Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN ĐÌNH TRIẾT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM RÒNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


TÓM TẮT
Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép
các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Gia Lai đánh giá tác động của chuyển đổi
kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp, tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. Luận văn phân tích dòng chảy việc làm và các yếu tố ảnh hưởng
đến tạo việc làm ròng (tăng trưởng việc làm) trong các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2007 – 2013 (kể từ khi Luật Doanh nghiệp số
60/2005/QH11 có hiệu lực đến nay) dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng
năm của Cục Thống kê tỉnh Gia Lai. Kết quả cho thấy:
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai có vai trò tích cực trong tạo việc
làm cho người lao động, tỷ lệ tạo việc làm ròng cao và dương ở tất cả các năm.
Doanh nghiệp mới thành lập có tỷ lệ tạo việc làm thấp hơn so với doanh nghiệp mở
rộng hoạt động, sản xuất kinh doanh do quy mô thành lập ban đầu rất nhỏ, phần lớn
là dưới 20 lao động.
Tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp giảm theo quy mô tính theo số
lượng lao động trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ tạo ra ít


việc làm mới hơn, đồng thời tiêu hủy việc làm cũng ít hơn so với các doanh nghiệp
nhỏ, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô dưới 50 lao động.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tăng trưởng việc làm trong doanh nghiệp không
phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực kinh tế nào; tuy
nhiên, dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp có tỷ lệ
thấp nhất trong ba khu vực kinh tế, tiếp đến là khu vực công nghiệp – xây dựng và
cao nhất là khu vực dịch vụ.
Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy khu vực địa lý không tác động đến
tăng trưởng việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã củng cố
thêm cho phân tích dòng chảy việc làm ở các khu vực địa lý, đó là có sự chênh
vi


lệch không lớn về tỷ lệ tạo việc làm và tỷ lệ tiêu hủy việc làm giữa khu vực
Đông Trường sơn và Tây Trường Sơn tỉnh Gia Lai; tỷ lệ tái phân bổ việc làm cao
trong các khu vực địa lý phản ánh sự năng động của thị trường lao động trong tỉnh,
đồng thời cũng cho thấy sự không ổn định của việc làm trong các doanh nghiệp.
Một điểm khác biệt lớn trong kết quả nghiên cứu của đề tài so với các nghiên
cứu trước, đó là doanh nghiệp có độ tuổi (số năm hoạt động) càng lớn thì tăng
trưởng việc làm trong doanh nghiệp càng cao, điều này cho thấy hầu hết các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai có thời gian thành lập chưa lâu, nên chưa đạt được
quy mô lao động tối ưu như các doanh nghiệp trong các nghiên cứu trước; biến
động về tăng trưởng việc làm trong các doanh nghiệp ở độ tuổi dưới 1 năm và 2-4
năm là rất cao do số lượng doanh nghiệp mới được thành lập sau khi Luật Doanh
nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực là rất lớn so với các năm trước đó.
Các yếu tố mang tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là mức độ thâm dụng vốn (trễ 02 giai đoạn), năng suất lao động (trễ
02 giai đoạn) và thu nhập của người lao động đều ảnh hưởng đến tăng trưởng việc
làm ròng trong doanh nghiệp. Cả 03 yếu tố này có tác động nhất quán với nhau.
Từ khóa: job creation, job destruction, job flows, worker flows, doanh nghiệp.


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………...…………...iii
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………...…….iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………….v
TÓM TẮT…………………………………………………………………...…...vi
MỤC LỤC………………………………………………………………….......viii
DANH MỤC BẢNG………………..……………………………………...……xi
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ…………………………….………..…...xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………...…………..….xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..…………….…….…..1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu…………….………………………………1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu……………………………...………………………….2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………..………………………3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………...…………………………….3
1.5. Phương pháp nghiên cứu…………………..………………………………3
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………………….3
1.7. Kết cấu của luận văn nghiên cứu……………………….…………………4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .…………………..……………...………5
2.1. Khái niệm về doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp ………...………5
2.2. Việc làm và dòng chảy việc làm……………………………………………7
2.2.1. Việc làm……………..……………………………………………………..7

