Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Công nhận án lệ quyết định giám đốc thẩm là án mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.3 KB, 14 trang )

Công nhận án lệ: Quyết định giám đốc thẩm là án mẫu?
Bài viết cập nhật lúc: 04:12 ngày 01/05/2009

Tập hợp các bản án giám đốc thẩm chuẩn thành án lệ để khắc phục những kẽ hở mà luật
thành văn chưa quy định.
Số trước, chúng tôi đã phản ánh việc các tòa thường vận dụng hướng dẫn của TAND tối
cao để xử án. Để chuyện vận dụng này đi vào nề nếp, quy củ hơn, nhiều chuyên gia đã đề
xuất nên phát triển án lệ và cần phải coi các quyết định giám đốc thẩm chuẩn là án lệ.
Khắc phục nhiều nhược điểm
Theo ông Trần Thế Hòa (VKSND tối cao tại TP.HCM), việc công nhận án lệ sẽ khắc
phục được nhiều nhược điểm trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay.
Trước hết, với những tranh chấp cụ thể mà pháp luật quy định chưa rõ hoặc chưa có,
thẩm phán nên vận dụng các quy định khác của pháp luật để giải quyết. Sau đó, nếu phán
quyết không bị xem lại thì lấy nó minh họa cho các vụ tranh chấp tương tự. Phán quyết
này có thể xem là án lệ và cơ quan chức năng cần tập hợp, phát hành rộng rãi cho mọi
người tham khảo. Điều này có lợi là pháp luật được áp dụng thống nhất, đồng thời giúp
cán bộ tố tụng và người dân có thể dự đoán được kết quả tranh chấp. Hướng giải quyết từ
những án lệ này dần dần sẽ được nâng lên thành các quy định thành văn.
Ở một khía cạnh khác, thực tế luôn phát sinh nhiều vướng mắc mà luật không lường
trước, không lường hết để điều chỉnh. Nếu thẩm phán chờ có quy định mới thì sẽ vi phạm
thời hạn tố tụng, vi phạm quyền đi kiện của người dân… Trong những trường hợp như
thế, nếu áp dụng án lệ sẽ khắc phục được nhược điểm này. Nghĩa là dựa vào những án lệ
đã được nhiều người chấp nhận để giải quyết tranh chấp còn hơn là ách lại với lý do chưa
có luật.
Án giám đốc thẩm là án mẫu?


Vấn đề được nhiều người quan tâm là những bản án nào sẽ trở thành án lệ để các tòa, các
thẩm phán tham khảo.
Theo thạc sĩ Đỗ Thành Trung (giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM), trước đây từng
có một công trình nghiên cứu chung của Việt Nam và Nhật Bản gợi mở phương hướng


cơ bản thích hợp cho việc sử dụng án lệ tại nước ta. Công trình này tập trung vào việc
xây dựng, hoàn thiện các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối
cao và nhận định: “Ngay cả ở Việt Nam cũng cần phải xây dựng, phát triển hệ thống,
trong đó coi quan điểm được thể hiện trong các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng
thẩm phán TAND tối cao là án lệ và tòa án cấp dưới cần đưa ra các xét xử không mâu
thuẫn với các án lệ này”.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) nhận xét, bản án
giám đốc thẩm của TAND tối cao thực chất là án lệ nhưng chưa được chính thức công
nhận mà thôi. Ở nước ta, thẩm quyền giải thích luật là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
nhưng trên thực tế, khi gặp những trường hợp mà luật quy định chưa rõ hoặc chưa điều
chỉnh, rất hiếm khi cơ quan này ra văn bản giải thích. Trong khi đó, thẩm phán là người
trực tiếp áp dụng pháp luật, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ, các tranh chấp đang nảy
sinh nên việc giao cho họ quyền giải thích pháp luật bằng bản án là phù hợp nhất. Từ
những bản án giải thích luật này, nhà làm luật sẽ nâng lên thành các văn bản luật để chấm
dứt chuyện xét xử mà không viện dẫn cơ sở pháp lý.
Làm sao để án lệ đi vào đời sống?
Một vấn đề rất lớn khác mà thạc sĩ Đỗ Thành Trung dự đoán là chúng ta sẽ gặp không ít
khó khăn ban đầu khi thừa nhận án lệ bởi nước ta không phải là nước có truyền thống án
lệ. Việc nhận thức vai trò tích cực của án lệ cũng như sử dụng chúng như một nguồn luật
vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Để khắc phục, ông Trung cho rằng cần phải thay đổi nhận thức pháp lý và thói quen để
coi án lệ như một nguồn luật bổ sung khi giải quyết án. Mặt khác, cần phải trao quyền
giải thích pháp luật cho ngành tòa án bằng quy định thành văn chính thức, rõ ràng, càng
chi tiết càng tốt (về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, phương pháp giải thích pháp luật)…
Cạnh đó, các thẩm phán phải nỗ lực để bảo đảm cho quan điểm pháp lý thể hiện trong
những án lệ có tính thuyết phục, hợp lý, đáng tin cậy.
Cuối cùng, để cho việc sử dụng án lệ có hiệu quả thì việc tập hợp, chọn lọc và công bố án
lệ là việc rất quan trọng. Có các tập án lệ sẽ tạo điều kiện cho các thẩm phán áp dụng
pháp luật thống nhất, minh bạch, còn người dân có thể tìm hiểu các quy định, nâng cao
dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật.

