Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Câu hỏi luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.23 KB, 16 trang )

CÂU HỎI LUẬT CẠNH TRANH
Những nhận định sau đây đúng hay sai ? giải thích tại sao ?
1) Thỏa thuận giữa 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ có mục đích tăng cường sức
cạnh tranh của mình là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và có thể được xem
xét cho phép hưởng miễn trừ.
2) Mọi hành vi bán hàng hoá dưới giá thành toàn bộ nhằm gây khó khăn cho
đối thủ cạnh tranh đều bị cấm thực hiện.
3) Các doanh nghiệp sản xuất cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích được
miễn trừ khi thực hiện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?
4) Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại
bỏ đối thủ cạnh tranh?
5) Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị
trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên.
6) Tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với
nhau về giá bán hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm?
7) Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm theo luật cạnh
tranh?


8) Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải trải qua thủ tục điều tra sơ bộ và điều tra
chính thức trước khi được giải quyết bởi hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh.
9) Mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung
kinh tế tại cơ quan quản lý cạnh tranh?
10) Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn
thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
11) Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ?
12) Mọi hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí hoặc ấn


định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng đều bị cấm theo luật
cạnh tranh?
13) Mọi hành vi tổ chức lại doanh nghiệp đều là tập trung kinh tế?
14) Mọi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền đề nghị hưởng
miễn trừ?
15) Phiên điều trần xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh là 1 phiên tòa
xét xử vụ việc cạnh tranh?
16) Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính
thức là không có hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết
định đình chỉ điều tra?


17) Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi
phát hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng
cạnh tranh.
18) Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
19) Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý tất cả các
vụ việc cạnh tranh.
20) Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền ra quyết định xử lý các hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.
21) Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền quyết định việc cho hưởng miễn trừ
đối với các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm có qui mô lớn.
22) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có thể đồng thời là người phiên dịch tại
phiên điều trần.
23) Các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng miễn trừ theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Công thương.
24) Cục quản lý cạnh tranh có thể xem xét cho hưởng miễn trừ đối với một số
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
25) Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều bị Cục quản lý cạnh

tranh ra quyết định điều tra, xử lý.
26) Hội đồng cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh


27) Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý các hành vi
lạm dụng vị trí độc quyền.
28) Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý hành
chính nhà nước được tổ chức ở cấp tỉnh và trung ương.
29) Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp thực
hiện hợp nhất hay sáp nhập.
30) Cơ quan tố tụng cạnh tranh gồm Hội đồng cạnh tranh và Bộ Công
thương.
31) Các doanh nghiệp liên quan phải làm thủ tục thông báo cho Hội đồng
cạnh tranh trước khi thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp.
32) Một người có thể tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách đồng thời là
người làm chứng và người giám định.
33) Trong cùng một thời điểm, một điều tra viên không có quyền điều tra quá
03 vụ việc hạn chế cạnh tranh.
34) Hành vi thuê người lấy cắp danh sách khách hàng của một công ty khác là
hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
35) Tất cả các trường hợp mua lại doanh nghiệp đều là hành vi tập trung kinh
tế cần bị kiểm soát bởi Cục quản lý cạnh tranh.
36) Bộ Công thương và Hội đồng cạnh tranh là cơ quan cấp trên trực tiếp của
Cục quản lý cạnh tranh.
37) Văn phòng luật sư không phải là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.


38) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền ra quyết định buộc
doanh nghiệp loại bỏ khỏi hợp đồng những điều khoản vi phạm Luật
Cạnh tranh.

