Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG đặc TRƯNG về cốt TRUYỆN và NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.65 KB, 16 trang )

NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ CỐT TRUYỆN VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CRUSOE

A.GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả Daniel Defoe:
2. Tác phẩm Robinson Crusoe:
B. NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ CỐT TRUYỆN VÀ NGHỆ THUẬT
1.Cốt truyện - sự sâu chuổi cốt truyện chặt
Không biết ai là người đầu tiên đặt ra hai chữ cốt truyện trong tiếng Việt, nhưng cứ theo
mặt chữ của nó thì cốt truyện là từ chỉ cái phần cốt lõi của truyện, cái phần có thể tóm tắt,
thuật lại hay vay mượn để sáng tạo ra tác phẩm khác. Theo đó, cốt truyện tức là cấu trúc
của sự kiện của truyện, là tiến trình các sự kiện xảy ra theo nguyên tắc nhân quả dẫn đến
một kết cục và truyện nào cũng có tính thống nhất bắt đầu từ một trạng thái ổn định,
thăng bằng, sau đó xảy ra hỗn loạn, mâu thuẫn, xung đột và cuối cùng trở lại trạng thái
cân bằng. Và mỗi nhà văn dù ít hay nhiều cũng lấy nguyên mẫu từ đời sống của mình để
phản ánh trong tác phẩm. Có nghĩa là cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm nhận của
mình về thế giới, về cách suy nghĩ cách diễn đạt của mình trong tác phẩm của mình.
Tác phẩm Robinson Crusoe cũng không nằm ngoài cấu trúc đó. Tác phẩm vừa là câu
chuyện “những cuộc phiêu lưu kì lạ” vừa là lịch sử hình thành nhân cách của một cá
nhân, bản lĩnh của một con người. Cho nên cốt truyện của tác phẩm thuộc loại cốt truyện
đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại một cách gọn gàng, đơn giản về số lượng
chủ yếu tập trung vào một giai đoạn của cuộc đời Robinson cụ thể gần năm năm phiêu
dạt đó đây để kinh doanh và hơn hai tám năm sống trên đảo hoang với sự thay đổi của
tính cách Robinson. Các sự kiện trong tác phẩm được sắp xếp theo trật tự tuyến tính thời
gian tức là sự việc nào xảy ra trước thì tác giả kể trước, chuyên gì xảy ra sau thì kể sau.
Với cốt truyện như vậy, người đọc có thể tiếp nhận một cách dễ dàng đồng thời tác giả
cũng nắm bắt được diễn biến câu chuyện một cách mau lẹ hơn. Robinson Crusoe là câu
chuyện về chính cuộc đời của chàng Robinson đã trải nghiệm, cuộc đời của Robinson
được tác giả dẫn dắt qua nhiều biến cố khác nhau. Bắt dầu khi chàng bỏ trốn xuống tàu,
kể từ đây chàng bắt đầu cuộc đời lang bạt đó đây, chàng theo bạn đi Luân Đôn không
may tàu bị đắm song vẫn không thể nào làm nhụt chí của chàng sau đó chàng lại tiếp tục


ra đi. Không may gặp cướp biển chàng bị bắt làm tù binh giải về Sale . Từ một thương


gia trở thành một nô lệ. Sau đó trốn thoát sang Brazin và lại tiếp tục những chuyến buôn
bán đổi chác lớn cho đến khi tàu gặp bão, các thủy thủ chết còn chàng dạt vào đảo hoang.
Ngày chàng dạt vào đảo hoang có thể xem là mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt trong
cuộc đời lẫn tính cách của Robinson.
Trước khi lạc vào đảo hoang Robinson là mẫu người tiêu biểu đại diện cho tầng lớp trung
lưu ở Anh vào thế kỉ XVIII, nhưng khi lạc vào đảo hoang thì hình ảnh Robinson cá nhân
tư sản nhường chổ cho một Robinson đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân
dân lao động.
Các sự kiện trong tác phẩm được sắp xếp theo trình tự phát triển, điều này đã làm cho cốt
truyện càng chặt chẽ hơn, nó được kể theo dòng tâm trạng, mạch cảm xúc của tinh thần
người trong cuộc tức là câu chuyện của chính họ không những làm cho câu chuyện chặt
chẽ hơn mà còn tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện.
Robinson Crusoe kể lại câu chuyện phiêu lưu của mình nhưng chủ yếu tập trung vào thời
gian sống trên đảo hoang, đang từ một Robinson đại diện cho tầng lớp thương gia tư sản
bước đầu dấn thân vào con đường kinh doanh thì nay là một Robinson biết vươn lên
trong hoàn cảnh khó khăn, trở ngại của hoàn cảnh yêu thích lao động và đặc biệt là một
Robinson có trái tim tình người. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết không chỉ là khám phá cuộc
phiêu lưu mạo hiểm mà tác giả đã xây dựng một Robinson biểu tượng của nghị lực lớn
lao, của tinh thần quả cảm, của sức mạnh con người và khả năng lao động chiến thắng
thiên nhiên nhưng Defoe không chỉ dừng lại ở đây mà qua đó ông muốn khai thác ở sự
khám phá chiều sâu con người.
Bước vào một hoàn cảnh sống mới, môi trường mới, phải sống trên đảo hơn hai mươi
tám năm, không có một dấu chân người (trước kia có sự xuất hiện của Thứ Sáu) ngoại trừ
con chó và một con vẹt làm bạn nếu như Xenkiêc ở ngoài đời đã bị thiên nhiên hòa thì
ngược lại Robinson bằng nghị lực của mình chàng đã chiến thắng thiên nhiên, bắt thiên
nhiên phục vụ con người, phục vụ cho cuộc sống của mình và cơ ngơi của chàng đã ngày
càng đầy đủ hơn, có lúc chàng đã cảm thấy sự sung sướng. Hơn nữa chính cuộc sống

hoang dã này đã tạo nên một Robinson biết yêu cuộc sống, quý trọng lao động, quý trọng
tình người, (ra tay cứu giúp cha con Thứ Sáu).
Với việc xây dựng một cốt truyện đơn tuyến, câu chuyện được kể bởi chính cuộc đời anh
ta đã góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của câu chuyện và cốt truyện thêm chặt chẽ, với
trình tự thời gian tuyến tính tác giả lần lượt đưa người đọc vào từng chuyến phiêu lưu của
nhân vật cũng như đi sâu vào từng ngóc ngách, cùng đồng cảm với tâm trạng và cảm xúc
của nhân vật qua cuộc sống đầy gian nan, thử thách.


