Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tái sinh giống giảo cổ lam bằng phương pháp in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 54 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HOÀ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN
KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA GIỐNG GIẢO CỔ LAM
(Gynostemma pentaphyllum ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VITRO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Khoa

: CNSH - CNTP

Khoá học

: 2010 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014




2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HOÀ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN
KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA GIỐNG GIẢO CỔ LAM
(Gynostemma pentaphyllum ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VITRO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Khoa

: CNSH - CNTP

Khoá học

: 2010 – 2014


Giảng viên hướng dẫn: 1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình
2. ThS. Dương Hữu Lộc
Thời gian thực hiện

: Từ 12/2013 đến 05/2014

Thái Nguyên, năm 2014


3

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm trong thời gian thực tập tốt
nghiệp em đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến
khả năng tái sinh giống Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum ) bằng
phương pháp in vitro”
Sau 6 tháng thực tập tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô Khoa Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đến nay em đã hoàn thành xong đề tài
của mình. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo trong
bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Ngô Xuân
Bình và Ths. Dương Hữu Lộc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời
gian thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp và hướng
dẫn quý báu của Ks. Lã Văn Hiền trong quá trình thực hiện và hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã hết

lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hòa


4
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
AND

: Acid deoxyribonucleic

B1

: Thiamin

B3

: Nicotinic acid

B5

: Gamborg’s


B6

: Pyridoxine

BA

: 6-Benzylaminopurine

Cs

: Cộng sự

Ct

: Công thức

CV

: Coefficient of Variation

Đ/C

: Đối chứng

GA3

: Gibberellic Acid

IBA


: β - Indol axetic acid

Kinetin

: 6-Furfurylaminopurine

LSD

: Least Significant Difference Test

MS

: Murashige and Skoog’s

NAA

: α - Naphlene axetic acid

TN

: Thí nghiệm

MS

: Murashige & Skoog (1962)


5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Kết quả ảnh hưởng của hóa chất và thời gian khử trùng đến hiệu quả vô
trùng vật liệu nuôi cấy (sau 7 ngày nuôi cấy) .................................................. 25
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hưởng của BA đến cảm ứng chồi Giảo cổ lam sau (10 ngày
nuôi cấy) ........................................................................................................... 27
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với NAA để nhân nhanh
chồi (sau 30 ngày nuôi cấy) .............................................................................. 29
Bảng 4.4 Kết quả ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến kéo dài chồi Giảo cổ lam sau
(20 ngày nuôi cấy) ............................................................................................ 31
Bảng 4.5. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của Giảo cổ lam
(sau 15 ngày nuôi cấy)...................................................................................... 33


6

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Cây và quả giảo cổ lam ................................................................................ 4
Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của Flavononit và Saponin .............................................. 6
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến khả năng tạo vật
liệu vô trùng (sau 7 ngày nuôi cấy) .................................................................. 26
Hình 4.2.Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ BA đến cảm ứng chồi Giảo cổ
lam ( sau 10 ngày nuôi cấy )............................................................................. 28
Hình 4.3. Kết quả cảm ứng chồi giảo cổ lam trên môi trường nuôi cấy bổ sung BA
sau (10 ngày nuôi cấy)...................................................................................... 28
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với NAA đến khả
năng nhân nhanh (sau 30 ngày nuôi cấy) ......................................................... 30
Hình 4.5. Kết quả nhân nhanh chồi Giảo cổ lam trên môi trường BA kết hợp NAA
(sau 30 ngày nuôi cấy)...................................................................................... 31

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện kết quả ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo
dài chồi Giảo cổ lam (sau 20 ngày nuôi cấy) ................................................... 32
Hình 4.7. Kết quả kéo dài chồi trên môi trường bổ sung GA3 sau (20 ngày nuôi cấy)
.......................................................................................................................... 32
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của Giảo
cổ lam (sau 15 ngày nuôi cấy) .......................................................................... 33
Hình 4.9. Kết quả tạo rễ trên môi trường bổ sung IBA (sau 15 ngày nuôi cấy) ....... 34


7

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về Giảo cổ lam ......................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại..................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây giảo cổ lam ...................................................... 4
2.1.3. Giá trị của cây giảo cổ lam................................................................................ 5
2.1.4. Vị trí của giảo cổ lam trong hệ thống cây dược liệu ......................................... 5
2.2. Nghiên cứu về giá trị y học của giảo cổ lam ........................................................ 6
2.2.1. Thành phần hóa học và tác dụng ....................................................................... 6
2.2.2. Các nghiên cứu tác dụng tới sinh lý sức khỏe của Giảo cổ lam ....................... 9
2.3. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống thực vật .................. 10
2.3.1. Tính toàn năng của tế bào ............................................................................... 10

