh tế đang trên đà phát triển, nhưng sự phát triển
đó ko đi kèm với các giải pháp BVMT đã gây ra hàng loạt các
vấn đề MT đất như: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ô
nhiễm đất.
- Phân tích Nguồn gây ô nhiễm đất:Hoạt động Công nghiệp,
Hoạt động Nông nghiệp đặc biệt là công nghiệp gây ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm => ô nhiễm đất, CTR của CNo thải ra
MT gây ô nhiễm đất
- Suy thoái MT đất, giảm chất lượng đất: dưới tác động CNo,
nông nghiệp
+ Hoạt động công nghiệp: Xả Nước thải gây ô nhiễm nước
mặt, nước ngầm, gây ô nhiếm đất
12


+ Hoạt động Nông nghiệp: sử dụng và lạm dụng Thuốc
BVTV, dư thừa lượng phân bón , canh tác quá mức làm suy
thoái , giảm chất lượng đất
+ Hoạt động khai thác và sử dụng đất chưa hợp lý. Tài nguyên
thiên nhiên, rừng, khoáng sản,…gây ô nhiễm MT đất
Ví Dụ:
Như vậy các vấn đề có liên quan đấn tài nguyên đất như đã
nêu trên thì phải có giải pháp trong quy hoạch , sử dụng đất tại
địa phương 1 cách hợp lý . các giải pháp đó như sau:
- sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện sinh thái ( điều kiện
sinh thái là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, dân số để QH lãnh
thổ,…)
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng PTBV phù hợp với

kế hoạch sử dụng đất của khu vực đã được phê duyệt, phân
vùng chức năng sử dụng đất, quản lý chặt chẽ các nguồn thải,
kiểm kê dánh giá các loại đất
=> Như vậy đối với các giải pháp QH sử dụng đất nêu trên
của địa phương sẽ phần nào khống chế các tác động MT đối
với tài nguyên đất
Câu 6: khái niệm, ưu và nhược điểm của phương pháp ma
trận
QHMT có nhiều phương pháp và công cụ để thực hiện trong
đó phương pháp Ma trận là 1 phương pháp đơn giản và hiệu
quả để nhận dạng tác động và tổng hợp các tài liệu.
- KN: Phương pháp Ma trận là sự phát triển úng dụng của
bảng liệt kê, bảng Ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản
đó, là sự đối chiếu từng hoạt động với các thành phần MT để
đánh giá nguyên nhân và hậu quả với việc cho điểm theo
thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 5 đến 10 hoặc các dạng biểu thị
khác. Tổng số điểm sẽ phản ánh thành phần MT hoặc thông số
MT nào đó cần quan tâm nhất trong QHMT
13


- Ưu điểm
+ Đơn giản, dễ thực hiện
+ Đánh giá nhanh
- Nhược điểm
+ Mang tính chủ quan của các chuyên gia đánh giá
+ khó xác định được đúng và đủ các yếu tố tác động
+ Độ tin cậy thấp
+ một số các yếu tố tác động và chịu tác động nhỏ lẻ dễ bị bỏ
qua

+ Tổng thể của bảng ma trận chưa phải là yếu tố nhất định đối
với người ra quyết định bởi tính chủ quan của nó.
=> Để khắc phục nhược điểm của phương pháp ma trận thì ta
sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác để kết hợp và trong đó
phương pháp ma trận là phương pháp để kiểm tra các phương
pháp khác.
- Ví Dụ:Ma trận dự báo mức độ tác động từ các hoạt động
trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Các yếu tố môi
trường
bị tác động
Môi
trườ
ng
vật

Môi
trườ
ng

Môi trường
KK
Môi trường
nước
Môi trường đất
Môi trường
cảnh quan
Môi trường
sống


XD XD
XD XD HT
HT các
HT thoát
thoát tuyế
cấp nước
nước n kè
điện mưa
thải

XD
đườ
ng
GT

XD
HT
cấp
nước

3

2

1

3

3


3

2

2

1

2

2

3

2

1

2

2

2

1

2

1


1

2

2

2

2

1

1

2

2

2

14


KTMôi
trườ
ng
sinh
thái

Phát triển kinh

tế
HST trên cạn
HST dưới
nước
Tài nguyên
sinh vật

1

1

1

1

1

0

1

1

1

1

1

0


1

1

1

2

2

3

1

1

1

1

1

3

Ghi chú: 3-Tác động mạnh, 2-Tác động trung bình, 1-Tác động
yếu, 0-Không tác động.
Câu 7: Các vấn đề tài nguyên nước và giải pháp QH sử dụng
tài nguyên nước
Trong tình hình phát triển kinh tế , tuy nhiên chỉ tập trung vào sx,