2. Các đặc trưng nghệ thuật:
2.1 Nghệ thuật kết cấu của tác phẩm Robinson Crusoe;
“Rôbin Sơn Crusoe’” được tổ chức theo kết cấu đơn tuyến, trong tác phẩm chỉ có một
nhân vật chính, đóng vai trò trung tâm của cốt truyện là Rôbin Sơn. Có ý kiến cho rằng
“nghệ thuật kết cấu chính là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống càng nhiều kích tính
thì khả năng bộc lộ những đặc điểm bản chất của tính cách càng lớn”. Về một phương
diện nào đó thì ý kiến này hoàn toàn chính xác. Sở dĩ “Rôbin Sơn Crusoe’” luô được độc
giả yêu mến ngay từ khi mới xuất bản cũng là bởi tác phẩm có một kết cấu hợp lý, chặt
chẽ, logic tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ đối với độc giả trong nước và trên thế giới.
Vây kết cấu là gì? Nó giữ vai trò gì trong tác phẩm. Kết cấu là việc tổ chức bố cục cốt
truyện thành các phần, chương đoạn lớp, cảnh một cách hợp lý, đồng thời nó bố trí, sắp
xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển
biện chứng và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách và
khẳng định chủ đề - tư tưởng tác phẩm.
Tiểu thuyết “Rôbin Sơn Crusoe’” được viết theo kết cấu chương hồi dưới hình thức tự
thuật ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm “Tôi sinh năm 1632 tại phố Ai ớc… “ có năm
tháng và địa điểm cụ thể, tạo cảm giác đây là một câu chuyện có thật, hấp dẫn, li kỳ lôi
cuốn độc giả tác phẩm gồm 18 chương kết cấu theo thời gian lịch biểu có ghi ngày tháng
rõ ràng. Các chương trong tác phẩm đều ngắn, cân đối, trung bình khoảng trên dưới mười
trang in (tiếng Việt) kể về cuộc phưu lưu kỳ lạ, hấp dẫn của nhân vật trung tâm. Mỗi
chương là một ‘bước” trong cuộc hành trình dó, mỗi một “bước” lại đẩy nhân vật đi xa

hơn vào chốn hoang vu giữa thiên nhiên và cô đơn với đồng loại mãi sau này vào năm
thứ hai mươi nhăm, nghĩa là lúc gần chấm dứt cuộc hành trình gian khổ, tai hoạ đó, nhân
vật với gặp lại con người (Thứ Sáu và sau đó là những người khác), nhân vật mới nghe
được giọng nói của đồng loại. Dường như nhà văn muố cho nhân vật làm quen trở lại với
cuộc sống của con người. Đó cũng là “bước” chuẩn bị cho “bước” cuối cùng gặp gỡ lại
“bước” đầu tiên trên đất liền. Một hành trình khép kín: Đất liền - Đảo hoang - Đất liền.
Kết cấu của tác phẩm “Rôbin Sơn Crusoe’” rất thoải mái không gò bó hành động của
nhân vật mà luôn luôn mở ra những chân trời mới để nhân vật chính hành động, bộc lộ
tính cách. Tính chất hành độg của tác phẩm được thể hiện ngay ở những câu văn ngắn,
nhanh mạnh “Tôi quyết chi không bao giờ chán nản trước bất cứ công việc gì - Rôbin
Sơn kể khi đã thấy rằng việc ấy có thể làm được thì tôi làm cho kỳ xong mới thôi”. Ý
thức ấy luô thôi thúc Rôbin Sơn.


Tính chặt chẽ, “toán học” của kết cấu còn được thể hiện trong việc phân bố thời gian
trong suốt ba mươi nhăm năm lưu lạc của nhân vật thì toám năm đầu nằm trọn vẹn trên
đất liền (ở 3 chương đầu), những năm còn lại ở trên đảo hoang: thời gian ngắn dài, tương
ứng với dung lượng của mỗi phần trong tác phẩm.
Có thể chia kết cấu của tác phẩm “Rôbin Sơn Crusoe’” thành 2 phần cơ bản:
Phần I: 3 chương đầu (33/200 trang) chiếm tỷ lệ chưa được 1/6 dung lượng văn bản mang
tính chất giới thiệu thân thế, gia cảnh, những cản trở của gia đình, những ham muốn cá
nhân “muốn đi chu du khắp nơi” và đây cũng là những “bước” phưu lưu đầu tiêu ngoài
biển khơi của nhân vật kể chuyện xưng “tôi”. Ba chươgn này tạm gọi là Đất liền mặc dù
nhân vật vẫn đi đi về về trên biển, nhiều những vùng đất khác nhau (Ghine, Braxin…).
Đây là 3 chương mang tính chất giáo đầu, giao đãi theo nguyên tắc đặt ra những rào cản
trở (gia đình, tình cảm), những “tai biến”, đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ rồi lại tự
giải thoát) để nhân vật hành động phải vượt qua đến những cuộc “phưu lưu” mới lớn
hơn, hấp dẫn hơn.
Phần II: Là 15 chương lưu lạc trên đảo hoang của Rôbin Sơn.
Trái với những huyện phưu lưu khoác, nhân vật của Rôbin Sơn không được nhà văn dẫn

dắt qua nhiều biến cố sự việc khác nhau. Mà chỉ sau một vài sự kiện, tiểu thuyết chủ yếu
dừng lại ở trên đảo hoang. Tuy nhiên, ngày Rôbin Sơn đặt chân lên đảo hoang có thể xem
là mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Rôbin Sơn và cả
trong tính cách của chàng nữa. Chính bởi vậy mà nhà văn đã phân bố kết cấu tác phẩm
nghiêng hẳn về phần trên đảo hoang của Rôbin Sơn Cursoe’ chiếm 15 chương (trong
tổng số 18 chương của tác phẩm) 167 trang trên tổng số 200 trang của văn bản chiếm 5/6
dung lượng thời gian văn bản. Đây phải chăng chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên của nhà văn ?
Không phải ngẫu nhiên mà việc phân bố các chương trong tác phẩm có sự tính toán chặt
chẽ của tác giả. Cóthể nói sức hấp dẫn của tiểu thuyết “Rôbin Sơn Cursoe’” thuộc về nội
dung của thời gian trên 28 năm nhân vật sống trên đảo hoang, đó là phần trọng tâm của
tác phẩm: con người trước thiên nhiên và những thử thách: cuộc đời bao giờ cũng là
những thách đố.
Phần 1: gồm 6 chương: nói về “Rôbin Sơn Cursoe’”sau khi đặt chân lên đảo hoang được
ghi chép tỉ mỉ gần như từng ngày một, từng việc mà nhân vật đã làm hoặc định làm. Ý đồ
của nhà văn là muốn cho bạn đọc cảm nhận sâu sắc hình ảnh Robinson một mình tái tạo
lại cuộc sống ở trên đảo hoang - nơi không một bóng người. Nhà văn đã miêu tả từng
bước, từng bước Robonson chiến đấu với hoàn cảnh, khắc phục hoàn cảnh bằng lòng
dũng cảm và nghị lực phi thường. Chàng vào rừng chặt gỗ về làm cọc rào chỗ ở để chống


