Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CON NGƯỜi và NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.2 KB, 10 trang )

CON NGƯỜI VÀ NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH
1.Tiểu sử:
1.1 Xuất thân:
Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ra
ở thập kỉ 40 với những tác phẩm thơ trẻ ở thập kỉ 60.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại
làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân
trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình,
bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
1.2: Sự nghiệp
Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân
Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở
nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viena (Áo).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại
đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với
chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
năm 2001.

Các tác phẩm chính:












Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, Nhà xuất bản Văn học, 1963)
Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968)
Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978)
Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
Tự hát (thơ, 1984)
Hoa cỏ may (thơ, 1989)
Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994)
Hát với con tàu




Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung)

2. Con người và nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh, một cô gái mồ côi nghèo khổ: lớn lên giữa một thời kì đất nước
phài đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh… Nhưng Xuân
Quỳnh, khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt
kiệt sức mình để nở những bông hoa quý cho cuộc đời.
Cũng giống như hầu hết nữ sĩ Đông Tây Kim Cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để
diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao,
những tình cảm, những suy nghĩ, và “sự sống” của một người phụ nữ. Vì lẽ đó hầu
hết thơ của chị đều là thơ trữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản
ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính trữ tình đó. Thơ Xuân Quỳnh khác nào một
cuốn nhật kí bỏ ngỏ và ai ngờ, chính vì vậy mà thơ chị được đông đảo quần chúngnam, nữ, phụ lão và cả ấu, cả lính nữa nâng niu và nồng nhiệt đón nhận. Họ bị thu
hút bởi những gì rất “Hồ Xuân Hương” nơi chị: Một người phụ nữ xinh đẹp, chân
chất, đôn hậu, rất mực yêu đời và vui tính nhưng cung rất mực sắc sảo và “đáo để”,
còn thơ chị thật là “cực kì”!

Xuân quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ là từ thời
Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân quỳnh, nền thơ ấy mới
thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một
tầm cỡ đáng kế như vậy, dồi dào phong phú như vậy.
Nhưng Xuân quỳnh không chỉ là xuất chúng trong giới “thơ phụ nữ” (chữ
dùng này quả là rất ước lệ) chỉ một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt
Nam hiện đại.Mấy chục năm nay, thơ Xuân quỳnh đã đi vào người đọc, trở thành
tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình
mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu
nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hồn người Việt tự xa xưa. Những thiếu nữ bước vào
tuổi yêu đương đã tìm đến nhà thơ Xuân quỳnh. Những người mẹ trẻ phập phồng
ngày tháng dõi theo mỗi hơi thở mỗi bước đi của những đứa con mình, có thể tìm
được ở Xuân quỳnh một người bạn sẻ chia tâm sự... Đối với người làm thơ, được
như thế đã là hạnh phúc.


Với bản chất thông minh, với trí tuệ phát triển Xuân Quỳnh đã ứng xử và
giải quyết mọi vấn đề phức tạp mà cuộc sống đặt ra. Chị đã định hướng dứt khoát
cho con đường sự nghiệp của mình: đó là nghiệp thơ. Chị quyết định chấm dứt
cuộc hôn nhân mà chị biết là mình đã lầm. Chị quyết định xây dựng tình yêu và
hôn nhân với “chú đại bàng non trẻ” Lưu Quang Vũ mà chị biết chắc trong đó có
tình yêu và hạnh phúc đích thực.
Chúng ta hãy xem chất trí tuệ của Xuân Quỳnh thể hiện như thế nào:
“Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay”
(Tự hát)
Với những dòng thơ sau đây, Xuân Quỳnh thổ lộ tâm tư nhưng chính là để
tự khẳng định mình trước một người chồng mà chị biết anh ta vốn không phải là

hạng “gà mờ”:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu”
(Tự hát)
Giàu trí tuệ, nên cũng như Hồ Xuân Hương xưa kia, Xuân Quỳnh đã đóng
vai trò tham mưu đắc lực, đã san sẻ “cái khôn” cho chị em cùng giới, để đối đáp và
xử sự với phái mày râu:

“Những cái chính chúng ta thường chả nói
Mà bọn con gái mình hay nói xấu nhau


Bọn con trai nghe lỏm đôi câu…
Họ khinh chúng ta và lời cửa miệng:
“Chuyện đàn bà”

Ta yêu người con trai không phải vì mình
Mà họ yêu ta vì họ yêu chính họ
Được yêu hai lần, họ cao lên một bậc
Ta không được yêu cảm thấy thấp dần đi
Vì chính ta cũng chẳng yêu ta…”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Xuân Quỳnh nhận thức được tính bi kịch vĩnh cửu của cuộc sống: đó là sự
ngắn ngủi của đời người. Hình như chị còn liên tưởng được số phận của mình: rất
có thể Xuân Quỳnh- đóa hoa quỳnh mùa xuân- sẽ chỉ nở và tỏa hương được vài giờ
trong đêm tối rồi tàn lụi. Bởi thế, chị đã sống hối hả, nồng cháy, sống hết mình với
cuộc đời, với thơ và tình yêu, với hạnh phúc và gia đình, như sợ tất cả những điều

quá ư tốt đẹp ấy sẽ vụt qua như ánh chớp:
“Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
Hôm nay non mai có sẽ già…”
(Có một thời như thế)
Ngoài đạo đức cao quý và tình cảm sâu sắc, chính trí tuệ sáng suốt, lành
mạnh là sức mạnh thần kì đã nâng đỡ Xuân Quỳnh trong những bước khó khăn,
giúp chi tồn tại, chịu đựng được cả những chà xát của cuộc sống trần gian, làm cho


tài năng của chị thăng hoa. Xuân Quỳnh là người chiến thắng tất cả, vượt qua tất cả
để hướng về phía hạnh phúc chói lọi và tuyệt vời của tình yêu và sự nghiệp. Chị
cũng là người biết giữ gìn và biết tận hưởng hạnh phúc cuộc sống ở mức tối đa có
thể được hưởng. Xuân Quỳnh chính là đỉnh cao của những con người “nhân bản
chủ nghĩa” thời hiện đại.

