Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE TH 27: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.99 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ MỸ THO

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE TH 27: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT
----------------

Họ và tên :
Lê Quốc Thiện
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường Tiểu học Nguyễn Huệ
Dạy lớp: Thể dục K2, K4, K5
* Đổi mới công tác đánh giá là một trong những đổi mới cần thiết của Chương trình giáo
dục phổ thông. Đổi mới đánh giá là kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của
giáo viên, kết hợp giữa đánh giá định lượng với đánh giá bằng định tính, kết hợp giữa đánh giá
thường xuyên trong cả quá trình học tập và đánh giá định kỳ: giữa học kỳ, cuối học kỳ và cuối
năm học. Trong đổi mới công tác đánh giá, cần coi trọng vai trò tự đánh giá của học sinh, coi
trọng đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập của học sinh, nhằm có được những
thông tin đầy đủ nhất về tinh thần, thái độ học tập, kiến thức, kỹ năng của học sinh so với
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Thông qua đánh giá bằng nhận xét của giáo viên,
học sinh biết mình đã đạt ở mức độ nào của Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học. Đánh giá
bằng nhận xét một số môn học đã góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương
pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tiểu học.
* Có hai hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
- Đành giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét đối với các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa
học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tôc, Tin học.
- Đành giá kết quả học tập bằng nhận xét đối với các môn: Đạo đức, Tự nhiên - xã hội,


Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công – Kỹ thuật, Thể dục.
1. Mục đích:
- Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học và đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả học
tập của học sinh thông qua những nhận xét của giáo viên trong quá trình học tập của học
sinh.
- Khuyến khích học sinh tiểu học học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động,
sáng tạo, khả năng tự học; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức, phát triển trì tuệ cho các
em.
- Giúp cho quá trình đánh giá đơn giản và phù hợp với đặc điểm của một số môn học.
2 . Đánh giá bằng nhận xét là:
Sử dụng các nhận xét được rút ra từ quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học
sinh theo những chuẩn (tiêu chí) cho trước mà giáo viên đưa ra những phân tích hay phán
đoán về học lực, hạnh kiểm của các em.
,

Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
1


Đánh giá bằng nhận xét là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của giáo viên nói về mức độ
thành công, chất lượng học tập đạt được của học sinh theo các tiêu chí đã được xác định từ
trước.
* Tác dụng của nhận xét đối với học sinh:
Động viên và hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập. Cụ thể:
- Phải thực tế; Phải cụ thể; Phải kịp thời và nói thẳng, không úp mở và cho những ý kiến
hay cảm nghỉ riêng thay vì những lời nhận định đầy quyền uy.
- Phải nhạy cảm đối với những quan tâm, mục đích hay cố gắng của học sinh; không nên
cho là học sinh sai hay không tốt mà cần cố gắng nhận biết mục đích mà các em thực hiện.
- Khuyến khích những điều các em làm được với những chứng cứ cụ thể

- Hướng dẫn các em cách thức khắc phục những điều mà các em chưa đạt cũng như cách
thực hiện nhiệm vụ học tập kế tiếp tốt hơn.
3. Để có nhận xét tốt:
- GV cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí (chứng cứ) đã được xác lập đối với
trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp.
- Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá khi mà kết quả của nó sẽ được chính thức sử dụng
để xếp loại học sinh.
- Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của các em theo tiêu chí đã định.
- Thu thập thông tin đầy đủ, phù hợp và tránh định kiến.
- Trước khi đưa ra nhận xét cần xem xét:
+ Chứng cứ thu thập được có thích hợp không ?
+ Chứng cứ thu thập được đã đủ cho nhận xét về học sinh chưa ?
+ Xem xét những yếu tố nào khác ngoài bài kiểm tra hay thực hành có thể ảnh hưởng
đến kết quả thực hiện của học sinh không?
+ Viết nhận xét nào đó cần phải nêu rõ ràng những lí do của nhận xét ấy.
Tiêu chí là những diễn đạt bằng lời về một tiêu chuẩn nào đó thể hiện kết quả học tập của
học sinh. Chúng được sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá những thông tin đã thu được.
Với các môn đánh giá bằng nhận xét ở tiểu học, các tiêu chí chính là hệ thống các "nhận xét"
và các "chứng cứ" của từng môn học được in chi tiết trong "Sổ theo dõi kết quả kiểm tra,
đánh giá học sinh".
+ Quan niệm về hình thức đánh giá: đánh giá kết quả học tập các môn Đạo đức, Tự
nhiên - xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục cần quan niệm như sau: Đánh giá là
sự khơi dậy tiềm năng của học sinh chứ không phải là sự so sánh giữa các cá nhân học sinh
với nhau; Cần đánh giá nhẹ nhàng không tạo áp lực cho học sinh để tránh tình trạng học sinh
tự ti mặc cảm, mất hứng thú trong quá trình học tập; Đánh giá chú trọng đến đánh giá cả quá
trình và hướng tới từng cá nhân. Theo quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập của học sinh
bằng hình thức nhận xét đối với các môn Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,
Thủ công, Thể dục ở lớp 1, 2, 3 là phù hợp. Tuy nhiên, cần phải có những cải tiến để việc
triển khai đánh giá bằng nhận xét không phức tạp và khó thực hiện như hiện nay và đảm bảo
đánh giá một cách khách quan, chính xác kết quả học tập của học sinh.