2.3.2. Tính phân hóa và phản phân hóa của tế bào ................................................... 10
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật ................ 11
2.4.1. Vật liệu nuôi cấy ............................................................................................. 11
2.4.2. Điều kiện nuôi cấy .......................................................................................... 11
2.4.3. Môi trường dinh dưỡng ................................................................................... 11
2.5. Phương pháp nhân giống thực vật...................................................................... 12
2.5.1 Phương pháp nhân giống truyền thống ............................................................ 12
2.5.2. Phương pháp hiện đại ...................................................................................... 13
2.6. Tình hình sản suất và sử dụng dược liệu trên thế giới và Việt Nam .................. 14


8

2.6.1. Tình hình sản suất và sử dụng dược liệu trên thế giới .................................... 14
2.6.2. Tình hình sản suất và sử dụng dược liệu ở Việt Nam ..................................... 15
2.7. Nghiên cứu nhân giống giảo cổ lam bằng nuôi cấy mô tế bào .......................... 16
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 18
3.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu ............................................................ 18
3.1.1. Vật liệu ............................................................................................................ 18
3.1.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng ............................................................................ 18
3.2. Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................... 18
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 19
3.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
3.6. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và chỉ tiêu đánh giá .................................. 23
3.6.1. Thu thập số liệu ............................................................................................... 23
3.6.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 23
3.6.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25
4.1. Kết quả ảnh hưởng của hóa chất và thời gian khử trùng đến hiệu quả vô trùng

vật liệu nuôi cấy ........................................................................................................ 25
4.2. Kết quả ảnh hưởng của BA đến cảm ứng chồi Giảo cổ lam .............................. 27
4.3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với NAA đến khả năng nhân
nhanh giống Giảo cổ lam .......................................................................................... 29
4.4. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi ..................... 31
4.5. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của Giảo cổ lam ................ 33
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 35
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 35
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 36


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Giảo cổ lam có danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ
Bầu bí (Cucurbitaceae), cây được phân bố ở các khu vực có độ cao 200 - 2000m
trong các khu rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước
châu Á. Ở nước ta Giảo cổ lam được tìm thấy tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Tuyên Quang và một số địa phương khác [26].
Giảo cổ lam là loại thảo dược có những đặc tính quý, trong cây chứa các
hợp chất thuộc nhóm flavonoid và nhóm saponin có tác dụng điều hòa huyết áp,
tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm hàm lượng colesterol, và nâng cao khả
năng chịu đựng của cơ thể [24]. Vì vậy Giảo cổ lam đã được sử dụng làm rau ăn
hay chế biến thành các sản phẩm như trà...có tác dụng trong bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho con người.
Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao Giảo cổ lam đã bị khai thác một cách qua
mức làm giảm số lượng loài, nguồn gen trong tự nhiên. Theo sách đỏ Việt Nam

Giảo cổ lam đã được xếp trong thang bậc phân hạng IUCN 1994 sách đỏ VN: EN
A1a,c,d [24]. Nhưng việc nhân giống Giảo cổ lam trong tự nhiên còn có nhiều hạn
chế: hệ số nhân chưa cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ... do đó việc tìm ra
phương pháp nhân giống có hiệu quả đã và đang được nhiều nhà khoa học tiến hành
nghiên cứu (Trần Đức Thiện và cs, 2010) [24], Anchalee Jala và cs, 2012 [28]. Một
trong những phương pháp được lựa chọn hiện nay là phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số yếu tố đến khả năng tái sinh giống Giảo cổ lam (Gynostemma
pentaphyllum ) bằng phương pháp in vitro”


2

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tái sinh cây giảo cổ lam
1.3. Yêu cầu của đề tài
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh:
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của thời gian chất khử trùng NaClO 1%,
HgCl2 0,1% đến khả năng tái sinh.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của nông độ BA đến cảm ứng chồi.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với NAA đến khả năng
nhân nhanh chồi.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong khoa học
+ Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và nghiên cứu
khoa học.
+ Biết được phương pháp nghiên cứu vấn đề khoa học, xử lý, phân tích số
liệu, biết cách trình bày một bài báo khoa học.

- Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nuối cấy, làm tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp theo.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về giảo cổ lam
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) có nguồn gốc từ các vùng núi của
miền nam Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á [5]. Gynostemma pentaphyllum
phân bố ở độ cao từ 300 – 3000 m so với mực nước biển ở các vùng đồng bằng,
sườn dốc và tán cây trên núi Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Việt Nam [4]. Tại Việt Nam cây mọc trong rừng, rừng thưa ở nhiều nơi như Lào
Cai, Lặng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, Bắc Kạn [8]
Giảo cổ lam là một cây leo sống nhiều năm thuộc chi Gynostemma, họ
Cucurbitaceae [15]. Theo các tài liệu phân lợi thực vật chuẩn như “Thực vật chí
Đông Dương” và các tác phẩm “ Cây cỏ Việt Nam” của Viện Khoa học Việt Nam
công bố cây giảo cổ lam thuộc chi Gynostemma, nằm trong họ bầu bí Cucurbitaceae. Vị trí của giảo cổ lam trong hệ thống phân loại học như sau:
Ngành Ngọc lan: Magnolopsida
Phân lớp Sổ: Dillieniiae
Liên bộ Hoa tím: Violanae
Bộ bầu bí: Cucurbitales
Chi: Gynostemma
Loài: Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino
- Loài Giảo cổ lam 3 lá: Gynostemma laxum (Wall.) Cogn.
- Loài Giảo cổ lam 5 lá: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 7 lá: Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu.

