Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Full bài giảng lương và chế độ đãi ngộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 38 trang )

Chương 9:

LƯƠNG VÀ
CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ


CHƯƠNG 9

LƯƠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ
NỘI DUNG CHƯƠNG
I.  THÙ LAO LAO ĐỘNG
II.  CÁC KHUYẾN KHÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÚC
LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG


I. THÙ LAO LAO ĐỘNG
1. THÙ LAO LAO ĐỘNG

Bản chất:
Là tất cả các khoản thu nhập mà người lao
động nhận được từ phía người sử dụng lao động
thông qua việc bán sức lao động của mình.


QUAN NIỆM VỀ THÙ LAO LAO ĐỘNG

v  Theo nghĩa hẹp, thù lao lao động bao gồm ba
thành phần cơ bản:
•  Thù lao cơ bản;
•  Các khuyến khích tài chính;
•  Các khoản phúc lợi.




v  Theo nghĩa rộng, thù lao lao động gồm các

khoản thù lao tài chính và phi tài chính.
•  Các khoản thù lao tài chính bao gồm các
khoản thù lao cơ bản, các khuyến khích tài
chính, các khoản phúc lợi (Lương cơ bản,
Phụ cấp, Thưởng, Phúc lợi…)
•  Thù lao phi tài chính được hiểu là những lợi
ích mà người lao động nhận được từ nội
dung công việc và môi trường làm việc.


2. Một số nội dung về tiền lương
2.1. Quan niệm về tiền lương

2.2. Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
2.3. Các hình thức trả lương
2.4. Quản trị tiền lương


2.1. Quan niệm về tiền lương
n  Một

cách chung nhất của có thể hiểu:

Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình
thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động

(bằng văn bản hoặc bằng miệng) phù hợp với quan hệ
cung cầu lao động trên thị trường lao động và phù hợp
với các quy định tiền lương của pháp luật lao động.


Một số loại tiền lương
Tiền lương
tối thiểu

Tiền lương danh nghĩa
và tiền lương thực tế

Tiền lương
cơ bản


Tiền lương tối thiểu
n 

Tiền lương tối thiểu (hay mức lương tối thiểu) là
số lượng tiền nhà nước quy định để trả công cho
lao động giản đơn nhất trong xã hội trong điều
kiện lao động bình thường.

n 

Tùy thuộc phạm vi áp dụng, có thể phân tiền
lương tối thiểu thành các loại: tiền lương tối
thiểu chung, tiền lương tối thiểu ngành, tiền
lương tối thiểu vùng.



n 

Lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu mà
Nhà nước quy định áp dụng cho người lao động
làm việc trong mọi ngành nghề, mọi khu vực trong
cả nước.

n 

Lương tối thiểu ngành là loại tiền lương do Nhà
nước quy định để áp dụng cho người lao động
trong một ngành hoặc một nhóm ngành có tính
chất kỹ thuật tương đồng.

n 

Lương tối thiểu vùng là mức lương áp dụng cho
từng vùng lãnh thổ nhất định, căn cứ trên tiền
lương tối thiểu chung và có tính đến đặc thù vùng
lãnh thổ đó.


Tiền lương danh nghĩa

Tiền lương thực tế

Tiền lương danh nghĩa
là số tiền mà người sử

dụng lao động trả cho
người lao động (được quy
định trong các văn bản,
bảng lương…).

Tiền lương thực tế là
số lượng hàng hóa và
dịch vụ người lao động
mua được bằng tiền
lương danh nghĩa sau
khi đã đóng các khoản
thuế, khoản đóng góp
theo quy định.


Tiền lương cơ bản
n 

Tiền lương cơ bản (base pay) được trả cố định
cho người lao động do đã thực hiện các trách
nhiệm công việc cụ thể.

n 

Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở
mức độ phức tạp của công việc, điều kiện làm
việc, trình độ năng lực của người lao động và
giá thị trường.