Những nỗ lực đầu tiên
Theo một thẩm phán TAND tối cao, nước ta đã đi những bước đầu tiên trong việc tiếp cận
án lệ thông qua việc ấn hành hai tập quyết định giám đốc thẩm về kinh doanh, thương
mại, hình sự… điển hình của năm 2004. Hai tập sách này trình bày, phân tích, chỉ ra


những vướng mắc, sai sót tố tụng để các thẩm phán rút kinh nghiệm. Đây là những tư liệu
rất quý bên cạnh hệ thống luật thành văn để phục vụ công tác xét xử, nghiên cứu pháp
luật.
Vị thẩm phán này khẳng định: “Không chỉ người làm công tác pháp luật và sinh viên luật
mà mọi người dân đều mong muốn TAND tối cao thường xuyên phát hành rộng rãi các
bản án giám đốc thẩm để họ có thể dự đoán kết quả nếu xảy ra những vụ kiện tụng tương
tự ở tòa. Điều này còn tránh được việc người dân khiếu nại giám đốc thẩm tràn lan theo
kiểu cầu may như hiện nay”.
Theo www.phapluattp.vn
Án lệ - loại nguồn quan trọng bậc nhất tại Úc!
Nguyễn Bá Bình
(Nghiên cứu sinh tại ĐH New South Wales, Sydney; Bài viết cho Báo Pháp luật Việt Nam - Bộ
Tư pháp (số Chủ nhật, 30/08/2009))

Với những luật lệ được người Anh thiết lập từ những ngày đầu đặt chân tới Úc và áp đặt
sự cai trị tại nước này thì thật không có gì đáng ngạc nhiên khi Úc cũng là một trong những nước
thuộc dòng họ pháp luật chung Anh – Mỹ (Common Law). Khác với Việt Nam – một nước mang
nhiều đặc điểm nổi trội của dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law), có bốn loại nguồn luật
được áp dụng tại Úc: Án lệ (Common Law – trong dòng họ pháp luật Anh – Mỹ, án lệ chính là
một loại nguồn được coi trọng hàng đầu vì thế “Common Law” được dùng để gọi tên cho dòng họ
này), Luật của Nghị viện (Statute Law), Luật quy định chi tiết Luật của Nghị viện (Subordinate
Legislation) và Tập quán (Custom).
Án lệ - nguyên lý mới trong xét xử chứ không phải là bản thân phán quyết
Án lệ chính là hệ thống quy định pháp lý được hình thành, phát triển thông qua các phán

quyết của thẩm phán trong hàng loạt vụ việc xảy ra từ trước đó rất lâu. Tuy đôi khi những tư
tưởng trong các phán quyết mới được tuyên cũng có thể trở thành án lệ, thường án lệ phải được
hình thành trong hàng thế kỷ. Điều tạo nên án lệ không phải là phán quyết cho một vụ việc cụ thể
nào đó mà là những nguyên lý, tư tưởng mà từ đó hình thành phán quyết. Với các vụ việc kiện
tụng cực kỳ nổi trội thì thông thường sẽ tạo nên án lệ cho các vụ việc tương tự. Mỗi vụ việc
tương tự ấy sẽ góp phần nhỏ trong việc phát triển hơn nữa tư tưởng của phán quyết đầu tiên. Vì
lẽ đó, Pháp quan Donaldson trong vụ án Parker kiện British Airway Board [1982] tuyên bố rằng
thẩm phán “có quyền và cũng là bổn phận để mở rộng và phỏng theo án lệ - những nguyên tắc
xét xử đã được thiết lập trước đó và nhu cầu hiện tại của xã hội. Điều đó không có nghĩa là thẩm
phán xét xử chỉ với tờ giấy trắng. Để có thể xét xử, thẩm phán phải rút ra từ kinh nghiệm của quá
khứ thông qua các phán quyết được tuyên trước đó”.
Có thể thấy rõ sự khác biệt giữa một phán quyết với các nguyên lý rút ra từ phán quyết
thông qua một vụ việc mà trong đó một người đi xe máy bị kiện vì việc lái xe gây ra thiệt hại.


Quan tòa đã tuyên người lái xe phải đền bù một khoản tiền cho các thiệt hại. Phán quyết này
không thiết lập nên bất kỳ nguyên tắc xét xử nào nên nó không thể cấu thành án lệ. Tuy nhiên,
nếu quan tòa nhận định rằng đối với vụ việc này một hoặc cả hai bên có sự bất cẩn và đánh giá
sự bất cẩn đó bằng việc áp dụng một nguyên lý, cách thức nào đó thì nguyên lý, cách thức đánh
giá ấy sẽ tạo nên án lệ. Ví dụ, về cùng vụ việc như vậy, thẩm phán Wells của tòa tối cao Bang
Nam Úc đã nhận định: “Để hoàn thành vai trò của tòa án đối với vụ việc, thẩm phán, trong sự
hiểu biết tốt nhất của mình, phải thể hiện được quyết định của mình về các chuẩn mực hành xử
phù hợp được hình thành và thường được duy trì bởi cộng đồng. Theo cách đó việc điều hành
pháp luật được thực hiện một cách đúng đắn và đáp ứng được sự kì vọng chính đáng của cộng
đồng. 3 hay 4 thập niên trước, thông thường sẽ là phù hợp khi cho rằng lái xe phải xử lý tình
huống khẩn cấp của xe và việc đi lại của người đi bộ khi họ xuất hiện, nhưng người lái xe không
bắt buộc phải nhìn quá xa về phía trước và phát hiện ra tình huống có thể xảy ra. Ngày nay, tôi
cho rằng nhận định trên đã thay đổi cơ bản. Dân số tăng cao, một bộ phận lớn các gia đình có ít
nhất một ô tô và thường là hai, tai nạn ngày càng nhiều và chết do tai nạn giao thông trở nên phổ
biến. Trong bối cảnh ấy, tôi cho rằng, tòa án, khi thực hiện vai trò xét xử, có quyền yêu cầu