39) Hội đồng cạnh tranh phải mở phiên điều trần sau khi nhận được hồ sơ do
Cục quản lý cạnh tranh chuyển sang trong thời hạn 30 ngày.
40) Cục Quản lý cạnh tranh được tổ chức ở cấp tỉnh và trung ương và là cơ
quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam.
41) Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh luôn có sự tham gia của bên khiếu nại và
bên bị điều tra.
42) Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là một cơ quan hành chính nhà nước
43) Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều được qui định cụ thể trong Luật
Cạnh tranh
44) Khi nhận được kết quả điều tra từ Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh
tranh phải tổ chức phiên điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc.
45) Bên khiếu nại phải chịu một phần chi phí giám định, chi phí phiên dịch
nếu khiếu nại chỉ đúng một phần
46) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh do Hội đồng cạnh tranh và Cục quản
lý cạnh tranh ban hành.
47) Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền áp dụng các loại chế tài đối với
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.


48) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh luôn
có hiệu lực cưỡng chế thi hành.
49) Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.
50) Mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều có thể bị Tòa án xem xét hủy
bỏ theo yêu cầu của các bên liên quan

Tự luận
1) Hãy phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn
chế cạnh tranh.
2) Hãy cho biết sự khác nhau giữa hành vi gây rối hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp khác và

hành vi ép buộc trong kinh

doanh. Cho 02 ví dụ minh họa.
3) Hãy phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành
vi lạm dụng vị trí độc quyền. Chế tài đối với hành vi lạm dụng vị trí
độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có khác nhau
không? Vì sao?
4) Hãy cho biết sự khác nhau giữa hành vi bán hàng hoá dưới giá
thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh của CTCP X có thị
phần chiếm 32% trên thị trường liên quan và hành vi thỏa thuận ấn
định giá bán thấp dưới giá thành toàn bộ của 5 công ty TNHH có
tổng thị phần kết hợp chiếm 31% trên thị trường liên quan.


Hành vi của CTCP X và 5 công ty TNHH nói trên có vi phạm pháp
luật cạnh tranh không? Nếu có thì có thể bị xử lý như thế nào? Cơ
quan nào xử lý?

5) Hãy phân tích hành vi ép buộc trong kinh doanh và cho 02 ví dụ về
hành vi ép buộc trong kinh doanh của một doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hành khách.
6) Hãy cho biết sự khác nhau giữa việc xử lý hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh
hiện hành.
7) Hãy cho biết sự khác nhau giữa hành vi thỏa thuận phân chia thị
trường của 04 doanh nghiệp và hành vi giới hạn thị trường gây thiệt
hại cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
8) Anh chị hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực

thị trường gây thiệt hại cho các DN đối thủ để duy trì và cũng cố vị
trí của DN thực hiện hành vi? Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh có
thể được xem xét cho hưởng miễn trừ không? Vì sao?
9) Hãy so sánh địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý
cạnh tranh? Hội đồng cạnh tranh có phải là cơ quan hành chính nhà
nước không? Tại sao?


10) Hãy so sánh hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để ngăn cản và
hành vi lạm dụng để loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo pháp luật cạnh
tranh VN
11) Hãy cho ví dụ (có thể là ví dụ giả định) và phân tích khả năng hạn
chế cạnh tranh của thỏa thuân phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo khoản 2 điều 8 Luật cạnh
tranh?
12) Hãy phân tích về thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt
Nam. Các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng miễn trừ
không? Vì sao?
13) Pháp luật Việt Nam có ngăn cấm doanh nghiệp đạt đến vị trí độc
quyền hay không? Vì sao? Sự khác nhau giữa doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh và doanh nghiệp độc quyền?
14) Hãy phân tích các dấu hiệu của bí mật kinh doanh theo quy định tại
khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh và cho 02 ví dụ về bí mật kinh
doanh.
Điều lệ công ty, danh sách cán bộ nhân viên và bảng lương nhân
viên của công ty có phải là bí mật kinh doanh không?
15) Anh (chị) hãy phân biệt thỏa thuận cắt giảm khối lượng, số lượng
hàng hóa và thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn
chế đầu tư?



