Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.64 KB, 87 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Nguyễn thị thuyên

Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội
của Chúa và Khải huyền muộn

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2008


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Nguyễn thị thuyên

Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội
của Chúa và Khải huyền muộn

Chuyên ngành: Lý luận văn học
MÃ số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn đăng điệp


Vinh - 2008


Mục lục
Trang
Mở đầu ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................... 2
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 6
5. Phơng pháp nghiên cứu......................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn......................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................ 7
Chơng 1. Sự ®ỉi míi vỊ t duy nghƯ tht trong tiĨu thut của
Nguyễn Việt Hà ............................................................................ 7
1.1. Sự đổi mới về t duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đơng đại.......... 8
1.1.1. Tiểu thuyết nh một bản giao hởng về đời sống............................... 9
1.1.2. Tiểu thuyết hiện đại và sự chối bỏ nguyên tắc "điển hình hoá" ....17
1.2. Những đổi mới về t duy nghƯ tht trong tiĨu thut Ngun ViƯt Hµ ...25
1.2.1. Nguyễn Việt Hà - "hiện tợng văn học" Việt Nam đơng đại.............26
1.2.2. Nhân vật nh những con ngời đa diện - những "tâm trạng
đơng thời" .....................................................................................28
1.2.3. "Viết là một chủ đề văn học"..........................................................31
Chơng 2. Nhân vật trong tiểu thuyết cđa Ngun ViƯt Hµ........................35
2.1. Quan niƯm nghƯ tht vỊ con ngời...........................................................35
2.1.1. Con ngời hoài nghi ........................................................................36
2.1.2. Con ngời sám hối............................................................................40
2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.........................43
2.2.1. Mẫu ngời "lập thân, lập nghiệp".....................................................44
2.2.2. Nhân vật nh là những trạng thái t tởng...........................................51

2.2.3. Nhân vật với niềm tin tôn giáo........................................................57
Chơng 3. Một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản trong Cơ hội của Chúa và
Khải huyền muộn..........................................................................64
3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện...................................................................64
3.1.1. Nới lỏng và phá vỡ cốt truyện.........................................................65
3.1.2. Cấu trúc phân mảnh và lắp ghép.....................................................69
3.2. Nghệ thuật trần thuật................................................................................77
3.2.1. Vai kể và điểm nhìn trần thuật........................................................78
3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật........................................................................87


3.2.3. Giọng điệu trần thuật......................................................................96

Kết luận........................................................................................................106
Tài liệu tham khảo....................................................................................109

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ thời đổi mới đến nay (1986 - 2008), văn xuôi Việt Nam nói chung
và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đà và đang thực sự chuyển mình trong giai
đoạn xà hội đầy biến động, tạo nên diện mạo riêng với những đặc trng so với các
giai đoạn trớc.
Đặc biệt, đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết trong hơn ba
mơi năm qua. Lơng Khải Siêu - nhà hoạt động chính trị - nhà văn Trung Quốc đÃ
từng quan niệm rằng: "Muốn đổi mới dân một nớc, không thể không trớc hết đổi
mới tiểu thuyết của nớc đó". Vì vậy, tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết là
một công việc có nhiều ý nghĩa. Nó không những cho chúng ta nhìn thấy sự phát
triển của bản thân văn học mà còn cho phép chúng ta nhận thấy chiều sâu văn hoá
dân tộc trong những thời đoạn lịch sử khác nhau.
1.2. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nớc bớc vào thời kỳ đổi mới, tiểu

thuyết đang đứng trớc nhiều thách thức và sự thực đà có đổi mới trên cơ së t×m
kiÕm cái míi qua nhiỊu thĨ nghiƯm nghƯ tht táo bạo. Cùng với nhiều cây bút
khác nh Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh... Nguyễn ViÖt


Hà là ngời luôn luôn tìm kiếm những hình thức biểu đạt nghệ thuật mới, mang
đậm cảm quan hiện đại và hậu hiện đại.
1.3. Mặc dù tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà không nhiều, chỉ với hai cuốn
Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, nhng đó là những "viên ngọc" quý tạo
nên đặc điểm riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chúng tôi chọn đề
tài Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của
Chúa và Khải huyền muộn đi sâu tìm hiểu, khám phá nhằm thấy đợc nét riêng
độc đáo của nhà văn trong dòng văn xuôi Việt Nam nói chung và tiểu thuyết
Việt Nam đơng đại nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện đà có một số bài phân tích, đánh giá về Cơ hội của Chúa và Khải
huyền muộn trên cả hai bình diện: Nội dung và hình thức nghệ thuật. Dới đây,
chúng tôi tóm lợc một vài nét về những đánh giá ấy:
- Về cuốn Cơ hội của Chúa:
Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong "Đọc Cơ hội của Chúa" đà khẳng định:
"Tác giả Cơ hội của Chúa đọc và biết nhiều lý thuyết" và ông đà đánh giá cao
những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ®èi víi sù ph¸t triĨn cđa tiĨu
thut ViƯt Nam hiƯn đại trên một số phơng diện cơ bản nh:
"Trong tác phẩm có những khái quát "xanh rờn" giúp ngời đọc hình dung
và suy nghĩ về những thực trạng của xà hội, những vấn đề và những gì thực sự đơng diƠn ra trong x· héi ta thêi kú ®ỉi míi". Và Cơ hội của Chúa "thừa thÃi
những câu hóm hỉnh, đùa giễu, về phơng diện này có thể xem tác phẩm của
Nguyễn Việt Hà là một cái mốc" [44, 18]. Còn nữa, "Cơ hội của Chúa kết thúc
bằng mấy trang tiểu luận, mở ra những vấn đề rất sớm của nền văn minh nhân
loại" [44, 34].
Trần Văn Toàn trong cuốn Tự sự học có bài "Tự sự trong Cơ hội của Chúa

cách tân và giới hạn" nhận ra rằng: "Mặc dù ở phơng Tây, từ những năm đầu của
thế kỷ XX ngêi ta ®· chøng kiÕn sù biÕn mÊt cđa tính cách, thì với Nguyễn Việt
Hà, phạm trù nghệ thuật này vẫn là công cụ chủ yếu để anh xây dựng bức tranh
đời sống" [88, 422]. Tác giả bài viết ®· ®a ra nh÷ng dÉn chøng cơ thĨ ®Ĩ minh
chøng cho điều này cùng với những thành công cũng nh giới hạn mà Nguyễn
Việt Hà cha làm đợc. Cụ thể đó là về cách xây dựng nhân vật, xen kẽ các chuyện
ngoại đề, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật... Qua đó, Nguyễn Văn Toàn đi đến
khẳng định: "Cuốn tiểu thuyết này đà làm đợc một việc không dễ dàng: nó khiến
ngời ta phải dừng lại suy ngẫm về những gì đà đạt đợc, những gì cần vợt qua của
tiểu thuyết Việt Nam trong tơng lai" [88, 428].
Còn Phạm Xuân Nguyên trong "Buồn vui văn học năm cuối thế kỷ" lại
viết: "Tác phẩm sáng tác "quậy" đợc không khí xôn xao trong năm là cuốn Cơ


hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà. Một tác giả mới toe, dù không phải lần đầu
xuất hiện. Cuốn tiểu thuyết hơn bốn trăm trang bằng nội dung và cách viết của
nó đà khiến độc giả không thể thờ ơ, đà kéo đợc giới trong nghề phải lên tiếng
tranh cÃi, đà không bị rơi vào sự im lặng tẻ vắng nh bao cuốn khác"(...). "Cơ hội
của Chúa là tác phẩm có tìm tòi về nghệ thuật tiểu thuyết và có cách nhìn tiểu
thuyết đối với cuộc sống và con ngời đợc phản ánh" [77]. Tác phẩm đà góp một
tiếng nói mong muốn "tạo đà" thúc đẩy cho thể loại văn học quan trọng này
trong văn học Việt Nam đơng đại.
Tiểu thuyết này cũng đà tạo nên một sự "ngỡ ngàng" đối với Đoàn Cầm
Thi và điều đó đợc thể hiện qua bài viết: "Cơ hội của Chúa - Từ nhật ký đến hậu
trờng văn học". Tác giả bài viết không ngần ngại bày tỏ về sự "ngỡ ngàng" đó
của mình khi đọc tác phẩm này: "Xuất hiện đà năm năm, Cơ hội của Chúa vẫn
khiến tôi ngỡ ngàng bởi sự bề bộn của nó. Không chỉ ở độ dày gần năm trăm
trang, dù đó là một sự hiếm, khi truyện Việt Nam ngày càng mòn, đa phần nhà
văn Việt Nam ngày càng nh hụt hơi. Không chỉ ở sự phong phú của các chủ đề tình yêu, tình bạn, tình anh em; các lĩnh vực - tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn
hoá; các tầng lớp xà hội - thị dân, công chức, lÃnh đạo, trí thức, buôn lậu. Không

chỉ ở chất ngổn ngang của dĩ vÃng, hiện tại tơng lai. Không chỉ ở sự chồng chéo
của những Hà Nội, Hải Phòng, Đồ Sơn, Sài Gòn, Huế, Beclin, Dresden, Ba Lan,
Tiệp" [94]...
Ngoài những ý kiến đánh giá về những thành công của tác phẩm, cũng có
một số ý kiến cho rằng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn gặp phải một số hạn chế
nhất định. Nguyễn Hoà trong bài viết "Cơ hội của Chúa: Chúa cũng không giúp
đợc gì" () cho rằng: "Dù tác giả có khéo léo cài đặt, viện
dẫn tới kinh thánh, huy động một vốn sống phong phú, thổi vào tác phẩm một
không khí hiện sinh thì cũng cha đa ra đợc một lý giải về tình trạng mà chỉ là sự
miêu tả về tình trạng trong một mớ bòng bong các sự kiện và chi tiết"... Và cũng
ở trang web này, Nguyễn Thanh Sơn trong bài "Cơ hội của Chúa: Gánh nặng của
cái tôi phù phiếm" lại nghĩ: "Vì viết cho sớng ngòi bút, cho thoả mÃn ego của
mình, Nguyễn Việt Hà không thể kết thúc đợc câu chuyện... không hiểu rồi tác
giả sẽ đi về đâu trong cái mớ bòng bong những câu chuyện vụn vặt này".
- Về cuốn Khải huyền muộn:
Khải huyền muộn đợc xem nh một "sải bơi" tiếp theo của Cơ hội của
Chúa cũng đà thu hút đợc sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và
những ngời yêu văn chơng. Xung quanh cuốn tiểu thuyết "rất khó đọc" này đà có
không ít những đánh giá, những lời bình xác đáng.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh nói về những cách tân của Nguyễn Việt Hà
trong việc tạo ra một cấu trúc tác phẩm tự mình bứt ra khỏi lối mòn của cÊu tróc


tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống mà các nhà văn đơng đại Việt Nam
vốn rất đông lại viết rất khoẻ, đang gặt hái đợc những mùa bội thu trên cánh
đồng văn học. Theo ông, "Nguyễn Việt Hà không hề né tránh phô diễn cái "tôi"
thuần tuý trong lối nghĩ và lối viết". Ngay cả cách thể hiện mình b»ng mét lèi
kÕt thóc më kh¸c víi lèi kÕt thóc của các tiểu thuyết gia truyền thống cũng đợc
Trung Trung Đỉnh khái quát một cách ngắn gọn, rằng Nguyễn Việt Hà đà xây
dựng nên "những câu chuyện không đầu, không cuối nhng thi vị trong cuộc sống

đơng đại" [85].
Tác giả Tạ Duy Anh nhận xét: "Khải huyền muộn có nhiều trang viết đẹp,
có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là ngời nghiêm túc, có
bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp" [85]. Còn nhà báo Nguyễn Mạnh Hùng
thì cho rằng: Khải huyền muộn là cn tiĨu thut víi sù "chän lùa thø cÊu tróc
®a ng«i thø nh thĨ khèi vu«ng ru bÝch, Ngun ViƯt Hà tạo ra cho mình u thế
thoải mái để quan sát và kể chuyện thoả cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các
nhân vật sống... và "điều thú vị cũng là đóng góp riêng của Nguyễn Việt Hà
chính là vẽ nên những tâm trạng của những ngời đơng thời, quan sát hay, tinh tế
và cả tọc mạch nên những câu chuyện bình dị, nhỏ nhoi không sự biến đợc
Nguyễn Việt Hà trình bày kiểu dây cà ra dây muống... làm cuốn hút ngời đọc.
Bởi ngời đọc trong khoảng thời gian nhiều biến động này rất có nhu cầu đọc lại
chính mình mà Nguyễn Việt Hà có tài đọc họ, viết về họ" [85]. ý kiến này nhằm
khẳng định thế mạnh của Nguyễn Việt Hà trong việc lựa chọn cấu trúc đa ngôi
thứ để diễn tả những gì đang diễn ra trong cuộc sống và tâm hồn con ngời với
những cuộc trao đổi, giao lu một cách thoải mái, linh hoạt mà giàu ý nghĩa.
Trên báo Ngời Hà Nội ngày 4/11/2001, với nhan đề "Thực trạng văn chơng và những thế khốn cùng của đạo đức - Đọc Khải huyền muộn - tiểu thuyết
của Nguyễn Việt Hà", nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan đà khẳng định:
"Với Khải huyền muộn có lẽ lần đầu tiên trong văn chơng nớc nhà xuất hiện một
cuốn tiểu thuyết về chính nó, đúng hơn là trình bày nó nh một văn bản nhiều
tầng, nhiều lớp đang trở thành cái mà nó tự ý thức là một cuốn tiểu thuyết...".
Nhận xét đó của Nguyễn Chí Hoan đà góp phần làm nổi bật lối kết cấu tác phẩm
tầng bậc, đan xen các văn bản, lối kết cấu nh cách gọi của các nhà nghiên cứu đó
là "tiểu thuyết trong tiểu thuyết". Bên cạnh cách cấu tạo khác thờng của nó, cuốn
tiểu thuyết này còn đợc thể hiện bằng cả sự dằn vặt mà nó phơi bày. Đó là một
trong những thành công của Nguyễn Việt Hà khi xây dựng nên tiểu thuyết này.
Bên cạnh đó, hoạ sĩ Lê Thiết Cơng còn phân vân về những điều lẽ ra tác
phẩm này có thể đa đến những thành công hơn nữa: "Giá nh Khải huyền muộn
có kết cấu bớt mạch lạc đi nữa. Thừa thiếu chấm phẩy, câu chữ xô bồ chút nữa,
không giống chút nữa cũng chẳng sao, mỗi ngời viết cần có chính tả của m×nh".