những người lái xe máy tiêu chuẩn về cái được gọi là lái xe mang tính chất phòng bị, hay sự cẩn
thận mà không chỉ nhìn thấy ngay lập tức các nguy hiểm mà còn phải nhìn rõ phía trước và tính
trước các nguy hiểm tiềm ẩn”. Phán quyết này rõ ràng là một ví dụ điển hình về cách hình thành
án lệ khi đã đưa ra một nguyên lý mới về việc đánh giá vụ việc.
Chỉ tòa cấp cao mới có thể tạo nên án lệ
Để xác định phán quyết nào hình thành nên án lệ thì còn phải tính đến việc tòa án đã
tuyên là tòa án nào. Ở Úc, tòa thấp nhất là Tòa hành chính địa phương (Magistrates’ Court) – do
một quan chức hành chính địa phương hoặc những hòa giải viên hoặc cả hai điều khiển. Trên
tòa này là một loạt các tòa ở các cấp bậc khác. Một vài loại tòa trong đó có thể tạo nên các phán
quyết mang tính chất án lệ. Sự khác biệt giữa tòa án có thể và tòa án không thể tạo ra án lệ thậm
chí không phụ thuộc vào việc người điều khiển tòa có phải là thẩm phán hay không. Ví dụ, tòa án
Hạt – tương đương Tỉnh (County Court), ở Anh và bang Victoria – Úc, được điều khiển bởi một
thẩm phán, nhưng các nguyên lý tạo ra bởi phán quyết của thẩm phán đó lại không được coi là
tạo nên án lệ. Lý do là chỉ có tòa cấp trên mới có thể tạo ra án lệ. Ở Úc, các tòa cấp cao là tòa tối
cao của mỗi Bang, tòa tối cao của Lãnh thổ Thủ đô Úc và tòa tối cao của Lãnh thổ phía Bắc (Úc
có 6 Bang - New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria và Tây Úc và 2 vùng
lãnh thổ chính là Lãnh thổ phía Bắc và Lãnh thổ Thủ đô Úc), tòa án Liên Bang (the Federal
Court), tòa án gia đình (the Family Court), tòa lao động (the Industrial Relations Court) và tòa án
cao cấp thẩm quyền chung Úc (the High Court of Australia).
Tuy thế, án lệ không chỉ giới hạn đối với các phán quyết của tòa án cấp cao trong nước
Úc. Các phán quyết bởi các tòa tương đương của Anh và của New Zealand thường được viện
dẫn bởi các luật sư như là các tài liệu từ đó án lệ được phát hiện. Phán quyết của tòa án cấp cao
của Canada, tòa án cấp cao của Mỹ cũng có thể được sử dụng như là án lệ.
Không phải tất cả phán quyết của tòa cấp cao đều tạo nên án lệ. Có rất nhiều phán quyết
dựa vào bản thân các tình huống thực tế và không hàm chứa các nguyên lý mới và cũng không
có sự phát triển bất kỳ nguyên lý xét xử nào. Những phán quyết như thế dĩ nhiên không tạo nên


án lệ. Phán quyết của tòa cấp cao được xem xét bởi các chuyên gia pháp lý nhiều kinh nghiệm
để xác định liệu nó có nên xuất bản để góp phần phát triển án lệ hay không. Những phán quyết

này sẽ được ấn hành trong hàng loạt cuốn sách với tên gọi “Hồ sơ tòa án” (Law Reports). “Hồ sơ
tòa án” đã tồn tại trong rất nhiều thế kỷ, sớm nhất đó là “Sách thường niên” (the Year Books)
dưới thời Vua Edward II (năm 1290). Tuy thế, với một người ngoại đạo về luật thì khi vào thư
viện công cộng hay thư viện luật để tìm kiếm thì có thể sẽ bị lầm đường lạc lối bởi sự thật là có
hàng loạt hồ sơ tòa án không phải của tòa cấp cao – nghĩa là không hàm chứa án lệ.
Án lệ - sự thú vị nằm ở chỗ “không phải là một đạo luật thành văn”!
Người ta vẫn nói về Án lệ với tính ưu việt trong việc áp dụng linh hoạt trong xét xử. Thật
dễ dàng cho tòa án trong việc chấp nhận một cách tiếp cận có giới hạn đối với các đóng góp của
mỗi phán quyết đối với sự phát triển của Án lệ. Chính sự mềm dẻo của án lệ và khả năng của
các thẩm phán áp dụng các nguyên lý vào tình huống thay đổi đã tạo nên sức mạnh của nó. Án
lệ có thể thay đổi và thích ứng để thỏa mãn nhu cầu thay đổi của cuộc sống biến chuyển nhanh
chóng. Lẽ dĩ nhiên, Án lệ không phải là một đạo luật. Nhưng sự thú vị lại nằm ở đó - sức mạnh
mà Án lệ có được là vì nó không phải là một đạo luật, bởi đạo luật thì luôn hàm chứa tính không
linh động!
Được đăng bởi NguyenBaBinh vào lúc 5:46 AM

Phản ứng:

Từ khóa bài viết "Công nhận án lệ: Quyết định
giám đốc thẩm là án mẫu?": án lệ, bản án, công
nhận, giám đốc thẩm, kẽ hở, khắc phục, luật thành
văn, quy định, tập hợp
NGUỒN GỐC ÁN LỆ VÀ THỰC CHẤT VẤN ĐỀ ÁN
LỆ Ở VIỆT NAM
Posted on 14/06/2008 by Civillawinfor