phát triển kinh tế mà không lồng ghép với các vấn đề bảo vệ MT
dẫn đến suy thoái chất lượng MT nước. Trong đó hoạt động công
nghiệp dẫn đến chất lượng nước mặt bị ô nhiễm
- Hoạt động sinh hoạt của người dân:
- hoạt động công nghiệp:
- Hoạt động Nông nghiệp
- Hoạt động khai khoáng
- Hoạt động du lịch , thương mại và dịch vụ : Nguồn thải không
thể tập trung và kiểm soát
* Giải Pháp QH sử dụng tài nguyên nước
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước phù hợp với từng vùng
lãnh thổ
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng nước, chất lượng nước của vùng
nghiên cứu

15


+ Đánh giá và dự báo xu hướng biến đổi của tài nguyên nước
trong tương lai theo các kịch bản phát triển của QH TN nước,
hoặc QH tổng thể phát triển kinh tế - XH
+ phân hạng nước theo mục đích sử dụng
Nước cấp: sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Nước dùng cho tưới tiêu, nuôi thủy sản nhưng ko sử dụng
cho mực đích sinh hoạt
Nước cấp cho mục đích khác
- Tiến hành các biện pháp thực hiện các quy phạm PL về tài
nguyên nước
- Thể hiện tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên nước

=> Kết luận: Đối với các giải pháp QH sử dụng nước nếu trên
cơ sở của địa phương sẽ phần nào khống chế các tác động môi
trường đến MT nước
Câu 8: Nêu định nghĩa , mục tiêu và nguyên tắc của
QHMT
Hiện nay có rất nhiều biện pháp QLMT nhưng QHMT là công
cụ hữu hiệu và có tính chất tổng thể nhất để BVMT
a, Định nghĩa:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về QHMT nhưng chưa có 1
định nghĩa cụ thể nào về QHMT.Theo Luật BVMT 2014:
QHMT là việc phân vùng MT để bảo tồn, phát triển và thiết
lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT gắn với hệ thống giải
pháp BVMT trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng
thế phát triển Kinh tế - XH nhằm đảm bảo PTBV
b, Mục tiêu của QHMT
16


* Mục tiêu có thể phân chia thành:
Mục tiêu đã được xác lập- Một mục tiêu đã xác lập là một
quyết định chính trị thể hiện trong các văn bản luật, nghị định
hay hướng dẫn.
Mục tiêu đang phát triển - Mục tiêu đang phát triển là những
mục tiêu tuy chưa được quy định trong các văn bản pháp lý
song đã được đề xướng và tiến hành một vài bước tại các tổ
chức chính trị
Mục tiêu dự định là những mục tiêu mà một số người cho rằng
nó phải trở thành mục tiêu chung tuy nhiên chưa được chấp
nhận.
* Ngoài ra mục tiêu còn có thể phân chia thành (1) Mục

tiêu lâu dài / mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt
(mục tiêu cụ thể).
- Mục tiêu chiến lược / lâu dài
Trong QHMT, chúng ta đề cập đến sự phát triển xuất phát từ
môi trường, nghĩa là phải tạo ra sự cam kết lâu dài và quan
tâm thường xuyên. Vì vậy cần thiết phải xác định mục tiêu lâu
dài là tìm ra sự cân bằng giữa môi trường và phát triển
(PTBV) trong việc sử dụng đất, sử dụng TNTN lâu dài; đảm
bảo cải thiện, năng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc
cung cấp đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cho cư dân mà không
gây ra suy thoái môi trường. Các mục tiêu lâu dài (goals) được
xác lập dựa trên chiến lược BVMT ở cấp quốc gia, vùng hay
địa phương và điều kiện cụ thể, những vấn đề tài nguyên môi
trường của mỗi vùng. Chúng ta có thể tìm thấy các thông tin
cần thiết trong các tài liệu liên quan.
- Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể thường là những mục tiêu mang tính định
lượng, những tiêu chí phảI đạt được trong một khoảng thời
gian ngắn trước mắt. Vì trong thực tế không thể giải quyết
được tất cả các vấn đề cùng một lúc nên cũng cần phải xác
17


