Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

skkn các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học tiếng việt ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.84 KB, 94 trang )

Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng giáo viên "Các biện pháp nghệ thuật thường gặp
trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học."
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học các biện pháp nghệ thuật thường
gặp ở môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trịnh Thị Nhung

Nữ

Ngày tháng năm sinh: 03/03/1965
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
Chức vụ,đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Thái
Điện thoại: 099.616.1965
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:Trường Tiểu học Hồng Thái, xã Hồng Thái,
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203548688
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường Tiểu học Hồng Thái - Hồng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Hồng Phong- Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Ninh Hải - Ninh Hải- Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Tân Phong - Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương.
6. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Giáo viên tiểu học dạy các môn
Văn hóa
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kì I năm học 2014- 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


Trịnh Thị Nhung

1


Tóm tắt sáng kiến
Những hiểu biết sơ đẳng nhưng cơ bản về các biện pháp nghệ thuật(BPNT)
thường gặp trong học Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ là nền tảng khởi đầu cho mỗi HS
trên bước đường khám phá cái hay cái đẹp của văn học nói chung và của Tiếng
Việt nói riêng.Kết quả của việc từ hiểu các BPNT đến vận dụng thực hành các
BPNT đó trong học Tiếng Việt là một quá trình tổng hợp kiến thức trong chuỗi
quy trình : phân tích- ghi nhớ- tổng hợp-vận dụng.Kết quả đạt được ở mỗi HS phụ
thuộc rất nhiều vào GV .Thực hiện "Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về tinh
thần tự học."Lấy tiêu chí “Sinh hoạt chuyên môn phải tháo gỡ những vướng mắc
của GV trong giảng dạy và trong sinh hoạt chuyên môn rất cần phát huy tính tích
cực của GV .” Được sự động viên, nhất trí của Ban giám hiệu 4 trường nên tôi tập
trung nghiên cứu nội dung, xây dựng nội dung: Bồi dưỡng GV “Các biện pháp
nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ” để áp dụng bồi
dưỡng cho 100% số GV dạy văn hóa của 4 trường trong học kì I năm học 20142015 .
Tính mới,tính sáng tạo về nội dung bồi dưỡng:
Sáng kiến bồi dưỡng GV bàn chi tiết đến một nội dung cụ thể là “Các biện
pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ”.Với cấu
trúc hợp lý,khoa học từ lí thuyết ,ví dụ minh chứng đến bài tập phù hợp đến các
BPNT thường gặp trong dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.GV thực hành đối chiếu đáp
án rất thuận lợi đã thỏa mãn nhu cầu cần bồi dưỡng của GV. Cách sắp xếp các
nhóm bài theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Trong mỗi nhóm đều có bài điển
hình trong sách giáo khoa Tiếng Việt giúp GV vững vàng trong cách hiểu đề, tự
giải quyết yêu cầu. Đặc biệt có tới 95% ngữ liệu để thực hành được tôi tìm trích từ
sách giáo khoa Tiểu học và thơ Trần Đăng Khoa giúp GV vận dụng một cách linh
hoạt sáng tạo và rút kinh nghiệm trong quá trình truyền đạt cho HS phù hợp với


2


dạy phân hóa đối tượng HS. Trong chương trình học Tiếng Việt ở Tiểu học các
em chỉ được học về biện pháp nhân hóa và biện pháp so sánh ,trong nhiều tài liệu
tham khảo môn Tiếng Việt ở Tiểu học các tài liệu đều đi theo đơn vị tuần học
với đủ các phân môn mà chưa có tài liệu nào bàn sâu về các BPNT thường gặp
trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học .Vì vậy nhiều GV còn lúng túng trong
cách giúp HS nhận biết BPNT và tác dụng của nó.Đặc biệt là giúp học sinh vận
dụng các BPNT khi viết tập làm văn. Bởi vậy nội dung sáng kiến bồi dưỡng sẽ
giúp GVcó sự nhìn nhận đa chiều về các BPNT thường gặp trong dạy và học
Tiếng Việt ở Tiểu học. Với phương pháp luyện tập thực hành là chính GV thảo
luận, hợp tác nhóm phân tích đề, cá nhân tự hoàn thành yêu cầu ở từng bài, đối
chiếu đáp án đã đáp ứng rất tốt yêu cầu cần bồi dưỡng của GV.
Tính mới,tính sáng tạo trong hình thức bồi dưỡng:
- GV học bồi dưỡng theo hình thức cụm 4 trường.GV làm bài khảo sát trước
khi nhân tài liệu. Với nội dung cụ thể được viết theo cấu trúc chặt chẽ, khoa học
và được trình chiếu trên ba file. GV khi học bồi dưỡng có tài liệu in từ 1 file trong
đó có đủ phần lý thuyết, phần thực hành nhiều bài tôi chỉ in đề bài,trong khi thảo
luận hợp tác nhóm GV trình bày bài làm vào tài liệu của mình .Tôi trình chiếu
đáp án hoặc gợi ý để GV đối chiếu thống nhất.Trong quá trình thực hành đó GV
phấn khởi, tích cực đưa ra những phát hiện rất hay. Cũng nhờ vậy mà tôi và GV 4
trường có cơ hội trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.
- Trong phiếu khảo sát đánh giá kết quả GV tham gia bồi dưỡng có 2 phần. .
Phần thăm dò ý kiến,phần này với các nội dung sau:Ý kiến đánh giá về nội
dung,hình thức tổ chức,tài liệu phục vụ chuyên đề; Ý kiến lựa chọn 1 nội dung
cần bồi dưỡng tiếp theo trong 3 nội dung đề ra có sự định hướng của BGH 4
trường.Phần làm bài gồm 3 bài tập bám sát nội dung đã được bồi dưỡng.Thông
qua phiếu khảo tôi biết mức độ hài lòng của GV về các nội dung trên để rút kinh