viii


2.2.2. Dòng chảy việc làm………………………………………………………..7

2.3. Lý thuyết về cầu lao động trong doanh nghiệp………………………….11
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy việc làm…………...……………..12
2.4.1. Quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động……………...……….13
2.4.2. Độ tuổi của doanh nghiệp……………………………..………………….14
2.4.3. Khu vực kinh tế và ngành kinh tế………………...………………………15
2.4.4. Hình thức sở hữu vốn trong doanh nghiệp………….……………….……18
2.4.5. Năng suất lao động………………………………….…………………….19
2.4.6. Mức độ thâm dụng vốn……………………..…………………………….20
2.4.7. Vùng địa lý………………………………………………………………..20
2.4.8. Yếu tố thu nhập…………………………..……………………………….21
2.5. Phương pháp tiếp cận mô hình và một số mô hình các yếu tố ảnh hưởng
đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp………………………...……..22
2.5.1. Phương pháp và mô hình của Masso, Eamets và Philips (2005)……...….22
2.5.2. Phương pháp và mô hình của Admasu và Arjun (2009) ………...……..23
2.5.3. Phương pháp và mô hình của Acquisti và Lehman (2000)………..……..24
2.6. Các nghiên cứu trước………………………………………..……………27
2.7. Khung lý thuyết đề xuất……………………………….………………….34
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU …………...….………...…………38
3.1. Quy trình nghiên cứu………………………….……………………….... 38
3.2. Thiết kế nghiên cứu………….…………………………..………………..40
3.3. Nghiên cứu thực nghiệm của Đề tài…………………………………..….42
3.3.1. Phân tích dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia
Lai……………………………………………………………………….…..…..43

ix


3.3.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai……………………………….………………..45
3.4. Dữ liệu nghiên cứu………………………………………..……………….50

3.4.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu……………………………….……………….50
3.4.2. Mẫu nghiên cứu………………………………………….……………….50
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .……..…………….54
4.1. Dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai
đoạn 2007-2013...........................................................................................................54
4.1.1. Tổng dòng chảy việc làm..................................................................................54
4.1.2. Dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp.........57
4.2. Hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................................................................67
4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy..............................................67
4.2.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến...................................................................68
4.2.3. Kết quả hồi quy..................................................................................................69
4.2.4. Phân tích kết quả hồi quy..................................................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN........................................................................................76
5.1. Kết luận................................................................................................................76
5.2. Khuyến nghị chính sách.....................................................................................78
5.3. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................84
PHỤ LỤC....................................................................................................................89

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ……..……6
Bảng 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy việc làm......................................26
Bảng 3.1. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu...........................................48
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu…………………………………………...…50
Bảng 4.1. Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới có dưới 20 lao động............................57
Bảng 4.2. Tỷ lệ trung bình hàng năm dòng chảy việc làm theo số lượng lao động

trong doanh nghiệp...............................................................................................58
Bảng 4.3.A. Tỷ lệ dòng chảy việc làm theo khu vực kinh tế, 2007-2013…...….60
Bảng 4.3.B. Trung bình tỷ lệ dòng chảy việc làm theo khu vực kinh tế và tỷ
trọng của các ngành kinh tế giai đoạn 2007-2013…………………………..…..62
Bảng 4.4. Trung bình tỷ lệ dòng chảy việc làm giai đoạn 2007-2013 theo khu
vực địa lý, loại hình sở hữu vốn và tuổi của doanh nghiệp……………….…….65
Bảng số 4.5. Thống kê mô tả số liệu trong mô hình……………………..……..67
Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến…………………………...………68
Bảng 4.7. Kết quả chỉ số nhân phóng đại (VIF) của các biến……….….………69
Bảng 4.8. Kết quả mô hình các nhân tố tác động cố định - FEM .............................70
Bảng 4.9. Kết quả mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên - REM .....................71
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Hausman..............................................................72

xi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Đường cầu lao động…………………………………………………. 12
Hình 2.2. Khung lý thuyết đề xuất dòng chảy việc làm trong các doanh
nghiệp...........................................................................................................................35
Hình 2.3. Khung lý thuyết đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong
các doanh nghiệp.........................................................................................................36
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu………………………………………...……..38
Hình 4.1. Dòng chảy việc làm trong doanh nghiệp tỉnh Gia Lai, 2007-2013 ..........…54
Hình 4.2. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm ròng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia
Lai, 2007-2012...........................……………………………………………...……. .56
Hình 4.3. Tỷ trọng của tỷ lệ tạo việc làm của doanh nghiệp thành lập mới và doanh
nghiệp mở rộng hoạt động (đơn vị tính %)………………………………………… 56
Hình 4.4.A. Tỷ trọng tạo việc làm của doanh nghiệp theo quy mô lao động.…..…. 59
Hình 4.4.B. Tỷ trọng tiêu hủy việc làm của doanh nghiệp theo quy mô lao động...... 59

Hình 4.5. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm theo độ tuổi của doanh nghiệp ……………….66

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật Doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11
DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

Ctg:

Các tác giả

xiii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương này sẽ nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
tạo việc làm ròng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, mục tiêu nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu
của đề tài.
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), không chỉ quyết định đến
chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng, các
địa phương, mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề xã
hội. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực (ngày
01/7/2006) đến nay, đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn nên hoạt

động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều thay đổi, sản xuất
kinh doanh sôi động hơn, doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết đáng
kể lực lượng lao động địa phương.
Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến năm 2012 cho
thấy: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai (tính tại
thời điểm 31/12 hàng năm) phát triển rất nhanh từ 841 doanh nghiệp vào năm
2006 lên 2.106 doanh nghiệp vào năm 2012 (gấp 2,5 lần so với năm 2006) và
tiếp tục tăng nhanh lên 2.752 doanh nghiệp(1) vào năm 2013 (gấp 3,27 lần so với
năm 2006). Tuy nhiên, tổng số lao động trong các doanh nghiệp tăng không
tương ứng với tỷ lệ gia tăng số lượng doanh nghiệp, năm 2006 là 48.665 người
(1)