16) Hãy phân biệt hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ và
hành vi áp đặt giá mua, giá bán hành hóa dịch vụ bất hợp lí của
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường?
17) Hãy cho biết sự khác nhau giữa điều tra sơ bộ và điều tra chính
thức? Hội đồng cạnh tranh có quyền quyết định điều tra vụ việc
cạnh tranh hay không? Tại sao?
18) Anh (chị) hãy phân biệt hành vi khuyến mại gian dối về giải thưởng
và hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về
hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng
19) Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của thủ tục điều tra sơ bộ trong tố
tụng cạnh tranh?
20) Anh (chị) hãy cho biết tại sao pháp luật cạnh tranh cần phải kiểm
soát hành vi hạn chế cạnh tranh? Hãy phân tích ý nghĩa của việc cho
hưởng miễn trừ theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2004. Tại sao
pháp luật không áp dụng miễn trừ đối với tất cả các hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh?
21) Hãy phân tích sự khác biệt trong các biện pháp xử lí đối với hành vi
tập trung kinh tế vi phạm luật cạnh tranh?
22) Vì sao pháp luật cạnh tranh qui định về thủ tục miễn trừ đối với một
số hành vi hạn chế cạnh tranh? Việc xem xét cho hưởng miễn trừ có
phải là vụ việc cạnh tranh không? Vì sao?
23) Lý do tại sao pháp luật cần phải kiểm soát tập trung kinh tế?


24) Hãy cho biết sự khác nhau giữa điều tra sơ bộ và điều tra chính
thức. Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền quyết định điều tra vụ
việc cạnh tranh không? Vì sao?
25) Sự khác nhau giữa các cách thức xử lý vụ việc tập trung kinh tế theo
luật cạnh tranh 2004

26) Hãy phân biệt hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hoá một cách
trực tiếp của nhóm gồm 5 doanh nghiệp và hành vi áp đặt giá mua,
bán hàng hóa bất hợp lý của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường.

Bài tập
1. CTCP X là DN sản xuất nước uống đóng chai. Công ty TNHH Y là DN
chuyên phân phối bia, nước giải khát. Tháng 06/2011 hai công ty này kí
kết hợp đồng phân phối với các nội dung như sau:
a) Công ty Y cam kết chỉ phân phối mặt hàng nước uống đóng chai của X
và không bán bất cứ sản phẩm nào của đối thủ X
b) Hai công ty cùng cam kết không tăng lương cho nhân viên
c) Công ty Y cam kết không bán thấp hơn giá của hàng hóa được liệt kê tại
phụ lục bán lẻ của hợp đồng phân phối
Hỏi: Các nội dung nêu trên của HĐ có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không?
Tại sao?


2. DNTN A là đại lý phân phối độc quyền mặt hàng sữa bột cho Công ty
B tại tỉnh X. Cách đây 1 tháng, Công ty B thông báo tăng giá bán sữa lên
15% so với giá bán trước đó và yêu cầu DNTN A không được bán thấp
hơn giá do mình thông báo. DNTN A đã không thực hiện yêu cầu này
của Công ty B.
Cách đây 1 tuần, DNTN A ký thỏa thuận làm nhà phân phối cho Công ty
C (một công ty chuyên nhập khẩu phân phối sữa bột) theo đó Công ty C sẽ áp
dụng tỷ lệ chiết khấu giá thống nhất cho tất cả các nhà phân phối là 20%.
Hãy cho biết các hành vi nói trên có vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện hành
không? Vì sao? Biết rằng DNTN A có thị phần 15%, Công ty B có thị phần 33 %
và Công ty C có thị phần 10% trên thị trường liên quan.