lại thú dữ, mỗi cọc phải bỏ sức ra một ngày, hàng rào làm gần cả năm mới hoàn thiện.
Chàng để ra bốn mươi hai ngày mới tạm xong một tấm ván dùng làm mặt bàn, hai tháng
mới làm xong một cái vại để đựng lương thực, năm tháng mới đóng một chiếc xuồng đầu
tiên hòng tìm đường vượt biển… Qua việc mô tả tỉ mỉ ấy nhà văn muốn cho người đọc
thấy một Robinson “biểu tượng của loài người có nghị lực và dũng cảm phi thường,
người chinh phục sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, người đầy lòng nhân đạo”.
Phần 2: gồm 3 chương (10, 11, 12) (từ trang 98 đến trang 130) tốc bộ thờigian lướt qua
rất nhanh: “Bốn năm đã qua”, “suốt một thời gian năm năm không xảy ra sự kiện gì đáng
kể”, “tới năm thứ 11 trên đào”, “trong khoảng một năm rưỡi” “hai năm sau”… Dường
như ở phần này sau khi Robinson có cuộc sống ổn định trên đảo hoang rồi thì cuộc sống

cứ vậy tiếp diễn không có gì thay đổi cả vì vậy mà không có gì để kể nhiều, cảnh vật, tình
cảm đang thích nghi dần và chưa phải đương đầu với kẻ thù nên nhà văn đã “tóm tắt” cốt
nói đến số lượng thời gian đã trôi hơn là sự kiện. Vì vậy mà nhịp kể rất nhanh và sơ lược.
Phần 3: thời gian lại trôi chậm lại như nhịp ở phần 1 (gồm các chương 13, 14, 15, 16, 17,
18) đến hết truyện. Sau khi tạo dựng cuộc sống mới đã đầy đủ về vật chất từ nơi ăn chốn
ở đến thời trang… (ở phần 1 và 2) thì đến phấn 3 cuộc sống của Robinson đã có nhiều
thay đổi lớn, chàng đã gặp và cứu thoát được thứ Sáu, sau bao năm tách biệt xa rời với xã
hội loài người thì giờ đây Robinson đã được nghe tiếng nói của đồng loại, được làm bạn
với con người, chàng dạy cho Thứ Sau gọi mình là “ông chủ”. Mặc dầu vậy trong thực tế
Robinson đã đối sử với Thứ Sáu bằng tình bạn thân thiết và Thứ Sáu cũng đáp lại tình
bạn ấy khiến cho mấy năm cuối sống ngoài đảo xa sôi của Robinsơn bớt nỗi cô đơn”. Và
cuối cùng chàng cùng Thứ Sau mưu toan trở về đất liền “Tôi rời bỏ hòn đảo lên đường về
tổ quốc cùng Thứ Sáu trung thành của tôi vào ngày 18 tháng 12 năm 1686”. Sau bao
phong ba bão táp cùng rất nhiều cố gắng cuối cùng nhân vật cũng trở về nơi chôn nhau
cắt rốn, trở về với Đất Mẹ - nơi mà chàng đã từ đó ra đi để khép lại một vòng tuần hoàn
của cuộc đời. Kết cấu vòng tròn của tác phẩm: Đất liền - Đảo hoang - Đất liền tạo cho
người đọc cảm nhận tác phẩm đã kết thúc rồi mà vẫn như mở ra chân trời mới cho nhân
vật vây. Đất liền sau khi nhân vật trở về (tức sau 28 năm trên đảo hoang) phải chăng là
giống với Đất liền mà nhân vật đã từ đó ra đi? Đó là một câu hỏi mà mỗi một người đọc
sẽ tự trả lời theo những cách khác nhau, theo cảm nhận riêng của bản thân về tác phẩm.
Còn đối với bản thân em, em nghĩ rằng: “Người ta không thể tắm hai lần trên cùng một
dòng sông”. Cuộc sống văn minh ở trên đất liên sau khi nhân vật lưu lạc trở về sẽ đặt
nhân vật trước những khó khăn và thử thách mới. Đó là một cuộc sống với những mối
quan hệ phức tạp, khác hẳn với cuộc sống tự do, tự tại ở trên đảo hoang. Liệu nhân vật có
thể thích nghi và hoà nhập với cuộc sống đó hay không?


Quãng đời 28 năm trên đảo hoang của Robinson gợi đến lịch sử nhân loại hàng triệu năm
qua, từ khi dựng lều, gieo hạt, thần hoá giống vật, sống quần tụ đến đời sống văn minh.
Nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy về sống với thiên nhiên, hoà nhập vào thiên nhiên,

chỉ sống giữa thiên nhiên con người mới có được một cuộc sống tự do hạnh phúc
2.2 Đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện
Nghệ thuật kể chuyện là một nghệ thuật đặc biệt, nó đòi hỏi kể sao cho mỗi lúc hứng thú
của người đọc gia tăng, một cốt truyện giản đơn nhất cũng có thể cấu tạo thành các sự
kiện nghệ thuật hấp dẫn ví như là truyện của Conan Doyle về những cuộc phiêu lưu của
Sherlock Holmes hoặc bất ngờ như truyện của Ơhenry.
Hơn nữa, người kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong thành công của một câu
chuyện, từ thời xa xưa khi chưa có chữ viết câu chuyện được kể thông qua những người
kể chuyện rong kể những câu chuyện hoang đường và truyền thuyết về các hiệp sĩ. Khi
có chữ viết vai trò kể chuyện được chuyển giao cho các nhà văn họ là những người kể
chuyện bởi họ biết và phán xét tất cả mọi thứ.
Đến với Robinson Crusoe hay cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kỳ lạ của Robinson là
cuốn tiểu thuyết được viết dưới hình thức tự truyện của nhân vật chính Robinson Crusoe.
Người kể chuyện kể lại câu chuyện của chính bản thân mình mà chính anh ta đã từng
nếm trải trong quá khứ, những trải nghiệm đã tạo nên và làm thay đổi cuộc đời anh ta
khiến anh ta thành người như hôm nay. Chính việc sử dụng phương pháp trần thuật ở
ngôi thứ nhất này đã làm cho câu chuyện hư cấu được kể giống như thật. Tác phẩm là câu
chuyện của chàng Robinson Crusoe, chàng vừa là nhân vật chính vừa là người trực tiếp
kể lại cuộc đời mà chàng đã trải nghiệm, qua những năm phiêu dạt đó đây trong công
việc kinh doanh và hơn hai mươi tám năm sống trên đảo hoang, việc sử dụng phương
pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất khi độc giả được tham gia trực tiếp vào câu chuyện của
chàng Robinson, cùng chàng chứng kiến những biến cố sự kiện cũng như những buồn vui
trên từng chặng đường mà Robinson Crusoe đã trải qua.
Với lối viết tạo tình huống hấp dẫn, gây bất ngờ, Defoe đã dẫn dắt người đọc vào cuộc
khám phá kỳ lạ của nhân vât, tình tiết của câu chuyện được tác giả tổ chức, xâu chuỗi
thành sự kiện của nhiều sự kiện. Nó phản ánh mối quan hệ vừa đan xen, vừa soi chiếu
làm sáng tỏ cơ chế vận động ràng buộc tất yếu và tự nhiên của trạng thái đời sống con
người. Là người trần thuật lại chính câu chuyện của mình nên giọng điệu trần thuật cũng
chính là cảm xúc của nhân vật, điều này đã bộc lộ nội tâm của nhân vật đó chính là cảm
xúc của Robinson trong suốt cả chặng đường gian nan, thử thách mà chàng trải qua. Là

