Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.69 KB, 46 trang )

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM
ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10
Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay

• Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông hiện nay
Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPT
hiện nay cịn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đã
được nhiều người quan tâm cả ở trong và ngồi nhà trường. Đã có nhiều hướng
nghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, đã có nhiều kiểu
dạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật. Và thực tế qua nhiều
năm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề,
nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưa
đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyên
nhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của công
việc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào trong
giảng dạy.
Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng. Vì vậy
cơng việc này phải được tiến hành một cách bài bản. Từ tương quan văn hóa của
hai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thời
trung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việc
đọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểu
cho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời
Lí – Trần và người cơng dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những
tác phẩm Lí – Trần. Chẳng hạn tính chất “Thượng trí quân, hạ trạch dân”
trong thơ thời Lê tiêu biểu là Nguyễn Trãi qua một số hình ảnh “Tướng sĩ
một lịng phụ tử, hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”, “Ta lấy toàn quân là
hơn để nhân dân nghỉ sức” )
Như vậy công việc dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn là một vấn
đề khá nan giải. Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải



tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống
nhất của hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung,
là cách thể hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy
ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử). Vì vậy
phương pháp chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu
“Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của
tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn
Dân). Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững
mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ
thuật, tư tưởng và hình thức phải hịa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm
hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và
ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn
chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản
thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt
hình thức ” (Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, khơng
ít cách dạy, cách học vi phạm ngun tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học
tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thơng có rất
nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản,
học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm
“ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ khơng cần thuộc, dạy truyện khơng khơng
cần kể mà chỉ nêu ý chính ( Nguyễn Viết Chữ) [3; 9]. Đặc biệt là khi dạy đến
những tác phẩm thơ trung đại, việc dạy và học thơ trung đại Việt Nam đến nay
vẫn còn là nỗi khổ của người giáo viên trung học phổ thông. Như chúng ta đã
biết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung đại thì
khơng chỉ địi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những

kiến

thức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà còn đòi hỏi người học

sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên. Đây là một đòi hỏi chỉ
có thể thực hiện ở những học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bối
cảnh hiện nay, cịn được mấy học sinh u thích bộ mơn này trong một lớp!

Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên về


nội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho học
sinh mà không chú ý đến khát vọng, tâm lý học sinh. Việc tìm hiểu tác phẩm
quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian
dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Một thực trạng nữa trong dạy học văn hiện
nay là còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghề
nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, hấp dẫn. Đặc thù của các
môn khoa học xã hội là nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa,
sách giáo viên nên nếu giáo viên khơng chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào
con đường mịn là trình bày lại nội dung cố định. Chúng tơi đã dự nhiều giờ
thao giảng và nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều có sẵn
trong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức. Ngay cả giờ
giảng được đánh giá là thành cơng thì tính chất độc diễn của giáo viên thể hiện
khái rõ nét. Thậm chí có giờ dạy diễn ra sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn
kịch diễn ra khéo léo, tất cả được giáo viên tập dượt trước, cả những câu hỏi bài
cũ, và chỉ định học sinh nào phát biểu. Nhiều giáo viên được khen là hay nhưng
thực chất là diễn thuyết hay. Học sinh học xong là kiến thức hầu như khơng cịn
đọng lại là bao nhiêu.
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành cơng, nếu chỉ có sự
nỗ lực của giáo viên thì khơng đem lại kết quả mà quan trọng cần có sự hưởng
ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh
là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay học
sinh phải học nhiều mơn, các em khơng có điều kiện đầu tư thời gian đích đáng
cho tất cả các mơn sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phương pháp mới địi

hỏi các em phải đầu tư thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử
lý thông tin khoa học. Đa số học sinh khơng có đủ tài liệu cần thiết và chưa hình
thành tư duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy
và trị khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vịng luẩn quẩn,
hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng trên, có
thể thấy mơn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang mất
đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh. Để lí giải điều này là cả một vấn đề


khơng đơn giản. Từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy của
giáo viên cũng như tâm lí học tập của học sinh cũng cần phải xem xét.



Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay

-

Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nơm Đường luật ở THPT
*Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nam Định

nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáo
viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nơm Đường luật ở
trường THPT hiện nay.
- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp
khắc phục.
*Thời gian và đối tượng khảo sát:
Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học thơ Nơm Đường luật ở THPT hiện nay,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát 84 học sinh lớp 10 trường THPT Giao Thủy C

huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và 84 lớp 10 trường THPT Quất Lâm huyện
Giao Thủy tỉnh Nam Định để thu thập các thơng tin về sở thích, kiến thức, kỹ
năng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật.
Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của 15 giáo viên giảng dạy Ngữ
văn ở 02 tổ Văn của 02 trường THPT trên địa bàn (có cả những giáo viên phụ
trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về q trình
dạy học thơ Nơm Đường luật ở THPT hiện nay.
Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở
THPT là ở học kì I trong năm học 2014 – 2015.
* Tư liệu khảo sát:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10
- Sách giáo viên Ngữ văn 10
- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 10
- Giáo án của một số thầy cô dạy Ngữ văn lớp 10


* Nội dung khảo sát:
- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nơm
Đường luật.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm
thơ Nôm Đường luật.
- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên.
- Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
- Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nơm Đường luật của học sinh.
Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục.
*Phương pháp khảo sát:
- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và
đánh giá kết quả khảo sát.
- Nghiên cứu bài làm của học sinh.
- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên.

- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
* Quá trình khảo sát:
- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 10,
phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.
Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp dạy và một số học sinh ở
lớp 10
- Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Kết quả khảo sát

-

Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của
các bài thơ Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
chương trình cơ bản
Số TT

Tên bài thơ

Số câu hỏi

câu hỏi về thi

phần tìm

pháp

hiểu bài

Tỉ lệ %



1

Cảnh ngày hè

5

1

20

2

Nhàn

5

2

40

Cộng

10

3

20

Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án

Số TT

Tên trường

Số giáo

Kết quả

án khảo

Có chú

Tỉ lệ

Chưa

Tỉ lệ

sát

trọng

%

chú

%

đến thi


trọng

pháp
1

THPT Giao Thủy C

5

3

60

2

40

2

THPT Quất Lâm

4

2

50

2

50


Cộng

9

5

55,5

4

45,5


Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học
của giáo viên (15 giáo viên)
NỘI DUNG KHẢO SÁT

SỐ GV KHẢO SÁT

TỈ LỆ

lựa chọn

%

1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ
Nơm, các thầy cơ có quan tâm đến việc
vận dụng thi pháp không?
a. Thường xuyên


5

33,3

b. Đôi khi

8

53,3

c. Khơng quan tâm

2

13,3

chưa?
a. có

4

26,7

b. Khơng

6

40


c. Đơi khi

5

33,3

a. Thuyết giảng

9

60

b. Giảng bình

4

26,7

c. Đọc diễn cảm

2

13,3

a. Thuyết giảng

9

60


b. Trao đổi, đối thoại

3

20

c. Thảo luận nhóm

3

20

2. Các thầy cơ đã bao giờ giải thích cho
học sinh về thi pháp văn học trung đại

3. Để giúp cho học sinh hiểu được các
tác phẩm thơ Nôm Đường luật các thầy
cô thường dùng biện pháp nào?

4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu
các văn bản các thấy cô

thường chú

trọng đến phương pháp nào?


5. Các thầy cơ đã bao giờ giải thích cho
học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm
Đường luật chưa?

a. Thường xuyên

4

26,7

b. Đôi khi

6

40

c. Chưa bao giờ

5

33,3

-

Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nơm Đường luật, đó là

“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Quá trình thu thập, xử lý thơng tin đã giúp chúng tơi có một số nhận xét
như sau:
* Ưu điểm:
- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý
thức học tương đối tốt. Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong
sách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em. Nhiều em còn

dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học.
- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản
của các bài thơ Nơm Đường luật. Các em đều thích học 2 bài này hơn so với các
bài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc bởi học
sinh khơng phải tìm hiểu văn bản chữ Hán khó thuộc, khó nhớ, khó hiểu. Nhiều
em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọng
của hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác
phẩm thơ Nôm Đường luật với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nhiều em có khả
năng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, hầu hết đều
đạt trình độ chuẩn. Các thầy cơ đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và
yêu nghề. Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trị của thơ Nơm Đường luật,
đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm văn
học này. Không những vậy, các giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm,


nhiều giáo viên khơng ngừng tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin... thu hút hứng thú học của học sinh.

- Các trường, tổ, nhóm bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng
(những bài thơ Nơm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên
giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nơm Đường luật.
Thơng qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm cho
giờ dạy của mình.
- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh có
những hướng dẫn cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường luật
được tốt hơn.
* Hạn chế:
- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương
trình Ngữ văn lớp 10 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu

hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa
đủ và tầm nhận thức, cảm thụ còn hạn chế.
- Cũng nhiều học sinh khơng thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nơm
Đường luật vì đây là phần văn khơ và khó. Các em soạn bài rất sơ sài, nhiều em
chép trong các loại sách học tốt mà không hiểu nội dung. Các em hầu hết chỉ
nắm được nội dung cơ bản của ba bài thông qua phần ghi nhớ chữ chưa nhận
thức được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa có kiến thức về thể
loại thơ cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của các bài. Sự cảm nhận của các em
cịn thụ động, máy móc và cơng thức, phần lớn là diễn nôm tác phẩm. Nhiều
học sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nôm Đường luật
để làm gì. Từ việc khơng hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩm
thơ Nôm Đường luật dẫn đến việc khơng có hứng thú tiếp nhận.
- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ Nôm
Đường luật đều sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép
còn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so sánh đối chiếu về thi pháp thể loại, giảng
bình thì rất ít. Vì họ đều cho rằng mất thời gian, không đủ giờ và các em đều soạn bài ở nhà
nên đã đọc rồi. Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao.


- Khảo sát giáo án của hai giáo viên, chúng tơi thấy hai giáo án chưa thấy được
tính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể loại; hệ
thống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đối
tượng học sinh; lượng kiến thức còn hạn chế. Nhiều giáo viên được phỏng vấn
có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo án soạn một lần dạy trong nhiều năm
trừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn.
*Nguyên nhân:
- Giáo viên chưa nhận ra mối liên hệ giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc, chưa
chú ý đến đặc trưng thể loại của tác phẩm.
-Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy, học hiện nay tràn lan trên thị trường
hầu hết đều xa rời đặc trưng thể loại.

- Do khoảng cách thời đại tác phẩm ra đời với thời đại học sinh đang sống.Vì
khơng hiểu hồn cảnh lịch sử, điều kiện sống, quan điểm tư tưởng cũng như
quan điểm thẩm mỹ của cha ông ta nên đã dẫn đến hiện tượng các em đánh
đồng thời trung đại với thời đại ngày nay.
- Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thời
Trung đại. Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều các thành ngữ, tục
ngữ, điển tích mà các em khơng hiểu được. Thí dụ: khi học bài “Thương vợ”
của Trần Tế Xương, một số em chỉ hiểu đơn thuần bài thơ nói về tình thương
đối với vợ. Mà thực ra thành ngữ “dãi nắng dầm mưa” được Tú Xương vận
dụng sáng tạo, đảo trật tự thành “ năm nắng mười mưa dám quản công” để diễn
tả số phận long đong, vất vả, gian chuân của bà tú... hoặc trong bài Cảnh ngày
hè, Nhàn thì những điển cố, điển tích như Ngu cầm, Rượu đến cội cây... học
sinh cũng chưa thực sự hiểu sâu sắc. Việc vận dụng các tri thức về lịch sử xã hội
vào việc lý giải nội dung các tác phẩm này cịn gặp nhiều khó khăn nên các em không hiểu và
không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

- Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nơm Đường luật nói riêng phải
dựa trên hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật. Nhưng
những hệ thống này hiện nay đều khơng phù hợp nữa. Vì thế việc dạy học văn


học thơ Nôm Đường luật gặp nhiều lúng túng.
- Thơ Nơm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn học
Trung Quốc. Vì thế việc tìm hiểu thơ Nơm Đường luật khơng thể tách rời với
việc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Công việc này gần như quá
sức với cả giáo viên và học sinh.
- Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ Nơm
Đường luật. Hầu hết các giờ học đều đơn điệu, xa cách nhận thức thẩm mỹ của học
sinh nhất là học sinh lớp 7. Giáo viên chỉ chú trọng đến thuyết giảng mà chưa quan
tâm học sinh lĩnh hội như thế nào. Trong khi giảng bài, giáo viên thường liệt kê nội

dung phân tích một cách đơn thuần, học sinh thì thụ động nghe và ghi chép. Nhiều
câu hỏi cần được chia sẻ, khám phá nội dung nghệ thuật thì chưa được phát huy.
Giáo viên còn cảm thụ giúp học sinh, hệ thống câu hỏi đơn điệu chưa kích thích
được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng
đến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nơm Đường
luật. Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngồi mà khơng thấy hết
chiều sâu của tác phẩm.
Từ thực trạng tìm hiểu trên, chúng tơi nhận thấy rằng muốn giảng dạy tốt
thơ Nôm Đường luật ở THPT giáo viên phải có những biện pháp thích hợp gắn với
việc vận dụng thi pháp của văn học trung đại để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ hơn,
sâu hơn về thơ Nơm Đường luật. Tình trạng duy ý văn bản còn diễn ra khá phổ biến,
việc giải mã thông tin nghệ thuật của văn bản cũng chưa được giải quyết một cách
cụ thể, thấu đáo, việc dạy các tác phẩm thơ Nơm Đường luật cịn xa rời ngun lí
dạy học hiện đại đó là đi từ khái quát dến cụ thể. Hiểu được thi pháp thì mới có cơ
sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện
pháp nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác
phẩm cụ thể. Có như vậy, giáo viên mới tạo cho học sinh những điều kiện cần thiết
để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật của thơ Nơm Đường luật. Vì
vậy chúng tơi đề xuất một một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo
hướng vận dụng thi pháp sau:


Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ
Nôm Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thơng


-

Những u cầu có tính ngun tắc


Bám sát thi pháp của thơ Hán Nôm Đường luật trung đại
Thi pháp thơ Nơm Đường luật nói riêng và thơ trung đại nói chung đều
mang được vẻ đẹp của tâm hồn người Việt, vì thế khi tìm hiểu khám phá các
tác phẩm văn học giai đoạn này chúng ta phải bám sát đặc trưng thi pháp
của thơ Hán, Nôm Đường luật thì mới hiểu sâu sắc được nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
Phân tích một văn bản thơ chữ Nơm Đường luật bao giờ cũng địi hỏi người
tiếp nhận phải phân định được bố cục và kết cấu, đề tài, thể loại, thi liệu, ngôn
ngữ giọng điệu... của bài thơ. Trên những cơ sở đó hướng dẫn học sinh đi tìm
hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thể
hiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.
Trước hết việc xác định bố cục của một bài thơ Đường luật là tương đối
dễ dàng vì nó đã có quy định chặt chẽ. Đó là cái khung cố định cho những bài
thơ chung một thể loại. Bố cục là cách để gọi tên chức năng cho từng phần. Ví
dụ hai câu đề có chức năng mở bài bằng cách nêu ra sự vật, hiện tượng để giới
thiệu khái quát vấn đề mà nhà thơ đề cập tới. Hai câu thực có chức năng nêu ra
các hiện tượng, sự vật sát với đề thơ để làm rõ hơn, cụ thể hơn vấn đề. Hai câu
luận có chức năng luận bàn về những hiện tượng, sự vật đã được nói từ bốn câu
kể trên. Đó là sự nhận thức trên cơ sở thực tiễn của hình tượng, sự vật mà khái
quát nâng lên thành một luận đề mang tính lí luận để làm sâu sắc thêm ý thơ.
Hai câu kết có chức năng làm ngưng kết ý bài. Giáo viên cần căn cứ vào đó để
có cách tìm hiểu linh hoạt. Ví dụ, khi dạy bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương
thì đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ
Đường. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác theo bố cục của bài
thất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết. Ở mỗi phần luôn có sự song
hành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học
sinh khai thác tìm hiểu.


Tiếp cận văn bản theo hướng vận dụng thi pháp hướng chúng ta đặt mối

quan tâm đến ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu... của tác phẩm. Ngôn ngữ, giọng
điệu của tác phẩm chính là thái độ đánh giá cuộc sống của tác giả thông qua cảm
xúc thẩm mĩ gửi gắm qua câu chữ. Nhiều khi ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu
trong tác phẩm văn chương lại có mối liên hệ khăng khít với nhau. Ta có thể
nhận ra giọng điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai, ung dung như những bước
chân đang thả bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu thơ “một mai, một cuốc, một
cần câu” trong bài thơ Nhàn. Ta có thể lắng nghe âm thanh “lao xao chợ cá”
của làng ngư phủ đang vang vọng lại trong tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh
ngày hè để thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân khi cảm nhận về cuộc sống.
Bám sát đặc trưng thi pháp của thơ Hán, Nôm Đường luật là giúp giáo viên
và học sinh nắm được những điều cơ bản nhất về nội dung và hình thức nghệ
thuật của tác phẩm thơ ca trung đại.
-

Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học
trung đại
Mỗi tác phẩm văn chương lại được ra đời vào những hoàn cảnh lịch sử cụ

thể, trong đó phải kể đến yếu tố văn bản gốc của nhà văn – người sáng tác và
hoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến việc ra đời của tác phẩm. Vì vậy trong
quá trình dạy tác phẩm thơ trung đại nói chung và thơ Nơm Đường luật nói
chung chúng ta phải có sự hiểu biết kĩ lưỡng về tác giả đã sáng tác bài thơ trong
hoàn cảnh nào, phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao. Bởi lẽ đời tư của tác
giả cũng góp một phần quan trọng để tạo nên cá tính sáng tạo hoặc ngơn ngữ
giọng điệu của nhà thơ.
Ví dụ khi tìm hiểu về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta phải biết
được hoàn cảnh sáng tác bài thơ này của tác giả là khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn cho
nên mọi hình ảnh, cảnh vật đều mang đậm những nét của cảnh làng q thơn dã
với cây hịe, cây lựu, ao sen, âm thanh của tiếng chợ quê quen thuộc... Và chính
điều này đã làm cho giọng điệu của bài thơ trở nên tươi vui, ấm áp mang tính

ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống của nhà thơ khi được sống hịa mình vào với thiên
nhiên và cuộc sống của nhưng con người nơi làng quê mộc mạc, giản dị.


Bên cạnh đó chúng ta cịn cần phải bám sát vào văn bản gốc của bài thơ vì
đây đều là những bài thơ được sáng tác, được viết bằng chữ Nơm mà thế hệ ngày
nay ít biết đến những loại văn tự này. Cũng ở bài thơ Cảnh ngày hè của
Nguyễn Trãi ta có thể thấy được nhiều từ, ngữ cổ mà nay rất ít dùng vì thế
người giáo viên phải bám sát vào văn bản gốc để giải thích, cắt nghĩa cho học
sinh. Ví dụ như từ “rồi” nghĩa là rỗi rãi, rảnh rỗi, nhàn hạ, từ “tiễn” mà văn bản
gốc là từ “tịn” nghĩa là sen dưới ao đã gần hết mùi hương để muốn nói tới mùa
hè đã sắp hết, từ “dắng dỏi” nghĩa là tiếng ve ngân lên nghe thánh thót, lúc trầm
lúc bổng như những bản đàn. Hoặc từ “dẽ có” mà văn bản gốc là “lẽ có” nghĩa
là lẽ ra nên có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợi
cuộc sống thái bình của nhân dân.
Như vậy việc bám sát văn bản gốc và thời đại, giai đoạn sáng tác đóng một
vai trị khá quan trọng trong q trình dạy học văn chương nhất là các tác
phẩm thơ, ca trung đại. Vì điều này sẽ hướng cho học sinh hiểu đúng, hiểu
sâu về tác phẩm.
-

Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành năng
lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng
Tìm hiểu, khám phá, phân tích các tác phẩm văn học trung đại khơng chỉ

đơn thuần là phân tích ngơn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngồi sự cảm thụ
và say mê cịn phải thực sự hiểu được những cái mới trong những tác phẩm để
củng cố thêm niềm say mê với văn học trung đại, trân trọng những sự sáng tạo
của cha ông ta. Những cái mới ở đây là mới về nội dung, ngôn từ của tác phẩm
so với những tác phẩm ra đời trước nó, cùng nó và sau nó, đó là những giá trị,

những khía cạnh cịn phù hợp với thời đại mới ngày nay.
Tác phẩm văn chương là sản phẩm lịch sử của thời đại, nhưng với tài năng
của mình, nhà văn có những sáng tạo vượt qua tầm thời đại của mình, thậm chí
có thể mang tới những dự báo cho tương lai. Muốn tìm ra cái mới cần phải dựa
trên những giá trị được xem là ổn định của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, thi lệu,
cảm hứng, phương thức... Ví dụ bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi một đề
tài khá mới mẻ, nổi bật trong thơ ca trung đại đương thời. Sự sáng tạo của bài


thơ là ở việc phá vỡ những quy định chặt chẽ của thơ Đường luật. Thông thường
với những bài thơ thất ngơn bát cú Đường luật có bố cục : đề , thực, luận, kết (2
– 2 – 2 – 2) nhưng Nguyễn Trãi đã phá luật tạo nên một bố cục mới 1 – 5 – 2.
Không những vậy ngơn ngữ thơ ơng khơng cầu kì, kiểu cách mà tồn là ngơn
ngữ thuần Việt bình dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người
dân nhưng được sử dụng khéo léo, tinh tế. Đặc biệt là việc chêm, xen một số câu
lục ngôn vào bài thơ làm cho thơ Nguyễn Trãi mang được cái tươi mới, độc đáo,
đặc sắc của thơ Nôm Đường luật. Thi liệu không phải là thi liệu của văn học
cổ, những điển cố, điển tích mà những cảnh vật sống động, mang đậm dấu ấn
làng q thơn dã mộc mạc. Vì vậy, người giáo viên vừa phải đảm bảo truyền đạt
những giá trị lịch sử đã ổn định mà nhà thơ phản ánh trong tác phẩm vừa phải
giúp học sinh nhận thức được những cái mới nhất, những giá trị xã hội thẩm
mĩ hiện đại trong tác phẩm, tức là cái mới cũng phải nằm trong sự so sánh đối
chiếu với những yếu tố tương tự trước và sau nó. Đối với tác phẩm muốn phân
tích, đánh giá đúng đắn nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phải vận dụng quan
điểm và phương pháp lịch sử “ Cần phải đặt mỗi tác phẩm cũ vào điều kiện
lịch sử của nó, nhận rõ quan hệ giữa tác phẩm và thời đại, như thế chúng ta
mới có thể hiểu được những giá trị cũ và tìm thấy trong đó những bài học
cho chúng ta ngày nay” [9, tr.17] để làm được điều này giáo viên phải có vốn
sống ở nhiều lĩnh vực, phải sống phong phú cuộc sống hiện tại và nhạy
cảm với cái mới.