định những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn trước mắt cũng như
cho toàn bộ chu kỳ quy hoạch.
Các mục tiêu cụ thể xác định căn cứ vào các mục tiêu chiến
lược chung cho một quy hoạch có thể rất khác nhau, phụ thuộc
vào phương hướng phát triển mong muốn cũng như những vấn
đề cụ thể do thực tế địa phương đề ra. Để có thể xác định các
mục tiêu cụ thể, chúng ta thường phải tự hỏi: Điều gì làm cho

môi trường của khu vực ở trạng thái như hiện nay. Đâu là các
giá trị về môi trường, tăng trưởng kinh tế hay cách sống mà
chúng ta mong muốn những thay đổi và cải thiện gì về môi
truờng (trong môi trường thiên nhiên, sử dụng đất, hạ tầng cơ
sở môi trường, sưc khoẻ cộng đồng, vệ sinh môi trường, cấp
nước sạch, phòng ngừa ô nhiễm, xử lý chất thải, v.v.)
Các mục tiêu cụ thể về môi trường thường hướng vào các vấn
đề cụ thể đối với các thành phần môi trường khác nhau, ví dụ
như:
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí của các loại khu
chức năng thành thị, tỷ lệ xử lý khí thải công nghiệp, lượng
phát thải khí thải, bụi, vật chất gây ô nhiễm chính của công
nghiệp, tỷ lệ khí hoá nhiên liệu dân dụng ở thành phố.
Tiêu chuẩn chất lượng nước của các loại khu chức năng môi
trường nước, tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp, tỷ lệ đạt tiêu
chuẩn thải của nước thải công nghiệp, tỷ lệ xử lý nước thải
sinh hoạt.
Tiêu chuẩn tiếng ồn, môi trường của các loại khu chức năng
thành thị, giá trị trung bình của tiếng ồn hai bên đường trục
giao thông thành thị, v.v.
Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ % diện tích cây xanh trên diện tích tự
nhiên của thành phố, diện tích m2 cây xanh trên đầu người
dân, số lượng các khu bảo vệ thiên nhiên
=> Mục tiêu cuối cùng của QHMT là: Nâng cao chất lượng và
BVMT để con người có cuộc sống trong lành
18


C, Nguyên tắc QHMT
Nhận dạng các vùng hạn chế, các vùng nguy hiểm , vùng nhạy

cảm về MT, các vùng cần cải tạo nâng cấp,… Các vùng cần
bảo tồn trong QH, các vùng cần ưu tiên bảo vệ, các vùng ô
nhiễm nặng thì có biện pháp giảm thiểu
1. Xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phương liên
quan đến các chính sách của chính phủ ở các cấp khác nhau để
hướng dẫn quy hoạch, trợ giúp cho việc đánh giá.
2. Thiết kế với mức rủi ro thấp. Tạo khả năng mềm dẻo và khả
năng thay đổi có tính thuận nghịch trong các quyết định về sử
dụng đất, cơ sở hạ tầng và sử dụng tài nguyên.
3. Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể
chế, sửa đổi cho thích hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi
thích hợp.
4. Hiểu rõ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng
đất đai cận kề.
5. Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm việc đánh
giá và loại trừ rủi ro, kế họach ứng cứu và giám sát môi
trường. Đưa các biện pháp bảo vệ môi trường vào các quá
trình xây dựng.
6. Đưa các chính sách môi trường và biện pháp bảo vệ môi
trường vào các quy hoạch chính thức.
7. Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối
với các dạng tài nguyên. Thiết kế hệ thống giám sát các hệ
sinh thái.
8. Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng
tài nguyên cảnh quan.
9. Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án mới,
chương trình, chính sách và chiến lược kinh tế địa phương và
vùng; đánh giá công nghệ trên quan điểm tài nguyên, văn hoá
và kinh tế.
19



10. Phân tích tiềm năng/tính khả thi của đất đai, lập bản đồ
năng suất sinh học; xác định mối liên quan giữa kích thước
các khoảnh đất đai và tài nguyên sinh vật. Điều tra một cách
hệ thống các nguồn tài nguyên hiện có, nhận dạng các quá
trình hay chức năng tự nhiên đối với các đơn vị đất đai cùng
các giá trị hiện thời hay tiềm năng.
11. Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy hiểm; các vùng
nhạy cảm; các cảnh quan và vùng địa chất độc đáo; các khu
vực cần cải tạo, nâng cấp; có thể sử dụng thay đổi.
12. Tìm hiểu đặc điểm của các hệ sinh thái; xác định giới hạn
khả năng chịu tải và khả năng đồng hoá, mối liên kết giữa tính
ổn định-khả năng chống trả-tính đa dạng (stability-resiliencydiversity) của các hệ sinh thái; nhận dạng các mối liên kết
giữa các hệ sinh thái.
13. Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác
định các loài chỉ thị chất lượng môi trường. 14. Xác định
những vấn đề sức khoẻ liên quan đến cảnh quan. Nhận dạng
và kiểm soát ngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt.
15. Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi – giải trí. Tìm hiểu mối
liên kết văn hoá giữa sử dụng đất, năng suất và việc tái sử
dụng tài nguyên.
16. Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận của
cộng đồng và thể chế. Phát triển chiến lược để thay đổi giá trị
nhân văn và sự nhận thức ở nơi có thể. Phát triển cách tiếp cận
có tính giáo dục ở mọi cấp độ.
Câu 9: Nội Dung Quy Trình Thực Hiện và Giám Sát
QHMT, Làm Rõ Vai Trò Của Giám Sát QHMT Trong 1 đồ
án QHMT
- Giám sát MT: là khâu cuối cùng trong các bước triển

