Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.22 KB, 20 trang )

[1]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án dự kiến: Kế toán đầu tư xây
dựng cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn
Hà Nội
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62340301

Họ tên thí sinh: Nguyễn Thị Hưng
Ngày tháng năm sinh: 02/01/1985
Cơ quan công tác: Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính VN

Hà Nội, Năm 2013…..


[2]

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1.

Tên đề tài luận án dự kiến: Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại
các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội



2. Chuyên ngành: Kế toán
3.

Mã số: 62340301

4.

Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển đổi và
phát triển rõ rệt. Để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nên
phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những chỉ tiêu được nhà nước ta chú
trọng. Do đó, nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng ngân sách của Nhà nước cũng như ngân sách của doanh nghiệp.
Vì vậy, trong đơn vị chủ đầu tư việc quản lý vốn đầu tư xây dựng có
tầm quan trọng rất lớn.
Đầu tư xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất hết sức quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam,
một đất nước đang phát triển thì đầu tư xây dựng cơ bản được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước, thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tổ
chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài nên ngành xây
dựng cơ bản ở Việt Nam cũng phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn. Mặt
khác, vốn là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn, với chi phí cho đầu tư
xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước cũng
như ngân sách của doanh nghiệp nên hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
cũng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Trong điều kiện khủng hoảng kinh
tế đang lan rộng như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản cũng là lĩnh vực ảnh hưởng đầu tiên và cũng rất
nặng nề do thị trường bất động sản đóng băng, chi phí đầu tư lớn mà không

thu hồi được vốn, mặt khác những công trình nhận thầu, hoặc chỉ định thầu
cũng không có vốn để thực hiện, nhiều công trình chậm tiến độ, thiếu tính


[3]

khả thi, không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
mà còn gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý công tác kế toán của các
dự án đầu tư.
Để quản lý tốt tình hình sử dụng vốn đầu tư thì thông tin kế toán có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó chính là nguồn thông tin giúp cho nhà quản
trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng và các đối tượng
khác có liên quan thực hiện việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định khi
cần thiết, đúng đắn.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thì không ít những
hiện tượng tiêu cực xảy ra đã làm cho nhiều công trình bị thất thoát và lãng
phí vốn nghiêm trọng. Sở dĩ có hiện tượng này là do việc quản lý không
chặc chẽ về chi phí của đơn vị chủ đầu tư mà kế toán chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản là người trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình chi phí này
của đơn vị.
Cùng với xu hướng phát triển nền kinh tế, với xu hướng hội nhập kinh
tế, các hoạt động dầu tư xây dựng cơ bản cũng không ngừng được mở rộng
và dần được nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản là một vấn đề quan trọng của các công ty xây dựng nhất là các công
ty xây dựng để hình thành Tài sản cố định cho doanh nghiệp sử dụng, xây
dựng để hình thành Bất động sản đầu tư. Trên thực tế cho thấy, tại các công
ty xây dựng có hoạt động xây dựng cơ bản để hình thành Tài sản cố định
cho doanh nghiệp sử dụng, xây dựng cơ bản để hình thành Bất động sản
đầu tư các doanh nghiệp này thường hạch toán đúng, tuy nhiên vẫn còn có
những doanh nghiệp hạch toán sai. Cụ thể có những doanh nghiệp đầu tư

xây dựng cơ bản để hình thành Bất động sản đầu tư trong trường hợp cho
thuê trong quá trình tập hợp chi phí xây đầu tư xây dựng cơ bản kế toán
không hạch toán vào tài khoản 241(xây dựng cơ bản dở dang) mà hạch
toán vào tài khoản 621(nguyên vật liệu trực tiếp), TK 622(chi phí nhân
công trực tiếp), tài khoản 627 (chi phí sản xuất chung), tài khoản 623 (chi
phí sử dụng máy thi công) sau đó kết chuyển sang tài khoản 154 (chi phí