NGUYỄN TẤN DŨNG – Lớp HC29A – Đại
học Luật TPHCM



1 Án lệ có từ bao giờ: Có thể nói một án lệ ra đời từ bao giờ là một câu hỏi mà câu trả
lời không có một đoạn kết chính xác và làm hài lòng cho tất cả.
Với người Anh, họ sẽ cho rằng nước Anh là “quê hương”, là nơi ra đời của án lệ. Điều
này cò thể được các luật gia, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật
ở Anh, và các nứơc theo truyền thống Thông luật (Common law) giải thích với lý do:
Thứ nhất, truyền thống pháp luật Anh là truyền thống của Thông luật – pháp luật đựơc
hình thành chủ yếu bằng con đường xét xử;
Thứ hai, Thông luật ở Anh đựơc hình thành từ rất sớm, từ năm 1066;
Thứ ba, pháp luật Anh đã đựơc lan truyền khắp thế giới chủ yếu bằng con đưòng mở rộng
thuộc địa của Đế quốc Anh, và bằng con đường tự tiếp nhận, từ đó đã hình thành trên thế
giới hệ thống pháp luật Common Law ( Thông luật);
Và lý do quan trọng nữa là, nước Anh là nước sử dụng án lệ điển hình nhất.
Đó chỉ là lập luận của những “ngưòi Anh”, hay một số học giả khác. Nếu chúng ta nghiên
cưú chính trong pháp luật Anh, và xem đến tận cùng của vấn đề, chúng ta sẽ thấy có một
điều mà ngưòi Anh đã tự công nhận nguồn gốc của án lệ. Ta có thể thấy rằng, án lệ đã ra
đời trước đó (trứơc năm 1066), án lệ có nguồn gốc từ trong pháp luật La mã_tức nó đã có
từ thời kỳ La MÃ cổ đại. Điều này đựoc minh chứng rõ và không thể phủ nhận đựơc
trong việc áp dụng học thuyết án lệ ở Anh, với quy tắc bất thành văn Stare Decisis-tức là
quy tắc tôn trọng tiền lệ. Nếu không có án lệ thì làm sao có sự tôn trọng tiền lệ, để rồi ra
đời học thuyến về quy tắc án lệ trong pháp luật La Mã cổ đại. Và có thể thấy một ví dụ
cho việc ra đời một nguyện tắc, trở thành một khuôn mẫu trong xét xử đối với các vụ án
tử hình đã có từ thời kỳ La Mã cổ đại. Đó là nguyện tắc:” trong khi xét xử vụ án tử hình,
nếu tất cả các thành viên phán xét ( ngày nay, có thể là hội đồng xét xử, hay là Hội đồng
thẩm phán) ngay lập tức bỏ phiếu đồng ý với bản cáo trạng thì bị cáo sẽ đựoc tuyên vô tội
(trắng án). Chỉ khi có ngưòi đau ra một lập luận ủng hộ ngưòi bị xét xử đó (bị cáo) và lập
luận đó bị tất cả các thành viên còn lại đồng ý với bảo cáo trạng xử tử hình, thì bị cáo mới
bị xử tử hình”- nguyên tắc không nhất trí trong páhp luật La Mã xưa.
Vấn đề này được tuyên và hình thành một nguyên tắc xét xử ở thời kỳ cổ đại là do:
Nguyên tắc trên đã đựoc đảm bảo rằng, các bị cáo khi bị xét xử sẽ đựoc thực hiện theo
một quy trình nhất định, tức là, sau khi các thành viên xét xử tranh tụng và trứoc khi đưa

ra phán quyết nào, các thành viên sẽ pahỉ dành một đêm tiếp tục tranh luận theo từng cặp
để tìm ra lí lẻ bào chữa cho ngưòi bị xem là có tôi. Điuề này có nghĩa, là páhp luật đã coi
trong việc một bị cáo có cơ hội được tha tội;
Nguyên tắc này là một cách để các thành viên xét xử phỉa đưa ra ít nhất một lập luận để
bảo vệ ngưòi bị xét xử. Nếu tất cả đều vội vàng kết tôi thì sẽ nảy sinh vấn đề không biết
liệu cả hai mặt lập luận có được xem xét nghiêm túc hay không, điều này sẽ dảm bảo cho


một thủ tục được tiến hành để đảm bảo rằng sẽ có tranh cõi – tức là hai mặt lập luận đã
được pâhn tích và tất cả mọi dữ kiện điều đã được trình bày.
Vấn đề còn lại của việc tuyên tử hình để đảm bảo chính xác và công lý là cần có một
ngưòi-thành viên xét xử phải pảhn đối kịch liệt lại những lập lập chống án tử hình đối với
ngưòi bị xét xử. Do đo, mà trong khi xét xử ở La Ma thời kỷ cổ đại đã hình thành nên
một ngưòi pảhn biện, gọi là ngưòi chống đối trung thành.
2. Lịch sử án lệ ở Việt Nam:
Câu hỏi ở Việt Nam đã có án lệ chưa? Và rất nhiều câu trả lời là chưa? Và tắc giả viết bài
này xin nói rằng, Việt Nam đã từng có Án lệ, nhưng hiện hại trong hệ thống pháp luật, thì
án lệ không được công nhận trên lý luận, cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở
Việt Nam.
Xin khẳng định rẳng, trên đất nước Việt Nam, trong lịch sử, từ thời kỳ sau năm 1858năm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và bắt đầu chiếm đống đô hộ, đến trước năm
1975 – năm Việt Nam hoàn toản giải phóng khỏi ách thống trị của những nước xâm lược,
thì đã từng có án lệ. Điều này được viết với sự khách quan, và tìm hiểu vấn đề không dựa
trên một ý muốn gì, mà chỉ dựa trên quan điểm khoa học,và những gì đã có trong lịch sự
cảu nước Việt Nam . Điều này sẽ được minh chứng, đó là với những lý do:
Thứ nhất, Việt Nam đã là thuộc địa cụa Pháp trong hơn 80 năm, và ở minề Nam Việt
Nam đã từng có một “ nhà nước thân Mỹ” trong một thời gian dài. Mà những điều này đả
ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, chính trị, và cả nên pháp luật của Việt Nam;
Thứ hai, Pháp và đặc biệt là Mỹ, đã là những quốc gia mà án lệ dù thế nào cũng đã có,
được thừa nhận với những giá trị bắt buộc riêng. Vậy trong thời gian dô hộ đó, thử hỏi,
Việt Nam có thể không chịu ảnh hưởng của ít nhất là về mặt tư tưởng về vấn đề án lệ

trong pháp luật không?
Thứ ba, xin đưa ra hai ví dụ về án lệ ở Việt Nam thời kỳ đó, để chứng tỏ là Việt Nam đã
từng có án lệ: Ví dụ thứ nhất, được minh chứng trong một án lệ hành chính: đây có thể
nói là một án lệ thể hiện cho sự tiếp thu và quá trình “phap luật hoá” của thực dân Pháp
sau khi đô hộ Viêt Nam, việc này vừa để thống trị, vừa để cho thấy tính thích nghi của
mộ hình án lệ hành chính của Pháp.
Án lệ của Tham Chính viện , phiên toà ngày 11 tháng 6 năm 1956 về vụ Công ty xe điện
Autobus ( CFTI ) k/ Toà đại biểu Chính phủ tại Việt Nam.
Trong án văn hành chính này, Tham chính viện đã căn cứ vào:
- Chiếu dụ sô 5 ngày 18/10/1949 tổ chức tối cao pháp viện;
- Chiếu dụ số 38 ngày 9/11/1954 tổ chức tham chính viện thay thế ban hành chi\ánh tối
cao páhp viện;