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động năm 2013 trên địa bàn tỉnh Gia Lai được lấy từ báo cáo

năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh

2


và 81.807 người vào năm 2012 (gấp 1,68 lần so với năm 2006). Đây là dấu hiệu
cho thấy có sự phân bổ lại nguồn lực lao động trong các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Gia Lai. Các doanh nghiệp mới thành lập, gia nhập thị trường sẽ tạo ra
nhiều việc làm mới thu hút lao động mới gia nhập thị trường lao động và các lao
động đang làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động; các doanh nghiệp
hoạt động kém hiệu quả sẽ sa thải bớt lao động hiện có của mình. Điều này cho
thấy tạo việc làm và tiêu hủy việc làm trong các doanh nghiệp diễn ra đồng thời,
tạo nên các dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày

16/3/2012 thì “Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế
vào năm 2015 là 33,0%, 36,7%, 30,3% và đến năm 2020 là 28%, 38% và 34%”;
tương ứng với cơ cấu kinh tế này, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp sẽ giảm
đi, tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ sẽ gia tăng, nhất là các ngành công
nghiệp chế biến, chế tác có khả năng cạnh tranh. Vậy, để đạt được cơ cấu kinh tế
vào năm 2020 như Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, cơ cấu lao động của tỉnh
Gia Lai phải dịch chuyển tương ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, cần xác
định được dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
làm cơ sở để tìm các giải pháp thúc đẩy có hiệu quả quá trình dịch chuyển lao
động trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã đề ra. Theo đó, đề tài được chọn là Các yếu tố ảnh hưởng
đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai” có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn
ra như thế nào kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/7/2006?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Gia Lai?

2


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định dòng chảy việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm
ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai kể từ khi Luật Doanh nghiệp
có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 đến 31/12/2013.
- Định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Gia Lai một số chính
sách, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm

chuyển đổi cơ cấu lực lượng lao động phù hợp với mục tiêu cơ cấu kinh tế vào năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm
ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ năm 2007-2013 (kể từ khi
Luật doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/7/2006 đến 31/12/2013).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp đo lường của các nghiên cứu trước và
phương pháp thống kê mô tả để xác định dòng chảy việc làm và các yếu tố ảnh
hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
sau đó, tiếp tục sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích định lượng
các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Gia Lai nhằm làm rõ vấn đề và giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy dòng chảy việc làm trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai ở cả ba khu vực kinh tế, các ngành kinh tế và
vùng địa lý... đồng thời định lượng được các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm
ròng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kết quả này sẽ làm cơ sở khuyến
nghị cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo của tỉnh xây dựng chính sách phát
3


triển doanh nghiệp theo định hướng cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng
với cơ cấu kinh tế đó.
1.7. Kết cấu luận văn nghiên cứu
Đề tài gồm 05 chương
Chương 1 – Tổng quan nghiên cứu đề tài: Giới thiệu tổng quan về vấn đề
nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Trình bày khái niệm về doanh nghiệp, phân
loại doanh nghiệp theo số lượng lao động; khái niệm về dòng chảy việc làm và
các phương pháp đo lường dòng chảy việc làm; lý thuyết về cầu lao động trong
doanh nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh
nghiệp; phương pháp tiếp cận hình thành mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tạo
việc làm ròng trong doanh nghiệp; các nghiên cứu trước liên quan.
Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu; thiết kế
nghiên cứu; các nội dung phân tích dòng chảy việc làm và mô hình nghiên cứu thực
nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong các doanh nghiệp địa bàn
tỉnh Gia Lai; mô tả và phân tích thống kê nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Chương 4 - Phân tích kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả và mô tả
thống kê dòng chảy việc làm; trình bày và phân tích kết quả mô hình kinh tế lượng
xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chương 5 - Kết luận và khuyến nghị các chính sách phát triển doanh
nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của các vị trí việc
làm theo cơ cấu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian
đến; đồng thời nêu một số hạn chế của đề tài.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này nêu các lý thuyết nhằm giới thiệu khung lý thuyết cho việc đo
lường dòng chảy việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong
doanh nghiệp. Nội dung bao gồm:
Trình bày khái niệm về doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp theo số lượng
lao động; về việc làm, dòng chảy việc làm và phương pháp đo lường dòng chảy việc
làm, các ưu, khuyết điểm của phương pháp đo lường dòng chảy việc làm; lý thuyết

