Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Quản trị chiến lược:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM (VBL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 27 trang )

Trường ĐH Kinh Tế TP HCM
Khoa Thương Mại-Du lịch-Marketing

QUẢN
TRỊ
CHIẾN
LƯỢC
Đề tài: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH NHÀ
MÁY BIA VIỆT NAM (VBL)

GVHD:

TS: Nguyễn Văn Sơn

Thành viên: Hoàng Ngọc Bùi
Vũ Xuân Minh


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

Huỳnh Ngọc Khánh
Nguyễn Minh Phát
Lê Hoài Đức
Lê Khắc Bình

MỤC LỤC

Lời mở đầu


Cho đến nay,Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động
và sôi nổi,có tính cạnh tranh cao với hàng ngàn công ty lớn nhỏ trên thị trường.Có những
công ty thành công rực rỡ trên con đường kinh doanh cua họ,bên cạnh đó vẫn có những
công ty đã thất bại đến mức phá sản trên đấu trường này.Vậy đâu mới là chìa khóa để
công ty thành công trên con đường kinh doanh của họ?
Để đạt được những thành công nhất định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp thì việc
hoạch định chiến lược kinh doanh là một trong những vấn đề tối quan trọng để đáp ứng
với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều biến đổi hiện nay của thị trường Việt Nam.
Nay chúng em làm bài nghiên cứu này là để tìm hiểu sơ lược về tình hình phát triển của
công ty liên doanh bia Việt Nam(VBL).Một công ty đang phát triển vững mạnh,được mọi
người đánh giá cao về các chiến lược kinh doanh.Từ đó phân tích các chiến lược kinh

2


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

doanh và xin được mạo muội đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện các chiến lược kinh
doanh của VBL.

3


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

1- TỔNG QUAN LỊCH SỬ,TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM (VBL)

Nhà máy bia tại phường Thới An,Quận 12,TP HCM

1.1

- Lịch sử hình thành

Năm 1989, được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, ban giám đốc của công ty Dược
phẩm 2 là thành viên của Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) đã chủ động tìm gặp đối
tác Heineken – nay là Công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited tại Paris. Trải qua
nhiều vòng đàm phán, hợp đồng liên doanh khai sinh Công ty liên doanh nhà máy bia
Việt Nam(VBL) được kí kết vào ngày 14/9/1991.
Nhà máy Bia ở Hóc Môn ngày nay được đặt tại Phường Thới An, Q.12, TP. Hồ Chí
Minh, đã được khởi công xây dựng với công suất ban đầu là 30 triệu lít/năm và là một
trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Công ty hiện có hơn 1.533 nhân viên,8 nhãn hiệu bia ,4 nhà máy,6 văn phòng (2014)
và tạo hàng ngàn việc làm cho lao động chuyên nghiệp tại Việt Nam cùng hàng ngàn
công việc qua các nhà cung ứng và đối tác của công ty trên toàn quốc. VBL luôn tích cực
trong các họat động xã hội từ thiện, phát triển nguồn nhân lực và luôn đi đầu trong công
tác bảo vệ môi trường.
VBL còn sở hữu các Nhà Máy tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang. Hiện nay, VBL
là đơn vị sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger, Tiger Crystal,
Desperados, Biere Larue, Biere Larue Export, BGI và Bivina tại Việt Nam.
4


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam


(Nhà máy bia Tiền Giang,Nơi được mua lại của FOSTER’S,
Công suất: 50000 lon/giờ)


CỘT MỐC LỊCH SỬ:
- 14/9/1991: VBL được cấp giấy phép đầu tư và khởi công xây dựng nhà máy.
- 1993: Mẻ bia Tiger đầu tiên đã được sản xuất thành công tại Việt Nam.VBL
chính thức khánh thành Nhà máy bia và vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo trong
và ngoài nước đến tham dự.

5

1994: VBL đã sản xuất thành công mẻ bia Heineken đầu tiên tại Việt Nam.


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

-

1995: VBL mở rộng công suất lần thứ nhất.
1997: VBL hoàn thành công trình mở rộng công suất lần 1 và giới thiệu mẻ
bia Bivina đầu tiên.
2005: Khởi công dự án mở rộng công suất lần thứ 2.
2006: Khánh thành dự án mở rộng công suất lần thứ 2.
2007: VBL ký hợp đồng liêm doanh với công ty xây lắp điện Quảng Nam và
thành lập công ty TNHH VBL Quảng Nam. Mua lại tập đoàn FOSTERS’ Việt
Nam và thành lập công ty TNHH VBL Đà Nẵng và công ty TNHH VBL Tiền
Giang.
2008:VBL giới thiệu sản phẩm bia Tiger Crystal ra thị trường.


-

2009: VBL khánh thành dây chuyền đóng gói lon 90.000lon/giờ.
2011: VBL kỉ niệm 20 năm liên tục phát triển.

-

6

Công Ty liên doanh bia Việt Nam


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
-

1.2

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

Hiện tại: VBL hoàn thành dự án mở rộng công suất lần thứ 3. Các nhà máy bia
tại Quảng Nam, Đà Nẵng và Tiền Giang cùng với nhà máy tại Quận 12 đã lần
lượt được đầu tư nâng công suất với các trang thiết bị hiện đại.