người kể lại câu chuyện của mình nên dòng cảm xúc của chàng rất đa dạng ứng với mỗi


sự kiện, mỗi biến cố thì cảm xúc đó cũng được thay đổi theo. Có lúc là dòng cảm xúc đầy
lạc quan, khi chàng đạt được một thành công nào đó hay khi khám phá ra được một điều
gì nó được thể hiện bằng một giọng hết sức sôi nổi, tươi vui “một vật nhỏ đem đến cho
tôi niềm vui lớn chưa bao giờ có cả khi tôi có một cái bình chịu lửa. Và vừa chịu khó chờ
đợi các lò nguội dần, tôi vừa đặt hai cái lên bếp lửa, đổ nước vào để ninh thịt quả là tôi đã
thành công. Vì miếng thịt dê tôi cho vào đã nấu được món nước dùng khá ngon, dù tôi có
thiếu các gia vị cần thiết để món hoàn toàn ngon như tôi mong muốn” [1;tr.70]. Chàng
cảm thấy vui khi mình làm ra được những chiếc bình “mặc dù nó vừa to vừa xấu xí, đến
độ không dám gọi tên là chung” [1;tr.69], và chàng cảm thấy thích thú hơn khi những
chiếc bình này có thể chứa được chất lỏng và chịu lửa. Hay giọng điệu đầy tự tin dù phải
đối mặt trước hiểm nguy, trước bờ vực của sự sống và cái chết nhưng Robinson vẫn đầy
ắp niềm tin vào bản thân “khi tới doi đá tôi thấy đang bơi thuyền trên vùng biến và giữa
dòng nước chảy xiết…dòng nước cuốn xuồng mạnh đến độ tôi không thể giữ nó gần bờ
được. Tôi cảm thấy bị cuốn xa cồn cát bên trái. Trời tĩnh lặng không còn một hy vọng có
các cơn gió và tôi chèo chống bao nhiêu cũng vô ích. Tôi tự coi mình là người đã chết vì
tôi biết hòn đảo có hai luồng nước bao quanh vì vậy khoảng vài hải lý nữa nó gặp nhau.
Tôi biết không còn cách nào thoát nạn và không một hy vọng sống còn …tuy nhiên tôi
vẫn cố gắng hết sức để điều khiển chiếc xuồng về hướng Bắc, về hướng luồng nước có
bãi cồn chắn ngang…lòng tôi thấy nhẹ nhõm [1;tr.79].
Trong tác phẩm, với vai trò quan trọng “cái tôi trần thuật” có tác dụng dẫn dắt câu
chuyện rút ngắn khoảng cách, có lúc làm nổi bật cảm xúc thẩm mỹ. “Cái tôi trần thuật”
được tác giả sử dụng một cách linh hoạt và uyển chuyển, đănng, biến hóa : có lúc là
chính tác giả, có lúc là nhân chứng, khiến độc giả luôn luôn cảm thấy mình đang trực tiếp
đối măt, tiếp cận với sự việc ngay ở thì hiện tại. “cái tôi” ấy khiến cho người đọc trực tiếp
xông vào tác phẩm, dẫn dắt người đọc đi suốt cả cuộc hành trình trong tác phẩm.
Có lúc giọng điệu chậm rãi, đưa người đọc vào chuyến phiêu lưu của mình” tôi ra cái
vịnh nhỏ nơi tôi chờ các thuyền bè ở Tàu về…tôi nhận thấy thủy triều không lên tới đó,

chỉ còn lại một dòng suối nhỏ nó thật ngọt và trong lành. Đang mùa hè trời khô ráo nhiều
chổ cạn hết nước, chỉ còn tí chút để nối cho dòng chảy lăn tăn. Trên bờ suối có nhiều thứ
cây mà tôi chưa hề biết và chắc chúng có những đặc tính mà tôi càng chưa hiểu gì
nhiều… tôi tìm ra nhiều loại hoa quả đặc biệt là trái dưa phủ đầy mặt đất, trái nho lủng
liểng trên cành, mà từng chùm tươi mọng chuẩn bị thu hoạch được [1;tr.53]. Với việc
khám phá ra “bí mật” này đã làm cho Robinson vô cùng ngạc nhiên và thích thú về sự
phong phú và đa dạng trên hòn đảo.
Đôi lúc giọng điệu gấp gáp hơn thể hiện những lo lắng, trăn trở mà Robinson phải đối
mặt “chưa bao giờ tôi kinh hoàng đến vậy. Tôi đứng sững lại như vừa bị sét đánh hoặc