về cầu lao động trong doanh nghiệp; các yếu tố tác động đến tạo việc làm ròng trong
doanh nghiệp; phương pháp tiếp cận để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng
đến tạo việc làm ròng trong doanh nghiệp; các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Đề xuất khung lý thuyết trong phân tích dòng chảy việc làm và mô hình các
yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong doanh nghiệp.
2.1. Khái niệm về doanh nghiệp và phân loại quy mô doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2009 định nghĩa “Doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh”.
Đề tài thực hiện phân tích dòng chảy việc làm và mô hình hồi quy các yếu tố
ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng trong doanh nghiệp dựa theo quy mô tính theo số
lượng lao động có trong doanh nghiệp, do đó trong đề tài chỉ tập trung nêu các tiêu
chuẩn phân loại doanh nghiệp theo số lượng lao động, các tiêu chuẩn phân loại khác
không đưa vào đề tài.
Theo Phan Hồng Dẫn (2012), hiện nay trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn phân
loại doanh nghiệp dựa vào quy mô tính theo số lượng lao động, như: Ngân hàng thế
5


giới (WB) và công ty tài chính quốc tế (IFC) thì phân loại các doanh nghiệp theo
tiêu chí doanh nghiệp siêu nhỏ có 10 lao động trở xuống, doanh nghiệp nhỏ có
không quá 50 lao động, doanh nghiệp vừa có không quá 300 lao động; ngoài ra, một
số nước trên thế giới xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dưới 100
lao động (Indonesia, Singapor, Thái Lan, Mianma...), đối với Hàn Quốc doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp- xây dựng có dưới 300 lao động và
thuộc lĩnh vực thương mại- dịch vụ có dưới 20 lao động...
Theo OECD (trích bởi Nguyễn Minh Hà, 2010), doanh nghiệp nhỏ là doanh
nghiệp có dưới 100 lao động, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ

100 - 499 và doanh nghiệp có số lao động từ 500 trở lên là doanh nghiệp lớn.
Ở Việt Nam, quy mô doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa; theo đó, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp:
siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
Quy mô

Doanh nghiệp
siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động
Khu vực
I.

Nông, 10

người

lâm nghiệp xuống

Tổng
Số lao động Tổng nguồn Số lao động

nguồn vốn
vốn
trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
trở xuống

và thủy sản
II.

Công 10

người

đến đồng

200 người
người

nghiệp và xuống
xây dựng
III. Thương 10 người
mại và dịch xuống
vụ

đến người

100 tỷ đồng

đến

300 người


trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
trở xuống

người đến đồng
đến người đến
200 người
100 tỷ đồng 300 người

trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50
trở xuống
người đến đồng đến 50 người đến
50 người
tỷ đồng
100 người

Nguồn: Chính phủ Việt Nam
6


2.2. Việc làm và dòng chảy việc làm
2.2.1. Việc làm (job)
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), việc làm là những hoạt động lao
động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật (2010).
Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 của nước Việt Nam
định nghĩa “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp
luật cấm”.
Tổng cục Thống kê (2011) xác định chi tiết: “Việc làm là mọi hoạt động
lao động từ 01 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm.
Việc làm được trả công: bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà

người nhận tiền lương, tiền công... phải hoàn thành trong một thời gian nhất định
với yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi trả
lương, trả công quy định, không phân biệt người đó hoặc nơi đó là cá thể hay cơ
quan, doanh nghiệp... Hợp đồng lao động (bằng giấy hoặc thỏa thuận miệng) cho
phép họ nhận được tiền lương, tiền công cơ bản mà khoản thu nhập này không
phụ thuộc trực tiếp vào kết quả hoạt động của cơ quan/đơn vị nơi họ làm việc.
Việc tự làm: là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi
nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Việc tự làm gồm các
công việc tự làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế hộ của gia
đình mình không hưởng tiền lương, tiền công”.
2.2.2. Dòng chảy việc làm (job flows)
Khái niệm về dòng chảy việc làm của Acquisti và Lehmann (2000): thay
đổi việc làm ròng trong một nền kinh tế là kết quả của tạo việc làm từ việc mở
rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc gia nhập mới của doanh nghiệp và tiêu
hủy việc làm do giảm hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc rút lui khỏi thị trường
của doanh nghiệp. Dòng chảy lao động trong các doanh nghiệp này gọi là “tổng
dòng chảy việc làm”.
Khái niệm về dòng chảy việc làm được Davis và Haltiwanger phát triển và
7


hoàn thiện qua nhiều nghiên cứu khác nhau(2); đến nay, khái niệm này đã được
nhiều tác giả ở nhiều nước trên thế giới áp dụng, bổ sung và sử dụng thống nhất
trong các nghiên cứu về dòng chảy việc làm như: Lawless (2012), Michael
Anyadike-Danes, Borner và Hart (2011), Nguyễn Minh Hà (2010), Hijzen,
Upward và Wright (2009), Masso, Eamets và Phillips (2005)...
Theo Davis và Haltiwanger (1999), khái niệm về việc làm là một khái
niệm quen thuộc, nhưng để đo lường và giải thích một cách có ý nghĩa các số
liệu thống kê về tạo việc làm và tiêu hủy việc làm đòi hỏi phải được định nghĩa
và giả định một cách cẩn thận. Với quan niệm “việc làm có nghĩa là một vị trí