[4]

sản xuất, kinh doanh dở dang) và khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
(cho thuê) hạch toán vào tài khoản 228 (đầu tư khác). Có những doanh
nghiệp trong quá trình tập hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản kế toán hạch
toán vào tài khoản 241, khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (cho
thuê) hạch toán sang Bất động sản chủ sở hữu sử dụng (tức là Tài sản cố
định của doanh nghiệp) .Nếu hạch toán đúng theo chế độ kế toán Việt Nam
và chuẩn mực kế toán có liên quan đến kế toán đầu tư xây dựng cơ bản khi
tập hợp chi phí trong trường hợp này phải hạch toán vào tài khoản 241 (xây
dựng cơ bản dở dang), khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (cho thuê)
hạch toán sang tài khoản 217 (Bất động sản đầu tư). Hoặc khi doanh nghiệp
đầu tư xây dựng để hình thành Bất động sản đầu tư trong trường hợp xây
nhà để bán mà không phải bán trong kỳ kinh doanh thông thường, hoặc xây
dựng để hình thành Bất động sản đầu tư nhưng chưa xác định rõ mục đích
sử dụng(tức là Bất động sản đang nắm giữ nhưng chưa xác định sẽ sử dụng
cho mục đích gì (cho thuê hoặc chờ tăng giá)) trong quá trình kế toán tập
hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản hạch toán vào các tài khoản 621, 622,
623, 627 sau đó kết chuyển sang tài khoản 154 và khi quá trình đầu tư xây
dựng cơ bản hoàn thành hạch toán sang tài khoản 155 (thành phẩm chờ tiêu
thụ). Trường hợp này hạch toán đúng trong quá trình đầu tư xây dựng tập
hợp vào tài khoản 241, và khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải

hạch toán sang tài khoản 217 (Bất động sản đầu tư). Đồng thời kế toán phải
trích khấu hao cho Bất động sản này.
Trong quá trình tập hợp các chi phí xây dựng này còn thiếu các thủ
tục, thiếu chứng từ… nên rất khó để kế toán hạch toán và thanh toán. Nhiều
công trình xây dựng do việc quản lý yếu kém, nên nhiều công trình bị thất
thoát lãng phí, hoặc thiệt hại phá đi làm lại, ngừng sản xuất ảnh hưởng tới
dấn tới chậm tiến độ ảnh hưởng tới chi phí xây dựng cơ bản. Ngoài ra còn
nhiều những bất cập khác liên quan đến kế toán xây dựng cơ bản.
Từ nhận thức tầm quan trọng xây dựng cơ bản tại các công ty xây
dựng ở Việt Nam nói chung và tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà
Nội hiện nay nói riêng và từ những bất cập nêu trên, tác giả chọn đề tài"


[5]

Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn
Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
5.

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc đối tượng và khách thể
nghiên cứu

- Trong nước: Về đề tài kế toán xây dựng cơ bản theo tác giả được
biết chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. Mà chỉ có những đề tài liên quan
đến vấn đề này: Như luận án "Hoàn thiện hạch toán kế toán Tài sản cố định
nhằm tăng cường quản lý Tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam" của tác giả Trần Văn Thuận, luận án "Hoàn thiện kế toán bất
động sản đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
"của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga. Tuy nhiên những luận án này chỉ đề
cập tới một phần nhỏ liên quan đến kế toán xây dựng cơ bản, cụ thể như

sau:
+ Luận án "Hoàn thiện hạch toán kế toán Tài sản cố định nhằm tăng
cường quản lý Tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam" của tác giả Trần Văn Thuận ở phần tài sản tăng do đầu tư xây
dựng cơ bản chỉ nói đến tài sản nói chung , không trình bày riêng tài
sản là nhà cửa và không đi sâu vào chi tiết vào quá trình xây dựng, ở
trang 33 phần hạch toán tăng tài sản cố định do xây dựng cơ bản tác
giả có viết "Đối với Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ
bản được thực hiện trong một thời gian tương đối dài nên kế toán phản
ánh các chi phí xây dựng cơ bản phát sinh trên một tài khoản trung
gian là tài khoản xây dựng cơ bản dở dang (cả phương thức tự làm và
thuê ngoài). Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng căn
cứ vào quyết toán công trình để ghi tăng nguyên giá"
+ Quá trình đầu tư phải trải qua ba quá trình, kế toán căn cứ vào các
quá trình này để tập hợp chi phí:
+ Quá trình chuẩn bị đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư, quá trình kết
thúc đầu tư (bàn giao quyết toán công trình)