3


nghiệm hoặc phát huy cho công tác bồi dưỡng GV.Đặc biệt qua tỷ lệ số GV lựa
chọn cần bồi dưỡng tiếp theo là nội dung gì tôi nghiên cứu xây dựng nội dung
đó, có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo cho phù hợp.
- Tôi tin chắc rằng tất cả các trường Tiểu học đều có thể áp dụng sáng kiến
này để bồi dưỡng GV dạy các môn văn hóa.Vì nó không tốn kém kinh tế,tài liệu
phục vụ GV rất khoa học, cụ thể phù hợp với GVTiểu học.Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quá trình áp dụng sáng kiến sẽ giúp báo cáo viên ,GV thu
được hiệu quả cao trong quá trình học bồi dưỡng. Nhờ phát huy tốt tính tích cực
của người học tôi khẳng định nội dung: Bồi dưỡng GV"Các biện pháp nghệ
thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ” đã đạt được mục tiêu
đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hình thức tổ chức học bồi dưỡng GV với mô hình nhóm 4 trường
rất phù hợp với chủ trương chỉ đạo trong đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn
hiện nay,tác động tích cực đến tinh thần tự học của mỗi GV.GV 4 trường có cơ
hội chia sẻ những khó khăn quá trình giảng dạy để cùng nhau tìm cách giải quyết
khoa học.Trong quá trình thực hành phát huy cao tính tích cực của GV tránh kiểu
thuyết trình lý thuyết suông điều đã từng tồn tại lâu nay trong học bồi dưỡng
GV.Kết quả GV đã đáp ứng tốt so với yêu cầu đề ra tỷ lệ các bậc điểm cao đều
tăng so với trước khi học.( Kết quả có biểu đồ minh họa trong phụ lục đính kèm )
Thứ hai: Thực hiện áp dụng sáng kiến không tốn kém về kinh phí, bất kì
nhóm trường nào đều cũng thực hiện được. Lợi ích thiết thực nhất là GV dạy các
môn văn hóa được củng cố nâng cao kiến thức về các BPNT thường gặp vận dụng
linh hoạt trong giảng dạy.
Thứ ba :Thông qua ý kiến mà GV lựa chọn nội dung bồi dưỡng tiếp theo cán bộ
quản lý mỗi nhà trường có kế hoạch chuẩn bị kế hoạch, nội dung bồi dưỡng đáp
ứng nhu cầu chính đáng của họ. Tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý chuyên


4


môn và được bổ sung cách tư duy sáng tạo mà đồng nghiệp chia sẻ trong quá trình
thực hành .
Tôi đề xuất kiến nghị:
- Tổ chuyên môn các trường tiếp tục thảo luận tự giải quyết các đề Tập làm văn đã
giới thiệu trong tài liệu , áp dụng nội dung đã được bồi dưỡng trong dạy học đảm
bảo phân hóa đối tượng học sinh.
- BGH các trường có hình thức lồng ghép kiểm tra kết quả GV đã học bồi dưỡng
trong bài kiểm tra năng lực của GV chọn GV giỏi.
- Những nội dung bồi dưỡng GV thực sự thiết thực, hiệu quả cao Phòng giáo dục
cần triển khai tới các cụm trường trong huyện để GV có cơ hội bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ.
-Các cấp lãnh đạo động viên,khen thưởng các tác giả đã tâm huyết với công tác
chuyên môn khi họ có những sáng kiến được đánh giá tốt trong công tác bồi
dưỡng GV .

5


Phần 2
NỘI DUNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng
1.1.1 Cơ sở lý luận
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đổi mới giáo dục sao cho phù hợp với
thực tiễn đất nước trong thời kỳ hội nhập. Bởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển thì đều phải có nền giáo dục

phát triển.
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Tiểu học đóng vai trò quan trọng trong
việc đặt nền móng cho sự phát triển của người học. Trong các môn học thì môn
Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng. Nó cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng
cao dần ở mọi mặt kiến thức ở từng phân môn làm nền tảng để học sinh tiếp tục
học lên các cấp học trên.
Ai cũng hiểu rằng muốn có trò giỏi thì cần phải có thầy giỏi. Nội dung bồi
dưỡng giáo viên rất phong phú song quan trọng là các cán bộ quản lý nhà trường,
mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần xác định nội dung gì để bồi dưỡng mới
đáp ứng tốt công việc dạy học của nhà trường .Vì vậy công tác bồi dưỡng giáo
viên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,năng lực sư phạm cho giáo viên nói
chung và giáo viên Tiểu học nói riêng,góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học là việc làm cần thiết trong hoạt
động chuyên môn.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Tại trang 4 tạp chí Thế giới trong ta (CĐ 124 - tháng 10 năm 2012 ) Tạp
chí thông báo có đoạn như sau : "Kết quả điều tra khảo sát trình độ giáo viên TH