- Loài Giảo cổ lam 9 lá: Gynostemma sp.


4

2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây giảo cổ lam
2.1.2.1 Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma
Cây thân thảo, mảnh, thân leo, sống lâu năm. Lá kép, ít lá đơn, lá khía răng
cưa. Tua cuốn chẻ đôi khi có tua cuốn đơn. Cụm hoa khác gốc, dạng chùy mảnh,
dài nhất là đối với hoa đực. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc lục nhạt, cuống hoa có đốt.
Đài hoa hình bánh xe, chia 5 thùy, ngắn. Tràng hình bánh xe, hơi hàn liền phần gốc
tráng, có đầu nhọn. Nhị 5 ở phần gốc chỉ nhị hàn liền thành cột. Bao phấn 1 ô,
nhưng nhìn có vẻ như 2 ô. Nhụy bầu hình cầu nhỏ, 2 - 3 ngăn, 2 - 3 vòi nhụy với
vòi nhụy chia 2 - 3 đầu nhọn. Quả hình câu lớn hạt đậu, không mở, 2 - 3 hạt hình
trứng hơi dẹp 2 bên hoặc có 3 góc. Hạt sùi [8]
2.1.2.2 Đặc điểm thực vật học của loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
Cây thảo mọc leo yếu, không lông vòi đơn. Lá kép có cuống dài 3 - 4 cm,
phiến do 5 - 7 lá chét với mép có răng cưa dài 3 - 9 cm, công 1,5 - 3 cm. Hoa dạng
chùy thòng. Hoa nhỏ, hình sao, ống bao phấn rất ngắn, cánh hoa rời nhau cao 2,5
mm, nhị 5, bao phấn dính thành đía, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô, tròn, đường kính 5
- 9 mm, màu đen, hạt 2 - 3 treo, to 4 mm.
Hoa tháng 7 - 8. Quả tháng 9 - 10 [8].

a

b
Hình 2.1. Cây và quả giảo cổ lam


5


2.1.3. Giá trị của cây giảo cổ lam
Việc sử dụng giảo cổ lam đã có một lịch sử khoảng 500 năm, với hầu hết những
tài liệu từ Trung Quốc. Cuốn sách Thuốc dùng cho nạn đói xuất bản vào thời nhà Minh
(1368 - 1644) đã hướng dẫn sử dụng giảo cổ lam như một loại rau [17]. Thầy thuốc nổi
tiếng Lý Thời Trân (1578) sau này đã sử dụng giảo cổ lam chữa bênh tiểu ra máu, phù
và sưng đau họng, nóng và phù nề cổ, chữa các khối u và làm lành vết thương [17].
Theo Thuốc cổ truyền Trung Quốc cơ bản, giảo cổ lam có vị đắng, tính ôn
trung, bổ âm và trợ dương và là thuốc dùng tăng sức đề kháng với vi khuẩn và các
tác nhân gây viêm [15]. Giảo cổ lam được dùng trong các bệnh tăng lipid máu, đánh
trống ngực, chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai, chứng tự ra mồ hôi, cơ thể suy nhược,
các chứng bệnh tâm tỳ khí kém, đàm huyết ứ trệ [16]. Do đó giảo cổ lam đã được
đưa vào hầu hết các từ điển thảo dược Trung Quốc dùng để giải độc, làm thuốc ho,
chứa trống ngực, các triệu chứng mệt mỏi, viêm phế quản cấp và mãn tính [16].
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [10] và Võ Văn Chi (2013) [15] giảo cổ lam
có vị đắng tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chữa ho và long đờm.
Theo tài liệu Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư, dược liệu giảo cổ lam có tác
dụng hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, tăng cường sức khỏe, chống não suy, kháng
ung thư. Trị ung thư, viêm dạ dày ruột, cao huyết áp, lipid máu cao, bệnh mạch
vành, bệnh béo phì, trúng gió, sỏi mật, loét dạ dày, tiểu đường [13].
2.1.4. Vị trí của giảo cổ lam trong hệ thống cây dược liệu
Trong sách đỏ Việt Nam 2007, giảo cổ lam với tên Việt Nam chính là Dần
toòng, tên khoa học Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino 1902. Do bị khai
thác quá mức lấy nguyên liệu làm thuốc, giảo cổ lam đã được xếp trong thang bậc
phân hạng IUCN 1994 sách đỏ VN: EN A1a,c [24].