[6]

+ Ở luận án trên, quá trình tăng do dầu tư xây dựng cơ bản kế toán chỉ
căn cứ vào quyết toán công trình để ghi tăng nguyên giá mà không đề
cập tới việc tập hợp chi phí xây dựng cơ bản vào tài khoản xây dựng
cơ bản dở dang bên nợ của tài khoản 241 (Quá trình chuẩn bị đầu tư,
quá trình thực hiện đầu tư).
+ Tương tự như luận án "Hoàn thiện hạch toán kế toán Tài sản cố định
nhằm tăng cường quản lý Tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây
dựng Việt Nam của tác giả Trần văn Thuận", luận án "Hoàn thiện kế
toán bất động sản đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều

kiện hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga, trường hợp bất
động sản đầu tư tăng do xây dựng cơ bản, ở luận án này tại phần phân
loại Bất động sản theo nguồn hình thành (Bất động sản đầu là bất
động sản do doanh nghiệp đầu tư xây dựng) tác giả có đề cập tới các
trường hợp tăng trong đó có trường hợp tăng do hình thành từ đầu tư
xây dựng cơ bản, tác giả chỉ đề cập tới việc quản lý chi phí liên quan
đến xây dựng cơ bản và việc thanh toán liên quan đến chi phí xây
dựng mà không đề cập tới việc kế toán tập hợp chi phí xây dựng cơ
bản vào bên nợ của tài khoản xây dựng cơ bản dở dang (Quá trình
chuẩn bị đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư), kế toán quyết toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản để có được bất động sản đầu tư
Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận
án tập trung giải quyết những vấn đề sau:
+ Nội dung công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công
ty xây dựng từ kế toán tài chính tới kế toán quản trị.
+ Sự phát triển của chế độ kế toán nói chung và chế độ kế toán
đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng nói riêng qua
các thời kỳ.
+ Những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán đầu tư xây
dựng cơ bản tại các công ty xây dựng ở Việt Nam nói chung
và tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội nói riêng.


[7]

+ Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng ở Việt Nam
nói chung và tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội nói
riêng.
- Ngoài nước:

+ Chế độ kế toán Mỹ:
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc do doanh nghiệp tự xây dựng: Nguyên
giá bao gồm toàn bộ những chi phí hợp lý và cần thiết như chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và chi phí gián tiếp khác phát
sinh
Kế toán ghi nhận các chi phí xây dựng phát sinh vào bên nợ tài
khoản xây dựng cơ bản và bên có tài khoản tiền mặt, nguyên vật liệu,
lương phải trả…
Khi công trình hoàn thành, kế toán xác định giá trị công trình và ghi
nợ tài khoản nhà cửa, vật kiến trúc và ghi có tài khoản xây dựng
+ Chế độ kế toán Pháp:
Đối với Bất động sản do doanh nghiệp tự xây dựng (Bất động sản
tăng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản): Nguyên giá là tất cả chi phí
phát sinh từ lúc chuẩn bị đầu tư cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào
sử dụng.
Doanh nghiệp tự xây dựng một Bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc).
Khi xây dựng cần phải mua vật liệu, chi trả các chi phí liên quan đến công
tác xây dựng, thiết kế lắp đặt…các chi phí này khi phát sinh được ghi nhận
vào tài khoản loại 6(tài khoản chi phí) (60,61,62,64,68..), cuối kỳ các tài
khoản này được kết chuyển sang tài khoản 129 (kết quả niên độ).
• Trường hợp công trình hoàn thành trong năm
Khi phát sinh chi phí kế toán hạch toán:
Nợ TK 60,61,62,64,68 (Chi phí chưa VAT)