- Tình hình phát triển và kết quả kinh doanh gần đây

Được cấp giấy phép sản xuất vào năm 1991 với công suất ban đầu chỉ là 500,000 hl
(50 triệu lít). Sau 18 tháng thi công xây dựng, nhà máy bia Việt Nam chính thức khánh
thành vào ngày 19 tháng 11 năm 1993. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng, sau khi nhận được phê chuẩn của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, tháng 4 năm 1995 VBL đã

tiến hành mở rộng nhà máy nhằm tăng công suất lên 1,500,000 hl/năm (150 triệu lít).
Cuối năm 2003, được sự chấp nhận của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, VBL Việt Nam lại
một lần nữa mở rộng công suất nhà máy lên 2,300,000 hl/năm (230 triệu lit). Đây cũng là
một quá trình nỗ lực không ngừng của toàn bộ công nhân viên của công ty để tiếp tục gặt
hái những thành công mới.
Kể từ năm 2001 – 2006, hơn 50% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam chịu sự chi phối
của công ty Bia Việt Nam. Các nhãn hiệu bia phổ biến hiện nay là Heineken, Tiger.
Ngày 25/10/2009, Nhà Máy Bia Việt Nam đã thực hiện thành công 2 dự án: tăng công
suất lên 2,800,000 hk/năm (280 triệu lít) và khánh thành “Dây chuyền đóng lon nhanh
nhất Việt Nam” với tốc độ 90,000 lon/giờ.
Hiện nay, dòng Bia Larue Lemon là bước đi tiên phong của VBL khi giới thiệu tại thị
trường Việt Nam xu hướng thưởng thức bia thịnh hành trên thế giới. Bắt kịp xu hướng
thưởng thức bia thịnh hành trên thế giới, công ty VBL ra mắt bia Larue Lemon – một
trong những sản phẩm bia hương vị chanh đầu tiên tại Việt Nam. Không chỉ kế thừa công
nghệ pha trộn độc đáo của Châu Âu cùng nghệ thuật ủ bia truyền thống của người Đức,
bia Larue Lemon còn được phát triển dựa trên khẩu vị của người Việt và sản xuất trên hệ
thống dây chuyền hiện đại của VBL. Sự ra mắt của Larue Lemon hương vị chanh thể
hiện bước tiên phong của công ty VBL trong việc mang đến cho người tiêu dùng những
dòng bia mới với chất lượng tuyệt hảo.

7


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1.3

- Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh

VBL trong nhiều năm qua đã đạt được những

thành tích đáng kể,luôn nằm trong top những
doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực sản xuất
bia.Với việc hoạch định chiến lược kinh doanh
hợp lý,cách tổ chức và quản lý công ty một
cách chuyên nghiệp,VBL đã có được chỗ đứng
vững trên thị trường bia Việt Nam để cùng cạnh
tranh với các đối thủ lớn mạnh khác.

Doanh thu của VBL luôn tăng đều đặn qua từng
năm chứng tỏ rằng họ luôn có sự thay đổi hợp
lý trong việc đưa ra các chiến lược tiếp cận với
thị trường,và VBL trong nhiều năm là 1 trong
những công ty đóng thuế nhiều nhất,đóng góp 1
phần đáng kể cho kinh tế Việt Nam.
8

Công Ty liên doanh bia Việt Nam


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

2- MÔI TRƯỜNG BIA VIỆT NAM
Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ
uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là ngành sản
xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng bia các loại trong tháng
11/2013 ước đạt 273,9 triệu lít, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung

11 tháng, sản lượng bia các loại ước đạt trên 2,67 tỷ lít, tăng 7,8% so với cùng
kỳ. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam vui vẻ cho biết, mục tiêu mà
Hiệp hội này đặt ra cho năm 2013 là 2,9 tỷ lít bia coi như đã “cán đích”, bất chấp
tình hình kinh tế khó khăn.
Theo Euromonitor, Quy mô Ngành
bia Việt Nam năm 2012 ước đạt 4,6
tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tốc
độ bình quân tăng trưởng là 1115%. Thu nhâp bình quân đầu
người tăng (gấp 10 lần từ 1994 đến
2012, đạt gần 1.600 USD) và dân
số ở độ tuổi uống bia (20-40 tuổi)
được dự báo tăng 5%/năm, tương
đương mức tiêu thụ sẽ tăng thêm
1,7 triệu người đến năm 2015...; là
những nhân tố giúp Ngành giữ
được mức tăng trưởng khá.
Thị trường bia Viêt Nam hiên nay vừa tiềm năng từ nguồn cầu nhưng cũng
đầy thách thức cạnh tranh từ nguồn cung.
- Về phía cầu, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ
bia với gần 2,6 tỉ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí
tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam cũng đã lọt vào top 25
quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng
với mức tăng trưởng 11-15%/năm, thị trường bia Việt Nam được dự báo
còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu
thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc. Sức tiêu thụ khổng lồ này mức độ cạnh
9


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


-

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

tranh trên thị trường bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của hàng loạt
nhãn hiệu bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều
thương hiệu thất bại, nhưng các
hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục
đổ bộ vào thị trường.
Về phía cung, Việt Nam đứng
thứ 13 trên thế giới về sản xuất
bia, với tổng sản lượng bia năm
2011 là 2,63 tỷ lít và năm 2010
là 2,59 tỷ lít; và là quốc gia có
có mức tăng trưởng cao về sản
lượng trong mười năm qua là
240,4,%. Với 350 cơ sở sản xuất
bia, tập trung quanh khu vực các
thành phố lớn; và vẫn tiếp tục
gia tăng về số lượng, Bia Việt
Nam sản xuất đang đáp ứng đủ
tiêu dùng nội địa.