Tiền lương có ý nghĩa như thế nào?
n 

Đối với người lao động?

n 

Đối với tổ chức?

n 

Đối với xã hội?


Đối với người lao động:
n 

Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập
của người lao động;

n 

Tiền lương kiếm được ảnh hưởng tới địa vị của
người lao động;

n 

Khả năng kiếm được tiền lương cao hơn sẽ tạo
động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập
nâng cao năng lực làm việc từ đó nâng cao giá trị

của họ với tổ chức.


Đối với tổ chức:
n 

Tiền lương là một phần quan trọng của chi phí
sản xuất;

n 

Tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu
hút những người lao động có năng lực.


Đối với xã hội:
n 

Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng tới các
nhóm xã hội và các tổ chức khác nhau trong xã
hội.

n 

Tiền lương đóng góp một phần đáng kể vào thu
nhập quốc dân.


2.2. Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương
Ø 


Trả lương phải tuân thủ các quy định của pháp luật;

Ø 

Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động;

Ø 

Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân;

Ø 

Trả lương theo các yếu tố thị trường;

Ø 

Kết hợp hài hòa lợi ích các bên trong việc trả lương.


Trả lương theo thời gian

2.3. Các
hình thức
trả lương

Trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo năng lực nhân viên
Trả lương theo vị trí công việc



2.3.1. Trả lương theo thời gian
v  Để trả lương theo thời gian, cần:
Ø  Xây dựng bảng định giá công việc;
Ø  Các công việc được xếp vào một số ngạch, bậc
lương nhất định.

v  Tiền lương thời gian trả cho nhân viên thường
được tính trên cơ sở số lượng thời gian làm việc
và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian.


2.3.1. Trả lương theo thời gian

Ưu điểm:

Nhược điểm:

- Dễ hiểu, dễ quản lý,
tạo điều kiện cho cả
người quản lý và công
nhân có thể tính toán
tiền công một cách dễ
dàng.

- Tiền lương mà họ
nhận được không liên
quan trực tiếp đến sự
đóng góp lao động

của họ trong một chu
kỳ thời gian cụ thể.


2.3.2. Trả lương theo sản phẩm
- Cách hiểu:
Là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm
(hoặc dịch vụ) mà họ đã hoàn thành.
- Hình thức này thường được áp dụng rộng rãi
cho những công việc có thể xác định định mức
lao động để giao việc cho người lao động trực
tiếp sản xuất.


2.3.3. Trả lương theo năng lực nhân viên
-  Người lao động sẽ được tổ chức trả lương dựa
vào trình độ, khả năng của họ tương ứng với
từng vị trí công việc cụ thể.
-  Theo nguyên tắc này, mỗi người lao động có
thể nhận được mức lương thấp hơn hoặc cao
hơn dự kiến tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng,
kinh nghiệm… của họ.


2.3.4. Trả lương theo vị trí công việc
Trả lương theo vị trí
công việc được thực hiện
thông qua xây dựng hệ
thống chức danh công việc

hợp lý và so sánh mức tiền
lương của tổ chức mình với
mức tiền lương trên thị
trường với những vị trí đó
và với những ngành nghề
tương tự.


2.4. Quản trị tiền lương
n 

Kế hoạch hóa và quản lý quỹ tiền lương.

n 

Xây dựng hệ thống tiền lương (bảng lương, thang lương,
bậc lương…).

n 

Điều chỉnh các mức tiền lương cũ khi có sự thay đổi của
pháp luật hoặc của tổ chức.

n 

Xếp lương cho người mới được tuyển dụng.

n 

Tính toán trả lương cho người lao động theo chế độ.


n 

Thực hiện tăng lương theo đúng chính sách và thủ tục đã
thiết kế.

n 

Cập nhật hệ thống tiền lương một cách thường xuyên và
thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết.


II. CÁC KHUYẾN KHÍCH
TÀI CHÍNH VÀ PHÚC LỢI
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG


×