6

2.2. Nghiên cứu về giá trị y học của giảo cổ lam

2.2.1. Thành phần hóa học và tác dụng
2.2.1.1 Thành phần hóa học
Bằng phương pháp đo phổ xạ tia X đã xác định trong cây có 15 nguyên tố vô
cơ: Al, Si, Mg, Ca, K, Mn, Na, Fe, Ba, Ti, Cu, Cr, Pb, Ag. Trong đó nguyên tố có
hàm lượng cao nhất là Si (0,1%) và thấp nhất là Ag (0,0001%) [11], [12].
Bằng phản ứng hóa học đã xác định trong cây có chứa saponin, flavononid,
acid amin, acid hữu cơ, sterol.
Theo Võ Văn Chi [10] thành phần hóa học của giảo cổ lam có saponin,
flavononid và các loại đường.
Cấu trúc hóa học:
Flavononid

Saponin

Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của Flavononit và Saponin
2.2.1.2 Tác dụng và công dụng của giảo cổ lam
- Tác dụng dược lý
Các đặc tính dược lý của giảo cổ lam hầu hết đều thuộc về saponin, thành
phần này đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu dược học tại
Trung Quốc [11]. Tính chất đa tác dụng của loài cây này đã được đặt tên là cất
trường sinh - “the immortality herb” [17]


7

- Tác dụng đến chuyển hóa lipit và đường huyết
Tác dụng của giảo cổ lam đến chuyển hóa lipid đã được nghiên cứu rộng rãi.
Tác dụng hạ lipid đã được nghiên cứu khi dùng nước sắc của giảo cổ lam cùng với
hai loại dược liệu khác. Hỗn hợp này làm giảm đáng kể nồng độ triglycerid và
cholesterol trong huyết tương thỏ và chim cút [33].

Tác dụng trên đường huyết: Phân đoạn saponin của giảo cổ lam (liều
1mg/kg) đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu khi điều trị trong 2 tuần
chuột cống đã được kích thích tăng đường huyêt bằng Streptozocin ( STZ) [33].
Người ta tìm ra phanosid (một saponin dammaran) từ giảo cổ lam kích thích
giải phóng insunin từ tụy chuột cống cô lập. Cho chuột cống uống phanosid (liều 40
và 80mg/ml) đã cải thiện được sự dung nạp đường và năng lượng insulin trong
huyết thanh trong bệnh cảnh tăng đường huyết [30].
Với dịch chiết gypenosid (100 và 200 mg/kg) dùng qua đường uống trong 2
tháng đã ngăn chặn được bệnh tăng đường huyết ở chuột cống lão hóa và cải thiện
được khả năng dung nạp đường ở chuột cống lão hóa nuôi bằng glucose (2g/kg) [30].
Trong một số nghiên cứu gần đâu, gypenosid (250mg/kg) làm giảm sự tăng
kích thích tăng glucose ngoại sinh trên chuột béo phì đái đường Zucker do cải thiện
được sự nhạy cảm của receptor insulin [30].
- Tác dụng đến tim mạch
Giảo cổ lam có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch [69]. Trong
nghiên cứu do Circosta và cộng sự năm 2005 dịch chiết nước của giảo cổ lam (2,5
;5 và 10mg/kg tiêm tĩnh mạch) có thể bảo vệ được lợn với chúng loạn nhịp tim [29].
Gypenosid toàn phần (100mg/kg) tiêm phúc mạc thỏ giảm phạm vi nhồi máu
cơ tim gây bởi sự co thắt mạch vành. Trên chuột cống, liều tương tự làm giảm
lượng propandial trong co thắt mạch cơ tim và bảo vệ men superoxide dismutase và
phosphocreatine kinase cơ tim. Trong cơ tim chuột cô lập, gypenosid (50, 100 và
200 µg/ml) cho thấy tác dụng bảo vệ cơ tim bằng cách hạn chế thiệt hại do sự thiếu
glucose và oxygen đồng thời cũng ức chế việc giải phóng men creatine
phosphatkinase và lactate dehydrogenase (LDH) [16].


8

Gypenosid toàn phần (liều 5 và 10mg/kg tiêm tĩnh mạch) làm tăng cường sự
lưu thông mạch vành trên chó đã gây tê. Do làm giảm áp lực máu, nhịp tim, điện

