Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Bài giảng giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ và thiết bị cơ điện ths nguyễn hồng thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.35 MB, 131 trang )

GIÁM SÁT LẮP ĐẶT
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
VÀ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
___________________
ThS. Nguyễn Hồng Thanh


/>


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1

• Tổng quan về giám sát lắp đặt thiết bị

2

• Giám sát lắp đặt trạm biến áp

3

• Giám sát lắp đặt đường dây truyền tải điện

4

• Hệ thống M&E trong công trình dân dụng

5

• An toàn về điện trong xây dựng



GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
Mọi công trình xây dựng trong quá trình
thi công phải được giám sát
Chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát hoặc tự
thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực
hoạt động
Người thực hiện việc giám sát phải có
chứng chỉ hành nghề giám sát phù hợp
với công việc, loại, cấp công trình


NỘI
DUNG
GIÁM
SÁT
THI
CÔNG
XÂY
DỰNG
CÔNG
TRÌNH

Chất
lượng
Vệ sinh
môi
trường

An toàn

lao
động

Khối
lượng

Giám
sát

Tiến
độ


QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG
 Quản lý chất lượng xây dựng (thực hiện theo các
quy định của Nghị định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng).
 Quản lý tiến độ xây dựng (Điều 28 - NĐ 12/CP).
 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
(Điều 29 - NĐ 12/CP).
 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây
dựng (Điều 29 - NĐ 15/CP).
 Quản lý môi trường xây dựng (Điều 31 - NĐ
12/CP).


GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi

công xây dựng công trình.
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật
liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công
xây dựng công trình.


ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM XD
1. Tính đơn chiếc (không sản xuất hàng loạt).

2. Quy mô lớn, sử dụng nhiều lọai nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, kỹ thuật phức tạp.
3. Giá định sẵn trong khi chưa thấy sản phẩm.
4. Thời gian hình thành sản phẩm kéo dài.
5. Tuổi thọ lớn, đòi hỏi chất lượng cao.

6. Không cho phép có thứ phẩm, phế phẩm.
7. Tính cố định: khó di dời.

8. Nhiều rủi ro, thay đổi.


QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN
 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: bắt buộc tuân thủ.
 Tiêu chuẩn: tự nguyện áp dụng, ngoại trừ các
tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia hoặc có quy định bắt buộc phải áp
dụng tại văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.


 Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được
người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi
quyết định đầu tư (chỉ được thay đổi khi có sự
chấp thuận của người quyết định đầu tư).


KHÁI NIỆM CHỈ DẪN KỸ THUẬT
 Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập HSMT, thực hiện
giám sát, thi công và nghiệm thu công trình.
 CĐT tổ chức lập và phê duyệt CDKT cùng với
TKKT hoặc thiết kế khác triển khai sau TKCS.
 Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án và
yêu cầu của thiết kế.
 Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với
công trình từ cấp II trở lên.


PHÂN HẠNG VỀ QUY MÔ CỦA
CÔNG TRÌNH ĐIỆN
Sử dụng khi chọn tư vấn đầu tư xây dựng và tư
vấn giám sát thi công công trình điện (Nghị định
số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013):
Thủy điện

Nhiệt điện

Đường dây và trạm

Hạng 1


Trên 300 MW Trên 300 MW

Trên 220 kV

Hạng 2

Đến 300 MW

Đến 220 kV

Hạng 3

Đến 100 MW

Đến 110 kV

Hạng 4

Đến 30 MW

Đến 35 kV

Đến 300 MW


CÁC GIAI ĐOẠN KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG VẬT TƯ THIẾT BỊ
 Kiểm tra trước khi lắp đặt:
 Kiểm tra trong quá trình tiếp nhận.

 Kiểm tra trong quá trình lưu kho.
 Kiểm tra trong quá trình lắp đặt.
 Kiểm tra sau khi lắp đặt:
 Thí nghiệm hiệu chỉnh.
 Thử nghiệm không tải.
 Thử nghiệm có tải.


LƯU Ý KHI TIẾP NHẬN THIẾT BỊ
Phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo:
 Trình tự tiếp nhận thiết bị.
 Điều kiện tiếp nhận.
 Phương pháp bảo quản các thiết bị:
 Nhóm 1: Thiết bị không đòi hỏi phải che
mưa nắng, được phép để ngoài trời nhưng
phải đặt trên giá kê, bệ kê.
 Nhóm 2: Thiết bị chịu được sự thay đổi
nhiệt độ nhưng phải chống mưa, chống
nắng  kho hở.


LƯU Ý KHI TIẾP NHẬN THIẾT BỊ
 Nhóm 3: Thiết bị
đòi hỏi chống
mưa nắng và
chống ẩm, ít
chịu ảnh hưởng
của nhiệt độ
 kho kín.
 Nhóm 4: Các thiết bị, vật tư không chịu được

tác động của nhiệt độ, bức xạ, mưa nắng và cần
trang bị sấy khô chống các tác động của hơi
nước  kho kín có sấy.


KIỂM TRA TRƯỚC KHI LƯU KHO
 Kiểm tra sự đồng bộ của thiết bị:
 Mã hiệu của các thiết bị phù hợp với phiếu
giao hàng của nhà chế tạo.
 Bản kê đi liền với thùng hàng hoá, thiết bị.
 Đặc điểm và điều kiện kỹ thuật khi giao hàng.
 Kiểm tra tình trạng của thiết bị, hàng hoá:
 Độ mới, độ nguyên vẹn không gãy, không hư
hỏng.
 Tình trạng khuyết tật, tình trạng nước sơn bên
ngoài, độ bao phủ của dầu, mỡ chống gỉ.