Ba doanh nghiệp lớn nhất trong thị
trường bia Việt Nam hiện nay là
Sabeco, VBL và Habeco. Đứng đầu về
thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%). Tuy
nắm tới 83% thị phần trong cả nước, nhưng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh
khá lành mạnh. Do bia không phải là hàng hóa thiết yếu; các doanh nghiệp vẫn
chưa thấy xuất hiện biểu hiện đôc quyền nhóm với các hành vi thao túng thị

trường, lũng đoạn giá cả, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay có các thỏa thuận để hạn
chế cạnh tranh.

10


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

Ngành Bia Việt Nam đang được các tổ chức nghiên cứu về Đồ uống thế giới
đánh giá cao bởi mức độ tăng trưởng tiêu thụ ấn tượng; là thị trường vừa
tiềm năng từ nguồn cầu (tiêu thụ 2,6 tỷ lít bia năm 2011, tăng trưởng 15%/
năm) nhưng cũng đầy thách thức cạnh tranh từ nguồn cung (350 cơ sở sản
xuất bia phục vụ hơn 88 triệu dân số, bia sản xuất trong nước chủ yếu để
tiêu dùng nội địa).
Sản phẩm bia được chia thành 3 phân khúc: Bia hơi bình dân; Bia tiệt trùng
đóng chai, đóng lon; và Bia cao cấp thượng hạng. Trong đó phân khúc
Trung và Cao cấp cạnh tranh sôi nổi nhất. Ba doanh nghiệp lớn nhất trong
thị trường bia Việt Nam là Sabeco, VBL và Habeco. Sabeco đang dẫn đầu
dòng bia phổ thông; VBL đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao
cấp. Còn nếu tính chung toàn thị trường đứng đầu thị phần là Sabeco
(47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%). Cả 3 doanh nghiệp đều
chưa niêm yết trên thị trường.
Hiện thị trường giao dịch niêm yết có 6 doanh nghiệp bia, đều là những
doanh nghiệp cỡ nhỏ, nổi bật chỉ có HAD, THB; tuy nhiên đây mởi chỉ là
các cơ sở sản xuất bia mang tính địa phương. Như vậy, cơ hội cho các nhà
đầu tư thâm nhập Ngành bia có thể là nắm giữ cổ phiếu Sabeco, Habeco
trên OTC hoặc giao dịch HAD và THB trên thị trường niêm yết.
Các loại hình doanh nghiệp sản xuất Bia trên thị trường Việt Nam gồm 3

dạng chính:
11


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

Các Tổng Công ty Nhà nước với 2 thương hiệu danh tiếng và lâu đời là
Sabeco và Habeco
• Doanh nghiệp Liên doanh với các thương hiệu bia quốc tế sản xuất tại
Việt Nam như: Tiger (Thái), Heineken (Hà Lan), Calsberg (Đan Mạch),
Foster's (Úc).
• Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Thanh Hóa, Bến Thành…


Nếu phân chia thị trường bia theo 3 phân khúc: Bia hơi giá bình dân; Bia chai,
bia lon với mức giá trung bình; Bia thượng hạng với các dòng bia cao cấp và
ngoại nhập; Sabeco đang dẫn dầu dòng bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia
bán ra trên toàn thị trường; VBL nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp
với nhãn hàng nổi bật có Heineken và Tiger.
Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhâp, cách thể hiện đẳng
cấp người dùng bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần:
- Phân khúc bia hơi (chưa tiệt
trùng) chiếm khoảng 43%
khối lượng tiêu thụ và
30% giá trị tiêu thụ. Habeco
là Doanh nghiệp chiếm
được vị trí dẫn đầu phân
khúc này tại Hà Nội và các

tỉnh phía Bắc.
- Phân khúc bia tiệt trùng
đóng lon hoặc chai chiếm vị
trí số 1 trên thị trường với
mức tiêu thụ 45% về khối
lượng và 50% về giá trị.
Dẫn đầu phân khúc là
Sabeco, Habeco với dòng
sản phẩm bia Sài gòn (xanh,
đỏ), Bia Hà Nội và Nhà
máy bia Huế với thương hiệu bia Huda.
- Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng chiếm 12% về khối lượng và 20%
về giá trị tiêu thụ. Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken
được VBL phân phối,Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra
còn có các thương hiệu Việt là Sài Gòn Đỏ và 333 của Sabeco.
Trong đó phân khúc Trung và Cao cấp cạnh tranh khá gay gắt khi Sabeco
dẫn đầu thị trường chiếm 31% thị phần với các dòng sản phẩm bia hạng trung và
12


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

sản phẩm cao cấp; Bia liên doanh VBL chiếm 20% với các dòng sản phẩm bia
cao cấp; tiếp theo là Bia Hà Nôi chiếm 10%.
Để tăng cường thị phần, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh tăng
công suất mở rộng hoạt động.