như thấy ma quỷ hiện hình. Tôi nín thở nhìn quanh… tôi lao vào nhà như ma đuổi”
[1;tr.90]. “Trải qua mười lăm tháng tôi thấp thõm ngày đêm, những cơn ác mộng làm tôi
chợt thức giấc, tôi mơ tôi đang giết bọn thổ dân” [1;tr.103].
Trong những năm tháng sống trên đảo hoang dù có lúc bi quan, thất đọng, lo lắng trước
những khó khăn thử thách cũng có lúc chàng lạc quan yêu đời, thích thú với cuộc sống
này và không muốn rời xa khi nhìn lại cơ ngơi mà mình đã dựng nên “Hãy hiểu là tôi vui
biết chừng nào khi thấy nhà cũ và tôi nằm duỗi chân tay rã rời trên giường treo… nhà cũ
là nơi hoàn hảo không thiếu thứ gì cả. Tất cả xung quanh tôi cùng vui và tôi quyết định
không rời xa chúng” [1;tr.65]. “Bây giờ tôi đã sống trên đảo hai mươi ba năm, đã quá
quen kiểu sống đó, giá mà không lo âu về những thổ dân thì tôi tự cho là rất sung sướng
cho đến những ngày cuối đời và sẽ nhắm mắt trong cái hang” [1;tr.100]. Với tinh thần
đầy lạc quan, yêu đời đó chàng tự không cho mình “chúa đảo”. Với những dòng tâm
trạng đan xen lúc lo lắng, trăn trở lúc hài hước, lạc quan càng cho thấy thế giới nội tâm
phong phú của chàng Robinson. Chàng lại là con người “lý trí vốn biết cân nhắc điều hơn
lẽ thiệc, đã nỗi dậy chống lại lời than vãn bi quan” chính lẽ đó giọng điệu bi quan, than
vãn chẳng mấy chốc nhường chổ cho giọng điệu lạc quan hài hước pha lẩn mỉa mai tự
phê bình mình, điều này cũng phù hợp với con người ưa phiêu lưu mạo hiểm của
Robinson, cũng đồng thời phù hợp với thể loại tiểu thuyết này “sau một hồi ngần ngừ tôi
định thần lại và tự trách sự nhút nhát của mình đã sống hơn hai mươi năm ở nơi hoang vu

và có vẻ đáng sợ hơn những gì đáng sợ trong hang này” [1;tr.98]. Tác giả đặc điểm nhìn
vào trong nhân vật nhằm giúp người đọc nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và
phức tạp trong hoạt động tâm lý, đời sống tình cảm của chàng Robinson.
Tóm lại với việc sử dụng phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất đã cho người đọc hình
dung được thế giới nội tâm của Robinson với những trăn trở, lo lắng cùng những vui
buồn trong cuộc chiến chống lại hoàn cảnh chống lại thiên nhiên để dành lấy sự sống
2.3 Ngôn ngữ miêu tả gần gũi, giản dị:
Trong đời sống hàng ngày ngôn ngữ được sử dụng với mục đích giao tiếp, truyền đạt
thông tin, cốt nói sao cho người nghe hiểu rõ, người nói có thể nói đủ mọi cách, kể cả
phương tiện phi ngôn ngữ như biểu hiện của nét mặt, giọng nói lên cao hay xuống thấp,
gật đầu, vẫy tay…Do vậy lời nói thường ngẫu nhiên tạm thời nói xong thì thôi. Nhưng
trong văn học là ngôn ngữ được lựa chọn, được tổ chức thành văn bản cố định, sao cho
nói một lần là có thể giao tiếp mãi mãi. M. Bakhtin có nói: “ sự miêu tả nghệ thuật là sự
miêu tả Sub Specie aeternitates (trước cái vĩnh hằng) chỉ có những ngôn ngữ, hình ảnh
xứng đáng để ghi nhớ muôn đời”. Tuy nhiên tùy vào từng loại văn bản nghệ thuật mà nhà
nghệ sĩ có cách thể hiện, trình bày văn phong của mình. Với Robinson Crusoe là thể loại


tiểu thuyết phiêu lưu, tác phẩm dẫn dắt người đọc vào những chuyến phiêu lưu đầy mạo
hiểm nhưng cũng đầy lý thú của Robinson trên đảo hoang. Với việc sử dụng văn phong
giản dị, lớp từ ngữ bình dân, dễ hiểu kết hợp với lối viết hài hước lần đầu tiên trong văn
học Anh, một tác phẩm văn chương, một cuốn tiểu thuyết đã đến được phần đông quảng
đại quần chúng mà đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngôn ngữ của tác phẩm đầy lạc
quan phù hợp với “con người ưa hoạt động và thích phiêu lưu” của Robinson. Nếu như
trước đó Defoe tập trung viết những tác phẩm với lối văn hoa mĩ và hệ thống từ vựng khó
hiểu chỉ dành cho một bộ phận dân chúng trước đó, thì giờ đây với Robinson Crusoe ông
đã xa rời lối viết đó, không vì mục đích dành cho một tầng lớp nào mà đi sâu vào quảng
đại quần chúng, đặc biệt tác phẩm với mục đích làm thắp sáng nhận thức của một thế hệ
nên lối viết hết sức dễ hiểu, mà mọi lứa tuổi đều hiểu và cảm nhận được. Với giọng văn
đầy lạc quan thể hiện niềm tin vào chính bản thân mình, tác phẩm được kể lại bằng chính

dòng tâm trạng của người trực tiếp tham gia vào câu chuyện càng tăng thêm độ hấp dẫn
lôi cuốn người đọc, người đọc như cùng chung bước hành trình trong câu chuyện của
nhân vật.
Với lối văn trong sáng giản dị rất phù hợp với tuổi trẻ điều này phần nào nói lên ý đồ của
nhà văn là muốn hướng vào lứa tuổi thanh thiếu niên, giúp các em có nhận thức đúng đắn
về cuộc sống, những sai lầm mà các em khó có thể tránh khỏi và đặc biệt hướng cho thế
hệ trẻ có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.
2.4 . Không gian – thời gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật trong
thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều, cao, rộng, xa và chiều thời gian thì không
có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một
nền cảnh nào đó. Không gian nghệ thuật có điểm đặc biệt, bản thân người kể chuyện hay
người trữ tình cũng nhìn sự vật trong khoảng cách, góc nhìn nhất định, tức là không gian.
Người ta nói không gian nghệ thuật tức là không gian topos, là không gian cảm giác của
không gian nội cảm nằm trong phạm vi trên, dưới, trước, sau, xa, gần, đối với người cảm
giác.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sỹ nhằm biểu hiện con người và
thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh
giản đơn, không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất.
Không gian là môi trường bộc lộ của nhân vật, nhân vật chỉ hoạt động, tự bộc lộ trong
không gian của nó. Mỗi không gian cho phép được bộc lộ một phương diện của con


người. Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một quan niệm nhất định về con người đều
phải tạo ra một không gian thích hợp.
Đến với Robinson Crusoe sẽ thấy rõ được điều này, tác phẩm kể về cuộc đời và những
chuyến phiêu lưu kỳ lạ của Robinson Crusoe là tác phẩm tiêu biểu của Defoe, đã đưa tên
tuổi của Defoe trở thành một nhà văn nổi tiếng trên thế giới, ông không những là cha đẻ
của tiểu thuyết Anh hiện đại mà ông còn là cha đẻ của tiểu thuyết châu Âu hiện đại nói