6


và THCS ở một số tỉnh thành thì có tới 22,5% số GV không làm thành thạo 4 phép
tính cơ bản và không viết nổi một đoạn văn ngắn đúng cú pháp Tiếng Việt và
11,43% số Gv không phân biệt được l/n ,các dấu hỏi,ngã." Điều đó nói lên thực
trạng về trình độ của GV nói chung và GVTH nói riêng rất cần bồi dưỡng thường
xuyên .
-Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi cần làm thường xuyên mà nhiều giáo viên còn
lúng túng khi gặp những bài tập cảm thụ văn học hoặc cách vận dụng BPNT trong
tập làm văn còn hạn chế . Đặc biệt GV có ít tư liệu cung cấp cho trong quá trình
luyện tập ở 1 số tiết buổi 2.Việc dạy học phân hoá đối tượng luôn là yêu cầu của

các môn học môn Tiếng Việt lại là môn học cơ sở cho các môn học khác. Công
tác bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ quan
trọng của mỗi cán bộ quản lý và mỗi giáo viên.
- Do khả năng tự học của học sinh tiểu học còn hạn chế rất cần giáo viên cung cấp
cách phân tích nhận diện BPNT để làm bật nội dung đoạn văn ,đoạn thơ hoặc cả
bài .
Trong quá trình dạy bồi dưỡng Tiếng Việt cho học sinh khá giỏi lớp 4,5 có
mảng kiến thức khá rộng và khó là giúp các em cảm thụ văn học . Những đoạn
văn,bài văn các em viết cần có hình ảnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật .Tại
sao HS khó đáp ứng được yêu cầu đó ?
- Trước tiên phải nói đa số GV chưa hiểu tường tận về các BPNT thường cần áp
dụng trong dạy học sinh Tiểu học . Vì GV chưa hiểu sâu về kiến thức cơ bản nên
việc giúp học sinh phát hiện ,tìm hiểu một số BPNT trong học Tiếng Việt rất hạn
chế .
- Vì HS chưa hiểu biết cơ bản về các BPNT vì vậy rất hạn chế trong cách sử dụng
các biện pháp đó trong văn miêu tả đặc biệt là biện pháp so sánh và nhân hóa. HS
chưa hiểu biết cặn kẽ về BPNT thì sao viết được đoạn bài văn hay. HS không
thể diễn đạt các đặc điểm sự vật sau khi quan sát một cách sinh động. HS đứng

7


trước một bài văn một bài thơ hay, môt số câu văn hay gợi tả đa số các em chỉ lơ
mơ về nội dung của bài mà chưa hiểu được cái hồn văn học trong đó.
Vì sự hạn chế đó mà cách diễn đạt trong tập làm văn ít bay bổng văn tả đều
đều như văn kể .Việc dùng từ ngữ còn hạn chế chưa phong phú chưa biết chọn lọc
từ ngữ hình ảnh chưa biết lồng ghép giữa yếu tố nghệ thuật với yếu tố nội dung để
làm toát ý nghĩa mà tác giả gửi gắm là điều cả giáo viên và học sinh còn có nhiều
hạn chế .
Lâu nay nhiều chuyên đề chuyên môn bàn nhiều về một số nội dung chính như

xác định từ loại, xác định chủ ngữ, xác định vị ngữ hay là phương pháp dạy Tập
làm văn thẻ loại văn miêu tả gồm :tả đồ vật , tả cây cối, tả con vật, tả người ,dạy
luyện từ và câu Kiểu bài mở rộng vốn từ … nhưng chưa thấy có chuyên đề nào
bàn sâu về muốn cảm thụ văn học tốt thì cần tìm hiểu tốt về các BPNT như thế
nào .Vì vậy dạy HS tiểu học biết cảm thụ văn học đã khó dạy cách viết lại những
cảm nhận đó với các em lại càng khó hơn .Và cuối cùng là vận dụng những hiểu
biết về các BPNT đó để viết những câu văn có hình ảnh những đoạn văn , bài văn
hay là điều GV nào cũng mong muốn ở HS nhưng rất khó khăn .
- Khi học ở lớp 3 các em đã biết sơ lược nhưng cơ bản về biện pháp so sánh và
nhân hóa .Lên lớp 4 ,5 ngoài nghệ thuật so sánh và nghệ thuật nhân hóa các em
còn làm quen với nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ , câu hỏi tu từ, biện pháp đảo ngữ,
phép thế. Có điều những BPNT mới này học sinh Tiểu học không được học thành
bài như 2 biện pháp so sánh và nhân hóa , có ít GV khai thác lồng ghép trong
những giờ tập đọc. Nhiều GV chưa chú ý đầu tư tìm tòi các BPNT thường gặp
trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học một cách hệ thống bài bản trong dạy cảm
thụ văn học cho HSG vì vậy HS ít có cơ hội thực hành như những dạng bài tập về
các BPNT khác ngoài biện pháp so sánh , nhân hóa.Chính vì vậy nên cần có một
chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về các BPNT thường gặp trong dạy –học Tiếng
Việt ở Tiểu học giúp GV có sự nhìn nhận đa chiều ,sâu sắc vận dụng những hiểu
biết trong bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4,5cũng như giúp HS

8


vận dụng trong tập làm văn đạt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy
môn Tiếng Việt.
- Căn cứ vào nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV đăng ký .
- Căn cứ vào hướng dẫn của PGD&ĐT về nội dung: đổi mới hình thức sinh hoạt
chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tháo gỡ những vướng mắc của
giáo viên trong giảng dạy.