tim, độ bền mạch ngoại vi, động mạch não và động mạch vành [30]. Với liều
gypenosid toàn phần tiêm tĩnh mạch cóc đã hạn chế sự giảm sóng T trên ECG sau
khi kích thích tuyến yên. Liều gypenosid toàn phần (25mg/kg tiêm phúc mạc) làm
giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim (thời gian thiếu máu cục bộ 24 giờ) trong co thắt
mạch vành ở chuột cống và gây giảm rõ rệt protein kinase (CPK) huyết tương và
lactate dehydrogenase (thời gian thiếu máu là 6 và 10 giờ) [14]. Thuốc vi hạt chứa
saponin của giảo cổ lam dùng cho bệnh tim mạch hay bệnh trên mạch máu não
được sáng chế và đưa vào sử dụng [30].
- Tác dụng đến hệ thần kinh trung ương
Gypenosid toàn phần (50 mg/kg) tiêm tĩnh mạch có tác dụng bảo vệ não khi
bị thiếu máu do thắt hai động mạch cảnh. Thí nghiệm thiếu máu não sau 60 phút,
kết quả điện não đồ cho thấy cải thiện rõ rệt với thỏ không dùng thuốc. Các hoạt
tính của men protein kinase và lactate dehydrogenase cũng thấy giảm trong tĩnh
mạch não vả cải thiện được mức độ thay đổi hình thái trong phần não bị thiếu máu
cục bộ [31].
Cao giảo cổ lam (450 mg/kg) có tác động ức chế những hoạt động tự phát
của chuột nhắt khi quan sát tác dụng giảm đâu của chuột khi đang ở trên tấm kính
kim loại nóng [16].
Giảo cổ lam làm hạn chế sự loạn trí nhớ gây bởi anisodine ( sử dụng test
platformjumpig) cải thiện rõ rệt chấn thương AND và RNA trong vỏ não thuộc
vùng cá ngựa ở chứng tâm thần phân liệt trên chuột cống [31]. Với liều 40mg/kg
gypenosid chống lại sự thiếu máu cụ bộ phá hủy cấu trúc cá ngựa ở chuột cống do
hạn chế sự phá hủy neuron thần kinh, làm giảm hoạt tính men superoxide
dismutase, men ATPase, lượng malondialhehyd và làm hạn chế sự thay đổi siêu cấu
trúc trong vùng cá ngựa [16]. Với não chuột cống bị tổn thương do thiếu máu
gypenosid liều 100mg/kg hạn chế rõ rệt sự phá hủy AND và ARN [16].
- Tác động đến chức năng miễn dịch và chống khối u
Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế
bào bằng hóa chất cyclophosphamid. Với liều gypenosid toàn phần (400mg/kg) đưa



9

vào dại dày chống lại sự gây giảm nồng độ kháng thể cyclophosphamid. Gypenosid
cũng hạn chế sự teo các tổ chức miễn dịch gậy ra do cyclophosphamid [31].
Tỷ lệ ức chế khối u từ 20 - 80%, phòng ngừa u hóa tế bào bình thường. Tác
dụng của gypenosid ức chế hoạt tính N-acetyltransferase (NAT), hình thành AFAND và sự biểu hiện gen NAT trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung đã được kiểm
chứng [32]. Đã chứng minh được gypennosid hạn chế NAT hoạt động, hạn chế sự
biểu hiện mARN của mARN của NAT trong bào tương. Giảo cổ lam cũng hỗ trợ cơ
thể, giúp cơ thể chống lại và ức chế tế bào ung thư phổi ở người [32]. Gypenosid ức
chế sự phát triển dòng tế bào ung thư gan (Hep3B and HA22T) [16].
2.2.2. Các nghiên cứu tác dụng tới sinh lý sức khỏe của Giảo cổ lam
2.2.2.1 Các kết quả nghiên cứu trong nước
Do phát hiện nhiều hợp chất mới có hoạt tính sinh dược cao có trong giảo cổ
lam nên nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu. Các công trình
nghiên cứu hóa học của tác giả Viện Dược liệu Phạm Thanh Kỳ và cộng sự (2002)
[18] đã chứng minh dịch chiết từ dược liệu Giảo Cổ Lam có nhóm hợp chất saponin
phong phú tương tự như saponin của nhân sâm (panax ginseng) và một lượng
flavonoid. Các tác giả khác Nguyễn Tiến Dẫn (1999)[11] và Ngô Quốc Luật (2008)
[20] còn chứng minh được hàm lượng saponin và flavonoid dao động từ 0,01 đến
0,36%.
2.2.2.2 Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu phát hiện ra tác dụng dược lý của giảo cổ lam được thực hiện
nhiều ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia. Có thể liệt kê một số nghiên cứu:
- GS. Tan H, Liu Z.L, Liu MJ chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm
sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông
máu lên não [9].
- Lin, J.M, và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan,
chứng cao huyết áp và chống ung thư …[9]



