Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CÂU hỏi ôn tập môn QUẢN lý lưu vực SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.02 KB, 20 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG
1. Khái niệm lưu vực sông? Nêu các đặc trưng cơ bản của lưu vực
sông? Chức năng của LVS?


Khái niệm
Lưu vực là phần diện tích mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước
khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát ra tại 1 cửa duy nhất
Lưu vưc sông là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước ( hay
còn gọi là đường phân thủy ) trên mặt và dưới đất
LVS: Là phần diện tích mặt đất mà nước trên đó sẽ chảy ra sông ((kể
cả nước mặt và nước ngầm) hướng tới điểm nào đó hoặc cửa sông và
cuối cùng ra biển

 Đặc trưng cơ bản của LVS:
 Chức năng:
LVS có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với con người, có thể
ví như 1 cỗ xe sinh học của hành tinh cung cấp nguồn sống và nuôi
dưỡng sự sống của con người và các cộng đồng sinh học trên LVS
- Duy trì hệ sinh thái
LVS là hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên
thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn để
nhận được lượng nước phục vụ cho con người và hệ sinh thái.
LVS cung cấp không gian sống cho sinh vật
- Phát triển kinh tế
LVS không chỉ cung cấp không gian sống cho sinh vật mà còn cho cả
con người. Sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững nếu không được
cung cấp đủ nước về không gian và thời gian, số lượng và chất lượng.
- Phát triển xã hội
Theo ranh giới, LVS thường xuyên quốc gia, có thể tồn tại nhiều ngôn
ngữ, tộc người, hình thành nhiều nền văn hóa khác nhau.


Chức năng hàng hóa hoặc dịch vụ cho loài người, trực tiếp hoặc không
trực tiếp từ sông và hệ sinh thái của nó để đáp ứng nhu cầu của con
1


người

Chức

Chức năng sản

Chức năng điều

chuyên chở

xuất

tiết

Vận tải thủy

Cấp

Lấn

năng

chiếm

bờ


nước

Khả năng làm

(công

sạch

sông

nghiệp đô thị )

Giảm thiểu lũ,

Ổn định vùng bờ

Thủy điện

hạn



Du lịch và

Sức khỏe

hình thành vùng

giải trí


Đẩy mặn

đồng

Nông nghiệp

Chu trình thủy

bằng

Đánh bắt cá

văn

Rừng

Hệ

sinh

thái

nước,
ven sông, đầm
phá...

2.Trình bày ý hiểu của anh (chị) về Quản lý tổng hợp lưu vực sông?
So sánh Quản lý THLVS với khái niệm Quản lý tổng hợp Tài
nguyên nước?

Quản lý THLVS là quá trình phối hợp cho việc bảo tồn, quản lý và phát
triển tài nguyên nước,đất và những tài nguyên liên quan khác giữa các
ngành trong m các ngành trong một lưu vực sông, để tối đa lợi ích kinh tế
và xã hội đạt được từ TNN một cách công bằng trong khi vẫn bào toàn và
phục hồi được hệ sinh thái nước ngọt ở những nơi cần thiết phải bảo vệ
Quản lý THLVS là quản lý toàn bộ những gì trên LVS bao gồm:
+ Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
+ Quản lý quy hoạch sử dụng đất
2


+ Các chính sách của nhà nước về LVS
+ Kiểm soát xói mòn
+ Quản lý môi trường
+ Các chính sách khác
So sánh QLTHLVS và quản lý THTNN
QLTHTNT là quá trình bao gồm tất cả hoạt động liên quan đến nước bắt
đầu từ đánh giá tài nguyên nước ( đánh giá nguồn nước, môi trường ) quy
hoạch và thiết kế các công trình khai thác và sử dụng, đến thi công xây
dựng và quản lý vận hành hệ thống nguồn nước
3. Trình bày và phân tích 4 nguyên lý Dublin về QLTHTNN
-Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ suy thoái, tối cần
thiết cho sự sống, phát triển và môi trường. Vì nước là cần thiết cho cuộc
sống, nên việc quản lý tốt các nguồn nước đòi hỏi một tiếp cận tổng thể
nhằm phối hợp sự phát triển kinh tế – xã hội với việc bảo vệ các hệ sinh
thái tự nhiên. Một sự quản lý hiệu quả đạt đựpc khi sử dụng tổng thể và
hài hoà đất và lưu vực nước mặt hoặc nước ngầm.
-Nguyên tắc 2: Quản lý và phát triển nguồn nước cần dựa trên cách tiếp
cận cùng tham gia của người dùng nước, người lập kế hoạch và quyết
định chính sách ở mọi cấp. Để làm được việc này, các nhà hoạch định