Nói tóm lại: Viết về cái hay cái đẹp trong thơ ca qua nghệ thuật văn chương là
một phạm trù quá rộng lớn tôi không đủ khả năng viết một phần rất rất nhỏ trong
đó ! Tôi chỉ biết luôn cố gáng tìm hiểu các BPNT thường gặp trong dạy và học
Tiếng Việt ở Tiểu học để góp phần làm tốt công tác chuyên môn. Tất cả những
hiểu biết về các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học đã
từng giúp tôi hiểu biết, khai thác tốt nội dung nhiều bài học . Đó cũng là những
kiến thức vô cùng cần thiết trong quá trình tôi dạy bồi dưỡng HS giỏi nhiều năm
qua.Để dạy và học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một phạm vi rất rộng tôi
không có tham vọng bàn đến ,dạy học thế nào để có hiệu quả cao trong dạy bồi
dưỡng HS giỏi cũng là vấn đề khó khăn vô cùng vì nó gồm rất nhiều yếu tố quan
trọng cả từ hai phía là người dạy và người học ngoài ra cần một yếu tố nữa đó là
khiếu văn chương ở mỗi cá nhân. .Cũng như dạy thế nào để học sinh viết văn
miêu tả hay xin để các nhà giáo nhiều kinh nghiệm đàm đạo kĩ trong sinh hoạt
chuyên môn còn ở đây tôi chỉ đề cập đến một nội dung rất nhỏ đó là: Bồi dưỡng
giáo viên : Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở
Tiểu học .
Muốn HS nhận biết về các BPNT thường gặp trong học Tiếng Việt ở tiểu học và
vận dụng trong học tập Tiếng Việt thì trước hết giáo viên phải là người thật tinh
thông trong cách hiểu, tự vận dụng thành thạo nhiều bài trong cảm thụ văn học
trình bày ngắn gọn phù hợp với HS Tiểu học, đồng thời cũng biết tự xây dựng đề
sát với các tình huống trong thực tế khi gặp những bài văn bài thơ hay. .Có như
vậy khi giảng dạy giáo viên mới khai thác được các trường hợp, không bị ngỡ

9


ngàng trong các cách diễn đạt khác nhau trong nhiều văn bản .Có như vậy GV mới
làm chủ kiến thức không quá phụ thuộc và các tài liệu tham khảo. .
Trong nội dung bồi dưỡng xin được đề cập tới các BPNT thường gặp và tập vận
dụng trong Tiếng Việt ở Tiểu học.Hệ thống các BPNT thường gặp và sử dụng

trong khi học Tiếng Việt ở Tiểu học là :
1. Nghệ thuật so sánh .
2. Nghệ thuật nhân hóa.
3. Nghệ thuật điệp ngữ.
4. Nghệ thuật đảo ngữ
5. Nghệ thuật sử dụng Câu hỏi tu từ
6. Nghệ thuật sử dụng Phép thế.
Từ việc hiểu về các BPNT giúp học sinh vận dụng vào trình bày khả năng cảm thụ
văn học và viết tập làm văn miêu tả để đạt kết quả tốt là điều mà mọi giáo viên
đều mong muốn.
Tuy nhiên phần cung cấp tư liệu tập trung nhiều về nghệ thuật so sánh và nghệ
thuật nhân hóa. Bởi vì :
So sánh và nhân hoá là các biện pháp tu từ trong văn học được đưa vào
chương trình Tiếng Việt tiểu học để học sinh có những hiểu biết ban đầu về nghệ
thuật ngôn từ, về vẻ đẹp của văn học. Tìm hiểu và thực hành về nghệ thuật nhân
hóa và nghệ thuật so sánh rất phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm lý của học
sinh Tiểu học. Những bài học về so sánh và nhân hoá đầu tiên đến với các em ở
lớp 3. Trong mỗi bài học đều có dữ liệu trực quan rõ ràng để nhận biết, để học
sinh tìm hiểu, thu lượm cho mình những kiến thức về so sánh và nhân hóa. Khi dữ
liệu phong phú hơn đa dạng hơn, cuốn hút học sinh hơn nếu giáo viên tìm được
các bài thơ hay phù hợp với lứa tuổi và làm các em thích thú . Những dữ liệu thơ
ấy chúng ta dễ tìm thấy ở thơ Trần Đăng Khoa, thơ Phạm Hổ và trong những bài
tập đọc ở Tiểu học rất phù hợp với đặc điểm tâm lý ,trình độ nhận biết của các em

10


1.2 Mục đích
. - Bồi dưỡng giáo viên thực hành luyện tập về các BPNT thường gặp trong dạy và
học Tiếng việt ở Tiểu học, trong đó tìm hiểu kĩ và thực hành nhiều hơn biện pháp

nghệ thuật so sánh và nhân hóa.Giúp GV vận dụng linh hoạt trong dạy học đảm
bảo dạy học phù hợp phân hoá đối tượng học sinh.
- Cung cấp nguồn ngữ liệu phong phú được trích dẫn từ sách giáo khoa Tiểu học
và từ nhiều bài thơ hay của Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ rất phù hợp đặc điểm tâm
lý học sinh Tiểu học giúp GV vận dụng linh hoạt đảm bảo dạy học phù hợp phân
hoá đối tượng học sinh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong quá trình thực hiện nội dung
bồi dưỡng.
1.3.1 Đối tượng
- Giáo viên dạy các môn văn hoá ở trường .
. 6 biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
- Một số ví dụ điển hình có trong sách Tiếng Việt lớp 3,4,5 và Sách TV nâng cao
ở Tiểu học . Một số đề Tập làm văn, một số đề thi chọn học sinh giỏi .
- Một số bài thơ của Trần Đăng Khoa và Thơ Phạm Hổ, ca dao…
-Kết quả các bài điều tra thực trạng và khảo sát đánh giá kết quả học bồi dưỡng.
1.3.2 Phạm vi
- Khoảng 95 % nội dung là từ hiểu lý thuyết 6 BPNT thường gặp ở Tiểu học để
giúp GV vận dụng cảm thụ văn học những đoạn thơ,đoạn văn hoặc bài thơ được
trích từ sách Tiếng Việt tiểu học hoặc trong thơ văn viết cho thiếu nhi . Còn lại
khoảng 5% nội dung là một số ít bài mở rộng nâng cao như ca dao ,thơ của Bà
Huyện Thanh Quan, thơ tố Hữu.

