Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THỰC TIỄN áp DỤNG LUẬT CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.61 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay các doanh nghiệp ngày càng phát
triển cả
về số lương cũng như loại hình doanh nghiệp xuắt hiện ngày một nhiều
cùng
với đó cũng có không ít doanh nghiệp bị phá sản bởi nhiều nguyên nhân
khác
nhau mà một trong số những nguyên nhân cơ bản là việc cạnh tranh
không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau và để điều chỉnh cũng như có thể
hạn
chế sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp với nhau nhà
nước ta
đã ban hành Luật cạnh tranh vào ngày 03/12/2004 Quốc hội đã chính thức
thông
qua và ban hành Luận cạnh tranh và có hiệu lực bắt đầu từ ngày
01/07/2005 cho
đến nay đã được 7 năm từ khi ban hành thi Luật cạnh tranh đã có những
vai
trò gi đối với các doanh nghiệp và được áp dụng củng như thục hiên nhự
thế
nào trong nền kinh tế của nước ta hiện nay
.


THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ LUẬT CẠNH TRANH
I Khái quát về Luật cạnh tranh
Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và chính thức
có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Với 6 chương, 123 điều, Luật Cạnh tranh là
một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong


việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng
phức tạp ở nước ta. Đạo luật này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần làm cho
thị trường ngày càng lành mạnh hơn; hạn chế những hành vi phản cạnh
tranh trong kinh doanh, gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng
đồng và người tiêu dùng.
II Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh
1. Sự cần thiết phải ban hành Luật cạnh tranh
I/ Sự cần thiết phải ban hành Luật cạnh tranh
II/ Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo việc ban hành Luật cạnh tranh
III/ Bố cục của Luật cạnh tranh
2.Một số nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh
I/ Khái niệm cạnh tranh và phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh
II/ Đối tượng áp dụng Luật cạnh tranh
III/ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
IV/ Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền


V/ Tập trung kinh tế
VI/ Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh bị cấm và tập trung kinh tế bị cấm
VII/ Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
VIII/ Cơ quan quản lý cạnh tranh
IX/ Hội đồng cạnh tranh
X/ Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
XI/ Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
XII/ Người tham gia tố tụng cạnh tranh
XIII/ Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng
cạnh tranh
XIV/ Điều tra vụ việc cạnh tranh, phiên điều trần và hiệu lực của
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật
XV/ Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
3. Một vài hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hình thức xử
lý của Luật cạnh tranh
a.Cạnh tranh không lành mạnh
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;

5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;


10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định
tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.
Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý
và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của
khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 41. Xâm phạm bí mật kinh doanh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa
vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh
của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người
này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ
tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ
quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh,
xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Điều 42. Ép buộc trong kinh doanh
Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc
ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Điều 43. Gièm pha doanh nghiệp khác
Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình
trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Điều 44. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác


Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp
khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó.
Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại

của doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các
nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản
xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người
gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
Điều 46. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:
1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa
dối khách hàng;
3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức
khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi
hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử
dụng để dùng hàng hóa của mình;
5. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
Điều 47. Phân biệt đối xử của hiệp hội


Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc
từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi
trong cạnh tranh;
2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên
quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.

Điều 48. Bán hàng đa cấp bất chính
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc
tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá
ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho
người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ
yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người
khác tham gia.

b. Hình thức xử lý
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Điều 117. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các
biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi
phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ
sung sau đây:


a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về

cạnh tranh.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,
tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng
một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần
doanh nghiệp đã mua;
c) Cải chính công khai;
d) Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc
giao dịch kinh doanh;
đ) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh
tranh của hành vi vi phạm.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 118. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung
kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10%
tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước
năm thực hiện hành vi vi phạm.
2. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các
hành vi khác vi phạm quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt
tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo
quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định cụ thể mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy
định của Luật này.



Điều 119. Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền
hạn sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về
cạnh tranh;
d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều
117 của Luật này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy
định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định
tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2
Điều 118 của Luật này.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy
định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 120. Xử lý đối với vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước
Cán bộ, công chức nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
Điều 121. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi
hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Mục 7 Chương này thì
bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn
yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết



định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan đó.
2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản
của bên phải thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi
cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh.