[8]

Nợ TK 4456( Thuế VAT của vật liệu, dịch vụ mua ngoài)
Có TK530, 512, 401, 421, 28…(Tổng giá trị thanh toán)
Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

Nợ TK 21(213) "Kiến trúc" (Tổng giá trị công trình)
Có TK 72 ( Sản xuất Tài sản cố định)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí
Nợ TK 12 (Kết quả niên độ)
Có TK 60,61,62,64,68…(Các khoản chi phí)
Cuối kỳ kết chuyển thu nhập
Nợ TK 72 ( Sản xuất Tài sản cố định)
Có TK 12 (Kết quả niên độ)
• Trường hợp công trình xây dựng trong nhiều năm
Năm trước công trình chưa hoàn thành
Khi phát sinh chi phí
Nợ TK 60,61,62,64,68…( Chi phí chưa có VAT)
Nợ TK 4456( Thuế VAT)
Có TK 530, 512, 401, 421, 428…( Tổng giá trị thanh toán)
Cuối năm công trình chưa hoàn thành
Nợ TK 230(Bất động sản dở dang) (Tổng chi phí thực tế)
Có TK 72" Sản xuất Tài sản cố định)
Năm sau khi công trình hoàn thành
Chi phí phát sinh thêm ở năm sau
Nợ TK 60, 61, 62, 64, 68… (Tổng chi phí )
Nợ TK 4456 ( Thuế VAT của vật liệu, dịch vụ mua ngoài)


[9]

Có TK 530, 512, 410, 421, 428…( Tổng giá trị thanh toán)
Khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng
Nợ TK 21( 213- Kiến trúc) ( Tổng giá trị công trình)
Có TK 230 ( Bất động sản dở dang - Chi phí phát sinh từ năm
trước)

Có TK 72( Sản xuất tài sản cố định – Chi phí này phát sinh ở
năm sau)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí và thu nhập
Cuối kỳ kết chuyển chi phí
Nợ TK 12 (Kết quả niên độ)
Có TK 60,61,62,64,68…(Các khoản chi phí)
Cuối kỳ kết chuyển thu nhập
Nợ TK 72 ( Sản xuất Tài sản cố định)
Có TK 12 (Kết quả niên độ)
Khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng
Nợ TK 21(213 – Kiến trúc – Tổng giá trị công trình)
Có TK 230 ( Bất động sản dở dang – Chi phí phát sinh từ năm
trước)
Có TK 72( Sản xuất Tài sản cố định – Chi phí phát sinh ở năm
sau)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí và thu nhập
Cuối kỳ kết chuyển chi phí
Nợ TK 12 (Kết quả niên độ)
Có TK 60,61,62,64,68…(Các khoản chi phí)
Cuối kỳ kết chuyển thu nhập


[10]

Nợ TK 72 ( Sản xuất Tài sản cố định)
Có TK 12 (Kết quả niên độ)
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
− Về lý luận:
+ Xây dựng luận điểm mới về kế toán đầu tư xây dựng cơ bản
tại các công ty xây dựng

+ Làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu về nguyên tác và
phương pháp kế toán đầu tư xây dựng cơ bản theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Quốc tế và xu
hướng hòa hợp của chuẩn mực kế toán Quốc tế của một số
quốc gia trên thế giới để định hướng hoàn thiện kế toán đầu
tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng ở Việt Nam
− Về thực tiễn:
+ Thông qua nghiên cứu sự phát triển của kế toán đầu tư xây
dựng cơ bản ở Việt Nam, thực tế chế độ kế toán qua các thời
kỳ và thực trạng kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công
ty xây dựng ở Việt Nam nói chung và tại các công ty xây dựng
trên địa bàn Hà Nội nói riêng để đánh giá những ưu điểm tồn
tại cũng như những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó
nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán đầu tư xây
dựng cơ bản tại các công ty xây dựng ở Việt Nam nói chung
và tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế đầu tư xây dựng
cơ bản tài các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
7. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
− Đối tượng nghiên cứu : Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trên góc độ
đối với chủ đầu tư.


