ONTHIONLINE.NET
Họ tên: ................................................................................Lớp:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN ĐỊA LÝ 7
I. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp Bắc Mĩ ?
- Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì, Ca-na-da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
+ Có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng rất lớn.
+ Có diện tích đất nông nghiệp lớn, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến đã phát triển được nền nông
nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.
+ Là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
- Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn.
- Nông nghiệp Bắc Mĩ có những hạn chế: nông sản có giá thành cao bị cành tranh mạnh, sử dụng
nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu có tác động xấu tới môi trường.
- Phân bố nông nghiệp có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
+ Ở vùng đồng bằng trung tâm:
ο Phía nam Ca-na-da và phía bắc Hoa Kì: lúa mì
ο Phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa.
ο Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả.
+ Ở vùng núi và cao nguyên:
ο Phía tây của Hoa Kì chăn thả gia súc trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông
chuyển sang phía đông.
ο Phía tây nam Hoa Kì trồng cây ăn quả.
+ Trên sơn nguyên Mê-hi-cô chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô và cây công nghiệp nhiệt đới để xuất
khẩu.
Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư, đô thị hóa Trung và Nam Mĩ ?
* Dân cư:
- Chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mĩ La-tinh độc đáo, do sự kết hợp của 3 dòng văn hóa: Âu,
Phi và Anh-điêng.
- Phân bố dân cư không đồng đều. Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao
nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ, các vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
* Đô thị hóa:
- Tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới, đô thị hóa mang tính tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao.
- Các đô thị lớn nhất là Xao Pao-lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nốt Ai-ret.
- Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
Câu 3: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ và khối thị trường chung Méc-cô-xua ?
* Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA):
- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm 3 nước: Hoa Kì, Cana-đa, Mê-hi-cô.
- Mục đích kết hợp thế mạnh của cả 3 nước tạo thành một thị trường chung rộng lớn tăng sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới.
- Hoa Kì, Ca-na-da có nền kinh tế cao, công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá
rẻ.
- Vai trò của Hoa Kì chiếm phần lớn kim nghạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô,
hơn 80% kim nghạch xuất khẩu của Ca-na-da.
* Khối thị trường chung Méc-cô-xua:
- Thành lập năm 1991, gồm các nước thành viên là: Bra-xin, Chi-lê, Ac-hen-ti-na. U-ru-quay, Pa-raquay, Bô-li-vi-a.
- Mục đích: tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn của kinh tế Hoa
Kì.
- Thành tựu: việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia
đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các nước thành viên trong khối
Câu 4: Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ, Nam Mĩ? Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ, Nam Mĩ có
điểm gì chung ?
* Đặc điểm địa hình Bắc Mĩ, Nam Mĩ:
- Bắc Mĩ:
+ Vị trí giới hạn từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 15 0 Bắc.
+ Cấu trúc địa hình đơn giản chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều khinh tuyến.
ο Phía tây là miền núi trẻ Cóoc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở kéo dài 9000km cao trung bình từ 30004000m gồm nhiều dãy núi chạy song song xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
ο Giữa là đồng bằng rộng lớn hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. Có hệ thống hồ lớn ở
phía bắc và hệ thống sông dài Mit-xu-ri Mi-xi-xi-pi.
+ Phía đông là miền núi già A-pa-lat và cao nguyên. Dãy núi A-pa-lat chạy theo hướng đông-bắc,
tây-nam. Phần bắc A-pa-lat chỉ cao 400-500m. Phần nam A-pa-lat cao 1000-1500m.
- Nam Mĩ:
+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000-5000m, có
nhiều đỉnh vượt quá 6000m. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên. Miền núi An-đét có
độ cao lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ.
+ Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô. Tiếp đến là đồng bằng Ama-dôn. Phía nam là đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta.
+ Phía đông là các sơn nguyên:
ο Sơn nguyên Guy-a-na trở thành 1 miền đồi và núi thấp.
ο Sơn nguyên Bra-xin bề mặt bị chia xẻ, rìa phía đông có ngiều dãy núi khá cao, khí hậu nóng và
ẩm ướt.
* Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ, Nam Mĩ có điểm chung:
- Bắc Mĩ và Nam Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản chia làm 3 khu vực theo chiều kinh tuyến.
+ Phía tây là núi trẻ.
+ Giữa là đồng bằng.
+ Phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
Câu 5: Trình bày đặc điểm kinh tế Châu Đại Dương?
- Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các nước.
- Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len có nền kinh tế phát triển. Hai nước này nổi tiếng xuất khẩu lúa mì, thịt
bò, thịt cừu, các ngành công nghiệp khai khoáng chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm
rất phát triển.
- Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài
nguyên để xuất khẩu và phát triển du lịch.
- Các mặc hàng nổi tiếng là khoáng sản, nông sản, hải sản, gỗ.
Câu 6: Vị trí địa hình Châu Âu?
- Châu Âu là châu lục thuộc lục địa Á-Âu có diện tích trên 10 triệu km 2.
- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á.
- Nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến 310 Bắc và 710 Bắc, chủ yếu nằm trong đới ôn hòa, có 3 mặt giáp
biển và đại dương.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồng bằng. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo
và vùng vịnh.
+ Núi già ở phía bắc và trung tâm với đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.
+ Núi trẻ ở phía nam đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.
Câu 7: Khí hậu, sông ngòi, thực vật Châu Âu?