Nhà văn Tạ Duy Anh lại nghĩ, nhợc điểm lớn nhất của cuốn này là "tác giả còn
lộ ra mình phải cố, tức là có chỗ đuối sức".
Đặc biệt là những trang viết của tác giả cuốn luận văn Thạc sĩ Những thể
nghiệm của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà qua hai cuốn Cơ hội của Chúa và Khải
huyền muộn, Trờng Đại học S phạm Hà Nội (2007), Nguyễn Thị Anh Đào đà chỉ
ra một cách khái quát về những thể nghiệm thành công cũng nh cha thành công
của hai cuốn tiểu thuyết này. Tác phẩm đợc khai thác cụ thể trên các phơng diện
nh cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu "với sự bắt
nguồn từ sự thay đổi trong cách tiếp cận đời sống đến quan niệm nghệ thuật mới
về con ngời" và khẳng định: "sáng tác của Nguyễn Việt Hà cho thấy rõ hơn về
bản chất không ngừng vận động của văn học".
Trên đây là những đánh giá khá phong phú và đa dạng về hai cuốn tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà ra đời trong bối cảnh đất nớc có nhiều biến động
cũng nh sù chun ®ỉi cđa tiĨu thut ViƯt Nam trong giai đoạn mới. Ngoài ra,
còn có rất nhiều những bài viết về Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn nh bài
của Nguyễn Hoà, Bùi Việt Thắng, Thanh Huyền, Đỗ Thị Bích Liên, Vũ Thị
Hồng Minh, Nguyễn Thị Minh Thuỷ, Trơng Ngọc Hân... Tuy rằng, những bài
viết này mới chỉ dừng lại ở từng khía cạnh mà cha có sự nghiên cứu toàn diện,
sâu sắc trên tất cả mọi vấn đề, nhng rõ ràng việc chỉ ra những thành quả nghiên
cứu về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà của các tác giả đi trớc là rất có ý nghĩa. Nó
giúp chúng tôi có cơ sở phát triển sâu hơn, hệ thống hơn những nghiên cứu về
tiểu thuyết của nhà văn. Do đó, vấn đề Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn vẫn là
vấn đề mà chúng tôi quan tâm, tiếp tục đi vào tìm hiểu, khám phá.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát hai cuốn: Cơ hội của
chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng
một số tác phẩm của các tác giả khác để phục vụ cho việc so sánh: Tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Đi tìm nhân
vật của Tạ Duy Anh; Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phơng...
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu quan niƯm míi cđa Ngun ViƯt Hµ vỊ tiĨu thut trong sự
đối sánh với các quan niệm truyền thống và hiện đại.
4.2. Khám phá thế giới nhân vật trong tiểu thut Ngun ViƯt Hµ.


4.3. Chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản trong Cơ hội của Chúa và
Khải huyền muộn.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận văn, chúng tôi đà vận dụng nhiều phơng pháp nghiên
cứu khác nhau. Trong đó, có các phơng pháp chính: Phơng pháp thống kê - phân
loại; phơng pháp phân tích - tổng hợp; phơng pháp so sánh - đối chiếu; phơng
pháp cấu trúc - hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà trên cơ sở khảo sát, phân tích một cách tập trung, cụ thể
và có tính hệ thống hai tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn. Nếu
luận văn thành công, thì đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu tiếp theo về Nguyễn Việt Hà trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt
Nam đơng đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đợc triển khai
qua 3 chơng:
Chơng 1. Sự đổi mới về t duy nghƯ tht trong tiĨu thut cđa Ngun ViƯt Hà

Chơng 2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà
Chơng 3. Một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản trong Cơ hội của Chúa và
Khải huyền muộn

Chơng 1
Sự đổi míi vỊ t duy nghƯ tht trong tiĨu
thut cđa Ngun Việt Hà
1.1. Những đổi mới về t duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đơng đại
Hành trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam nói riêng gắn liền với tiến
trình vận động của đổi mới văn học nớc nhà nói chung. Nhìn vào các chặng đờng
cùng với những thành tựu mà nó đạt đợc, ta có thể thấy rõ sự đổi mới ấy đợc thể
hiện trên các phơng diện: Quan niệm nghệ thuật về con ngời, nhân vật, giọng
điệu, ngôn ngữ. Đặc biệt là những đổi mới về t duy nghệ thuật - một "dạng hoạt
động trí tuệ của con ngời hớng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phÈm nghƯ tht...
T duy nghƯ tht lµ mét bé phËn của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hoá
hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phơng tiện của nó là các biểu tợng, tợng trng có thể trực quan đợc. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của t
duy nghệ thuật là ngoài tính giả định, ớc lệ, nó hớng tới việc nắm bắt nh÷ng sù


thật ngoài đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể có), có
thể cảm thấy theo xác suất, khả năng và tất yếu" [49, 381].
Nh vậy, t duy nghệ thuật không phải cái gì đó đơn giản, mờ nhạt mà nó
đóng vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. T duy nghÖ
thuËt béc lé râ ë viÖc "chiÕm lÜnh thÕ giới một cách hình tợng, cảm tính, ở sự tổng
hợp một cách hữu cơ các kết quả hoạt động của các cơ chế vừa lý tính vừa cảm
tính của sự tởng tợng. Cơ sở năng sản của t duy nghệ thuật là hoạt năng cảm xúc
của ý thức nghệ sỹ, đi kèm với hoạt lực thao tác của một giác quan thẩm mỹ phát
triển, của những tiên cảm" [7, 358]. DÊu hiƯu cèt u cđa t duy nghƯ tht lµ tính
giả thiết, là năng lực suy tính bằng cái bất định. Những giả thiết đợc tạo dựng, các
mảng hiện thực "vô hình" đợc soi rọi, các "khoảng trống của sự không biết" đợc

khắc phục. Tất cả đều nhờ cái tởng tợng, hiện diện ở hoạt động nghệ thuật nh chất
xúc tác độc đáo của t tởng sáng tạo.
Cùng với sự biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc thì văn học cũng có
những yêu cầu phải đổi mới, điều này đà tạo nên những chấn động sâu xa trong
ý thức nghệ thuật của nhà văn. Nhất là tiểu thuyết - một thể lại "năng động nhất"
trong việc nắm bắt và thể hiện các vấn đề của cuộc sống và con ngời. Nó có vai
trò "quyết định căn cốt một diện mạo văn học", đánh dấu "một bớc phát triển
quan trọng và cơ bản trong t duy của con ngời về thế giới, là một thời đại mới
trong t duy của con ngời" (Nguyên Ngọc), đang ngày càng khẳng định vị thế cột
sống của nền văn học, đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn mới toàn diện và dân
chủ hơn.
1.1.1. Tiểu thuyết nh một bản giao hởng về đời sèng
1.1.1.1. Quan niƯm trun thèng vỊ tiĨu thut
TiĨu thut lµ một thể loại văn học đợc sự quan tâm nhiều của các nhà
nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nớc. ĐÃ có không ít những ý kiến đồng tình,
thậm chí trái ngợc nhau khi đánh giá về tiểu thuyết với các chức năng, nhiệm vụ
mà nó phải đảm nhận cũng nh các trạng thái đời sống mà nó cần nắm bắt và biểu
hiện. Ngay đến định nghĩa tiểu thuyết, mỗi nhà văn, mỗi văn phái cũng có những
điểm khác nhau. ThÕ nµo lµ tiĨu thut? Cã ngêi cho r»ng tiĨu thuyết phải giống
cuộc đời, nghĩa là giống sự thực; có ngời lại cho rằng tiểu thuyết phải tạo ra
những cái gì phi thực; có văn phái khẳng định tiểu thuyết trớc hết phải là một
câu chuyện tởng tợng có đầu, có cuối hẳn hoi; trong khi văn phái khác lại không
câu nệ trong lề lối nh thế. Với họ, đà đành tiểu thuyết là một câu chuyện tởng tợng xếp đặt rồi, nhng cần phải linh hoạt và phức tạp nh cuộc đời, nh sự sống mà
sự sống thì không có khuôn phép gì nhất định.
Văn học đợc xem là một hình thái ý thức xà hội đặc biệt, mang trong mình
những nhiệm vụ cao cả, những sứ mệnh lớn lao. Ngay từ thời trung đại, các nhà
văn, nhà thơ đà ý thức đợc rằng làm văn là để giáo hóa, chở tải đạo lý và làm thơ


là để tỏ rõ chí hớng, t tởng của mình. Có lúc văn học trở thành công cụ của chính