[11]

+ Đề tài mà tác giả nghiên cứu "Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại
các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội", các công ty này vừa có
chức năng thi công vừa có chức năng xây lắp. Ở đề tài này tác giả
nghiên cứu về nội dung xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định
cho doanh nghiệp sử dụng , xây dựng cơ bản để hình thành Bất động

sản đầu tư được thực hiện qua ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư (bàn giao quyết
toán công trình).
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư :
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho
đến khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư.
+ Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài

nước để tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm.
Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa
chọn các hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
+ Lập dự án đầu tư.
+

Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết
đinh đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án
đầu tư. Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là là cơ sở để thực hiện
các nội dung tiếp theo của quá trình thực hiện đầu tư, và kết thúc
xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đây cũng là giai đoạn
quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc đầu tư trong
tương lai.

Giai đoạn thực hiện đầu tư:


[12]


Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình
được ghi vào trong kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây
dựng xong toàn bộ công trình.
Nội dung của giai đoạn này:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám định kỹ
thuật chất lượng công trình
+ Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu
tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải
được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng.
Nội dung thẩm định trên một số mặt: sự tuân thủ các tiêu chuẩn,
qui phạm trong thiết kế kiến trúc, công nghệ, kết cấu …
+ Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp.
+ Xin giấy phép xây dựng: Tất cả các công trình xây dựng mới, cải
tạo sửa chữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin
giấy phép xây dựng.
+ Kí kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án.
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng.
+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa
dự án vào khai thác sử dụng: Việc quyết toán vốn đầu tư xây
dựng được tiến hành hàng năm trong thời gian xây dựng. Khi dự
án hoàn thành thì chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư
cho cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và cơ quan quyết định
đầu tư.


[13]


+ Khi quyết toán phải qui đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng
giá trị thời điểm bàn giao đưa vào vận hành.
Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi công trình xây dựng xong toàn bộ,
vận hành đạt thông số đề ra trong dự án đến khi thanh lý dự án.
Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
+ Bàn giao công trình.
+ Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.
+ Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.
+ Bảo hành công trình.
+ Quyết toán vốn đầu tư.
+ Phê duyệt quyết toán.
+ Và tương ứng với các giai đoạn xây dựng cơ bản trên bao gồm
các chi phí: Chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác.
− Phạm vi nghiên cứu:
Các Công ty xây dựng được thành lập với chức năng chính là: Thi
công xây lắp với tư cách là bên (B) và thêm chức năng xây dựng cơ
bản để hình thành Tài sản cố định cho bản thân doanh nghiệp, xây
dựng cơ bản để hình thành Bất động sản đầu tư với tư cách là bên A.
Hay nói cách khác các Công ty xây dựng này vừa là đơn vị thi công
xây lắp, vừa có chức năng là đơn vị chủ đầu tư. Nhưng đề tài tôi chọn
là các Công ty xây dựng với tư cách là đơn vị chủ đầu tư. Đối với các
doanh nghiệp này Bất động sản đầu tư cũng chiếm một tỷ trọng đáng
kể(20%-40%) tổng giá trị tài sản.
+ Phạm vi lý luận: Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trong các trường
hợp để hình thành Tài sản cố định, bất động sản đầu tư.


[14]


+ Phạm vi thực tiễn: Khảo sát các công ty xây dựng trên địa bàn Hà
Nội
+ Phạm vi trích dẫn số liệu: Số liệu trích dẫn từ năm 2009 đến năm
2013
+ Phạm vi nội dung: Bao quát tất cả các giai đoạn của quá trình
đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai
đoạn thực hiện đầu tư, Giai đoạn kết thúc đầu tư (Quyết toán,
bàn giao đưa vào sử dụng).
8. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện vừa cụ thể, có hệ thống
đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin dữ liệu cần
thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng trong giai đoạn
thu thập thông tin cần thiết và những số liệu thô có liên quan đến đề tài.
Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê là phương pháp bao
gồm công việc thu thập thông tin, dữ liệu, trình bày số liệu, tính toán các
đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích,
dự đoán và đề ra các quyết định.
Phương pháp phân tích kinh doanh: Phương pháp phân tích kinh
doanh là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những ưu
điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề
nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp dựa vào
những số liệu có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu về số tương đối và
tuyệt đối, thường là so sánh giữa hai năm liền kề để tìm ra sự biến động của
giá trị nào đó.