- Chiếu dụ sô 2 ngày 3/1/1960 tổ chức toà hành chình;
- Chiếu dụ số 26 ngày 8/11/1954 sửa đổi dụ số 2 ngày 5/11/1950 nói thêm;
- Chiêu dụ hợp đồng lý kết ngày 18/10/1935 giữa thủ hiến Nam Viết và công ty xe điện
và Ô tô buyt ở Sài Gòn, Chợ lớn;
- Chiếu bản phán quyết của uỷ ban trọng tài ngày 9/7/1954;
- Chiếu án lệnh ngày 21/8/1954 của ông Chánh án dự khuyết toà án hành chính hỗn hợp
Đà Lạt. Cho thi hành bản phán quyết cùa Uỷ ban trọng tài ngày 9/7/1954 vô giá trị và
phải huỷ bỏ;
- Chiếu chi công ty xe điện và ô tô buyt thỉnh cầu trong đơn khuyến cáo xin tạm hoãn thi
hành bản án ngày 20/1/1956 của toà án Hành chính đã tuyên xử huỷ bỏ phán quyết cvủa
uỷ ban trọng tài ngày 9/7/1954;
- Chiếu chi theo nguyên tắc, sự kháng cáo không đình chỉ hiệu lực của bản án hành chính;
- Chiếu chi theo cuộc thẩm cứu và các tài liệu dệ nạp trong hồ sơ thì dầu có cjho rằng sự
thi hành ngay bản án sơ thẩm có thể gây cho công ty nguyên kháng sự thiệt hại đi chăng
nữa , sự thiệt hại này , xét ra không phải là không đền bù được.
Từ những căn cứ trên, Tham chính viện đã ra quyết định:” Bác lời thỉnh cầu của công ty

nguyên kháng xin tạm hoãn thi hành bản án lọnh kháng cáo”.
Sau khi phán quyết này ra đời, đã khẳng định lại nguyên tắc cơ bản của Luật hành chính
thời đó là:” những bản án của toà hành chính có hiệu lực chấp hành đương nhiên, trừ
trường hợp ngoại lệ là bản án của Toà hành chính bị tuyên hoãn thi hành khi buộc có 2
điều kiện:
Thứ nhất, đơn khiếu nại (kháng cáo) phải căn cứ vào các lý do đúng đắn; và
Thứ hai, sự thi hành bản án bị chỉ trích có thể gây ra một sự thiệt hại không thể đền bù
được.
Trong vụ án do Tham Chính viện giải quyết trên, bên nguyên đơn đã có đủ điều kiện thứ
nhất, nhưng về điều kiện thứ hai, tham chính viện đã cho rằng mặc dầu bản án của Toà
đại biểu chính phủ tai Viet Nam có thể gây ra cho công ty Autobus(CFTI) một sự thiệt
hại chăng nữa, thì sự thiệt hại ấy có thể đền bù bằng một số tiền bồi thường, nên đã bác
đơn thỉnh cầu xin tạm hoãn thi hành bản án của toà hành chính trên.
Chính quyết định này của Tham chính viện đã tạo thành một tiền lệ cho các vụ án tương
tự về sau.


Trên đây là vì dụ về một vụ án hành chính, đã hình thành nên một án lệ hành chính trong
thực tiễn pháp luật ở Việt Nam thời kỳ đó. Dưới đây là một vì dụ điển hình cho một án lệ
trong lĩnh vực hôn nhận gia đình thời xưa ớ Việt Nam .
Trong những tranh chấp về lĩnh vực hôn nhân gia đình, do đây là một quan hệ dân sự, có
sự đa dạng , diến đổi, và rất phong phú, nên để co một án lệ chính thức, đã pahỉ trải qua
một thời gian dài xét xử nhiều vụ án khác nhau, với nhiều án văn khác nhau. Trong phần
vì dụ này, người viết đề cập đến án lệ của Toà thượng thẩm Sài Gòn về vấn đề tài sản
riêng cùa người vợ, trong vụ Diệp Thuận PHong k/ Thái Thị Liên, trong án văn cuối cùng
ra ngày 30 tháng 11 năm 1961 đã ra quyết định dứt khoát một án lệ cộng nhận rằng
“người đàn bà có chồng được quyền có sản nghiệp riêng”.
Để có được án lệ trên, từ trước đã có các bản án hay án lệ đối nghịch nhau về quyền tài
sản riêng của người vợ trong thời kỳ hôn nhận. Việc có các án văn đối nghịch nhau về
cùng một vấn đề tương tự này là do xuất phát từ hai học thuyết và vào một thời kỳ khác