10

2.3. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống thực vật
2.3.1. Tính toàn năng của tế bào
Năm 1902, lần đầu tiên nhà thực vật học người Đức Haberlandt đã đưa ra
quan niệm: “Mỗi tế bào bất kì (đã biệt hóa) lấy từ cơ thể thực vật đều có khả năng
tiềm tàng để có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh”. Theo quan niệm của
sinh học hiện đại thì: “Tất cả mọi tế bào của một cơ thể đều chứa bộ gene y hệt
nhau, do đó tất cả các tế bào của một cơ thể có tiềm năng tổng hợp những kiểu protein
- enzym giống hệt nhau và nếu được nuôi trong môi trường thích hợp đều có thể phát
triển thành cây nguyên vẹn đặc trưng cho loài cụ thể và ra hoa, kết trái bình thường.
Khả năng đó của tế bào được gọi là tính toàn năng của tế bào thực vật” [22].
Tính toàn năng của tế bào chính mà Haberlandt đã đưa chính là cơ sở lí luận
của nuôi cấy mô tế bào thực vật. Cho đến nay, con người đã hoàn toàn chứng minh
được khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ [22].
Tính toàn năng của tế bào nuôi cấy mô biểu hiện qua 3 giai đoạn: Tế bào
phản phân hóa với sự phát sinh tế bào khả biến, sự định hướng phân hóa tế bào và
sự phát sinh hình thái, phát triển cơ quan.
2.3.2. Tính phân hóa và phản phân hóa của tế bào
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Thạch: Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh
thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại tế
bào đó đều bắt nguồn từ một tế bào đầu tiên (tế bào hợp tử). Ở giai đoạn đầu, tế bào hợp tử
tiếp tục phân chia hình thành nhiều tế bào phôi sinh chưa mang chức năng riêng biệt
(chuyên hóa).
Sau đó từ các tế bào phôi sinh này chúng tiếp tục được biến đổi thành các tế
bào chuyên hóa đặc hiệu cho các mô, cơ quan khác nhau của cơ thế
Tế bào phôi sinh -> Tế bào dãn -> Tế bào phân hóa có chức năng riêng biệt.
Tuy nhiên, khi tế bào đã phân hóa thành các tế bào có chức năng chuyên hóa,
chúng không hoàn toàn mất khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần

thiết, ở điều kiện thích hợp, chúng lại có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và phân


11

chia mạnh mẽ cho ra các tế bào mới có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Quá
trình này gọi là quá trình phản phân hóa tế bào, ngược lại với phân hóa tế bào.
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.4.1. Vật liệu nuôi cấy
Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho quá trình nhân giống in
vitro. Do đó, việc lựa chọn vật liệu nuôi cấy thích hợp là cần thiết. Đối với cây giảo
cổ lam, vật liệu khởi đầu cho nhân giống vô tính in vitro đoạn thân non chứa mắt
ngủ. Các vật liệu này cần được đảm bảo vô trùng trước khi tiến hành nuôi cấy in
vitro. Phương pháp vô trùng vật liệu thông dụng nhất hiện nay là sử dụng các chất
hóa học. Đối với các thí nghiệm nuôi cấy giảo cổ lam in vitro, tôi sử dụng đoạn thân
non chứa mắt ngủ đã qua khử trùng bằng cồn 70% và HgCl2 0,1%, NaClO 1,0% để
phục vụ cho việc nhân giống in vitro.
2.4.2. Điều kiện nuôi cấy
Điều kiện nuôi cấy ảnh hưởng đến sự phát sinh hình thái của tế bào và mô
trong quá trình nuôi cấy in vitro. Trong đó, ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm là ba điều
kiện có vai trò quan trọng nhất. Hiện nay, trong các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô
người ta thường bố trí thời gian chiếu sáng thích hợp từ 12-18 giờ/ngày, cường độ
ánh sáng từ 2000-2500 lux, nhiệt độ từ 250C-270C, ẩm độ từ 70-75% để tạo điều
kiện thích hợp cho mô nuôi cấy phát triển [22].
2.4.3. Môi trường dinh dưỡng
Môi trường dinh dưỡng là điều kiện cần thiết và là yếu tố quyết định đến quá
trình phân hóa và phản phân hóa của tế bào. Hầu hết các môi trường dinh dưỡng sử
dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật bao gồm các thành phần chính sau:
- Nguồn cacbon: là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sinh trưởng và phát
triển của mô nuôi cấy, được bổ sung vào môi trường dưới dạng đường đã hòa tan. Hiện

nay, trong nuôi cấy in vitro người ta thường sử dụng đường saccarose, một số trường
hợp có thể sử dụng glucose và fructose thay thế [22].
- Muối khoáng đa lượng, vi lượng: các nguyên tố khoáng đa lượng là một
trong những thành phần thiết yếu cần cho việc cung cấp nguyên liệu để tế bào, mô
thực vật xây dựng nên thành phần cấu trúc của mình. Đặc biệt, nó có vai trò quan