chính sách cũng như toàn bộ dân chúng cần phải ý thức được tầm quan
trọng cuả nguồn nước . Các quyết định phải được lựa chọn ở cấp có thẩm
quyền thấp nhất,thống nhất với ý kiến quần chúng và bằng liên kết các
người sử dụng vào việc kế hoạch hoá và thực hiện các dự án về nước.
-Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong cấp nước, quản lý và
bảo vệ nguồn nước. Sự thiết lập thể chế liên quan đến khai thác và quản
lý nước thường rất ít khi quan tâm đến vai trò trung tâm của phụ nữ,
những người sử dụng nước và bảo vệ môi trường sống. Việc thông qua và
áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi người ta phải quan tâm hơn nữa đến các
nhu cầu đặc biệt của phụ nữ và cần thiết phải cho phụ nữ các phương tiện
và cơ hội tham gia chương trình nước ở mọi cấp, kể cả việc đề xuất và

3


thực hiện các quyết định về chính sách nước.
-Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng cạnh tranh
và phải được coi như hàng hoá. Theo tinh thần của nguyên tắc này, đầu
tiên là phải công nhận quyền cơ bản của con người là có được một dịch
vụ cung cấp nước và vệ sinh thích ứng với giá hợp lý. Giá trị kinh tế của
nước từ lâu nay đã không được biết đến. Điều đó dẫn đến việc lãng phí
nguồn tài nguyên này và khai thác nó một cách bừa bãi mà không đề cập
đến vấn đề môi trường. Coi nước như một hàng hoá kinh tế nên phải quản
lý, sử dụng và bảo vệ nó có hiệu quả.
4. Trình bày nguyên tắc quản lý và nội dung quản lý LVS?
• Theo như Điều 4 của ND 120/2008 về quản lý lưu vực sông của Chính phủ,
Nguyên tắc quản lý lưu vực sông dựa theo cáo nguyên tắc sau:
1. Tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia
cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công
bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân

trong cùng lưu vực sông.
2. Các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân phải
cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông theo quy định
của pháp luật; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước mang
lại và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải trên lưu vực sông phải
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước với việc bảo
vệ môi trường, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong
lưu vực sông.
5. Quản lý tổng hợp, thống nhất số lượng và chất lượng nước, nước mặt và nước
dưới đất, nước nội địa và nước vùng cửa sông ven biển, bảo đảm tài nguyên
nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu.
6. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý, các bên cùng
có lợi trong bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước,

4


phòng, chống tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước quốc tế trong lưu
vực sông.
7. Phân công, phân cấp hợp lý công tác quản lý nhà nước về lưu vực sông; từng
bước xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực sông, huy động
sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và tranh
thủ sự tài trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ tài
nguyên nước lưu vực sông.
• Theo như Điều 5 của ND 120/2008 về quản lý lưu vực sông của Chính phủ,
Nội dung quản lý lưu vực sông bao gồm những nội dung chính sau:
1. Xây dựng và chỉ đạo công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu
vực sông, lập danh mục lưu vực sông, xây dựng cơ sở dữ liệu và danh bạ dữ liệu

môi trường – tài nguyên nước lưu vực sông.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
3. Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường nước, ứng phó sự cố môi trường
nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực
sông.
4. Điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông;
chuyển nước giữa các tiểu khu vực trong lưu vực sông, từ lưu vực sông này sang
lưu vực sông khác.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và xử lý các vi
phạm quy định về quản lý lưu vực sông; giải quyết tranh chấp giữa các địa
phương; giữa các ngành, giữa các tổ chức và cá nhân trong khai thác, sử dụng,
thụ hưởng các lợi ích liên quan đến môi trường, tài nguyên nước trên lưu vực
sông.
6. Hợp tác quốc tế về quản lý, khai thác và phát triển bền vững lưu vực sông;
thực hiện các cam kết về nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
7. Thành lập tổ chức điều phối lưu vực sông.
5. Phân tích vai trò của cộng đồng trong quản lý LVS (trách nhiệm,

quyền lực)? Đề xuất các biện pháp nâng cao vài trò cộng đồng? Cho

5


ví dụ phân tích
Quy hoạch tài nguyên nướcnhằm đánh giá các vấn đề cung và cầu trong khi
đưa lợi ích, yếu tố cộng đồng, và các vấn đề môi trường vào xem xét và sau
đó đề xuất chiến lược để giải quyết các nhu cầu trong tương lai dựa trên đầu
vào đó. Quá trình lập quy hoạch và ra quyết định nên có sự tham gia của các
bên liên quan chịu ảnh hưởng của nó.