3. Các hành vi dưới đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Giải
thích tại sao. Nếu vi phạm pháp luật thì cho biện pháp xử lý có thể áp dụng.
a. Công ty TNHH A sản xuất nước giải khát có gas (có thị phần chiếm 20%
trên thị trường liên quan) ký hợp đồng đại lý với CTCP B trong đó có điều khoản
qui định rằng “Công ty B không được bán các mặt hàng do đối thủ cạnh tranh
của Công ty A sản xuất”.
b. Công ty TNHH A mở một cuộc họp báo để thông báo cho công chúng
rằng:
o Sản phẩm dầu gội do Công ty A vừa sản xuất tốt hơn rất
nhiều so với dầu gội đầu của Công ty B;
o Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty B
sử dụng văn bằng đại học giả.


o Nước mắm do Công ty C sản xuất là kém chất lượng, có thể
làm ảnh hưởng đến sức khỏe và người tiêu dùng không nên sử
dụng
4. CTCP A là DN chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, có trụ sở tại tỉnh X,
có thị phần khoảng 25% trên thị trường liên quan.
Hãy cho biết các hành vi sau đây có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay
không?
Công ty dự định sẽ tăng giá bán sản phẩm của mình lên 12% do giá thành
sản xuất tăng cao và yêu cầu tất cả các đại lí của mình không được phân phối
hành hóa của các đối thủ của A
CTCP A mua lại 15% vốn điều lệ của công ty TNHH B nhưng không báo
cho Cục quản lý cạnh tranh. Biết rằng công ty B cũng có trụ sở tại tỉnh X và đang
là DN sản xuất thức ăn chăn nuôi có thị phần gấp 1,5 lần thị phần của A trên thị
trường liên quan.

5. A là công ty sản xuất bia, có nhà máy sx tại thành phố H. Công ty này đã

kí hợp đồng đại lý với các đại lý, theo đó yêu cầu các đại lý cam kết không được
phân phối bất kì sản phẩm bia nào khác ngoài các sản phẩm được A cung cấp,
nếu vi phạm sẽ bị phạt bằng doanh số 2 tháng mua hàng gần nhất của đại lý.
Hỏi hành vi này có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Tại sao?

6. Công ty A là nhà sản xuất quạt điện, có trụ sở tại TP.HCM. Công ty B
chuyên phân phối các sản phẩm điện tử trong đó có quạt điện (nhưng không sản
xuất).
Hỏi: A và B có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau không?


Nếu A ký thỏa thuận với các nhà sản xuất quạt điện khác trên địa bàn
TP.HCM về việc không giao dịch với B thì có vi phạm pháp luật cạnh tranh
không? Vì sao? Dựa vào yếu tố nào để xác định?

7. A và B là hai doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất và có tổng thị
phần kết hợp là 50% trên thị trường liên quan. Doanh nghiệp A đã ký hợp đồng
mua lại 51% cổ phần phổ thông của Công ty C, một công ty sản xuất hàng mây
tre nội thất (có thị phần chiếm khoảng 10% trên thị trường liên quan và Doanh
nghiệp B đang là cổ đông sáng lập của Công ty C). Hãy cho biết theo quy định
của Luật Cạnh tranh hiện hành, dự định của các doanh nghiệp nói trên có thể
thực hiện được không? Vì sao?

8. Công ty TNHH A sản xuất đồ gỗ, có thị phần chiếm 34% trên thị trường
liên quan. Công ty A đã ký hợp đồng đại lý với các đối tác trong đó có điều
khoản qui định rằng: bên đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kỳ sản
phẩm đồ gỗ nào có khả năng cạnh tranh với đồ gỗ của Công ty A, nếu vi phạm
cam kết này thì Công ty A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
Hỏi hành vi nói trên của Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh

không? Vì sao?


9. CTCP X sản xuất nước uống đóng chai. Công ty TNHH Y là doanh
nghiệp chuyên thực hiện phân phối bia, nước giải khát. Tháng 6/2011, hai công
ty này ký một thỏa thuận hợp tác trong đó có các nội dung sau:
a.

Công ty Y cam kết chỉ phân phối mặt hàng nước uống đóng chai của Công ty
X, sẽ không bán sản phẩm của bất cứ đối thủ cạnh tranh nào của Công ty X.

b.