12

trọng tham gia vào thành phần axit nucleic, axit amin, tham gia cấu tạo màng tế
bào,....[22]. Bên cạnh khoáng đa lượng, khoáng vi lượng có vai trò kích thích sự hoạt
động của nhiều enzyme và xúc tác cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào.
- Các vitamin: Trong quá trình nuôi cấy in vitro, các vitamin cần được sung vào
môi trường với nồng độ thích hợp. Đặc biệt là các vitamin nhóm B như: B1, B2, B3, B5,
B6. Trong đó, B1 được xem là vitamin quan trọng nhất cho sự phát triển của thực vật [22].
- Các chất điều hòa sinh trưởng: Trong môi trường nuôi cấy mô tế bào thực
vật, các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò kích thích sự phát triển của mô nuôi cấy
theo ý muốn. Đối với các thí nghiệm nghiên cứu trên đối tượng cây giảo cổ lam tôi
sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng sau: BA (6-Benzylaminnopurine), GA3
(gibberellic acid), IBA (β - Indol butyric acid), NAA (α -Napthalene acetic acid) để
điều khiển sự phát sinh hình thái và tái sinh cây giảo cổ lam hoàn chỉnh.
- Agar: Đây cũng là một trong những thành phần có vai trò cung cấp dinh
dưỡng cho mô nuôi cấy. Đặc biệt, trong nuôi cấy tĩnh agar có tác dụng làm rắn hóa môi
trường nuôi cấy. Nồng độ agar thường dùng cho nuôi cấy mô tế bào thực vật là từ 0,40,8% [22].
- pH: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất rõ đến khả năng duy trì trao đổi các
chất trong tế bào. Thông thường trong môi trường nuôi cấy pH thích hợp nhất là 5,65,8 [22].
2.5. Phương pháp nhân giống thực vật
2.5.1 Phương pháp nhân giống truyền thống
2.5.1.1 Nhân giống bằng hạt
Nguyên lý dựa trên quá trình tạo cây con từ hạt, hạt được hình thành do sự

thụ tinh của tế bào hạt phấn và tế bào noãn, cây mới mọc mang đặc tính của cả bố
và mẹ hoặc nghiêng hẳn về bố hoặc mẹ.
Chất lượng hạt giống: Thu hoạch để lấy hạt giống tốt nhất vào thời điểm quả
đã chuyển sang màu xanh đen. Khối lượng 1000 hạt khô đạt 6,3 g, với độ ẩm hạt là
10,97% [19].


13

2.5.1.2 Nhân giống bằng cách giâm cành
Phương pháp này dựa trên khả năng hình thành rễ phụ (rễ bất định) của các
đoạn cành đã cắt rời khỏi thân mẹ (hoặc các đoạn rễ).
Nguyên tắc chung là chọn những cành lưng chừng tán, ngoài bìa tán và
những cành ở cấp cành cao (những cành không mang hoa, quả và những cành ổn
định sinh trưởng chưa lâu) [23].
Thời gian sinh trưởng của giảo cổ lam là 160 ngày, trong đó thời gian ra rễ,
mầm và nhánh là khoảng 30 - 39 ngày. Sử dụng cành hom bánh tẻ để nhân giống cây
con là tốt nhất, cũng có thể tận dụng cả hom già, chỉ cần để lại hom 3 - 4 mắt là hợp lý
và đỡ tốn nguyên liệu. Thời gian phù hợp để tiến hành giâm hom là từ tháng 2 đến
tháng 4.
Nếu áp dụng phương pháp vô tính (giâm cành hom) để nhân giống cây con,
nhanh có hiệu quả, tuy nhiên nếu vận chuyển đi xa để phát triển vùng trồng thì bất
tiện hơn so với hạt đi gieo [19].
2.5.2. Phương pháp hiện đại
Thông thường Gynostemma pentaphyllum có thể được nhân giống bằng gieo
trồng bằng hạt, giâm hom hai phương pháp này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên …do
đó việc tiềm ra phương pháp nhân giống có hiệu quả đã và đang được nhiều nhà khoa
học tiến hành nghiên cứu (Trần Đức Thiện và cs, 2010; Anchalee Jala và cs, 2012)
[24], [28]. Một trong những phương pháp được lựa chọn hiện nay là phương pháp
nuôi cấy mô tế bào. Việc nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro mở ra một hướng

mới cho việc nhân, giữ giống cây Giảo cổ lam.
- Ưu điểm của nhân giống vô tính in vitro:
+ Phương pháp nhân giống in vitro có khả năng hình thành được số lượng
lớn cây giống trong thời gian ngắn từ một mô, cơ quan của cây với một kích thước
nhỏ khoảng 0,1-10mm.
+ Hoàn toàn tiến hành trong môi trường vô trùng nên cây giống tạo được sẽ
không bị nhiễm bệnh, sử dụng vật liệu sạch virus và có khả năng nhân nhanh giống
sạch bệnh virus.


14

+ Hoàn toàn chủ động điều chỉnh các tác nhân, điều chỉnh khả năng tái sinh
của cây.
- Tuy nhiên, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cũng có hạn chế như:
+ Mặc dù có hệ số nhân giống lớn nhưng cây giống tạo ra có kích thước nhỏ
và đôi khi xuất hiện dạng cây không mong muốn.
+ Cây nhân giống in vitro được cung cấp nguồn hydrocacbon nhân tạo nên
khả năng tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ kém. Đồng thời, cây giống in vitro được
nuôi dưỡng trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa nên độ ẩm không khí thường bão
hòa. Do đó, khi trồng ra điều kiện tự nhiên cây thường bị mất cân bằng nước, gây
hiện tượng cây bị héo và chết [23]. Vì vậy, trước khi chuyển cây từ điều kiện in
vitro ra điều kiện tự nhiên cần phải trải qua giai đoạn huấn luyện để cây quen dần
với điều kiện bên ngoài có độ ẩm không khí thấp và ánh sáng mạnh.
2.6. Tình hình sản suất và sử dụng dược liệu trên thế giới và Việt Nam
2.6.1. Tình hình sản suất và sử dụng dược liệu trên thế giới
Cây thuốc được sử dụng ở các nước trên thế giới từ rất lâu đời, cây thuốc là
nguồn dược liệu để chế ra các loại thuốc mà các loại thuốc này chiếm 30% tổng giá
trị thuốc trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu là rất lớn.
Trong những năm gần đây thị trường thế giới về dược liệu diễn ra rất sôi động.