trị, là vũ khí của công tác t tởng, là phơng tiện tuyên truyền, giáo dục quần
chúng, phục vụ các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc.
Xác định phơng hớng nghệ thuật là sự miêu tả "giống nh thực" "trong
những dạng thức của bản thân đời sống", các tiểu thuyết gia bấy giờ lấy tiêu
chuẩn là tính chân thực và sự trung thành với nguyên tắc sáng tác ấy làm chuẩn.
Một cuốn tiểu thuyết lúc này đợc xem nh là "một tấm gơng đi chơi trên đờng
cái" (Stendhal). Thực tiƠn ph¸t triĨn cđa tiĨu thut ViƯt Nam thÕ kû XIX "bộc
lộ toàn bộ những nguyên tắc thẩm mỹ của những đặc tính loại hình của chủ
nghĩa hiện thực. Sự trung thành với thực tại trở thành tiêu chuẩn chủ đạo của tính
nghệ thuật. Sự miêu tả không còn mang tính ớc lệ, trừu tợng, phúng dụ. Nó đạt
tới một møc ®é míi cđa tÝnh sèng ®éng, khiÕn ngêi ta có thể nói về các nhân vật
văn học nh những con ngời sống thực" [7, 87]. Đặc biệt, khi đất nớc dốc toàn
tâm lực vào những cuộc chiến tranh vệ quốc, bản lĩnh nhà văn thể hiện ở tinh
thần công dân, ở vai trò "chiến sĩ", ở việc hy sinh nghệ thuật cho những yêu cầu
sống còn của dân tộc. Tiểu thuyết vì vậy hớng đến những đề tài lớn, giàu tính
thời sự. Nhà văn không có nhu cầu hớng nội mà hớng ngoại, hớng đến cộng
đồng, tập thể. Họ đợc coi là những "th ký trung thành của thời ®¹i" (Balzac), lùa
chän mét t tëng chØ ®¹o chung ®Ĩ văn học dẫn dắt độc giả đi theo, vì trong mét
cn tiĨu thut dï thÕ nµo cịng "biĨu diƠn nhiỊu hay ít, rõ rệt hay mơ hồ cái lập
trờng xà hội của tác giả". Chính vì thế, khoảng cách giữa thực tại khởi nguyên và
thế giới nghệ thuật bị thu ngắn lại, h cấu thờng khi lùi lại trớc sự tái hiện các sự
việc và con ngời mà cá nhân tác giả biết rõ, đa theo lối chọn lựa vào tác phẩm
của mình những con ngời và sự kiện có thực. Các nhà văn tỏ ra a thích các dữ
kiện hiện thực hơn sự h cấu, đôi khi nhấn mạnh u thÕ cđa viƯc "viÕt theo tù
nhiªn" [7, 167].
Tõ quan niƯm vỊ viƯc biĨu hiƯn ®êi sèng hiƯn thùc cđa tiểu thuyết nh thế
nên các tác giả truyền thống cho rằng, đà là tiểu thuyết thì phải khác các thể loại
khác nh truyện ngắn, truyện vừa, với một độ dài, dung lợng khá đồ sộ. Do đó,
một trong những điểm nổi bật của tiểu thuyết cổ điển là tác phẩm chia thành
nhiều tập, nhiều chơng, nhiều hồi, nhiều nhân vật với khả năng bao quát hiện

thực rộng lớn cả bề rộng lẫn bề sâu. Hơn nữa, tiểu thuyết nhất quyết phải tồn tại
trên một cốt truyện, nếu không có cốt truyện sẽ không có tiểu thuyết. Theo họ,
đó là yếu tố cơ bản, quyết định sự thành công của một cuốn tiểu thuyết, là một
hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố và hoạt động trong tác phẩm nhằm bộc lộ
tính cách của các nhân vật, phản ánh đợc những mâu thuẫn, xung đột điển hình
của hoàn cảnh xà hội mà nhà văn miêu tả, giúp cho t tởng, chủ đề và nội dung
nghệ thuật có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ trong tác phẩm. Tiểu thuyết lúc
này có chức năng phản ánh tuân theo cốt truyện ấy với thủ pháp có tính hoang đ-


ờng, kỳ ảo hay đậm tính chất ớc lệ tợng trng và các sự kiện, chi tiết, tình huống
đều đợc sắp xếp theo trình tự, tầng bậc hợp quy định mà không có sự đan cài
giữa quá khứ và hiện tại nhằm tập trung làm nổi bật vai trò trung tâm của nhân
vật chính. Đó là đặc trng của tiểu thuyết thời trung đại, đẫm chất sử thi và có thể
kể lại dễ dàng.
Bên cạnh đó, nhân vật tiểu thuyết trong quan niệm truyền thống đợc coi
nh là những "nhân vật đại biểu", đại diện cho một mặt phẩm chất hay tính cách
con ngời, những mặt này của họ bao giờ cũng ở ngỡng tuyệt đối tạo cho ngời đọc
ấn tợng khó quên. Nó thờng có mẫu mực định trớc, chia thành nhiều tuyến và
đặc tính thiện - ác, tốt - xấu rõ ràng. Do đó, khi nói đến mặt tính cách nào thì ngời đọc nghĩ ngay đến nhân vật đại diện cho tính cách ấy. Chẳng hạn, trong Tam
quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có nhân vật "Khổng Minh đại diện cho tài
trí mu lợc, Tào Tháo ®¹i diƯn cho thãi ®a nghi, L· Bè ®¹i diƯn cho uy vũ..." (Vũ
Bằng). "Nhân vật đại biểu" do đó bao giờ cũng đạt đến chỗ tối cao hay tối hèn,
không ai có thể làm những việc cừ khôi hay hèn kém hơn đợc. Bởi thế, những
hành động của họ sẽ mÃi khắc vào tâm trí bạn đọc với những tính cách tiêu biểu
đó.
Những nhân vật đó là những con ngời thể hiện sức mạnh của mình ở một
khía cạnh, một bình diện hay phẩm chất nào đó tại một thời điểm cụ thể mà thôi.
Còn những gì thuộc về thế giới bên trong đầy trắc ẩn và phức tạp của họ cha đợc
chú ý khai thác và biểu hiện. Nhà văn lúc này cũng tập trung vào đối tợng trọng

tâm mà mình chủ ý xây dựng với những tính cách, hành động nổi bật để làm rõ ý
tởng của mình. Đúng nh lời nhận xét của M.Bakhtin "do hớng tới lời văn một
giọng nhằm thẳng vào đối tợng" nên "chủ nghĩa cổ điển đà không tài nào xác lập
đợc giọng văn đa thanh trong các tác phẩm văn học. Văn cảnh trong chủ nghĩa
cổ điển là văn cảnh phù hợp với giọng văn đơn thanh. Các quan hệ đối ngoại thờng bị xem nhẹ và bỏ qua" [38, 21]. Và nh thế, vai trò của ngời đọc cũng bị "lấn
át", họ nh một "cỗ máy" làm theo lập trình đà định sẵn, đọc và chiếm lĩnh chân
lý đà đợc các nhà văn - ngời "biết tuốt" vạch đờng, chỉ lèi. TiĨu thut chđ u
thut phơc hä ë c¸c sù kiện và thờng bị thu hút vào cái đợc kể hơn là nghệ thuật
ngôn từ. Họ luôn rơi vào một tình thế bị động trong tiếp nhận tác phẩm.
Tất cả những quan niệm truyền thống về tiểu thuyết đó dần dần có những
điểm không còn phù hợp với thời đại mới nữa. Bởi thế, đến văn học hiện đại đÃ
có nhiều thay đổi trên cơ sở kế thừa và phủ định biện chứng, tìm ra những con đờng đi mới cho riêng mình nhằm đáp ứng đợc nhu cầu của con ngời về một nền
tiểu thuyết đúng nh những gì mà thể loại này có thể làm đợc, đa lại hiƯu qu¶
nghƯ tht cao nhÊt.
1.1.1.2. Quan niƯm míi vỊ tiĨu thuyÕt