[15]

Phương pháp hạch toán kế toán: Phương pháp hạch toán kế toán là
phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán để hệ
thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đây là
phương pháp trọng tâm được sử dụng trong hạch toán kế toán.
Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác
9. Kết cấu và đề cương sơ bộ đề tài luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận văn của tôi gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán đầu tư xây dựng cơ trong doanh
nghiệp.
Chương 3: Thực trạng kế toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty
xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán đầu tư xây dựng
cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn trên địa bàn Hà Nội.
Đề cương sơ bộ đề tài luận án
Chương 1: Tổng quan tính hình nghiên cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc đối tượng và khách thể
nghiên cứu
1.3 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Chương 2: Lý luận cơ bản về kế toán đầu tư xây dựng cơ trong doanh
nghiệp
2.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư xây dựng cơ bản.



[16]

2.1.1 Khái niệm cơ bản về đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.2 Phân loại đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.3 Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản và ảnh hưởng của nó
đến công tác kế toán.
2.2 Các mô hình kế toán, nguyên tác kế toán cơ bản ảnh hưởng đến kế
toán đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.1 Các mô hình kế toán và ảnh hưởng của nó đến kế toán đầu tư
xây dựng cơ bản
2.2.2 Các nguyên tắc kế toán cơ bản ảnh hưởng của nó đến kế toán
đầu tư xây dựng cơ bản
2.3 Kế toán tài chính đầu tư xây dựng cơ bản
2.3.1 Các nguyên tắc kế toán đầu tư xây dựng cơ bản
2.3.2 Hệ thống hóa chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế
toán và báo cáo tài chính về đầu tư xây dựng cơ bản.
2.4 Kế toán quản trị về đầu tư xây dựng cơ bản.
2.4.1 Mục tiêu và yêu cầu của kế toán quản trị đầu tư xây dựng cơ
bản.
2.4.2 Nội dung của kế toán quản trị đầu tư xây dựng cơ bản.
2.5 Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản của một số quốc gia trên thế giới và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây
dựng trên địa bàn Hà Nội
3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam
3.1.1 Doanh nghiệp xây dựng và vai trò của doanh nghiệp xây dựng
3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
xây dựng



[17]

3.2 Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán đầu tư xây dựng cơ bản trong
doanh nghiệp xây dựng
3.2.1 Chế độ kế toán Việt Nam giai đoạn trước năm 1970
3.2.2 Chế độ kế toán Việt Nam giai đoạn 1970 – 1988
3.2.3 Chế độ kế toán Việt Nam giai đoạn 1989 – 1994
3.2.4 Chế độ kế toán Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000
3.2.5 Chế độ kế toán Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay
3.3 Thực trạng kế toán tài chính đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty
xây dựng trên địa bàn Hà Nội
3.3.1 Thực trạng vận dụng các nguyên tắc kế toán đầu tư xây dựng
cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội
3.3.2 Thực trạng vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế
toán và báo cáo tài chính về đầu tư xây dựng cơ bản tại các công
ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
3.4 Thực trạng kế toán quản trị đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty
xây dựng trên địa bản Hà Nội.
3.5 Đánh giá thực trạng kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty
xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
3.5.1 Những kết quả đạt được
3.5.2 Những vấn đề tồn tại về kế toán tài chính đầu tư xây dựng cơ
bản.
3.5.3 Những vấn đề tồn tài về kế toán quản trị đầu tư xây dựng cơ
bản.
3.5.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong kế toán đầu tư xây
dựng cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các
công ty xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội.