Theo Tewari nghiên cứu về cây thuốc từ thảo mộc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất
phụ gia dược phẩm và mỹ phẩm ngày càng tăng. Thị trường chiếm 60 tỷ USD/năm
và tăng với tỷ lệ 7% riêng với thị trường thuốc thảo mộc đạt 20,3 tỷ USD, trên thực
tế năm 2003 tăng gần 10% so với năm 2000 [6], [7].
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng số
khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài
được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000
loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông
Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc [26].
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực hành
nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and collection
practices for medicinal plants). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn


15

cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và
bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm
dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản
là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định chung
cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở
thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới.
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên
cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các
cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động
vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản
xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm
33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ
truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư
mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc

trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế [25].
Như vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời. Ban
đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc điểm và cách
sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, đã
có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác dụng trong cây thuốc, tạo sự
tin tưởng cho người bệnh khi sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ.
2.6.2. Tình hình sản suất và sử dụng dược liệu ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nguồn
tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo GS.TS Phạm Hoàng Hộ
và GS.TS Nguyễn Nghĩa Thìn, số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được
ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây
được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật [26].
Qua quá trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực vật
được dùng làm thuốc, một số cây thuốc quý đã được nhân dân trồng trọt và trở lên
quen thuộc. Ngoài sự phong phú về chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có
giá trị to lớn khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh
khác nhau, dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau để tạo nêu các bài thuốc bổ đã


16

tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều loại thuốc được chiết xuất từ dược liệu
Việt Nam như Rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, astermisin…bên cạnh đó
sản phẩm từ tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước
trên thế giới. Xu hướng đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ
truyến và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ
dược liệu ngày càng được quan tâm [27], [1], [12].
Ở Việt nam, Viện dược liệu kết hợp với Trung tâm Sâm và Dược liệu
TP.HCM cùng các địa phương cho thấy: đến năm 2005 trong cả nước có tất cả
3,948 loài cây thuốc thuộc 1,572 chi và 307 họ thực vật vượt qua con số 3,200 loài

trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [9].
2.7. Nghiên cứu nhân giống giảo cổ lam bằng nuôi cấy mô tế bào
Thông thường giảo cổ lam có thể được nhân giống bằng gieo trồng hạt cao,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên …do đó việc tiềm ra phương pháp nhân giống có
hiệu quả đã và đang được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu (Trần Đức
Thiện và cs, 2010; Anchalee Jala và cs, 2012) [24],[28]. Một trong những phương
pháp được lựa chọn hiện nay là phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Việc nghiên cứu
nhân giống vô tính in vitro mở ra một hướng mới cho việc nhân, giữ giống cây giảo
cổ lam.
- Ưu điểm của nhân giống vô tính in vitro:
+ Phương pháp nhân giống in vitro có khả năng hình thành được số lượng
lớn cây giống trong thời gian ngắn từ một mô, cơ quan của cây với một kích thước
nhỏ khoảng 0,1-10mm.
+ Hoàn toàn tiến hành trong môi trường vô trùng nên cây giống tạo được sẽ
không bị nhiễm bệnh, sử dụng vật liệu sạch virus và có khả năng nhân nhanh giống
sạch bệnh virus.
+ Hoàn toàn chủ động điều chỉnh các tác nhân, điều chỉnh khả năng tái sinh
của cây.
- Tuy nhiên, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cũng có hạn chế như:
+ Mặc dù có hệ số nhân giống lớn nhưng cây giống tạo ra có kích thước nhỏ
và đôi khi xuất hiện dạng cây không mong muốn.


17

+ Cây nhân giống in vitro được cung cấp nguồn hydrocacbon nhân tạo nên
khả năng tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ kém. Đồng thời, cây giống in vitro được
nuôi dưỡng trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa nên độ ẩm không khí thường bão
hòa. Do đó, khi trồng ra điều kiện tự nhiên cây thường bị mất cân bằng nước, gây
hiện tượng cây bị héo và chết [23]. Vì vậy, trước khi chuyển cây từ điều kiện in

vitro ra điều kiện tự nhiên cần phải trải qua giai đoạn huấn luyện để cây quen dần
với điều kiện bên ngoài có độ ẩm không khí thấp và ánh sáng mạnh.


×