* Khí hậu:
- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa do nằm ở các vĩ độ trung bình,
chịu ảnh hưởng lớn của biển.
- Một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới.
- Phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
* Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường
đóng băng trong một thời gian dài vào mùa đông.
- Các sông lớn: Đa-nuyp, Rai-nơ, Vôn-ga.
* Thực vật:
- Thay đổi từ tây sang đông, từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Ven biển tây Âu: rừng lá rộng.
+ Đi sâu vào nội địa: rừng lá kim.
+ Phía đông nam: thảo nguyên.
+ Ven địa trung hải: rừng lá cứng.
Câu 8: Trình bày các môi trường tự nhiên của Châu Âu?
* Môi trường ôn đới hải dương:
- Phân bố: các nước ven biển tây Âu.
- Khí hậu: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm.
- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng.
- Thực vật: có rừng cây lá rộng.
- Nguyên nhân: do chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới.
* Môi trường ôn đới lục địa:
- Phân bố: khu vực đông Âu.
- Khí hậu: ở phía bắc đông Âu mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông
càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn và lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền mùa đông lạnh và
tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông ngòi: nhiều nước trong mùa xuân hạ có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu
trong nội địa tời gian sông đóng băng càng dài hơn.
- Thực vật: thảo nguyên và rừng chiếm diện tích lớn. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam.
- Nguyên nhân: Do nằm sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển.
* Môi trường địa trung hải:
- Phân bố: các nước nam Âu ven Địa Trung Hải.
- Khí hậu: mùa thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa
hạ nóng.
- Sông ngòi: ngắn và dốc, mùa thu đông nhiều nước.
- Thực vật: có rừng thưa, cây lá cứng và xanh quanh năm.
* Môi trường núi cao:
- Phân bố: điển hình ở dãy An-pơ.
- Khí hậu: càng lên cao càng lạnh hơn. Mưa nhiều đặc biệt là các sườn phía tây.
- Thực vật: thay đổi theo độ cao.
II. KĨ NĂNG:
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu trang 119/SGK xem có nhận xét gì về tỉ lệ lao động trong nông
nghiệp, lương thực có hạt, bò, lợn của các nước. Giải thích vì sao các nước Bắc Mĩ có khối lượng
nông sản hàng hóa lớn?
* Bảng số liệu trang 119/SGK
Tên nước
Dân số (triệu
người)
Tỉ lệ lao động
Lương thực có
trong nông
hạt (triệu tấn)
nghiệp (%)
2,7
44,25
4,4
325,31
28,0
29,73
Bò (triệu con)
Lợn (triệu con)
Ca-na-đa
31
12,99
12,6
Hoa Kì
288,0
97,27
59,1
Mê-hi-cô
100,5
30,6
17,7
* Nhận xét:
- Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp thấp nhất là Ca-na-da (2,7%) và cao nhất là Mê-hi-cô (28,0%).
- Lương thực có hạt cao nhất là Hoa Kì (325,31 triệu tấn) và thấp nhất là Mê-hi-cô (27,93 triệu tấn).
- Số lượng bò cao nhất là Hoa Kì (97,27 triệu con) và thấp nhất là Ca-na-da (12,99 triệu con).
- Số lượng lợn cao nhất là Hoa Kì (59,1 triệu con) và thấp nhất là Ca-na-da (12,6 triệu con).
* Giải thích: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 2: Quan sát bảng số liệu dưới đây của các nước Bắc Mĩ (2001)?
a) Tính thu nhập bình quân dầu người của các nước Bắc Mĩ?
b) Nhận xét về cơ cấu GDP các hàng kinh tế của các nước Bắc Mĩ?
Tên
GDP (triệu
Dân số
Cơ cấu trong GDP (%)
nước
USD)
(triệu
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
677178
31
27
5
68
Ca-na-da
10171400
288
26
2
72
Hoa Kì
617817
100,5
28
4
68
Mê-hi-cô
a) - Ca-na-đa: 21844,5 USD/người.
- Hoa Kì: 35317,4 USD/người.
- Mê-hi-cô: 6147,4 USD/người.
b) - Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất từ 68% - 72%.
- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất từ 2% - 5%.
Câu 3: Quan sát hình 43.1
a) Nhận xét và cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác
với Bắc Mĩ.
b) Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu dân.
a) Sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên Ở Trung và Nam Mĩ có điểm khác so với Bắc Mĩ:
Bắc Mĩ
- Phân bố vào sâu trong nội địa.
- Hệ thống Cóoc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư đông đúc ở đồng bằng trung tâm.
Trung và Nam Mĩ
- Phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông ven biển.
- Dân cư phân bố trên mạch núi An-đét.
- Dân cư thưa thớt ở đồng bằng A-ma-dôn.
b) Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu dân: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-tia-go, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
Câu 4: Mật độ dân số châu Đại Dương chiếm 3.6% người/km2. Tỉ lệ dân thành thị châu Đại
Dương chiếm 69% dân số, nông thôn chiếm 31% dân số (2001)?
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của châu Đại Dương?
b) Nhận xét về mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của châu Đại Dương?
a) Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của châu Đại Dương:
b) Nhận xét:
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới là 3,6 người/km2
- Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm 69% dân số
- Tỉ lệ dân nông thôn thấp hơn, chiếm 31% dân số
HY VIPPRO