công việc được lấp đầy bởi một nhân công” thì các dòng chảy việc làm được đo
lường gồm có:
Tổng tạo việc làm tại thời điểm t là tổng số lượng lao động tăng thêm của
tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh mở rộng hoặc gia nhập mới trong khoảng
thời gian (t-1) và t; được tính bởi công thức:
JCjt =
Trong đó: JCjt là tổng số việc làm tại thời điểm t của các doanh nghiệp
thuộc nhóm j (nhóm j là đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp, có thể là
toàn bộ nền kinh tế hoặc khu vực kinh tế và ngành kinh tế hoặc vùng địa lý, độ
tuổi doanh nghiệp...); Nit và Nit-1 là số lượng lao động của doanh nghiệp i tại thời
điểm t và (t-1); j+ biểu hiện cho doanh nghiệp có số lượng lao động ở thời điểm t
nhiều hơn tại thời điểm (t-1).
Tổng việc làm bị tiêu hủy tại thời điểm t là giá trị tuyệt đối của tổng số
lượng lao động bị giảm xuống của tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh do giảm
quy mô hoặc rút khỏi thị trường trong khoảng thời gian (t-1) và t; được tính bởi
công thức:
JDjt =

(2)

Một số nghiên cứu tiêu biểu của Davis và Haltiwanger về dòng chảy việc làm qua các năm gồm có:
Tổng tạo việc làm, tổng tiêu hủy việc làm và tái phân bổ lao động (1989), Tổng tạo việc làm và tiêu hủy
việc làm: bằng chứng kinh tế vi mô và tác động kinh tế vĩ mô (1990), Tổng tạo việc làm, tổng tiêu hủy
việc làm và tái phân bổ lao động (1991), Tổng dòng chảy việc làm (1999)...

8


Trong đó: JDjt là tổng số việc làm tại thời điểm t của các doanh nghiệp
-


thuộc nhóm j; j biểu hiện cho doanh nghiệp có số lượng lao động ở thời điểm t ít
hơn tại thời điểm (t-1).
Tổng tái phân bổ việc làm tại thời điểm t là tổng số của số lượng lao động
tăng thêm và giảm đi của tất cả các doanh nghiệp trong khoảng thời gian (t-1) và
t. Nói các cách khác, tái phân bổ việc làm là tổng số của tạo việc làm và tiêu hủy
việc làm, được tính bởi công thức:
JRjt = JCjt + JDjt
Liên quan đến tái phân bổ việc làm, Hijzen, Upward và Wright
(2009) cho rằng: tái phân bổ việc làm được xem là số lượng dịch chuyển lao động
“lớn nhất” cần thiết để điều chỉnh những cơ hội thay đổi việc làm của tất cả các
doanh nghiệp. Số “lớn nhất” trong trường hợp này là số lao động được đếm cả khi
họ bị mất việc làm là kết quả của sự tiêu hủy việc làm, lẫn khi họ dịch chuyển đến
một việc làm mới được tạo ra.
Thay đổi việc làm ròng (tăng trưởng việc làm ròng) là hiệu số của tạo
việc làm và tiêu hủy việc làm; được tính bằng công thức:
NRjt = JCjt − JDjt
Liên quan đến thay đổi việc làm ròng, Hijzen, Upward và Wright
(2009) cho rằng: thay đổi việc làm ròng là số lượng lao động được tái phân bổ việc
làm “nhỏ nhất”.
Tái phân bổ việc làm dôi dư là đại lượng đo lường số lượng lao động thay
đổi vượt quá nhu cầu cần thiết tương ứng với tốc độ tăng trưởng việc làm; được tính
bằng tổng việc làm tái phân bổ trừ đi giá trị tuyệt đối của sự thay đổi việc làm ròng
theo công thức:
XRjt = JRjt − NRjt
Liên quan đến tái phân bổ việc làm dôi dư, Masso, Eamets và Phillips
(2005) cho rằng: chỉ tiêu này có sự không thống nhất về ý nghĩa trong nhiều nghiên
cứu khác nhau; một số nghiên cứu xem nó là một biện pháp chuyển dịch cơ cấu
9



sâu, một số khác giải thích một cách thông thường hơn, đó là dấu hiệu về hành vi
không đồng nhất của các doanh nghiệp trong nội bộ ngành và tái phân bổ lao
động trong chính ngành đó.
Ngoài ra, cũng theo các định nghĩa trên, dòng chảy việc làm còn được đo
lường theo tỷ lệ tăng trưởng, trên cơ sở các công thức đo lường theo tỷ lệ tăng
trưởng việc làm của Davis, Haltiwanger và Schuh (1996), Hijzen, Upward và
Wright (2009) trình bày lại như sau:
Tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp i trong khoảng thời gian (t-1) và t
được xác định bởi:

Việc chia trung bình số lượng việc làm nhằm đảm bảo rằng git bị giới hạn
giữa [-2 và 2], hai điểm chặn -2 và 2 biểu hiện cho doanh nghiệp rút khỏi thị trường
và gia nhập mới. Để tổng hợp tăng trưởng việc làm của tất cả các doanh nghiệp,
trọng số được xác định theo công thức:

Trong đó, εjt là tập hợp các doanh nghiệp trong nhóm j (nhóm j là đặc tính
sử dụng lao động của doanh nghiệp, có thể là toàn bộ nền kinh tế hoặc khu vực
kinh tế và ngành kinh tế hoặc vùng địa lý, độ tuổi doanh nghiệp...) tại thời điểm t
hoặc (t-1) và đã bao gồm các doanh nghiệp rút khỏi thị trường và gia nhập mới
trong khoảng thời gian (t-1) và t.
Tỷ lệ tạo việc làm (JCjt) trong nhóm j bất kỳ được xác định bởi công thức:

Tỷ lệ tiêu hủy việc làm (JDjt) trong nhóm j bất kỳ được xác định bởi công
thức:

10


Các dòng chảy tái phân bổ việc làm (JRjt), thay đổi việc làm ròng (NRjt),

tái phân bổ việc làm dôi dư (X jt ) có cách tính không thay đổi, nhưng đơn
vị tính lúc này là %.
Hijzen, Upward và Wright (2009) cho rằng hai cách đo lường dòng chảy
việc làm nêu trên dựa vào số lượng lao động ra, vào trong mỗi doanh nghiệp, nên đã
bỏ qua hai yếu tố quan trọng của tái phân bổ việc làm, đó là: (i) tái phân bổ việc làm
xảy ra trong tất cả các doanh nghiệp, các cách tính chỉ dựa vào tổng số lao động
trong doanh nghiệp nên không đo lường được dòng lao động ra và vào của mỗi
doanh nghiệp, vì ngay trong các doanh nghiệp, dòng tổng cũng không tương đương
với thay đổi việc làm ròng, ví dụ: doanh nghiệp có thể thay đổi thành phần của lực
lượng lao động, hoặc có thể tái phân bổ việc làm giữa các đơn vị trực thuộc khác
nhau; (ii) tái phân bổ việc làm xảy ra trong khoảng thời gian giữa (t-1) và t, nhưng
không được ghi nhận sự thay đổi này trong tổng số lao động Nit tại thời điểm t, ví
dụ: một doanh nghiệp tạo ra một việc làm và tiêu hủy một việc làm trong khoảng
thời gian (t-1) và t, sẽ không được xem là có sự tái phân bổ việc làm. Vì vậy, các
trong cách tính này, tổng số việc làm được tái phân bổ được ước lượng thấp hơn so
với thực tế.
Từ các định nghĩa và cách đo lường dòng chảy việc làm, chúng ta có thể thấy
rằng: cách tính thứ nhất (tính theo số lượng tổng) được áp dụng khi sự thay đổi số
lượng lao động trong tất cả các doanh nghiệp của nền kinh tế được ghi nhận một
cách đầy đủ và triệt để; cách tính thứ hai (tỷ lệ tăng trưởng) được áp dụng khi thực
hiện điều tra mẫu doanh nghiệp trong nền kinh tế.
2.3. Lý thuyết về cầu lao động trong doanh nghiệp
Theo lý thuyết kinh tế học, cầu lao động là số lượng lao động mà doanh
nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định.
Đường cầu lao động phản ánh số đơn vị lao động mà các doanh nghiệp
muốn thuê tại các mức tiền lương khác nhau. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh

11



nghiệp sẽ thuê lao động cho tới khi sản phẩm cận biên của lao động đúng bằng
tiền lương thực tế.
Đường MRPL là một đường đi

W

xuống phản ánh qui luật năng suất biên
lao động giảm dần. Đường MRPL chính
là đường cầu lao động, các doanh nghiệp

W1
W2

sẽ thuê ngày càng nhiều lao động khi tiền
lương thực tế ngày càng giảm.