chung. Ông đã sáng tác hình tượng Robinson là một người ưa hoạt động và thích phiêu
lưu, để thể hiện được tính cách của nhân vật nhà văn đã thay đổi không gian (khi còn
sống trong gia đình đến khi bị bão biển ném xuống một đảo hoang và sống ở đó hơn hai
mươi tám năm) để làm nổi bật tính phiêu lưu thích đi đến những miền đất lạ của nhân vật.
Ở phần đầu của tác phẩm, tác giả miêu tả không gian của thành phố York nơi Robinson
sống nhưng với tính cách “muốn biết thế giới làm tôi bồn chồn cả người” [1;tr.7], vơi
tính cách này đã phẩnnhs con người ưa phiêu lưu mạo hiểm của Robinson, nhưng không
gian này được tác giả miêu tả một cách mờ nhạt. Khi chàng xuống tàu bắt đầu những
cuộc phiêu lưu của mình cũng là lúc bắt đầu cuộc đời lang bạt của chàng thì không gian
được mở rộng, không gian biển trong tác phẩm hết sức rộng lớn bao la đối lập với con
người nhỏ bé giữa cõi vô hạn của thiên nhiên. Tuy nhiên nó thể hiện ước mơ thích phiêu
lưu của Robinson được thực hiện. Nhưng không gian biển là không gian đầy sóng gió và
bão táp, hãi hùng “chúng tôi vấp phải một cơn bão thứ hai dữ dội hơn cuốn chúng tôi xa
hẳn xã hội loài người khiến chúng tôi không chìm nghỉm dưới sóng nước cũng có thể bị
thổ dân sát hại” “gió vẩn thổi dữ dội” [1;tr.15], “sóng biển vẫn dồn lên rất cao…, …nó đổ
ập xuống chúng tôi hết sức dữ dội nhấn chìm cái xuồng, hất chúng tôi mỗi người mỗi
nẻo”[1;tr.17]. Với không gian bao la, hùng vĩ này đối lập hoàn toàn với hình ảnh một con
người nhỏ bé lênh đênh trên biển làm cho người đọc cảm nhận được sự bé nhỏ mong
manh của kiếp người. Khi Robinson bị bão biển ném xuống một hòn đảo xa cách loài
người, không gian đã có sự thay đổi, đây là không gian hoang đảo. Dưới cái nhìn của
Robinson Crusoe trong tác phẩm là một không gian hoang vu, không một bóng người,
không gian mang tính chất hữu hạn. Tiêu điểm của không gian là hòn đảo hoang bao bọc
bởi biển cả bao la rộng lớn. Khi Robinson sống mười ba ngày trên đảo và đi mười một
chuyến ra chiếc tàu bị đắm thì không gian có sự mở rộng, chàng đã vượt ra khỏi hòn đảo,
nhưng khi chàng bị sốt rét phải nằm yên trong nhà thì không gian có sự thu hẹp hơn so
với hòn đảo hoang mà chàng dạt vào. Sau khi hết đau chàng tiến hành khám phá thêm
nhiều vùng đất mới thì lúc này không gian lại có sự mở rộng và không gian trong tác
phẩm là không gian hành trình, nghĩa là mỗi lúc tác giả sẽ dẫn người đọc khám phá một
vùng đất mới, một sự kiện mới trong chặng đường phiêu lưu của nhân vật. Nhà văn dùng
phép thay đổi không gian, từ bao la rộng lớn của biển cả, sau đó thu hẹp lại trên hòn đảo,

rồi lại được mở rộng ra các hòn đảo khác. Điều này thể hiện một cuộc sống không ngừng


phát triển, vận động, thể hiện ước mơ bay nhảy thích phiêu lưu của nhân vật.Ở trong tác
phẩm này trước khi sống trên đảo hoang theo bước chân của Robinson đến một số nơi ở
Châu Mĩ như Brazin, nhưng không gian này tác giả miêu tả một cách mờ nhạt. Sau một
thời gian gắn bó với đảo hoang hình ảnh Robinson được tác giả miêu tả thông qua từng
khám phá của chàng đối với hòn đảo mà mình đang sống thì không gian được nội tâm
hóa. Cuộc phiêu lưu của chàng ít nhiều mang tính chất nội tâm, cuộc phiêu lưu về mặt
tâm hồn.
Không gian thiên nhiên trong tác phẩm này được tác giả thể hiện là một không gian
hoang sợ không có bóng dáng con người, đồng thời cũng là không gian thiên nhiên tươi
đẹp và thơ mộng – đây cũng chính là yếu tố trung tâm trong tác phẩm này và chính là
môi trường để thử thách chàng Robinson, cũng là nơi thể hiện khả năng cũng như sức
mạnh của chàng.
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
Đối với con người, ý niệm thời gian đến muộn hơn ý niệm không gian rất nhiều, không
gian có thể được cảm nhận bằng thị giác, còn thời gian phải được so sánh, liên hệ, tưởng
tượng mới cảm thấy được. Thời gian nghệ thuật chính là thời gian mà ta có thể thể
nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ
nhanh hay chậm, với các chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai, thời gian
nghệ thuật là thời gian được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan gắn với thời gian tâm lí,
nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế, có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai
và có thể dừng lại. Có thể nói thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng
các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được, hoặc hồi
hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ…
Trong tác phẩm Robinson Crusoe chúng ta có thể khẳng định thời gian trong tác phẩm là
thời gian tuyến tính một chiều. Đó là thời gian đặc trưng của tiểu thuyết phiêu lưu,
chuyện gì có trước miêu tả trước, chuyện gì có sau miêu tả sau để góp phần diễn tả hành
trình của nhân vật. Với thời gian gần năm năm phiêu bạt đó đây trong công việc kinh

doanh và tiếp theo là lịch trình hơn hai mươi tám năm Robinson sống trên đảo hoang đã
được Defoe miêu tả một cách cụ thể. Từ ngày xuống tàu cho đến khi chàng dạt vào đảo
hoang tác giả đã để cho nhân vật của mình ý thức rõ thời gian sống trên đảo “tôi vào đây
ngày ba mươi tháng chín năm 1659” [1;tr.29], cho đến khi chàng rời khỏi đảo “tôi rời đảo
vào ngày mười chín tháng mười hai năm 1686” cho đến khi về tới tổ quốc “ngày mười
một tháng sáu năm 1687” [1;tr170].