CHƯƠNG II THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUÂT CẠNH TRANH
1.Khi Luật cạnh tranh ra đời và được áp dụng từ năm 2005 đế nay
a.(Từ nâm 2005 -2011)
5 năm mới xử 40 vụ theo Luật Cạnh tranh
Cập nhật lúc 10:02 | 03/01/2011 (GMT+7)
Sau gần 5 năm thực thi Luật Cạnh tranh mới có hơn 40 vụ việc liên quan
đến vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh bị điều tra, xử lý.
Đây là con số vừa được công bố tại hội thảo “5 năm thực thi pháp luật
cạnh tranh trong kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam” do Hội
đồng cạnh tranh Việt Nam (VCC) và Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai
đoạn III (EU- Viet Nam MUTRAP III) phối hợp tổ chức mới đây tại TP
HCM.
Những vụ đình đám
Ngày 15/9/2008, tại Resort Sài Gòn, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận, 15
DN bảo hiểm phi nhân thọ đã ký bản thoả thuận hợp tác giữa các DN bảo
hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và điều khoản biểu phí bảo hiểm
vật chất xe ô tô. Sau đó, 4 DN bảo hiểm phi nhân thọ khác đã tham gia ký
bản thỏa thuận, tổng cộng là 19 DN. Thị phần kết hợp của 19 DN bảo
hiểm tham gia thoả thuận là 99,79% tổng doanh thu cuả 25 DN bảo hiểm
xe cơ giới tại Việt Nam.



Trong 3 ngày, từ 27- 29/7/2010, Hội đồng xử lý (HĐXL) vụ việc cạnh tranh
đã mở phiên điều trần gồm 7 thành viên do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh
Trung Tụng làm chủ toạ. HĐXL kết luận 19 DN bảo hiểm đã vi phạm
khoản 2 điều 9 Luật Cạnh tranh về hành vi “Thoả thuận ấn định giá hàng
hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” khi các bên tham gia thoả
thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
HĐXL đã ra quyết định phạt 19 DN bảo hiểm với mức phạt mỗi DN
0,025% tổng doanh thu của năm tài chính 2007, tổng cộng tiền phạt cuả
19 DN bảo hiểm là trên 1,7 tỷ đồng. HĐXL cũng kiến nghị Hội đồng cạnh
tranh xem xét cần hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh và bảo hiểm
phù hợp với tình hình mới và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO…
Trước đó, một vụ khá tiếng tăm cũng đã được điều tra xử lý, đó là ngày
1/1/2008 Cty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) ngừng cung
cấp nhiên liệu xăng dầu hàng không cho Cty CP Hàng không Pacific
Airlines (PA) vì lý do PA không đồng ý với mức giá mới về cung ứng xăng
dầu do VINAPCO đề xuất.
Ngày 14/4/2009, HĐXL vụ việc CT đã mở phiên điều trần gồm 5 thành
viên do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm chủ toạ và đã kết
luận VINAPCO vi phạm khoản 2 điều 14 Luật Cạnh tranh về hành vi “ Áp
đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của DN có vị trí độc quyền” và
khoản 3 điều 14 Luật Cạnh tranh về hành vi “Lợi dụng vị trí độc quyền để
đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý
do chính đáng”.
Với những hành vi trên, HĐXL đã ra quyết định xử phạt tiền VINAPCO
mức phạt 0,05% tổng doanh thu của năm tài chính năm 2007, tương
đương số tiền gần 3,4 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
tách VINAPCO ra khỏi Vietnam Airlines (sau đó VCC bỏ kiến nghị này),
cấp giấy phép cho các DN khác cùng được thực hiện chức năng cung cấp

xăng dầu hàng không và tăng cường hơn nữa đối với dịch vụ quản lý cung
cấp xăng dầu tại Việt Nam.
Chờ hoàn thiện
Theo PGS.TS Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch
VCC, sau khi Luật Cạnh tranh được ban hành, công tác thực thi các quy
định cuả luật được tiến hành mạnh mẽ với việc thành lập các cơ quan tiến
hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: VCC và Cục Quản lý cạnh tranh. Luật
Cạnh tranh đã trao cho các cơ quan này hai nhiệm vụ lớn: Kiểm soát các


hành vi hạn chế cạnh tranh và kiểm soát các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
Tuy nhiên, sau 5 năm thực thi Luật Cạnh tranh cũng đã bộc lộ những hạn
chế nhất định. Theo bà Trịnh Minh Hiền - Vụ trưởng Vụ pháp chế - Bộ
GTVT, thành viên VCC, kết quả điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh là
một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành công của
việc xét xử vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Vì vậy, pháp luật cần
quy định để VCC có thể chủ động giao cho Cục Quản lý cạnh tranh tiến
hành điều tra vụ việc mà không phải chỉ là xuôi chiều như hiện nay.
Có như vậy thì số vụ việc hạn chế cạnh tranh bị đưa ra xét xử ở Việt Nam
mới nhiều lên và góp phần đẩy mạnh thực thi pháp luật ở Việt Nam. Cũng
theo bà Hiền, sự chuẩn bị cho phiên điều trần là một trong những yếu tố
quyết định sự thành công của phiên xét xử, nên việc chuẩn bị cũng phải
được bắt đầu từ khi nhận hồ sơ vụ việc; ngay sau phiên xét xử, HĐXL cần
có thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết
quả. Điều này giúp DN vừa bị xử lý nhận thức thêm được hành vi của
mình, đồng thời những DN khác cũng như toàn xã hội cũng hiểu đúng vụ
việc…
PGS.TS Lê Danh Vĩnh cũng cho rằng việc điều tra, xử lý các vụ việc đã
theo đúng các quy trình, trình tự của pháp luật; một mặt đã gây tiếng vang