A
B

DL = MRPL

L1 L2

Lượng lao động

0
Hình 2.1. Đường cầu lao động

Nguồn từ bài giảng kinh tế vi mô – Đại học Thương mại

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy việc làm
Theo Davis và ctg (1997, được trích bởi Masso, Eamets và Philips, 2005) thì
sự thay đổi lao động trong mỗi một doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào đặc
tính riêng của chính doanh nghiệp đó, thể hiện một tỷ lệ tương đối nhỏ sự thay đổi
giữa các ngành kinh tế, quy mô doanh nghiệp… nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt
động của doanh nghiệp và dòng chảy việc làm có sự không đồng nhất với nhau ngay
cả trong ngành kinh tế hẹp và được xác định bởi các yếu tố riêng. Một trong các
nguyên nhân của sự không đồng nhất là sự không chắc chắn về nhu cầu của các sản
phẩm mới, nên các sản phẩm này cần có sự thử nghiệm; sau này trở thành nguyên
nhân của sự không đồng nhất. Ngoài ra còn có các lý do khác, đó là sự khác biệt
giữa các doanh nghiệp trong khả năng quản lý và kinh doanh, cũng như việc chậm
lan truyền các thông tin về công nghệ mới, các kênh tiếp thị và thị hiếu của người
tiêu dùng.
Căn cứ vào các định nghĩa và phương pháp đo lường dòng chảy việc làm
nêu tại mục 2.2. chương 2 của đề tài này, các lĩnh vực (nhóm j) được phân tích
trong dòng chảy việc làm chính là các đặc tính sử dụng lao động của các doanh
nghiệp, gồm có: quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động, độ tuổi (số
năm hoạt động) của doanh nghiệp, khu vực kinh tế và ngành kinh tế, vùng địa lý,
hình thức sở hữu vốn...
12


Masso, Eamets và Phillips (2005) cho rằng, có thể có sự tương quan giữa
các đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp trong phân tích dòng chảy việc
làm, do đó cần thực hiện một mô hình hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng việc làm (tạo việc làm ròng) trong các doanh nghiệp để đánh giá mức
độ tác động của từng đặc tính khác nhau. Ngoài ra, Admasu và Arjun (2009) cho
rằng, mô hình kinh tế các yếu tố ảnh hưởng tới tái phân bổ việc làm sẽ củng cố
thêm việc phân tích dòng chảy việc làm theo đặc tính sử dụng lao động của
doanh nghiệp.

Do đó, trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ròng, ngoài
các biến độc lập là đặc tính sử dụng lao động của doanh nghiệp còn có một số
biến khác được đưa vào mô hình tùy thuộc vào phương pháp tiếp cận mô hình và
mục tiêu nghiên cứu. Các đặc tính sử dụng lao động và yếu tố ảnh hưởng đến tạo
việc làm ròng trong doanh nghiệp gồm có:
2.4.1. Quy mô doanh nghiệp tính theo số lượng lao động hay nói cách
khác là số lượng lao động trong doanh nghiệp
Số lượng lao động trong doanh nghiệp là một trong các yếu tố được xem
xét nhiều nhất khi nghiên cứu dòng chảy việc làm trong các doanh nghiệp.
David, Haltiwanger và Schuh (1993) nghiên cứu về Doanh nghiệp nhỏ và tạo
việc làm: phân tích các bí ẩn và đánh giá lại các sự kiện cho rằng, các doanh
nghiệp và nhà máy lớn (tính theo số lượng lao động) chiếm tỷ trọng cao trong tạo
việc làm và tiêu hủy việc làm trong lĩnh vực sản xuất ở Mỹ. Trong khi đó,
Hijzen, Upward và Wright (2009) xem xét quan hệ giữa số lượng lao động trong
doanh nghiệp và dòng chảy việc làm theo 03 phương pháp đo lường quy mô
doanh nghiệp theo số lượng lao động của Baldwin và Picot (1995) lại cho kết quả
ngược lại, đó là các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong tạo việc làm và
tiêu hủy việc làm ở nước Anh trong giai đoạn 1997-2008; tương tự với kết quả
này, Nguyễn Minh Hà (2010) cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2000-2005, ở Việt
Nam chỉ doanh nghiệp nhỏ mới có tỷ lệ tạo việc ròng dương, doanh nghiệp lớn
và vừa có tỷ lệ tạo việc làm ròng âm.

13


Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tổng dòng chảy việc
làm ở Estonia của Masso, Eamets và Phillips (2005) cho thấy số lượng lao động
trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng việc làm của doanh
nghiệp và khẳng định điều này phù hợp với ghi nhận của Faggio và Konning
(2001).

Theo David và Haltiwanger (1999), tỷ lệ tái phân bổ việc làm dôi dư giảm
mạnh theo số lượng lao động trong doanh nghiệp và độ tuổi của doanh nghiệp,
đây cũng chính là kết quả nổi bật của các nghiên cứu khác khi nghiên cứu về mối
quan hệ giữa tái phân bổ việc làm và số lượng lao động trong doanh nghiệp (có 8
nghiên cứu thực hiện mở rộng trên 07 quốc gia với nhiều cách tiếp cận dữ liệu
khác nhau, nhưng đều có cùng kết quả là tỷ lệ tái phân bổ việc làm giảm theo quy
mô lao động trong doanh nghiệp). Tăng trưởng việc làm ròng có xu hướng giảm
theo số lượng lao động trong doanh nghiệp, ngay cả trong trường hợp sử dụng độ
tuổi của doanh nghiệp làm biến kiểm soát, điều này được tìm thấy trong các
nghiên cứu của Evans (1987a,b) và Hall (1987); bằng cách điều chỉnh độ tuổi
doanh nghiệp, Dunne và ctg (1989a,b) chỉ ra rằng, tăng trưởng việc làm ròng
giảm theo số lượng lao động trong doanh nghiệp có một cơ sở đơn lẻ và có hình
chữ U đối với các doanh nghiệp có nhiều cơ sở trực thuộc.
2.4.2. Độ tuổi (số năm hoạt động) của doanh nghiệp
Độ tuổi (số năm hoạt động) của doanh nghiệp được tính khi doanh nghiệp
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến thời điểm thực hiện nghiên cứu;
trong một số trường hợp, đến một vài năm sau doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động
sản xuất, kinh doanh thì độ tuổi của doanh nghiệp được tính tại thời điểm này.
Cùng với số lượng lao động trong doanh nghiệp, độ tuổi của doanh nghiệp
cũng là một trong các đặc tính được nhiều nghiên cứu về dòng chảy việc làm
phân tích. Số lượng lao động trong doanh nghiệp và độ tuổi của doanh nghiệp
thường được phân tích song song với nhau. Theo David và Haltiwanger (1999),
các mô hình về dòng chảy việc làm đều nhấn mạnh đến yếu tố số lượng lao động
và độ tuổi của doanh nghiệp trong nhiều nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau theo
nhiều cách tiếp cận dữ liệu khác nhau.
14