khai của đồ án QHMT
- Mục đích của giám sát QHMT
20


+ kiểm soát việc thực hiện của 1 kế hoạch dự án, 1 quy trình
thực hiện
+ Kiểm tra giám sát các nội dung đã đc đề xuất đưa ra trong
QH BVMT có đảm bảo được đúng nội dung kế hoạch Tiến độ
hay ko?
+ Giám sát có thực hiện các vấn đề ưu tiên hay ko?
+ Giám sát việc tuân thủ, thực hiện QHT, những yếu tố ảnh
hưởng đến đồ án QHMT
- Vai trò của Giám sát trong QHMT. Có vai trò quan
trọng trong QHMT
+ Kiểm soát mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng
+ Kiểm soát mức độ thiệt hại, quy mô sản xuất
+ Xem xét tiềm năng xây dựng, năng lực quản lý của địa
phương
+ xem xét khả năng đáp ứng các nguồn TNTN, tiềm lực huy
động TNTN
+ Xem xét tính chất và mức độ của từng vấn đề tài nguyên MT
Câu 10 Các vấn đề MT đô thị VN và các giải pháp QH
* các vấn đề MT đô thị
Hiện nay đô thị VN chiếm khoảng 30% số lượng dân số của
Vn, các đô thị VN đang ngày càng gia tăng và ngày càng gây
tác động đến MT khu vực và vùng khác.
- Sử dụng đất
- Bê tông hóa
- Di Dân

- Phá thảm thực vật
- Phá vỡ quy hoạch sử dụng đất
- CTR
- Ô nhiễm MT nước
21


- Ô nhiếm MT KK
* Giải pháp QHMT đô thị
- Lưu ý đến chức năng sử dụng đất của từng phân hạng đất
- Lưu ý đến chức năng cây xanh
- Lưu ý đến chức năng cảnh quan
- Giúp phân cấp mức độ ưu tiên trong QH sử dụng ,đất đô thị,
khôi phục hiện trạng MT đô thị đặc biệt MT nước, tổ chức ko
gian lãnh thổ, cơ sở hạ tầng như: nhà, khu vui chơi giải trí, cây
xanh,... Dảm bảo công bằng XH trong QHMT đô thị
- Hỗ trợ phát triển các ngành nghề địa phương
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp
- Xúc tiến các dự án phát triển có cây xanh, giảm khí nhà kính,
sx sạch hơn, tái sử dụng chất thải, tận thu nguyên nhiên liệu
=> chú ý: áp dụng các công nghệ mới, kêu gọi đầu tư vào các
dự án phúc lợi XH, Các hoạt động góp phần giảm thiểu ô
nhiễm, xử lý CTR, CTNH. Thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm
tránh lãng phí các nguồn nguyên liệu không tái tạo được, tăng
cường hiểu biết của mọi người về MT. Hỗ trợ kêu gọi các
chương trình về nâng cao nhận thức PTBV
* Kết Luận: Với các giải pháp trên trong QH đô thị có lồng
ghép các yếu tố BVMT
Câu 11 Nêu khái niệm, ưu và nhược điểm của phương
pháp Mô hình hóa

- Khái niệm: Phương pháp mô hình hóa là phương pháp tiếp
cận toán học mô phỏng quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân
tán, pha loãng,...) về thành phần và khối lượng của các chất ô
nhiễm theo ko gian và thời gian. Đây là 1 phương pháp có
mức độ định lượng và độ tin cậy cao trong việc mô phỏng các
quá trình vật lý, hóa học trong tự nhiên và dự báo tác động
MT, tải lượng ô nhiễm, kiểm soát nguồn ô nhiễm.
22