nhau, mà mỗi học thuyết lại tác động tạo ra các bản án khác nhau. cụ thể là:
Học thuyết thứ nhất, theo nguyên tắc người chồng là chúa tể tuyệt đối của tất cả tài sản
vọ chồng , bất kể là của ai, hay ở đâu, hay được có như thế nào. Đó là hậu quả của tổ
chức gia đình Việt Nam chịu ành hưởng của tư tưởng páhp lậut và “văn hoá” phong kinế,
trong đo người phụ nữ nói chúng, và người vợ nói riêng có địe vị thấp kém hơn người
dàn ông, hay người chồng. Điều này đã được khẳng định trong Bộ luật Gia Long:” người
chồng có quyền tự ý sử dụng của cải của người vợ, dù người vợ không đồng ý “ vì luật
pháp cấm không cho người vợ đi kinệ người chồng.
Học thuyết này được thể hiện trong cac án văn, án văn của Toà thượng thẩm Sài Gòn
ngay 8/9/1891, đặc biết là một bản án đáng chú ý là án văn nggày 17/7/1938 trong vụ
thạch Long k/ Thị Lý của Toà Thượng thẩm Sài Gòn, đã khẳng định vững chắc là người
vợ không có quyền có tài sản riêng.
Học thuyết thứ hai, cũng đã song song tồn tại với học thuyết thứ nhất, có quan niệm rằng,
người vợ trong gia đình Việt Nam có của cải riêng. Lập luận này được đưa ra là do,
không một ai dám mua tài sản riêng của vợ nếu người vợ không đồng ý, dù người vợ
không có quyền đi khởi tố người chồng, thì có thể họ hang của người vợ sẽ khởi tố thay.
Và tòa an theo tục lệ sẽ huỷ bỏ hợp đồng trên nếu không có lý do chính đáng từ phía
người chồng; ngoài ra, theo luật tuc thì người vợ được ghi tên vào sổ thuế đối với những
của cải riêng của mình, đó là một cách khẳng định quyền sỡ hữu của người vợ, và ý nghĩa
đảm bảo của páhp luật đối với quyền đó.
Học thuyềt này được thể hiện trong các bản án: án văn CS ngày 24/3/1921 ( J.J 1921
trang 388, vụ Nguyễn Văn Lung k/ Đinh Thị Lợi)- đây là án văn đánh đâu sự chuyện
hướng về thuyết người vợ có tài sản riêng; Án văn Cs ngày 6/6/1939 – J.J 1929- 3/78
Trần Thị Vi, Nguyễn Văn Huê k/ Maya pachatty, nói tài sản mà vợ thừa hưởng từ thừa kế
riêng không thể là tài sản chung của vợ chồng, vì thế không thể dung để trả nợ thay cho
chồng.


Đó là hai học thuyết đã cũng tồn tại trong một thời gian dài, nhưng từ sau bản án được
tuyên ngày 30/11/1961 về vũ Diệp thuận Phong k/ Thái Thị Liên của Toà Thượng thẩm

Sài Gòn đã khẳng định quyền có tài sản riêng của người vợ trong thời kỳ hôn nhận. Điều
này đã tạo ra một án lệ, mà về sau các vụ án tương tự tranh chap về tài sản vợ chồng, và
quyền có tài sản của người vợ. Nhưng, để ra một án lệ như trên, toà Thượng Thẩm Sài
Gòn đã pahỉ tuyên, dự trên một loạt các lý do:
- Thứ nhất, chiếư chi Luật Gia Long theo sự khảo cứu của nhiều luật gia đã ghi chép lại
gần như nguyên văn Bộ luật Mãn Thanh của Trung Quốc, như vậy chưa cắc đã là phản
ảnh thực sự phong tực Việt Nam;
- Tiếp theo là lý do, dù sao phong tục xã hội đã thay đổi và quan niệm do đó người đàn bà
chỉ được hưởng một tình trạng pháp lý thua kếm người đàn ông là một thành kinế lỗi
thời, không còn thích hợp với sự tiến hoá đã thực hiện;
- Chiếu chi vào hai bộ Dan luật Bắc Va Dan luật trung- là hai bộ luật giải quyết những
vần đề về hôn nhân gai đình đã căn cứ vào phong tục chắc chắn của Việt Nam, và nay hai
bộ luật ấy không còn ý do gì mà không thể áp dụng cho việc giaỉa quyết các vụ việc ở
Nam phàn khi mà vấn đề chính trị , Nam phần không còn là thuộc địa của Pháp nữa;
- Lý do khác, trào lưu tiến hoá trong xã hội Việt Nam đã đẵt người dàn bà vào địa vị
ngang hàng với người dàn ông, luật ngày 2/1/1959, điều 43 công nhận cho người đàn bà
có chồng cũng có năng lcự pháp lý đầy đủ; điều 5 Hiến páhp công nhận sự bình đẳng
giữa các công dân không phân biệt Nam Nữ theo như đúng tinh thần Hiến chương Liên
Hợp Quốc;
Với những lý do chính đáng trên , mà không thể áp dụng luật Gia Long cho thân thế
người vợ, và phaỉ công nhận rằng người đàn bà có chồng cũng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản này chỉ tạm thời hợp nhập vào khối tài sản công cộng, nhưng không thể biến thể
để hợp nhất với tài sản của người chồng thuộc quyền sỡ hữu duy nhất của người này.
Từ đây một án lệ đã được hình thnàh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ở Việt Nam .. Như
vậy, với các minh chứng trên, có thể khẳng định rằng, trong suốt một thời kỳ dài, Việt
Nam đã từng có án lệ và công nhận án lệ là một nguồn của páhp luật. Nhưng từ sau năm
1975, đất nước thống nhất, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, thì án lệ
không được xem là một nguồn trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, vì lúc này khẳng
định, chỉ có lập páhp mới làm luật, và văn bản quy phạm páhp luật được thừa nhận là
nguồn duy nhất của páhp luật Việt Nam.

3. Những vấn đề thực tiễn trong việc giải thích pháp luật và công khai các bản án ở
Việt Nam hiện nay:
3.1.Giải thích pháp luật và thực trạng giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
Nước ta có một hệ thồng pháp luật mà trong đó, chỉ công nhận văn bản quy phạm páhp
luật là hình thức duy nhất của pháp luật, do đó, để đảm bảo đưa các quy phạm mang tính