“Thơ tình tôi viết cho tôi
Qua cay đắng với buồn vui đã nhiều
Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu
Như cây tứ quý đất nghèo nở hoa”
(Thơ tình tôi viết)
Màng thơ đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh chính là mảng thơ về tình yêu. Điều gì đã
làm nên sự đặc sắc ấy?

Trước hết vì Xuân Quỳnh có một “nhân bản yêu đương” cực kì mãnh liệt, là một
người con gái có thể “sống chết vì tình”. Dạng phụ nữ như Xuân Quỳnh, đã từng
được như thi hào Nguyễn Du mô tả:
“Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành,

Lại mang lấy một trữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong
ở không yên ổn, ngồi không vững vàng,
ma dẫn lối, quỷ đưa đường
lại tìm những chốn đoạn trường mà đi…”


(Truyện Kiều)

Xuân Quỳnh không giấu giếm bản chất ấy của mình:
“…Nếu tôi yêu được một người
Tôi yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng…”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
Xuân Quỳnh là người hành động nên chị nhất định không chấp nhận kiểu sống
“đói lòng ngồi gốc cây sung”. Trái lại chị đã “đi khắp chốn tìm người tôi yêu”,
đồng thời gạt bỏ những gì là “mạo danh tình yêu”. Và khi đã đạt được tình yêu rồi
thì chị sống với tất cả chiều sâu thăm thẳm của trái tim:

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)

“Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá
Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ
Tiếng tim anh đang đập vì em
Em yêu anh, yêu anh như điên…’

Khác hẳn với những người đàn bà “sống trong vương quốc của tình yêu mà không
biết được biên giới của vương quốc ấy”, Xuân Quỳnh là một phụ nữ khoonh những


có khát vọng mà còn có đủ khả năng đi đến tận cùng biên giới và tận cùng đáy sâu
của vương quốc tình yêu. Phải chăng ở những điểm tận cùng đó mà những câu thơ
tuyệt tác đã ra đời:

“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
Ngày nào không gặp nhau
Biển dạt dào thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”
(Thuyền và biển)
Một điều nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là chị không chỉ yêu say đắm mà còn đặt
tình yêu lên ngai vàng của sự tôn thờ tuyệt đối. Xuân Quỳnh rất có lí: ở cõi đời này
tình yêu chẳng phải điều thực sự đáng tôn thờ hay sao? Vả chăng Xuân Quỳnh,
bằng tất cả những phẩm chất hội tụ trong con người mình, chị đã đạt được một mối
tình yêu đáng tôn thờ. Người chồng, trong mắt Xuân Quỳnh, lúc nào cũng như một
người tình mà chị yêu đắm đuối, cũng cảm thấy như chàng có thể vuột khỏi tay:
“Tới thăm anh rồi em lại ra di
Đôi mắt lo âu, lời âu yếm chia sẻ
Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ
Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa.”
(Thời gian trắng)



“Anh, con đường xa ngái
Anh, bức vẽ không màu
Anh, nghìn nỗi lo âu
Anh, dòng thơ nổi gió
Mà em người đời thường
Biết là anh có ở!”
(Anh)

Ai cũng nói thơ Xuân Quỳnh ngày một hay hơn. Có một nghịch lí trong thơ chị.
Đó là càng hạnh phúc thì lại càng lo âu khắc khoải. Và càng lo âu khắc khoải thì
lại càng đắm say, da diết. Cũng vì tôn thờ tình yêu thái quá, có lúc Xuân Quỳnh đã
có linh cảm chẳng lành về hạnh phúc của mình. Thơ của chị ngày càng ám ảnh,
nung đốt lòng người.

“Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào trong cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn…”
(Tự hát)

Thơ tình của chị đã đẩy tình yêu lên đến tầm bi kịch: tình yêu tuyệt đích có thể sẽ
kết thúc cách nào đó thật bất ngờ, trước khi tuổi già sộc đến:
‘Đọc bài thơ yêu em thấy sự chia xa
Và bỗng nhiên em lại bơ vơ


Tay vẫn vụng, trán dô ra như trước…’
(Thơ viết cho mình)

‘Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố’
(Thuyền và biển)

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh thật là nồng nàn, sâu sắc và đượm nỗi
thoảng thốt lo âu, tất cả được diễn đạt bằng một ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hầu
như không cách điệu. Đó là thứ thơ đạt tới tầm cao của nghệ thuật nhưng vẫn dễ
hiểu với đông đảo quần chúng, vẫn có thể gây được những niềm xúc động khác
thường:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuôc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh ngay cả khi chết đi rồi”
(Tự hát)

Và rồi cái bất ngờ nhất xảy ra với Xuân Quỳnh. Chị đã đột ngột từ giã chúng
ta ra đi vĩnh viễn cùng với chồng và con trong một tai nạn thảm thương, để lại biết
bao thương tiếc cho tất cả những ai yêu thơ chị, yêu kịch Lưu Quang Vũ.


Thế nhưng chính cái sự kết thúc ấy đã khiến cho tình yêu mà chị tôn thờ trở
thành bất tử, đã làm Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh dường như càng đẹp ngời
thêm lên bởi một vừng sáng kì diệu của huyền thoại.



×