11


-Sau khi học GV áp dụng được trong khai thác nội dung nghệ thuật ở các bài có
nội dung liên quan ở lớp 3;4;5.
-Nội dung này không áp dụng dạy ở lớp1; lớp 2.
1.4 Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá .
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Điều tra thực trạng
Thay phỏng vấn toàn bộ GV tham gia bồi dưỡng bằng cách BGH 4 trường khảo
sát GV với nội dung cụ thể được in trên phiếu tới GV( GV làm bài trước khi nhận
tài liệu bồi dưỡng ). Đối tượng GV tham gia khảo sát chia ra 2 nhóm chính :
- Nhóm 1 : GV có tham gia dạy bồi dưỡng HSG lớp 3 4-5 từ 3 năm trở lên .
- Nhóm 2 : GV rất ít hoặc chưa tham gia dạy bồi dưỡng HSG lớp3- 4-5.
Nội dung khảo sát:
Câu1( 2điểm)
- Khoanh vào câu nào có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
A. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
B. Chiếc dù bật ra nhỏ như cái tóp chanh rồi to dần bằng cái vung nồi bằng cái
mẹt.
C. Đôi mắt cô ta đen láy hệt như mắt mẹ cô ấy lúc còn trẻ.
D. Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.
Câu 2( 3 điểm)
Theo đồng chí có mấy cách nhân hóa ? Cho ví dụ từng cách.

12


Câu 3 (2 điểm)
Theo đồng chí tìm hình ảnh so sánh và sự vật được so sánh có gì khác nhau ?
Lấy ví dụ minh họa.

Câu 5 ( 3 điểm)
Trong bài thơ “Dừa ơi” tác giả viết
« Dừa ơi dừa,người bao nhiêu tuổi,
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua ? ».
Lê Anh Xuân
Đồng chí hãy cho biết trong khổ thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
Tác dụng của mỗi biện pháp nghệ thuật đó ? .
Chấm bài tập hợp kết quả khảo sát.
Tổng số GV tham gia khảo sát trước khi học bồi dưỡng của cả 4 trường: 70
Kết quả
Điểm <5

Kết quả đạt

Điểm 5-6

Điểm 7-8

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

16
Nhận xét

22,9

38

54,2

15

21,5

1

1,4

-Không có GV đạt điểm hơn 9
- Riêng phần kiến thức phân biệt giữa hình ảnh so sánh với sự vật được so sánh
hơn 90 % số GV hiểu rất lơ mơ nên làm bài câu này kết quả thấp .
- Tìm hiểu nguyên nhân tôi được biết chỉ những GV bồi dưỡng HS giỏi lớp 5
nhiều năm mới đáp ứng được điểm 8; 9. Vì vậy tôi khẳng định nội dung :Bồi

13



dưỡng giáo viên “ Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng
Việt ở Tiểu học .” là rất cần thiết .
2.2 Biện pháp thực hiện
2.2.1. Hội ý cùng tổ trưởng chuyên môn và BGH trường bạn.
Qua hội ý sẽ bổ sung nội dung chính bồi dưỡng GV, thống nhất quyết định
thời điểm, thời lượng triển khai, hình thức học bồi dưỡng, in tài liệu chuyển tới
giáo viên.Phân công nhiệm vụ cho BGH từng trường . Qua thư ngỏ chuyển tới GV
các trường tôi đề cập những nội dung GV cần chuẩn bị như tài liệu tham khảo
trước và trong khi học bồi dưỡng để đối chiếu với nội dung bồi dưỡng học tập liên
quan đến luyện tập thực hành để GV thực hành đạt hiệu quả tốt nhất nội dung bồi
dưỡng.
2.2.2 Phân công nhiệm vụ cho một số cá nhân .
- Tôi chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung về hệ thống bài tập thực hành và
triển khai nội dung đó, giải đáp thắc mắc của GV thuộc nội dung bồi dưỡng. Xây
dựng bài tập khảo sát, đáp án, biểu điểm đánh giá, trực tiếp chấm bài.
- Đề nghị với ban giám hiệu 4 trường thống nhất thời điểm,thời lượng,hình
thức triển khai nội dung bồi dưỡng.
- Hiệu trưởng 4 trường lo kinh phí in tài liệu phục vụ GV.
2.2.3 Chuẩn bị hệ thống bài tập và lựa chọn thời điểm triển khai nội dung
bồi dưỡng.
Chuẩn bị hệ thống bài tập là nội dung quan trọng nhất trong quá trình thực
hiện nội dung bồi dưỡng GV bởi bài tập càng phong phú càng có nhiều tình huống

14


thì khi GV luyện tập càng hứng thú. Tôi đọc, trích dẫn các ngữ liệu từ SGK và các
bài thơ của Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ vào tài liệu để làm tư liệu thực hành.