khái qúat cao vào cuộc sống, đồng thời các quy phạm này không pahỉ lúc nào cũng rõ
rang, dễ hiểu và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, do đó mà cần đến quá trình làm rõ,
hướng dẫn, hay đúng hơn là quá trình giải thích pháp luật. Hoạt động giaỉ thích pháp luật
được hiểu là,” nhằm làm sang tỏ về mặt tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm
pháp luật , đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiệm chỉnh, thống nhất pháp luật”.
Họat động giải thích pháp luật, là hướng đến chủ thể thứ hai, để họ nhận thức và thực
hiện chúng một cách đúng đắn. Ở Việt Nam, cũng như nhiuề nước khác trên thế giới,
hoạt động này, nếu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nó sẽ có giá trị bắt buộc,
còn nếu, hoạt động giải thích pháp luật do các nhà nghiên cứu, bình luận thì chỉ mang
tính khoa học mà không có giá trị mang tính bắt buộc thực hiện đối với các hành vi của
chủ thể.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc hoạt động giải thíhc pháp luật không đáp ứng đựơc
các yêu cầu của lý luận cũng như thực tiễn.
Về thực tiễn, ở Việt Nam, khi một đạo luật có hiệu lực thì cơ quan cấp xã , huyện phải
chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh lại phải chờ văn bản
hướng dẫn của cơ quant rung ương thì mới được thi hành. Điều này bị dẫn đến các đạo
luật bị mất hiệu lực trực tiếp, đạo lậut phải chờ Nghị định , thong tư, công văn trong một
thời gian rất dài thì mới được thi hành trên thực tế sau khi có hiệu lực, nhất là Hiến phápthường trong cuộc cống páhp lậut Việt Nam, các cơ quan nà nước ít viện dẫn, ít đưa Hiến
pháp vào quá trình áp dụng páhp lậut, cũng như các toà án khi tuyên án thường không có
một căn cứ nào về hiến pháp trong bản án. Ngoài ra, thực tiễn cho thấy, giá trị thực tế của
Nghị định và thong tư còn cao hơn cả luật, nếu có mâu thuẫn giữa luật và văn bản hướng
dẫn thì thường, các cơ quan nhà nước lại theo các văn bản hướng dẫn đó. Những việc này
xảy ra, phần lớn là do hoạt động giải thích páhp luật chưa có những nguyên tắc rõ ràng,

và không hợp lý khi giao cho các cơ quan.
Trong quy định của Hiến pháp, khoản 3 điều 91 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ủy
ban Thường vụ quốc hội có quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”. Một quy định
trên văn bản cao nhất của một quốc gia, nhưng tfrên thực tế, Uỷ ban thường vụ quốc hội
lại không sử dụng hay thực hiện quyền này nhiuề, mà nhu cầu giải thích thì rất lớn, vì các
các văn bản lập páhp do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước ta ban hành thường
mang tính chung chung, hiến chương,”biểu ngữ”, mà tính quy phạm, thực tế thì lại không
cao.
Việc Uỷ ban thường vụ quốc hội không thực hiện nhiuề quyền này vì với tư cách là một
cơ quan thường trực của Quốc Hội không chuyên trách , nên phảo thực hiện nhiều việc
quan trong hơn. Hơn thế nữa, chính uỷ ban thường vụ quốc hội là một bộ pậhn giữ vai trò
rất lớn trong việc thong qua luật, dặc biệt là có quyền ban hành các phá lệnh, vì vậy, hoạt
động giải thích pháp luật của quốc hội sẽ có khi lại là” do mình làm, thì đã rồi, còn giải
thích chi nữa”.
Nếu Uỷ ban thường vụ quốc hội không đảm bảo việc giải thích pháp luật của mình theo
quy định, thì một điều ngược lại đã xảy ra đối với hoạt động giải thíhc páhp luật của các


cơ quan hành chính. Ở nước ta, các cơ quan hành chính thực hiện hoạt động giaỉ thích
pháp luật là nhiuề nhất hơn cả cơ quan tư pháp là toà án. Các cơ quan hành chính ở Việt
Nam, bên cạnh việc thực hiện chức năng do cơ quan lập páhp giao, đặc biết là tront vấn
đề mà các luật mang tình khát quát, chung chung, trừu tượng không đáp ứng kịp thời các
quan hệ xã hội, và thực tiễn, bên cạnh việc thực hiện ra các quy định chi tiết hóa các quy
định đó theo uỷ quyền, thì các cơ quan hành chính này lại lấn sang cả vấn đề “làm luật”,
hay giải thích luật vựot quá uỷ quyền, đó là việc ban hành các quy định để định nghĩa các
khái niệm.
Điều này còn dẫn tới một tình trạng không mong muốn đã xảy ra là, luật, pháp lệnh được
ban hành nhưng không có hiệu lực trực tiếp, mà phải chờ và thực hiện theo những khía
niệm, định nghĩa, và hướng dẫn do các cơ quan hánh chính ban hành hướng dẫn. Các đạo
luậtt đã không còn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống pháp luật, mà thay vào đó là một

đời sống pháp luật nghị định và thông tư.
Có thể nói rằng, hoật động giải thích pháp luật bất cập nhất ở Việt Nam hiện nay, là
không có một quy định cụ thể, rõ rang, trong việc trao thẩm quyền giải thích páhp lậut
cho Toà àn trong Hiến pháp cũng như các đạo luật. Ở hầu hết các nước trên thế giới, cũng
như trong tư tưởng lập pháp ở Việt Nam điều luôn công nhận và xem hoạt động giaỉ thích
páhp luậtt do toà án thực hiện là chính và chủ đạo, tuy nhiên đĩều đó cũng không có nghĩa
là không cò một quy định cho thẩm quyền này của toà án.
Toà án bất cứ nơi đâu và khi nào, từ khi ra đời đã là một thiết chế giữ vai trò bảo vệ pháp
lậut , và vì công lý, vì vậy, trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho Toà án là một hiển
nhiên, và còn cũng cố hôn cho điều này trên các lý do:
Thứ nhất, so với lập pháp và hành pháp thì tư páhp được thành lập và hoạt động độc lập
với đời sống chính trị cao hơn. Sự độc lập này là dặc trưng của toà án để bảo vệ công lý .
Toà án với tư cách là trọng tài, sẽ thực hiện việc giải thích pháp luật, phán xét theo pháp
luật cộng bằng và hợp lý hơn;
Thứ hai, các quy phạm pháp luật thường khó hiểu đối với những người dân bình thường,
và có khi là ngay cả những ngưòi nghiên cứu pháp luật, nên muốn làm rõ nội dung, tư
tưởng của các quy phạm đó phaỉ có chuyện môn, về lý luận, cũng như về thực tiễn. Điều
này sẽ được đảm bảo, vì các Thẩm phán là những người được đào tạo chuyên môn, và là
những người hoật động lâu năm trong công tác pháp luật và công tác xét xử, do đó sẽ giải
thích pháp luật đúng và phù hợp nhất với yêu cầu;
Thứ ba, chân lý là cái gì đó cụ thể vào thực tiễn, chứ không phaỉ là cái mơ hồ, xa vời.
Toà án với việc giaỉ quyết mỗi vụ án hằng ngày trong thực tiễn , nên dễ đáp ứng yêu cầu
này thì toà án là cơ quan tốt nhất phải được trao quyền giải thích pháp luật;
Thứ tư, Toà án so với cơ quan lập pháp (Quốc hội, và Uỷ ban thường vụ quốc hội) và cơ
quan hành pháp ít có nguy cơ lạm dụng quyền hơn. Mà giải thích pháp luật thường sinh
ra lạm quyền, cắt xắn, hạn chế quyền tự do của con người, và công dân. Do đó, trao giải