Các nhà cung cấp nước ngày nay phải tìm cách cân bằng các nhu cầu trong
khi vẫn phải cung cấp sản phẩm an toàn, có chất lượng, giá cả phải chăng
cho khách hàng của họ. Quá trình lập quy hoạch tài nguyên nước hướng đến
việc xây dựng khung tài ra quyết định về giá trị cộng đồng cũng như các tiêu
chuẩn kỹ thuật và chi phí. Vì vậy, quá trình quy hoạch phải được thiết kế để
không chỉ thu hút sự quan tâm của cộng đồng, mà còn để sử dụng điều đó
một cách có ý nghĩa trong quá trình ra quyết định. Lợi ích của có sự tham gia
của cộng đồng như sau:
• Thể hiện sự cam kết tiện ích của đầu tư mang lại hiểu quả khi cạnh tranh;
• Nghe và học tập từ cộng đồng;
• Tăng cường tiếp cận thông tin chính xác về chất lượng và số lượng nước
hiện tại và nguồn nước bị ảnh hưởng khác để tăng mức độ tin cậy của các
tiện ích cung cấp và đảm bảo kênh thông tin được truyền đạt thông qua các
phương thức khác.
• Tăng cường sự hiểu biết cơ bản của cộng đồng về những quy định về chất
lượng nước ở mức độ mà yêu cầu đã được tăng lên đáng kể về chi phí và
công nghệ xử lý tiên tiến tốn kém hơn.
• Tăng cường hỗ trợ của cộng đồng cho việc cân bằng phát triển nguồn tài
nguyên nước hạn chế và ngày càng nhấn mạnh vào việc sử dụng nước
hiệu quả.
• Cung cấp thông tin nhiều hơn và tốt hơn hoặc là chọn lọc thông tin kém giá
trị.
• Đơn giản hóa các quyết định phức tạp về các khoản đầu tư dài hạn trong
tương lai của cộng đồng bằng cách xây dựng một sự úy thác cho công

6


đồng phát triển tài nguyên nước chất lượng và bền vững.
• Giảm khả năng thất bại kéo dài với đối thủ của cạnh tranh của một dự án,

vụ kiện, và tỷ lệ giấy phép có thể bị từ chối.
 Liên kết quy hoạch tài nguyên nước và sự tham gia của cộng đồng có thể
tạo thêm uy tín cho một dự án.
 Sự tham gia của cộng đồng có thể giúp thu được những hỗ trợ cần thiết để
phát triển một dự án.
 Sự tham gia của cộng đồng có thể giúp dự án thành công bằng cách giảm
nguy cơ thất bại, đảm bảo phù hợp với cơ quan quản lý, và được chấp
nhận với công chúng và bầu các viên chức.
Một trong những yếu tố cần thiết để lập thành công một quy hoạch đó là sự
tham gia của cộng đồng. Quy trình thành lập quy hoạch có sự tham gia:
Sau khi xác định các yếu tố của quá trình lập kế hoạch mà sẽ cần phải giao
tiếp với các hoạt động cớ sự tham gia của cộng đồng, một kế hoạch làm
việc phải được chuẩn bị. Kế hoạch làm việc sẽ phác thảo các nhiệm vụ
đặc hiệu được thực hiện trong các buổi thảo luận song song với các quá
trình quy hoạch tài nguyên nước. Những hoạt động này bao gồm:
• Xác định các bên liên đới;
• Xác định các kỹ thuật tham gia của cộng đồng;
• Kết hợp các hoạt động tham gia của cộng đồng với các thành phần quy
hoạch tài nguyên nước.
- Xác định các bên liên đới: Công chúng không phải là một nhóm, nhưng
nhiều nhóm hay cá nhân mỗi người lại có những quan điểm khác nhau về
các tiện ích hoặc thể chế, các vấn đề, và các giải pháp tiềm năng.
Các nhóm hoặc cá nhân quan tâm được gọi là các bên liên quan vì họ có
đóng góp trong các kết quả của các quyết định. Điều quan trọng là các
bên liên đới không chỉ giới hạn cho các nhóm hoặc cá nhân có lợi trong
quá trình lập kế hoạch tài nguyên nước hoặc có mỗi quan hệ gần gũi với
nhau. Các bên liên đới thường bao gồm các nhóm đối lập và những người
gièm pha quyền lợi của nhau.