Các doanh nghiệp “ngoại” đẩy

mạnh xâm nhập thị trường. Kể từ sau
khi hội nhập và mở cửa (năm 1991),
Đầu tư nước ngoài tăng cường ở Việt
Nam. rất nhiều thương hiệu bia nổi
tiếng thế giới từ Bỉ, Đức, Mỹ,
Mexico, Hà Lan, Nga, Séc…đã đến
với thị trường như: Heineken, Fosters,
Tiger, Larger, Larue, BGI… Sự xuất
hiện ngày càng nhiều của các dòng bia
ngoại đã đẩy cuộc cạnh tranh trong
Ngành bia ngày càng khốc liệt hơn.
Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã
được phép sở hữu 100% doanh nghiệp
nội địa thuộc ngành bia, tăng cường
hơn sự xâm nhập của các đối thủ tiềm
ẩn mới. Cụ thể cuối năm 2011,
Cạnh tranh cũng khiến nhiều
thương hiệu “ngoại” thâm nhập thất
bại. Bên cạnh sự trụ vững và ngày
càng lên ngôi của các thương hiệu
Heineken, Carlsberg, Tiger, đã không
ít đại gia ngành Bia trên thế giới sau khi đặt chân đến Việt Nam đã phải ngậm
ngùi ra đi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại như: định vị sai, sản phẩm
không hợp gu của người Việt, rào cản kênh phân phối, năng lực tài chính. Cụ thể
có trường hợp của bia“kiểu Úc” Fosters (Tập đoàn Fosters) không thành công
trong phân khúc cao cấp, VBL cũng đã thích ứng tốt và nhanh nhạy bằng cách
mua lại các cơ sở sản xuất của Foster và BGI để tăng công suất một cách tích
cực. Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam (VBL) đã có chính thức thực hiện
13



QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

thủ tục mua lại 2 nhà máy bia Foster’s Đà Nẵng và Foster’s Tiền Giang từ Tập
đoàn Asia Pacific Breweries (APB, trụ sở tại Singapore). Vụ chuyển nhượng có
giá 98,5 triệu USD này đã được Cty APB Australia Pty Ltd. (con của APB, sở
hữu chính 2 nhà máy bia nói trên) chấp thuận. Việc “thôn tính” hai nhà máy bia
nói trên sẽ làm VBL tăng thêm công suất và mở rộng thị phần cho các thương
hiệu sản phẩm do chính VBL sản xuất (Tiger và Heineken…), đồng thời kiêm
nhiệm thêm vai trò sản xuất, tiếp thị và phân phối các nhãn hiệu bia như Foster,
Larue, BGI, Flag, Orangina và Sông Hàn tại Việt Nam.
Mặc dù hàng rào pháp lý đối với ngành bia khá chặt chẽ, nhà nước hạn
chế việc cấp thêm giấy phép đầu tư vào ngành bia vì bia là những đồ uống có
cồn, có tác dụng kích thích,có thể dẫn đến các tác dụng tiêu cực. Lạm dụng có
thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và trật tự an toàn
xã hội. Chi phí do lạm dụng rượu bia cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là
ở các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do rượu,
bia gây ra thường chiếm từ 2% đến 8% GDP của quốc gia. Tình trạng sử dụng
tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông trở
thành vấn đề báo động. Bởi vậy, Nhà nước ta hạn chế việc lạm dụng và cấp phép
kinh doanh các sản phẩm này thông qua đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để định
hướng tiêu dùng.
Trong những năm vừa qua, thuế tiêu thụ đặc biệt của bia ở Việt Nam nằm
trong khoảng 20% đến 75% giá trị sản phẩm. Đây là một yếu tố làm tăng giá của
các sản phẩm bia.
Hiện nay, Nhà nước có những chủ trương chính sách có tác dụng khuyến
khích tiêu dùng bia như: Cho phép thành lập các nhà máy bia liên doanh với các
Công ty nước ngoài, đầu tư mở rộng cho một số nhà máy bia lớn của nhà nước.

Chính điều này đã làm cho nhu cầu về bia ngày càng tăng. Hệ thống pháp luật
đối với đầu tư nước ngoài rộng mở, đặc biệt là việc tham gia hiệp định thương
mại AFTA và gia nhập WTO. Áp lực của doanh nghiệp bia thời kỳ hội nhập Sau
5 năm gia nhập WTO và 2 năm thực hiện cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ tại
Việt Nam, các doanh nghiệp trong Ngành bia đã nhận thức được rõ tác động và
gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Bên cạnh sự xâm nhập
của các doanh nghiệp bia nước ngoài, mở cửa thị trường bán lẻ còn làm giá các
mặt hàng nhập khẩu thấp xuống, không chênh lệch nhiều với hàng trong nước,

14


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

càng dễ tạo điều kiện cho xu hướng tiêu dùng hàng ngoại và gây áp lực cho các
nhà sản xuất trong nước.


Một vài xu hướng ngành Bia Việt Nam

Sức tiêu thụ bia còn tăng mạnh theo những phân tích đã nêu về thị trường Bia
Việt Nam tiềm năng. Chi phí quảng bá sản phẩm trong ngành tăng: bia ngoại vẫn
tiếp tục đổ bộ, cạnh tranh sẽ tiếp tục gay gắt. Khi đó chiến lược quảng bá là yếu
tố quyết định đến thành bại của các doanh nghiệp, không chỉ ở những sản phẩm
đã tồn tại mà cả các sản phẩm mới có mặt trên thị trường.
Cấu trúc phân khúc thị trường sản phẩm thay đổi: các sản phẩm bia hơi, bia
giá rẻ đang bị thu hẹp; bia hạng trung và cao cấp ngày càng tăng trưởng mạnh và
tiếp tục được mở rộng, do :

-

Gia nhập WTO áp dụng 1 loại thuế sẽ làm tăng thuế suất bia hơi lên 50%.
Thu nhập người dân ngày càng tăng;
Bia đang trở thành mặt hàng thể hiện đẳng cấp. Sự thay đổi cấu trúc thị
trường sản phẩm sẽ làm tăng giá trị quy mô thị trường ngành bia.
Euromonitor International dự báo thị trường bia sẽ tăng 20% đạt 96 nghìn tỷ
đồng (4,6 triệu USD) năm 2012.