Thời đại mới đòi hỏi nhà tiểu thuyết phải có cái nhìn mới để tái hiện triệt để
cuộc sống đầy phức tạp, dang dở và theo đó con ngời cũng trở nên sinh động và đa
dạng hơn. Đồng thời, ý thức nghệ thuật của nhà văn cũng là một hoạt động sáng tạo
gắn liền với hoạt động nhận thức và tù nhËn thøc, thĨ hiƯn mét c¸ch tiÕp cËn cc
sèng, một kiểu ứng xử mới đối với thế giới và con ngời.
Nhìn chung các quan niệm hiện đại về tiểu thuyết đều cho rằng: Nhà văn
có nhiệm vụ tái hiện cuộc sống và con ngời với tất cả những phức tạp, bộn bề, đa
diện một cách nghệ thuật, giàu tính sáng tạo, chọn lọc và không cần thiết phải gò
tác phẩm của mình theo cốt truyện một cách máy móc. Do vậy, ở tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại, tổ chức tác phẩm trở thành yếu tố cần thiết góp phần vào sự thành
công của tác phẩm. Nói khác đi, điều quan trọng nhất là nhà tiểu thuyết phải phấn
đấu "viết" nội dung chứ không phải "kể" nội dung. Đó là loại tiểu thuyết đa thanh
(phức điệu), gắn liền với một kiểu t duy nghệ thuật đặc biệt (đợc M.Bakhtin

khám phá trớc hết trên cứ liệu sáng tác của Đốt-xtôi-ép-xki) mang một chiều sâu
nhân văn mới hẳn so với kiểu truyền thống. Nó có "khả năng khám phá thực tại
và thức tỉnh ý thức về sự thật", "có khả năng dự báo, dự cảm" cao hơn so với tiểu
thuyết đơn thanh. Nã ®Ị xt mét lËp trêng nghƯ tht míi cđa tác giả trong
quan hệ với các nhân vật của mình: Đó là lập trờng đối thoại, khẳng định tính
độc lập, tự do bên trong của nhân vật, về căn bản nó không phục tùng sự đánh
giá một chiều và hoàn tất từ phía tác giả. Theo M.Bakhtin, trong tiểu thuyết,
không chỉ tác giả mới đợc quyền nói mà nhân vật, với t cách là một chủ thể độc
lập, cũng có quyền sản sinh ra các lời thoại, tranh cÃi một cách bình đẳng với tác
giả. Nếu nh trong loại hình văn xuôi đơn thanh, giọng điệu tác giả bao giờ cũng
giữ vai trò thống trị, giọng nhân vật bị hoà tan và bị hút mất trong từ trờng giọng
điệu tác giả thì ở tiểu thuyết đa thanh, giọng điệu tác giả đà bị tớc bỏ vai trò ấy.
Nhân vật cùng tồn tại trên một mặt bằng, cùng đối thoại với tác giả. Đồng thời,
nhân vật phải chịu trách nhiệm về tiếng nói của mình, tác giả không thể áp đặt
cái nhìn của mình vào nhân vật mà buộc phải đối thoại không dứt với các nhân
vật.
Chính tính độc lập, có giá trị ngang hàng của nhân vật với tác giả đà tạo
nên cấu trúc đa thanh của tiểu thuyết, là tiếng nói của t tởng mang tính liên cá
nhân, liên chủ thể thể hiện "tính không tất định của cuộc sống, phi tuyến tính,
thoát ra khỏi t duy cơ giới vốn coi những điều hợp lý nh một cỗ máy, biết
nguyên nhân thì rõ hậu quả, cái trớc cái sau" (Nguyên Ngọc). Điều này giúp
chúng ta phân biệt đợc với kiểu t duy của loại "tiểu thuyết đơn thanh" truyền
thống, kiểu t duy nghệ thuật độc thoại, miêu tả thế giới qua sự "độc tôn duy nhất
của ý thức tác giả" (M.Bakhtin). ở đây, bản chất đối thoại của ý thức con ngời đợc
gắn với tính mở ngỏ của nó, tính không hoàn thành - một trong những vấn đề
trung tâm đợc đề cập một cách rõ nét, đa các nhân vật của tiểu thuyết đến những


vấn đề ngọn nguồn của tự do con ngời. Vì không trùng khít với chính mình, con
ngời bao giờ cũng có thể vợt ra ngoài những giới hạn của mình và bác bỏ cách

nhìn định sẵn về mình, nhng điều này chỉ có trong sự thâm nhập bằng đối thoại
vào đời sống sâu kín của nhân cách.
Với cái nhìn hiện đại về tiểu thuyết, nhà văn đà ý thức đợc cốt truyện
không còn là vấn đề cơ bản của tiểu thuyết nữa, cuộc sống cũng không tuân theo
một quy luật nào, không theo trật tự tuyến tính nhân quả nào, nó không yêu cầu
ngời viết phải lệ thuộc vào những chuẩn mực khuôn phép, gò bó, máy móc nh
trong quan niệm truyền thống. Lúc này, đòi hỏi nhà văn phải lùa chän sù kiƯn ®Ĩ
®Èy nhanh sù viƯc theo tèc ®é diƠn biÕn ngµy cµng nhanh cđa hiƯn thùc vµ tạo
điểm nhấn cho sự kiện vừa đợc đa ra nhằm tạo cho mình một lối đi tự do và thoải
mái hơn. Vũ Bằng có quan niệm khá gần gũi với M.Bakhtin khi nhà lý luận này
đối lập yếu tố nhân vật trong tiểu thuyết "đơn thanh" với tiểu thuyết "đa thanh"
là loại tiểu thuyết mà ở đó nhân vật đợc miêu tả nh một sự tự ý thức , một dòng t
tởng, một giọng điệu với tất cả tính chất cốt lõi, chủ đạo. Họ thấy rằng điều cần
thiết và quan trọng hơn hết là nhân vật và thế giới nội tâm, tính cách nhân vật nổi
lên hàng đầu, có vai trò hiện thực hoá cốt truyện trong tác phẩm. Nhà văn sẽ tự
do trong lựa chọn thời gian và không gian. Nó không còn tuân thủ theo lối cũ,
tuần tự (ra đời, phát triển và kết thúc nh trong tiểu thuyết truyền thống), mà "phải
hoặc lấy tâm lý làm gốc, giải phẫu tính tình dục vọng của cá nhân hay toàn thể,
hoặc làm cho ta suy nghĩ về những vÊn ®Ị lín lao cã quan hƯ ®Õn ®êi ngêi" [79,
108].
Mặt khác, quan niệm hiện đại về tiểu thuyết còn thể hiện ở cái nhìn mới,
tiểu thuyết - loại truyện không kể đợc. Khoảng cách giữa tác giả và nhân vật
trong tác phẩm gần nh bị triệt tiêu. Nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn đa ra nhận
xét nh sau: "Phải nói ngay rằng, ở đây không đòi hỏi nhân vật phải giống y nh
con ngời ngoài đời. Giữa trang sách và cuộc sống không bao giờ có sự trùng khít
hoàn toàn. Đó là một lẽ nhiều ngời đà biết, nhng thực chất là thống nhất". Dung
lợng lúc này cũng đợc dồn nén, các tiểu thuyết gia bắt tay vào công cuộc mới,
tìm kiếm và khám phá: "Mạnh bạo, can đảm giơ tay mở cánh cửa ra và xé những
cái vỏ bọc bên ngoài đi" (Vũ Bằng). Tiểu thuyết vì thế cũng nh đời, rất khó tóm
thuật, đời đời cái kiểu mẫu của chúng ta không thể nào đem ra mà kể lại, cho

nên tiểu thuyết không cần phải chủ trơng gì cả.
M.Kundera khi bàn về nghệ thuật tiểu thuyết có một ý rất độc đáo: "ở bên
ngoài tiểu thuyết ngời ta sống trong thế giới của những điều khẳng định. Mọi ngời đều tin chắc ở lời nói của mình. Trong lÃnh địa tiểu thuyết ngời ta không
khẳng định bởi đây là lÃnh địa của "trò chơi" và những giả thuyết. Một trong
những tiếng gọi thôi thúc sự phiêu lu của tiểu thuyết hiện đại chính là tiếng nói
của trò chơi. Tiểu thuyết chính là một trò chơi, chỉ có điều nó không phải là một