7



Quản lý dự án thường nghĩ rằng họ biết và hiểu được mối quan tâm của các
bên liên quan, nhưng những nhận thức này là đôi khi sai hoặc đã thay đổi
theo thời gian. Để đảm bảo rằng quan điểm của các bên liên đới được
hiểu rõ ràng, lịch phỏng vấn một-một với những người nhiều khả năng có
thể hình thành ý kiến đóng góp cho dự án nên được sắp xếp. Các cuộc
phỏng vấn này thường chính xác hóa những phỏng đoán được hình dùng
trước đó về ý kiến của dư luận. Những cuộc phỏng vấn là cơ hội để đo sự
tín nhiệm của tổ chức, tiếp tục mở rộng mạng lưới của các bên liên đới
của dự án, và có kế hoạch phổ biến thông tin.
- Xác định kỹ thuật: Khi lựa chọn các kỹ thuật tham gia, nhu cầu của dự
án phải được liên kết với những kỳ vọng của các bên liên đới, văn hóa tổ
chức của chủ sở hữu, và thời gian và tiền bạc có sẵn để trả cho cộng đồng
tham gia. Một số kỹ thuật phù hợp cho việc cung cấp thông tin cho cộng
đồng, một số khác lại phù hợp hơn cho cách thông tin liên lạc hai chiều,
trong khi có những kỹ thuật khác cho phép các bên liên đới tham gia
trong một số khía cạnh của việc ra quyết định dự án. Các dự án nguồn
nước rất có thể sẽ sử dụng một số kỹ thuật từ cả ba loại trên. Những nỗ
lực nên tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất liên quan đến các
phương án cung cấp nước.
Biện pháp
-

Cần xây dựng mô hình quản lý có sự liên kết hữu cơ giữa nhà
quản lý, đài khí tượng thủy văn, nhà quản lý LVS và người dân

- Chuyển giao trách nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa
phương, tăng cường sự phối hợp giữa chủ đầu tư và chính
quyền địa phương

- Tỉnh cần có quy chế xã hội hóa để mọi người, mọi ngành, mọi
cấp tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình quy hoạch và
giám sát quá trình xây dựng. Nhìn chung, yêu cầu hàng đầu của
việc thực hiện sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo quyền tiếp
cận thông tin của cộng đồng.

8


- Khi quy hoạch và xây dựng cần tham khảo thêm ý kiến của tất
cả các ban ngành liên quan để đảm bảo sự thống nhất trong định
hướng và quy hoạch thủy lợi và cấp nước.
6. Trình bày và phân loại các loại nhu cầu sử dụng nước chủ yếu? Ví dụ?

Nhu cầu sử dụng nước cho con người
Nhu cầu sử dụng nước cho HST
+ Nước sinh hoạt: nước ăn uống đòi họi + Yêu cầu nước môi trường là yêu cầu
chất lượng cao và nước cho tắm rửa và nước cần cho việc duy trì cấu trúc và
các yêu cầu vệ sinh hằng ngày thường các chức năng của hệ sinh thái nước
được tính bằng lít trên đầu người. Tiêu trên LVS nh trên LVS nhằm đảm bảo
chuẩn

nước

hiện

nay

là


120 cho các h o cho các hệ sinh thái này

lít/người/ngày, nhưng thực tế, hơn 85% thái này tồn tại và phát triển một cách
số dân nông thôn đã được sử dụng bền vững
nước hợp vệ sinh với số lượng Ví dụ: nhu cầu nước cho sự sinh
60lít/người/ngày.