Xu hướng nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến văn hóa uống bia: Người tiêu
dùng có khả năng sẽ giảm mức tiêu thụ bia do chế độ ăn uống và vấn đề sức
khỏe. Khi uống bia đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, người uống rơi và
trạng thái say, có khả năng gây nhiều hệ lụy có hại. “Đừng uống bia trên 1
lít/ngày” cũng là lời khuyên của nhiều bác sỹ. Ngoài các đồ uống có cồn, bia còn
có thể bị thay thế bởi các sản phẩm giải khát khác: trà, cà phê, nước có ga. Do
người uống bia có thể gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe, họ có xu hướng
tìm đến các sản phẩm đồ uống khác an toàn hơn.

3- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VBL
3.1 - Chiến lược phát triển
Chiến lược thâm nhập thị trường:
VBL luôn liên tục đưa ra các chính sách ưu đãi,tung ra các dòng sản phẩm mới với số
lượng lớn,chi phí thấp hơn,nhắm đến người tiêu dùng.

15


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam


VBL đã không tiếc tiền cho các hoạt động quảng cáo trên tất cả cácphương tiện truyền
thông như Tivi,Internet,các hoạt động ngoài trờiđể thu hút sự chú ý của mọi người.Bên
cạnh đó,để có được sự hấp dẫn đối với sản phẩm mới,họ đã đưa ra các chính sách khuyến
mãi đặc biệt vào các ngày lễ,tăng các hoạt động PG tại các khu vực nhà hàng,quán
nhậu… để mời khách dùng thử sản phẩm mới của mình.
Heineken khẳng định thương hiệu tại Việt Nam bằng hàng loạt các chiến dịch
marketing thành công kể từ 1996. Đây là chiến lược chủ đạo với việc khai mạc Giải
Heineken Challenger tại Sân Lan Anh hay giải Heineken Championship liên tục hàng
chục năm đóng góp cho sự phát triển khá vững cho quần vợt Việt Nam. Ở Việt Nam, mỗi
clip quảng cáo của những sản phẩm Heinken đều mang một phong cách độc đáo, mỗi lần
xuất hiện thì Heinken luôn gây được ấn tượng sâu sắc với khách hàng bằng câu khẩu hiệu
chính “CHỈ CÓ THỂ LÀ HEINKEN”.
Chương trình “Đánh thức bản
lĩnh với diện mạo mới” của Tiger
giới thiệu đến người tiêu dùng hệ
thống nhận diện thương hiệu mới
hiện đại hơn với logo, hình ảnh và
bao bì sản phẩm tại các kênh phân
phối. Đây chính là một phần quan
trọng của chiến dịch toàn cầu với
mục tiêu mang đến cho thương
hiệu Tiger một hình ảnh mới mạnh
mẽ, hiện đại hơn, đồng thời, vẫn
giữ nguyên chất lượng và hương vị
tuyệt hảo, khẳng định vị trí dẫn
đầu trong sự lựa chọn của giới trẻ.
Gần đây nhất Tiger Beer tiếp tục tổ chức chương trình ‘đánh thức bản lĩnh’ giới trẻ
Việt với sự kiện chinh phục Bức tường Tiger cao nhất Việt Nam được tổ chức trong
tháng 5 tại TP.HCM.


16


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

Với sự hỗ trợ đặc biệt của chính
quyền địa phương lần đầu tiên, nhãn
hàng Biere Larue thực hiện “Chương
Trình Đón Năm Mới 2015 – Biere
Larue Rực Rỡ Sắc Xuân” ở 3 tỉnh Cà
Mau, Quảng Nam và Đà Nẵng
với những màn trình diễn ánh sáng vô
cùng hoành tráng. Đó cũng là một bất
ngờ đặc biệt mà Biere Larue dành riêng
cho người dân nhân dịp năm mới.
Chiến lược phát triển thị trường:
Để thực hiện chiến lược này VBL đã có một số hoạt động sau đây:
-

Tăng năng lực sản xuất – bành trướng hoạt động :

21/3/2007 VBL đã chính thức
ký hợp đồng mua lại 2 nhà máy
bia Foster’s Đà Nẵng và Foster’s
Tiền Giang từ tập đoàn APB với
giá chuyển nhượng 98,5 triệu
USD. Việc thôn tính 2 nhà máy

bia trên làm VBL tăng công suất
và mở rộng thị phần cho các
thương hiệu sản phẩm do chính
VBL sản xuất, đồng thời kiêm
nhiệm thêm vai trò sản xuất tiếp thị và phân phối các nhãn hiệu bia như Foster, Larue,
BGI tại Việt Nam. Tháng 4/2007 Tập đoàn VBL đã mua lại công ty Foster’s Đà Nẵng và
đổi tên thành công ty TNHH VBL Đà Nẵng.
Công suất sản xuất năm 2007 là 85 triệu lít bia/năm, đến năm 2010 đã được mở rộng
lên 150 triệu lít/năm đánh dấu bằng việc đưa vào hoạt động dây chuyền đóng chai tốc độ
cao 50.000 chai / giờ. Với việc mua lại 2 nhà máy bia tại Đà Nẵng và Tiền Giang, VBL
xác định chiến lược lâu dài tại Việt Nam, đặc biệt là những tỉnh thành đang phát triển
nhanh ở miền trung và đồng bằng sông Cửu Long là tăng thị phần, tăng năng sản xuất và
khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam. Sự kiện này đã góp phần nâng
cao tên tuổi và một lần nữa khẳng định sự thành công và sự trưởng thành lớn mạnh của
Nhà Máy Bia Việt nam.
17


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

Ngày 25/10/2009, Nhà
Máy Bia Việt Nam đã thực
hiện thành công dự án gồm
2 hạng mục: tăng công
suất lên 2,800,000 hl/ năm
(230 triệu lít) và khánh
thành "Dây chuyền đóng
lon nhanh nhất Việt Nam".