trò chơi vô tăm tích mà là nỗ lực biểu đạt nghĩa đầy chủ động của nhà văn, tức
có dụng ý nghƯ tht vµ béc lé mét quan niƯm nhÊt định của tác giả về đời sống"
[64, 16]. Cái khuynh hớng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần gũi sự sống, để
đợc linh hoạt và thật nh cuộc đời.
Cũng là vấn đề nhìn nhận về những điều cốt lõi của tiểu thuyết trong giai
đoạn mới, nhà lý luận Đ.H.Lawrence cho rằng: "Tiểu thuyết là cuốn bách khoa
về cuộc đời". Bởi vậy, một cuốn tiểu thuyết hiện đại không có sự sắp xếp, dàn
dựng sẵn, vì cuộc sống hiện đại với nhiều sôi động, biến cố, đổi thay với vô vàn
những khó khăn, phức tạp. Còn Nhất Linh trong bài "Viết và đọc tiểu thuyết", đÃ
xem tiểu thuyết là một thể loại dễ dàng phản ánh cuộc sống một cách chân thực,
khám phá đợc mọi biến thái trong tâm hồn con ngời một cách sâu sắc, hợp lí nh
nó vốn diễn ra không gò ép. Theo tác giả, "những cuốn tiểu thuyết hay là những
cuốn tiểu thuyết tả đúng sự thật cả bề trong lẫn bề ngoài, diễn tả đợc một cách
linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi sâu vào sự sống với tất cả
những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn... Những cuốn đó cần phải
có sự thành thực của tác giả cấu tạo nên, viết bằng một lối văn giản dị, không
giảng giải nhiều và không phải hay chỉ vì cốt truyện" [92, 164]. Đó là cách nhìn
mới so với truyền thống về tiểu thuyết - thể loại đầy triển vọng đang đợc bạn đọc
yên mến và đón đợi.
Ngoài ra, một ®iỊu dƠ nhËn thÊy trong c¸c t¸c phÈm cđa ®éi ngũ các nhà
văn mới, đó là việc chú ý đặc biệt đến thủ pháp nghệ thuật "đồng hiện". Nó thờng đợc sử dụng khi thể hiện lôgíc "dòng ý thức" của nhân vật, tập trung làm nổi
bật hình ảnh con ngời luôn suy nghĩ, với đủ cung bậc tình cảm: buồn, vui, hạnh

phúc, đau khổ, trăn trở, dằn vặt... hiện ra trong khối lập thể ba chiều: quá khứ,
hiện tại, tơng lai chồng chéo, đan cài vào nhau. Nh một lẽ dĩ nhiên, đó không chỉ
là sự thay đổi về hình thức mà còn là sự thay đổi trong t duy nghệ thuật tiểu
thuyết của các nhà văn. Bởi thế, tác giả không còn trói buộc tác phẩm vào luận
đề, quan điểm của mình. Mọi cái tự bộc lộ ra qua hoạt động của hệ thống nhân
vật kể cả vai chÝnh lÉn vai phơ cïng sù bè trÝ t¸c phÈm, vì "cuộc đời là một mớ
chân lý tơng đối mà những con ngời chia lấy cho nhau" (M.Kundera).
Qua đó, ta thấy vai trò quan trọng của yếu tố nhân vật và việc xây dựng
các nhân vật với tất cả sự phức tạp của nó trong sáng tạo nghệ thuật để phản ánh
đúng hình ảnh con ngời hiện đại với mọi chiều kích của một xà hội tân tiến.
Điều ấy đợc minh chứng bằng các tác phẩm có giá trị của các tiểu thuyết gia đơng đại nh: Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn
Việt Hà, Nguyễn Bình Phơng... Đến với những sáng tác ấy, độc giả - với t cách
là bạn "đồng hành" cùng tác giả, cùng tham gia vào một "sân chơi" mới, tự tìm
ra lời giải đáp hay những bài học, những ý nghĩa sâu xa trong tác phẩm. Điều đó
chứng tỏ thể loại tiểu thuyết đà và đang có những bớc tiến ®¸ng kĨ trong c¸ch


nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề của con ngời và cuộc sống cũng nh chính bản
thân nó. Đội ngũ sáng tác đang nỗ lực tìm tòi, đổi mới để chọn hớng đi riêng cho
tiểu thuyết nớc nhà, nhất là từ đổi mới (1986) đến nay.
Tiểu thuyết đợc xem nh một "bản giao hởng về đời sống". Trong cái nhìn
dân chủ của con ngời hôm nay thì sứ mệnh mà nó phải đảm nhận mang tính
nhân văn và nhân bản hơn. Nó phải thực sự trở thành "một hoạt động sáng tạo
độc lập, tích cực tham gia vào quá trình đổi mới và dân chủ hóa xà hội bằng cách
riêng của mình, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và nhận thức con ngời về
thế giới và về chính mình, mang đến cho mỗi con ngời tình yêu cái đẹp, sự rung
động trớc cuộc đời, lòng quý trọng và xót thơng đồng loại" [60, 65].
1.1.2. Tiểu thuyết hiện đại và sự chối bỏ nguyên tắc "điển hình hoá"
1.1.2.1. "Điển hình hoá" nh một nguyên tắc, yêu cầu của chđ nghÜa hiƯn thùc
Theo nghÜa réng, chđ nghÜa hiƯn thùc là "thuật ngữ đợc dùng để xác định

quan hệ giữa tác phẩm văn học đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà
văn thuộc trờng phái hoặc khuynh hớng văn nghệ nào" [49, 77]. Còn theo nghĩa
hẹp, chủ nghĩa hiện thực "đợc dùng để chỉ một phơng pháp nghệ thuật hay một
khuynh hớng, một trào lu văn học có nội dung chặt chẽ, xác định trên cơ sở các
nguyên tắc mỹ học sau: mô tả cuộc sống bằng hình tợng tơng ứng với bản chất
những hiện tợng của chính cuộc sống và bằng điển hình hoá các sự kiện của thực
tế đời sống; thừa nhận sự tác động qua lại giữa con ngời và môi trờng sống, giữa
tính cách và hoàn cảnh, các hình tợng nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa hớng tới
tái hiện chân thực các mối quan hệ khác của con ngời và hoàn cảnh; cùng với sự
điển hình hoá nghệ thuật, coi trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của
chúng trong việc mô tả con ngời và cuộc sống, coi trọng việc khách quan hoá
những điều đợc mô tả, làm cho chúng tự nói lên đợc tiếng nói của mình" [49,
78].
Tất cả những sáng tác theo khuynh hớng chủ nghĩa hiện thực đều phải
phục tùng các nguyên tắc sáng tác của nã, phôc tïng sù nhËn thøc con ngêi trong
mèi quan hệ phức tạp với thế giới xung quanh và những điều kiện lịch sử - xà hội
cụ thể. Để phản ánh đợc trật tự xà hội đơng thời và lịch sử xà hội Việt Nam lúc
bấy giờ, các tác giả hiện thực chủ nghĩa đà xây dựng nên những điển hình nghệ
thuật, miêu tả sinh động, hấp dẫn và khái quát đợc những nét bản chất nhất, quan
trọng nhất của con ngời và đời sống. Điển hình là "cấp độ cao nhất của tính cách,
ghi nhận chẳng những các nét lịch sử xà hội và dân tộc của tính cách ngời, mà
còn đồng thời ghi nhận các nét tính ngời phổ biến, tức là những nét bền vững,
vĩnh cửu của bản tính ngời; đây là cơ sở của những hình tợng vĩnh cửu" [7, 151].
Đó là một hiện tợng nghệ thuật phổ biến, có thể tìm thấy trong những sáng tác u
tú thuộc mọi thời đại. Tuy nhiên, mức độ, ý nghĩa phổ biến và sức mạnh nghệ
thuật của các điển hình không phải bao giờ cũng giống nhau.