trưởng và phát triển của tôm cua cá

+ Nước sử dụng cho sản xuất và đời + Dòng chảy môi trường là một thành
sống: nước dùng cho tưới tiêu nông phần dòng chảy mà con người trong
nghiệp, nước cung cấp cho sản xuất quá trình sử dụng nước cần phải bảo
công nghiệp, nước cho phát điện, giao đảm duy trì thường xuyên trong sông
thông thủy, nuôi trồng thủy hải sản, cho để nuôi dưỡng và phát triển các hệ
du lịch

sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và

Chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: dân các chức năng của dòng sông.
số và sự gia tăng dân số, mục tiêu sử
dụng nước, mức độ phát triển kinh tế,
các công nghệ được sử dụng trong sản
xuất nông, công nghiệp, mức độ hiệu
quả trong sử dụng nước, mức sống
phong tục tập quán của con người.
Ví dụ: sử dụng nước cho hoat động
nuôi trồng thủy hải sản, cho hoạt động
du lịch, vui chơi giải trí.

9



7. Tại sao phải quản lý nhu cầu nước? Trình bày các biện pháp quản lý

nhu cầu sử dụng nước? ( trang 68 )
 Vấn đề quản lý nước theo nhu cầu là vô cùng cần thiết, trong đó chủ
yếu là khắc phục dần tình trạng suy thoái nguồn nước và đáp ứng yêu
cầu của phát triển bền vững
- Sử dụng nước hiện nay và trong tương lai không ngừng tăng,
nhưng nguồn nước có thể sử dụng lại có giới hạn
- Nguồn nước của nhiều LVS đang bị suy thoái rất nhanh do sử dụng
quá mức và ô nhiễm nguồn nước, càng làm giảm nguồn nước sạch
có thể sử dụng
- Chi phí khai thác các nguồn nước mới sẽ ngày càng cao hơn trước
vì các nơi chi phí thấp đã khai thác hết rồi
- Càng ràng buộc do hạn chế vốn đầu tư càng đòi hỏi phải sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước LVS
- Sư thiếu nước đang xẩy ra ở nhiều nơi trên các LVS hiện nay và xu
thế ngày càng nghiêm trọng hơn
- Khả năng duy trì nguồn nước của môi trường của LVS bị giới hạn
trong 1 mức nhất định
 Quản lý nước theo nhu cầu sẽ giúp chúng ta đạt được các mục
tiêu mong muốn:
- Giữ gìn nguồn nước được bền lâu cho cả thế hệ tương lai sử dụng
- Giới hạn được lượng nước đang sử dụng gia tăng rất nhanh trong
đó có một phần không nhỏ do lãng phí
- Đảm bảo phân phối nước cho người dùng được công bằng
- Góp phần bảo vệ tốt môi trường lưu vực
- Thu được tối đa hiệu quả kinh tế xã hội đối với sử dụng 1 thể tích
đơn vị nước dùng