Sau hơn 2 tháng thi công,
tổ dự án đã đưa vào hoạt
động ổn định và hiệu quả. Thành công này một lần nữa nói lên sự đoàn kết và quyết tâm
cao của toàn thể cán bộ công nhân viên cùng vì một mục tiêu chung "Trở thành Nhà Máy
Bia hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015"
5/2011, VBL đã chi hơn 68 triệu USD để nâng công suất của các nhà máy tại TPHCM
từ 280 triệu lít lên đến 420 triệu lít, trở thành nhà máy sản xuất bia hiện đại và lớn nhất
Việt Nam. Dự án này sẽ giúp tăng năng suất của VBL lên 25%. Cùng lúc đó, VBL cũng
mở rộng năng lực sản xuất của hai nhà máy tại Hà Nội và Đà Nẵng lên 45 triệu lít.
Chiến lược phát triển sản phẩm:
Những sản phẩm của VBL luôn luôn được thay đổi theo thời gian từ mẫu mã cho đến
chất lượng,đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng bởi vậy sản phẩm của họ chiếm được
lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam rất nhiều.
Công ty VBL luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm bia đúng quy định về tiêu
chuẩn chất lượng mà công ty đã cam kết với khách hàng.Bia phải được chế biến với nồng
độ ABV 5% theo đúng công thức truyền thống, sử dụng nước tinh khiết, lúa mạch được
chọn lọc kỹ lưỡng và ướp hoa bia. Công ty luôn tăng cường các hoạt động R&D để đưa
ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
việc thiết kế hình ảnh bên ngoài chai bia cũng là một công việc hết sức quan trọng trong
chiến lược xây dựng sản phẩm
.

Tháng 6/2015, công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL) chính thức ra mắt
tại sản phẩm mới, bia hương vị chanh – Larue Lemon tại thị trường Việt Nam. Đây
là dòng bia có nguồn gốc từ nước Đức và hiện có mặt tại hơn 39 quốc gia trên khắp
năm châu lục, tiêu biểu như: New Zealand, Hoa Kỳ, Brazil, Nam Phi, Malaysia….
18


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


Công Ty liên doanh bia Việt Nam

(Bia Larue Lemon)

Bắt kịp xu hướng thưởng thức bia thịnh hành trên thế giới, công ty VBL ra mắt bia
Larue Lemon – một trong những sản phẩm bia hương vị chanh đầu tiên tại Việt
Nam. Không chỉ kế thừa công nghệ pha trộn độc đáo của Châu Âu cùng nghệ thuật
ủ bia truyền thống của người Đức, bia Larue Lemon còn được phát triển dựa trên
khẩu vị của người Việt và sản xuất trên hệ thống dây chuyền hiện đại của VBL. Sự
ra mắt của Larue Lemon hương vị chanh thể hiện bước tiên phong của công ty
VBL trong việc mang đến cho người tiêu dùng những dòng bia mới với chất lượng
tuyệt hảo, giúp tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Với thiết kế ánh bạc nhiều cá tính cùng với mẫu thùng sang trọng, lon Tiger
Crystal là sự tiếp nối thú vị bên cạnh kiểu dáng sành điệu và trẻ trung của Tiger
Crystal chai, mang đến cho người tiêu dùng thêm sự lựa chọn lý tưởng trong các
19


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

dòng bia cao cấp tại Việt Nam. Cùng với sản phẩm lon mới, Tiger Crystal cũng sẽ
cho ra mắt hình ảnh mới của sản phẩm bia chai.

Tháng 7 năm 2014, VBL đã giới thiệu bia Desperados là dòng bia mang hương vị
Tequila đặc trưng, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho người thưởng
thức. Với Desperados, bạn sẽ cảm nhận vị đắng truyền thống của bia được kết hợp

tinh tế với vị chua ngọt thú vị đến từ Tequila, một thức uống của xứ sở Mê-Hi-Cô
huyền thoại - vùng đất của những hương vị. Sự cộng hưởng độc đáo này sẽ mang
đến loại bia hoàn hảo cho mọi cuộc vui. Sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu, và
được phân phối tại các kênh nhà hàng, bar, pub trong khu vực Thành Phố Hồ Chí
Minh.