Vấn đề điển hình hoá các tính cách và hoàn cảnh cũng là một phơng thức
khái quát nghệ thuật tiêu biểu mà các tác giả của chủ nghĩa hiện thực rất quan

tâm. Điển hình hoá theo một xác định của Marx, chính là "Shakespeare-hoá"
(khác với "Schiller-hoá), tức là ý tởng hoá) [7, 87]. Nó trở thành nguyên tắc sáng
tác của chủ nghĩa hiện thực mà cơ sở là "các tính cách và hoàn cảnh trong tác
phẩm nghệ thuật đợc cắt nghĩa ở bình diện xà hội - lịch sử, sự liên hệ theo quy
luật nhân quả giữa chúng (quyết định luận xà hội) đợc khám phá trong sự phát
triển về chất (chủ nghĩa lịch sử) nhờ việc điển hình hoá các sự kiện tồn tại, tức là
tơng ứng với thực tại nguyên khởi" [7, 81].
Hiểu theo nghĩa rộng thì điển hình hoá là "tổng hoà mọi biện pháp nghệ
thuật nhằm làm cho hình tợng trở thành điển hình, là con đờng đa sáng tạo nghệ
thuật đạt tới chất lợng cao" [49, 116]. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, điển hình hoá là
hình thức khái quát hoá đặc trng của phơng pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa,
hình thành trên cơ sở quan sát tính lắp đi lắp lại tơng đối ổn định của các hiện tợng, tính cách và quá trình cuộc sống cùng loại trong thực tế [49, 116]. Các nhà
lý luận và các nhà văn lớn của chủ nghĩa hiện thực thờng sử dụng thuật ngữ điển
hình hoá với ý nghĩa này.
ở mỗi thời đại lịch sử, mỗi trào lu, trờng phái văn học, mỗi phơng pháp
sáng tác thờng có những nguyên tác điển hình hoá riêng. Nó gắn liền với quá
trình cá thể hoá và khái quát hoá nhằm làm cho hình tợng vừa khái quát đợc
những nét quan trọng nhất của đời sống, lại có đợc hình thức cụ thể, cảm tính
của cá thể, độc đáo và không lặp lại. Đây là một đặc trng tiêu biểu của quá trình
sáng tạo nghệ thuật, đợc xem là hình thức khái quát cao nhất trong các hình thức
khái quát.
Với nguyên tắc điển hình hoá, những điều viết ra đều đợc nghe thấy, trông
thấy, nhng không dùng nguyên một sự thực ấy mà chỉ lấy một phần rồi cải tạo
thêm, phát triển nó và nguyên mẫu nhân vật cũng vậy, không dùng nguyên một
ngời nào, "thờng là miệng ở Chiết Giang, mặt ở Bắc Kinh, quần áo ở Sơn Tây, là
một vai đợc ghép lại..." [49, 153]. Đây đợc xem nh một nguyên tắc của chủ
nghĩa hiện thực. Với đặc trng là thể loại phản ánh khái quát những bức tranh x·
héi réng lín víi nhiỊu nh©n vËt, nhiỊu sù kiện, biến cố trong những mối quan hệ
ràng buộc phức tạp nên nhà tiểu thuyết không thể không vận dụng hoạt động h
cấu để cho toàn bộ hiện thực đợc tổ chức lại theo hệ thống của mỗi hoàn cảnh,

mỗi nhân vật có tính điển hình cao hơn, sâu sắc hơn. Sự thực cuộc sống qua lăng
kính của nhà văn phải đợc khúc xạ, làm cho nhân vật có tính điển hình với tầm
khái quát rộng lớn.
Quan điểm của khuynh hớng chủ nghĩa hiện thực về nhân vật là nhà văn
có quyền lựa chọn sự kiện để chọn sự thực điển hình. Theo họ, cái điển hình có
khả năng biểu hiện bản chất của một phạm trù tính cách. Sự chän läc ®ã nh»m


gạt bỏ những cái không mang tính bản chất, loại nhân vật một chiều, phản ánh
hay mang một đặc trng nổi bật nào đó của con ngời. Nhân vật là những con ngời
mang đạo lý chống lại kẻ vô đạo, là anh hùng thay trời hành đạo mà Vũ Bằng
gọi đó là loại "nhân vật đại biểu" trong tiểu thuyết. Nó đại diện một mặt phẩm
hạnh hay tính cách nào đấy của con ngời. Những mặt này của họ bao giê cịng ë
ngìng tut ®èi, do ®ã, khi nãi ®Õn mặt tính cách nào ngời ta nghĩ ngay đến
nhân vật với những đặc trng nổi bật ấy.
Theo F.Engels, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi bên cạnh tính chân thực của
các chi tiết còn phải "tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong hoàn
cảnh điển hình". Con ngời đợc bộc lộ nh một sinh thể xà hội, tơng tác với các
điều kiện sống khách quan. Muốn làm đợc điều đó, nhà văn phải dựa vào sự tổng
hợp nhiều sự việc, nhiều con ngời để sáng tạo nên hoàn cảnh điển hình hay nhân
vật điển hình. Đồng thời, "... cần phải quan sát nhiều ngời cùng loại với nhau để
xây dựng một kiểu ngời nhất định" (L.Tônxtôi).
Trong sáng tác của chủ nghĩa cổ điển hình tợng điển hình chủ yếu khái
quát những thuộc tính của loại. "Phải đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới
sáng tạo đợc những điển hình đầy đặn, hoàn chỉnh và mang nội dung cụ thể lịch sử sâu sắc" [49, 115]. Còn nói đến trào lu hiện thực ở Việt Nam, chúng ta
không thể không nhắc đến tên tuổi của Hồ Biểu Chánh, Ngô TÊt Tè, Vị Träng
Phơng, Nam Cao... cïng c¸c t¸c phÈm có giá trị lớn với những điển hình nghệ
thuật sống mÃi với thời gian nh: Con nhà nghèo, Cay đắng mùi đời (Hồ Biểu
Chánh); Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Số ®á (Vị Träng Phơng); Sèng mßn (Nam Cao).
ë ®ã, ta thấy con ngời luôn luôn gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh, tính cách bị chi

phối và biến đổi theo hoàn cảnh. Tác giả hớng tới tái hiện chân thực c¸c mèi
quan hƯ kh¸ch quan cđa con ngêi, ph¸t hiƯn ra b¶n chÊt x· héi - giai cÊp cđa con
ngêi: "cá nhân con ngời, số phận của nó, tất nhiên bao giờ cũng thu hút sự chý ý
của các nhà hiện thực phê phán, song cái quan trọng nhất trong sự miêu tả hiện
thực của họ sẽ là sự phụ thuộc của số phận con ngời vào phát triển của những
quan hệ xà hội, vào xà hội nói chung" [62, 358].
Với việc sử dụng bút pháp điển hình hoá nh một nguyên tắc, một yêu cầu
đối với sáng tạo và tiếp nhận văn học của chủ nghĩa hiện thực thì đội ngũ các nhà
văn thời kỳ này đà kỳ vọng vào việc xây dựng nên những điển hình, đạt tới một
điều bất di, bất dịch trong lòng ngời, một cái gì cốt yếu trong tính tình của con
ngời và bất cứ ngời nào, hạng nào, dân tộc nào cũng đều giống nhau. Họ đà gặt
hái đợc không ít những thành công, xây dựng nên những "nhân vật đại biểu" mÃi
khắc sâu vào tâm trí bạn đọc với những "tính cách điển hình trong hoàn cảnh
điển hình" mà nó phản ánh. Song, điều này cũng tạo nên một số hạn chế nhất
định, nhà văn chỉ chú tâm xây dựng nhân vật mang tính hiện thực, lý tởng hoá
nhân vật thì dễ biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho t tëng cđa m×nh.