- Tăng hiệu quả của việc sử dụng nước
 Biện pháp quản lý:
Kĩ thuật

Kinh tế

Hành

10

Luật

Giáo

Vận hành


Phát triển

Bằng các

chính
Ban

việc ứng

cách

hành


hành

cao nhận

quy trình

dụng các

cấp, đánh

các quy

các

thức

vận hành,

phương

thuế

định về

quy

khuyến

dẫn nước


pháp

dụng nước

cấp

định

khích

hợp lý để

trợ
sử

pháp
Ban

dục
Nâng

Xây dựng
và

quản

lý

và


mức

phép

về

người

tăng

cao

bảo

vệ

giá

để

khai

pháp

dùng

hiệu

quả
và


nước, xử

quản lý sử

thác sử

luật

nước tiết

dẫn

lý nước,

dụng nước

dụng

đối với

kiệm

dùng

kiểm soát

tiết kiệm

nước,


sử

nước và

nước, đáp

các quy

dụng

giảm

ứng

nhu

thoát

tắc

nước

lượng

cầu

của

nước, các


chính

như là

nước

người

PP canh

sách

luật tài

dùng

dùng

tác

phù

quản lý

nguyên

cũng như

hợp


để

sử

nước,

tham gia

nâng cao

dụng

các

bảo

hiệu quả

nước

quy

nguồn

sử dụng

định

nước


nước

về xử

sự

thất

và

phạt
đối với
các
hành
vi làm
tổn hại
đến tài
nguyên
nước

11




8. Trình bày các nguyên nhân, tác hại và các biện pháp giảm thiểu thiệt

hại do hạn hán gây ra?( 95)
- Phân loại

+ theo pp khí tượng ( ít mưa )
+ theo pp thủy văn ( dòng chày kiệt )
+ theo pp nông nghiệp ( điều kiện không đáp ứng cho trồng trọt và chăn nuôi
và gây ra giảm sản phẩm nông nghiệp và tổn thất của thực vật)
- Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan:
Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc
nhất thời thiếu hụt.
Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh
năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.
Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung
bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các
vùng, kể cả vùng mưa nhiều.
Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa
hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung
quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác
biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn
hán gắn liền với định loại về hạn hán.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra:
Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt
nguồn nước;
Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước
(như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn
nước;
Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho
nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại

12



bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí
xây dựng công trình lớn...
- Tác hại
+ Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức
khoẻ con người.
+ Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến
tranh do xung đột nguồn nước.
+ Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài
động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy
rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được.
+ Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm
diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây
lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động
nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản
phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình
vận hành.
+ Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời
gian khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế-xã hội, đặc biệt
là nguồn nước và sản xuất nông nghiệp.
+ Cháy rừng: Khi một đốm lửa nhỏ phát ra, nó sẽ nhanh chóng thiêu rụi toàn
bộ khu rừng nhờ những đám lá cây khô cong.
- Biện pháp giảm thiểu
+ Khai thác hệ thống theo dõi hạn hán để giám sát tình hình của hạn hán,
cung cấp thông tin cho những người ra quyết định cũng như người dùng
nước
+ Thực hiện thay đổi các nguyên tắc quản lý vận hành các hồ chứa nước và
nước ngầm phù hợp với việc chống hạn hán của vùng
+ Thực hiện các chính sách dẫn nước và phân chia nước bắt buộc đối với tất
cả mọi người dùng
+ Chuẩn bị và thực hiện các biện pháp trước khi có hạn hán, giúp chúng ta


13


chủ động phòng ngừa chống hạn. Thực hiện chương trình “tiết kiệm nước để
giảm nhẹ tác động của hạn hán”
+ Trồng các loại cây có thể chịu được hạn và thay đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp với tình trạng hạn hán
+ Xem xét các diện tích cần phải tưới nước và thực hiện các biện pháp tưới
tiêu thích hợp
+ Mở rộng việc sử dụng nước có chất lượng thấp hơn để dùng cho tưới
+ Thực hiện các công cụ và cách thực hành để giảm nhu cầu nước dùng cho
sinh hoạt, đô thị, nghỉ ngơi, giải trí, bao gồm việc dùng nước chất lượng thấp
cho sử dụng tưới ở sân gôn, vườn hoa
+ Ngừng việc cung cấp nước bằng đường ống mà thay bằng cách vận chuyển
bồn chứa  giảm lượng nước sử dụng
+ Thực hiện chính sách giá nước bắt buộc đến thể tích nước sử dụng, kiểu sử
dụng nước và hiệu quả sử dụng nước
+ Thực hiện và khuyến khích cho việc giảm nhu cầu và lượng nước sử dụng,
phạt thích đáng các trường hợp dùng nước quá mức và làm suy thoái nguồn
nước
9. Trình bày các nguyên nhân, tác hại và các biện pháp giảm thiểu thiệt

hại do lũ lụt gây ra? ( 77)
Lũ là một trong những dạng thiên tai có thể gây nhiều nguy hiểm và thiệt
hại cho con người và phát triển kinh tế xã hội
Lụt xảy ra do nước tích lại trên một bề mặt không có khả năng thấm nước.
Ví dụ: mưa sẽ làm ẩm mặt đất nhưng mưa kéo dài làm giảm và làm mất khả
năng thấm nước của đất nên nước sẽ đọng lại trên mặt đất. Nếu mưa kéo dài
lượng nước sẽ tăng trong khi nước mất đi do bay hơi không đáng kể sẽ dần

dần gây ra lụt. Hoặc có thể xảy ra lụt do nhiều cơn bão tràn qua.
- Nguyên nhân
Lụt ven sông