Trong giảng dạy tác phẩm văn chương, so sánh là một biện pháp được dùng
khá phổ biến vì nó luôn mang hiệu quả bất ngờ. So sánh sẽ giúp học sinh mở
rộng, khắc sâu kiến thức văn học cho chính bản thân mình, đồng thời thấy được
những nét riêng, nét chung, sự kế thừa, phát triển đặc biệt là những dấu ấn sáng
tạo của từng tác giả trong tác phẩm. Thông qua so sánh sẽ giúp học sinh khắc
sâu ấn tượng về những hình tượng nổi bật trong tác phẩm.
Khi dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT cũng vậy, giáo viên
cũng cần sử dụng biện pháp so sánh để học sinh ấn tượng hơn với nội dung của
bài thơ, đồng thời giúp các em có cái nhìn tồn diện hơn về văn học trung đại


thời bấy giờ cũng như đặc điểm sáng tác văn chương của từng tác giả. Khi dạy
bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, giáo viên có thể so sánh với các bài thơ có
hình ảnh liên quan như:
“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá
Rừng tiếc chim về ngại phát cây”
( Mạn thuật bài 6)
Hay ở hai câu cuối Cảnh ngày hè có thể so sánh:
“ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền”
( Tự thán bài 4)
Hoặc những bài thơ cùng chủ đề trong thơ Lê Thánh Tông như: Vịnh cảnh mùa
hè, Lại vịnh nắng mùa hè... Các bài thơ này đều miêu tả cảnh mùa hè, hoặc hình
ảnh về cỏ cây hoa lá, cuộc sống ở thôn quê..., cảnh ở đây thường rất tươi đẹp
tràn đầy sức sống, làm cho giọng điệu bài thơ trở nên tươi vui, rạng rỡ, tình thì
sâu lắng, thiết tha. Giáo viên cũng có thể so sánh với hình ảnh “đầu tường lửa
lựu lập lịe đâm bơng” trong thơ Nguyễn Du để thấy được sự tài tình trong nghệ
thuật miêu tả cảnh vật của mỗi nhà thơ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm.
Khi dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên mở rộng, so sánh với các
bài thơ khác của ơng cùng đề tài hoặc có hình ảnh tương tự như khi nói về “dại, khơn”

nhà thơ đã từng viết:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại ấy hiền lành, ấy dại khơn
Hoặc khi nói về sự đua chen danh lợi nơi chốn quan trường đầy khắc nghiệt
ơng lại viết:
“Cịn tiền, cịn bạc, cịn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
Hay: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời”
Tóm lại việc so sánh, đối chiếu là một việc làm hết sức cần thiết khi giảng
dạy văn chương và đặc biệt là với văn học trung đại. Qua việc so sánh đối chiếu


làm cho học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hôn về tác phẩm, về tác giả và về cả hoàn
cảnh, thời đại mà tác giả sáng tác. Từ đó học sinh có cái nhìn tồn diện sâu sắc
về bài thơ và cũng có kĩ năng tìm hiểu, khai thác, so sánh đối chiếu với các tác
phẩm văn học khác.
-

Tạo khơng khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo ra được khơng khí tranh

luận, đối thoại sơi nổi giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân với nhau để vừa
kích thích sự hứng thú trong học tập lại vừa phát huy được tính chủ động sáng
tạo của học sinh. Hoạt động nhóm là một ví dụ: Nhóm được hiểu ở mức đơn
giản là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định, giải
quyết những vấn đề trong những thời gian xác định phụ thuộc vào số người,
nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên. Theo hướng đi này người học
được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chủ đạo, hướng
đạo. Người học sinh không bị động tiếp thu sự truyền giảng của thầy như trước

đây mà chủ động, tự giác, tích cực.
Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ
( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sau đó,
mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và phát
biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ. Mỗi nhóm phải trình bày
sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên tham gia
định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến thành
cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng thẳng. Những cuộc đối thoại như vậy có
tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự
đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận. Qua đối
thoại, học sinh rèn luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh
thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em.
Phạm vi: nhóm, tổ, lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức độ lớn
dần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ động thể
hiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ,

tiếp nhận với tư


cách chủ thể.
Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường
là đối thoại dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo. Ở đây,
học sinh đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thể
thẩm mĩ) về giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngơn ngữ, hình tượng nghệ
thuật, tính cách nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình
để xác lập mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệ
thuật của tác phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính bản thân mình. Trên cơ
sở đó, học sinh lại tiếp tục đối thoại với giáo

viên, với các học sinh khác để


được tiếp xúc với những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để được
nghe nhiều tiếng nói, giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào một
cuộc đối thoại lớn, nhiều chiều.
2.2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ
Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT
2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học trung
đại liên quan đến tác phẩm
Để học sinh hiểu thấu đáo, sâu sắc về các tác phẩm thơ Nơm Đường luật
trong chương trình người dạy cần từng bước hướng dẫn các em tìm hiểu về đặc
trưng của thi pháp thơ trung đại để học sinh nắm bắt được vấn đề và có sự chủ
động, sáng tạo trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm. Ở chương trình Ngữ văn
lớp 10 THPT chỉ có hai bài thơ tiêu biểu của hai nhà thơ cũng rất tiêu biểu của
nền văn học trung đại là Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Đây chỉ là hai bài thơ nhỏ trong một mảng thơ Nôm khá lớn của
hai nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại. Vì vậy nếu khơng tiếp cận với văn
học trung đại một cách khái quát thì dễ rơi vào tình trạng “Thầy bói xem voi”.
Khi dạy những bài thơ này, dù thời lượng hạn hẹp, chúng ta cũng không thể bỏ
qua việc giới thiệu một cách khái quát nhất về một số phương diện như thi pháp
văn học trung đại (giới thiệu một số nội dung liên quan như đề tài, bút pháp, thi
liệu, quan niệm về thiên nhiên,…). Với cách dạy từ hướng vận dụng thi pháp thì


việc giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về thi pháp thời đại chính
là chìa khóa để giải mã những bài thơ cụ thể sau này.
* Với bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có thể hướng dẫn học sinh tìm
hiểu một số đặc điểm thi pháp sau:
+ Đề tài: Đề tài về mùa hè là một trong những đề tài ít gặp trong thơ ca, nhất là
thơ ca trung đại. Vì thế chọn một bức tranh cảnh ngày hè đã cho thấy được nét
độc đáo trong tâm hồn và thơ ca của Nguyễn Trãi.