LƯU Ý KHI BẢO QUẢN
 Thiết bị lưu kho phải được sắp xếp theo khoa
học, dễ tìm, dễ kiểm tra và dễ giao nhận khi
lấy ra lắp đặt.
 Cần có bảng kê, bảng hiệu để tại vị trí từng
món hàng nhằm dễ theo dõi.
 Thiết bị nặng cần ghi thêm trọng lượng để
tiện điều động phương tiện nâng cất, di
chuyển.
 Mọi thiết bị để ngoài trời đều phải có bệ đỡ,
giá kê. Không được để trực tiếp lên đất.



LƯU Ý KHI BẢO QUẢN
 Máy móc mà nhà cung ứng gửi đến dưới dạng
lắp ráp trọn bộ: tuyệt đối không tháo rời trong
quá trình bảo quản, lưu kho.
 Khi nghi ngờ có sự hư hỏng bên trong hay chi
tiết trong khối đã lắp ráp tổng thể thành cụm
thì đánh dấu để lưu ý kiểm tra trong quá trình
lắp ráp.
 Những chi tiết của máy/thiết bị được giao dưới
hình thức tháo rời thì phải có cách bảo quản
riêng, không để han gỉ, hư hỏng do va chạm.


LƯU Ý KHI BẢO QUẢN
 Khi thật cần thiết phải tháo máy để kiểm tra:
 Có sự chứng kiến của
bên giao hàng, nhà
thầu và tư vấn giám
sát chất lượng (sau
khi chủ nhiệm dự án
cho phép).
 Phải theo đúng chỉ
dẫn của nhà chế tạo.
 Phải lập biên bản.


CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG
 Kiểm tra đường vận chuyển thiết bị.
 Kiểm tra chất lượng kết cấu phần xây, đặc biệt

là mặt bằng đặt máy:
 Phải đúng vị trí, không để sai lệch.
 Đảm bảo sự trùng khớp giữa các bộ phận và
các máy với nhau.
 Đảm bảo thăng bằng.

 Chống rung, chống dịch chuyển qua quá
trình vận hành.


CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG
 Kiểm tra kích thước hình học:

 Cửa bố trí trong các gian sẽ lắp đặt thiết bị.
 Móng đặt máy, vị trí bulông neo.

 Hộp đặt ống, các hố, hốc chừa …
 Kiểm tra chiếu sáng khu vực lắp thiết bị.
 Kiểm tra an toàn, môi trường làm việc ...
 Các bộ phận phụ như cổng trục, thang của
máy trục, sàn thao tác …: phải lắp đặt xong
trước khi lắp máy.


KIỂM TRA TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT
 Kiểm tra khâu làm vệ sinh, tẩy rửa những dầu
mỡ sử dụng bảo quản chống gỉ trong quá trình
vận chuyển và cất giữ.
 Phải lập biên bản có sự chứng kiến của bên
(chủ đầu tư, bên cung ứng máy móc và bên

nhận thầu lắp máy) khi phát hiện hư hỏng:
 Chi tiết bị nứt, bị lõm hoặc mối hàn thiếc bị
bong.
 Các khuyết tật mới phát sinh trong quá trình
vận chuyển.


KIỂM TRA TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT
 Cần căn chỉnh khung đỡ cơ bản đúng cao
trình, đúng độ thăng bằng mới lắp tiếp các chi
tiết khác vào khung đỡ cơ bản.
 Những bộ phận liên kết bằng bulông:
 Khi định vị thật chính xác thì xiết dần ốc
cho chặt dần.
 Cần chú ý khâu xiết đối xứng các ốc để
tránh sự phát sinh ứng suất phụ do xiết lệch.
 Xiết các ốc với độ chặt theo chỉ dẫn của
catalogues do bên lắp máy cung cấp.


NỘI DUNG NGHIỆM THU TĨNH
 Kiểm tra vị trí máy trong dây chuyền sản xuất
so với các trục qui định trong thiết kế.
 Sự tương hợp với các máy khác trong cùng
phân xưởng.
 Cao trình mặt tựa máy lên móng máy.
 Cao trình thao tác của công nhân vận hành.

 Độ thăng bằng của máy.
 Độ chặt của các bu lông hay độ bền của ri vê,

mối hàn.


NỘI DUNG NGHIỆM THU TĨNH
 Sự dễ dàng của các chi tiết có quá trình quay
hay dịch chuyển.
 Sự tương tác với cần trục cẩu chuyển nguyên
liệu, thành phẩm gia công trên máy.
 Mức độ và chủng loại của vật liệu bôi trơn và
làm mát.
 Các bộ phận điện và điện tử:
 Sự đấu đúng dây.
 Cài đặt các thông số theo đúng thiết kế.
 Vận hành bình thường.


CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH
 Thời điểm: Nghiệm thu bộ phận công trình xây
dựng, giai đoạn thi công xây dựng.

 Tư vấn giám sát có
trách nhiệm kiểm tra
các kết quả thử nghiệm,
đo lường do nhà thầu
thi công xây dựng đã
thực hiện.
 Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị thử nghiệm độc
lập để thực hiện công tác thí nghiệm hiệu chỉnh.



×