Tham khảo bài viết có nội dung bàn về nghệ thuật so sánh và nghệ thuật nhân
hóa của các tác giả đăng tải ở tài liệu tạp chí Thế giới trong ta chuyên mục
Nghiệp vụ tiểu học và trong một số tài liệu như: Sách Tiếng Việt nâng cao, Toán
tuổi thơ 1 mục “Sang chơi nhà văn”; Một số đề thi HSG cấp tỉnh, thành phố….
2.3 Sơ lược điểm mới về hình thức tổ chức, nội dung bồi dưỡng GV.
Nội dung bồi dưỡng căn cứ trên kết quả thăm dò ý kiến, yêu cầu của chính
GV đề nghị với BGH nhà trường .
Nội dung bồi dưỡng tập trung đi sâu một vấn đề cụ thể, GV 4 trường có cơ hội
trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm học tập nhau cùng nhau củng cố, nâng cao kiến thức
“ Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu
học .GV được trực tiếp giải đáp những vướng mắc có nội dung trong phạm vị học
bồi dưỡng mà mình đề nghị.
GV có tài liệu rất phù hợp trong học bồi dưỡng đáp ứng tính tích cực của
người học thông qua hệ thống bài tập thực hành ngayở tài liệu in tới GV,GV làm
bài trong đó theo từng nhóm bài.
Đặc biệt trong bài khảo sát đánh giá với 3 nội dung chính là: Thăm dò ý kiến
GV về hình thức tổ chức và nội dung bồi dưỡng ;Nội dung GV lựa chọn đề nghị
được bồi dưỡng tiếp theo là 1 trong 3 nội dung BGH 4 trường định hướng đưa ra;
2.4 Triển khai vấn đề đã chuẩn bị tới GV .
Nội dung được trình chiếu trên 3 file, gồm 1file trình chiếu trên Power Point
với nhiều Slides để mô tả cấu trúc, yêu cầu, dung lượng từng nhóm bài. 2 file
trong đó 1 file gồm đầy đủ nội dung đề đáp án hoặc gợi ý đây là tài liệu của riêng
tôi , còn 1file đủ phần lý thuyết và ví dụ minh họa nhưng phần luyện tập lược bỏ

15


đáp án như ở tài liệu của tôi dây là nội dung để GV chủ động phát huy tính tích
cực của người học phần bài làm để GV tự trình bày bài làm .Sau khi GV hoàn
thành bài làm tôi trình chiếu phần đáp án để GV đối chiếu.

Tôi và các GVchia sẻ kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng cac BPNT
thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học .
. Sau đây là nội dung : Bồi dưỡng GV “ Các biện pháp nghệ thuật thường
gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học”.
Khái quát
Trước hết ta cần biết :
Có 5 nhóm phương tiện tu từ Tiếng Việt và 5 nhóm biện pháp tu từ Tiếng Việt .
Cụ thể 5 nhóm phương tiện tu từ Tiếng Việt là :
-Nhóm 1. Phương tiện tu từ từ vựng( gồm 17 phương tiện)
--Nhóm 2.Phương tiện tu từ ngữ nghĩa.( gồm 18 phương tiện trong đó có Nhân
hóa)
- Nhóm 3.Phương tiện tu từ cú pháp( gồm 14 phương tiện trong đó có Điệp ngữ,
Đảo ngữ)
-Nhóm 4.Phương tiện tu từ văn bản( gồm 9 phương tiện )
Nhóm 5 Phương tiện ngữ âm của phong cách học.( gồm 4 phương tiện )
Cụ thể 5 nhóm biện pháp tu từ Tiếng Việt là :
-Nhóm 1. Biện pháp tu từ từ vựng( gồm 4 biện pháp)
--Nhóm 2.Biện pháp tu từ ngữ nghĩa .( gồm 9 biện pháp trong đó có biện pháp so
sánh,biện pháp thế đồng nghĩa hay gọi tắt là phép thế. )
- Nhóm 3.Biện pháp tu từ cú pháp( gồm 7 biện pháp trong đó có Câu hỏi tu từ.)
-Nhóm 4.Biện pháp tu từ văn bản( gồm 3 biện pháp )
Nhóm 5 Biện pháp tu từ ngữ âm – văn tự.( gồm14 biện pháp )
( Thông tin chi tiết các bạn tìm đọc tài liệu “99 Phương tiện và Biện pháp tu từ
Tiếng Việt –Tác giả Đinh Trọng Lạc - Nhà xuất bản Giáo dục )

16


Như đã trình bày ở trên trong phạm vi nội dung bồi dưỡng chỉ tìm hiểu một số
BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học.

Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Phần lý thuyết
* Nghệ thuật so sánh
Khái niệm: so sánh( còn gọi:so sánh hình ảnh,so sánh tu từ,tu từ so sánh) là một
biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của
thực tế khách quan ,không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tương
đồng nào đó ,nhằm diễn đạt bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
VD : Mát mèo như hòn bi ve.
• Cần phân biệt tư từ so sánh với so sánh luận lí :
• So sánh luận lí trong đó cái được so sánh và cái để so sánh là các đối tượng
cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối
tượng cùng loại ..
VD : Mặt con tròn y như mặt bố nó.
Hoặc : a2 + b 2 = (a + b ) x ( a – b)
Ở chuyên đề này ta chỉ bàn đến tu từ so sánh.
Ở Tiểu học chỉ cần hiểu ngắn gọn như sau : so sánh( còn gọi:tu từ so sánh) là
một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu sự vật, sự việc này đối
sự vật sự việc khác có nét giống nhau ( nét tương đồng )để làm tăng sức gợi hình,
giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động hơn.
Các kiểu so sánh
Có 2 kiểu so sánh : So sánh cụ thể ; So sánh ngầm( So sánh chìm).
- So sánh cụ thể là đem sự vật này đối tượng này đối chiếu ví von với sự vật kia
đối tượng kia làm cho sự vật đó trình bày được cụ thể hơn ,có cảm xúc hơn . Kiểu
so sánh này thường có 2 vế , có các từ chỉ quan hệ nằm giữ 2 vế nhưng cũng có
khi không cần từ so sánh mà có dấu gạch ngang , dấu hai chấm.
VD : Côn Sơn suối cháy rì rầm