+ Thể thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được viết theo thể thơ Nôm thất ngôn
bát cú đường luật nhưng đã được phá cách độc đáo bằng việc chen thêm những
câu lục ngôn vào phần đầu và phần cuối của bài thơ. Với lối viết giản dị, dễ hiểu
ngôn ngữ mộc mạc của thể thơ thì bài thơ đã tạo được những nét độc đáo cho
thơ ca trung đại nói chung và thơ ca Nguyễn Trãi nói riêng. Điều này tạo cho
bài thơ mang được âm hưởng và tiếng nói rất riêng của người Việt.
+ Bút pháp: bài thơ cũng sử dụng những bút pháp quen thuộc của văn học trung
đại như tả cảnh ngụ tình, bút pháp điểm xuyết, tượng trưng với những nét chấm
phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật.
+ Thi liệu: thơ viết về mùa hè thường ít gặp trong văn học Trung đại Việt Nam.
Vì thế có thể nói bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi khá mới mẻ, hấp dẫn và
rực rỡ sắc màu. Cảnh ngày hè ở đây khơng vắng vẻ, đìu hiu, u buồn như một số
bài thơ trung đại khác mà ngược lại rất đẹp, rất tươi mới, sinh động.
+ Âm hưởng: âm hưởng chung của bài thơ là bức tranh ngày hè tươi mát, giàu
màu sắc, hình ảnh, đường nét, âm thanh, hình khối với khơng khí tươi vui rạng
rỡ, với vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân hòa cùng thiên nhiên tràn đầy sức sống và
cuộc sống sôi động, náo nhiệt của mọi người. Bài thơ mang một âm hưởng hoàn
toàn khác với nhiều tác phẩm của thơ ca trung đại.
Với bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm dấu ấn của thi pháp thơ trung đại
lại được thể hiện trên các bình diện sau:
+ Đề tài: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại thể hiện được một đề mang đậm
chất triết lí về lẽ sống nhàn tản của một số nhà thơ trung đại khi họ lánh đục
về trong để giữ mình, giữ khí tiết. Với họ cuộc sống nhàn tản khơng vướng


vịng danh lợi được sống hịa mình vào với thiên nhiên, đất trời trong cái thú
tự do, tự tại như những nhà hiền triết.
+ Thể thơ: Nhàn là một bài thơ Nôm được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú
Đường luật tuân thủ chặt chẽ theo bố cục đề, thực, luận, kết, bình đối của thơ ca
truyền thống. Tuy nhiên ở đây lại có những nét khác biệt độc đáo so với thơ

Đường luật thơng thường, đó là thơ Đường luật bốn câu đầu nghiêng về cảnh,
bốn câu sau nghiêng về tình thì ở Nhàn lại có sự đan xen giữa cảnh và tình
xuyên suốt bài thơ.
+ Thi liệu: thơ viết về cảnh vui thú điền viên, ung dung tự tại của các nhà Nho
về ở ẩn để lánh đời thốt tục, khơng vướng bụi trần, khơng màng danh lợi cũng
được khá nhiều nhà thơ trung đại lựa chọn để gửi gắm tâm tư, tình cảm, gửi
gắm những tâm sự của mình về nhân tình thế thái.
+ Âm hưởng: âm hưởng chung của bài thơ là âm hưởng của một cuộc sống tự
do, nhàn tản, thảnh thơi, thư thái, được sống với những gì mình có, những gì
mình thích, khơng phải vội vã, bon chen, khơng lo toan, tính tốn, lại được sống
hịa hợp với thiên nhiên, đất trời, cỏ cây hoa lá.
+ Ngôn ngữ: về ngôn ngữ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng giản dị,
mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ gần gũi với ngôn ngữ của cuộc sống đời thường.
2.2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội văn bản trên cơ sở thi pháp tác
giả.
Tác phẩm văn chương là sự sáng tạo của nhà văn vì thế ở mỗi tác giả lại
có những phong cách riêng, mỗi tác phẩm lại có những giọng điệu riêng nên
việc tìm hiểu, nghiên cứu về thi pháp phải đặc biệt lưu ý vấn đề này. Mỗi
một tác phẩm văn học dẫu thuộc cùng một thể loại nhất định cũng là một
sáng tạo mà nhà văn phải nung nấu cả đời. Nếu không chú ý đến việc khám
phá cái riêng của thi pháp tác giả, bức tranh văn học sẽ nghèo nàn, đơn
điệu cả về bố cục và màu sắc, dễ ra lị theo lối cơng nghiệp hàng loạt, triệt
tiêu phần cá nhân, tính sáng tạo của con người. Trong khi đó vận động của
dịng chảy văn học ngày càng khẳng định phẩm chất sáng tạo như một đặc
điểm sống cịn của người viết. Vì vậy dạy những bài thơ Nơm Đường luật
theo hướng vận dụng thi pháp thì đặc điểm thi pháp tác giả là hết sức cần


thiết không thể bỏ qua.
* Với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Thi pháp thơ Nguyễn Trãi