Lụt hạ lưu

14

Lụt

Lụt

do

ven

thảm họa

Lụt do con
người


biển
+ Lụt chậm: do mưa kéo

Tt thường do

Do những

Các


dài (thường gặp ở các

ảnh hưởng

cơn

nguyên

người gây

vùng nhiệt đới) hay do

kết

hợp:

biển dữ dội

nhân khác

ra với kênh

tuyết tan nhanh (thường

sức

gió

hay


thảm

do vỡ đê,

đào

ở vùng ôn đới) làm

mạnh của

họa

khác

động đất,

đường ống.

lượng nước đổ xuống

bão

như

sóng

núi lửa

vượt mức chứa của kênh


triều dâng

đào hay sông ngòi. Mưa

cao.

làm

bão

nạ

do con

thần.
X.

rào, mưa bão, áp thấp
nhiệt

đới



những

nguyên nhân khác của
lụt loại này.
+


+Lụt nhanh: xảy ra
nhanh chóng và thường
do các cơn bão mạnh.
- Tác hại
 trước mắt
+ Phá hủy vật chất: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các
công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà
cửa,...
+ Thương vong: người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn do
ngập nước gây ra.
 Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: nước bị
ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên
đường phố, nhà, khu vực các vòi nước công cộng,... Gây khan hiếm
nước uống và nhiều tình trạng khác.
 Bệnh cho người và động vật: do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa
vào nước để phán tán. Trong điều kiện ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh và
15




lây lan, bởi đa số dịch bệnh đều truyền qua đường nước nhanh hơn là qua
không khí, chẳng hạn dịch tả.
 Thiệt hại trong nông nghiệp: gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể làm
giảm năng suất, là nguyên nhân gây ra mất mùa, gây khan hiếm lương
thực Lâu dài: Gây khó khăn cho nền kinh tế: giảm "tức thời" các hoạt
động du lịch, chi phí cho tái xây dựng, đồng thời đẩy mạnh việc tăng giá
các mặt hàng lương thực thực phẩm,...


16


Thiệt hại trực tiếp

Thiệt hại gián tiếp

Thiệt hại không thấy rõ và khó đo đạc

+ nhà cửa, công trình

+ sự đình trệ thương mại, sản xuất

+ chết người

+ thiết bị máy móc

+ sự đình trệ trong điều kiện sống,

+ ốm đau

+ mùa màng

giao thông

+ căng thẳng tinh thần

+ vật nuôi

+ các dịch vụ công cộng


+ sự lo lắng

+ công trình công cộng
- Giải pháp

+ các chi phí khác

+ chất lượng môi trường

Xây dựng và phát

Các biện pháp

Biện pháp bảo vệ

triển

sách

giảm nhẹ cường

và cải tạo dòng

quản lý lũ
+ Đưa ra các biện

độ lũ
Q + QL bảo vệ lưu


sông
+ Hạn chế xói lở bờ

+ Quản lý và giảm

V + QH sử dụng đất trên

pháp phòng chống và

vực nhất là bảo vệ

và nâng cao khả

nhẹ thiệt hại do lũ lụt

LV, + QL bảo vệ rừng

giảm nhẹ tổn thất

rừng đầu nguồn

năng thoát lũ

chính

Quy hoạch và quản ƒ

+ Sử dụng biện

Biện pháp công

trình

+ HT đê, kè, đập mỏ

+ Xây dựng đê, kè

hàn, bảo vệ sạt lở bờ
+ Hồ chứa cắt lũ

+

Biện pháp phi công
trình:

đầu nguồn
+ XD hệ thống dự báo

lý các vùng đất ngập

pháp công trình:

bảo vệ bờ

nước

hồ chứa

+ Cải tạo các kênh

+ CT phân lũ và


+ thông tin và nâng cao

tiêu nước + Nạo vét

chậm lũ, cải tạo nạo

nhận thức cho cộng

cải tạo lòng sông,

vét lòng sông, kênh

đồng

+ Kỹ thuật dự báo,

ƒ

+ QH các khu

cảnh báo lũ, thu thập

phân lũ và công

thông tin số liệu

trình phân lũ ở

dẫn, hoặc vùng cửa

17

và cảnh báo lũ


+ Hỗ trợ nhân dân

trung và thượng

sông để tăng khả

vùng thiệt hại

lưu

năng thoát lũ

ƒ + Các biện pháp
cất giữ nước mưa

10. Suy thoái nguồn nước là gì? Nguyên nhân gây suy thoái và các biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?