17



Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- Kiểu so sánh ngầm(So sánh chìm) là hình thức so sánh kín đáo,ý nhị .Sự so sánh
ấy làm cho sự sự việc diễn đạt trở nên sâu sắc người viết người đọc phải có sự liên
tưởng tốt người viết mới viết được và người đọc mới hiểu được .Nó kích thích sự
làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét
tương đồng của 2 đối tượng ở 2 vế từ đó nhận ra đặc điểm đối tượng miêu tả.
VD : Trẻ em như búp trên cành .
Sự suy nghĩ liên tưởng có thể diễn ra như sau :
Trẻ em tươi non như búp trên cành.
Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành.
Trẻ em chứa chan hi vọng như búp trên cành.
* Đều có ý nghĩa chung trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước rất cần được quan
tâm chăm sóc bảo vệ .
Một số cách so sánh chính:
Cách 1: So sánh cùng loại.
, So sánh người với người:
VD: - Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo.
Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.
- Thầy thuốc như mẹ hiền.
, So sánh vật với vật, hình ảnh với hình ảnh,âm thanh với âm thanh .
VD: - Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che ...ngày.
-Con chuồn chuồn đỏ chót trông như quả ớt chín.
VD
- Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.

18



Cách 2: So sánh khác loại.
So sánh vật với người.
VD. Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những
đầu sóng trắng.
, So sánh người với vật.
VD. - Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
- Mẹ già như chuối chín cây.
Cách 3: So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
VD. - Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
* ở lớp 3 chỉ nói chung là kiểu so sánh ngang bằng và kiểu so sánh hơn kém.
Sử dụng nghệ thuật so sánh trong nhiều phong cách khác nhau
Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm –cảm xúc,và do cấu tạo đơn giản
nên so sánh tu từ được dùng nhiều trong phong cách Tiếng Việt như phong cách
nói năng hàng ngày, phong cách chính luận, nhất là trong lời nói nghệ thuật .
Trong lời nói hàng ngày : có cách nói ví von rất ngắn gọn mà có hình ảnh, nội
dung rất thấm thía.Phải kể đến dân gian có cách vận dụng tu từ so sánh rất sáng
tạo trong ca dao, tục ngữ,thành ngữ.Đôi khi so sánh lại mang hàm ý trái ngược để
chê bai.
VD
- nhanh như chớp, nhanh như điện, nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như
gió thổi, nhanh như ngựa phi,sắc như dao cau, sắc như nước,dai như đỉa đói,

-

chậm như sên, chậm như rùa,..

- gầy như cá mắm, gầy như cò hương, gầy như ma đói, gầy như mèo hen,…

- nhăn như khỉ, béo như lợn, to như voi, hôi như cú, lẩn như chạch,nói như
khướu,…

19


- đẹp như tiên, hiền như bụt, hiền như đất, khỏe như trâu, thuốn lộn như rồng
rồng,…
- chạy như vịt, chạy như ma đuổi, …
- thẳng như rắn ngoi.( chê bai thẳng mà không thẳng)
- nặng như chì, nặng như đeo đá, nhẹ như bấc,nhẹ như bông, bạc như vôi, đen
như đổ chàm, đen như chó thui, vàng như nghệ,
- Ăn như rồng cuốn
- Nói như rồng leo
- Làm như mèo mửa.
- Bố chồng là lông chim phượng.
- Mẹ chồng là tượng mới tô.
- Con dâu là bồ đựng chửi.
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Chưa đánh được người mặt đỏ như vang
Đánh được người mặt vàng như nghệ.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trong phong cách chính luận: so sánh được sử dụng khá phổ biến nhằm tăng
cường sức mạnh bình luận.
VD
“Sự nghiệp của chúng ta giống như những rừng dương lên,đầy nhựa sống và ngày
càng lớn nhanh chóng.Đi sâu vào từng nhóm cây,từng cây chúng ta thấy có những
cây của chúng ta còn có bệnh cong queo,chưa phải tốt lắm,nhưng phải thấy những

cây ấy có sức vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lại
thành rừng.”

20


(Phạm Văn Đồng )
Mỗi người tốt,việc tốt là một bông hoa đẹp.Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp.
(Hồ Chí Minh)
Trong lời nói nghệ thuật: tu từ so sánh đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo
hình- diễn cảm của nó. Các tác giả luôn cố gắng phát hiện ra những nét giống
nhau,chính xác bất ngờ,điều mà người khác không để ý đến hoặc không nhận
thấy .Thế nên cũng là tiếng suối, tiếng hát nhưng:
Nguyễn Trãi viết “ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Hồ Chí Minh viết “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa.”
Trong bài “Tiếng gọi bên sống”Thế Lữ viết
“ Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền
Êm như hơi gió thoảng cung tiên.
Cao như thông vút,buồn như liễu
Nước lặng,mây ngừng,ta đứng yên.”
-Trong thơ ca so sánh tu từ kép thường được sử dụng để nêu lên một cách tri giác
mới mẻ,hoàn chỉnh.
VD
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Những từ thường được dùng so sánh:
Khi so sánh người ta thường dùng từ: như,là , như là, như thể, chẳng bằng, chưa

bằng,hơn, tựa, y như , y hệt, hơn, hơn là, tựa hồ, giống như, bao nhiêu, bấy
nhiêu.... Ngoài ra còn có so sánh bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang.so sánh sử
dụng chỗ ngắt giọng tạo ra hình ảnh đối chọi.