Việc tác giả tả thời gian cụ thể tạo cảm giác như thật đối với một câu chuyện hư cấu, thời
gian trong tác phẩm có lúc được tác giả tả rất tỉ mỉ, chi tiết lúc này thời gian như dừng lại.
Kể từ ngày một tháng mười năm 1659 cho đến khi có sự xuất hiện của Thứ Sáu thì hầu
như ngày nào tác giả cũng để cho Robinson ghi lại chi tiết công việc cụ thể của từng
ngày. Thời gian lúc này như ngưng trệ lại, điều này cũng chứng tỏ thời gian Robinson
sống trên đảo như được giãn nở ra trì trệ hơn. Nhưng từ khi có sự xuất hiện của Thứ Sáu
thì thời gian không được tác giả miêu tả chi tiết mà được tác giả khái quát hơn, cho thấy
rằng cuộc sống của chàng đang vui và thời gian sống trên đảo cũng đang được rút ngắn
dần.
Song song với trục thời gian tuyến tính là thời gian tâm trạng tức thời gian nội tâm của
nhân vật. Robinson luôn có ý thức về thời gian, thời gian được tác giả nhắc đi nhắc lại
nhiều lần thông qua suy nghĩ của nhân vật chủ yếu là làm một công việc gì thì mất bao
nhiêu thời gian. Chàng vào rừng chặt gỗ về làm cọc rào chổ ở để chống thú dữ, mỗi cọc
phải bỏ sức ra một ngày, hàng rào làm gần năm ngày, bốn mươi ngày mới xong tấm ván
dùng làm mặt bàn, hai tháng mới xong mấy cái vại …Chính những điều này đã chứng
minh được robinson đã rất coi trọng thời gian, vừa chứng tỏ sự hiện diện của chàng là
minh chứng cho những thành công trong cuộc chiến chống lại thời gian.
Với việc miêu tả không gian và thời gian Defoe đã cho người đọc thấy được tầm quan
trọng của thời gian cũng như không gian mà mình sống nó có ý nghĩa như thế nào đối với
cuộc sống.
2.5. Quan niệm nghệ thuật về con người
Trên đời này ngoài con người ra còn có hai điều rất khó hiểu và khó hiểu đúng đó là tình

yêu và văn học. Có ai dám nói rằng mình hiểu hết được tình yêu và cũng có ai dám nói
rằng mình định nghĩa được văn học? Văn học cũng như tình yêu vậy có rất nhiều màu
sắc. chính vì thế nó không phải là những vật thể bất dịch có thể nắm bắt bằng tay, ngửi
bằng mũi hay nhìn bằng mắt được mà xưa kia Gorky đã từng nói “Văn học là nhân học”
tức là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người, không đơn thuần chỉ là cái con người sinh
học với đầy đủ chân tay, mắt mũi, tim, gan… mà đó là những con người với cuộc sống
tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn về tâm hồn con người
và đồng thời cũng là để học cách làm người. Hai chữ “nhân học” có một hàm nghĩa hết
sức phong phú, tất cả những gì liên quan đến con người thuộc về con người điều nằm
trong phạm vi biểu hiện của văn học. Từ các mặt xã hội đến các thuộc tính tự nhiên, từ
hữu thức đến vô thức, từ dã man đến văn minh, từ tội ác đến đạo đức, từ quá khứ đến
tương lai, từ thất vọng đến hy vọng, hể thuộc về con người thì văn học biểu hiện. sự
phong phú đó là cội nguồn cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học. Quan


niệm nghệ thuật về con người chính là sự lý giải, cách nghĩa, biện pháp hình thức thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng
nhân vật trong đó. Trong văn học quan niệm nghệ thuật về con người thường chi phối
cách xây dựng nhân vật của nhà. Muốn có được tính cách nổi bật, nhà văn cần phải có sự
kết hợp hài hòa giữa cái nhìn sâu sắc đối với cuộc sống con người và các thủ pháp nghệ
thuật độc đáo phù hợp. Với Defoe từ cách nhìn con người phân đôi, con người tư sản và
con người lao động, vừa thống nhất vừa đối lập, nhà văn đã sử dụng triệt để nghệ thuật
đối lập và thủ pháp hiện thực để khắc họa đậm nét tính cách nhân vật.
Tính cách đối lập thường được sử dụng rất phong phú, đa dạng và phổ biến trong xây
dựng tác phẩm văn học nói chung và nhân vật văn học nói riêng. Nó có thể được sử dụng
ở phạm vi hình tượng và cũng có khi dừng lại ở những chi tiết cụ thể. Tùy theo từng đối
tượng và mục đích khác nhau mà mỗi nhà văn có cách thức riêng của mình.
Trong tiểu thuyết Robinson Crusoe nghệ thuật này được Defoe sử dụng rất thành công và
đem lại cho nhân vật sự sinh động và sâu sắc rất đặc biệt. Tính cách phân đôi của
Robinson là sự thống nhất của tầng lớp trung gian, nó thể hiện trong thế giớ quan của

Robinson, đó là sự giằng co giữa thanh giáo và ảnh hưởng của triết học duy vật. Vừa đặt
chân lên đảo ít lâu, chàng đang lo lắng không biết rồi đây phải sinh sống thế nào bằng
cách gì, bổng nhìn thấy dưới đất ở trước cửa lều lơ thơ mọc vài mầm mạ. Ngày tháng
trôi qua lúc chín đếm được hơn mười bông. Chàng ngạc nhiên vô cùng nghĩ có lẽ, “trời
thương nên bỗng dưng sinh ra lúa mì để nuôi sống mình trên đảo hoang”. Nhưng chàng
nhớ ra ngày trước kia có lần giũ một bao gai đựng thóc cho gà vịt ăn dưới tàu ở trên
mảnh đất vì tưởng lúa trong bao đa bị chuột nhằn hết chỉ còn lại toàn trấu. Thế là chàng
hiểu ra “chẳng có phép lạ gì xảy ra trong truyện này cả [1;tr.39]. Vào năm thứ mười tám
sống trên đảo, chàng phát hiện thấy những dấu chân trên bãi cát chàng kinh hoàng như bị
sét đánh, tưởng đâu “ma quỷ hiện hình” [1;tr.90]. Những ý nghĩ mê tín ấy thoáng qua rồi
chàng tỉnh táo phân tích tình hình, đoán có người lạ xuất hiện trên đảo, liền vội về nhà
cũng cố chổ ở và chuẩn bị vũ khí. Hay, sau khi chàng và thuyền thoát khỏi luồng nước
mạnh để trở lên bờ thì vừa tới nơi “tôi quỳ xuống để tạ ơn trời đã cứu giúp [1;tr.81].
Sự đối lập trong tính cách phân đôi của Robinson còn được thể hiện một bên là thế giới
tư sản, môi trường của Robinson trước khi lạc vào đảo hoang và sau khi chàng thoát nạn
trở về. Một bên là hòn đảo vắng vẻ, chỉ có Robinson với thiên nhiên, nơi đó chưa bị quan
hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập mà cũng chưa có dấu vết của đời sống xã hội. Khi chàng
tìm thấy những đồng tiền vàng trong ngăn kéo của viên thuyền trưởng trên chiếc tàu đắm
cũng chính là lúc một Robinson khác xuất hiện nhưng Robinson trước kia vẫn còn tồn tại
dai dẳng. Chàng đã giữ cẩn thận những đồng tiền vàng “vô dụng” ấy suốt hai mươi chín
năm cho tới ngày quay trở về xã hội nước Anh nơi chúng được trọng vọng.