- Khái niệm:
Suy thoái nguồn nước là hiện tượng mà khả năng tái tạo của nguồn nước bị suy giảm khiến cho nguồn nước trong LVS bị suy
thoái về cả số lượng và chất lượng, ảnh hưởng đến khả năng khai thác sử dụng của con người.
- Biểu hiện
+ Sự cạn kiệt dòng chảy trong mùa cạn dẫn đến tình trạng đứt dòng của sông ở vùng hạ du
+ Do sự gia tăng các hiểm họa như lũ lụt, sa bồi,…
+ Sự suy giảm chất lượng nước khiến nước sông không SD được
+ Sự gia tăng xâm nhập mặn

- Nguyên nhân
+ Do khai thác sử dụng nguồn nước không hợp lý tại khu vực trung và thượng lưu sông
+ Do quản lý bảo vệ lưu vực không tốt, nhất là bảo vệ thảm phủ rừng

18


+ Do tăng nhanh khai thác lưu vực
+ Không có quy hoạch và quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải chảy vào sông
- Giải pháp
 Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
+ thực hiện các biện pháp vê sinh MT bảo vệ nguồn nước
+ cấm xả nước thải, đưa chất thải gây ô nhiễm vào vùng bảo hộ vệ sinh của
khu vực lấy nước sinh hoạt
 Bảo vệ nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất
công nghiệp, khai khoáng
+ kiểm soát các hóa chất sử dụng gây ô nhiễm nguồn nước
+ kiểm soát các nguồn xả thải vào nguồn nước theo tiêu chuẩn cho phép
 Bảo vệ chất lượng nước trong các hoạt động khác
…………………………………………………..
11. Khái niệm quy hoạch lưu vực sông? Các thành phần của quy hoạch LVS?

- Khái niệm
Quy hoạch: Hoạt động có cấu trúc hợp lý để phát triển chiến lược tối ưu nhằm giải
quyế t vấn đề và đạt được những mục tiêu mong muốn
Quy hoạch tài nguyên nước: thiết lập có cấu trúc của hệ thống tài nguyên nước nhằm
thay đổi hệ thống tài nguyên nước theo thời gian và không gian phục vụ cho các mục
đích khác nhau để đạt được mục tiêu theo các cấp khác nhau (địa phương,vùng và
quốc gia).
- Thành phần

+ Quy hoạch phân bổ TNN ƒ
+ Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông; ƒ
+ Quy hoạch phòng, chống và khắc phục h ậu quả tác hại do nước gây ra trong lưu
vực sông.
12. Trình bày các giai đoạn chính trong quy hoạch LVS?

Gồm có 6 giai đoạn chính:
- Xác định mục đích và yêu cầu của quy hoạch

19


- Phân tích khung thể chế quản lý LVS và chỉ ra những khía cạnh cần phải
xem xét và nghiên cứu để ra các quyết định trong quá trình lập quy hoạch,
trách nhiệm của những bộ phận có liên quan đến các quyết định đó cũng
như năng lực của họ
- Xác định những thành phần có liên quan khác trong quản lý LVS cũng như
các quyền lơi chủ yếu của họ trong sử dụng tài nguyên nước và các tài
nguyên môi trường khác trên LVS
- Chuẩn bị và thiết kế 1 quá trình cho quản lý LVS trong đó xác định rõ phạm
vi của quy hoạch, các giai đoạn và trình tự khác giai đoạn trong quá trình
chung, các nhóm khác nhau bao gồm trong từng giai đoạn và nội dung cần
phải thực hiện và giải quyết liên quan đến quản lý LVS ( trong đó bao gồm
các vấn đề như xác đinh các chiến lược, chính sách cần thiết cho quản lý
bền vững tài nguyên nước và môi trường, xây dựng và phát triển thể chế và
chính sách cho quản lý LVS, đề xuất các giải pháp và biện pháp cho quản lý
các hoạt động khai thác và sử dụng nước, đất và các tài nguyên liên quan
khác trên LVS, các vấn đề đầu tư các công trình chủ yếu cho từng giai
đoạn…), những nghiên cứu cần thiết phải tiến hành trong từng giai đoạn và
việc tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình lập quy hoạch

- Tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch theo các phạm vi và nội dung đã xác
định ở bước trên, kết quả phải đưa ra 1 quy hoạch đáp ứng các yêu cầu đã
được xác định
- Thực hiện quy hoạch sau khi đã được cấp có thẩm quyền thông qua

20



×