lớn trong cộng đồng DN của Việt Nam và trong đại bộ phận người dân,
mặt khác, thu hút sự quan tâm đặc biệt cuả giới DN nước ngoài. Sau
chặng đường 5 năm nhìn lại, phiên hội thảo trên là cơ hội cần thiết để các
cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, ngành Tư pháp, cộng đồng DN, các
cơ quan QLNN… cùng đánh giá. Qua đó, để hoàn thiện, đẩy mạnh hơn
nữa việc thực thi các quy định của pháp luật cạnh tranh một cách toàn
diện và chặt chẽ hơn. Hay mới đây là 6 nhà phát hành phim trong nước
khiếu nại về hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh của Megastar cho thấy Luật
cạnh tranh vẫn cỏn có những kẽ hở và cần được điểu chỉnh .
b.Từ năm 2011 -2012
Mới đây nhất là việc Công ty TNHH Một thành viên Hữu Lạc kinh doanh
các sản phẩm qua hình thức bán hàng qua truyền hình . Căn cứ vào qui
định của Luật Cạnh tranh, ngày 22 tháng 3 năm 2012, Cục trưởng Cục
QLCT đã ban hành quyết định số 26/QĐ-QLCT về việc xử lý vụ việc cạnh
tranh, xử phạt Công ty Hữu Lạc mức phạt tổng cộng 40 triệu đồng do có
hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm qui định
tại khoản 3, Điều 45 Luật Cạnh tranh. Công ty TNHH MTV Hữu Lạc đã thi
hành án phạt.


Nhận xét : Số lượng các doanh nghiệp vị phạm Luật cạnh tranh rất nhiều
nhưng số lượng các vụ việc bị phát hiện và khởi kiện không nhiều năm
2011 mới có hơn 40vụ .Sau hơn 7 năm Luật cạnh tranh đươc nhà nước
ban hành và đưa vào sử dụng đã góp 1 phần lớn vào việc ổn định nền
kinh tế nước ta bên cạnh đó vẫn có những hạn chế trong việc thực hiện
luật cạnh tranh của các doanh nghiệp hay trong việt thi hành luật của các
cơ quan chức năng chuyên ngành. Điều đó cho thấy chúng ta cần phải
nghiêm khắc và có các biện pháp củ thể nhằm chỉ đạo cho các doanh
nghiệp và các cơ quan tổ chức thực hiện cũng như thi hành áp dụng luật
một cách đúng đắng có như thế thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa để nền

kinh tế nước ta ngày càng công bằng, ổn định và phát triển..
2.Giải pháp
Tiếp tục hoàn thiện luật cạnh tranh xây dựng các chính sách cạnh tranh
hợp lý và hiệu quả.. Khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để Luật cạnh
tranh đến với các doanh nghiệp như qua : báo chí tạp chí pháp luật cũng
như truyền hình các phương tiện thông tin đại chúnh để những cônd dân
hiểu .Có như vậy thì các doanh nghiệp vi phạm Luật cạnh tranh sẽ dễ
dàng bị phát hịện và xử lý mạnh tay hơn của pháp luật góp phần đảm bảo
công bằng với các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh .Đối với các doanh
nghiệp kinh doanh độc quyền như ; xặng , dầu , nước, …. Cần được nhà
nước thường xuyên kiểm tra ... Bện cạnh đó là việc nâng cao đội ngũ cán
bộ ( các điều tra viên ,, hôi đồng cạnh tranh , ….. ) góp phần ngăn chặn kịp
thời và xử lý nhanh chóng khi có vi phạm xảy ra .

Tài liệu tham khảo

1. />%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18586
2. />3. />4. />

LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của thày em đã chọn đề tài :Thực tiễn áp dụng Luật
cạnh tranh . Sau khi tìm hiểu đề tài này để làm bài tiểu luận của mình em
hiểu được sự quan trọng của Luật cạnh tranh đã góp phần quan trọng cho
việc ổn định kinh tế của nước ta hiện nay .Em cũng hiểu thêm đươc nhiều
điều mà từ trước tới giờ em chưa biết những điều mới về các doanh
nghiệp của nước ta và em cũng rút ra được những bài học cho riêng mình
.
Em cám ơn thầy đẫ hướng dẫn và giúp đở cho em để em có thể hoàn



thành tốt bài tiểu luận của mình và em cần phải cố gắng học tập trau dối
kiến thức hơn nữa đẻ có thẻ học tốt hơn .

Mục lục
Lời mở đàu …………………………………………………………... trang1
Chương 1 Khái quát về luật kinh doanh …........ ……………… . trang2
Chương2 Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh……………… .trang9
Lời cảm ơn ………………………………………………………… .trang14



×