Theo Javanovics (1982, được trích dẫn bởi Masso, Eamets và Philips, 2005),
các doanh nghiệp mới phải đối mặt với sự không chắc chắn của chi phí sản xuất và

nhu cầu sản phẩm. Theo thời gian, các thông tin này được tích lũy, các doanh nghiệp
thua lỗ rút khỏi thị trường và các doanh nghiệp có lợi nhuận tồn tại, giải quyết việc
làm giảm xuống đến mức độ ổn định hơn. Tỷ lệ tạo việc làm ròng giảm theo thời
gian hoạt động (độ tuổi) của doanh nghiệp; điều này cho thấy việc các doanh nghiệp
mới thay thế doanh nghiệp cũ vì có lợi thế hơn về công nghệ và tổ chức. Davis và
ctg (1997, được trích dẫn bởi Masso, Eamets và Philips, 2005) chỉ ra rằng, tổng tái
phân bổ việc làm cũng giảm theo thời gian hoạt động (độ tuổi) của doanh nghiệp;
tuy nhiên, tổng tỷ lệ tái phân bổ việc làm dôi dư không giảm do sự tăng trưởng việc
làm nhanh chóng của các doanh nghiệp mới thành lập, điều này cho thấy sự biến
động của tăng trưởng việc làm trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp ở độ tuổi 24 năm.
Foster, Haltiwanger và Kim (2006) nghiên cứu về Dòng chảy việc làm ở
lĩnh vực sản xuất nước Mỹ: đo lường từ dữ liệu nghiên cứu theo chiều dọc cho
rằng, các nhà máy mới đi vào hoạt động có tỷ lệ tạo việc làm cao hơn và biến
động nhiều hơn so với các nhà máy đã đi vào hoạt động lâu năm; trong khi đó, tỷ
lệ tiêu hủy việc làm của các nhà máy mới thành lập cao hơn và biến động nhiều
hơn, nhưng sự khác biệt là không lớn so với các nhà máy hoạt động lâu năm.
Điều này phù hợp với kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng việc làm ở Estonia của Masso, Eamets và Phillips (2005) khi chỉ ra được
độ tuổi của doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng việc làm trong
doanh nghiệp.
Theo Davis và Haltiwanger (1999), tăng trưởng việc làm ròng giảm theo
độ tuổi của doanh nghiệp, ngay cả trong trường hợp sử dụng số lượng lao động
trong doanh nghiệp làm biến kiểm soát, đây cũng chính là kết quả nghiên cứu
của Hall (1987), Evans (1987a,b), Dunne và ctg (1989a,b).
2.4.3. Khu vực kinh tế và ngành kinh tế
Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh và Bùi Thị Phượng Liên (2007), “việc chuẩn
hóa các phân ngành kinh tế được các tổ chức quốc tế thực hiện và đến nay thế
15



giới áp dụng chuẩn phân ngành quốc tế (ISIC) phiên bản 3 của Liên hiệp quốc. Ở
Việt Nam, Tổng cục Thống kê đã áp dụng ISIC, nhưng có sự điều chỉnh chút ít ở
vài ngành dịch vụ. Phân ngành cấp 2 của công nghiệp chế biến đã tương thích
với phân loại ISIC”.
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngành kinh tế được quy định tại Quyết định số
39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam và Thông tư số 19/2010/TT-BKH ngày 19/8/2010 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về quy định nội dung Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam. Hệ
thống này gồm các ngành cấp 1 sau (các chữ viết phía trước là ngành cấp 1):
A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
B. Khai khoáng
C. Công nghiệp chế biến, chế tạo
D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa
không khí
E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
F. Xây dựng
G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác
H. Vận tải kho bãi
I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
J. Thông tin và truyền thông
K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
L. Hoạt động kinh doanh bất động sản
M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
16


×