+ Xếp loại học lực môn học kết hợp với nhận xét cụ thể: với quan niệm trên, đánh giá là
sự khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh chứ không phải là sự so sánh giữa các cá nhân
học sinh với nhau nên việc xếp loại học lực những môn học đánh giá bằng nhận xét chỉ để 2
mức độ: Loại Hoàn thành (A) và Loại Chưa hoàn thành (B). Những học sinh đạt 100% số
nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học và có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học,
Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
2


được GV ghi nhận là (A+) để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.
+ Ngoài ra, khi đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh vào cuối học kì hay cuối
năm, bên cạnh xếp loại học sinh đạt được (hoàn thành hay chưa hoàn thành), giáo viên dựa
vào các ghi nhận cụ thể có được trong năm, khái quát những hành vi mà học sinh thường
làm thành những nhận định tổng quát về phẩm chất và năng lực của học sinh.
* Kết luận
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình thu thập, phân tích và xử lí các
thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh theo mục tiêu môn học (hoặc hoạt động)
nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học (hoặc hoạt động) đó.
Đánh giá bằng nhận xét là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của giáo viên nói về mức
độ thành công, chất lượng học tập đạt được của học sinh theo các tiêu chí đã được xác định
từ trước.
Tiêu chí là những diễn đạt bằng lời về một tiêu chuẩn nào đó thể hiện kết quả học tập của
học sinh. Chúng được sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá những thông tin đã thu được.
Với các môn đánh giá bằng nhận xét ở tiểu học, các tiêu chí chính là hệ thống các "nhận xét"
và các "chứng cứ" của từng môn học được in chi tiết trong "Sổ theo dõi kết quả kiểm tra,
đánh giá học sinh".
Xu hướng mới trong đánh giá kết quả học tập trên thế giới:
- Từ giữa thập niên 80, trên thế giới đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự về kiểm tra,
đánh giá với những thay đổi căn bản cả về triết lí, quan điểm, phương pháp và các hoạt động
cụ thể.

- Theo xu hướng này, có thể khẳng định về mặt lí luận đánh giá bằng nhận xét có rất
nhiều ưu điểm, phù hợp xu hướng phát triển của đánh giá hiện nay, đó là đánh giá để phục
vụ việc học tập của học sinh, có nghĩa là không chỉ đánh giá kết quả cuối mà còn quan tâm
đánh giá quá trình học tập của học sinh để lập kế hoạch cho các bước học tập tiếp theo của
học sinh một cách phù hợp và hiệu quả.
Một số nguyên tắc cần đảm bảo trong đánh giá kết quả học tập:
- Nguyên tắc khách quan.
- Nguyên tắc công bằng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính công khai.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển.
Một số văn bản có liên quan đến vấn đề đánh giá kết quả học tập:
- Chương trình giáo dục phổ thông: theo chương trình tiểu học (Ban hành kèm theo quyết
định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001), việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh được quy định như sau: 1/Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo
viên đối với các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí; 2/Đánh giá chỉ
bằng nhận xét của giáo viên đối với các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh: để ghi lại kết quả đánh giá trong suốt
năm học, Bộ Giao1 dục và Đào tạo đã ban hành. Trong đó :
+ Đối với mỗi môn đánh giá bằng nhận xét, ở các lớp 1 và 2, học sinh được đánh giá
bằng 8 nhận xét cho mỗi lớp, còn ở lớp 3 có 10 nhận xét.
+ Nội dung, sự sắp xếp các nhận xét được xây dựng dựa trên nội dung và cách sắp xếp
các chủ đề theo từng lớp của những môn học đánh giá bằng nhận xét.
Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
3


+ Ở tất cả các lớp tiểu học, với tất cả môn học, mỗi nhận xét đều có 3 – 4 chứng cứ.
Các chứng cứ được xây dựng căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.

Cách xếp loại học lực môn học theo học kì và cả năm như sau :
Lớp 1, 2
Xếp loại học lực
Học kì I
Học kì II (cả năm)
+
Hoàn thành tốt (A )
4 nhận xét
8 nhận xét
Hoàn thành (A)
2-3 nhận xét
4-7 nhận xét
Chưa hoàn thành (B)
0-1 nhận xét
0-3 nhận xét

Xếp loại học lực
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)

Lớp 3, 4, 5
Học kì I
5 nhận xét
3- 4 nhận xét
0-2 nhận xét

Học kì II (cả năm)
10 nhận xét
5- 9 nhận xét

0- 4 nhận xét

Người làm thu hoạch

Lê Quốc Thiện

Lê Quốc Thiện – Trường tiểu học Nguyễn Huệ - Mỹ Tho – Tiền Giang
4



×