là những nét nghệ thuật sáng tạo đặc sắc mang dấu ấn riêng của tác giả vượt
ra ngoài những quy phạm của văn học trung đại. Trong bài thơ Cảnh ngày
hè nét đặc trưng thi pháp thơ Nguyễn Trãi được thể hiện ở những bình diện
sau:
+ Thi đề: Nguyễn Trãi đã phá vỡ tính ước lệ ngay từ thi đề của bài thơ Nếu
như thơ ca cổ chọn mùa xuân với mưa bay lất phất, mùa thu với lá vàng rơi,
tuyết phủ... thì ở đây Nguyễn trãi lại chọn cho mình bức tranh phong cảnh của
ngày hè oi ả, chói chang mà thơ ca trung đại ít khi đụng tới. Tuy nhiên ở Cảnh
ngày hè của Nguyễn Trãi ta lại bắt gặp một mùa hè dịu mát, rực rỡ sắc màu
với một không gian thoáng đãng, cởi mở tràn đầy sức sống của con người và
cảnh vật cùng âm thanh, ánh sáng, đường nét hết sức tươi đẹp, sinh động, hấp
dẫn. Và có lẽ từ sau Nguyễn Trãi đề tài mùa hè đã được quan tâm nhiều hơn
trong thơ ca trung đại, đặc biệt là trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê
Thánh Tông đã xuất hiện rất nhiều bài thơ về cảnh ngày hè như: Vịnh cảnh
mùa hè, Lại vịnh nắng mùa hè trong đó có nhiều hình ảnh về ngày hè rất gần
gũi với cuộc sống đời thường: “Nghi ngút tàn mây tán lửa che
Rùng người thay bấy gọi là hè”. Hay đó là những ngày hè oi ả, chói
chang
“Mai gầy liễu guộc, cỏ le te Biết
chạy làm sao khỏi nắng hè”
hoặc “Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi Ngày
nắng chang chang lưỡi chó lè”
Như vậy đề tài về ngày hè trước đó ít được quan tâm thì từ sau Cảnh
ngày hè của Nguyễn Trãi mùa hè đã trở thành một nguồn cảm hứng trong thơ
ca trung đại.
+ Thi hứng: Các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa,
như sơng Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương,... Nhưng
trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi tuyệt nhiên khơng thấy có các cảnh sắc
Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tưởng tượng theo lối ước lệ, có chăng



là giấc mơ Nghiêu, Thuấn thoảng qua trong cái niềm mong mỏi “Dân giàu đủ
khắp địi phương”để ln mong cho dân giàu, nước mạnh. Còn lại ở đây là những
cảnh quen thuộc, bình dị dân dã thường ngày của làng quê Việt Nam đã đem
đến nguồn cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi. Sở dĩ như vậy là vì gần suốt đời
mình, Nguyễn Trãi đã gắn bó với nhân dân, yêu nhân dân, yêu cuộc sống của
họ, ông lo trước nỗi lo của dân, đau nỗi đau của dân và cùng chia sẻ những
buồn vui với họ. Có lẽ vì điều đó mà những hình ảnh gần gũi, giản dị ở chốn
thôn quê như lảnh mùng tơi, bè rau muống, luống dọc mùng...` vẫn thường xuất
hiện trong thơ Nguyễn Trãi
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Trì thanh phát cỏ ương sen”
+ Thi liệu: Các nhà thơ xưa khi miêu tả cảnh sắc trong thơ ca của mình thường
chọn những thi liệu rất quen thuộc, mang tính cơng thức, ước lệ như tả cây ngơ
đồng, hoa cúc, lá vàng rơi, hay đó là cảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt... Và đặc
biệt là nói tới ngày hè các nhà thơ xưa thường nhắc tới tiếng cuốc kêu như:
“Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc”
hay “cuốc, cuốc, cuốc hằng khua mõ cuốc” (Lê Thánh Tông)
Ngay cả trong thơ Nguyễn Du sau này cũng là âm thanh quen thuộc của tiếng
cuốc gọi hè: “Dưới trăng quyên đã gọi hè”
Nhưng trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi nhà thơ đã tránh được
những cơng thức ước lệ đó, mặc dù cảnh ở đây vẫn là cỏ cây, hoa lá, tiếng ve...
nhưng thi liệu quen thuộc ấy lại có ngay trong cuộc sống nơi thôn dã của làng
quê Việt Nam. Nói chung các hình ảnh thơ ở đây đều được hiện lên với đặc
điểm chung là rất sinh động, cụ thể, gần gũi của vùng thôn quê Việt Nam. Điểm
mới, độc đáo ở đây là vẫn có “cảnh cũ” “người xưa” nhưng hồn thơ thì đã
vượt ra khỏi sự khuôn sáo của thi tứ cổ điển.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: Phá vỡ tính ước lệ, tính quy phạm trong thơ ca trung
đại nói chung và trong thơ Nơm Nguyễn Trãi nói riêng và trong đó Cảnh
ngày hè là một nét tiêu biểu, nổi bật của thơ Nguyễn Trãi. Nghệ thuật sử

dụng ngôn ngữ thuần Việt của tác giả đã đạt đến sự tinh tế, phá cách độc đáo,
mạnh mẽ. Bài thơ dùng rất ít các điển cố, điển tích của thơ ca cổ mà chủ yếu


dùng hình ảnh, ngơn ngữ của cuộc sống đời thường. Thấy rất rõ là trong bài
thơ này, Nguyễn Trãi đã sử dụng chủ yếu những từ thuần Việt trong sáng,
gần gũi, dể hiểu, giàu sức gợi: hóng mát, đùn đùn, tán rợp giương, phun thức
đỏ, tiễn mùi hương.....
Ở đây tác giả đã huy động đến mọi giác quan để miêu tả cảm nhận về bức
tranh ngày hè, từ phong thái ung dung thư thái, thảnh thơi để hóng mát trong
ngày trường đến cảnh vật được quan sát một cách tinh tế, giàu cảm xúc; đó là
những cây hịe đang giương tán lá sum xuê xanh tốt trong những ngày hè để tỏa
bóng mát cho đời. Hình ảnh cây hịe một loại cây rất gần gũi với cuộc sống đời
thường, đây cũng được coi là loài cát mộc (cây mang lại niềm vui) nên hầu hết
được đều được trồng trong các gia đình ở nơng thơn, cây hịe cũng đã đi vào nhiều
áng thơ ca trung đại:
“ Hồng bay lựu, màn vây liễu,
Hương nức sen, bóng rợp hịe ”
(Hồng Đức quốc âm thi tập – Lê Thánh Tông) Hay
trong thơ Nguyễn Du: “Thừa gia chẳng hết nàng Vân,
Một cây cù mộc một sân quế hòe ”
Trong văn học Trung Hoa cũng có nhắc tới hình ảnh của cây hịe:
“Xn sang hoa nở thiếp về
Chàng ơi đến gốc cây hòe nhận con”.
Còn ở đây cây hòe trong thơ Nguyễn Trãi đang độ sinh sơi, nảy nở một cách
mãnh liệt đến mức “Hịe lục đùn đùn tán rợp giương” tất cả như đang đùn ra,
tuôn ra, chảy ra, giương ra một màu xanh của tán lá. Theo thuật phong thủy của
phương Đơng thì những nơi cây cối tốt tươi, giàu sức sống thì nơi đó sinh khí
hội tụ, vượng khí dồi dào, rất tốt cho tinh thần, sức khỏe của con người.
Bức tranh phong cảnh ngày hè cịn phải kể đến là hình ảnh của cây lựu