20


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

3.2 - Chiến lược cạnh tranh
Người Việt luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3
của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo APB, thị trường bia Việt Nam đang phân hóa như sau:
+ 13% dành cho phân khúc bia thượng hạng.
+ 75% cho phân khúc bia đại trà.
+ 12% cho phân khúc bia bình dân, như bia hơi.
Muốn đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh,điều chủ chốt là sản phẩm phải mang
những nét khác biệt không giống với các đối thủ cạnh tranh. VBL cũng không ngoại lệ,
họ luôn có nhữngsản phẩm mới đem lại sự khác biệt cho người tiêu dùng, từ bia bình dân
– Larue cho tới bia trung cấp Tiger hay bia cao cấp Heineken và các sản phẩm đổi mới
như Crystal Tiger.
Về phân khúc bia cao cấp, VBL tập trung cạnh tranh về chất lượng sản phẩm chứ
íttập trung vào giá cả,vì đây làdòngbia sang trọng,nhắm vào giới thượng lưu là chủ
yếu nên chất lượng,uy tín làquan trọng hơn hết đối với họ.
Có thể nói VBL đã có vị trí thống lĩnh trên thị trường bia cao cấp ở Việt Nam với thị
phần của bia Heneiken, Tiger lần lượt là 25,1% và 10,8%. VBL luôn muốn mọi

người biết đến chất lượng sản phẩm của mình thông qua việc tham quan nhà máy
21


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

hàng tuần. Khi nhắc đến thương hiệu bia Heineken hay Tiger người tiêu dùng da
phần nào cảm nhận được giá trị mà loại bia này mang lại, mà đặc biệt ở đây là chất
lượng tuyệt hảo của Heineken.
Về phân khúc bình dân, VBL cạnh tranh về giá.Vì Larue là dòng sản phẩm bình dân
nhắm đến những khách hàng bình dân chứ không phải giàu có,nên giá cả rất quan trọng
đối với sự lựa chọn trong việc tiêu dùng bia của họ.VBL cũng có một vị trí khá vững
chắc trên thị trường bia bình dân ở Việt Nam với thị phần của bia Larue 3,6%. Bia Larue
có chất lượng hảo hạng và đồng nhất, giá cả phù hợp vừa túi tiền và ổn định, thường có
các chương trình hậu mãi. Thương hiệu bia Larue, không chỉ chiếm giữ một vị trí vững
chắc trên thị trường mà hiện đã trở thành đồ uống hàng ngày, thân thuộc và gần gũi với
người dân Đà thành.

4- ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA VBL
4.1 - Chiến lược phát triển
VBL đã lựa chọn đúng con đường khi hướng đến việc xây dựng thương hiệu và chất
lượng tuyệt vời nhất. Tuân thủ nghiêm ngặt trong toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất
và kiểm tra chất lượng bia để đem chất lượng tuyệt vời đến tay người tiêu dùng.
Việc đánh vào thị trường cao cấp là 1 chiến lược đúng đắn của VBL khi các dòng bia cấp
thấp đã bị bão hòa trước đó bởi những công ty lớn đến trước.
Hướng đến những người tiêu dùng có thu nhập cao, họ không chỉ mong muốn một dòng
bia có chất lượng tuyệt hảo, mà bên cạnh đó còn phải có mẫu mã bắt mắt và dễ dàng tiếp
cận trong môi trường xã giao hay hoạt động bình thường mà họ sử dụng.Không những

thế, công ty còn đầu tư về phần nghiên cứu thay đổi bao bì, mẫu mã vỏ lon (chai) bia để
đổi mới cũng như phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. Đẳng cấp của Heiniken và
Tiger không chỉ bởi chất lượng hảo hạng của bia mà còn bắt nguồn từ chính vẻ ngoài
mạnh mẽ, thu hút và riêng biệt.. .
Bên cạnh đó, VBL liên tục nâng cao doanh số và mở rộng kênh phân phối đến những
địa điểm phù hợp với từng đối tượng sử dụng dòng bia mà công ty cung cấp, để sản phẩm
tiếp cận một cách dễ nhất đối với người tiêu dùng. Điều này đã thể hiện tham vọng, năng
lực cũng như uy tín của VBL trên dấu trường bia đang cạnh tranh một cách khốc liệt
ngày nay.

22


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

4.2 - Chiến lược cạnh tranh
Với tiềm lực tài chính mạnh từ Công ty APB, cùng với tầm nhìn rộng, VBL đã tận
dụng hoàn hảo, hợp lý các tiềm lực trên để đánh vào thị trường cao cấp, dẽ dàng vượt qua
rào cản về chi phí đầu tư công nghệ.
Tuy nhiên, thị trường bia đang càng ngày bão hòa, các hiệp định song phương đa
phương được kí kết liên lục, mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào xâm nhập vào
thị trường bia Việt Nam. Đây là khó khăn chung không chỉ riêng VBL phải đối mặt mà
còn các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, VBL cũng không được lơ là trước cácđối thủ
trong nước như Sabeco, Habeco,… Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng VBL cần chuẩn bị
kỷ lưỡng để bảo vệ được thị phần cao cấp của mình.
Sự chuẩn bị kĩ càng không chỉ từ chất lượng, mẫu mã, uy tín công ty, mà VBL đã
mạnh mẽ chi trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và phân phối tới người tiêu dùng
thông qua nhiều phương thức đa dạng, sáng tạo, liên tục và rộng khắp. VBL cạnh tranh

với đối thủ và đẩy mạnh xâm nhập thị trường, giành thị phần bia về phía mình. Sự thận
trọng này được xem là cách làm đúng đắn, không “ngủ quên trên chiến thắng” mà khinh
thường đối thủ dù là mới hay cũ.
Với tâm lý sính ngoại của người Việt, việc nhập khẩu toàn bộ nguyên liện sản xuất bia từ
nước ngoài là một phương thức hợp lý để vừa tiếc kiệm chi phí sản xuất, vừa dễ dàng tạo
được uy tín, chất lượng, mang lại sự an tâm cho khách hàng ở phân khúc này. Nhưng đó
chỉ đúng khi ở phân khúc cao cấp, để có thể phát triển mạnh mẽ hơn ở phân khúc bình
dân, VBL cần chú ý nhiều đế việc giảm chi phí, và việc nhập khẩu nguyên liện như vậy
có thể khiến cho chi phí sản phẩm tăng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển thị trường béo
bở này. Hạn chế về việc nhập khẩu nguyên liệu cho dòng bia trung cấp sẽ tăng thêm khả
năng cạnh tranh của công ty trong thị trường bia vốn được các đối thủ chính nắm thị phần
rất nhiều.
Với những chiến lược trọng điểm trên, VBL hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự
phát triển của công ty không chỉ về mặt doanh số mà là còn cả về mặt hình ảnh và uy tín
thương hiệu.