thích pháp luật cho Toà án là cách để giữ gìn cán cân công lý, và sẽ được người dân chấp
nhận nhất.

3.2.Việc Công khai các bản án ở Việt Nam hiện nay:
Việt Nam chúng ta đang tiến hành thực hiện chiến lước cải cách tư pháp, trong đo vấn đề
minh bạch hoá trong hoạt động tư pháp , tạo long tin cho người dân vào cac phán xét của
toà án là một chiến lước quan trong. Việc minh bach hoá, và tạo long tin cho người dân
không có gì là tốt hơn khi ta tiến hành hoạt động công khai các bản an, tuy rằng cũng cần
phảicó những bản án không được công khai như các vấn đề về “an ninh quốc gia” , hay
thuần phong mỹ tục”.
Theo quy định tại điều 131 Hiến pháp 1992 thì” việc xét xử của toà án được tiến hành
công khai, trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục dân tộc…
thì toà án sẽ xét xử kín”. Và sau khi tuyên án, bản án phaỉ được gởi cho các đương sự,
viện kiểm sát… Đó là các quy định của pháp lậut trong việc sông khai cac quyết dinhị tư
páhp. Tuy nhiên, trong thực tiễn, đối với các chủ thể khác mà páhp lậut không quy định
toà án pahỉ cung cấp các bản án cho họ, thì đã nảy sinh ra nhiều hạn chế, nhất là đối với
các nhà nghiên cứu, các luật sư, và những người muốn tham khảo các bản án đó để phục
vụ cho công tác nghiên cứu, nhưng đồng thời đó cũng là một cách nâng cao hiểu biết cho
mọi người về thực tiễn xét xử.
Những năm gần đây, toà án nhân dân tối cao ở nước ta đã chọn lọc và công bố được một
số quyết định giám đổc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong năm
2003 và 2004, tuy nhiên, đêìu này cũng không có nghĩa đã đáp ứng được các như cầu của
mọi ngưòi trong việc khi có nhu cầu thì có thể cập nhật dễ dàng và tìm kiếm một cách
đơn giản.
Do đó, cần có việc côngkhai các bản án dưới các hình thức là các tập bản án hay ít ra là
cac cơ sở dữ liệu của các bản án đảm bào cho người dân truy cập tìm kiếm.
3.3. Giải thích pháp luật và việc tạo ra án lệ:
Trong nhiều trường hợp, luật làm ra không được khúc chiết, rò ràng gây ra những khó
khăn trong vấn đề áp dụng . Muốn hiểu rõ ý định của các nhà lập pháp hoặc là tầm mức
hiệu lực của các tập quán, cần phải có một sự giải thích về những điều luật , những tập
quán chưa rõ hoặc tối nghĩa đó. Và như lệ thường, toà án sẽ đảm trách việc giải thích
pháp luật trong khi xét xử các vụ kiện mỗi khi gặp phaỉ một điều luật tối nghĩa, hoặc khi
các điều luật mâu thuẫn nhau, hoặc khi các tập quán không được rõ ràng. Chình đường

lối giải thích và áp dụng luật páhp của toà án cho một sự kinệ páhp lý , nếu ở các nước
thong luật, sẽ được xem là một án lệ, và án lệ này sẽ được đối chiếu áp dụng cho các
trường hợp tương tự sau.
Ở Việt Nam , vấn đề giải thích pháp luật như trên, không phaỉ và đã chưa tạo ra án lệ. Vì
án lệ còn cần nhiều điều kiện khác, như sự công nhận của nhà nước và án lệ, như bản án
cảu toà án nào thì được xuất bản trong tập án lệ, và nội dung bản án đó phaỉ lien quan đến


vấn đề páhp luật trong một vụ việc cụ thể;… Và Việt Nam đã không công nhận án lệ là
một nguồn luật trong hệ thống páhp luật. Dù rằng có quan điểm cho rằng, Việt Nam có án
lệ, và đã công nhận án lệ, như theo quy định tại điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
định: "Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có
thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp
luật…”. Việc thừa nhận áp dụng tập quán và áp dụng quy định tương tự của pháp luật
không có nghĩa, hay đồng nghĩa với việc Việt Nam thừa nhận áp dụng án lệ, vì tập quán
không là án lệ; và ap dụng quy định tương tự của pháp luật càng không phải là án lệ- mục
tiêu của áp dụng páhp luật tương tự là đi tìm các quy phạm chứa giả định tương tự sự
kinệ xảy ra để giải quyết nó bằng các quy phạm đó, còn mục tiêu của vịêc áp dụng tiền lệ
pháp (án lệ) là đi tìm các vụ án bằng cách so sánh các tình tiết vụ án nới những sự kiện đã
xảy ra, nếu có sự tương tự giữa hai vụ án đó, thì se áp dụng pháp quyết của vụ án trước
cho vụ án sau.
Như vậy, vậy giág thích pháp luật ở Việt Nam không tạo ra án lệ, và Việt Nam cũng
không có án lệ trong hệ thống páhp luật.



×