Hình tượng nhân vật Robinson Crusoe trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đifô còn
được miêu tả ở những khía cạnh khác, chàng không được tác giả miêu tả kỹ chân dung
nhưng Defoe lại đi sâu vào ý thức cá nhân của chàng Robinson cũng như việc phát triển
tính cách của chàng. Defoe đã đặt nhân vật của mình vào một hoàn cảnh trớ trêu với
những thử thách lớn, chính điều này cho thấy được vai trò của con người trong việc cải
tạo thế giới tự nhiên. Chàng Robinson đứng giữa trời đất bao la, một mình lang thang trên
đảo hoang không một dấu chân người, để tồn tại được không phải điều dễ dàng.

Robinson đã rơi vào thất vọng và chàng gọi hòn đảo mà mình đang sống là đảo “thất
vọng” “tôi suốt ngày phiền muộn trong hoàn cảnh bi đát, không lương thực, không nơi ẩn
náu, không áo quần không vũ khí, không có mảy may hy vọng nhận được sự cứu giúp,
chờ đợi chính mình làm mồi cho thú dữ, nạn nhân của kẻ ác hoặc bị cái đói hành hạ, chỉ
nhìn thấy, nói cho gọn là hình ảnh cái chết đang ở phía trước” [1;tr.31]. Đã có lúc như
vậy nhưng chàng Robinson đã không để cho sự sống tuột khỏi tay mình. Thoạt đầu chàng
kiếm ăn bằng cách hái quả, săn bắn, bắt cá, bắt thú rừng đây là những dạng thực phẩm có
sẵn sau đó chàng thuần dưỡng dê rừng tiến hành chăn nuôi và trồng trọt. sống trên đảo
thiếu thốn cả vật chất lẩn tinh thần nhưng chàng đã chiến đấu với số phận để sinh tồn,
chàng luôn cố gắng hết sức để hoàn thiện đây cũng là một trong những tiêu chí mĩ học
mà con người ai cũng muốn đạt được.
Defoe không đi sâu miêu tả chân dung mà chú ý quan sát sự phát triển tính cách cũng
như khai thác hành động của chàng trên đảo nó diễn ra như thế nào? Đó là chàng tự tìm
cho mình một chổ ở, chàng xây nhà sau đó là xây trại để nghỉ vào mùa hè và trồng trọt,
chàng săn thú bắt cá, rùa, hái hoa quả, tìm loại cây có thể làm dụng cụ cho những nhu cầu
hằng ngày và để dự trữ, sau đó chàng tự chăn nuôi trồng trọt và tự tạo ra những đồ dùng
trong nhà cũng như việc tự chữa bệnh và biết cách phòng bệnh. Đây là những công việc
tưởng chừng như rất đơn giản song chẳng dể dàng chút nào với một người lạc vào đảo
hoang trong tay không có một phương tiện hay một dụng cụ gì. Nhưng cao hơn hết chàng
luôn phấn đấu cho đới sống của mình trên đảo ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn: chổ
ở phải khang trang sạch sẽ, ăn uống phải ngon miệng, rồi cũng phải có bánh nóng, sữa
dê, rượu vang, thuốc hút… bộ quần áo và cái mũ cao lêu đêu bằng da dê trong kỳ dị thật
đấy, nhưng chẳng phải không đường hoàn. Chiếc tẩu nặn bằng đất là cả một công trình
tuyệt mĩ.
Một điều rất quan trọng khác là Robinson rất có ý thức về lịch và tự tạo ra lịch cũng như
việc viết nhật ký. Việc làm này có ý nghĩa gì? Đây là một hành động nhằm chống lại sự
lãng quên của con người trong chiều dài của thời gian, ý thức về thời gian cũng chính là ý
thức về sự tồn tại về sự sống của con người.



Tất cả những hành động và việc làm của chàng Robinson không những thể hiện ý thức cá
nhân của chàng mà còn thể hiện chiều sâu của sự khám phá con người.

KẾT LUẬN

Daniel Defoe là một tác giả tiêu biểu cho văn học Anh thế kỉ XVIII, với những đóng góp
của mình về nghệ thuật tiểu thuyết, ông được mệnh danh là cha đẻ của tiểu thuyết Châu
Âu hiện đại nói chung và tiểu thuyết Anh nói riêng.
1. Robinson Crusoe là một cuốn tiểu thuyết hay, tác phẩm thu hút sự hấp dẫn cho độc giả
không phải chỉ giới hạn cho cái phiêu lưu mạo hiểm, mà còn ở chiều sâu khám phá con
người. Tác phẩm có nhiều tình huống giàu kịch tính đồng thời khắc họa tính cách nhân
vật một cách mạnh mẽ và mối quan hệ của nhân vật với môi trường vào hoàn cảnh. Tác
phẩm vẫy gọi con người đến với những miền đất lạ cùng với niềm đam mê sống, yêu
cuộc sống.
Tác phẩm Robinson Crusoe của Defoe, đánh giá một giai đoạn phát triển mới của tiểu
thuyết phiêu lưu, đồng thời đây cũng là một kiểu phổ biến của tiểu thuyết giáo huấn ở thế
kỉ XVIII.
Tác phẩm muốn nhắc nhở mọi người dù gặp hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù đang đứng
giữa sự mong manh của sự sống và cái chết thì con người phải có niềm tin, không được
nản lòng, thất vọng có như thế con người mới có thể sống và tồn tại được. Đồng thời tác
phẩm cũng đã xây dựng nên hình tượng một con người có nghị lực lớn lao, của tinh thần
quả cảm, của sức mạnh con người và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên.
Hơn thế nữa, tác phẩm vơi mục đích giáo dục con người biết vượt qua hoàn cảnh để sống
và hoàn thiện mình hơn.
2. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu sâu và hiểu kỹ hơn về những giá trị đích thực của
cuộc sống, dù với hoàn cảnh nào thì con người bằng tinh thần, khả năng và sức mạnh
tiềm ẩn của mình cũng đều có thể vượt qua, nhằm khẳng định được cái tôi của mình, cái
tôi biết tự vươn lên trong cuộc sống. Như nhân vật Robinson trong tác phẩm đã minh
chứng cho điều này.
3. bên cạnh đó thì tác phẩm cũng đưa lại những giá trị về mặt nghệ thuật, đây là một yếu

tố không thể thiếu ở bất kỳ một tác phẩm văn học nào, chính điều này tạo nên sự thành
công cho tác phẩm.


Tóm lại Daniel Difoe bằng tài năng của mình, ông đã để lại cho nhân loại một thiên tiểu
thuyết có ý nghĩa cho thời đại.



×