23


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

5- ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VBL
5.1 - Chiến lược phát triển:
Chiến lược thâm nhập thị trường:
Tăng cường quảng cáo marketing,khuyến mãi.Ví dụ như uống5 chai tặng 1 chai…
các hoạt động quảng cáo trực tiếp tại nhà hàng bằng những nhân viên tiếp thị bia.
Thay đổi mẫu mã bao bì sao cho bắt mắt,phong cách,tạo sự ấn tượng đặc biệt để đáp
ứng sở thích của người tiêu dùng.Ví dụ như sản xuất ra những lon bia với kích cỡ khổng

lồ, nhiều hương vị độc đáo hơn.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng như bảo vệ môi trường,nguồn nước...để
được sự ủng hộ từ khách hàng
Tổ chức các hoạt động,các cuộc thi ngoài trời nhằm quảngbá thương hiệu 1 cách hiệu
quả hơn.
Tham gia tàitrợ cho những hoạt động xã hội.Ví dụ như tài trợ cho những trẻ em mồ
côi,hoặc những người tàn tật thông bằng cách chiết khâu một ít tiền trên những chai bia
bán được để xung vào quỹ từ thiện.
Sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵntại nội địa để giảmchi phí sản xuất.VD:mua đất
xây dựng những nông trại trồng lúa mạch,xây dựng nhà máy ở những nơi đất rẻ,lao động
rẻ,điều này cũng góp phần tạo việc làm cho người dân.

Chiến lược phát triển thị trường:
-

24

Cuối 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN theo dự kiến được thành lập.Các chính
phủ trong cộng đồng này sẽ thực hiện mức ưu đãi thuế quan giảm mạnh,tạo lợi
thế cho những công ty muốn đầu tư ra nước ngoài.Thị trường bia trong nước
hiện tại gần như là bão hòa với nhiều sản phẩm dadạng ở tất cả các cấp,nên
việc đầu tư xuyên quốc gia cũng là một chiến lược hợp lí đối với VBL nhằm
mở rộng quy mô sản xuất,sảnlượng tiêu thụ của họvới cơ hội từ lâu này.VBL
nên kết hợp chiến lược phát triển thị trường và chiến lược đầu tư xuyên quốc
gia để có được những phương án đúng đắn vì không những thị trường bia Việt
Nam đãbão hòa mà các nước trong khu vực cũng có thị trường bia đa dạng và
phong phú,rất khó chen chân vào.Một phân VBL cũng đã có 1 chỗ đứng vững


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


-

-

Công Ty liên doanh bia Việt Nam

trên thị trường Việt Nam nên sẽ ít khó khăn trong việc đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, công ty chỉ nên xây dựng nhà máy ở một hay hai quốc gia nữa
trong ASEAN, nơi có địa hình thuận lợi để trồng lúa mạch cũng như có nhiều
kênh phân phối.
Phát triển chiến lược quảng cáo, tiếp thị marketing và phát triển các thương
hiệu bia mới phù hợp với từng vùng miền.
Duy trì các khách hàng sử dụng sản phẩm cao cấp. Mở rộng các loại hương vị
truyền thống phù hợp với thị hiếu của người dân Việt Nam nói riêng và châu Á
nói chung. Mở rộng thị trường khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
Thanh niên là những người sôi nổi nhất, chính vì thế công ty có thể mở rộng
thị trường đến các địa phương còn chưa sử dụng sản phẩm nhiều bằng các
chương trình ca nhạc, buổi tụ hội lớn của các DJ và ca sĩ nổi tiếng hay chỉ là
các hoạt động ngoài trời thuần tính giải trí . Vừa thuận tiện giới thiệu những
sản phẩm bia mới và dễ gây ấn tượng với khách hàng.
Chiến lược phát triển sản phẩm:
-Tích cực nghiên cứu sản phẩm mới: tạo các sản phẩm phù hợp với khẩu vị thị
trường lân cận để dễ thu hút sự chú ý.
Đầu tư cho quảng cáo:tìm những gương mặt đại diện cho những sản
phẩmmớiđẻ dễ dàng tiếp cận cho người tiêu dùng.

-

Tạo mẫu mã độc đáo.Ví dụ như làm ra nhữnglon tiger cao thay vì bình

thường,hoặc những lon có kích thước lớn hơn.

5.2 - Chiến lược cạnh tranh
-

25

.
Tạo nên sự độc đáo khác biệt trongcác lĩnh vực marketing
Giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể để sản xuất ra những sản phẩm trung cấp
nhiều hơn ,quy mô lớn với chi phí thấp hơn.
Tăng tính độc đáo cho sản phẩm cấpcao để vẫn giữ được vị thế dẫn đầu
Khi các đối thủ tung ra những chiến dịch quảng cáo,khuyến mãi thì bản than công
ty cũng nên đưa ra các chiến dịch như vậy,hoặc có thể hay hơn để dữ chân người
tiêu dùng.


×