- Các mô hình đang đc áp dụng rộng rãi trong phương
pháp này bao gồm:
+ Mô hình chất lượng kk Mô hình Gauss. Dự báo phát tán bụi
FONO
+ Mô phỏng diễn biến chất lượng nước: Dự báo phát tán ô
nhiễm hữu cơ, dự báo phát tán các chất dinh dưỡng, dự báo
phát tán các chất độc bền vững,..
+ Mô hình dự báo lan truyền dầu
+ Mô hình dự báo lan truyền trấn động
-Ưu điểm
+ Độ tin cậy cao
- Nhược điểm
+ Phải lựa chọn đúng mô hình để mô phỏng gần đúng với
điều kiện tự nhiên của vùng
+ Số liệu đầu vào phải đầy đủ chính xác,
+ Mô hình cần phải được kiểm chứng với kết quả thực tế
- Ví Dụ:
Câu 12: Các Bước Trong QHMT
Quy trình QHMT bao gồm 6 bước
b1: Xác định ĐK tự nhiên, Kinh tế - XH

Điều tra thu thập thông tin về ĐK tự nhiên: vị trí địa lý, khí
hậu, thủy văn,…
Điều tra thu thập thông tin về Kinh tế - XH, lịch sử hình
thành, phát triển, truyền thống, văn hóa, truyền thống, văn
hóa, các loại hình sản xuất đặc thù,…
Điều tra về tài nguyên
b2: Xác định các vấn đề MT bức xúc
23


xác lập và nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề MT bức xúc cần
giải quyết, đánh giá mức độ ô nhiễm MT hiện trạng, mức độ
suy thoái sức khỏe cộng đồng
b3: Mục tiêu quy hoạch MT
Xác định được mục tiêu quy hoạch
- Cải thiện chất lượng MT
- Giảm thiểu ô nhiễm
- Quản lý chất thải, quản lý các nguồn phát tán ô nhiễm,
xử lý chất thải
b4: Thiết kế quy hoạch
Tổ chức không gian, quy hoạch các đặc điểm sx, quy hoạch
các đặc điểm xử lý chất thải ( trạm xử lý nước, khu vực trồng
cây xanh,…)
b5: Thiết lập công cụ hỗ trợ quy hoạch
Xây dựng các công cụ hỗ trợ quy hoạch, các công cụ về kinh
tế, nhân lực, vật lực, sản xuất sạch hơn, chế tài về quản lý
b6: Quản lý
Tổ chức quản lý đề án quy hoạch quản lý MT để đề án được
thực thi, triển khai theo đúng kế hoạch phương án tiến độ đề ra
CHƯƠNG 1 ĐÔ THỊ

Vấn đề 1: HTMT khu đô thị
Gia tăng việc tiêu thụ TNMT: năng lượng, vật phẩm,
nguyên vật liệu…làm suy giảm TN.
ÔNMT do gia tăng chất thải(rác thải, nước thải, khí
thải..). Chất thải do đô thị thải ra cao gấp 2-3 lần người dân ở
nông thôn nhưng lại chưa được thu gom triệt để
Ô nhiễm MT nước: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
ở các đô thị vốn đã yếu kém, khi quy hoạch cải tạo, mở rộng
24


đô thị lại không chú ý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ
thống xử lý và thoát nước đô thị. Hầu hết các nguồn nước thải
sinh hoạt đều không được xử lý, đổ thẳng ra nguồn tiếp nhận
gây ô nhiễm MT nước mặt.
Suy giảm trữ lượng và chất lượng nước ngầm do đặc tính
vùng chứa đất; thẩm thấu và rò rĩ nước bề mặt đã bị ô nhiễm;
do thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất hợp
lý; do hiện tượng nước biển dâng dẫn đến hiện trạng xâm nhập
mặn vào các tầng chứa nước ven biển.
Ô nhiễm MT không khí: Chủ yếu do hoạt động GTVT,
hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của dân
cư và xử lý rác thải. Trên các tuyến đường đô thị, hầu hết các
ngã ba, ngã tư đều có nồng độ bụi vượt qua tiêu chuẩn cho
phép.
Ô nhiễm MT đất: Nước thải từ các khu dân cư tập trung
khoogn qua xử lý xả vào MT, theo kênh mương ngấm vào đất,
gây ÔNMT đất và làm thay đổi hàm lượng chất hóa học trong
đất.
ÔN tiếng ồn: là 1 dạng ô nhiễm đặc trưng của các khu đô

thị, chủ yếu phát sinh do hoạt động giao thông, nhà máy…ÔN
tiếng ồn gây ra nhiều phiền toái cho cư dân và du khách, gây
mất ngủ,giảm thính lực, giảm hiệu quả lao động.
ùn tắc giao thông: Diện tích đất giao thông không đủ,
mạng lưới giao thông phân bố không đồng đều dẫn đến hiện
tượng ùn tắc.
Diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm, ảnh hưởng tới vấn
đề an ninh lương thực.
25


×