[18]

4.1 Sự cần thiết và yêu cầu của hoàn thiện kế toán đầu tư xây dựng cơ
bản.
4.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện kế toán đầu tư xây dựng cơ bản.
4.1.2 Những yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán đầu tư xây dựng
cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
4.2 Hoàn thiện kế toán tài chính đầu tư xây dựng cơ bản.
4.2.1 Hoàn thiện việc vận dụng kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại
các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội
4.2.2 Hoàn thiện quy định pháp lý về kế toán tài chính đầu tư xây
dựng cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội
4.3 Hoàn thiện kế toán quản trị đầu tư xây dựng cơ bản
4.3.1 Hoàn thiện tổ chức nội dung kế toán quản trị đầu tư xây dựng
cơ bản tài các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội
4.3.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán quản trị xây đầu tư dựng
cơ bản tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội.
4.4 Những điều kiện và biện pháp cần thiết để áp dụng các giải pháp
hoàn thiện kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng
trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
4.4.1 Về phía nhà nước.
4.4.2 Về phía các công ty xây dựng.
10. Dự kiến đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp chủ yếu sau:
− Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản kế toán đầu tư
về xây dựng cơ bản tại các công ty xây dựng ở Việt Nam
− Khái quát và phân tích các chuẩn mực kế toán có liên quan
đến kế toán đầu tư xây dựng cơ bản.



[19]

− Trình bày có hệ thống chế độ kế toán nói chung và chế độ kế
đầu tư toán xây dựng cơ bản nói riêng của Việt Nam qua các
thời kỳ.
− Khảo sát thực tế kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi
có thể tại các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội từ đánh
giá khách quan thực trạng kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại
các công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội để làm cơ sở hoàn
thiện công tác kế toán xây dựng cơ bản tại các công ty xây
dựng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời luận án cũng chỉ ra
những điều kiện cần thiết phải thực hiện từ phía nhà nước các
cơ quan chủ quản cũng như bản thân doanh nghiệp để tăng
tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện.
11. Khái quát chuẩn bị của thí sinh để thực hiện đề tài luận án:
Thí sinh đã nghiên cứu quy trình đào tạo tiến sỹ của trường, kế hoạch
đào tạo của trường Đại học Thương Mại theo Quyết định Số: 346/QĐĐHTM về việc ban hành quy định chi tiết về đào tạo trình độ tiến sĩ. Do
đó thí sinh đã có chuẩn bị về thời gian, kinh phí (nếu trúng tuyển để có thời
gian nghiên cứu đề tài của mình và chuẩn bị kinh phí cho quá trình nghiên
cứu).
Qua quá trình công tác với vị trí trợ lý kiểm toán viên, thí sinh đã
được tham gia kiểm toán tại các công ty xây dựng nên đã có được những
hiểu biết của mình về đặ điểm hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng
và nhất là công tác kế toán của công ty xây dựng nói chung và kế toán xây
dựng cơ bản của công ty xây dựng nói riệng. Thí sinh cũng đã liên hệ với
một số công ty xây dựng để nếu trúng tuyển thí sinh có thể xin được số liệu
phục vụ cho quá trinh nghiên cứu của mình. Ngoài ra thí sinh cũng đã
nghiên cứu chế độ kế toán Việt Nam qua các thời kỳ và chế độ kế toán xây
dựng cơ bản cũng như kế toán xây dựng cơ bản tại đơn vị chủ đầu tư.

12. Kế hoạch chương trình đào tạo tiến sĩ của NCS


[20]

Do điều kiện công việc nên hình thức đào tạo mà thí sinh lựa chọn
nếu trúng tuyển là không tập trung, cụ thể như sau:
+ Năm thứ 1: Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về kế toán
đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Năm thứ 2: Khảo sát thực trạng về kế toán đầu tư xây dựng cơ
bản và viết chuyên đề.
+ Năm thứ 3 + 4: Viết luận án.
13. Đề xuất người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phú Giang.



×