Tiểu thuyết hiện thực đà từng bớc đổi mới cách nhìn về con ngời, xoá bỏ
cách thể hiện con ngời nh những cá nhân xuất chúng, những con ngời tài hoa tài
tử, xa lạ với cuộc đời thực để từng bíc thĨ hiƯn con ngêi mét c¸ch trung thùc nh
nã vốn có ở đời, đi sâu khai thác thế giới nội tâm đầy biến động bên trong con
ngời, tiêu biểu là sáng tác của Nam Cao. Điều đó đánh dấu một bớc tiến nhằm đa
tiểu thuyết nớc nhà chuyển sang một giai đoạn tiếp theo với những hớng tìm tòi
và thể nghiệm nghệ thuật mới trên tất cả các phơng diện.
1.1.2.2. Sự phá vỡ nguyên tắc "điển hình hoá" trong tiểu thuyết hiện đại
Trong xà hội hiện đại, cùng với sự khủng hoảng niềm tin vào các "lịch sử
lớn", các "đại tự sự", ngời ta nhận ra rằng không ai có thể đại diện hay có thể
làm kiểu mẫu cho một loại ngời lý tởng nào đó, không có chủ thể nào là trung
tâm của một mẫu mực, không có tính cách tiêu biểu cho một xà hội, một thời

đại. Vì con ngời trong xà hội hiện đại bị phân tán thành những mảnh, những
mẫu. Và trong thế giới rộng lớn này, con ngời chỉ có thể đại diện cho chính mình
mà thôi, thậm chí nó phong phú đến mức họ không thể hiểu đợc chính mình. Mỗi
con ngời góp một gơng mặt riêng vào cuộc sống chung mà không ai giống ai,
không cá tính nào giống cá tính nào, muốn tìm hiểu nó chỉ có cách thông qua các
hành vi, ứng xử của từng cá thể trớc mọi hoàn cảnh sống.
Các tiểu thuyết gia hiện đại đà nhận ra một đặc điểm quan trọng của nhân
vật tiểu thuyết, đó là nội dung nhân vật "không trùng khít với địa vị xà hội" và
tính cách xà hội của nhân vật mà rộng lớn hơn, phong phú, phức tạp, đa diện
hơn. Đây là một nhận thức quan trọng trong t duy nghệ thuật tiểu thuyết. Nhất
Linh phủ nhận loại nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống Tàu và ta: "Những
nhân vật tợng gỗ, thiếu tính cách riêng, nêu lên chỉ cốt làm những quân cờ để
dùng trong việc bênh vực cái này hay đả đảo cái kia" [92, 162]. Gia Cát Lợng đợc tác giả xây dựng nh là một biểu tợng nhằm ca ngợi sự thông minh tuyệt vời
của con ngời, Tào Tháo đợc xây dựng để lên án sự tàn bạo, gian hùng... Còn
Thạch Lam lại cho rằng: "Cái quan niƯm "vai chÝnh hoµn toµn" cđa tiĨu thut lµ
sai lầm. Cái hoàn toàn tốt và hoàn toàn xấu không có ở trên đời, đó là điều mà ai
cũng biết: ngời ta là một động vật rất phiền phức. Tâm hồn ngời ta cũng không
giản dị nh một biểu hiện và bao giờ cũng có một phần bí mật... ngời ta là ngời
với những sự cao quý và hèn hạ của ngời" [79, 81-82].
ý thức đợc tính bất toàn của mình, nhân vật của văn học hiện đại suy t đặc
biệt căng thẳng về vấn đề tự đồng nhất, không thể nào có đợc hình ảnh hoàn tất
về cuộc sống và về bản thân. Cái điển hình lúc này không còn thích hợp để có
thể bao quát hiện thực vốn dĩ nh nó phải thế. Nhân vật không đợc tái hiện một
cách tròn trịa, hoàn hảo mà chỉ có thể hiện lên nh những mảnh, những mẩu,
những con ngời rất bình dị trong cuộc sống đời thờng. Nói nh M.Kudera "... Tính
toàn thể là một cái gì đó mà chúng ta tự tái thiết cho chính mình thông qua tất c¶


những mảnh vỡ... vì những mảnh vỡ này là những cái đem lại sự hữu hình" và
khi ghép các mảnh vỡ đó lại thì "bức tranh" toàn thể mới "lộ diện". Đó là tập hợp

những tính cách, những số phận, những mảnh đời, xuất hiện với những khoảnh
khắc ngắn ngủi, những "mảnh vỡ tâm trạng", những "dòng ý thức" đầy rắc rối.
Lúc này, nhà văn không chú tâm xây dựng những nhân vật điển hình nh
trong tiểu thuyết truyền thống, mẫu ngời trong xà hội cũ ấy không còn là mẫu
mực, là tiêu chuẩn cho bất kỳ một cá nhân nào, đại diện cho một t tởng, chân lý
nào. "Nhân vật đại biểu" là loại nhân vật không còn phù hợp với tiểu thuyết hiện
đại, với việc thể hiện những con ngời mới với tính cách đa dạng, phong phú và
sinh động. Giờ đây nó đợc phát triển tự do, hành động theo lôgíc tự thân của nó,
đạt đợc những phẩm chất tâm lý sâu sắc và không còn bị cột chặt vào cốt truyện,
không phải tập trung minh hoạ cho t tởng của tác giả nên đó là những con ngời
rất đời thờng với những mối quan hệ hàng ngay víi thÕ giíi xung quanh. "... Cã
mét tÊm lßng quảng đại, nhng lại rất có thể có những điểm hÌn kÐm, cã mét khèi
ãc quang minh nhng l¹i rÊt có thể sa vào hầm tội lỗi" (Vũ Bằng). Nhân vật đó là
sự phản chiếu hình ảnh của cuộc đời, với những cảnh ngộ và cảm nghĩ rất phiền
phức. Những con ngời đời thờng, sống bên cạnh chúng ta với đầy đủ những cung
bậc tình cảm: yêu, ghét, buồn, vui... Đó là những con ngời đang ngợc xuôi tất bật
giữa dòng đời ồn ào, náo động trong cuộc mu sinh với bao toan tính, đợc xác
định bằng "sự hiện diện, bằng tồn tại của nó với những hành vi, những ứng xử trớc mọi hoàn cảnh".
Những con ngời này sinh hoạt không trong một hoàn cảnh điển hình nào
mà nó ở mọi nơi, có thể chuyển đổi bất kỳ khi nào nó muốn. Vì vậy, nó không
còn là "cái loa phát ngôn" t tởng của nhà văn, "... nhân vật chính sở dĩ nói điều
này điều nọ là vì họ cần phải nói, bởi vì những điều đó phù hợp với tâm tính của
họ, thành kiến của họ" [14, 232]. Tiểu thuyết làm một cuộc vật lộn giữa một bên
là tình cảm và lý tởng của cá nhân nhà văn với bên kia là thực tế trần trụi, ngổn
ngang và còn dang dở của hiện thực đời sống. Cách xây dựng nhân vật đợc các
tác giả chú trọng, không còn những nguyên tắc, những lối bắt buộc độc giả phải
theo dõi một nhân vật suốt cả cuộc đời nhân vật, cũng không có kiểu nhân vật tốt
thì cực tốt hoặc xấu thì cực xấu nữa. Xu hớng chung là thu rót thêi gian, gãi
ghÐm c©u chun trong mét qu·ng thêi gian ngắn, tính cách của nhân vật đa
dạng hơn, tồn tại với tất cả những mặt tốt - xấu của nó. Chứng tỏ tiểu thuyết hiện

đại ngày càng đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật, thế giới tinh thần của con
ngời. Đó là thế giới vô cùng tinh vi và phức tạp, nó nh một sợi dây vô hình khó
nắm bắt nhng lại có ý nghĩa quan trọng để chúng ta nhìn nhận, đánh giá về một
con ngời - một nhân cách. Khi đó, nhà văn buộc phải đứng lùi xa đằng sau nhân
vật một khoảng cách hoặc đứng cao hơn để đánh giá, suy ngẫm với tất cả những
chuyển biến mong manh tế nhị nhất của tâm hån.



×