Hai công ty cùng nhau cam kết không tăng lương cho nhân viên

c.

Hai công ty cam kết không dành hạn mức tín dụng cho bất cứ khách hang
nào.

Hỏi: thỏa thuận nói trên có vi phạm pháp luât cạnh tranh không? Vì sao?
10. A và B là hai công ty kinh doanh vận tải hành khách ở tỉnh X và tỉnh Y.
Tuy nhiên, A chỉ thực hiện hoạt động vận tải trong phạm vi tỉnh X và B cũng chỉ
thực hiện hoạt động vận tải trong phạm vi tỉnh Y.
Hai doanh nghiệp này vừa lập văn bản thỏa thuận rằng: (i) sẽ không tăng
số lượng đầu xe vận tải nhưng sẽ cho nhau thuê lại xe khi cần thiết; (ii) hai doanh
nghiệp thỏa thuận sẽ tăng giá cước vận tải nội tỉnh không quá 10% trong năm
nay.
Hỏi: thỏa thuận nói trên có phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
hay không? Vì sao?


11. Hãy cho biết những hành vi gỉa định sau đây có vi phạm các quy định
của Luật Cạnh tranh hiện hành không? Giải thích lý do.


a. Hội đồng cạnh tranh ra quyết định huỷ quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh của Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh.
b. Cục quản lý cạnh tranh thuê một công ty TNHH tiến hành điều tra sơ
bộ vụ việc cạnh tranh mà cơ quan này thụ lý.
c. Ông A vừa là người phiên dịch và vừa là người làm chứng trong một
phiên điều trần xử lý vụ việc cạnh tranh.

Công ty A (trụ sở tại tỉnh X) là công ty sản xuất nước uống đóng chai có thị
phần là 31% trên thị trường liên quan. Do giá nguyên liệu tăng cao, công ty này
đã tăng giá bán sản phẩm lên 10% sau thời gian 2 tháng giảm lượng sản xuất.
Cùng thời gian đó, Công ty A đã mua lại khoảng 55% cổ phiếu phát hành thêm
của Công ty B – cũng là một công ty sản xuất nước uống đóng chai có trụ sở tại
TP.HCM.
Hỏi: hành vi của Công ty A có vi phạm Luật Cạnh tranh không? Vì sao?

A là doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc có trụ sở tại tỉnh X, sản lượng
của doanh nghiệp A chiếm 51% tổng sản lượng của các doanh nghiệp cùng
ngành nghề trong tỉnh X. B là một DNTN chuyên làm đại lý phân phối thức ăn
gia súc ở tỉnh X.
Cách đây 1 tháng, A ký hợp đồng đại lý với B trong đó ghi rõ: B không
được bán hàng thấp hơn mức giá do A qui định và B không được ký hợp đồng
làm đại lý hay bán hàng cho bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, nếu vi phạm sẽ
chịu phạt 100 triệu đồng.



Hỏi: hành vi nói trên có vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh hiện
hành không? Vì sao? Dựa vào yếu tố nào để xác định?

Hãy cho biết có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong những tình huống
sau đây không? Giải thích tại sao và nêu biện pháp xử lý nếu có hành vi vi phạm.
a) CTCP A sản xuất nước giải khát có gas có thị phần chiếm 21% trên thị
trường liên quan ký hợp đồng với Công ty TNHH B để mua hương liệu
chế biến nước giải khát trong đó có điều khoản: “Công ty B không được
cung cấp các loại nguyên liệu đã đồng ý bán cho Công ty A theo hợp đồng
này cho bất kỳ một doanh nghiệp nào khác ở Việt Nam”.

b) CTCP A ký hợp đồng thuê Công ty C tìm hiểu về chiến luợc kinh doanh,
kế hoạch tuyển dụng nhân sự cao cấp và phân tích các mẫu sản phẩm mới
của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của CTCP A.



×