đang trổ hoa đỏ thắm trước hiên nhà, đó là những bơng sen đang dìu dịu ngát
hương dưới ao, đó cịn là âm thanh dắng dỏi của tiếng cầm ve đang báo hiệu
hè về hòa cùng âm thanh lao xao của chợ cá từ làng ngư phủ đó đây vang
vọng lại. Tất cả góp phần tạo nên bức tranh ngày hè sôi động, rộn rã, tươi vui.


Ngơn ngữ nghệ thuật cịn phải kể đến việc dùng từ táo bạo, đặc sắc của
tác giả, trong bài thơ nhà thơ đã dùng một loạt các động từ mạnh để diễn tả
sức sống tràn trề của cảnh vật đó là những từ giương, phun, tiễn... cho thấy
sức sống như đang cựa quậy, phun trào từ bên trong của cảnh vật. Đặc biệt
động từ phun trong câu thơ Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ cho thấy hình
ảnh những bơng hoa lựu đang phun ra, tuôn ra một màu đỏ rực rỡ điểm lên
cái nền xanh của cây lá cũng là để diễn tả sức sống đang trỗi dậy mãnh liệt
trong những ngày hè. Câu thơ để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng
người đọc để hơn ba trăm năm sau Nguyễn Du cũng có cách diễn tả khá đặc
sắc, độc đáo về hình ảnh hoa lựu trong Truyện Kiều
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng”.
Tuy nhiên ở mỗi nhà thơ lại có nhưng điểm riêng, độc đáo khác nhau. Câu
thơ của Nguyễn Trãi thiên về diễn tả sức sống đang tuôn trào, trỗi dậy thì
Nguyễn Du lại chủ yếu đi vào nghệ thuật tạo hình đặc sắc với ánh lửa lựu
đang lập lịe như những đốm sáng trước hiên nhà.
Ngơn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi còn ở khả năng sử dụng

từ láy

tài tình, độc đáo. Trong bài thơ ta thấy Nguyễn Trãi đã lắng nghe để cảm
nhận được những âm thanh lao xao của chợ cá làng ngư phủ đang rộn ràng
náo nhiệt từ ngoài xa vọng lại, nhà thơ cũng cảm nhận được những âm thanh
dắng dỏi của tiếng đàn ve đang ngân lên thành khúc nhạc rộn rã để chào đón

mùa hè. Tiếng ve dắng dỏi cũng đã có lần vang lên vào những ngày hè trong
thơ Lê Thánh Tông:
“Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc
Cành kia dắng dỏi gảy cầm ve”
Ngơn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi cịn phải kể đến việc nhà thơ đã chêm,
xen những câu thơ lục ngôn đầy sáng tạo vào trong những bài thơ thất ngôn
để tạo ra âm hưởng mới cho thơ Việt. Và có lẽ việc xen những câu thơ lục
ngơn vào thơ thất ngôn đã đánh dấu một bước tiến mới trong thơ Nôm Đường


luật của người Việt, nó khơng chỉ đơn thuần là phá vỡ tính quy phạm chặt chẽ
về niêm, luật của thơ Đường luật mà còn tạo ra những âm hưởng riêng, cách
ngắt nhịp riêng. Ví dụ như câu thơ Rồi hóng mát thuở ngày trường chúng ta
thấy cách ngắt nhịp ở đây là 1/2/3 rất khác biệt với thơ ca truyền thống. Hoặc
câu kết lục ngơn một hình thức khá phổ biến trong thơ Nguyễn Trãi cũng
được thể hiện trong bài thơ này Dân giàu đủ khắp đòi phương mang đến cho
câu thơ, bài thơ một âm hưởng ngân vang, khắc khoải về nỗi mong muốn cho
nhân dân được sống trong bình n, ấm no, hạnh phúc.
+ Khơng gian nghệ thuật: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được đón nhận từ
một khơng gian thống đãng, nhưng giản dị gần gũi ở chốn thôn quê dân dã,
với cặp mắt mắt tinh tế, nhạy cảm nhà thơ đã chớp được cái hồn của tạo vật
để vẽ lên một bức tranh ngày hè mang đậm đà sắc màu của làng quê Việt
Nam, góp thêm cho thơ ca Việt Nam một bức tranh phong cảnh ngày hè giản
dị, đơn sơ nhưng mang đậm tâm hồn Việt.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Bài thơ mở ra không gian nghệ thuật đầy thi vị, ngập tràn khơng khí
của làng cảnh Việt Nam. Đó là khơng gian của cỏ cây, hoa lá, không gian sinh
hoạt của những con người thơn q. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của thi nhân
trong dáng nhàn tản, thảnh thơi dạo chơi hóng mát ngắm nhìn cảnh vật, khơng
gian ấy rất hợp Nguyễn Trãi khi về ở ẩn được sống hòa mình vào thiên nhiên,
đất trời.
Vì thế mà khơng gian ngày hè được cảm nhận bằng ấn tượng đầu tiên


×