21


VD: Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào...
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Gái thương chồng/ đương đông buổi chợ
Trai thương vợ,nắng quái chiều hôm.
(Ca dao)
Người giai nhân :bến đợi dưới cây già
Tình du khách:thuyền qua không buộc chặt.
(Xuân Diệu)
*Cần chú ý trường hợp dùng từ “ như , là, như là”Nếu thay từ từ “là” bằng từ “
như ,như là” thì nội dung cơ bản không thay đổi chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa,
từ sắc thái khẳng định sang sắc thái giả định .
VD: Cô ấy là giáo viên .( Khẳng định )
Anh ấy như ( như là) giáo viên. ( Giả định)
Phân biệt tìm hiểu hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.
- Khi dạy học tu từ so sánh có dạng bài tập yêu cầu tìm hình ảnh so sánh và
sự vật so sánh thực tiễn còn có nhiều giáo viên và học sinh nhầm lẫn cho rằng đều
là tìm sự vật so sánh. Do vậy giáo viên cần tìm hiểu rõ tìm hình ảnh so sánh yêu
cầu rộng hơn tìm sự vật so sánh.
* Tìm hình ảnh so sánh là phải nêu đầy đủ hiện tượng so sánh trong câu

văn, câu thơ (đoạn) đã cho theo cấu trúc so sánh như sau:
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh là :
Sự vật được so sánh + phương diện so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh.

22


VD: Mắt chú mèo tròn xanh như hòn bi ve.
- Hình ảnh so sánh là mắt chú mèo như hòn bi ve.
Sự vật được so sánh là : mắt chú mèo
Sự vật để so sánh là : hòn bi ve
Phương diện so sánh là : hình dáng và màu sắc.
Từ so sánh là : như
* Tùy theo từng trường hợp mà có thể có hay không có phương diện so sánh hoặc
từ so sánh , nhưng trong hình ảnh so sánh tìm được không thể thiếu sự vật được so
sánh và sự vật để so sánh.
VD: Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Phương diện so sánh tự người đọc liên tưởng hiểu là hình dáng những lá dừa chĩa
từ tàu dừa như chiếc lược.
Bài tập:
Ở Tiểu học khi luyện tập về biện pháp tu từ so sánh thường có 2 nhóm bài.
* Nhóm bài: Nêu hình ảnh so sánh,sự vật được so sánh và sự vật để so sánh ,
phương diện so sánh.
VD : Nêu hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau ,Chỉ ra sự vật được so sánh
và sự vật để so sánh trong đó .
Đôi mắt tròn trong như hai giọt nước
Hai giọt nứơc không bao giờ khô được .
( Gà con liếp nhiếp)
* Nhóm bài : Vận dụng biện pháp tu từ so sánh.
VD: Từ những câu sau em hãy dùng biện pháp tu từ so sánh viết tiếp câu văn.


23


STT
1

Câu ban đầu
Cánh hoa hồng mịn màng.

Câu viết tiếp
- Cánh hoa khum khum như bàn tay xinh úp sát
vào nhau.

2
3

Thân cây hoa hồng nhỏ.

- Cánh hoa mịn màng như nhung.
Thân cây hoa hồng nhỏ chỉ bằng ngón tay cái của

Mắt gà con nho nhỏ.

em .
Mắt gà con nho nhỏ như hai giọt nước luôn long
lanh .

4


Mắt gà trống to.

5

Mèo mun có bộ lông mịn

6

lắm.
Đầu mèo mun không to lắm.

7

Cún con có đôi tai thật xinh.

8

Thỏ hồng có đôi mắt tròn
xoe.

9

Đêm rằm trăng tròn.

10

Bà em hiền.

Kết luận về nghệ thuật so sánh: Trong văn miêu tả người ta hay so sánh .So
sánh thì vô cùng : Cậu ấy mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già . Đấy là so

sánh người với người. Có khi so sánh người với con vật: Trông anh ta như một

24


con gấu. Có khi lại so sánh người với cây, với hoa: Nàng ta yểu điệu như liếu bên
hồ.Có trường hợp người viết lấy cái nhỏ so sánh với cái to: Con rệp to kềnh như
một chiếc xe tăng. Có người làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín;
Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung. ( Theo Phạm Hổ)
Hiểu ngắn gọn như sau:
-Tu từ so sánh là cách ví von đầy nghệ thuật. So sánh làm tăng thêm giá trị
của đối tượng chính được nói đến.
- Tu từ So sánh là đối chiếu một đối tượng này với một đối tượng khác hoặc
nhiều đối tượng khác khác loại tìm dấu hiệu chung hoặc nét tương đồng nào đó
với nhau để tạo mối liên hệ giữa đối tượng này với đối tượng kia hoặc với nhiều
đối tượng khác.
- Đối tượng so sánh có thể là các sự vật hiên tượng làm cho đối tượng hiện
lên cụ thể hơn sinh động hơn.
- So sánh để đặt đối tượng tương quan mối quan hệ với các sự vật hiện
tượng xung quanh.
- So sánh để mỗi chúng ta có cái nhìn rộng hơn ra thế giới xung quanh.
- Tu từ so sánh là một nghệ thuật, nghệ thuật làm đep tinh tế bằng các hình
tượng ngôn từ.So sánh làm cho đối tượng đẹp hơn, đặc biệt hơn,câu văn câu thơ
hay hơn, ý tứ hơn sâu sắc hơn.
- Tu từ so sánh luôn đựoc sáng tạo. làm thay đổi mới tạo bất ngờ cho người
đọc, người nghe.
*.Nghệ thuật nhân hóa :
Khái niệm: Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ,trong đó người ta lấy những từ
ngữ biểu thị thuộc tính,dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính ,dấu hiệu của
đối tượng không phải của con người ,nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở

nên gần gũi dễ hiểu hơn,đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo
tâm tư thái độ của mình.

25


×